Bạn đang xem bài viết Những Siêu Âm, Xét Nghiệm Mẹ Phải Làm Trong Quá Trình Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ khi thụ thai thành công cho đến ngày khai hoa nở nhụy có biết bao các xét nghiệm, siêu âm được thực hiện nhằm kiểm tra sức khỏe em bé trong bụng và tầm soát các dị tật bẩm sinh nếu có. Vậy có tất cả bao nhiêu xét nghiệm bạn có thể phải làm trong giai đoạn bầu bí?
I. XÉT NGHIỆM PHỤC VỤ CHO VIỆC CHẨN ĐOÁN CÓ THAI 1. Thử nước tiểu Kiểm tra khả năng mang thai bằng que thử
Với xét nghiệm này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà chỉ với một que thử. Que thử thai hiện nay đều dùng để đo nồng độ hormone HCG trong cơ thể thông qua nước tiểu. Chỉ sau 7-10 quan hệ tình dục bạn có thể thử kết quả thụ thai bằng que này.
Bạn có thể chọn que thử điện tử hoặc que thử giấy đều cho kết quả như nhau. Các loại que tốt, được sử dụng phổ biến hiện nay có thể kể đến như:
Que thử thai FRER (First Response Early Result): loại que điện tử này nhanh và chính xác nhất tính đến thời điểm hiện tại. Kết quả cho biết sau 3 phút với đồng hồ dấu (+) là dương tính tức có mang, và dấu (-) là âm tính tức chưa có.
Que thử thai nhanh Quickstick: là que thử giấy sử dụng với một que giấy và khay đựng nước tiểu. Sau 5 phút, sẽ có lằn vạch hồng xuất hiện. Hai vạch cho biết kết quả dương tính và một vạch cho kết quả âm tính.
Que thử thai Quick Strip: cũng với cách sử dụng giống như que Qickstick.
Để có kết quả, sau khi lấy mẫu máu từ bạn sau 5 tuần kể từ ngày trễ kinh, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nồng độ HCG và đối chiếu theo chuẩn từ khoảng 20 – 7500 mIU/ml. Nếu nồng độ HCG càng cao khả năng mang song thai, đa thai là điều có thể xảy ra. Ngoài ra cũng có thể đây là hiện tượng mang thai giả. Hoặc nếu quá thấp có khả năng thai nhi phát triển yếu và có nguy cơ sinh non.
3. Siêu âm
Từ tuần thứ 6-10, khi siêu âm các bác sĩ sẽ phát hiện tim thai và xác định thai đã làm tổ trong tử cung cũng như số lượng phôi thai. Đây cũng là lần ước lượng ngày dự sinh.
Để siêu âm, các bác sĩ sẽ thoa một loại gel trong lên bụng mẹ và dùng đầu dò kết nối máy siêu âm để cho ra các hình ảnh sống động. Biện pháp này được chứng minh an toàn với các thai phụ nếu không quá lạm dụng.
2. Siêu âm để xác định bất thường
Từ trong khoảng tuần thứ 18-20, thai nhi sẽ được tầm soát tổng thể về sức khỏe và sự phát triển của các cơ quan chính như tim, gan, dạ dày, phổi, tứ chi, xương. Đồng thời đây cũng là lúc xác định vị trí nhau thai.
3. Siêu âm tim
Từ tuần thứ 20 hoặc 22, siêu âm thai sẽ biết rõ những khuyết tật tim mạch của thai nhi.
4. Siêu âm đánh giá sức khỏe toàn diện
Từ tuần thứ 28 – 39, siêu âm để đánh giá toàn diện sức khỏe thai nhi như cân nặng, chiều dài thân, vị trí nhau… trước khi bé chào đời. Thai phụ cũng có thể chọn siêu âm màu Doppler để đánh giá chính xác hơn về lưu lượng máu vốn để đáp ứng cho sự tăng trưởng của bé.
III. CÁC XÉT NGHIỆM MÁU TRONG THAI KỲ
Không phải kỳ khám thai nào mẹ cũng được yêu cầu xét nghiệm máu nhưng việc này diễn ra cũng khá đều đặn. Xét nghiệm máu cho biết các thông tin về:
1. Nhóm máu và yếu tố Rh Lấy mẫu máu từ mẹ để thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết trong thai kỳ.
Gốc Rh chỉ về tình trạng protein trong tế bào máu. Nếu trong kết quả xét nghiệm máu của bạn có Rh, nó sẽ hiển thị Rh (+), nếu không sẽ là Rh (-). Trường hợp máu mẹ là Rh (-), trong khi con là Rh (+) thì các tế bào hồng cầu của bé sẽ bị phá hủy và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
2. Xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm đường máu được thực hiện khi bụng đói sau khi nhịn 10 tiếng để giúp tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.
3. Xét nghiệm viêm gan B
Viêm gan B có khả năng truyền từ mẹ sang con. Nếu phát hiện người mẹ nhiễm bệnh, trẻ ngay sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh và vacxin phòng bệnh.
4. Xét nghiệm HIV
HIV hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm khi nó lây từ mẹ sang con nên cần được phát hiện sớm trong thai kỳ.
6. Xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm này giúp tìm ra kháng thể giang mai, một bệnh lây qua đường tình dục có khả năng truyền sang thai nhi.
7. Xét nghiệm CBC
Đây là xét nghiệm đánh giá về hoạt động lưu thông của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Do vậy, nó giúp tầm soát nguy cơ nhiễm trùng máu, thiếu máu, loạn máu… Theo đó, khi nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn 12 mg/dl, thai phụ sẽ được đánh giá là thiếu máu.
8. Xét nghiệm dung nạp glucose Xét nghiệm dung nạp glucose
Từ tuần thứ 24 hoặc 28 của thai kỳ, thai phụ được cho uống 75g glucose. Sau 2 tiếng, họ sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm. Nếu lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng 140 mg/dl, mẹ có nhiều khả năng đã mắc bệnh tiểu đường và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
9. Xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng và hội chứng sảy thai liên tiếp
Cả hai loại xét nghiệm này đều cần mẫu máu và thường áp dụng cho người có tiền sử nạo phá thai.
Xét nghiệm di truyền bao gồm:
Xét nghiệm alpha fetoprotein trong huyết thanh người mẹ (MSAFP): thực hiện khi đến tuần thứ 15-18 của thai kỳ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh di truyền và rối loạn thận. Lưu ý, với người mang song thai, đa thai, chỉ số này cũng có dấu hiệu tăng nên cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác trước khi đi đến chẩn đoán.
Xét nghiệm Triple (Triple Test) và xét nghiệm Quadruple (Quad Test): thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm phát hiện hội chứng Down.
Xét nghiệm Acetylcholine esterase (AChE): thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ mắc chứng rối loạn di truyền.
Xét nghiệm Inhibin A: thực hiện từ tuần thứ 15 – 18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ di truyền như hội chứng Down.
IV. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC 1. Kiểm tra tuyến giáp
Việc kiểm ra tuyến giáp nhằm đánh giá lượng hormone trong tuyến giáp, yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Nếu lượng hormone đo được trong tuyến giáp thấp hơn mức 3mlU/L là bình thường và cao hơn là bất thường, cần được theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện đều đặn nhằm tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ nhằm đánh giá lượng protein và đường, giúp tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.
V. CÁC XÉT NGHIỆM CHUYÊN SÂU
Khi những xét nghiệm trên cho kết quả bất thường, thai phụ sẽ được tư vấn để làm các xét nghiệm chuyên sâu:
1. Chọc dò ối Kỹ thuật chọc dò ối
Đây là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn, được thực hiện sau khi thai đã đủ 14-16 tuần. Các nhân viên y tế dùng kim chọc vào bụng thai phụ lấy đi một lượng vừa đủ chất dịch bao quanh em bé để kiểm tra lại khả năng mắc dị tật của thai nhi. Thông thường, sau 3-4 tuần sẽ có kết quả chẩn đoán.
2. Sinh thiết nhau thai (CVS)
Kỹ thuật CVS sẽ lấy đi một mẫu tế bào của thai nhi thông qua đường âm đạo (từ tuần 10-12 của thai kỳ) hoặc bụng mẹ (sau tuần 10 trở đi) nhằm phát hiện những bất thường ở nhiễm sắc thể. Thông thường, sau 24 giờ sẽ có kết quả.
Phải Làm Sao Khi Bà Bầu Bị Đau Lưng Trong Quá Trình Mang Thai?
Đau lưng là một trong những triệu chứng mà đa số mẹ bầu nào cũng phải trải qua trong suốt quá trình mang thai. Đây mà một vấn đề không quá nguy hiểm đối với sức khỏe, nhưng sẽ gây khó chịu đến cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Vậy phải làm sao khi bà bầu bị đau lưng trong suốt quá trình mang thai?
1. Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau lưng khi mang thai
Đau lưng khi mang thai rất thường gặp. Với một số bà bầu, đau lưng chỉ thoáng qua và không gây khó chịu. Đối với một số bà bầu khác thì họ phải chịu những cơn đau dai dẳng và khó chịu.
Tình trạng bà bầu bị đau lưng khi mang thai
Bà bầu trong giai đoạn mang thai hầu như đều bị đau lưng, tuỳ mức độ khác nhau mà thôi. Nhưng bạn không nên xem đó như là chuyện hiển nhiên và cố gắng chịu đựng. Đau thắt lưng hông có thể ảnh hưởng tâm trạng vui vẻ lúc mang thai của bạn cũng như ảnh hưởng sinh hoạt và công việc hằng ngày của bạn. Tuy nhiên, bạn vẫn có cách để làm giảm nhẹ thậm chí là giảm hoàn toàn những cơn đau lưng này.
Phần cột sống thường bị đau nhức nhất chính là phần hông lưng, nhất là vùng trên xương cùng. Đây là vùng mà đa số các bà bầu thường đặt tay đỡ khi di chuyển. Nếu trước khi có thai mà họ đã bị đau lưng vùng này thì khi mang thai sẽ bị nhiều hơn.
Mang thai làm tăng nguy cơ đau lưng dưới vì bà bầu bị thay đổi trọng tâm cơ thể. Để tránh cảm giác bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.
Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai sẽ ngày càng nhiều hơn về sau khi thai nhi lớn dần cũng như khi hoóc môn của bà bầu tăng dần.
Các bà bầu thường tả những cơn đau này như đè nặng hay làm căng cơ và dây chằng vùng lưng và sau đó lan toả ra mỗi khi di chuyển. Đau thắt lưng hông thường làm giới hạn cử động của bà bầu vì mỗi lần chồm người ra trước thì rất đau.
Khoảng 50-80% bà bầu bị đau lưng khi mang thai. Một số người sẽ vẫn tiếp tục bị sau khi sinh bé.
Bà bầu có con đầu lòng mà bị đau lưng thì những lần mang thai sau khả năng bị sẽ cao hơn.
Bà bầu bị đau lưng khi mang thai tại sao?
Hoóc môn sinh ra lúc mang thai như Relaxin có ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Relaxin là một hoóc môn quan trọng vì nó giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời. Vùng chậu bao gồm cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên đau là điều tất yếu.
Đau lưng khi mang thai do nhiều nguyên nhân:
Các loại hormone trong thai kỳ, như relaxin giúp khung chậu giãn nở để chuẩn bị cho bé ra đời sẽ ảnh hưởng đến các khớp và dây chằng của cơ thể. Vùng chậu, cả cơ và dây chằng vùng lưng dưới lúc này thường không đủ mạnh để hỗ trợ nên bạn bị đau.
Phần cột sống bị đau nhức nhất, đặc biệt là vùng trên xương cùng, nơi bà bầu thường chống tay khi di chuyển. Nếu trước khi có thai bạn đã bị đau vùng này thì khi mang thai sẽ đau nặng hơn.
Tư thế sai, không phù hợp, đứng hoặc cúi xuống quá lâu cũng là nguyên nhân gây ra cơn đau hoặc làm tình trạng nặng thêm.
Mang thai làm tăng nguy cơ đau lưng dưới vì có sự thay đổi trọng tâm cơ thể. Để tránh cảm giác bị ngã chúi về trước, các bà bầu có xu hướng ngửa nhẹ ra sau, dẫn đến đau hông lưng.
Đau thắt lưng hông trong lúc mang thai ngày càng nhiều hơn khi thai nhi lớn dần cũng như hormone của bà bầu tăng.
2. Phải làm sao khi bà bầu bị đau lưng khi mang thai?
Ăn uống khoa học
Theo chúng tôi Nguyễn Thị Lâm, bên cạnh những nguyên nhân trên, yếu tố dinh dưỡng và tập luyện cũng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người phụ nữ khi mang thai. Khi đó, nếu thai phụ không được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là canxi và magie; không có chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi điều độ cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng đau lưng khi mang thai. Tuy đây không phải là triệu chứng nguy hiểm nhưng nó sẽ gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt hàng ngày của các thai phụ.
PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho biết, để bổ sung canxi, magie và các nguồn vitamin, thai phụ nên có chế độ ăn uống khoa học. Canxi có nhiều trong các loại rau có màu xanh thẫm; các loại hạt, đậu; tôm, cua, cá và trong các chế phẩm từ sữa. Do đó, thai phụ nên tăng cường bổ sung các loại thực phẩm trên, đặc biệt nên uống 2 cốc sữa tươi hàng ngày để bổ sung lượng canxi nhất định. Bên cạnh đó, bà bầu nên uống bổ sung các loại dưỡng chất từ các loại thuốc, thực phẩm chức năng dành cho bà bầu để cơ thể phát triển khỏe mạnh, phòng ngừa bệnh tật. Ngoài ra, thường xuyên tập luyện các bài tập nhẹ nhàng dành cho phụ nữ mang thai cũng là phương pháp giúp hạn chế tình trạng đau lưng ở bà bầu.
Về thắc mắc, khi đau lưng có được dùng thuốc giảm đau hoặc cao dán, theo chúng tôi Hồ Văn Thu, Trưởng khoa Sản (Bệnh viện Việt Pháp, Hà Nội), thai phụ vẫn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như Paracetamol, Efferagan hoặc các loại cao dán (salonpas).
Tuy nhiên, không nên lạm dụng các loại thuốc giảm đau này để tránh gây hại cho thai nhi. Đặc biệt, không dùng miếng dán giảm đau lên phần lưng có vết thương hở hoặc những thai phụ hay bị dị ứng, mẩn đỏ trên da cũng không nên dùng các loại cao dán này.
Tập luyện những bài tập đơn giản
Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể bà bầu dồn về phía trước nên thai phụ thường ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm trước quá nhiều. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng gây đau. Do vậy, bà bầu cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
Massage vùng lưng dưới cũng làm dịu cảm giác đau và mỏi. Bà bầu có thể ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng và nhờ người thân massage các cơ chạy dọc hai bên cột sống hoặc tập trung vào vùng lưng dưới. Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hay sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau giúp giảm bớt cơn đau.
Để hỗ trợ nâng đỡ bụng bầu, có thể sử dụng đai đeo bụng loại chuyên dùng cho phụ nữ mang thai. Nếu phải ngồi làm việc với máy tính, nên đảm bảo ghế ngồi êm và phân bố trọng lượng của bạn đều khắp mông. Không nên mang giày cao gót vì chúng làm ảnh hưởng dáng đi lẫn khiến bạn có xu hướng nghiêng người ra trước nhiều hơn tư thế bình thường. Tốt nhất là mang giày thấp và có hỗ trợ vòm chân.
Khi ngủ nên nằm nghiêng, tốt nhất nghiêng sang trái, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm cơn đau lưng khá hiệu quả. Bạn cũng nên kiểm tra xem tấm nệm đang nằm có hỗ trợ tư thế ngủ không. Nếu nệm lún và không thể giữ cột sống bạn thẳng thớm thì nên đổi tấm nệm khác. Hoặc bạn có thể đặt dưới nệm tấm gỗ phẳng để hỗ trợ.
Khi ngồi nên ở tư thế thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy lần lượt trụ trên một chân để chân còn lại nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.
Những bài tập trên sàn dành cho vùng xương chậu và vùng bụng dưới giúp hạn chế các cơn đau lưng khi mang thai. Để việc luyện tập được an toàn và dễ dàng, bà bầu cần tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của bác sĩ sản khoa. Chú ý thư giãn các cơ thật chậm sau khi kết thúc luyện tập. Bà bầu cần rèn luyện chế độ sinh hoạt cân bằng giữa ăn uống, lao động và nghỉ ngơi, tránh để cơ thể mệt mỏi hay quá sức, đồng thời bổ sung canxi theo hướng dẫn của bác sĩ thì những triệu chứng đau sẽ giảm.
3. Khi nào những cơn đau thực sự làm bạn lo lắng?
Nếu bạn đau lưng liên tục không thể giảm đau.
Đau ngày càng tăng làm bạn hết sức căng thẳng.
Đau lưng kèm các triệu chứng khác như sốt, chảy máu âm đạo hoặc cảm giác bạn sẽ sinh sớm.
Cảm giác đau buốt hay rát khi đi tiểu.
Phải dùng thuốc giảm đau thường xuyên hoặc thuốc giảm đau cũng không làm bạn dễ chịu được.
Trên là những chia sẻ giúp bạn hiểu được “cần phải làm gì khi bà bầu bị đau lưng khi mang thai”. Hi vọng từ những chia sẻ đó sẽ giúp mọi người có thêm kinh nghiệm trong việc chăm sóc sức khỏe của mẹ bầu được tốt hơn cho cả mẹ và thai nhi.
Các Xét Nghiệm, Siêu Âm Cần Thiết Trong Thai Kỳ Để Đảm Bảo Sinh Con An Toàn, Khỏe Mạn
I. XÉT NGHIỆM PHỤC VỤ CHO VIỆC CHẨN ĐOÁN CÓ THAI
1. Thử nước tiểu
Kiểm tra khả năng mang thai bằng que thử
Với xét nghiệm này, bạn hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà chỉ với một que thử. Que thử thai hiện nay đều dùng để đo nồng độ hormone HCG trong cơ thể thông qua nước tiểu. Chỉ sau 7-10 quan hệ tình dục bạn có thể thử kết quả thụ thai bằng que này.
Bạn có thể chọn que thử điện tử hoặc que thử giấy đều cho kết quả như nhau.
2. Thử máu
Để có kết quả, sau khi lấy mẫu máu từ bạn sau 5 tuần kể từ ngày trễ kinh, các nhân viên y tế sẽ tiến hành đo nồng độ HCG và đối chiếu theo chuẩn từ khoảng 20-7500 mIU/ml. Nếu nồng độ HCG càng cao khả năng mang song thai, đa thai là điều có thể xảy ra. Ngoài ra cũng có thể đây là hiện tượng mang thai giả. Hoặc nếu quá thấp có khả năng thai nhi phát triển yếu và có nguy cơ sinh non.
Hệ thống máy móc xét nghiệm máu rất hiện đại tại Quang Khởi giúp cho kết quả chuẩn đoán trở nên chính xác
3. Siêu âm
Từ tuần thứ 6-10, khi siêu âm các bác sĩ sẽ phát hiện tim thai và xác định thai đã làm tổ trong tử cung cũng như số lượng phôi thai. Đây cũng là lần ước lượng ngày dự sinh.
Để siêu âm, các bác sĩ sẽ thoa một loại gel trong lên bụng mẹ và dùng đầu dò kết nối máy siêu âm để cho ra các hình ảnh sống động. Biện pháp này được chứng minh an toàn với các thai phụ nếu không quá lạm dụng.
II. SIÊU ÂM THAI
BS siêu âm tại Quang Khởi sẽ giúp bạn phát hiện những bất thường của thai nhi (trong ảnh: BS Bùi Biên Cương)
2. Siêu âm để xác định bất thường
Từ trong khoảng tuần thứ 18-20, thai nhi sẽ được tầm soát tổng thể về sức khỏe và sự phát triển của các cơ quan chính như tim, gan, dạ dày, phổi, tứ chi, xương. Đồng thời đây cũng là lúc xác định vị trí nhau thai.
3. Siêu âm tim
Từ tuần thứ 20 hoặc 22, siêu âm thai sẽ biết rõ những khuyết tật tim mạch của thai nhi.
4. Siêu âm đánh giá sức khỏe toàn diện
Từ tuần thứ 28 – 39, siêu âm để đánh giá toàn diện sức khỏe thai nhi như cân nặng, chiều dài thân, vị trí nhau… trước khi bé chào đời. Thai phụ cũng có thể chọn siêu âm màu Doppler để đánh giá chính xác hơn về lưu lượng máu vốn để đáp ứng cho sự tăng trưởng của bé.
III. CÁC XÉT NGHIỆM MÁU TRONG THAI KỲ
Không phải kỳ khám thai nào mẹ cũng được yêu cầu xét nghiệm máu nhưng việc này diễn ra cũng khá đều đặn. Xét nghiệm máu cho biết các thông tin về:
1. Nhóm máu và yếu tố Rh
Lấy mẫu máu từ mẹ để thực hiện các xét nghiệm máu cần thiết trong thai kỳ.
Gốc Rh chỉ về tình trạng protein trong tế bào máu. Nếu trong kết quả xét nghiệm máu của bạn có Rh, nó sẽ hiển thị Rh (+), nếu không sẽ là Rh (-). Trường hợp máu mẹ là Rh (-), trong khi con là Rh (+) thì các tế bào hồng cầu của bé sẽ bị phá hủy và dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
2. Xét nghiệm đường máu
Xét nghiệm đường máu được thực hiện khi bụng đói sau khi nhịn 10 tiếng để giúp tầm soát bệnh tiểu đường thai kỳ.
3. Xét nghiệm viêm gan B
Viêm gan B có khả năng truyền từ mẹ sang con. Nếu phát hiện người mẹ nhiễm bệnh, trẻ ngay sau khi sinh cần được tiêm huyết thanh và vacxin phòng bệnh.
4. Xét nghiệm HIV
HIV hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải có thể khiến trẻ gặp nhiều nguy hiểm khi nó lây từ mẹ sang con nên cần được phát hiện sớm trong thai kỳ.
5. Xét nghiệm HPLC
6. Xét nghiệm VDRL
Xét nghiệm này giúp tìm ra kháng thể giang mai, một bệnh lây qua đường tình dục có khả năng truyền sang thai nhi.
7. Xét nghiệm CBC
Đây là xét nghiệm đánh giá về hoạt động lưu thông của các tế bào bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu trong máu. Do vậy, nó giúp tầm soát nguy cơ nhiễm trùng máu, thiếu máu, loạn máu… Theo đó, khi nồng độ hemoglobin trong máu thấp hơn 12 mg/dl, thai phụ sẽ được đánh giá là thiếu máu.
8. Xét nghiệm dung nạp glucose
Xét nghiệm dung nạp glucose: Từ tuần thứ 24 hoặc 28 của thai kỳ, thai phụ được cho uống 75g glucose. Sau 2 tiếng, họ sẽ được lấy mẫu máu để xét nghiệm. Nếu lượng đường trong máu cao hơn ngưỡng 140 mg/dl, mẹ có nhiều khả năng đã mắc bệnh tiểu đường và điều này ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
9. Xét nghiệm nhiễm ký sinh trùng và hội chứng sảy thai liên tiếp
Cả hai loại xét nghiệm này đều cần mẫu máu và thường áp dụng cho người có tiền sử nạo phá thai.
10. Xét nghiệm di truyền
Xét nghiệm di truyền bao gồm:
Xét nghiệm alpha fetoprotein trong huyết thanh người mẹ (MSAFP): thực hiện khi đến tuần thứ 15-18 của thai kỳ để đánh giá nguy cơ mắc bệnh di truyền và rối loạn thận. Lưu ý, với người mang song thai, đa thai, chỉ số này cũng có dấu hiệu tăng nên cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác trước khi đi đến chẩn đoán.
Xét nghiệm Triple (Triple Test) và xét nghiệm Quadruple (Quad Test): thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm phát hiện hội chứng Down.
Xét nghiệm Acetylcholine esterase (AChE): thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ mắc chứng rối loạn di truyền.
Xét nghiệm Inhibin A: thực hiện từ tuần thứ 15-18 của thai kỳ nhằm đánh giá nguy cơ di truyền như hội chứng Down.
IV. CÁC XÉT NGHIỆM KHÁC
1. Kiểm tra tuyến giáp
Việc kiểm ra tuyến giáp nhằm đánh giá lượng hormone trong tuyến giáp, yếu tố ảnh hưởng quá trình phát triển não bộ của thai nhi. Nếu lượng hormone đo được trong tuyến giáp thấp hơn mức 3mlU/L là bình thường và cao hơn là bất thường, cần được theo dõi các biến chứng có thể xảy ra.
2. Xét nghiệm nước tiểu
Xét nghiệm nước tiểu được thực hiện đều đặn nhằm tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.
Xét nghiệm nước tiểu trong suốt thai kỳ nhằm đánh giá lượng protein và đường, giúp tầm soát chứng tiền sản giật và bệnh tiểu đường thai kỳ.
V. CÁC XÉT NGHIỆM CHUYÊN SÂU
Khi những xét nghiệm trên cho kết quả bất thường, thai phụ sẽ được tư vấn để làm các xét nghiệm chuyên sâu:
1. Chọc dò ối
Kỹ thuật chọc dò ối: Đây là một thủ thuật mang tính chất xâm lấn, được thực hiện sau khi thai đã đủ 14-16 tuần. Các nhân viên y tế dùng kim chọc vào bụng thai phụ lấy đi một lượng vừa đủ chất dịch bao quanh em bé để kiểm tra lại khả năng mắc dị tật của thai nhi. Thông thường, sau 3-4 tuần sẽ có kết quả chẩn đoán.
2. Sinh thiết nhau thai (CVS)
Kỹ thuật CVS sẽ lấy đi một mẫu tế bào của thai nhi thông qua đường âm đạo (từ tuần 10-12 của thai kỳ) hoặc bụng mẹ (sau tuần 10 trở đi) nhằm phát hiện những bất thường ở nhiễm sắc thể. Thông thường, sau 24 giờ sẽ có kết quả.
Với tất cả các xét nghiệm, siêu âm này, mẹ có thể yên tâm cùng con vượt qua thai kỳ mỹ mãn!
3 Giai Đoạn Quan Trọng Trong Quá Trình Mang Thai Mẹ Bầu Phải Biết
Mẹ&Con – 3 giai đoạn quan trọng trong quá trình mang thai là 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và 3 tháng cuối. Chúng được gọi là các tam cá nguyệt. Ở mỗi giai đoạn có những vai trò khác nhau. Hiểu rõ từng giai đoạn, mẹ bầu sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh và an toàn.
3 tháng đầu (Tam cá nguyệt thứ nhất)
Trong 3 tháng đầu này, mẹ bầu phải hết sức cẩn thận và tránh làm những việc nặng nhọc vì thai nhi mới bắt đầu hình thành, chưa bám chắc vào tử cung. Nếu làm những việc nặng nhọc rất dễ gây động thai, sảy thai.
Trong 3 tháng đầu tiên, quan hệ tình dục là an toàn và không ảnh hưởng gì đến thai nhi nếu quan hệ đúng tư thế và bà bầu cảm thấy khỏe mạnh, thoải mái. Trong trường hợp mệt mỏi, hay ra máu… thì không nên quan hệ.
Việc khám, siêu âm trong những tháng đầu cũng hết sức quan trọng. Nó giúp người mẹ biết được thai nhi có phát triển bình thường hay không, để có biện pháp xử lý kịp thời.
3 tháng giữa (Tam cá nguyệt thứ hai)
Đây được xem là giai đoạn an toàn nhất trong 3 giai đoạn mang thai của mẹ bầu. Là giai đoạn mà cơ thể người mẹ có sự thay đổi rõ rệt nhất. Lúc này, tâm trạng mẹ bầu thường thoải mái, nhẹ nhàng hơn những tháng trước đây. Cơ thể có những thay đổi như: Da sạm đen và bắt đầu xuất hiện các vết rạn da, tăng cân nhanh chóng, hay đau lưng, chóng mặt, hệ miễn dịch kém, dễ bị táo bón hoặc tiêu chảy…
Lúc này, mẹ bầu cần bổ sung các chất dinh dưỡng như axit folic, các chất béo không no cần thiết như DHA, các chất sắt… cần cho sự phát triển của thai nhi. Ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng: chất béo, chất đạm, chất sơ, tinh bột… Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tránh tình trạng ăn quá nhiều vì dễ dẫn đến thừa cân, béo phì không tốt cho sức khỏe.
Về thai nhi, em bé lớn lên nhanh chóng và biết được giới tính. Nếu siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy được các bộ phận nhỏ xinh của thai nhi như: tay, chân, mắt, môi…
3 tháng cuối (Tam cá nguyệt thứ ba)
Trong ba tháng cuối thai kỳ, các cơ quan quan trọng của em bé đã hình thành đầy đủ và em bé tăng cân nhanh chóng. Tuy nhiên, những tháng này mẹ bầu nên hết sức chú ý vì dễ dẫn đến những tình trạng như: tiền sản giật, tiểu đường, thiếu ối, nhau bong non, sinh non, thai chết lưu… Vì vậy, mẹ bầu nên đi siêu âm và làm các xét nghiệm cần thiết như: đo huyết áp, nghe tim thai, thăm khám cổ tử cung, tiêm ngừa uốn ván… kết hợp với việc tập luyện các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, yoga, mát – xa để có thể giúp dễ sinh.
Những thay đổi cơ thể mẹ trong giai đoạn này là: khó thở khi nằm, tiểu ít nhưng lại hay đi tiểu, giãn tĩnh mạch chân, phù chân, tê mỏi, đau khớp háng,… nên mẹ bầu cần lưu ý để tránh xảy ra những trường hợp đáng tiếc.
Bạn có thấy bài viết này hữu ích:
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Siêu Âm, Xét Nghiệm Mẹ Phải Làm Trong Quá Trình Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!