Xu Hướng 3/2023 # Những Dấu Hiệu Mang Thai Cho Thấy Bạn Đã Làm Mẹ # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Dấu Hiệu Mang Thai Cho Thấy Bạn Đã Làm Mẹ # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Những Dấu Hiệu Mang Thai Cho Thấy Bạn Đã Làm Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dấu hiệu mang thai xuất hiện ngay sau khi tinh trùng gặp trứng và thụ tinh thành công. Các triệu chứng khó chịu bắt đầu xuất hiện từ quá trình mang thai như buồn nôn, đói bụng hay đi tiểu thường xuyên.

Các triệu chứng này thường diễn ra trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ, nó không ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày cũng như sức khỏe mẹ và bé.

Dấu hiệu để nhận biết người mẹ đã mang thai như buồn nôn, đói, chậm kinh, vú mềm, đi tiểu thường xuyên. Trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, khả năng sảy thai là cao nhất. Người mẹ cần hạn chế vận động mạnh, đi nhiều.

Khi trứng đã được thụ tinh, cơ thể người mẹ bắt đầu có những dấu hiệu thụ thai thành công như sau:

Buồn nôn & nôn do ốm nghén

Việc ốm nghén thường chỉ xảy ra với khoảng 70% phụ nữ khi mang thai và chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ. Bà mẹ thường cảm thấy buồn nôn vào buổi chiều, tối có khi cả ngày.

Chảy máu báo thai

Theo Healthline Media thì máu báo thai thường xuất hiện sau 10 đến 14 ngày khi trứng thụ tinh thành công. Dấu hiệu này chỉ xuất hiện trên khoảng 20% phụ nữ khi mang thai.

Nguyên nhân của chảy máu báo thai là sau khi trứng được thụ tinh thành phôi thai, bám và làm tổ ở tử cung. Quá trình đó làm cho niêm mạc tử cung bị tổn thương gây ra hiện tượng xuất huyết và chảy ra ngoài âm đạo.

Lượng máu ra rất ít, chỉ vài giọt hoặc vết nhỏ màu hồng phớt, đỏ hoặc màu nâu. Bà mẹ cảm thấy đau bụng râm ran trong 2 đến 3 ngày đầu thai kỳ.

Nếu việc chảy máu quá nhiều trong 3 tháng đầu tiên thai kỳ có thể dẫn đến sẩy thai. Bà mẹ cần đến ngay trung tâm y tế để được bác sĩ sản khoa khám và hướng dẫn cụ thể.

Bị đau lưng

Đau lưng là hiện tượng khá phổ biến ở phụ nữ, tỷ lệ phụ nữ bị đau lưng trong thai kỳ đã có báo cáo từ 35% đến 61%. Đau lưng xuất hiện từ ngay sau khi quá trình thụ thai thành công và thể hiện nhiều hơn ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Nguyên nhân là do cơ bụng giãn ra, cơ lưng hoạt động nhiều làm kéo giãn ra dẫn đến nhức mõi dọc theo sống lưng.

Đau vùng xương chậu là do sau khi thụ thai thành công, cơ thể người mẹ tiết ra một loại hormone có tên relaxin làm cho các cơ ở vùng chậu mềm và giãn ra. Đây được coi là quá trình sinh lý bình thường để chuẩn bị cho qua trình chuyển dạ sinh em bé ra sau này.

Khi người mẹ mang thai, tử cung ngày càng to ra, gây ra các áp lực lên cách mạch máu chính đưa máu từ chân trở về tim và các dây thần kinh từ tủy sống xuống chân. Hiện tượng bị chuột rút xảy ra thường xuyên và nhiều hơn từ tháng thứ 3 đến cuối thai kỳ.

Bị táo bón

Hiện tượng táo bón khi mang thai là do người mẹ tăng nông độ hormone progesterone trong thai kỳ, nguyên nhân là do giảm nhu động ruột thứ phát làm cho quá trình tiêu hóa thức ăn chậm lại dẫn đến táo bón.

Cảm thấy mệt mỏi

Do nồng độ hormone progesterone trong cơ thể tăng cao, người mẹ thường cảm thấy mệt mỏi, chán ăn, buồn nôn khiến cho cơ thể rả rời do kiệt sức.

Bị co thắt tử cung

Cơn co thắt tử cung (Braxton hicks) hay còn được gọi là co thắt thực hành thường xuất hiện từ tuần thứ 16 của thai kỳ. Các cơn co thắt diễn ra không thường xuyên, không gây đau, diễn ra mỗi ngày nên được gọi là chuyển dạ giả. Đôi khi có thể gây ra tình trạng sinh non.

Các cách có thể làm giảm co thắt tử cung

Mất nước có thể làm cơ bắp co thắt để bổ sung Hydrat hóa đầy đủ, giúp làm giảm bớt các cơn co thắt tử cung.

Đi tiểu có thể làm dứt các cơn co thắt Braxton Hicks.

Bà bầu có thể chọn cách nằm nghiên bên trái giúp làm giảm các cơn co thắt.

Một thay đổi chuyển động nhỏ cũng làm các cơ co thắt tan biến.

Vùng ngực to hơn, căng và cương cứng

Khi trứng gặp tinh trùng và thụ thai thành công sẽ làm thay đổi nồng độ hormone progesterone và estrogen làm cho máu tuần hoàn đến ngực nhiều hơn bình thường làm cho ngực căng cứng, có cảm giác nóng ran xung quanh đầu và núm vú.

Ngày rụng trứng của phụ nữ thường được tính từ ngày bắt đầu chu kỳ kinh tiếp theo 14 ngày, việc tính ra ngày gần nhất có thể dùng que thử thai là khi bị trễ kinh từ 5 đến 7 ngày.

Sau thời gian 5 đến 10 ngày có quan hệ tình dục hoặc bị trễ kinh thì nên mua que thử thai tại nhà để thử xem có mình đã có thai hay chưa.

Đi tiểu nhiều

Theo các chuyên gia y tế, việc đi tiểu nhiều không phải là dấu hiệu nhận biết phụ nữ đã có thai thai hay không. Việc đi tiểu nhiều chỉ gặp trên một số phụ nữ bị rối loạn tiểu tiện khi mang thai.

Nguyên nhân gây ra chứng rối loạn tiểu tiện ở phụ nữ mang thai:

Nồng độ hormone progesterone tăng cao, tiết ra hCG.

Lưu lượng máu trong cơ thể sẽ tăng lên làm cho thận bài tiết ra nước nhiều hơn bình thường. Tử cung lớn ra, chèn ép lên bàng quang làm cho phụ nữ mang thai đi tiểu tiện nhiều hơn.

Nhạy cảm với mùi hương

Trong quá trình mang thai, phụ nữ thường nhạy cảm với các mùi hương, hay có cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn. Đặc biệt là với những mùi thức ăn như cá, thịt… đây được gọi là hiện tượng ôm nghén khi mang thai.

Dịch âm đạo ra nhiều

Theo chu kỳ kinh bình thường, chị em thường thấy sự thay đổi trong dịch âm đạo. Khi mang thai, dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn so với bình thường, điều này không có hại cho sức khỏe. Cần hạn chế việc thụt rữa vệ sinh để tránh gây ảnh hưỡng đến thai nhi. Khi dịch âm đạo ra nhiều và có mùi hôi, ngừa thì chị em nên đến gặp bác sĩ phụ khoa khám ngay.

Âm đạo sậm màu

Khi mang thai sẽ làm thai đổi nội tiết làm cho nội sắc tố da thay đổi theo, sắc tố da thường trở nên sậm hơn bình thường.

Cân nặng thay đổi

Cân năng thay đổi thường do kịch thước ngực thay đổi khi mang thai. Tuy nhiên việc thay đổi cân nặng này rất khó nhận ra trong những tuần đầu tiên thai kỳ.

Hàm lượng hormone progesterone tăng cao khi mang thai làm cho cở thể người mẹ nóng hơn so với người bình thường.

Thay đổi tâm trạng

Do hormone progesterone thay đổi làm cho trạng thái người mẹ thay đổi theo, thường hay nóng giận quá mức, vui buồn lẫn lộn, dễ bị tổn thương, hay cảm thấy bức bối trong người.

Thói quen ăn uống thay đổi

Việc thay đổi thói quen ăn uống cho thấy dấu hiệu của mang thai sớm thường được các chị em phụ nữ dễ nhận biết nhất. Đột nhiên thích ăn một món ăn mà mình chưa bao giờ ăn hay cảm thấy khó chịu, bồn nôn với mùi vị món ăn mà mình đã từng thích.

Bị đầy bụng, ợ nóng, khó tiêu

Đối với chị em không có tiền sử các bệnh về tiêu hóa thì các dấu hiệu như cảm thấy hơi đầy bụng, khó tiêu, bụng bị chướng thỉnh thoảng lại sôi bụng ọc ọc kèm ợ nóng, nhìn món ăn thì thèm nhưng lại không muốn ăn do dạ dày khó chịu. Đó là những dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai.

Bị khó thở

Nguyên nhân là do hormone progesterone tăng cao, cơ thể cần thêm Oxy cho phôi thai phát triển. Hiện tường này thường xuất hiện với những phụ nữ mang thai lần đầu và có thể kéo dài trong suốt thai kỳ.

Bị chóng mặt, choáng váng

Khi mang thai, lượng máu cần cho cơ thể tăng gấp đôi so với bình thường. Người mẹ cần một lượng máu đủ lớn để cung cấp cho cơ thể nên thường có hiện tượng hoa mắt, chóng mặt hay choáng váng do thiếu máu. Hiện tượng này thường diễn ra thường xuyên trong 3 tháng đầu tiên của thai kỳ.

Bị tụt huyết áp

Huyết áp lên suống bất thường sau khi có quan hệ tình dục 1 tuần thì đó là dấu hiệu của quá trình mang thai. Theo các bác sĩ phụ khoa thì thai phụ thường bị tụt huyết áp từ khi thụ thai và giảm thấp nhất ở giữa chu kỳ mang thai. Huyết áp trở lại bình thường trước khi thai phụ sinh con.

Chảy máu cam

Khi mang thai, cơ thể tiết ra các hormone và sản xuất ra nhiều máu hơn cho cơ thể, tạo áp lực làm giãn nở các mạch máu nhỏ trong mũi, điều này khiến thai phụ dễ bị chảy máu cam hơn bình thường.

Các cơn đau ở phần bụng dưới xuất hiện nhưng không liên tục. Thường chỉ vài ba lần trong ngày và kéo dài đến tuần thứ 6 thai kỳ sẽ tự động hết đau.

Bị nám da, rạn da

Phụ nữ mang thai tiết ra các hormone và nội tiết tố làm thay đổi sắc tố da, làm cho màu da thay đổi. Da bắt đầu xuất hiện các vết nám, rạn da.

Khi bắt đầu mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra hormone progesterone tăng nên làm cho cơ thể luôn cảm thấy buồn ngủ, mệt mỏi, uể oải.

Khí hư cho thấy dấu hiệu mang thai

Khí hư khi mang thai có màu hơi ngả vàng hoặc màu trắng trong. Sự thay đổi màu sắc này do cơ thể thay đổi nội tiết tố thích hợp cho quá trình làm tổ của thai nhi trong tử cung.

Dấu Hiệu Rất Sớm Cho Biết Bạn Đã Mang Thai

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ nội trú Nguyễn Thành Vinh – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hạ Long.

Mặc dù cần phải làm xét nghiệm hoặc siêu âm mới có thể biết chính xác đã mang thai hay chưa, nhưng vẫn có những dấu hiệu hoặc triệu chứng gợi ý cho việc này. Mất kinh chỉ là một trong những dấu hiệu rất sớm của mang thai, bên cạnh đó còn nhiều dấu hiệu và triệu chứng khác.

Những dấu hiệu rất sớm khi mang thai có xuất hiện ở mọi phụ nữ?

Trong những tuần đầu của thai kỳ có thể sẽ không có triệu chứng gì, những dấu hiệu mang thai sớm bị bỏ qua vì nghĩ rằng nó là triệu chứng của kinh nguyệt.

Sau khi thụ thai, trứng đã thụ tinh sẽ di chuyển và làm tổ tại buồng tử cung, gây ra những triệu chứng sớm nhất khi mang thai: ra đốm máu và đau bụng. Chúng xuất hiện trong khoảng thời gian từ 6 tới 12 ngày sau khi trứng được thụ tinh.

Ra đốm máu là chảy máu li ti, phát hiện được khi lau bằng giấy, có thể có màu đỏ, hồng, hoặc nâu (màu sắc thường nhạt màu hơn so với máu kinh). Đau bụng cũng tương tự như đau bụng kinh nhưng ở mức độ nhẹ hơn. Cả hai triệu chứng này có thể bị nhầm với triệu chứng của kinh nguyệt, nên dễ bị bỏ qua.

Bên cạnh hai triệu chứng trên, người phụ nữ có thể thấy âm đạo tiết dịch màu trắng sữa, do thành âm đạo dày lên sau thụ thai. Dịch tiết này là sinh lý bình thường, và sẽ xuất hiện suốt thời kỳ mang thai, không cần điều trị.

Khi việc thụ thai hoàn thành, cơ thể sẽ tiết ra nội tiết tố hCG. Và tất yếu, kỳ kinh tiếp theo sẽ không xảy ra. Tuy nhiên một số phụ nữ có kinh nguyệt không đều nên dễ lầm lẫn với sự mất kinh sau thụ thai.

Khi mới mang thai (sớm nhất là một tuần sau thụ thai) cơ thể có thể cảm thấy rất mệt mỏi và buồn ngủ. Nguyên nhân là do nội tiết tố progesterone tăng cao, và lúc này cơ thể cần được nghỉ ngơi nhiều, ăn các thức ăn giàu protein và sắt.

Video đề xuất: BS Huỳnh Thị Hiên chia sẻ chế độ dinh dưỡng khi mang thai Ốm nghén

Ốm nghén là triệu chứng kinh điển của mang thai, và không phải tất cả các thai phụ đều bị. Nguyên nhân gây ra ốm nghén hiện chưa rõ, nhưng rất có thể là do thay đổi nội tiết tố.

Buồn nôn và nôn có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, nhưng hay xuất hiện vào buổi sáng.

Thay đổi nội tiết tố cũng làm khẩu vị của thai phụ thay đổi, khiến thai phụ cảm thấy thèm hoặc sợ hãi một số món ăn nhất định.

Buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị có thể kéo dài đến hết thai kỳ, dù chúng thường giảm hoặc hết ở tuần thứ 13 hoặc 14.

Thay đổi về vú cũng là một dấu hiệu rất sớm báo hiệu mang thai. Do nội tiết tố thay đổi nhanh, vú thai phụ to lên, mềm, cảm giác căng đầy, có thể đau hoặc ngứa trong 1 tới 2 tuần. Quầng vú cũng trở nên sậm màu hơn.

Khi mang thai, lưu lượng tuần hoàn tăng lên khiến thận làm việc nhiều hơn, nên thai phụ đi tiểu thường xuyên hơn. Hiện tượng này xuất hiện vào khoảng tuần thứ 6 tới tuần thứ 8 sau thụ thai.

Trong khi mang thai, nồng độ nội tiết tố progesterone tăng cao, khiến thức ăn được tiêu hóa chậm hơn, dẫn tới đầy bụng và táo bón.

Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố khi mang thai có thể ảnh hưởng tới cảm xúc của thai phụ, khiến thai phụ nhạy cảm hơn. Đây là hiện tượng thường thấy, và có thể gây ra trầm cảm, lo âu, hưng cảm, nóng giận.

Thân nhiệt cao hơn bình thường tuy có thể gặp khi lao động, thể dục thể thao, thời tiết nóng,… nhưng cũng là dấu hiệu mang thai sớm.

Vào khoảng tuần thứ 8 tới tuần thứ 10 sau thụ thai, tim thai phụ bắt đầu đập nhanh và mạnh hơn, dẫn tới hiện tượng đánh trống ngực và rối loạn nhịp. Điều này khá phổ biến ở các thai phụ do sự thay đổi nội tiết tố gây ra, tuy nhiên cần được thăm khám bác sĩ chuyên khoa để tránh nhầm lẫn giữa sinh lý mang thai và bệnh lý thực sự.

Rất nhiều thai phụ cho biết họ xuất hiện đau đầu hoặc đau lưng nhẹ.

Dưới sự thay đổi của nội tiết tố, các mạch máu giãn ra khiến huyết áp hạ xuống làm cho thai phụ cảm thấy chóng mặt, thậm chí bị ngất.

Tất cả các dấu hiệu mang thai sớm nêu trên tuy có thể là dấu hiệu sớm của mang thai, nhưng cũng có thể là triệu chứng của một bệnh lý tiềm ẩn nào đó. Bạn nên đến cơ sở y tế khám khi phát hiện bất kỳ bất thường nào để có chẩn đoán xác định chính xác và điều trị kịp thời nếu cần.

Nếu bạn đã mang thai, trong 3 tháng đầu bạn nên thận trọng trong ăn uống và theo dõi sức khỏe, đến bệnh viện ngay khi xuất hiện các triệu chứng bất thường bởi đây là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, thai phụ cần:

Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.

Mọi thông tin chi tiết về chương trình thai sản trọn gói 12 tuần và đăng ký khám, Quý Khách có thể liên hệ đến các phòng khám, bệnh viện thuộc hệ thống y tế Vinmec trên toàn quốc.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com, Healthline.com, Nichd.gov Video đề xuất: Những bệnh lý phổ biến trong thai kỳ và cách phòng ngừa

Bạn Có Nhận Thấy Những Dấu Hiệu Mang Thai 3 Tháng Đầu Không

Ngay khi xác định mình có thai (hoặc bạn nghĩ mình có thai), hay đăng ký khám thai tại bệnh viện hoặc phòng khám một cách nhanh nhất. Có những vấn đề nếu được phát hiệm sớm sẽ dễ dàng được chữa trị, ví dụ như cao huyết áp

Những dấu hiệu đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, hay thậm chí vài tháng sau khi bạn mang thai. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ.

Trong giai đoạn đầu thai kỳ, bạn sẽ cảm giác cơ thể có nhiều thay đổi vì có một sinh linh đang lớn dần trong bụng, có nhiều suy nghĩ mà bạn chưa từng nghĩ tới, hay thậm chí mơ về ngày bạn sinh con, con bạn trông như thế nào v.v Đây là những dấu hiệu bình thường trong thời kỳ này. Bạn nên yên tâm đây chỉ là những thay đổi nội tiết tố trong thời gian bạn có thai

Những dấu hiệu của thai kỳ

Trong giai đoạn đầu mang thai, tùy vào thể trạng của mỗi người mà bạn có thể dễ dàng nhận thấy những chuyển biến của cơ thể. Ngoại trừ những dấu hiệu thông thường, có thể bạn sẽ gặp những dấu hiệu như: phát hiện vết rạn da từ lỗ rốn kéo xuống.

Phần lớn thai kỳ của các bà mẹ sẽ kết thúc tốt đẹp, và sau 9 tháng 10 ngày, bạn sẽ đón con yêu chào đời mẹ tròn con vuông.

Bạn có thể trải qua một số những cảm giác sau đây, nhưng đừng lo lắng, đây là chuyện bình thường vì bạn đang trải qua một giai đoạn quan trọng trong cuộc đời mình mà.

Bạn muốn có một đứa con nhưng lại nghi ngờ liệu mình có thể là một bà mẹ tốt hay không

Có cảm giác muốn cho cả thế giới biết được bạn đang mang thai

Bạn sẽ cảm thấy yêu ông xã mình vô cùng, nhưng rồi sau đó lại bỏ mặc.

Cảm thấy tiếc nuối khi phải chia tay “thời con gái”, phải hy sinh sự nghiệp hoặc từ bỏ những bữa tiệc vui vẻ

Ngỡ ngàng khi nghĩ đến lúc bụng mình to hơn và ngực thì căng đầy rồi lo lắng không biết sau khi sinh mình sẽ trông như t hế nào

Bạn trở nên nhạy cảm hơn, có thể dễ dàng khóc khi coi một bộ phim buồn, hay nhìn thấy ảnh của em bé.

Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ

Giai đoạn mang thai có thể thuận buồm xuôi gió đối với nhiều phụ nữ, nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ cảm thấy tâm trạng mình khá “bấp bênh”, nhất là trong giai đoạn đầu mang thai 3 tháng đầu. Nếu như bạn cũng cảm thấy mình trở nên dễ xúc động hơn, vui buồn bất chợt, hãy yên tâm – bạn không phải là trường hợp duy nhất đâu!

Tuy nhiên, có trường hợp giai đoạn đầu của thai kỳ, quan trọng nhất là 3 tháng đầu sẽ phức tạp hơn quãng thời gian còn lại.Tìm hiểu thêm Bà bầu

Có Những Dấu Hiệu Này Thì Chắc Chắn Bạn Đã Mang Thai Trứng

Sau khi trứng thụ tinh, thay vì phát triển thành một phôi thai bình thường với các thành phần phụ tương đồng gồm túi ối, nhau, gai nhau… thì trứng chỉ có thể phát triển thành một nang khiến cho phần gai nhau dần thoái hóa đi, sưng to lên và làm thành những túi dịch dính chùm như trứng ếch. Hiện tượng này được gọi là thai trứng.

Các loại thai trứng

Có 2 loại thai trứng: thai trứng hoàn toàn (trứng sẽ không có tổ chức thai) và thai trứng không hoàn toàn (có một phần tổ chức thai.)

Dấu hiệu nhận biết thai trứng

Người chửa trứng vẫn có những dấu hiệu của một người mang thai bình thường nhưng cơn nghén nặng hơn, thường nôn ói nhiều và có thể xuất hiện dấu hiệu phù. Theo thời gian, thai phụ bắt đầu ra máu. Máu có thể ít hoặc nhiều, có thể liên tục hoặc ngắt quãng. Nếu sớm, hiện tượng này sẽ có từ khoảng 6 tuần, muộn là 12 tuần.

Khi tử cung đã phát triển to hơn so với tuổi thai, thai phụ sẽ có cảm giác buồn nôn, đau quặn vùng bụng hoặc bụng sưng to. Một số có thể xuất hiện tiền sản giật trước khi bước vào tam cá nguyệt hai nếu không được phát hiện sớm. Tuy nhiên, hiện nay việc phát hiện thai trứng đã trở nên dễ dàng hơn nhờ vào siêu âm.

Những dấu hiệu của thai trứng khá giống với các bất thường về thai như thai ngoài tử cung nên việc thăm khám rất cần thiết để được chẩn đoán chính xác.

Cách điều trị thai trứng

Thai trứng không thể giữ lại mà phải được hút bỏ để tránh phát triển thành ác tính. Thông thường, biện pháp xử lý được dùng là nong cổ tử cung và nạo hút sạch. Sau khi thai trứng được loại bỏ, người bệnh phải được theo dõi tiếp tục về tình trạng sức khỏe, được tiến hành xét nghiệm nồng độ HCG để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

Biến chứng nguy hiểm của thai trứng

Biến chứng nguy hiểm của chửa trứng là băng huyết hoặc trứng đã kịp đâm sâu và chọc thủng cơ tử cung gây chảy máu ổ bụng. Các trường hợp này đều phải được cấp cứu ngay, nếu không sẽ dẫn đến tử vong.

Người mang thai trứng có nguy cơ lặp lại tình trạng thai trứng ở lần mang thai sau hoặc nang đã chuyển sang di căn đến các bộ phận khác (15% trường hợp mang thai trứng thành u ác tính và di căn).

Cách phòng thai trứng

Do biến chứng của thai trứng rất nguy hiểm nên việc thực hiện những biện pháp phòng ngừa là cách tốt nhất để tránh gặp phải tình trạng này. Ngoài việc bổ sung dinh dưỡng phù hợp khi mang thai, cần phải có kế hoạch sinh sản phù hợp, tránh sinh con quá dày và quá nhiều.

Với những người có tiền sử mang thai trứng nên được các bác sĩ chỉ dẫn cách chăm sóc hậu phẫu và cần được theo dõi định kỳ sau mổ để phát hiện sớm những biến chứng có thể xảy ra.

Khả năng mang thai trở lại của người đã từng mang thai trứng

Muốn mang thai lại sau khi chữa trứng, bạn phải đợi ít nhất một năm khi nồng độ HCG trong cơ thể trở về mức 0. Nếu không, mô bất thường từ lần mang thai trứng trước đó có thể lặp lại ở lần mang thai tiếp theo này. Tuy nhiên, tỷ lệ này cũng chỉ ở mức 1-2%. Và tất nhiên, người mang thai trứng hoàn toàn có khả năng mang thai trở lại kể cả khi bạn đã qua hóa trị mà không phải lo sợ nguy cơ dị tật, sinh non hoặc thai lưu.

Theo Yeutre.vn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Dấu Hiệu Mang Thai Cho Thấy Bạn Đã Làm Mẹ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!