Bạn đang xem bài viết Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu Âm Thai Trong Suốt Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những điều mẹ bầu cần biết về siêu âm thai trong suốt thai kỳ
Làm mẹ là thiên chức thiêng liêng của người mẹ. Bởi vậy trong quá trình mang thai người mẹ luôn dành những phương pháp tốt nhất cho con. Siêu âm thai là phương pháp chuẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi thai nhi khá phổ biến hiện nay. Mặc dù chưa có ghi nhận nào về tác hại của siêu âm đối với thai nhi song mẹ bầu cũng không nên lạm dụng quá nhiều. Vậy nên bạn cần nên tìm hiểu về biện pháp kỹ thuận này để tránh những ảnh hưởng mong muốn đến thiên thần nhỏ của mình.
1.Siêu âm thai là gì?
siêu âm thai là một dạng kiểm tra chuẩn đoán ý khoa không xâm lấn sử dụng sóng âm để tạo ra hình ảnh của con yêu cũng như nhau thai, tử cung và cùng các cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Phương pháp này chp phép các bác sĩ phụ sản thu thập được những thông tin có giá trị về sự tiến triển của thai kỳ và sức khỏe của bé. Trong quá trình, máy siêu âm truyền các sóng qua tử cung và cơ thể của con sẽ phản xạ lại loại sóng này. Sóng âm thanh sẽ được máy tính dịch và tái tạo thành hình ảnh video cho thấy hình dạng, vị trí và các cử động của em bé. Trong khi đó bác sĩ sẽ dùng dụng cụ cầm tay có sóng siêu âm khi khám thai để nge nhịp tiêu của thai nhi. Mẹ bầu có thể phải siêu âm thường xuyên nếu như mắc những chứng bệnh như tiểu đường, cao huyết áp hoặc gặp các biến chứng khác về sức khỏe. Các loại siêu âm thai là 2D, 3D, 4D hay siêu âm Doppler màu.
Có nhiều phương pháp siêu âm khác nhau cho mẹ bầu lựa chọn
2.Phương pháp siêu âm thai như thế nào:
Khi siêu âm thai, mẹ bầu sẽ nằm trên giường mềm, kéo áo lên để lộ bụng. Tiếp đó, các bác sĩ sẽ thoa lên vùng bụng 1 loại gel mỏng. Đây là chất dẫn truyền sống sóng siêu âm giúp loại bỏ các bọt khí giữa đầu dò của máy siêu âm và cơ thể. Như thế sóng siêu âm được truyền tốt hơn nhằm đưa ra được những kết quả chính xác nhất. Máy tính sẽ dịch kết quả âm thanh thành hình ảnh trên màn hình, bạn sẽ được nhìn thấy thiên thần của mình. Mô hoặc xương sẽ xuất hiện dưới dạng vác vùng sáng hoặc màu xám, dịch màng ối sẽ xuất hiện ở những vùng tối. Siêu âm cơ bản mất khoảng 5-10 phút. Đối với những lần kiểm tra chi tiết hay độ dài các bộ phận, tầm soát dị tật… bác sĩ có thể sử dụng các thiết bị phức tạp hơn và mất khoảng 30 phút hoặc hơn để hoàn thành việc siêu âm.
3.Lợi ích và tác hại của siêu âm thai:
Siêu âm thai mang đến cho những bà mẹ bầu khá nhiều lợi ích. Cụ thể: – Biết được ngày dự sinh: Một số nghiên cứu đã kết luận rằng siêu âm giúp chẩn đoán ngày dự sinh chính xác cũng như giảm nguy cơ sinh muộn hơn. – Kiểm tra nhịp tim của thai nhi: Bác sĩ hoặc chuyên viên kỹ thuật sẽ sử dụng máy Doppler cầm tay để nghe nhịp tim của thai nhi nhằm phát hiện các vấn đề bất thường. – Xác định đa thai: Một số phụ nữ mang thai đôi không có bất kỳ dấu hiệu nào. Vì vậy, siêu âm là một cách để xác định rõ ràng tình trạng đa thai. – Xác định thai ngoài tử cung: Thai ngoài tử cung sẽ có các triệu chứng riêng như đau bụng, chảy máu và xuất hiện từ tuần thứ 8 – 10 của thai kỳ nhưng siêu âm sẽ giúp mẹ bầu loại bỏ được các biến chứng hay xác nhận rằng đang gặp phải tình trạng này. – Kiểm tra tình trạng nước ối: Các hình ảnh siêu âm giúp bác sĩ đánh giá chính xác tình trạng nước ối của mẹ bầu qua đó đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi. – Gắn kết tình cảm: Một số bà mẹ muốn nhìn thấy con mình khi bé còn trong tử cung như một cách để kết nối với con yêu và để đảm bảo mọi thứ đang phát triển bình thường.
Siêu âm thai sẽ cho mẹ bầu biết được những thông tin cần thiết về con yêu
Có nhiều nguyên cứu đã được thực hiện trong hơn 30 năm qua thì vẫn chưa tìm thấy bằng chứng cho rằng siêu âm gây hại cho thai nhi. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là mẹ bầu có thể siêu âm tùy hứng vì siêu âm là một dạng năng lượng đặc biệt, tiềm ẩn khả năng ảnh hưởng đến giai đoạn hình thành của thai nhi. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thai nhi hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng bởi những yếu tố bên ngoài. Chính vì thể hãy siêu âm khi thật sự cần thiết hoặc theo lịch trình mà bác sĩ chỉ định.
4.Các cột mốc thai kỳ quan trọng mẹ bầu nên siêu âm thai:
Theo các bác sĩ sản khoa, trong suốt thai kỳ, mẹ bầu cần thực hiện ít nhất 3 lần siêu âm để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé. Thai kỳ tuần thứ 4 – 8: Bạn nên đi siêu âm để kiểm tra chắc chắn xem phôi thai đã vào tử cung an toàn, làm ổ cũng như có tim thai hay không. Thai kỳ tuần thứ 12 – 14: Vào thời điểm này, bác sĩ sẽ xác định chính xác tuổi thai của thai nhi cũng như đo độ mờ da gáy nhằm dự đoán những bất thường về nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bạn sẽ biết được mình mang thai đơn hay đa thai vào giai đoạn này. Thai kỳ tuần thứ 21 – 24: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định siêu âm tuần 22.Trong giai đoạn này, các cơ quan nội tạng của thai nhi đều được bác sĩ siêu âm kiểm tra để xem bé có phát triển bình thường hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể phát hiện hầu hết các bất thường về hình dạng bên ngoài như hở hàm ếch hoặc dị dạng ở các cơ quan bên trong. Việc chẩn đoán các di tật nghiêm trọng trong thời gian này đặc biệt quan trọng vì việc đình chỉ thai kỳ chỉ có thể được thực hiện trước tuần thứ 28. Thai kỳ tuần thứ 30 – 32: Vào khoảng thời gian này, phương pháp siêu âm giúp bác sĩ phát hiện ra những bất thường xuất hiện muộn ở động mạch, tim… Ngoài ra, dây rốn cũng được kiểm tra để xem còn đủ tốt để vận chuyển dinh dưỡng nuôi bào thai hay không, vị trí của nhau thai và tình trạng nước ối như thế nào.
Hiện tại, Bệnh viện Đa khoa Bảo Sơn được xây dựng bởi các chuyên gia y tế Hàn Quốc có dịch vụ thai sản trọn gói, mang tới những trải nghiệm bất ngờ cho các mẹ bầu. Mẹ hoàn toàn yên tâm khi được chăm sóc và theo dõi sức khỏe trong suốt thai kỳ đến tận sau sinh bởi đội ngũ bác sỹ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm. Đồng thời tận hưởng những tiện ích đẳng cấp trong môi trường y tế văn minh, chuẩn Hàn Quốc với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự chăm sóc tận tậm của đội ngũ y bác sĩ để có thể phục hồi sức khỏe nhanh chóng. Để được tư vấn các gói thai sản và ưu đãi dành riêng cho mẹ bầu, khách hàng vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 và Hotline 0915 858 770 để được tư vấn miễn phí.
Siêu Âm Thai Đôi: Những Điều Cần Biết
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Sinh đôi hay đa thai là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng có hơn một thai nhi trong tử cung. Thai kỳ đa thai thường được chẩn đoán bằng siêu âm thai, phổ biến nhất là hình ảnh siêu âm thai đôi. Siêu âm thai đôi là một phương tiện cận lâm sàng được sử dụng nhiều và bản thân tình trạng đa thai có nhiều biến chứng, vì thế thai phụ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản để hiểu hơn về các hình ảnh siêu âm thai đôi.
1. Thai kỳ đa thai hình thành như thế nào?
Một thai phụ có nhiều hơn một phôi thai được gọi là chu kỳ đa thai. Trong một chu kỳ kinh, nếu rụng nhiều hơn một trứng và tất cả số đó đều được thụ tinh bởi tinh trùng, nhiều hơn một phôi thai sẽ được tạo thành và làm tổ trong buồng tử cung, có thể thai đôi hoặc sinh ba. Đây là cơ chế của sinh đôi khác trứng, khi một trứng được thụ tinh và phân chia thành nhiều phôi khác nhau cũng có thể dẫn đến sự hình thành thai đôi hoặc các tình trạng đa thai khác, được gọi là sinh đôi cùng trứng, sinh đôi cùng trứng ít gặp hơn so với thai đôi khác trứng.
2. Nguyên nhân hình thành thai đôi
Quá trình điều trị vô sinh sử dụng các loại thuốc kích trứng khiến nhiều trứng rụng trong một chu kỳ kinh, từ đó số lượng hợp tử hình thành nhiều hơn và có thể dẫn đến thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn. Thụ tinh trong ống nghiệm có thể dẫn đến tình trạng đa thai nếu nhiều hơn một phôi thai được chuyển vào buồng tử cung. Những thai đôi cùng trứng xuất hiện việc phân chia một trứng đã được thụ tinh trước đó. Phụ nữ trên 35 tuổi có khả năng mang thai đôi cao hơn vì thường rụng ít nhất 2 trứng trong mỗi lần hành kinh.
3. Dấu hiệu nhận biết thai đôi
Phụ nữ mang thai đôi thường có triệu chứng ốm nghén nặng nề hơn hoặc cảm giác căng tức vú nhiều hơn những thai phụ đơn thai bình thường khác. Họ cũng có thể tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, hầu hết những trường hợp mang thai đôi đều được xác định nhờ vào siêu âm thai.
Theo nhiều khuyến cáo, phụ nữ khi mang thai đôi nên được bổ sung dinh dưỡng để được tăng cân nhiều hơn so với những người phụ nữ mang đơn thai. Nhu cầu năng lượng trung bình cần đạt là 300 calories/ ngày cho một phôi thai. Điều này có nghĩa nhu cầu năng lượng ở thai phụ mang song thai là 600 calories/ ngày.
4. Có nên luyện tập thể dục thể thao khi đang mang thai đôi ?
Hoạt động thể lực đều đặn khi có thai đôi là điều quan trọng với sức khỏe của thai phụ nhưng cần tránh những hoạt động gắng sức. Một số bài tập phù hợp với phụ nữ mang thai là bơi lội, yoga và đi bộ nhẹ nhàng. Thời gian tập luyện trung bình nên khoảng 30 phút mỗi ngày.
5. Nguy cơ biến chứng cao hơn khi mang thai đôi ?
Phụ nữ mang thai đôi có khả năng gặp nhiều biến chứng sản khoa hơn. Những thai phụ này cần được chăm sóc tiền sản cẩn thận hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa sản. Khi bắt đầu vào 3 tháng giữa thai kỳ, siêu âm thai đôi cần được lặp lại mỗi 4-6 tuần (Đối với song thai 2 bánh nhau thì 3 tháng giữa nên siêu âm 4 tuần/lần còn song thai 1 bánh nhau thì là 2 tuần)
Nếu nghi ngờ có bất thường, một số test khác có thể được chỉ định để đánh giá tình trạng thai nhi, và siêu âm thai đôi sẽ được tiến hành thường xuyên hơn.
6. Biến chứng phổ biến nhất của thai đôi là gì ?
7. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến nguy cơ mắc tiền sản giật không?
Tiền sản giật là một bất thường mạch máu xuất hiện sau 20 tuần của thai kỳ hoặc sau sinh. Tiền sản giật xuất hiện thường xuyên hơn ở những thai kỳ đa thai, thậm chí xuất hiện ở thời điểm sớm hơn và biểu hiện nặng nề hơn. Tiền sản giật có thể phá hủy nhiều cơ quan trong cơ thể, phổ biến nhất là thận, gan, não và mắt. Bệnh có thể tiến triển nặng nề hơn và đưa đến sản giật. Ở những thai phụ được chẩn đoán tiền sản giật, thai nhi có thể cần được sinh ngay, thậm chí khi chưa đủ tháng.
8. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi không ?
9. Mang thai đôi có ảnh hưởng đến việc sinh nở không?
Khả năng sinh mổ ở những thai kỳ có thai đôi thường cao hơn. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, thai đôi có thể được theo dõi sinh theo đường âm đạo. Việc quyết định lựa chọn phương pháp sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm:
Các đặc điểm của thai: tư thế thai, cân nặng và tình trạng sức khỏe
Các đặc điểm về mẹ: tổng trạng sức khỏe của mẹ và đặc điểm của quá trình chuyển dạ.
Kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên y tế.
10. Hình ảnh siêu âm thai đôi
Siêu âm đóng một vai trò quan trọng cho phép chẩn đoán thai đôi, theo dõi thai kỳ và lên kế hoạch cho việc sinh nở. Số lượng thai và số lượng buồng ối, tình trạng nước ối bắt được phải được thể hiện trên hình ảnh siêu âm thai đôi, cũng như khảo sát các bất thường hình thái và các biến chứng khác. Xác định vị trí bám của bánh nhau, vị trí cắm dây rốn vào bánh nhau cũng là những hình ảnh siêu âm thai đôi quan trọng vì một tình trạng dây rốn bám màng làm tăng nguy cơ cho một thai kỳ. Siêu âm thai đôi cũng rất cần thiết để phân độ và điều trị hội chứng truyền máu trong song thai, phát hiện các bất thường về sự phát triển của thai. Siêu âm doppler dòng chảy đã được chứng minh có khả năng làm giảm tỷ lệ tử vong sau sinh.
Trong ba tháng đầu thai kỳ, siêu âm thai đôi tập trung vào việc xác định số lượng phôi thai, số lượng buồng ối và bánh nhau, đánh giá độ mờ da gáy, các dị tật nặng. Trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ, cơ hội để đánh giá chiều dài cổ tử cung không nên bỏ qua để đánh giá nguy cơ sinh non, một biến chứng thường gặp khi có thai đôi.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện có dịch vụ thai sản trọn gói như một giải pháp giúp mẹ bầu an tâm vì đã có sự đồng hành của đội ngũ y bác sĩ trong suốt thai kỳ. Khi lựa chọn Thai sản trọn gói, thai phụ được:
Quá trình mang thai được theo dõi bởi đội ngũ bác sĩ giàu chuyên môn
Thăm khám đều đặn, phát hiện sớm các vấn đề bất thường
Thai sản trọn gói giúp thuận tiện cho quá trình sinh đẻ
Trẻ sơ sinh được chăm sóc toàn diện
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?
Thai 2 Tuần Siêu Âm Có Thấy Không Và Những Điều Cần Biết
Vậy thai 2 tuần siêu âm có thấy không? Bình thường, 1 thai kỳ có 40 tuần tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cho đến ngày sinh.
Tuy nhiên, hầu hết các chị em vẫn thường nghĩ rằng tuổi thai được tính từ ngày quan hệ tình dục và có một số chị em lại nghĩ rằng tuổi thai được tính từ ngày chậm kinh nên thường có sự nhầm lẫn về cách tính tuổi thai.
Đối với trường hợp thai 2 tuần tuổi theo cách tính khoa học thì lúc này trứng đang thụ tinh để hình thành phôi thai. Tuy nhiên, nếu theo cách tính của nhiều chị em tính tuổi thai từ khi quan hệ thì thai 2 tuần tuổi lúc này có thể đã gần hoặc hơn 4 tuần tuổi. Còn theo cách tính tuổi thai từ lúc chậm kinh thì thai nhi đã được gần hoặc hơn 6 tuần tuổi.
Trước đây, đối với hình thức siêu âm để phát hiện mang thai thì bác sĩ và thai phụ sẽ nhìn thấy được hình ảnh của thai nhi khi thai đã làm tổ trong buồng tử cung. Và bình thường thai làm tổ ở buồng tử cung là từ tuần thứ 5 trở lên.
Như vậy, nếu thai 2 tuần tuổi tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối khi siêu âm sẽ không nhìn thấy hình ảnh thai nhi. Còn nếu tính tuổi thai từ lúc quan hệ tình dục và tính từ ngày chậm kinh thì siêu âm có thể thấy hình ảnh thai nhi trong buồng tử cung.
Tuy nhiên, hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại, kỹ thuật siêu âm tiên tiến, đặc biệt là loại hình siêu âm đầu dò ra đời thì có thể nhìn thấy hình ảnh phôi thai đang trong quá trình làm tổ sau khi thụ tinh.
Vì thế, nếu thực hiện siêu âm đầu dò thì thai 2 tuần tuổi (tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối) vẫn có thể nhìn thấy hình ảnh thai nhi nhưng không xác định chính xác vị trí và kích thước. Bên cạnh đó thai 2 tuần tuổi siêu âm thì bác sĩ chưa nói được điều gì cụ thể bởi hình ảnh thai vẫn còn rất quá nhỏ và chưa làm tổ, bám vào buồng tử cung nên rất khó chẩn đoán.
Do vậy, trong thời gian này mẹ bầu không nên quá nóng vội mà đi siêu âm vừa mất thời gian lại tốn chi phí nếu thai 2 tuần tuổi tính từ ngày đầu chu kỳ kinh nguyệt. Thay vào đó, để xác định chính xác tình trạng mang thai thì mẹ bầu nên làm xét nghiệm máu beta – HCG phát hiện mang thai sớm hoặc có thể chờ đợi thêm 1 thời gian ngắn nữa khoảng 2 tuần rồi thì có thể đến các cơ sở y tế để siêu âm, khám thai.
Dấu hiệu nhận biết mang thai 2 tuần
Sau khi thử thai lên 2 vạch thì chị em có thể nhận biết dấu hiệu mang thai 2 tuần đầu đó là khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu:
+ Máu báo thai: Sau khi trứng được thụ tinh tạo thành phôi thai và di chuyển về buồng tử cung để làm tổ. Trong quá trình đó, niêm mạc tử cung bị phôi thai làm tổn thương dẫn tới chảy máu nên thai phụ thấy xuất hiện một ít máu hồng ở quần lót của mình, đây là máu báo có thai.
+ Đau tức ngực: Khi bắt đầu mang thai, mẹ bầu sẽ thấy vùng ngực của mình căng tức và đau, phần đầu nhũ hoa thay đổi màu sắc, có màu sậm hơn,…
+ Ra nhiều dịch âm đạo: Những tuần đầu mang thai, hoocmon thai kỳ xuất hiện khiến cho mẹ bầu thấy ra nhiều dịch âm đạo hơn bình thường, dịch này có màu trắng trong như lòng trắng trứng gà, hơi dai và dính, không có mùi.
+ Nhiệt độ cơ thể tăng: nếu thường xuyên để ý đến nhiệt độ cơ thể thì mẹ bầu có thể dễ dàng nhận thấy nhiệt độ cơ thể mình tăng lên 1 chút khi mang thai, cảm giác nóng trong người.
+ Buồn nôn, chán hoặc thèm ăn: Khi bắt đầu mới mang thai, các mẹ bầu cũng thường có triệu chứng ốm nghén như buồn nôn, nôn khan, chán ăn hoặc thèm ăn, nhạy cảm với mùi vị,..
+ Đi tiểu nhiều: Khi mới mang thai thì mẹ bầu cũng thường xuyên có dấu hiệu đi tiểu nhiều lần.
+ Mệt mỏi: khi mang thai, nội tiết tố trong trong cơ thể mẹ bầu bị rối loạn, mất cân bằng gây cảm giác mệt mỏi, kiệt sức,…
Những dấu hiệu mang được nêu ở trên có thể có ở các mẹ bầu nhưng cũng có những mẹ bầu không có đầy đủ các dấu hiệu này hoặc có những dấu hiệu khác không được đề cập ở trên.
Vì thế, để chắc chắn hơn việc mình đang mang thai thì ngoài việc thử que, chị em cũng nên thực hiện xét nghiệm máu beta – HCG phát hiện mang thai sớm nhằm chủ động và có biện pháp chăm sóc thai kỳ an toàn.
Làm gì khi mang thai 2 tuần tuổi
Khi biết mình mang thai, đặc biệt là những mẹ mới mang thai lần đầu, nhiều mẹ bầu không khỏi băn khoăn làm gì khi mang thai trong tháng đầu tiên để có thai kỳ khỏe mạnh?
Các chuyên gia y tế về sản phụ khoa khuyên mẹ bầu khi mang thai trong tháng đầu tiên, mang thai 2 tuần tuổi, mẹ bầu cần lưu ý:
+ Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý và cần tránh hoạt động mạnh, không nên làm việc nặng.
+ Có chế độ ăn uống hợp lý, bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi như protein, sắt, canxi, vitamin, a xít folic,…
+ Luôn giữ cho tâm trạng vui vẻ và thoải mái, tránh lo lắng và căng thẳng, stress.
+ Không được uống rượu, bia, hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích, các loại đồ uống có cồn, các loại đồ ăn thực phẩm tươi sống…
+ Chú ý thăm khám thai định kỳ để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh.
Trang
Nguồn: Đời sống pháp luật (https://www.doisongphapluat.com/doi-song/suc-khoe-lam-dep/thai-2-tuan-sieu-am-co-thay-khong-va-nhung-dieu-can-biet-a306173.html)
Những Điều Cần Biết Về Vitamin Trong Khi Mang Thai
A: Nên bắt đầu sử dụng từ ba tháng trước khi mang thai, vì trứng bắt đầu phát triển trong ba tháng trước khi rời khỏi buồng trứng. Đây là thời điểm thích hợp nhất để bổ sung dưỡng chất. Bạn nên bắt đầu với axit folic hàm lượng 600 mcg mỗi ngày
Q: Những vitamin và khoáng chất nào quan trọng nhất và tại sao?
A: Ba chất dinh dưỡng quan trọng nhất là axit folic, sắt và canxi. Axit folic giúp ngăn ngừa khuyết tật ở thần kinh. Sắt giúp cung cấp oxy cho bé và ngăn ngừa thiếu máu ở mẹ. Canxi giúp xây dựng xương của bé và ngăn ngừa thiếu hụt xương ở người mẹ
Q: Có phải các loại vitamin trước khi sinh giống nhau?
A: Không. Vitamin được kê đơn không bắt buộc phải chứa các chất dinh dưỡng nhất định. Có nhiều công thức khác nhau với nồng độ mỗi chất dinh dưỡng khác nhau. Nếu bạn có vấn đề nhất định về sức khỏe, bác sĩ sẽ kê đơn để bổ sung các chất dinh dưỡng bỗ sung để đáp ứng nhu cầu của bạn
Q: Ngoài Vitamin, có cần sử dụng thêm chất khác không?
A: Các loại thực phẩm chức năng chứa canxi không đáp ứng đủ nhu cầu trong thời kì mang thai. Phụ nữ mang thai cần 1000 mg canxi mỗi ngày. Tuy nhiên các loại thuốc trên thị trường chỉ chứa 150 – 250 mg, vì nếu chứa quá nhiều canxi , thuốc sẽ trở nên không ổn địnhy.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai thường thiếu vitamin D. Bạn nên phơi nắng từ khoảng 30 phút , 2 lần mỗi tuần để bổ sung lượng vitamin D thiếu hụt.
Hơn nữa, phụ nữ mang thai nên bổ sung 200mg DHA mỗi ngày.
Q: I-Ốt có phải là chất quan trọng không? Làm cách nào bổ sung I-Ốt?
A: Một số thực phẩm chức năng có chứa I-ốt. Tuy nhiên, nếu không tìm thấy loại nào chứa i-ốt, bạn có thể dung muối i-ốt, với hàm lượng nửa thìa cà phê (chứa khoảng 190 mcg i-ốt).
Q: Người ăn chay nên bổ sung vitamin và khoáng chất bằng cách nào?
A: Vì người ăn chay trường không tiêu thụ các sản phẩm từ động vật, các chất dinh dưỡng họ thường thiếu gồm vitamin B12, kẽm, sắt, omega 3, DHA. Các chất này có thể tìm thấy trong tảo. Khi mua vitamin tổng hợp, bạn nên xem kĩ các thành phần trên bào bì.
Q: Làm cách nào uống thuốc nếu bị ốm nghén thường xuyên?
A: Nếu thường xuyên ốm nghén, bạn nên uống thuốc trước khi ngủ. Như thế, bạn sẽ ngủ qua cơn nghén.
Những chất dinh dưỡng quan trọng cho phụ nữ mang thai:
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Về Siêu Âm Thai Trong Suốt Thai Kỳ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!