Xu Hướng 6/2023 # Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? # Top 11 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

BS. Trần Thị Minh Châu. Một chị bầu người quen của mình vừa bị chó nhà hàng xóm cắn trong lúc đi đổ rác. Chị rất lo lắng vì con chó nhà bên chẳng bao giờ được đi tiêm phòng mà cứ tối tối lại được thả rông chạy khắp xóm. Điều chị lo nhất là không biết bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không và thuốc có ảnh hưởng gì đến em bé hay không. Thú thật là mình chưa bao giờ tìm hiểu về vấn đề này nên phải ngồi lục lọi lại sách vở và tìm hiểu thêm các khuyến cáo của các tổ chức y tế trên thế giới để trả lời những câu hỏi của chị. Nay mình viết bài này hy vọng sẽ giúp giải đáp một số thắc mắc của các bạn.

1. Khi bị chó cắn, bà bầu có những nguy cơ gì?

Với một vết thương do chó hoặc mèo cắn, cào hay liếm thì có thể xảy ra các nguy cơ: nhiễm trùng, bị uốn ván, bị bệnh dại.

2. Bà bầu có tiêm ngừa phòng bệnh dại được không?

Bệnh dại là bệnh cực kỳ nguy hiểm. Một khi đã bị bệnh dại, tỷ lệ tử vong là 100%. Trên thế giới chưa có thuốc điều trị mà chỉ có vắc xin dự phòng thôi. Theo hướng dẫn của tổ chức y tế thế giới và trung tâm kiểm soát phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ, bà bầu không có chống chỉ định tiêm ngừa phòng bệnh dại. Nghĩa là tiêm được nghen các bạn, bởi vì xin nhắc lại là nếu bị bệnh dại là chắc chắn tử vong. Hơn nữa, cho đến nay chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin phòng bệnh dại gây ảnh hưởng đến mẹ và em bé.

3. Loại vắc xin nào đang được sử dụng tại Việt Nam?

Để yên tâm hơn, mình vừa tìm hiểu xem loại vắc xin nào đang được Việt Nam sử dụng. Lấy ví dụ ở viện Pasteur chúng tôi (là trung tâm tiêm chủng lớn của miền Nam), vắc xin đang sử dụng là Verorab, sản xuất tại Pháp, là loại vắc xin phòng dại thế hệ mới đã được chứng minh là an toàn. Chưa có nghiên cứu nào cho thấy vắc xin này ảnh hưởng đến sức khỏe bà bầu và em bé.

4. Sơ cứu ban đầu khi bị chó cắn như thế nào?

Rửa kỹ vết thương bằng xà phòng đặc 20% hoặc nước muối sinh lý 0,9%.

Bôi thuốc sát khuẩn như: cồn, dung dịch iot.

Không nên băng kín vết thương.

Cần đến ngay các cơ sở y tế để được khám, tư vấn và tiêm vắc xin phòng dại.

Bác sĩ có thể sẽ kê thêm thuốc kháng sinh phòng ngừa nhiễm trùng vết cắn cho bạn, huyết thanh kháng độc tố uốn ván (nếu cần), huyết thanh kháng dại nếu vết thương nặng, nhiều vết cắn xuyên thấu hoặc vết thương hở bị nhiễm nước bọt của con vật).

Phụ Nữ Mang Thai Bị Chó Cắn Có Tiêm Vắc

Một sản phụ ở Nghệ An khi mang thai được 3 tháng thì bị chó dại cắn. Tuy nhiên, do không được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ nên 5 tháng sau, sản phụ lên cơn dại và tử vong…

Một sản phụ ở Nghệ An khi mang thai được 3 tháng thì bị chó dại cắn. Tuy nhiên, do không được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ nên 5 tháng sau, sản phụ lên cơn dại và tử vong…

Trả lời PV báo Người Đưa Tin, bác sĩ Bùi Ngọc Lâm (Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản Hà Nội) cho biết, hiện nay, trên thị trường vẫn có loại huyết thanh và vắc xin phòng dại được chỉ định cho phụ nữ mang thai. Do đó, khi bị chó dại cắn, thai phụ vẫn có thể đến các cơ sở y tế hoặc bệnh viện để được tư vấn và lựa chọn phương pháp điều trị an toàn.

Bác sĩ Lâm cũng cho hay, với những người bị chó dại (hoặc nghi là chó dại) cắn vào các vị trí gần thần kinh trung ương như cổ, đầu, mặt, bộ phận sinh dục… thì cần tiêm phòng trong thời gian sớm nhất có thể bởi đối với những trường hợp này, thời gian phát bệnh rất nhanh. Một khi virut dại đã lên não và phát bệnh thì không có phương thuốc nào cứu vãn được bệnh nhân.

Theo bác sĩ Lâm, nếu bị chó dại cắn, việc đầu tiên là phải tiến hành rửa vết thương bằng dung dịch, chất sát khuẩn (xà phòng đặc 20%, nước muối sinh lý), và sát khuẩn bằng cồn. Việc sơ cứu này nhắm tránh sự phát tán của virut dại, sát khuẩn vết thương. Sau đó, đưa ngay đến cơ sở y tế để điều trị.

“Trong trường hợp bị chó dại cắn, việc tiêm vắc-xin phòng dại và huyết thanh kháng dại là biện pháp duy nhất để cứu chữa” – bác sỹ Lâm khẳng định.

Nên đọc

Theo báo Sức khỏe & Đời sống, ThS. Nguyễn Kiên Cường, Viện Y học Dự phòng quân đội cho biết, phụ nữ đang mang thai thường có sức đề kháng kém. Nếu bị chó, mèo cắn thì cấn đưa đến ngay Trung tâm Y tế dự phòng để được tiêm phòng dại phù hợp với người đang mang thai.

Như tin tức đã đưa, vào ngày 9/6, sản phụ Nguyễn Thị Tin (32 tuổi, xã Nghi Văn, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An) có biểu hiện lên cơn dại, nên được đưa tới Bệnh viện Đa khoa Nghệ An cấp cứu.

Người nhà bệnh nhân cho biết, khi sản phụ Tin mang thai tháng thứ 3 đã bị chó cắn, nhưng lại không được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ.

Tại bệnh viện, các bác sĩ đã thăm khám và nhận thấy, bệnh nhân Tin có các triệu chứng kích thích của lên cơn dại như sốt, mệt mỏi, chảy nhiều dãi, không nuốt được nước bọt, sợ nước, sợ gió…Xác định tỷ lệ tử vong của sản phụ này cao, ngày 10/6, các bác sĩ đã chuyển mổ cấp cứu thai nhi lấy bé trai 32 tuần tuổi, nặng 1,6kg. Sau ca mổ sản phụ đã tử vong.

Trước đó, một sản phụ 31 tuổi, trú huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa bị chó dại cắn, chủ quan không đi tiêm phòng dại nên bất ngờ lên cơ co giật, mất kiểm soát và tử vong.

H.Yên (Tổng hợp)

Tiêm Phòng Dại Khi Bị Chó Cắn Có Hại Không? Bao Nhiêu Mũi, Cần Kiêng Gì?

Chúng ta hay nghe nói về tác dụng phụ các mũi tiêm ngừa khi bị chó cắn, vậy tiêm phòng dại khi bị chó cắn có hại không? Liệu có ảnh hưởng đến sinh sản không?

II/ Tiêm phòng dại khi bị chó cắn có hại không?

Riêng với cho dại thì cần nhận biết kỹ hơn để phòng ngừa từ xa, nhất là đối tượng trẻ em hoàn toàn không nhận biết được các nguy cơ tù chó dại lại càng dễ bị tấn công hơn người lớn.

Vấn đề đặt ra là sau khi tiêm phòng chó dại thì người được tiêm phòng có bị các tác dụng phụ lâu dài về sau này hay không? Những tác dụng phụ khi tiêm phòng dại này có nguy hiểm và kéo dài không?

Trước đây, tiêm vaccine ngừa dại có thể đưa đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Càng tiêm nhiều lần thì nguy cơ gặp tai biến càng cao, dẫn đến nguy cơ giảm trí nhớ càng rõ.

Nhưng hiện tại, bạn có thể sử dụng dòng vaccine phòng dại Verob của Pháp rất an toàn và không gây ra những tai biến thần kinh. Cho nên, khi tiêm ngừa dại ở thời điểm hiện tại không có nguy cơ ảnh hưởng đến não bộ làm giảm trí nhớ, thậm chí tiêm nhiều lần cũng không sao.

2/ giá vắc xin phòng bệnh dại

Giá chủng vacxin ngừa chó dại tuỳ thuộc vào loại sản xuất trong nước hay là loại ngoại nhập từ Pháp mà có giá chênh lệch nhau 10 lần. Cụ thể giá tiêm vắc xin phòng dại hai loại vaccine như sau:

Fuenzalida tiêm trong da giá 12.000 – 15.000 đồng/mũi x 6 – 8 mũi. Đây là loại thuốc chế từ tế bào não chuột còn bú (vaccin Fuenzalida). Chích từ 4 – 6 lần, cách 2 ngày chích 1 lần, mỗi lần 0,2ml. Trẻ em cũng chích 4 – 6 lần, mỗi lần 0,1ml, cách 2 ngày chích 1 lần, chích trong da. Ưu điểm của vaccin này là rẻ, dễ sản xuất nhưng vẫn còn 1 tỷ lệ phản ứng thuốc.

Vaccine Verorab của Pháp với hai đường tiêm (tiêm bắp 140.000 – 150.000 đồng/mũi x 5 mũi và tiêm trong da 35.000 đồng/mũi x 8 mũi). Tiêm phòng bằng loại thuốc chế từ tế bào thận khỉ (biệt dược là Verorab). Tiêm 5 lần, tiêm bắp tại cơ delta ở cánh tay mỗi lần 1ml thuốc có chứa 2,5UI hoạt tính. Tiêm vào các ngày 0, 3, 7, 14 và 28. Giá của Verorab hiện nay khoảng 170.000đ/liều 1ml. Hiện nay người ta áp dụng phác đồ tiêm trong da 0,1ml Verorab x 2 lần, mỗi lần 1 tay khác nhau vào các ngày 0, 3, 7, sau đó tiêm nhắc 0,1ml vào ngày 30 và 90 cũng cho kết quả tốt mà lại rẻ hơn nhiều.

Vaccine nhập ngoại Verorab của Pháp chi phí tương đối đắt tuy nhiên độ an toàn cao hơn. Còn vaccine Fuenzalida sản xuất trong nước có thể có một số phản ứng tại chỗ tiêm như: Ngứa, sưng tấy đỏ tại nơi tiêm kéo dài vài ngày sau đó sẽ hết. Loại vaccine này có ưu điểm lớn nhất là giá thành thấp và phải tiêm theo chỉ định của bác sỹ.

I/ Tiêm phòng chó dại mấy mũi là đủ?

Nếu con chó cắn em bé nhà bạn đến nay vẫn bình thường thì bạn không cần lo lắng, nhưng xin lưu ý là có những con chó trông bình thường vẫn có thể mang mầm bệnh dại và khi chúng có dấu hiệu bệnh dại thì cũng là lúc người bị chó dại cắn phát bệnh. Bệnh dại không có thuốc chữa, vì vậy để phòng bệnh hiệu quả bạn nên đưa bé đi tiêm vaccine.

Nếu nạn nhân bị chó cắn (không biết là chó dại hay không), nên chủng ngừa sớm trong vòng 2 ngày thì hiệu quả phòng bệnh rất cao, chủng ngừa chậm thì hiệu quả sẽ giảm nhưng vẫn còn hiệu quả, do đó có chủng vẫn còn hơn. Với từng loại vacxin khác nhau (sản xuất trong nước hay ngoại nhập) mà có phác đồ điều trị & tiêm phòng khác nhau, được hướng dẫn chi tiết như sau:

1/ phác đồ tiêm ngừa dại

Phác đồ tiêm bắp: 0,5ml x 5 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, 14, 28.

Phác đồ tiêm trong da: liều đơn 0,1ml x 8 liều cho một đợt điều trị dự phòng vào ngày 0, 3, 7, mỗi ngày tiêm 2 liều đơn vào 2 vị trí khác nhau của vùng cơ Delta, tiêm tiếp vào ngày 28 và ngày 90 kể từ mũi tiêm thứ nhất, mỗi ngày 1 liều vào cơ Delta. Trong trường hợp người bệnh có mũi thứ 2 tiêm lệch 2 ngày thì em tiếp tục tiêm các mũi sau theo đúng lịch. Lịch tiêm: 0, 5, 7, 14, 28.

2/ Phác đồ điều trị bằng vắc xin verorab của pháp

Vaccine này được khuyến cáo dùng để phòng bệnh dại cho các đối tượng có nguy cơ phơi nhiễm cao:

Tất cả những người có nguy cơ thường xuyên, chẳng hạn nhưnhân viên làm việc ở phòng thí nghiệm chẩn đoán, nghiên cứu và sản xuất có liênquan đến virus dại thì nên tiêm ngừa. Nên làm huyết thanh chẩn đoán mỗi 6tháng. Nên tiêm mũi nhắc lại khi định lượng kháng thể dưới ngưỡng bảo vệ: 0,5IU/ml.

Những đối tượng sau nên tiêm ngừa dại vì thường xuyên có nguy cơ nhiễm bệnh dại:

Bác sĩ thú y (và trợ lý), người canh giữ săn trộm thú, thợsăn, nhân viên kiểm lâm, người làm ở lò mổ thịt, người nghiên cứu về hang động,người làm nghề nhồi bông thú…

Người đến vùng có dịch bệnh súc vật: trẻ em, người lớn vànhững người du lịch đến những vùng này.

3/ tiêm vaccin Verorab sau phơi nhiễm

Sau khi xác định hay nghi ngờ phơi nhiễm, phải tiến hànhtiêm vaccine ngay lập tức để làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm bệnh dại. Tiêmvaccine dại phải được thực hiện ở một Trung tâm điều trị bệnh dại.

Việc điều trị được áp dụng tùy theo loại vết thương và tình trạng con vật.

Bảng 1:

* Tại Pháp, sự theo dõi của bác sĩ thú y bao gồm 3 giấy chứng nhận vào Ngày 0, Ngày 7 và Ngày 14 xác nhận con vật không có dấu hiệu bệnh dại. Theo khuyến cáo của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, chó hay mèo phải được bác sĩ thú y theo dõi tối thiểu 10 ngày.

** Việc điều trị phải tùy theo độ nặng nhẹ của vết thương: xem bảng 2.

Chống chỉ định trong những trường hợp sau:

Trước phơi nhiễm: Sốt nhiễm trùng nặng, bệnh cấp tính, đợt tiến triển của bệnhmạn tính (tốt nhất nên hoãn việc tiêm vaccine),- Biết mẫn cảm với bất kỳ thànhphần nào của vaccine.

Sau khi phơi nhiễm: Vì nhiễm virus dại có những diễn tiến nguy hiểm chết người,nên không có chống chỉ định tiêm vaccine điều trị.

Yêu cầu phải tiêm thêm huyết thanh kháng dại (SAR, serum antirabique ). Nếu vết cắn ở

Đầu, mặt, cổ, bộ phận s.i.n.h d.ụ.c;

Vết cắn sâu hoặc cắn nhiều chỗ;

Niêm mạc bị chó nghi dại liếm;

Trẻ em tiếp xúc với siêu vi dại

Liều dùng là 20 đơn vị/kg cơ thể (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh người) và 40 đơn vị/kg (đối với huyết thanh bào chế từ huyết thanh ngựa). Chia làm nhiều liều chích sâu và xung quanh vết cắn, liều thuốc còn lại tiêm bắp.

SAR thường được chích ở mông, chích ngay ngày 0 cùng lúc với vaccin phòng dại. Không được chích cả 2 loại vaccin và huyết thanh kháng dại ở cùng 1 vị trí gần nhau và khô`ng dùng cùng kim và ống chích của cả 2 loại thuốc với nhau để tránh bị trung hoà thuốc.

– Đối với con chó cắn người, nếu còn sống nên nhốt nó trong 10 ngày và theo dõi, nếu chó vẫn còn khoẻ mạnh thì có thể ngưng các biện pháp điều trị. Nếu chó bị đập chết, nên cắt đầu chó để xét nghiệm xác định bệnh dại.

4/ phụ nữ mang thai bị chó dại cắn

Hiện nay, vaccin phòng dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào. Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccin này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng nhưng giá thành lại khá cao. Nước ta không sử dụng loại vaccin trên do giá thành không phù hợp với thu nhập của người dân.

Phụ nữ có thai và trẻ em mới sinh vẫn có thể tiêm phòng dại được những phải có chỉ định và theo dõi của bác sỹ chuyên khoa và nên sử dụng loại vaccin phòng dại tế bào.

Nguyên nhân vết tiêm phòng bị sưng tấy & cách xử lý an toàn nhất cho bé

Vitamin b1 b6 b12 giá bao nhiêu?

Comments

Bà Bầu Bị Côn Trùng Cắn Phải Làm Sao? Có Ảnh Hưởng Đến Thai Nhi Không?

Bà bầu bị côn trùng cắn phải làm sao?

Bị côn trùng cắn trong sinh hoạt hằng ngày ở bà bầu mang thai là tình trạng phổ biến đối với các mẹ, gây cảm giác ngứa ngáy, sưng đỏ vùng da bị cắn và để thành vết thâm khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu. Một số loài côn trùng như bọ chét, bọ ve, chấy, rệp và muỗi đều có thể cắn người và gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, tùy thuộc vào môi trường sống. Khi bị côn trùng cắn Virus truyền bệnh từ mẹ sang con cũng sẽ khác nhau, gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến mẹ và bé. Vậy bà bầu bị côn trùng cắn phải làm sao?

Bà bầu bị côn trùng cắn có cắn ảnh hưởng của môi trường sống, động vật nuôi trong nhà. Vì vậy, nếu khi bị đốt mà da có những nốt bất thường, khả nghi, mãi không lành, tốt nhất mẹ bầu nên đi khám.

Do một số loài côn trùng hút máu như: bọ ve, chấy, ruồi, muỗi, nhện…

Do các vết chích từ một số loại côn trùng như: Ong vò vẽ, Ong mật, kiến lửa…

Môi trường sống có ổ bệnh sốt xuất huyết

Vệ sinh không sạch sẽ nhà cửa

Dấu hiệu bà bầu bị côn trùng cắn

Tức ngực

Mặt hay miệng sưng

Khó nuốt

Khó thở

Ngất xỉu hoặc choáng váng

Đau bụng hoặc nôn

Phát ban hoặc đỏ da

Cách chữa trị cho bà bầu bị côn trùng cắn

Khi các mẹ bầu mang thai trong 3 tháng đầu tiên cực kì quan trọng. Bất cứ tác động bên ngoài cũng như sức khỏe của người mẹ cũng có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể ảnh hưởng, bao gồm cả trường hợp việc bị côn trùng đốt. Nếu bị đốt và chích mà vết thương lâu ngày không khỏi mà có dấu hiệu khác mẹ bầu nên đi khám để điều trị một cách hiệu quả . Khi bị côn trùng cắn mọi chất độc trong vết đốt có thể khiến vùng da bị tổn thương gây sưng tấy, ngứa ngáy hay nốt đỏ rát gây khó chịu cho người mẹ. Trong khi thời kỳ này, tâm lý của người mang thai phải luôn được thoải mái, vì điều đó ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của bào thai.

1. Cách xử lý theo phương pháp kỹ thuật y tế

Rửa sach vết thương để tránh gây khó chịu và sưng đỏ bằng cồn 70 độ. Vì nếu rửa kỹ sẽ giảm đáng kể tình trạng nổi bọng nước do nọc độc của con trùng gây tổn thương cho da.

Bôi mỡ corticoid (4-6 lần một ngày).

Bôi kem phenaegan (8-10 lần một ngày), chú ý khi bôi thuốc phải miết mạnh ở vùng da bị đốt đến khi khô sẽ hiệu quả hơn.

2. Cách xử lý từ vật liệu thiên nhiên

Hành tây

một lát hành tây tươi trên vết cắn có thể làm giảm đau, giảm viêm và cảm giác ngứa ngáy ngay lập tức.

Đá

làm tê khu vực và giúp kiểm soát sưng. Nên bọc cục đá trong một chiếc khăn và ấn vào vết cắn trong 10 phút.

Túi trà

Tannin tự nhiên trong trà hoạt động như một chất làm se, hút chất độc ra khỏi da và giúp giảm bớt sự khó chịu, theo Boldsky.

Chanh

chứa các đặc tính chống viêm và thẩm mỹ của chanh giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng và giảm ngứa.

Kem đánh răng

Kem đánh răng có hương vị thông thường là lựa chọn tốt nhất và các mẹ có thể sử dụng bất kỳ loại kem đánh răng không gel nào. Chà nó lên vết cắn và để khô qua đêm. Rửa vào buổi sáng với nước lạnh và xà phòng nhẹ. Kem đánh răng sẽ làm khô vết cắn, loại bỏ kích ứng, theo Boldsky.

Bà bầu bị côn trùng cắn có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Một số lưu ý cho bà bầu côn trùng cắn

1. Bà bầu bị côn trùng cắn nên ăn gì?

Một số đề nghị về chế độ ăn uống giúp bà bầu bổ sung dinh dưỡng như:

Nên ăn nhiều rau xanh và hoa quả bổ sung các vitamin cho cơ thể

Bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ thịt lợn, cá, các loại đậu

Uống 1-2 lít nước mỗi ngày

2. Bà bầu bị côn trùng cắn không nên ăn gì?

Nếu trong trường hợp bị côn trùng không quá độc hại cắn thì các mẹ có thể yên tâm không cần kiêng cử nhiều. Nhưng nếu tình trạng bị côn trùng cắn trở nên nghiêm trọng thì các mẹ cần hạn chế một số loại sau đây :

Hạn chế ăn quá nhiều thịt bò có thể gây thâm sau này

Hạn chế ăn hải sản càng làm tăng tình trạng ngứa ngáy khi bị côn trùng cắn

Hạn chế ăn nhiều thịt gà, nếp gây nổi mủ cho vết thương

Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các mẹ giải đáp thắc mắc về bà bầu bị côn trùng cắn phải làm sao? Phụ nữ mang thai bị côn trùng cắn có ảnh hưởng đến thai nhi không và những lưu ý khi mẹ bầu bị côn trùng cắn.

Nguồn: Tổng hợp

Cập nhật thông tin chi tiết về Phải Làm Gì Khi Bà Bầu Bị Chó Cắn? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!