Bạn đang xem bài viết Những Con Số Giật Mình Về Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
NHÌN RA THẾ GIỚI…
Theo số liệu của Quỹ Dân số Liên hợp quốc (UNFPA), hiện có khoảng hơn 500 triệu trẻ em gái đang sinh sống tại các nước đang phát triển. Trong số đó có hàng triệu trẻ em gái phải lập gia đình khi còn nhỏ tuổi; phải mang thai và sinh con khi các em chưa thực sự trưởng thành về mặt thể chất, tình cảm và chưa đủ trưởng thành về mặt xã hội để sẵn sàng làm mẹ. Cụ thể, trên toàn cầu, cứ 3 nữ thanh niên trong độ tuổi từ 20-24 thì có 1 người (tương đương với khoảng 70 triệu người) kết hôn trước lần sinh nhật thứ 18. Nếu xu hướng hiện nay không được cải thiện, trong vòng một thập kỷ tới sẽ có 142 triệu trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18 (tính tới thời điểm năm 2020). Điều này có nghĩa là mỗi năm sẽ có 14,2 triệu trẻ em gái, hay mỗi ngày sẽ có 39 ngàn trẻ em gái kết hôn trước khi bước sang tuổi 18.
Bên cạnh đó, hàng năm có khoảng 16 triệu em gái tuổi từ 15-19 sinh con và cứ 10 trẻ vị thành niên (VTN) thuộc nhóm này thì có 9 VTN đã lập gia đình. Khu vực châu Phi thuộc tiểu vùng Sa mạc Shahara là nơi có có tỷ lệ sinh ở tuổi VTN cao nhất với 120 trẻ/1.000 trẻ VTN trong độ tuổi từ 13-19. Ở khu vực châu Mỹ La tinh và vùng Caribbean, tỷ lệ sinh con ở tuổi VTN vẫn ở mức cao và chỉ mới bắt đầu giảm gần đây. Tương tự, số lượng bà mẹ sinh con ở tuổi VTN tại các nước ở khu vực Đông Nam Á hiện vẫn rất cao.
Đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) tỷ lệ thương tật và tử vong do nạo thai không an toàn ở trẻ em gái VTN và nữ thanh niên trẻ cao; ước tính năm 2008 số ca phá thai không an toàn ở vị thành niên trong độ tuổi từ 15-19 tại các nước đang phát triển là khoảng 3 triệu ca; thai chết lưu và tử vong sơ sinh chiếm hơn 50% các ca sinh của các bà mẹ dưới 20 tuổi so với những bà mẹ từ 20-29 tuổi…
… VÀ VIỆT NAM
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em-Bộ Y tế, trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 ngàn ca phá thai ở độ tuổi 15-19 được báo cáo chính thức, trong đó 60-70% là học sinh, sinh viên. Còn theo Tổng cục Dân số-KHHGĐ, mặc dù tỷ lệ phá thai ở Việt Nam trong 10 năm trở lại đây giảm, nhưng tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN, thanh niên lại có dấu hiệu gia tăng – chiếm hơn 20% các trường hợp phá thai. Cụ thể, báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc SKSS TP Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó 2,4% là VTN… Điều đáng lưu ý, đây mới chỉ là thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ các bệnh viện tư, phòng khám tư thì chưa thống kê được…
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kiến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác vẫn còn rất hạn chế – chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
KHUYẾN NGHỊ CỦA TỔNG CỤC DÂN SỐ
Không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mang thai ở tuổi VTN làm mất đi tiềm năng ở các em, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất hoặc hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống hay khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo… Do đó, Vụ Truyền thông & Giáo dục,Tổng cục Dân số xin khuyến nghị :
Chúng ta cần thực hiện đầu tư sớm một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái VTN, đồng thời bảo vệ các quyền con người cho các em. Việc này sẽ tạo ra vô số các tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN – một tình trạng có thể dẫn tới nhiều nguy hiểm cho các em.
Thực hiện chương trình giáo dục giới tính toàn diện kết hợp với cung cấp dịch vụ SKSS và dịch vụ phòng chống HIV cho VTN. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này được cung cấp tới VTN một cách tế nhị, đảm bảo bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử, không hạn chế về mặt pháp lý và phù hợp với các quy định quốc tế.
Ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bảo rằng các em gái được đi học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học. Giải quyết các nguyên nhân cơ bản khiến hiện tượng kết hôn sớm vẫn còn tồn tại, xác định các biện pháp thay thế và tạo cơ hội cho các em gái có nguy cơ cao, đồng thời phối hợp chặt chẽ với cộng đồng nhằm tạo sự hỗ trợ cho những động thái này.
Ủng hộ việc thực hiện các chương trình mang lại nhiều tác động tích cực trong đó xác định được các đối tượng và xây dựng giá trị của nhóm trẻ em gái VTN có nguy cơ phải kết hôn sớm và có thai ngoài ý muốn. Tạo ra các chương trình có mô hình không gian an toàn cho các em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn, đồng thời đây là nơi thực hiện nội dung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, nơi học tập, chăm sóc sức khỏe em và là nơi các em có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. /.
Mang thai ở tuổi vị thành niên là một vấn đề cần giải quyết trong quá trình phát triển. Năm nay, 2019 TW Hội LHPN Việt Nam đã phát động là năm “An toàn cho phụ nữ và trẻ em”. Và vì vậy, chương trình phối hợp để đẩy mạnh hơn nữa công tác truyền thông, giáo dục Dân số và Phát triển nói chung cũng như giáo dục giới tính, chăm sóc sức khỏe sinh và sức khỏe tình dục cho VTN/TN nói riêng giữa Tổng cục Dân số, Bộ Y tế với Bộ Lao động-Thương bình và Xã hội cùng với Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh là một Chương trình hết sức cần thiết. Với tinh thần đó, chúng ta cần đầu tư nhiều hơn vào trẻ em gái vì lợi ích của chính các em. Các em gái được học hành và khỏe mạnh sẽ có nhiều cơ hội để phát huy hết tiềm năng của mình, đồng thời sẽ có nhiều cơ hội để nhận các quyền mà mình được hưởng. Các em cũng có thể sẽ kết hôn muộn hơn, trì hoãn việc sinh con ở tuổi muộn hơn, sinh ra những đứa trẻ khỏe mạnh hơn và có khả năng có thu nhập cao hơn. Các em có thể tự giúp mình và gia đình của mình thoát khỏi đói nghèo. Các em sẽ chính là động lực tạo ra những sự thay đổi cho cộng đồng và cho các thế hệ tương lai./.
Bs Mai Xuân Phương- Phó vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục, Tổng cục Dân số – KHHGĐ
Cảnh Báo Tình Trạng Sinh Con Ở Tuổi Vị Thành Niên
Hiện nay trẻ vị thành niên (VTN) sinh con có xu hướng ngày càng tăng. Đây là vấn nạn đang được xã hội quan tâm, bởi hậu quả của tình trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống tương lai của trẻ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng dân số và xã hội.
Làm mẹ ở tuổi học sinh
Trong khi bạn bè đều cắp sách đến trường thì em H.L.A. (15 tuổi, ngụ phường Tân Mai, TP. Biên Hòa) phải nghỉ học giữa chừng để ổn định tâm lý, sức khỏe để sinh con. Cuộc sống của A. trở nên bế tắc, phần vì bạn trai biến mất, phần vì không biết làm gì để nuôi con.
A. cho biết, em quen người đàn ông hơn mình 16 tuổi trên mạng xã hội được khoảng 4 tháng. Qua mấy lần nói chuyện, hai người hẹn hò gặp nhau tại nhà của A., và những lần gặp nhau đó, 2 người đã gần gũi, thân mật với nhau. Hậu quả sau đó là A. có thai mà không hề hay biết. Đến khi mẹ của A. về thăm con, thấy con có những biểu hiện khác thường, bụng nhô to nên đưa em đi khám thì phát hiện em đã mang thai 28 tuần.
Khi biết A. có bầu và sinh con, bạn trai của A. đã bỏ trốn. Bên cạnh việc ổn định sức khỏe sau khi sinh mổ, A. phải điều trị thêm bệnh sùi mào gà do lây từ chính người bạn trai của mình. Làm mẹ khi tuổi còn quá nhỏ, lại không có kiến thức về chăm sóc con nên mọi công việc từ thay tã, uống sữa… đều do mẹ của A. làm thay.
“Khi đưa con đi khám, bác sĩ nói thai đã 28 tuần rồi. Tôi thật sự không thể ngờ, chỉ biết ôm con khóc. Lỗi một phần cũng do tôi” – bà T., mẹ A. nghẹn ngào nói.
Theo bà T., hai vợ chồng bà đã ly hôn, A. ở cùng với bố, còn bà đi thêm bước nữa. Do A. không có điện thoại nên bà không thể điện thoại tâm sự thường xuyên với con mà thi thoảng mới tranh thủ đến thăm đôi lần, không ngờ lần thăm gần đây thì mọi chuyện đã đi quá xa.
Lau giọt nước mắt trên má, bà T., bộc bạch: “Giờ tôi chỉ biết động viên, an ủi để giúp cháu ổn định sức khỏe, vượt qua giai đoạn khó khăn này. Trước mắt, tôi sẽ đưa 2 mẹ con cháu về bên gia đình tôi ở để chăm sóc, sau đó sẽ lên trường xin bảo lưu kết quả học tập cho cháu. Chờ đến khi cháu thật sự ổn định sẽ cho cháu tiếp tục trở lại trường”.
Nữ hộ sinh khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai tư vấn cho 1 trẻ VTN trước khi sinh con.
Nữ hộ sinh trưởng trại hậu sản thuộc khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai Trần Thủy Tiên cho biết, khi tiếp nhận chăm sóc những “bà mẹ trẻ” như thế này cảm thấy thương cho các em. Bởi các em đang tuổi ăn, tuổi học đã phải làm mẹ. Trong quá trình tiếp xúc, trò chuyện các em thường thu hẹp bản thân lại. Đáng thương hơn cho những em đến từ các cơ sở Mái ấm không có người thân bên cạnh, nếu không có bạn bè trong mái ấm chăm sóc thì các em phải tự học cách tự chăm sóc bản thân lẫn đứa con thơ.
“Phần lớn các trường hợp vào đây sinh con đều được sự đồng ý và chăm sóc của 2 bên gia đình, chỉ chờ đến ngày cả 2 đủ tuổi sẽ kết hôn. Đây là nguồn động viên, an ủi để các “bà mẹ trẻ” vượt qua. Tuy nhiên, việc làm mẹ quá sớm sẽ gây gây nhiều thiệt thòi cho trẻ VTN và sẽ gây ra nhiều hậu quả về sau” – nữ hộ sinh Tiên chia sẻ.
Theo thống kê từ khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai, trong năm 2019 có 333 ca trẻ VTN đến sinh/tổng số 11.535 ca sinh, chiếm 3%. Riêng từ đầu năm 2020 đến hết tháng 4, có 3.640 ca sinh, trong đó có 48 ca VTN, chiếm 1,3%.
Hậu quả nặng nề
Cơ thể trẻ ở tuổi VTN chưa phát triển đầy đủ, khi sinh con ở độ tuổi này sẽ đối diện với nhiều nguy cơ về tâm lý cũng như sức khỏe.
Bác sĩ Phương Anh cho hay, việc mang thai và sinh con ở tuổi VTN để lại hậu quả rất nghiêm trọng và kéo dài. Do khi mang thai cơ thể trẻ chưa phát triển đầy đủ gây chèn ép cho bé, người mẹ trẻ có tâm lý sợ hãi và dễ xảy ra tình trạng sinh non, thai lưu và hội chứng thần kinh như tự kỷ, trầm cảm… Còn đứa bé do trẻ VTN sinh ra bị nhẹ cân và có nguy cơ tự kỷ cao hơn so với những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ đã trưởng thành. Bên cạnh đó, việc chăm sóc và nuôi dạy đứa bé không được đảm bảo, bởi người mẹ quá trẻ, chưa có kiến thức, kỹ năng và kinh tế. Việc học hành của các bà mẹ trẻ bị gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến tương lai sau này.
“Mang thai và sinh con ở tuổi VTN là một tổn thương quá lớn chứ không phải là thiên chức làm mẹ nữa. Bởi cơ thể của trẻ phát triển chưa đầy đủ về thể chất và tinh thần mà phải làm mẹ khi tuổi đời còn quá trẻ” – bác sĩ Phương Anh nói.
Còn chúng tôi Nguyễn Mạnh Hoan, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện ĐK Đồng Nai cho hay, việc sinh con ở tuổi VTN để lại rất nhiều hệ lụy về sau cho trẻ. Vì trong quá trình quan hệ tình dục không an toàn sẽ dẫn đến mắc nhiều căn bệnh như: giang mai, sùi mào gà, HIV, viêm gan B, nhiễm HPV có nguy cơ gây ra ung thư cổ tử cung, nhiễm vi rút gây vô sinh. Điển hình như trường hợp của trẻ VTN H.L.A., do không có sự hiểu biết và quan hệ tình dục không an toàn dẫn đến lây bệnh sùi mào gà từ bạn trai.
Giáo dục giới tính cho trẻ cần sự quan tâm từ gia đình
Hiện nay, xu hướng yêu và quan hệ tình dục ở lứa tuổi VTN quá sớm, trong khi các kiến thức về sức khỏe sinh sản còn hạn chế dẫn tới việc mang thai, nạo phá thai và sinh con…
Theo bác sĩ Hoan, nguyên nhân chung của tình trạng này là do sự thiếu hiểu biết về kiến thức sức khỏe sinh sản, quan hệ tình dục quá sớm, trong khi thiếu sự quan tâm từ bố mẹ. Do đó, để hạn chế tình trạng mang thai ở tuổi VTN điều quan trọng là cần sự chia sẻ từ gia đình các bé. Bố mẹ không nên né tránh hay chờ khi con trưởng thành, có bạn trai mới nói mà nên tâm sự cùng trẻ khi trẻ còn nhỏ.
Chẳng hạn, nếu trẻ nhỏ thì chia sẻ cho trẻ cách phát hiện lạm dụng tình dục, trẻ lớn hơn nói về những hậu quả của việc quan hệ tình dục quá sớm… “Phần lớn phụ huynh có quan niệm sợ chia sẻ với con quá sớm như kiểu “vẽ đường cho hươu chạy” nhưng thật ra “hươu” đã chạy từ lâu rồi mà phụ huynh không biết. Để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, các phụ huynh nên mạnh dạn tâm sự với trẻ càng sớm càng tốt” – chúng tôi Hoan nói.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Phương Anh, Trưởng khoa Sức khỏe sinh sản, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, trong năm 2019 toàn tỉnh có 2.145 trẻ VTN sinh con. 3 tháng đầu năm 2020, có 378 trẻ VTN sinh con. Tình trạng mang thai, nạo phá thai và sinh con ở trẻ tuổi VTN Việt Nam đứng hàng đầu khu vực Đông Nam Á và đứng thứ 5 thế giới.
Sao Mai
Hậu Quả Của Việc Làm Mẹ Ở Tuổi Vị Thành Niên
Ảnh; Inmagine
Mang thai sớm là hậu quả của sự thiếu hiểu biết sức khoẻ sinh sản vị thành niên và một số yếu tố tác động khác. Nó ảnh hưởng đến bản thân trẻ vị thành niên, gia đình và cả xã hội.
1. Nguy cơ về sức khoẻ khi phụ nữ mang thai sớm
Tuổi có thai của người phụ nữ sẽ ảnh hưởng đến thai nghén cũng như sức khoẻ của bà mẹ. Người mẹ tuổi càng trẻ, hậu quả về thể chất càng nghiêm trọng vì cơ thể lúc này chưa đến độ hoàn thiện và ổn định. Hơn nữa, các em chưa có những kiến thức để bảo vệ nên có thể sẽ thụ thai, sinh nở hoặc phá thai. Ở những nước đang phát triển, những tai biến trong thai nghén và sinh đẻ (tỷ lệ nhiễm độc thai nghén cao và khi sinh tỷ lệ phải can thiệp cao, kể cả phá thai) là những nguyên nhân đầu tiên dẫn đến tử vong bà mẹ ở tuổi từ 15 đến 19.
– Đối với phụ nữ có thai trước tuổi 15, tỷ lệ tử vong của bà mẹ còn cao hơn (nói chung là 60%). Người mẹ dưới 15 tuổi chết do nhiễm độc thai nghén cao hơn 3,5 lần; tử vong của con các bà mẹ dưới 15 tuổi cao hơn 2,4 lần so với con của những bà mẹ ở tuổi 20.
– Con của các bà mẹ tuổi vị thành niên hầu hết là đẻ non, nhẹ cân và có thể bị tử vong khi sinh ra hoặc trong một vài năm đầu của cuộc đời. Trẻ có thể bị dị tật bẩm sinh, ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của chúng sau này.
– Ngoài ra, trẻ em gái vị thành niên mang thai, khung chậu còn chưa phát triển để đạt được kích thước trưởng thành, nên sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình chuyển dạ và sinh đẻ.
Khi có thai, các cô gái vị thành niên thường xấu hổ, lúng túng, sợ tai tiếng, không dám thổ lộ cùng người thân, không dám đến cơ sở y tế để tư vấn, nên cố tìm cách che dấu tình trạng có thai càng lâu càng tốt bằng mọi cách có thể nghĩ ra dẫn đến nhiều hậu quả thương tâm cho con cái và cha mẹ. Nhiều trường hợp do áp lực của gia đình và dư luận xã hội nên dẫn đến cưới xin bắt buộc hoặc phá thai bất hợp pháp ở nơi không đảm bảo an toàn (bà đỡ vườn, cơ sở y tế tư nhân không có giấy phép hành nghề sản phụ khoa) hoặc phá thai muộn.
Hầu hết các cô gái mang thai sớm đều phải bỏ học, phải xa cách bạn bè, thầy cô giáo, cơ may tìm kiếm được việc làm của các em đó sẽ ít hơn và phải phụ thuộc vào những người khác để sống và nuôi con. Người mẹ trẻ cảm thấy mình bị cô lập, tương lai của mình bị bán rẻ, mất giá trị trong con mắt của mọi người, làm tăng thêm cảm giác thất bại lạc lõng. Một số em đã vì những mặc cảm đó mà dẫn đến những hành động đáng tiếc như tự vẫn, bỏ nhà đi làm gái bán dâm hoặc trở thành kẻ giết người (giết đứa con do mình đẻ ra, trả thù người tình).
Nếu có tiến hành hôn nhân thì cả người con trai và người con gái phải chấp nhận, nhưng sự kết hợp ràng buộc đó rồi cũng sẽ nhanh chóng kết thúc bằng sự tan vỡ. Đứa con của những cặp vợ chồng này sẽ phải chịu đựng quá nhiều thiệt thòi và bà mẹ không có khả năng chăm sóc, thậm chí còn ghét bỏ nó và còn bị dư luận xã hội coi trẻ là bất hợp pháp.
Ngoài ra, nữ vị thành niên mang thai sớm, sẽ làm tăng tốc độ phát triển dân số, Nhà nước phải chi trả trực tiếp trợ cấp về y tế, xã hội để giải quyết khó khăn cho mẹ và con. Xã hội còn phải chi trả gián tiếp những hậu quả do học vấn kém và các sản phẩm kém hiệu quả của những người lao động không lành nghề làm ra.
Có thể nói việc làm cha, làm mẹ ở tuổi vị thành niên thật không đáng mong muốn vì nó sẽ gây ra những hậu quả không thể lường trước được cho bản thân các em, con của họ cũng như gia đình và xã hội.
BS Nguyễn Võ Kỳ Anh – Trường Đại học Y Hà Nội (VTV.vn)
Triển Khai Các Giải Pháp Phòng Tránh Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên
Theo thống kê của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), trung bình mỗi năm cả nước có khoảng 300 đến 400 nghìn ca phá thai ở độ tuổi 15-49 được báo cáo chính thức, trong đó học sinh, sinh viên chiểm tỷ lệ khá lớn. Còn theo Tổng cục Dân số và KHHGĐ, tỷ lệ nạo phá thai ở trẻ VTN/TN còn cao; tình trạng phá thai lặp lại ở lứa tuổi này còn khá phổ biến; tỷ lệ vô sinh, nhất là vô sinh thứ phát đang có chiều hướng gia tăng. Ông Đinh Huy Dương, Vụ trưởng Vụ truyền thông & Giáo dục, Tổng cục Dân số và KHHGĐ cho biết: “Hiện chưa có điều tra nào về nạo phá thai ở tuổi VTN/TN trên quy mô cả nước để biết con số thực tế, nhưng thông tin chúng tôi nắm được ở các cơ sở y tế là rất đáng quan ngại”.
Đẩy mạnh tuyên truyền kiến thức pháp luật và phòng chống xâm hại tình dục cho học sinh.
Báo cáo của Bệnh viện Phụ sản Trung ương tại một cuộc hội thảo được tổ chức mới đây cho thấy, thực trạng phá thai to ở VTN chiếm tỷ lệ khá cao, hơn 10% trong tổng số ca phá thai; các trường hợp phá thai to trên gặp nhiều nhất ở đối tượng học sinh, sinh viên. Còn theo báo cáo của Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản TP Hồ Chí Minh năm 2017, cứ 100 trường hợp trẻ sinh ra sống lại có 73 trường hợp phá thai, trong đó có 2,4% là VTN…Đây là con số thống kê từ các bệnh viện khu vực nhà nước, còn số liệu từ phòng khám tư, bệnh viện tư thì chưa thống kê được…
Mang thai ở lứa tuổi vị thanh niên không chỉ đơn thuần là một vấn đề về sức khỏe, mà còn làm mất đi tiềm năng ở các em gái, rút ngắn cơ hội học hành, đánh mất và hạn chế sự lựa chọn của các em trong cuộc sống, khiến những bà mẹ trẻ và cộng đồng nơi họ sinh sống chìm trong cảnh đói nghèo. Đây là cảnh báo của Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA. Theo UNFPA, đáng lưu tâm là các biến chứng khi mang thai và khi sinh tiếp tục là những nguyên nhân hàng đầu gây ra tử vong mẹ cho các em gái tuổi từ 15-19 ở các nước có thu nhập thấp và thu nhập trung bình. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi phút có 38 ca phá thai không an toàn trên thế giới, cứ 8 phút lại có 1 ca chết mẹ do phá thai không an toàn. Hằng năm, có khoảng 80 triệu ca có thai ngoài ý muốn, trong đó 42 triệu ca kết thúc bằng phá thai; 20-22 triệu ca phá thai không an toàn, có tới 68.000 ca tử vong mẹ do phá thai không an toàn (chiếm 13%).
Giải pháp nào để phòng ngừa
Phá thai không an toàn là nguyên nhân chính dẫn đến vô sinh thứ phát. Không chỉ yêu và quan hệ tình dục sớm, một số em gái còn là nạn nhân của tình trạng xâm hại tình dục, khi gia đình phát hiện thai đã to, lại sợ điều tiếng, phải đưa đến cơ sở y tế tư nhân để phá thai.
Theo ông Đinh Huy Dương, lứa tuổi vị thành niên, sinh viên có thai ngoài ý muốn, chắc chắn nhiều em nghĩ đến phá thai. Các em rất ngại ra cơ sở y tế công mà thường ra cơ sở y tế tư nhân, nhiều nơi điều kiện cung cấp các dịch vụ phá thai không đảm bảo an toàn; kỹ thuật, tay nghề cán bộ y tế kém, dẫn đến tai biến và vô sinh. “Chúng tôi nhận rõ đây là vấn đề hết sức quan ngại, phải đẩy mạnh tuyên truyền để người sử dụng dịch vụ phải đến cơ sở y tế công, hoặc những cơ sở y tế được Bộ Y tế cho phép cung cấp dịch vụ phá thai. Đồng thời Bộ Y tế cần tăng cường thanh tra, kiểm tra đối với những cơ sở y tế cung cấp dịch vụ phá thai không đảm bảo, không được đăng ký” – ông Đinh Huy Dương kiến nghị.
Một mô hình chăm sóc sức khỏe sinh sản cho thanh thiếu niên.
Các kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, độ tuổi quan hệ tình dục lần đầu ở VTN Việt Nam ngày càng sớm. Tuy nhiên, kến thức của VTN về phòng tránh thai, HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác của các em vẫn còn rất hạn chế, chỉ có khoảng 20,7% sử dụng biện pháp tránh thai trong lần quan hệ tình dục đầu tiên. Ông Đinh Huy Dương còn cho biết thêm, có nhiều VTN/TN nhận thức phòng tránh thai kém, tiếp cận các dịch vụ không đầy đủ, biết nhưng vẫn còn e ngại không ra nơi bán thuốc mua, dẫn tới mang thai ngoài ý muốn. Nhiều em có nhận thức hết sức sai lầm, sau khi quan hệ lại mua thuốc tránh thai khẩn cấp về uống mà lầm tưởng đó là biện pháp kế hoạch hóa gia đình. “Đây là điều rất nguy hiểm, nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của các em. Đặc biệt, trên thị trường bán rất nhiều loại thuốc phá thai, qua tìm hiểu của chúng tôi, có em sau khi có thai đã mua thuốc phá thai về uống, cực kỳ nguy hiểm khi tai biến xảy ra bất cứ lúc nào. Vì vậy, nhiệm vụ trước mắt của cán bộ truyền thông và dân số là phải tuyên truyền cho các bạn trẻ để tự bảo vệ mình”- ông Dương cho biết.
Theo Vụ Truyền thông & Giáo dục, Tổng cục Dân số KHHGĐ, để làm giảm tình trạng mang thai sớm trong lứa tuổi VTN, Nhà nước cần đầu tư sớm một cách có chiến lược vào giáo dục, chăm sóc sức khỏe và cuộc sống của trẻ em gái, đồng thời bảo vệ quyền con người cho các em. Việc này sẽ tạo ra vô số các tác động tích cực tới cuộc sống của các em, giúp làm giảm tình trạng mang thai ngoài ý muốn ở tuổi VTN.
Thực hiện chương trình giáo dục giới tính toán diện kết hợp với cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản và dịch vụ phòng chống HIV cho VTN. Cần đảm bảo rằng các dịch vụ này phải được cung cấp tới VTN một cách tế nhị, bí mật, không mang tính phán xét và không phân biệt đối xử…
Ngăn ngừa kết hôn sớm bằng cách nâng tuổi kết hôn tối thiểu lên 18 tuổi, đảm bằng rằng các em gái được học và khuyến khích các em tham gia học trên bậc tiểu học. Tạo ra các chương trình có mô hình không gian an toàn cho các em gái gặp gỡ nhau và gặp gỡ các cán bộ tư vấn, đồng thời đây là nơi thực hiện nội dung các chương trình giáo dục kỹ năng sống, nơi học tập, chăm sóc sức khỏe trẻ em và là nơi các em có thể tiếp cận được với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Con Số Giật Mình Về Mang Thai Ở Tuổi Vị Thành Niên trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!