Bạn đang xem bài viết Những Thực Phẩm Bà Bầu Không Nên Ăn Tránh Gây Sảy Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
8 thực phẩm bà bầu không nên ăn
Thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao
Cá mập, cá ngừ đóng hộp là những thực phẩm nằm trong danh sách không nên ăn khi mang bầu bởi chúng có chứa hàm lượng thủy ngân cao, ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Khi mang bầu, nếu lượng thủy ngân tích tụ nhiều trong người có thể làm tổn thương não bộ, thính giác và thị lực của trẻ vì vậy tốt hơn hết mẹ bầu nên tránh những loại thủy hải sản có hàm lượng thủy ngân cao.
Với những loại thực phẩm có hàm lượng thủy ngân thấp như cá rô phi, cá tuyết, cá hồi, cá da trơn và động vật có vỏ… chúng rất tốt với bà bầu vì có nguồn protein tuyệt vời và giàu vitamin B12, kẽm. Ngoài ra, những loại thực phẩm như cá hồi, cá thu còn giàu axit béo omega-3 và DHA rất tốt cho não bộ. Dù vậy trong chúng vẫn có thủy ngân nên bà bầu chỉ nên ăn vừa phải, khoảng 300-400g mỗi tuần
Các loại hải sản, thủy sản như hàu, trai, ốc, hến giàu canxi và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, chúng sống ở đáy nước, ngay lớp cát, bùn… nên thường nhiễm kí sinh trùng, chất bẩn… Mẹ bầu muốn ăn phải chọn ăn loại còn tươi, đem vệ sinh, ngâm rửa kĩ và nấu chín. Nếu vỏ của chúng chưa mở thì mẹ không nên ăn vì có thể con đó còn sống.
Nguyên nhân là khi còn xanh loại quả này có rất nhiều nhựa và chứa các enzym làm tăng co thắt tử cung dẫn đến nguy cơ sảy thai. Đặc biệt là trong ba tháng đầu của thai kỳ.
Nước hoa quả chưa được tiệt trùng
Uống nước hoa quả là một cách rất tiện lợi để bổ sung thêm trái cây và rau củ trong khẩu phần ăn của bạn. Tuy nhiên, không phải loại nước hoa quả nào cũng an toàn, bởi chúng tiềm tàng ẩn chứa loài vi khuẩn E. Coli hoặc Listeria.
Gan động vật là thực phẩm chứa rất nhiều cholesterol không tốt cho tim mạch và huyết áp. Ngoài ra, đây cũng là thực phẩm chứa rất nhiều vitamin A vượt ngưỡng an toàn cho bà bầu. Dung nạp vitamin A vượt ngưỡng trong giai đoạn này có thể để lại hậu quả nghiêm trọng, đó là gây dị tật cho thai nhi.
Tuy chứa rất nhiều vitamin tốt cho sức khỏe bà bầu nhưng rau ngót cũng chứa chất Papaverin – một chất độc được tìm thấy rất nhiều trong cây thuốc phiện. Ăn nhiều rau ngót khiến cơ tử cung co thắt nhiều dẫn đến nguy cơ sảy thai cao.
Ngải cứu có thể xem là một vị thuốc nam nhằm an thai, điều hòa khí huyết cho bà bầu nhưng việc lạm dụng quá nhiều ngải cứu cũng có khả năng gây sảy thai.
Măng không chứa quá nhiều dưỡng chất nhưng vẫn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em phụ nữ như bún măng, gỏi măng, măng xào… Tuy nhiên, trong măng có chứa hoạt chất Cyanide (khoảng 230mg/kg) là một độc tố có thể gây hại cho thai.
Điểm Mặt Những Thực Phẩm Gây Sảy Thai Cần Tránh Trong Giai Đoạn Đầu Mang Thai
Mở đầu cho danh sách những thực phẩm gây sảy thai trong giai đoạn đầu thai kỳ là dứa (thơm). Loại quả này có nhiều bromelain – hợp chất giúp làm mềm tử cung, gây hiện tượng chuyển dạ sớm dẫn đến sảy thai.
Do đó, suốt thời gian này, mẹ bầu tốt nhất cần tránh tiêu thụ dứa, các sản phẩm có thành phần là dứa (như mứt dứa, salad dứa…) hoặc uống quá nhiều nước ép dứa. Thêm một lưu ý nhỏ rằng dứa cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu bị tiêu chảy hoặc dị ứng nếu dùng nhiều.
3. Hạt vừng (Mè)
Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu cũng sẽ được khuyên là nên tránh xa vừng. Bởi lẽ, theo quan niệm Đông y, hạt vừng khi được tiêu thụ chung với mật ong có thể dẫn đến sảy thai rất nguy hiểm. Tuy nhiên, hạt vừng đen lại được cho là có lợi cho thai phụ lúc sinh. Nếu được dùng trong những giai đoạn sau của thai kỳ thì việc sinh nở của mẹ sẽ dễ dàng hơn.
4. Gan động vật
5. Nha đam (Lô hội)
Có thể nói đu đủ là cái tên được nhắc đến nhiều nhất trong những thực phẩm gây sảy thai, đặc biệt là loại đu đủ xanh. Dân gian thường truyền nhau rằng món đu đủ hầm giò heo là món ăn kích thích tiết sữa và cung cấp nhiều đạm cho phụ nữ cho con bú.
Tuy nhiên, đu đủ lại rất nguy hiểm với phụ nữ mang thai giai đoạn đầu. Lý do là đu đủ xanh và đu đủ chưa chín hẳn có thành phần enzyme mang hoạt tính như thuốc nhuận tràng. Từ đó tạo ra các kích thích gây hiện tượng chuyển dạ sớm có thể dẫn đến sảy thai.
Mẹ bầu cần phải thật thận trọng khi tiêu thụ chùm ngây trong thai kỳ. Thực tế là loại thực phẩm này có nhiều vitamin, sắt và kali rất tốt cho thai phụ. Thế nhưng, nó còn chứa một thành phần là alpha-sitosterol có hại cho thai kỳ. Hợp chất này có cấu trúc tương tự với oestrogen có thể gây sảy thai.
8. Sữa chưa tiệt trùng và các sản phẩm từ sữa tươi chưa tiệt trùng
9. Thực phẩm có chứa caffeine (trà, cà phê)
Theo các nghiên cứu, caffeine khi được tiêu thụ ở mức độ vừa phải là khá an toàn khi mang thai. Tuy nhiên, trong trường hợp nồng độ caffeine hấp thụ vượt quá mức cần thiết, mẹ bầu có thể đối mặt với nguy cơ sảy thai hoặc trẻ sinh ra thiếu cân.
Hơn nữa, caffeine còn làm cơ thể mất nước. Ngoài ra, việc dùng quá nhiều trà có thể gây ra chứng thiếu máu khi mang thai. Tương tự việc dùng nhiều cà phê thì lại ảnh hưởng đến tim mạch.
10. Cá có chứa thủy ngân
Bà bầu cũng được khuyên nên cẩn trọng khi ăn cá. Bởi lẽ một số loại có thể được xem là những thực phẩm gây sảy thai cần tránh.
Vài giống cá có hàm lượng thủy ngân cao như: cá ngừ đại dương, cá kiếm, cá mập… có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển trí não và thần kinh của thai nhi nếu mẹ bầu dùng thường xuyên.
Lấy ví dụ, rau má (Centella) tuy có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, giải độc rất tốt cho sức khỏe nhưng nó lại có thể gây hại cho gan, dẫn đến hiện tượng vàng da và tổn thương não. Đương quy (Dong quai) thì được cho là có thể gây sảy thai và sinh non trong một số trường hợp. Chính vì vậy, quan trọng nhất là cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
12. Thịt chế biến sẵn
Tiêu thụ các loại thịt chế biến sẵn như xúc xích, pate, thịt xông khói, salami, thịt nguội… trong khi mang thai được xem là không an toàn. Điều này là do các loại thịt này có thể chứa vi khuẩn như toxoplasma gondii, listeria hoặc salmonella… là những tác nhân gây ngộ độc thực phẩm.
Do đó, các bà mẹ nên đặc biệt tránh sử dụng thịt chưa nấu chín hoặc thịt sống vì vi khuẩn có mặt có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng như sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu. Điều cần thiết là phải nấu chín thịt đúng cách và hâm nóng lại trước khi dùng.
Táo mèo là một trong những thực phẩm gây sảy thai do tác dụng làm hưng phấn tử cung, thúc đẩy sự co thắt do tính axit tự nhiên. Phụ nữ mang thai nếu ăn nhiều sẽ dễ đối mặt với tình trạng sinh non hoặc sảy thai ngoài ý muốn.
15. Rau chưa rửa kỹ hoặc nấu chưa chín
Nhiều loại rau được các chuyên gia khuyên nên dùng cho mẹ bầu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, rau sống hoặc chưa rửa kỹ thường có chứa toxoplasma gondii, một loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Khi nhiễm phải, người bệnh thường có những triệu chứng giống như cúm.
Phụ nữ mang thai nếu nhiễm phải ký sinh trùng này, nguy cơ cao sẽ gặp phải tình trạng sảy thai hoặc thai chết lưu. Do vậy, bạn nên rửa rau dưới vòi nước chảy, ngâm rau trong nước muối và rửa sạch lại trước khi chế biến. Ngoài ra, bạn cũng cần đảm bảo các dụng cụ cắt, gọt rau cũng đã được vệ sinh kỹ lưỡng.
Hầu hết các loại hải sản có vỏ như sò, tôm có thể bị nhiễm listeria. Vì vậy, những loại thực phẩm này đôi khi cũng là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề như sinh non hoặc sảy thai.
Hải sản tươi sống thường dùng trong các món như sushi, sashimi có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng như sán dây và một vài loại virus khác. Do đó, đã có nhiều trường hợp phụ nữ mang thai bị nhiễm trùng như bệnh listeriosis hay ngộ độc thực phẩm.
Vì vậy, bạn chỉ nên ăn hải sản đã nấu chín. Nếu lựa chọn dùng bữa ở những nhà hàng Nhật Bản, hãy thận trọng vì nhiều món ăn có sử dụng nguyên liệu là hải sản tươi sống.
Tuy không phải là thực phẩm, nhưng các loại gia vị lại xuất hiện ở rất nhiều các món ăn để tạo nên hương vị riêng. Với một số loại gia vị như hồ đào, tỏi, bạch chỉ và bạc hà… mẹ bầu tốt nhất nên tránh sử dụng khi mang thai giai đoạn đầu. Bởi lẽ, những gia vị này có thể gây kích thích tử cung, dẫn đến co thắt, sinh non và sảy thai. Chúng cũng có thể gây loãng máu và chảy máu khi mang thai.
18. Khoai tây mọc mầm
Marry Baby
Những Thực Phẩm Bà Bầu Nên Ăn Để Không Bị Thiếu Máu, Sảy Thai
Thiếu máu sẽ rất hại cho cả mẹ và con, các chị lưu ý nha.
Thiếu máu sẽ gây ra nhiều sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng với mẹ bầu và thai nhi Vậy bà bầu thiếu máu phải ăn gì?
Thiếu máu sẽ rất có hại cho sức khỏe mẹ và thai nhi
Thực phẩm phòng ngừa thiếu máu ở bà bầu
Ngoài việc sử dụng thuốc bổ, thì những bà bầu thiếu máu cần lựa chọn các thực phẩm giàu chất sắt là hết sức quan trọng để đưa vào thực đơn hàng ngày sẽ đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé Khoảng 50% tỉ lệ phụ nữ mang thai thường có tình trạng thiếu máu trong thời kỳ mang thai
Các mẹ bầu cần hiểu rõ khi bị thiếu máu không chỉ ảnh hưởng không tốt đến thai phụ mà còn gây ra nhiều hậu quả xấu cho bé sau này.
Chuối
Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Các loại hạt
Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Bột yến mạch
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt canxi magie selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Quả chà là
Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium magnesium canxi selenium các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.
Súp lơ xanh
Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt protein canxi crom carbohydrate vitamin A và vitamin C.
Dâu tây
Chứa nhiều viamin C, giúp cơ thể hấp thụ chất sắt từ thức ăn hoặc viên uống tốt hơn. Đồng thời mangan có trong dâu tây cũng “góp công” trong quá trình hình thành và phát triển hệ xương của thai nhi
Các đồ ăn như dâu, chuối, cam… rất tốt cho mẹ và thai nhi Cà chua
Giúp việc lưu thông máu được tốt hơn. Đồng thời cà chua cũng chứa nhiều vitamin A, rất tốt cho mắt của thai nhi
Nho
Giàu canxi và sắt, bổ sung thêm máu và làm giảm mệt mỏi làm cho các mẹ cảm thấy “tràn đầy năng lượng”.
Cam
Vitamin C có trong cam sẽ giúp cơ thể mẹ hấp thụ sắt tốt hơn và tăng cường hệ miễn dịch phòng tránh được các loại bệnh thường gặp.
Thịt có màu đỏ
Như thịt bò heo, cừu…rất giàu sắt, hỗ trợ tốt quá trình sản xuất máu của cơ thể.
Bí đỏ
Giúp bổ sung sắt cho cơ thể mẹ bầu, từ đó ngăn ngừa chứng thiếu máu.
Những Thực Phẩm Không Tốt Cho Bà Bầu Nên Tránh Xa
Người ta thường nói, khi mang thai mẹ bầu đang ăn cho hai người nên chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu là vô cùng quan trọng. Phụ nữ mang thai có đủ chất dinh dưỡng lành mạnh thì con mới phát triển toàn diện và khỏe mạnh. Ngược lại, nếu chị em phụ nữ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, không khoa học thì không những ảnh hưởng tới sức khỏe bản thân mà còn có thể gây ra những nguy hại cho con bạn.
1. Không ăn nhiều đồ ngọt
Người bị tiểu đường thường phải ăn uống kiêng khem rất khó khăn, chỉ cần ăn nhiều thức ăn cùng lúc cũng có thể làm cho lượng đường trong máu tăng cao dẫn tới nguy hiểm. Mà nguyên nhân dẫn tới bệnh tiểu đường một phần cũng là do ăn uống nhiều đồ ngọt. Chính vì vậy mà bà bầu cần chú ý tới điểm này. Theo thống kê của các chuyên gia thì nhiều năm gần đây, tỷ lệ phụ nữ mắc tiểu đường trong thời gian mang thai đang tăng lên. Nguyên nhân là do chế độ ăn uống không hợp lý.
Ngoài bánh quy, bánh kem, kẹo các loại, nước ngọt có ga, nhiều đường… thì những loại quả ngọt và béo như sầu riêng, dứa cũng cần hạn chế ăn trong khi mang thai.
2. Tuyệt đối không ăn thực phẩm tái hoặc còn sống
Thức ăn, đặc biệt là các loại thịt động vật khi chưa được chế biến chín ở nhiệt độ thích hợp thì có chứa rất nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật gây hại, có thể gây ra những bệnh nghiêm trọng cho cả mẹ và thai nhi. Không nên ăn những loại thực phẩm như nem chua, nem chạo, cá sống, thịt tái, thịt nhúng, mù tạt, sushi, trứng luộc lòng đào, trứng trần, phở bò tái… Những thực phẩm này thường chứa loại khuẩn mang tên toxoplasmosis, khi xâm nhập vào cơ thể sẽ gây ra sảy thai, sinh non, thai chết lưu, dị tật bẩm sinh cho con…
Chính vì vậy hãy nhớ, dù thích những thực phẩm này như thế nào cũng không nên ăn trong khi mang thai.
3. Cẩn trọng với thực phẩm đóng hộp
Đây cũng là những thực phẩm không tốt cho bà bầu, bởi những loại thức ăn chế biến sẵn và được đóng hộp như phô mai mềm, phô mai xanh, thịt muối, thịt hun khói, pate, cá hộp, thịt hộp, sữa tươi chưa được tiệt trùng… thường có nhiễm loại khuẩn listeria. Khi loại khuẩn này xâm nhập được vào cơ thể mẹ thì sẽ đi tới bào thai và khiến thai nhi bị nhiễm trùng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính mạng thai nhi. Nó còn có thể gây ra tình trạng xảy thai hoặc sinh non cho bà bầu.
Với những loại thực phẩm này nên kiểm tra xem chúng đã được tiệt trùng hoàn toàn chưa. Tốt nhất là nên hỏi ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng nó để đảm bảo an toàn.
4. Không ăn thức ăn mặn, chứa hàm lượng natri cao
Trong thời gian mang thai, những bà bầu nào có thói quen ăn mặn, sử dụng nhiều muối và nước mắm, nước tương…thì nên điều chỉnh lại cách nấu và khẩu vị của mình. Cũng không nên ăn các thực phẩm có hàm lượng natri cao như cá mắm, mì tôm, đồ hộp, dưa muối… Ăn nhiều muối sẽ gây ra hiện tượng phù nề, tích nước trong cơ thể. Không chỉ gây ra những khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Ngay cả người khỏe mạnh cũng không nên có thói quen ăn mặn, sẽ không tốt cho thận và gây ra nhiều bệnh tật.
5. Hạn chế ăn thức ăn nhiều dầu mỡ
Đặc biệt là mỡ động vật có hàm lượng chất béo bão hòa cao. Tuy là nguồn cung cấp năng lượng dồi dào những chúng lại là thực phẩm không tốt cho bà bầu.
Thay vì ăn những món ăn chiên rán, xào thì mẹ bầu có thể chuyển sang ăn nhiều các món hấp, luộc để dễ tiêu hóa và hạn chế lượng chất béo hấp thụ vào cơ thể. Dư thừa chất béo sẽ chỉ làm bà bầu tăng cân không kiểm soát, gây ra mệt mỏi khó chịu. Thai nhi hấp thụ những chất béo này từ mẹ cũng có cân nặng cao hơn so với quy định, gây khó khăn khi sinh nở và nhiều ảnh hưởng khác tới sức khỏe của thai nhi.
6. Từ bỏ rượu bia và các chất kích thích
Đây đều là thực phẩm không tốt cho bà bầu nên tuyệt đối tránh xa. Khi bà bầu sử dụng rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích thường xuyên sẽ làm cho thai nhi chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Khi sinh ra thường mắc các dị tật bẩm sinh, có những ảnh hưởng tới khả năng giao tiếp và hành vi của trẻ.
Các ông chồng thường hay hút thuốc cũng nên có ý thức hơn trong việc này, bởi lượng khói độc hại mà người vợ hít vào còn nhiều hơn so với chồng. Hơn nữa khói thuốc lá này với lượng chất độc cao, không được lọc qua phần đầu điếu thì lại càng nguy hiểm.
Những thói quen trong ăn uống có ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe và sự phát triể của thai nhi trong bụng. Mẹ bầu cần chú ý tránh những thực phẩm không tốt cho bà bầu kể trên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Thực Phẩm Bà Bầu Không Nên Ăn Tránh Gây Sảy Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!