Xu Hướng 3/2023 # Những Mũi Tiêm Phòng “Quan Trọng” Cho Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Những Mũi Tiêm Phòng “Quan Trọng” Cho Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Những Mũi Tiêm Phòng “Quan Trọng” Cho Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Việc tiêm phòng một số bệnh với phụ nữ mang thai rất quan trọng, đặc biệt với những phụ nữ mang thai lần đầu. Bài viết này Lily & WeCare xin giới thiệu tới bạn đọc những mũi tiêm phòng phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm, kể cả trước và trong khi mang thai

1. Những mũi tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần đầu trước khi mang thai

Vaccine Rubella

Rubella là một loại virus lây qua đường hô hấp, thường gặp phải ở tuần thứ 12 của thai kỳ. Virus Rubella dễ dàng lây từ mẹ sang thai nhi qua đường máu, phá hủy hoặc làm chậm sự phát triển của thai nhi, làm thai chết lưu hoặc các khuyết tật về não, mắt, tai, tim (Hội chứng Rubella bẩm sinh) khi trẻ sinh ra.

Vì những tác hại của bệnh Rubella, các bác sĩ khuyên nên tiêm phòng vaccine Rubella trước khi mang thai 3 tháng để tránh cho sản phụ nhiễm virus trong thời kỳ mang thai.

Vaccine thủy đậu

Theo các số liệu thống kê, tỷ lệ phụ nữ mang thai tử vong do thủy đậu cao nhất trong số các trường hợp mắc bệnh thủy đậu. Có thể nói thêm những ảnh hưởng của thủy đậu tới sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi như sau:

Vào tuần thứ 8 đến tuần thứ 12 của thai kỳ, tỷ lệ thai nhi nhiễm thủy đậu bẩm sinh lên đến 0.4%, gây nên sẹo trên da, đầu nhỏ, các bệnh lý về võng mạc mắt, nhẹ cân, đục thủy tinh thể, chậm phát triển… Nếu nghiêm trọng, có thể dẫn đến thai chết lưu, sảy thai.

Từ tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, tỷ lệ thai nhi nhiễm thủy đậu bẩm sinh là 2%

Đặc biệt, nếu người mẹ nhiễm thủy đậu trước khi sinh 5 ngày hoặc sau khi sinh 2 ngày, tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm thủy đậu và tử vong tăng lên đến 25% đến 30% mà nguyên nhân chủ yếu là do thủy đậu lan tỏa tử mẹ sang con.

Chính vì vậy, việc tiêm phòng vaccine thủy đậu với phụ nữ mang thai, đặc biệt phụ nữ mang thai lần đầu là rất quan trọng. Kể cả trường hợp thai phụ đã tiêm phòng thủy đậu khi còn nhỏ, cũng nên tiêm thêm 1 mũi vaccine thủy đậu trước khi có ý định mang thai ít nhất 1 tháng.

Phụ nữ mang thai lần đầu nên lựa chọn cơ sở y tế tin cậy để tiêm phòng bệnh

Vaccine viêm gan siêu vi B

Viêm gan siêu vi B là bệnh lý do virus gây ra, rất dễ dàng truyền từ mẹ sang con theo đường máu và đường dịch cơ thể. Nếu phụ nữ mang thai nhiễm virus viêm gan B, tỷ lệ truyền cho thai nhi ở 3 tháng giữa thai kỳ là 10% đến 20%, ở 3 tháng cuối thai kỳ là 90%. Vaccine viêm gan siêu vi B có thể tiêm trước hoặc trong thời gian mang thai.

Một điều cần lưu ý trước khi tiêm phòng vaccine viêm gan siêu vi B là cần làm xét nghiệm huyết thanh học đối với cả 2 vợ chồng, nhằm phòng tránh nguy cơ trẻ sinh ra mắc viêm gan siêu vi B bẩm sinhVaccine cảm cúm

Vaccine cảm cúm

Cảm cúm là bệnh dễ gặp nhất, đặc biệt là trong thời tiết chuyển mùa, thay đổi thất thường của Việt Nam. Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu mắc cảm cúm sẽ dẫn đến nguy cơ cao thai nhi bị dị tật. Vaccine cảm cúm có thể tiêm phòng trước hoặc trong khi mang thai đều an toàn do được điều chế từ virus cúm đã được làm chết hoàn toàn.

Cảm cúm trong thời gian mang thai rất nguy hiểm cho thai nhi

2. Những mũi tiêm phòng cho phụ nữ mang thai lần đầu trong khi mang thai

Vaccine uốn ván

Trong thời gian mang thai, đối với phụ nữ mang thai lần đầu cần tiêm phòng 2 mũi vaccine uốn ván: mũi đầu nên tiêm từ tuần thứ 22 trở đi, mũi nhắc lại tiêm cách mũi đầu 1 tháng. Thời gian muộn nhất để tiêm mũi đầu là tuần thứ 26, mũi nhắc lại là tuần thứ 30 để tránh sinh non.

Phụ nữ mắc uốn ván trong thời gian mang thai có thể dẫn đến thai chết lưu, gây tử vong trẻ sơ sinh khi chào đời.

Hiện nay, tại các cơ sở y tế, dịch tễ đều có triển khai dịch vụ tiêm phòng trước và trong khi mang thai. Nếu có ý định mang thai, đặc biệt là phụ nữ mang thai lần đầu còn chưa có nhiều kinh nghiệm, nên đến những cơ sở này để được tư vấn về lịch tiêm phòng chính xác và đầy đủ nhất, nhằm bảo vệ sức khỏe của bản thân trong suốt thời gian mang thai cũng như đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi.

Nên Tiêm Phòng Những Mũi Gì Trước Khi Mang Thai &Amp; Giá Các Mũi Tiêm Ngừa

nên tiêm phòng những mũi gì trước khi mang thai và trước bao lâu là vấn đề các mẹ cần tham khảo trước khi quyết dịnh có baby trong năm nay, năm 2017 hay 2018 sắp tới. Danh sách các mũi tiêm quan trọng và cần thiết tiêm đó là: rubella, quai bị, sởi, cúm, viêm gan b, bạch hầu, uống ván. Đa số các mũi tiêm đều được khuyến cáo nên tiêm trước khi mang thai là 3 tháng để có tác dụng tốt nhất.

Những ai nên tiêm phòng viêm gan B?

Lịch tiêm phòng cho bà bầu mang thai lần 2 chính xác nhất

I/ nên tiêm phòng những mũi gì trước khi mang thai

Đây là danh sách những mũi tiêm phòng cần thiết trước khi mang thai được viện Pasteur và các bác sĩ chuyên khoa sinh sản khuyến cáo các bà mẹ đang có ý định sinh con vào năm 2017, 2018 hay các năm sau này nên tiêm phòng đầy đủ trước khi quyét định có baby như ý muốn. Trong 07 loai bênh được tiêm phognf truóc khi mang thai thì có thể được chia làm 04 mũi tiêm do mũi tiêm phòng sởi quai bị rubella được gom vô làm 1 mũi chung.

1/ tiêm phòng viêm gan b trước khi mang thai

Phụ nữ có thể bị lây nhiễm viêm gan B bất cứ lúc nào trước hoặc trong thời gian mang thai.

Nếu mẹ mang thai bị lây nhiễm trong 3 tháng đầu của thai kì thì khả năng lây nhiễm 1%, nhưng nếu mẹ bị lây nhiễm trong 3 tháng giữa, nguy cơ lây nhiễm cho trẻ là 10-20%, nguy cơ tăng lên 90% khi mẹ bị lây nhiễm trong 3 tháng cuối của thai kì.

Vì vậy, phụ nữ nên tiêm phòng viêm gan B trước khi mang bầu.

tiêm phòng viêm gan b trước khi mang thai bao lâu: nên tiêm phòng viêm gan B 3 tháng trước khi mang thai.

2/ tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai

có nên tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai: Khi mẹ mang bầu không được tiêm phòng thủy đậu, khả năng gây dị tật cho trẻ phụ thuộc vào thời điểm mẹ mang bầu.

Tuần thứ 8-12 của thai kì tỉ lệ trẻ bị hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 0,4%, biểu hiện có sẹo trên da hoặc các dị tật khác như tật đầu nhỏ, teo võng mạc, đục t hủy tinh thể, nhẹ cân, chậm phát triển tâm thần…

Ba tháng giữa, tuần 13-20 của thai kì, hội chứng thủy đậu bẩm sinh là 2%

Mẹ bị thủy đậu trước khi sinh 5 ngày và 2 ngày sau sinh, tỉ lệ tử vong bé sơ sinh là 25-30% trường hợp bị nhiễm.

tiêm phòng thủy đậu trước khi mang thai mấy tháng: Phụ nữ nên tiêm phòng bệnh thủy đậu một lần duy nhất và ít nhất 3 tháng trước khi mang bầu.

3/ tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai

có nên tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai: Uốn ván là một chứng bệnh tác động đến hệ thần kinh trung ương, gây co cứng và rối loạn nhận thức. Nhiễm uốn ván khi mang thai có thể gây nen tình trạng thai chết lưu.

tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai bao lâu: phụ nữ có thai chưa chích uốn ván cần chích đủ 2 mũi khi mang thai lần 1, 1 mũi khi mang thai lần 2 (khi lần một đã chích đủ) và ngưng trước sinh 1 tháng. Thuốc vô hại với thai nhi.

tiêm phòng cúm trước khi mang thai

tiêm phòng cúm trước khi mang thai bao lâu: Nên tiêm trước khi mang thai 3 tháng để phòng dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch khi mẹ nhiễm cúm trong 3 tháng đầu. Thuốc ngừa cúm thường có tác dụng trong 1 năm, những trường hợp chưa tiêm phòng cúm và có xuất hiện triệu chứng hắt hơi, chảy mũi, khó thở, cần đi khám sớm, ngỉ ngơi, uống đủ nước và theo dõi thai kì chặt chẽ hơn.

4/ tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai

3 mũi tiêm này có thể tiem chung vào 1 mũi tổng hợp nên nhiều trường hợp được tính đây là mũi thứ 4 trong 4 mũi tiêm cần thiết cho mẹ bầu trước khi mang thai.

4.1/ tiêm phòng sởi trước khi mang thai

Nếu mẹ mắc sởi khi mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu có nguy cơ dị dạng thai nhi là rất lớn. Tháng đầu mang thai mẹ mắc sởi thì tỉ lệ dị tật bẩm sinh ở trẻ là 50%, tháng thứ 2 là 22%, tháng thứ 3 là 6%.

Còn ở giai đoạn tiếp theo của thai kì thì nguy cơ bị sẩy thai, thai chết lưu, đẻ non hoặc thai nhiễm sởi tiên phát… Mẹ đã từng mắc sởi hoặc tiêm sởi khi còn nhỏ thì không cần chích nữa. Phụ nữ nên tiêm phòng trước khi mang thai ít nhất 3 tháng.

4.2/ tiêm phòng quai bị cho người lớn

Hiện chưa có bằng chứng khẳng định quai bị gây dị tật cho thai nhi, nhưng nếu mẹ mắc quai bị khi mang thai sẽ có nguy cơ sẩy thai. Hiện nay dã có mũi tổng hợp phòng sởi – quai bị – rubella, tiêm trước khi mang thai 3 tháng. Trong quá trình tiêm các mũi vắcxin phòng bệnh, phụ nữ bắt buộc phải sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn. Nếu không may mang thai trong quá trình tiêm, cần đi khám để được tư vấn các nguy cơ từ bác sĩ sản khoa. Ngoài việc tiêm phòng, cũng cần đi khám sức khoẻ tổng quát để phát hiện và điều trị ổn định bệnh trước khi mang thai.

tiêm phòng rubella trước khi mang thai

Nếu nhiễm Rubella trong ba tháng đầu của thai kì có thể gây sảy thai hoặc nhiều dị tật bẩm sinh cho trẻ như mù, điếc, suy dinh dưỡng bào thai, dị tật ở tim…

tiêm phòng rubella trước khi mang thai mấy tháng: Vì vậy trước khi mang thai 3 tháng, phụ nữ nên đi tiêm phòng Rubella một mũi duy nhất. Phụ nữ đã được bác sĩ chẩn đoán hoặc xét nghiệm dương tính thì không cần chích ngừa.

II/ giá các mũi tiêm phòng trước khi mang thai

1/ tiêm phòng trước khi có bầu ở đâu

Địa điểm tiêm phòng trước khi có bầu các mẹ có thẻ đến trung tâm y tế phương, quận nơi mình cư trú để tiêm phòng các mũi tiêm cần thiết như trên.

Nếu các mẹ ở TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội thì có thể đến các địa điểm sau để đăng ký chích ngừa tốt nhất nhé.

1.1/ tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu hà nội

Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội số 70-72 Nguyễn Chí Thanh.

Trung tâm Y tế dự phòng, 50C Hàng Bài.

Phòng tiêm chủng quốc tế, số 3 Ông Bích Khiêm.

Trung tâm tiêm phòng, số 35 Trần Bình, Mai Dịch, Cầu Giấy (Đối diện Viện 198).

Phòng tiêm chủng SAFPO, 135 Lò Đúc.

1.2/ tiêm phòng trước khi mang thai ở đâu tphcm

Viện Pasteur, 167 Pasteur, Q.3. ĐT: (08) 8320352 – 8202835

Bệnh viện Từ Dũ, 284 Cống Quỳnh, Q.1. ĐT: (08) 5404 2829

Bệnh viện Đại học Y Dược, 221B Hoàng Văn Thụ, Q. Phú Nhuận. ĐT (08) 3844 2756

có nên tiêm ngừa trước khi mang thai không , những mũi tiêm phòng cần thiết trước khi mang thai, không tiêm phòng rubella trước khi mang thai, tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai, tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai bao lâu, có nên tiêm phòng uốn ván trước khi mang thai, tiêm phòng sởi quai bị rubella trước khi mang thai

Những Mũi Tiêm Phòng Cần Nắm Rõ Trước Khi Mang Thai

Tiêm phòng trước khi mang thai là điều rất cần thiết và phổ biến hiện nay. Tuy nhiên, trước khi mang thai cần tiêm phòng những bệnh gì các mẹ nên tìm hiểu kỹ để lựa chọn đúng loại vacxin và có thời gian tiêm phòng phù hợp.

Giai đoạn mang thai, sức đề kháng của các chị em thường yếu hơn, nên dễ mắc bệnh tật cao hơn. Lúc này dễ mắc các bệnh cơ hội, ví dụ chỉ cần mệt mỏi một chút các vi khuẩn cúm có thể tấn công gây ra bệnh, khiến mẹ bầu sốt, gây ra hậu quả khôn lường đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Chính vì vậy, tiêm phòng trước khi mang thai sẽ là cách bảo vệ mẹ và bé hiệu quả trước những nguy hiểm bệnh tật rình rập.

Trước khi mang thai cần tiêm phòng những bệnh gì?

Trước khi mang thai, các chị em cần phải tiêm phòng các bệnh sau:

Mũi 3 trong 1 Sởi – Quai bị – Rubella (MRR)

+ Bệnh Sởi: Mắc bệnh sởi khi mang thai thì thai nhi bị dị dạng cao, thai phụ hay gặp các biến chứng sản khoa như sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

+ Quai bị: Trong 3 tháng đầu thai kỳ các chị em thường dễ mắc bệnh này. Bệnh khiến cho phụ nữ dễ nhiễm khuẩn buồng trứng, các tế bào trứng bị phá hủy khó thụ thai, thậm chí là vô sinh.

+ Rubella: Có thể ảnh hưởng lên não, tim, tai và mắt của thai nhi gây dị tật nghiêm trọng.

Bệnh thủy đậu

Từ nhỏ nhiều chị em đã được chích ngừa thủy đậu. Tuy nhiên, vẫn nên kiểm tra lại và cần tiêm ngừa bệnh này ít nhất là trước 3 tháng khi có bầu. Nếu mắc thủy đậu, khi sinh em bé dễ bị tật.

Tiêm phòng viêm gan siêu vi B

Virus viêm gan B có thể lây truyền qua đường máu và dịch cơ thể, nên thai phụ rất dễ mắc bệnh này nếu như tiếp xúc với người bệnh. Viêm gan siêu vi B cần tiêm 3 mũi trong vòng 4 tháng. Nên các chị em cần cân nhắc để tiêm phòng trước khi mang thai sao cho phù hợp với lịch tiêm chủng.

Bệnh cúm

Bênh cúm dễ mắc vào 3 tháng đầu thai kỳ. Tiêm phòng cúm chỉ có hiệu lực trong vòng 12 tháng, do vậy nếu chị em nào chưa kịp thời tiêm phòng hoặc đã tiêm phòng nhưng hết hạn thì vẫn có thể chích ngừa cúm trong khi mang thai.

– Viêm gan A: Cần tiêm phòng trước 6 tháng mang thai. Bênh này có thể tử vong vì vậy chị em không nên coi thường.

– Ung thư cổ tử cung: Trong độ tuổi sinh sản, các chị em thường hay mắc căn bệnh này. Bệnh này cần tiêm phòng 3 mũi, thời gian tiêm kéo dài trong 6 tháng, nên chị em cần căn thời gian thích hợp để tiêm phòng.

– Tiêm phòng uốn ván: Mũi tiêm này có thể thực hiện trước khi mang thai hoặc vào tháng thứ 5-6 của thai kỳ. Giá tiêm phòng trước khi mang thai là bao nhiêu?

– Rubella: 128.000vnđ.

– Sởi: 128.000vnđ

– Thủy đậu: VARIVAX – USA 700.000vnđ/ OKAVAX – PHÁP 450.000vnđ

– Viêm gan siêu vi B: HEPAVAX – Gene TF 20mcg/1ml 135.000vnđ

– Cúm: VAXIGRIP (0.5ml) – PHÁP 225.000vnđ

– Sởi + quai bị + rubella: PRIORIX -BỈ 165.000vnđ

Tùy theo từng thời điểm mà mức giá này có sự chênh lệch chút ít. Tuy nhiên, sự chênh lệch sẽ không quá nhiều.

Tiêm phòng trước khi mang thai cần lưu ý những gì?

– Cần tìm hiểu thời gian tiêm phòng của từng mũi chích ngừa. Nắm rõ mình cần tiêm những vacxin gì để trao đổi với bác sĩ. Cần tiêm đúng thời điểm, có độ giãn cách hợp lý trước khi mang thai. Phần lớn các mũi tiêm phòng thường thực hiện trước 3-6 tháng khi thụ thai.

– Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ nếu trong thời gian tiêm phòng mà bạn đã mang thai.

– Cần tiêm phòng càng sớm càng tốt, không nên trì hoãn đến lúc gần có thai rồi mới tiêm phòng.

Khi đã có kế hoạch sinh nở, các chị em cần chủ động đi tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo điều kiện tốt nhất khi mang thai.

Cùng Chuyên Mục

Bình Luận Facebook

Những Mũi Tiêm Phòng Không Thể Thiếu Cho Các Mẹ Bầu Và Lịch Tiêm Cụ Thể

Tiêm phòng vắc-xin cho bà mẹ mang thai là cách tốt nhất để giảm thiểu những rủi ro cho mẹ và thai nhi trong 9 tháng thai kỳ.

Khi mang thai sức đề kháng của người phụ nữ yếu hơn bình thường, do đó nguy cơ mắc bệnh cũng sẽ tăng lên, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của người mẹ và sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, tiêm phòng cho bà bầu là biện pháp đơn giản và hiệu quả giúp bảo vệ mẹ và bé yêu tránh khỏi nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, nhất là trong giai đoạn tình hình dịch bệnh ngày một gia tăng và diễn biến phức tạp như hiện nay.

Những vắc-xin cần tiêm trước khi mang thai

Vắc-xin kết hợp sởi – quai bị – Rubella: Cả ba bệnh này đều dễ lây qua đường hô hấp, trong quá trình mang thai, nếu mẹ mắc 1 trong 3 bệnh này sẽ ảnh hưởng lớn đến thai nhi, có nguy cơ khiến thai bị dị tật, suy dinh dưỡng thai, chết lưu hoặc sinh non… Vi rút Rubella gây ảnh hưởng đến não, tim, tai và mắt của thai nhi, thậm chí có thể để lại di chứng đáng tiếc khi trẻ được sinh ra.

Thủy đậu: Nếu trước đây mẹ chưa từng tiêm vắc-xin thủy đậu hoặc chưa từng mắc thủy đậu hay không có kháng thể chống thủy đậu thì nên tiêm vắc-xin phòng thủy đậu bởi đây cũng là căn bệnh nguy hiểm có khả năng khiến trẻ sinh ra bị thủy đậu bẩm sinh, bị dị tật đầu nhỏ, gồng cứng tay chân, bại não…

Viêm gan B: Viêm gan virut B là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có nguy cơ gây xơ gan, viêm gan và có thể lây truyền từ mẹ sang con trong quá trình chuyển dạ và sinh nở. Do đó để phòng bệnh cho trẻ cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân, các bà mẹ nên làm xét nghiệm viêm gan B, dựa vào đó bác sĩ sẽ tư vấn về việc tiêm phòng.

Cúm: Mẹ mắc cúm trong quá trình mang bầu cũng ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi, có nguy cơ khiến con gặp dị tật, đặc biệt là trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối mang thai. Khi mẹ tiêm vắc-xin phòng cúm sẽ giúp giảm tỷ lệ trẻ sơ sinh mắc tim bẩm sinh hay dị tật sứt môi, hở hàm ếch. Vắc-xin phòng cúm thường có hiệu lực trong vòng 1 năm.

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Đây là loại vacxin phối hợp có thể giúp phòng những bệnh trên hiệu quả cho con. Số lượng tiêm là 1 lần duy nhất. Bạch hầu và ho gà là những căn bệnh có thể lây trực tiếp qua đường hô hấp nên khả năng mắc phải trong quá trình mang bầu là rất cao. Uốn ván có thể gặp nếu chủ quan trước những vết thương, vì loại vi khuẩn này tồn tại rất bền vững trong môi trường tự nhiên.

Các mũi tiêm phòng cho bà bầu trong khi mang thai

Trước khi mang thai chị em cần thực hiện đầy đủ các mũi tiêm trên để chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ. Và trong khi mang thai, việc tiêm phòng cho mẹ bầu cũng vô cùng quan trọng. Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần được tiêm vắc-xin uốn ván để phòng uốn ván cho cả mẹ và con. Nếu đang mang thai lần đầu, trong 5 năm trở lại đây chưa từng tiêm vắc- xin uốn ván thì mẹ bầu sẽ phải tiêm 2 mũi, mũi đầu và mũi nhắc lại sau ít nhất 4 tuần và tối thiểu cách thời điểm dự sinh 1 tháng. Ngoài ra, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm Kiểm soát và Dự phòng dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo: Phụ nữ mang thai có thể tiêm vắc-xin phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván vào tuần thai từ 27-35 tuần để phòng ho gà sớm cho trẻ sơ sinh nếu trước khi mang bầu chưa tiêm vắc-xin này.

Lịch tiêm phòng cụ thể

Thời gian tiêm phòng thích hợp nhất:

Trước khi mang thai

Mũi tiêm 3 trong 1 (sởi, quai bị, rubella): Tiêm phòng trong 3-6 tháng trước khi có thai, muộn nhất là trước khi có bầu 1- 3 tháng.

Tiêm phòng viêm gan B: Vắc-xin có thể tiêm vào trước hoặc trong khi mang thai. Tốt nhất là nên tiêm trước khi có thai để có sự chuẩn bị tốt nhất về sức khỏe.

Cúm: Vắc-xin phòng cúm nên tiêm trước khi mang thai ít nhất 1 tháng và sau đó nên tiêm nhắc lại hàng năm.

Bạch hầu – ho gà – uốn ván: Tiêm 1 mũi duy nhất trong độ tuổi 4-64 tuổi.

Trong mang thai

Đối với mang thai lần đầu: Nên tiêm 2 mũi uốn ván trong quá trình mang bầu. Mũi đầu tiên có thể tiêm từ tuần 20 trở đi. Sau một tháng, tiêm nhắc lại mũi thứ 2. Tuy nhiên, cần đảm bảo mũi 2 phải được tiêm trước khi sinh ít nhất là 1 tháng.

Lần có thai sau: Chỉ tiêm 1 mũi vắc xin phòng uốn ván nếu lần có thai trước đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng uốn ván.

Một số lưu ý khi tiêm phòng

Sau khi vắc-xin đã vào cơ thể có thể gây ra một số phản ứng không mong muốn như sốt nhẹ sau khi tiêm, sưng đau tại vị trí tiêm. Người mẹ có thể thực hiện các biện pháp như chườm khăn ấm, dùng khăn ấm lau người, bổ sung rau xanh và trái cây giàu vitamin để giảm nhẹ các triệu chứng. Tuy nhiên, nếu thời gian sốt quá lâu từ 3 đến 4 ngày, với các biểu hiện nặng như sốt cao, mệt mỏi, ngủ li bì thì nên đến bệnh viện để kiểm tra kịp thời.

Nên đi tiêm phòng ở đâu?

Trung tâm y tế dự phòng hay các bệnh viện sản khoa, bệnh viện đa khoa, viện vệ sinh dịch tễ… đều có dịch vụ tiêm chủng. Những chị em ở các thành phố lớn nên đi tiêm tại các trung tâm y tế dự phòng của thành phố hoặc các bệnh viện lớn, các cơ sở uy tín được chứng nhận cấp phép bởi Bộ Y tế để đảm bảo chất lượng và an toàn.

Đỗ Hương

ad syt ad

Bà Bầu Cần Tiêm Phòng Mấy Mũi Vắc Xin Trước Khi Sinh?

1. Tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Trong thời gian mang thai, tất cả phụ nữ đều được khuyến cáo tiêm phòng vắc xin uốn ván theo quy định được ban hành bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván (còn gọi là phong đòn gánh) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn Clostridium tetani phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Bệnh gây tổn thương thần kinh, khiến các cơ bắp cũng bị cứng và tê liệt. Nếu không chữa trị kịp thời, các cơ hô hấp sẽ ngưng hoạt động, dẫn đến tử vong.

Bệnh thường khởi phát sau các tổn thương, trung bình khoảng 7 ngày. Dấu hiệu nhận biết bệnh: co cứng cơ, đau cơ, xuất hiện chủ yếu ở cơ nhai, cơ gáy, cơ thân.

Nguyên nhân gây bệnh uốn ván chủ yếu do bị trầy xước, vết rách da, vết chích da, vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với vi khuẩn uốn ván. Loại vi khuẩn này có mặt ở khắp nơi và chủ yếu được tìm thấy trong đất, cát bụi, phân gia cầm, gia súc, cống rãnh, dụng cụ phẫu thuật không tiệt trùng kỹ lưỡng, sắt thép gỉ.

Vì sao bà bầu cần tiêm phòng uốn ván?

Uốn ván là bệnh nguy hiểm với tỷ lệ tử vong có thể lên đến 90%. Đặc biệt, uốn ván ở trẻ sơ sinh gây tử vong trên 95%.

Một số người vì thiếu thông tin, chủ quan hoặc e ngại trước nhiều thông tin tiêu cực về vắc xin nên đã không tiêm chủng uốn ván trước và trong thời kỳ mang thai. Vì vậy cơ thể người mẹ hoàn toàn không có miễn dịch với bệnh uốn ván khiến khả năng mắc bệnh cao hơn. Ngoài ra, trẻ sơ sinh cũng có thể mắc bệnh uốn ván bất cứ lúc nào, do không có miễn dịch ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Hơn nữa, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao hơn khi sinh nở tại các cơ sở y tế không đáp ứng điều kiện vô trùng. Đặc biệt, khi sinh tại nhà, dùng dụng cụ chưa được khử trùng nước sôi đúng cách để cắt rốn cho trẻ khiến nguy cơ trẻ sơ sinh bị uốn ván tăng cao.

Tất cả phụ nữ mang thai nên tiêm phòng uốn ván để bảo vệ cho cả mẹ và bé Bà bầu cần tiêm phòng mấy mũi uốn ván?

Đối với phụ nữ mang thai lần đầu, trước đó chưa tiêm phòng uốn ván cần được tiêm phòng 2 mũi:

– Mũi 1 bắt đầu tiêm càng sớm càng tốt, thường bắt đầu từ tháng thứ 5 của thai kỳ.

– Mũi thứ 2 được tiêm sau mũi đầu tiên 1 tháng và trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

Đối với phụ nữ mang thai sinh con thứ 2, chỉ cần tiêm 1 mũi nếu đã tiêm đủ 2 mũi khi có con lần 1.

2. Tiêm phòng bạch hầu – ho gà – uốn ván (ADACEL)

Ho gà là bệnh truyền nhiễm lây lan nhanh qua đường hô hấp, do sự xâm nhập của vi khuẩn Bordetella pertussis. Bệnh khá nguy hiểm, nếu diễn biến nặng có thể dẫn đến tử vong.

ADACEL (Pháp) là loại vắc xin có tác dụng tạo miễn dịch chủ động nhằm phòng bệnh ho gà, bạch hầu và uốn ván. Các nghiên cứu cho thấy, thai phụ tiêm vắc xin này có khả năng phòng bệnh cho bản thân và trẻ sơ sinh cao gấp 6,39 lần so với thai phụ không tiêm.

Mẹ bầu cần tiêm 1 mũi duy nhất từ 28 – 36 tuần thai kỳ.

3. Tiêm phòng cúm (bất hoạt) trong thai kỳ

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của phụ nữ thường suy giảm để thích ứng với thai nhi đang phát triển. Do đó, cơ thể thai phụ có nguy cơ cao bị vi khuẩn, virus tấn công. Một trong những bệnh lây truyền qua đường hô hấp dễ gặp nhất là cảm cúm. Đặc biệt với thai phụ 3 tháng đầu bị cúm rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi, gây ra dị tật bẩm sinh, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân. Vì vậy tiêm phòng cúm là cách tốt nhất để bảo vệ cơ thể mẹ và con. Ngay khi trẻ chào đời, kháng thể chống cúm trong cơ thể người mẹ vẫn được truyền qua con và bảo vệ trẻ trong 6 tháng đầu.

Bà mẹ mang thai có tiêm vắc xin cúm sẽ truyền kháng thể này cho con qua nhau thai

Vắc xin cúm với 1 LIỀU duy nhất được điều chế từ virus bất hoạt nên an toàn cho phụ nữ mang thai. Nên tiêm càng sớm càng tốt, vào bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ, tốt nhất là trước mùa cúm (thông thường từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).

4. Một số lưu ý tiêm phòng trong thai kỳ

Một số vắc xin nên tránh dùng cho thai phụ: Viêm gan A, Sởi – Quai bị – Rubella (MMR), Thủy đậu (Varicella), Phế cầu (Pneumococcal), Bại liệt (OPV dạng uống). Các vắc xin này nên tiêm trước khi mang thai và tiêm ngay khi có kế hoạch mang thai.

Trong trường hợp mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng. Ngoài ra, trong quá trình mang thai muốn tiêm phòng cũng nên gặp bác sĩ để được xét nghiệm và tư vấn.

Không tiêm phòng khi người đang bị sốt hoặc mắc bệnh cúm, viêm gan, bệnh khớp…

Tại vị trí tiêm có thể bị buốt hoặc phồng sau tiêm, nhiều trường hợp sốt nhẹ sau khi về nhà. Đây là phản ứng bình thường khi vắc xin vào cơ thể không nên quá lo lắng.

Nên chọn cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Trước khi tiêm ngừa, bác sĩ tại CarePlus thăm khám cẩn thận cho các thai phụ

5. CarePlus – địa chỉ tiêm ngừa đáng tin cậy

Tại chúng tôi nhiều phụ nữ mang thai đã chọn Hệ thống Phòng khám Quốc tế CarePlus để tiêm ngừa đầy đủ trong thai kỳ. Đến với CarePlus, mẹ bầu không phải mất thời gian chờ đợi hàng giờ, được bác sĩ tư vấn tận tình về tiêm vắc xin để bản thân và gia đình an tâm tuyệt đối.

Những ưu điểm vượt trội của dịch vụ tiêm ngừa tại CarePlus:

Bài viết được sự tư vấn của BS. CK1. Phạm Thị Ngọc Tuyết

Thủ tục đơn giản, thoải mái, không mất nhiều thời gian chờ đợi.

Khám và sàng lọc trước tiêm: bác sĩ tìm hiểu về bệnh sử, đánh giá chung về thể trạng và chỉ định xét nghiệm nếu cần thiết. Sau khi có đầy đủ thông tin y khoa, thai phụ sẽ nhận được lịch tiêm cụ thể của mình.

Tư vấn trước khi tiêm rõ ràng về loại vắc xin, bảng giá, nước sản xuất, hạn sử dụng, vị trí tiêm. Khách hàng có thể hiểu rõ hơn về loại vắc xin mình được tiêm.

Theo dõi các phản ứng sau tiêm ít nhất 30 phút tại khu vô trùng sạch sẽ. Phòng khám luôn chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc chống sốc để kịp thời ứng phó với các tình huống bất ngờ có thể xảy ra.

Như vậy, bà bầu cần tiêm phòng ít nhất 2 mũi vắc xin uốn ván trong thời gian mang thai. Ngoài ra, các chị em thai phụ có thể chủ động tiêm các mũi vắc xin khác theo chỉ định của bác sĩ. Liên hệ Phòng khám Quốc tế CarePlus để được tư vấn, xét nghiệm kháng thể và chỉ định lịch tiêm chủng phù hợp nhất với thể trạng, gọi Hotline 1800 6116 (tổng đài miễn cước).

Cập nhật thông tin chi tiết về Những Mũi Tiêm Phòng “Quan Trọng” Cho Phụ Nữ Mang Thai Lần Đầu trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!