Bạn đang xem bài viết Phòng Ngừa Thai Nhi Nhẹ Cân, Mẹ Bầu Đã Biết? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thai nhi nhẹ cân khi chào đời phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
Những bé có trọng lượng dưới 2.5kg khi chào đời được coi là nhẹ cân. Trọng lượng của trẻ sơ sinh bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố khác nhau từ kích thước tử cung, sức khỏe, tuổi tác người mẹ… Thai nhi nhẹ cân sau khi chào đời sẽ gặp rất nhiều biến chứng nguy hiểm cho sự phát triển trong tương lai. Đây cũng là vấn đề luôn được coi trọng hàng đầu ở mẹ bầu. Nếu mẹ tăng ít hơn 7 kg trong suốt thai kỳ, đứa trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân. Tuy nhiên, nhiều thai phụ tăng cân đủ mà con vẫn còi. Để ngăn chặn việc em bé ra đời bị nhẹ cân, có rất nhiều biện pháp phòng ngừa trước và trong khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý.
Thai nhi nhẹ cân, vì sao?
– Thiếu sắt:Trong thai kỳ, nếu không bổ sung đủ sắt qua thì quá trình dưỡng thai cũng không hiệu quả, trẻ sinh ra dễ bị nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp…
– Chế độ làm việc:Làm việc trong môi trường độc hại, nặng nhọc cũng khiến sức khỏe thai phụ giảm sút, vì vậy cũng gây cản trở quá trình tăng trưởng của em bé trong bụng.
– Hút thuốc lá hoặc ngửi mùi thuốc lá:Sẽ làm giảm rõ rệt cân nặng lúc sinh của trẻ (có thể giảm cả chiều cao và vòng đầu). Do áp lực của khí CO (Carbon monoxide) đối với hemoglobin cao hơn oxy, gây thiếu oxy cho thai và gây co mạch tử cung.
– Bổ sung sớm canxi:Đây cũng là nguyên nhân khiến trẻ bị suy dinh dưỡng. Sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đọng ở bánh rau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi dưỡng chất, khiến thai kém phát triển, nhẹ cân khi sinh. Mẹ nếu uống quá nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
– Nhau thai có vấn đề:Có vấn đề ở nhau thai làm giảm lượng máu cung cấp cho bé. Điều này hạn chế sự phát triển của bé vì bé không nhận đủ oxy và chất dinh dưỡng cần thiết qua nhau thai. Huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu từ mẹ sang con qua nhau thai. Nó cũng gây nên hiện tượng nhẹ cân ở bào thai.
– Mẹ có chế độ ăn không đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết, chế độ ăn không cân đối, không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng khi mang thai và đặc biệt là quá trình tăng cân của người mẹ trong quá trình mang thai dưới 7 kg.
– Tuổi kết hôn của mẹ dưới 18 tuổi, khoảng cách sinh quá dày, những bà mẹ trong khi mang thai phải lao động nặng nhọc, không được nghỉ trước sinh đầy đủ. Các bệnh tật của người mẹ và việc đẻ thiếu tháng cũng góp phần làm cho tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp tăng cao.
Phòng ngừa thai nhi nhẹ cân
– Giảm căng thẳng và tạo tâm lý thoải mái khi bầu bí: Bạn nên thường xuyên thực hành bài tập hít thở thoải mái và giảm căng thẳng vì stress là một trong những nguyên nhân chính khiến thai nhi bị nhẹ cân. Hãy ngồi thoải mái và hít thở sâu bằng mũi sau đó thở tất cả không khí ra qua miệng. Trong khi thở, dạ dày của bạn sẽ co bóp giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.
– Để vẫn cung cấp đủ dưỡng chất, giúp thai nhi sinh ra không bị nhẹ cân và mẹ không béo phì, thai phụ phải có chế độ ăn uống, nghỉ dưỡng khoa học. Thai phụ cũng cần sử dụng đa dạng các loại thực phẩm, ăn nhiều bữa để đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng và tăng cân hợp lý. Các loại thức ăn giàu đạm như tôm, cua, trứng sữa, chỉ nên ăn từ 150 – 170g/ngày. Trong suốt thai kỳ, thai phụ chỉ nên tăng từ 9 – 14kg, mang đa thai tăng từ 15 – 20kg.
– Bổ sung vitamin: Bổ sung đầy đủ vitamin trước khi sinh để đảm bảo cho bạn và thai nhi được hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Những chất dinh dưỡng thiết yếu nhất là: Axit folic, sắt và canxi.
– Bên cạnh dinh dưỡng, luyện tập, vận động hợp lý cũng rất có lợi cho sức khỏe của bà mẹ và em bé. Hơn nữa, luyện tập còn giúp thai nhi dễ hấp thu được nhiều oxy và phát triển tốt.
– Hãy chắc rằng bạn đi khám thai đầy đủ vì bất kỳ trục trặc nào về sức khỏe sẽ được phát hiện và can thiệp sớm.
Nguy cơ với thai nhi nhẹ cân
Ngay từ khi chào đời, trẻ nhẹ cân đã phải chịu những thiệt thòi như dễ bị ngạt, viêm phổi hít phân xu, đa hồng cầu, bị hạ đường huyết trong nhiều tuần.
Nhiều nghiên cứu khác cho thấy tình trạng chậm phát triển của thai nhi trong tử cung có ảnh hưởng lâu dài đến sự tăng trưởng của trẻ. Trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh kém hơn trẻ đủ cân. Ở lứa tuổi học đường, trẻ nhẹ cân có chỉ số thông minh, chỉ số phối hợp nhìn – vận động, mức độ đọc thấp hơn bé sinh đủ ký.
Các vấn đề về cư xử như kích động, kém phối hợp động tác, khó tập trung thường gặp hơn ở trẻ nhẹ cân. Trẻ nhẹ cân sinh ra từ các bà mẹ cao huyết áp, tiếp tục có đầu nhỏ hoặc vấn đề chậm phát triển thần kinh hơn trẻ đủ cân.
1001 Dấu Hiệu Thai Lưu, Cách Nhận Biết, Phòng Ngừa Cho Mẹ Bầu
Thai chết sớm khi được 20-27 tuần tuổi.
Thai chết muộn tính từ tuần 28-36.
Thai kỳ hạn xảy ra giữa tuần 37 hoặc sau đó.
Thai lưu đa phần thường không được xác định rõ nguyên nhân chính xác. Một số nguyên nhân được cho rằng xuất phát từ mẹ đang mắc một số bệnh như tiểu đường, viêm gan, thiếu máu, huyết áp cao,… hoặc mẹ mang thai khi đã lớn tuổi, dinh dưỡng không đầy đủ, lao động vất vả,…,nước ối, tử cung, dây rốn có bất thường.
Một số khác được xác định nguyên nhân đến từ trẻ và trong quá trình mang thai như trẻ mắc rối loạn nhiễm sắc thể do di truyền, trẻ bị tim bẩm sinh, phù nhau thai,…
Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng đầu
Đau bụng và chảy máu
Mẹ bầu có dấu hiệu đau bụng, từ đau âm ỉ đến đau dữ dội cùng với việc ra huyết, xuất hiện máu âm đạo. Ở giai đoạn đầu thai kỳ việc ra một ít máu sẽ là bình thường, tuy nhiên khi đi kèm với việc đau bụng thì đây có thể là dấu hiệu của việc thai lưu 7 tuần. Cần nhanh chóng khám tại các phòng khám chuyên khoa uy tín.
Ngoài ra, những biểu hiện như đau họng hay chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, thụ phát ban, ho, sốt cao, ớn lạnh đều có thể là dấu hiệu thai lưu trong giai đoạn đầu thai kỳ.
Thay đổi tầm nhìn:
Khi mẹ cảm thấy tầm nhìn của mình thay đổi không nên chủ quan vì đây có thể là một trong những biểu hiện cho biết thai đã chết lưu.
Sưng phù và đau nhức:
Người mẹ bị sưng bàn tay hoặc bàn chân hoặc đau lưng dữ dội cũng như bị chuột rút. Đây đều là những biểu hiện bất thường và gây trở ngại không chỉ gây khó chịu bên ngoài cho mẹ trong giai đoạn mang thai mà còn là dấu hiệu cảnh báo sự bất thường của thai nhi. Mẹ không nên coi thường và nên đi khám tại các phòng khám chuyên khoa để xác định tình trạng bệnh lý.
Không có biểu hiện nghén:
Nghén là biểu hiện bình thường của phụ nữ trong những tháng đầu mang thai. Nếu các triệu chứng nghén, mệt mỏi không xuất hiện thì có thể em bé đã không phát triển bình thường trong bụng mẹ và có khả năng thai chết lưu 5 tuần.
Tử cung không nở rộng:
Khi em bé bắt đầu có mặt trong dạ mẹ cũng là lúc tử cung người mẹ sẽ bắt đầu lớn lên và nở rộng để có đủ chỗ cho em bé bám vào và trú ngụ. Nếu trong 3 tháng đầu, mẹ bầu cảm thấy tử cung mình không có dấu hiệu phát triển đồng nghĩa với em bé cũng không lớn lên.
Nước ối rò rỉ:
Biểu hiện của việc này là việc xuất hiện chất lỏng khác thường chảy ra ngoài âm đạo người mẹ với số lượng nhiều. Tình trạng này cũng tương tự như việc vỡ ối sớm và có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ cũng như thai có thể đã chết lưu 9 tuần.
Tiết dịch âm đạo bất thường:
Bất kỳ việc tiết dịch bất thường ở âm đạo kèm theo máu và sự thay đổi màu sắc của dịch đều là biểu hiện không tốt của mẹ bầu trong thai kỳ, cũng là một trong những biểu hiện của thai lưu. Mẹ cần chủ động đi khám để hiểu rõ tình trạng của cả mẹ và bé.
Tâm trạng thay đổi bất thường, bồn chồn:
Sự kết nối giữa mẹ và bé là một điều đặc biệt nên linh cảm của người mẹ vốn nhạy bén với tình trạng sức khỏe của mình và của bé. Vì vậy, việc mẹ cảm thấy tâm trạng thay đổi thất thường, hay lo lắng, bồn chồn cũng là một dấu hiệu của việc thai chết lưu 8 tuần. Để tháo gỡ những nghi ngờ cũng như lấy lại sự vui vẻ, lạc quan cần thiết cho thai kỳ, mẹ cần nhanh chóng đi khám để xác định.
Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng giữa:
Các cơn đau bụng dữ dội kèm theo ra máu: các cơn đau bụng cũng không quá nghiêm trọng với các mẹ bầu trong thai kỳ. Tuy nhiên khi mẹ cảm thấy cơn đau kéo dài, liên tục và có kèm theo máu thì có thể là dấu hiệu thai lưu tháng thứ 4.
Cân nặng của mẹ bầu bị dừng lại hoặc sụt giảm: Khi bé lớn dần trong bụng mẹ thì mẹ cũng dần tăng cân là điều bình thường. Nếu mẹ thấy mình đột ngột ngừng tăng cân hoặc số cân nặng giảm đi thì nên cân nhắc đến việc thai có thể chết lưu.
Dấu hiệu thai lưu trong 3 tháng cuối:
Bước sang 3 tháng cuối thai kỳ đồng nghĩa với việc thai đã ở tuần thứ 26 trở đi. Bắt đầu từ lúc này, sự mong chờ thiên thần nhỏ ra đời càng tăng gấp bội. Đây là giai đoạn em bé đã phát triển và gần như hoàn thiện để chuẩn bị chào đời, vì vậy người mẹ càng cần phải cẩn thận quan sát và chăm sóc sức khỏe, trang bị kiến thức để đảm bảo an toàn cho mình và cho bé. Tuy nhiên, các biến chứng vẫn có thể xuất hiện bất kỳ thời điểm nào, mẹ cần lưu ý các dấu hiệu thai lưu tháng thứ 8 hoặc thai lưu tháng cuối:
Thai nhi chuyển động yếu ớt hoặc giảm các chuyển động:
Thai bắt đầu đạp và có các cử động rất rõ từ tuần 18-20 của thai kỳ. Khi bé có các cử động mạnh và liên tục, mẹ có thể an tâm về sự phát triển bình thường của bé trong bụng mẹ. Ngoài ra, việc giao tiếp với con trong giai đoạn này cũng rất cần thiết bằng việc trò chuyện với bé hay nghe nhạc. Nếu trong giai đoạn này, em bé nhà bạn không còn “năng động” “múa máy” như trước đây thì có thể đây là dấu hiệu thai chết lưu tuần 39.
Biểu hiện thai nghén giảm đi:
Nếu các triệu chứng nghén hoặc các bệnh lý khác như tiền sản giật của mẹ có dấu hiệu giảm đi hay không xuất hiện nữa cũng là dấu hiệu của việc thai chết lưu. Khi đó em bé đã không còn phát triển bình thường và khỏe mạnh bên trong cơ thể mẹ và có thể chết lưu. Mẹ bầu nên chú ý đặc điểm này để đi thăm khám thường xuyên.
Bụng của mẹ nhỏ đi:
Khi em bé phát triển qua từng tháng, bụng của mẹ cũng theo đó mà lớn dần lên để bao bọc và bảo vệ bé. Những tháng cuối, nếu mẹ cảm thấy bụng mình không tiếp tục lớn lên mà từ từ nhỏ lại nghĩa là tử cung đã ngưng phát triển, khả năng thai đã chết lưu.
Rò rỉ nước ối:
Việc vỡ ối chỉ xảy ra khi người mẹ gần đến lúc chuyển dạ, vì vậy, nếu mẹ có biểu hiện vỡ ối thì có nguy cơ cao thai bị chết lưu tháng thứ 8 hoặc sinh non. Mẹ cũng dễ dàng bị nhiễm khuẩn âm đạo và tử cung nên cần cực kỳ lưu ý dấu hiệu này.
Chảy máu âm đạo:
Chảy máu luôn gây ra cảm giác bất thường và lo lắng cho mẹ bầu khi mang thai, nhất là ở những tháng cuối thai kỳ trong lúc đợi con ra đời. Máu có màu đen nếu thai chết lưu ở 3 tháng cuối thai kỳ. Mẹ cũng không còn cảm thấy căng tức ngực như trước mà ngực trở nên mềm mại hơn. Bầu ngực có thể tiết một ít sữa non. Ngoài ra các biểu hiện ngoài da như rạn da, ngứa cũng dần giảm hay mất đi, như vậy khả năng em bé đã không còn tiếp tục phát triển.
Bị tiền sản giật:
Tiền sản giật là một tình trạng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và gây nguy hiểm cho tính mạng thai nhi. Tiền sản giật thường dẫn đến việc nhau thai bị bong, kèm với việc khó thở, tăng huyết áp ở mẹ. Những biến chứng trên có thể là dấu hiệu thai nhi bị chết lưu tuần 30, gây nguy hiểm cho bé cũng như những tổn thương khác đối với mẹ.
Tăng cân quá nhanh:
Tăng cân là một điều bình thường trong quá trình mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu liên tục tăng cân quá nhiều kèm sưng phù thì có thể đã xảy ra tình trạng thai lưu ở tháng cuối thai kỳ.
Không buồn tiểu:
Đi tiểu thường xuyên là một biểu hiện bình thường của mẹ bầu. Nếu trong những tháng cuối thai kỳ, đột nhiên mẹ không còn muốn đi tiểu hay tiểu ít hơn trước đây thì có thể thai đã ngừng phát triển và chết lưu.
Vàng da đi kèm ngứa:
Mẹ bầu thường dễ gặp phải tình trạng ngứa trong thời gian mang thai vì sự thay đổi hormone nội tiết tốt. Tuy nhiên, việc ngứa toàn thân một cách bất thường kèm với da chuyển vàng là cảnh báo thai nhi gặp vấn đề bất thường, có thể thai chết lưu ở tháng thứ 9.
Một số gợi ý nhỏ dành cho các mẹ trong giai đoạn mang thai để ngăn ngừa thai chết lưu trong suốt thời gian mang thai.
Thiết lập một lối sống lành mạnh, thường xuyên tập thể dục, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.
Nên siêu âm sớm và không bỏ lỡ các kỳ khám thai định kỳ,
Theo dõi cân nặng.
Kiểm tra bệnh lý của mẹ trước khi mang thai.
Đi lại nhẹ nhàng, không cử động hay hoạt động mạnh.
Kết luận
Thai lưu chắc chắn là một điều không ai mong muốn, gây ảnh hưởng lớn đến tinh thần và sức khỏe và để lại nỗi đau đớn cho người mẹ. Vì vậy mẹ cần chủ động tìm hiểu dấu hiệu thai lưu để ngăn ngừa và có một thai kỳ an toàn, vui vẻ chờ đón thiên thần nhỏ ra đời.
Nhận Biết Thai Ngoài Tử Cung Và Cách Xử Lý Khi Có Thai Ngoài Tử Cung Tốt Nhất Nguồn tham khảo
https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/thai-luu-thuong-xay-ra-o-tuoi-thai-nao/?link_type=related_posts.
https://healthyblog.net/dau-hieu-bao-thai-luu-3-thang-cuoi/
https://vn.theasianparent.com/dau-hieu-thai-chet-luu-3-thang-giua
https://www.tommys.org/pregnancy-information/pregnancy-complications/baby-loss/stillbirth/stillbirth-symptoms-and-risks.
https://www.stanfordchildrens.org/en/topic/default?id=stillbirth-90-P02501
Thai Nhi Nhẹ Cân So Với Tuổi, Nguyên Nhân Và Cách Tăng Cân Nhanh Cho Bé
(16/03/2017)
Em bé của bạn không phải đến khi ra đời mới bị suy dinh dưỡng mà ngay từ trong bào thai đã có thể bị nhẹ cân, phát triển chậm và điều này sẽ có tác động không nhỏ tới đà tăng trưởng của bé về sau.
Nguyên nhân thai nhi nhẹ cân hơn so với tuổi thai, suy dinh dưỡng bào thai
Chế độ ăn uống của mẹ: ít quá hoặc nhiều quá.
Thai nhi được cung cấp dinh dưỡng từ khẩu phần ăn của mẹ, kho dưỡng chất từ cơ thể mẹ và quá trình tổng hợp chất dinh dưỡng ở nhau thai. Do đó, nếu mẹ thiếu dinh dưỡng trước và trong thai kỳ sẽ khiến thai nhi suy dinh dưỡng.
Thiếu sắt và Axit Folic không chỉ gây ra tình trạng dị tật ống thần kinh ở thai nhi mà còn có thể khiến trẻ sinh ra dễ nhẹ cân, nhiễm trùng, chỉ số thông minh thấp. (M ẹ có thể tham khảo loại viên sắt không gây táo bón )
Ăn đêm chỉ khiến tình trạng cân nặng của mẹ thêm nặng nề mà không có tác dụng cung cấp dinh dưỡng cho em bé. Để có lợi nhất cho cả mẹ và bé, mẹ bầu chỉ cần làm 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ 1 tiếng là đủ cung cấp dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
Không phải cái gì mẹ bầu cũng cần bổ sung sớm. Sắt và Axit Folic mẹ bầu nên uống trước và trong suốt quá trình mang bầu nhưng nếu uống canxi quá sớm lại là nguyên nhân khiến trẻ dễ bị suy dinh dưỡng. Lý do là nếu sử dụng sớm và quá nhiều, canxi sẽ đóng ở bánh nhau, làm giảm chất lượng bánh rau, giảm sự trao đổi chất, khiến thai nhi kém phát triển và nhẹ cân. Mẹ uống nhiều canxi có thể khiến bản thân bị sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.
Nhau thai có ảnh hưởng nhiều tới bào thai vì nó kiểm soát quà trình vận chuyển hormone và những dưỡng chất thiết yếu khác cho bào thai. Bánh nhau nhỏ làm cho quá trình vận chuyển dưỡng chất cùng sự chuyển hóa ở bào thai suy giảm, thai nhi không hấp thụ được dinh dưỡng từ mẹ nên ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của thai nhi, dẫn tới bé bị thấp còi.
Mẹ sử dụng chất kích thích hoặc ở trong môi trường có khói thuốc:
Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến thai nhi nhẹ cân, thấp còi.
Mẹ mang thai trước tuổi 18 hoặc sau tuổi 40 cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến bé bị nhẹ cân khi ở trong bụng mẹ. Khoảng cách giữa hai lần sinh nở dày, mẹ ít được nghỉ ngơi, phải lao động nặng hoặc bị một số bệnh khi mang thai cũng là lý do khiến em bé nhẹ cân và chậm phát triển.
Mẹ cần làm gì khi thai nhi “chậm lớn”, nên ăn gì để con nhanh tăng cân
Ngay khi bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu nhẹ cân, mẹ cần điều tiết lại chế độ ăn uống và sinh hoạt hợp lý để sớm khắc phục tình trạng này cho bé:
Ăn đủ chất và đa dạng các loại thực phẩm:
Mẹ cần ăn nhiều trái cây tươi, rau củ, ngũ cốc, các loại hạt và các loại thực phẩm giàu Protein. Mẹ có thể ăn thêm hạt Chia , đậu đen, đậu xanh. Nếu không ăn nhiều được một lúc có thể chia nhỏ thành 4-6 bữa/ ngày để đảm bảo thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng.
Thức ăn giàu đạm mẹ bầu cần phải lưu ý là tôm, cua, trứng sữa. Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu nên ăn nhiều những thức ăn này để đảm bảo em bé được cứng cáp, khỏe mạnh.
Thịt bò thực sự là một trong những thực đơn quan trọng hàng đầu đối với mẹ bầu. Không chỉ chứa lượng sắt lớn, thịt bò còn chứa rất nhiều vi chất dinh dưỡng khác và protein giúp em bé phát triển khỏe mạnh. Bên cạnh đó, lươn cũng là một thực phẩm được các bác sĩ khuyên dùng cho mẹ bầu thường xuyên, nhất là với những mẹ bầu có bé nhẹ cân.
Bổ sung Sắt và Axit Folic đầy đủ, bổ sung canxi đúng thời điểm
Ngay khi có kế hoạch có bầu và khi biết mình mang bầu, mẹ cần bổ sung ngay Sắt và Axit Folic trong suốt thai kỳ để giúp bé không bị dị tật ống thần kinh cũng như tránh xa nguy cơ thấp còi. Có rất nhiều loại sắt và Axit Folic khác nhau nhưng mẹ nên tìm những sản phẩm có nghiên cứu lâm sàng đầy đủ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
Mẹ nên lựa chọn những sản phẩm Sắt hữu cơ, đồng thời có bổ sung thêm Vitamin C, B6, B12 để tăng khả năng hấp thụ tối đa, tái tạo hồng cầu và tăng cường sức khỏe cho mẹ và bé. Đối với canxi, mẹ bầu chỉ nên bổ sung sau 16 tuần và nên nói không với những sản phẩm Vitamin tổng hợp có chứa canxi trong những tháng đầu thai kỳ.
Giữ tinh thần thoải mái và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi
Dành nhiều thời gian nghỉ ngơi sẽ giúp cơ thể mẹ bầu nhanh chóng phục hồi và phòng tránh bệnh tật. Mẹ bầu cũng không nên làm những công việc nặng nhọc, tránh khóc và suy nghĩ quá nhiều khiến thai nhi khó phát triển. Có thể dành thừi gian để tập những bài thể dục, đi bộ nhẹ nhàng vào thời điểm mát mẻ trong ngày.
Mẹ bầu không nên thức quá khuya mà nên đi ngủ lúc 10h đêm, thường xuyên kiểm tra cân nặng của cả mẹ và bé. Đồng thời, tuyệt đối tránh xa rượu bia, thuốc lá và những chất kích thích vì đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ chậm phát triển. Ngay việc ở trong môi trường ô nhiễm hoặc phải tiếp xúc với khói thuốc cũng khiến thai nhi bị nhẹ cân.
CHELA-FERR FORTE Đưng bỏ lỡ bài viết bạn quan tâm
BẠN ĐANG MANG THAI, CẦN BỔ SUNG VI CHẤT CHO THAI KỲ KHỎE MẠNH?
Ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi Tháng Đầu Mẹ Bầu Đã Biết Chưa?
Nhu cầu dinh dưỡng của bà bầu trong tháng đầu thai kỳ
Để trả lời câu hỏi ăn gì tốt cho thai nhi tháng đầu, chị em cần tìm hiểu chế độ dinh dưỡng của mình trong giai đoan này!
Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu trong tháng đầu rất quan trọng. Bởi đây là giai đoạn các tế bào phôi đang phân hóa cũng như hình thành các chức năng cơ bản của cơ thể.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo các mẹ nên bổ sung thêm khoảng 300calo mỗi ngày để có thể tăng thêm từ 1 – 2,5kg trong thời gian này.
Những dưỡng chất cần thiết có bà bầu mới mang thai
Protein
Protein cung cấp những dưỡng chất cần thiết, giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh, vì vậy mỗi ngày mẹ phải đảm bảo cung cấp khoảng 70g protein cho cơ thể để có đầy đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển an toàn.
DHA
Đây là một loại Omega-3 giúp tăng cường hoạt động của trí não và mắt, chiếm 20% trọng lượng não bộ và 60% võng mạc. Các chuyên gia khuyến cáo bạn nên bổ sung 200mg DHA/ngày.
Axit folic
Axit folic vô cùng quan trọng, ngay từ khi có ý định mang thai các mẹ cần phải tăng cường dưỡng chất này. Bởi axit folic ảnh hưởng tới sự phát triển trí não và cột sống của trẻ.
Canxi
Canxi là câu trả lời không thể thiếu cho câu hỏi bà bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu. Bởi đây là dưỡng chất quan trọng trong quá trình phát triển xương của bé.
Đặc biệt, thiếu hụt canxi không những ảnh hưởng tới sự phát triển thai nhi mà còn khiến cho cơ thể mẹ có thể bị loãng xương sau khi sinh.
Do đó, bổ sung canxi luôn là lời khuyên các chuyên gia dinh dưỡng dành cho các bà bầu.
Sắt
Đây là dưỡng chất cần thiết cho bà bầu, hơn nữa trong thời kỳ mang thai, thiếu máu là tình trạng khó tránh khỏi. Sắt không chỉ giúp mẹ bầu có được sức khỏe tốt mà còn giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh toàn diện.
Chính vì vậy mà bà bầu cần phải bổ sung những thực phẩm chứa sắt thường xuyên, giúp tăng cường hồng cầu và tổng lượng máu cho cơ thể.
Dinh dưỡng trong tháng đầu thai kỳ thật sự khó khăn cho các bà bầu, nhất là những người mang thai lần đầu. Trong giai đoạn đầu mang thai cần một chế độ ăn lành mạnh để mẹ được khỏe và thai nhi phát triển toàn diện.
Trứng
Trứng là thực phẩm rất dồi dào protein. Ngoài ra, trong trứng còn chứa nhiều canxi, vitamin D, Omega – 3,… rất tốt cho sự phát triển xương, thị giác và trí não của thai nhi.
Một quả trứng gà (hoặc vịt) cung cấp khoảng 13 loại vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Đây là thực phẩm có thể bổ sung dưỡng chất trong suốt thai kỳ.
Cá hồi
Cá hồi là một trong những loại cá an toàn và rất giàu chất dinh dưỡng cho bà bầu, nhất là 3 tháng đầu.
Trong cá hồi chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như: Vitamin D, vitamin B12, vitamin A, vitamin B6; các vi chất như canxi, kali, sắt, phốt pho, kẽm, đồng, magie và nhóm axit amin. Bên cạnh đó nó còn chứa axít béo không no DHA, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Nguồn DHA trong cá hồi cao hơn rất nhiều so với nguồn DHA chứa trong các loại sữa dinh dưỡng cho bà bầu, có thể giúp cải thiện tâm trạng, ổn định tinh thần.
Vì vậy cung cấp dinh dưỡng cho bà bầu từ cá hồi là một lựa chọn rất chính xác. Tuy nhiên, các bà bầu cũng chỉ nên ăn khoảng 350 gam cá hồi mỗi tuần.
Nguyên nhân do cá hồi có một ít hàm lượng thuỷ ngân. Nếu ăn hằng ngày có thể tích tụ một lượng lớn thuỷ ngân trong cơ thể và gây hại cho em bé.
Thịt đỏ
Thịt bò và thịt lợn nạc là những thực phẩm rất giàu sắt. Sử dụng những loại thịt đỏ này trong thực đơn ăn uống sẽ giúp bà bầu bổ sung máu và tránh tình trạng thiếu máu.
Ngoài ra trong thịt bò còn có nhiều dưỡng chất như protein, vitamin B6, B12, kẽm và cholin rất cần thiết cho sự phát triển toàn diện của thai nhi.
Tuy nhiên, các bà bầu nên chọn loại thịt bò nạc và xây dựng một chế độ ăn điều độ để tránh tình trạng dư thừa cholesterol trong máu. Đồng thời cần tuyệt đối tránh các món ăn tái sống hoặc thịt bò khô với gia vị cay nóng.
Thịt gia cầm
Trong thịt gà, thịt vịt có hàm lượng canxi, phốt pho, sắt, vitamin A, B1, B2, D, E cũng như các loại acid nicotic rất cao. Nó nhiều hơn hẳn các loại thịt khác như thịt bò, thịt dê…
Một số món ăn bổ dưỡng cho mẹ bầu có thể chế biến từ thịt gà, thịt vịt là: Canh gà hầm sen, gà tần thuốc bắc, cháo vịt đậu xanh…
Rau có màu xanh đậm
Rau xanh là thứ không thể thiếu trong thực đơn mẹ bầu, đặc biệt là rau có màu xanh đậm. Một số loại rau xanh đậm bà bầu cần bổ sung vào danh sách thực đơn hàng ngày của mình là rau bina, rau diếp cá, rau cải xoăn và súp lơ xanh…
Rau lá xanh đậm nói chung chứa rất nhiều axit folic. Đây chính là dưỡng chất quan trọng cho sự hình thành và phát triển ống thần kinh của bé.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Cập nhật thông tin chi tiết về Phòng Ngừa Thai Nhi Nhẹ Cân, Mẹ Bầu Đã Biết? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!