Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Cổ Giật Như Thế Nào Là Có Thai, 12 Dấu Hiệu Cơ Bản # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Cổ Giật Như Thế Nào Là Có Thai, 12 Dấu Hiệu Cơ Bản # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Cổ Giật Như Thế Nào Là Có Thai, 12 Dấu Hiệu Cơ Bản được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai đơn giản dễ nhận biết theo kinh nghiệm dân gian là khi quan sát kỹ ở phần xương quai xanh của người phụ nữ, nếu thấy mạch đập ở cổ giật bất thường, có thể không cần dùng tay sờ vào vẫn nhận thấy mạch đập giật càng lúc càng mạnh thì khả năng chị em đã mang thai là rất cao.

Theo kinh nghiệm các cụ ngày xưa truyền lại, nếu thấy mạch cổ giật nhiều bất thường thì có thể người phụ nữ đã mang thai. Vậy cổ giật như thế nào là có thai? Dựa vào kinh nghiệm của các bà các mẹ, nếu mạch ở cổ người phụ nữ đập giật và tốc độ càng lúc càng mạnh khác thường thì chắc hẳn rằng chị em đã mang thai.

Cách quan sát dấu hiệu cổ giật như thế nào là có thai?

Thường đi cùng với dấu hiệu mạch đập ở cổ, chị em có thể nhận thấy cổ mình có dấu hiệu bị “ngẳng” và da mặt xanh hoặc nhợt nhạt hơn bình thường.

Tuy vậy, hiện nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu vấn đề cổ giật như thế nào là có thai. Dấu hiệu mạch cổ giật chỉ là theo kinh nghiệm dân gian và chưa đủ cơ sở để khẳng định người phụ đã có thai khi có dấu hiệu như vậy. Bởi vì trên thực tế, hiện tượng mạch cổ giật tương tự cũng thường gặp ở những người bệnh tim, người suy dinh dưỡng hay quá gầy hoặc đang mắc một số bệnh lý khác. Đó là giải đáp cho thắc mắc mạch ở cổ đập mạnh là bệnh gì?

Do đó, khi thấy cơ thể có dấu hiệu mạch cổ giật đập bất thường, tốt nhất chị em nên sử dụng que thử thai để test nhanh hoặc đi thăm khám bác sĩ để biết chắc chắn mình đang có thai hay không.

Một số dấu hiệu nhận biết mang thai sớm đáng tin cậy

Chu kỳ mang thai bắt đầu khi trứng đã gặp tinh trùng và quá trình thụ thai được thực hiện xong. Khi đó cơ thể của mẹ sẽ tiết ra nội tiết tố có tên là hCG(Human Chorionic Gonadotropin), sự thay đổi 2 loại hormone là Estrogen và Progesterone. Đây là nguyên nhân chính gây ra những thay đổi và làm cho dấu hiệu mang thai cũng được biểu hiện.

Ra máu báo và đau bụng là dấu hiệu mang thai sớm

Có trường hợp chị em phát hiện có đốm máu gần như máu báo kinh của những ngày đầu kinh kỳ và cảm giác đau bụng. Có thể bạn sẽ lầm tưởng là đến kỳ kinh, nhưng đây lại là dấu hiệu báo bạn đã có thai đấy.

Sau khi trứng đã thụ tinh sẽ nhanh chóng đi vào làm tổ tại tử cung và gây ra những dấu hiệu mang thai sớm như ít máu và đau bụng. Dấu hiệu này thường gặp trong khoảng thời gian từ 6 12 ngày kể từ sau khi trứng được thụ tinh.

Dấu hiệu “cổ ngẳng” ra và mạch cổ giật như thế nào là có thai

Như đã nói ở trên, chỉ cần quan sát cổ của người phụ nữ là có thể đoán được người phụ nữ đó đang có thai hay không. Nếu thấy mạch cổ chỗ xương quai xanh đập giật mạnh thì khả năng chị em đã mang thai. Thường đi kèm với dấu hiệu mạch cổ đập giật mạnh là biểu hiện cổ ngẳng và da dẻ xanh xao hơn bình thường của chị em.

Hàng lông mày dựng đứng khi có thai

Cũng theo kinh nghiệm dân gian, nếu thấy lông mày và tóc gáy dựng đứng khác thường thì khả năng cao là bạn đã mang thai. Tuy là kinh nghiệm dân gian và chưa có công trình khoa học nào khẳng định nhưng độ chính xác khá cao và rất đáng để chị em tham khảo.

Đây cũng là một kinh nghiệm dân gian, các cụ ta nói “Thâm dưa thì khú, thâm vú thì chửa”. Khi chị em thấy bầu ngực mình bỗng căng tức hơn, khi chạm vào thì hơi đau, nhũ hoa to và sẫm màu hơn bình thường thì 99% là chị em đã có thai rồi đấy.

Đi kèm với căng đau ngực là các dấu hiệu chóng mặt, hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi và có khi sợ mùi thức ăn với những món bạn vẫn từng yêu thích.

Thèm ăn hoặc chán ăn, ngủ gà ngủ gật là dấu hiệu mang thai

Tự nhiên bạn thấy thèm ăn và ăn rất nhiều những món mà mình chưa bao giờ muốn ăn hoặc rất ghét ăn. Bạn ăn nhiều hơn, cảm giác nhanh đói và buồn ngủ nhiều hơn, đó là biểu hiện cơ thể bạn đang thay đổi để chuẩn bị dinh dưỡng cho thai nhi hình thành.

Nhiều trường hợp mẹ bầu sẽ cảm thấy không muốn ăn bất cứ thứ gì trong khi bụng rất đói và cơ thể mệt mỏi, rã rời. Đây là hiện tượng phổ biến ở hầu hết những mẹ bầu trong giai đoạn mang thai 3 tháng đầu.

Có những mẹ bầu tự nhiên thấy sợ những món mà trước đây mình rất thích và chuyển sang thèm ăn những món mà xưa nay mình chưa bao giờ muốn ăn. Lý do làm bạn buồn ngủ và thèm ăn hay chán ăn là do sự thay đổi hormone gây ra.

Dấu hiệu mệt mỏi, ốm nghén và buồn nôn của phụ nữ mang thai

Khi mới mang thai, cơ thể bạn sẽ cảm giác mệt mỏi, buồn ngủ, ốm nghén, chán ăn và buồn nôn. Nguyên nhân chính ở đây là do nội tiết tố progesterone trong cơ thể mẹ bầu đang tăng cao, và lúc này cơ thể mẹ bầu cần được nghỉ ngơi nhiều, ăn uống đầy đủ các thức ăn giàu protein và chất sắt để bổ sung cho cơ thể.

Hiện tượng buồn nôn và nôn khan thường xuất hiện vào buổi sáng khi vừa thức dậy, có khi là bất kỳ thời điểm nào trong ngày. Cùng với buồn nôn là sự thay đổi khẩu vị ăn uống.

Tình trạng này sẽ giảm dần hoặc chấm dứt hẳn ở tháng thứ 3 của thai kỳ, một số trường hợp có thể kéo dài đến hết thai kỳ tùy vào thể trạng của mỗi thai phụ.

Đối với những người bình thường thì hiện tượng nhiệt độ cơ thể tăng cao có thể gặp khi lao động, thể dục thể thao, thời tiết nóng, hoặc khi bị phản ứng bệnh lý (sốt). Và đây cũng là dấu hiệu mang thai sớm thường gặp ở mẹ bầu.

Hàm lượng nội tiết tố trong cơ thể của người phụ nữ khi mang thai sẽ tăng lên nhanh và thêm vào đó là sức đề kháng giảm. Do vậy, mẹ bầu trở nên nhạy cảm và có thể dễ dàng cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể. Nhiệt độ cơ thể của mẹ bầu thường sẽ tăng khoảng 0,4 độ C trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất.

Ngoài nhiệt độ cơ thể tăng cao, mẹ bầu còn có cảm giác “đánh trống ngực”. Khi thai nhi vào khoảng tuần thứ 8 đến tuần thứ 10, tim thai đã hình thành, bắt đầu có nhịp đập nhanh và mạnh hơn gây ra hiện tượng rối loạn nhịp tim, làm cho mẹ bầu cảm thấy hiện tượng tim đập nhanh hơn như là đánh trống ngực.

Cảm giác đau tức lưng, đau đầu, choáng và khó chịu khi mới mang thai

Do nồng độ Hormone progesterone trong cơ thể mẹ tăng lên một cách đột biến, cộng với việc thiếu hụt hồng cầu máu (thiếu máu) chính là những nguyên nhân gây cho nhiều mẹ bầu thường xuyên bị chóng mặt, choáng và đau đầu khi mang thai.

Và cảm giác bực dọc, khó chịu khi mang thai cũng từ đó mà ra. Giải pháp hữu hiệu giúp mẹ bầu cải thiện tình trạng này là hãy uống nhiều nước hàng ngày kết hợp với bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu. Đặc biệt lưu ý bổ sung thức ăn giàu sắt trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Ở giai đoạn thai sớm, mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở ngay trong những tuần đầu thai kỳ, đôi khi thấy hơi tức ngực. Ngoài ra, nhiều mẹ bầu còn nhận thấy hơi thở của mình ngắn hơn thường lệ, cảm giác hụt hơi xảy ra. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này chính là do cơ thể mẹ vẫn chưa thích nghi hoàn toàn với việc có sự thay đổi của hormone đang diễn ra trong cơ thể.

Cảm giác khó thở và hụt hơi vẫn tiếp tục xảy ra ở giai đoạn thai nhi lớn hơn, đặc biệt là 3 tháng cuối của thai kỳ. Nguyên nhân ở đây là do thai nhi phát triển trong bụng mẹ đã lớn cần nhiều không khí hơn sẽ khiến mẹ phải cố hít thở nhiều hơn.

Cảm giác bị chóng mặt và có thể bị ngất khi mới mang bầu

Sự thay đổi nội tiết tố cơ thể người mẹ, mạch máu trong cơ thể có hướng bị giãn ra gây hiện tượng tụt huyết áp. Hiện tượng bất thường này làm cho mẹ bầu dễ bị chóng mặt, choáng váng và thậm chí còn bị ngất đột ngột.

Que thử thai pregnancy quick test có 2 vạch

Khi bị trễ kinh hoặc cơ thể xuất hiện những dấu hiệu bất thường nhưng chưa rõ ràng lắm thì chị em nên thử dùng que thử thai để test nhanh. Thông thường thì việc test nhanh sẽ cho kết quả chính xác đến 99% khi thụ thai được 2 tuần.

Nguyên nhân là ở giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu tiết ra hormone HCG, đây là loại hormone đặc biệt chỉ hiện diện trong quá trình mang thai.

Chỉ cần vài phút với que thử thai để thử nồng độ hormone HCG trong cơ thể là có thể biết được mình đã có thai hay không. Chị em nên chuẩn bị từ 2 đến 4 bộ que thử để thử lại nhiều lần để có kết quả tin cậy.

Ngoài những dấu hiệu đặc trưng trên, nhiều chị em còn gặp phải những vấn đề ảnh hưởng nhiều đến thói quen sinh hoạt và gây phiền toái trong khi mang thai như: đi tiểu nhiều lần trong ngày, táo bón, tâm trạng vui buồn thất thường,

Thực tế cho thấy, khi mang thai, sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể mẹ dẫn đến phụ nữ trở nên nhạy cảm hơn, dễ xúc động, “nắng mưa” thất thường. Dấu hiệu này thường gặp đối với những chị em mới mang thai lần đầu. Nếu người chồng hoặc những người xung quanh không hiểu và giúp đỡ thì mẹ bầu rất dễ gặp tình trạng trầm cảm, lo âu, buồn bã, nóng giận hay sợ hãi, căng thẳng… điều này có thể gây ảnh hưởng không nhỏ tới thai nhi cũng như sự phát triển bình thường của trẻ sau sinh.

Kết luận

Một trong số dấu hiệu có thai ở phụ nữ là mạch cổ giật mạnh, do đó nhiều chị em vẫn đang truyền tai nhau cách nhận biết cổ giật như thế nào là có thai. Tuy nhiên, dấu hiệu mạch cổ giật mạnh có thể là triệu chứng hay bệnh lý nào đó. Do vậy, hãy thăm khám bác sĩ để biết chính xác mạch ở cổ đập mạnh có phải có thai không hay mình có bầu hay chưa, đồng thời tầm soát để phát hiện chẩn đoán chính xác những bệnh lý và cách điều trị kịp thời.

https://emdep.vn/bausinhno/8dauhieumangthaisomcucdephathien20150414155808076.htm

https://nauanngon.org/nhanbietcothaiquamachdapocotay/

https://thuocthang.com.vn/dauhieunhanbietcothaitheokinhnghiemdangian.html

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC4935023/

Chăm Sóc Phụ Nữ Mang Thai Như Thế Nào Là Đúng?

Chăm sóc phụ nữ mang thai không dễ, nhất là với những bà mẹ trẻ mới mang thai lần đầu. Thấu hiểu nỗi mong chờ cũng như sự nhọc nhằn của chị em khi mang thai, Care With Love xin chia sẻ một vài bí quyết về việc chăm sóc phụ nữ mang thai hoàn hảo nhất, giúp chị em “mẹ tròn con vuông”.

Chăm sóc bà bầu tốt nhất với lịch khám thai định kỳ

Khám thai là yếu tố không thể thiếu trong quá trình mang thai của bạn. Bạn nên có một lịch hẹn kiểm tra sức khỏe định kỳ theo yêu cầu của bác sĩ. Việc thăm khám đều đặn sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như:

Biết được tình trạng sức khỏe của cả mẹ và bé

Khi phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi bạn sẽ được theo dõi, điều trị kịp thời

Ngoài ra bạn còn được y bác sĩ hướng dẫn về cách chăm sóc thai nghén.

Khám thai định kỳ là việc vô cùng cần thiết

Trong thời kỳ mang thai người mẹ nên đi khám ít nhất là 3 lần vì đây là cách chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi hiệu quả nhất.

Lần thứ 1 ngay khi nghi ngờ mình có thai để xác định bạn có thai hay không, thai nằm trong hoặc ngoài tử cung, phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.

Lần khám thứ 2 khi thai được 3 đến 6 tháng tuổi giúp bạn theo dõi sự phát triển của thai nhi, đồng thời tiêm phòng các loại vắc xin phòng bệnh cho cả mẹ và bé.

Lần khám thứ 3 là vào 3 tháng cuối của thai kỳ để đảm bảo sự phát triển toàn diện của thai nhi, tiêm phòng liều các loại vắc xin, dự đoán ngày sinh, chuẩn bị sinh,…

Chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi phát triển khỏe mạnh với chế độ dinh dưỡng hợp lý

“Mẹ khỏe thì con khỏe” chính là câu nói dành cho các chị em phụ nữ có thai. Trong thời gian này bạn đặc biệt phải cung cấp đầy đủ các loại hợp lý cho cơ thể, đồng nghĩa với việc cung cấp cho bé yêu.

– Trong thời kỳ thai nghén, cơ thể rất cần nhiều protein để giúp thai nhi phát triển và người mẹ luôn khỏe mạnh.

– Bên cạnh đó sắt cũng là chất không thể thiếu giúp bé sinh đúng ngày, đầy cân.

Bà bầu cần bổ sung lượng thịt nạc cần thiết cho mỗi bữa ăn

Để cung cấp đủ 2 dưỡng chất trên bạn cần phải bổ sung lượng thịt nạc trong mỗi bữa ăn hàng ngày. Ngoài ra, một số loại thực phẩm khác cũng rất tốt trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai như:

Trứng cung cấp nguồn protein dồi dào giúp phát triển trí não của thai nhi

Súp lơ xanh giàu canxi

Vitamin rất có lợi cho sức khỏe thai phụ

Chất béo omega dồi dào trong cá giúp giảm nguy cơ sinh non

Giúp thông minh hơn với các loại trái cây.

Rau củ quả là thực phẩm không thể thiếu

Bên cạnh các thực phẩm có lợi bạn cũng cần phải tránh xa các thực phẩm có hại như:

Các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ như khoai tây chiên

Không dùng thức ăn nhanh hay thực phẩm đóng hộp

Thực phẩm giàu chất béo như pho mát, bánh bơ đậu phộng,…

Nên hạn chế các gia vị cay như hạt tiêu, ớt.

Chăm sóc thai kỳ trong chuyện vợ chồng

Trong khi mang thai nhiều cặp vợ chồng vẫn “quan hệ” với nhau thường xuyên . Theo các chuyên gia thì đó là điều rất bình thường vì đó là vấn đề tâm sinh lý của con người.

Tuy nhiên, các cặp vợ chồng cần phải cẩn trọng trong quá trình gần gũi bằng các động tác nhẹ nhàng, hợp lý. Nên hạn chế quan hệ khi thai nhi ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ để đảm bảo sự an toàn trong việc chăm sóc phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nên cẩn trọng hơn khi quan hệ vợ chồng

Khi thai phụ đang gặp các tình trạng sau đây thì cần phải tránh giao hợp để bảo vệ sự an toàn của thai nhi như:

Cách chăm sóc mẹ bầu theo từng giai đoạn

Chăm sóc mẹ bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Ở thời kỳ đầu các mẹ không có sự gì quá đặc biệt. Thậm chí nhiều mẹ còn chưa biết mình đang mang thai. Phải đến tháng thứ 3 mới có nhiều biểu hiện rõ hơn.

Phải đảm bảo đủ chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, canxi, vitamin, khoáng chất,…

Bổ sung axit folic là điều cực kỳ quan trọng thời kỳ này.

Cần chia nhỏ bữa ăn trong ngày khoảng 5 đến 6 bữa để hạn chế tình trạng buồn nôn, nôn ói,…

Có thể dùng thực phẩm như cam, táo, bánh quy, gừng,… để hạn chế ốm nghén.

Mẹ bầu cần lựa chọn thực phẩm phù hợp trong các giai đoạn thai kỳ

Cách chăm sóc mẹ bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Giữa thai kỳ, cân nặng lý tưởng của bà bầu phải tăng khoảng 3 đến 4 kg. Ngoài ra, dinh dưỡng cho bà bầu lúc này cũng phải đảm bảo. 4 nhóm thực phẩm được chuyên gia khuyên dùng đó là:

Nhóm chất bột gồm gạo, mì, khoai, sắn, ngô,…

Nhóm chất đạm gồm thịt, cá, trứng, tôm cua, đậu đỗ,…

Nhóm chất béo gồm dầu mỡ, vừng, lạc,…

Nhóm vitamin bao gồm chất khoáng, chất xơ như rau xanh, quả chín,…

Bên cạnh đó, các mẹ cũng phải cung cấp đầy đủ các loại vitamin như sắt, canxi, magie, kẽm, vitamin B, acid folic, beta caroten,…

Các bác sĩ khuyên mẹ phải uống nước đủ 2 lít mỗi ngày. Bởi nó giúp cân bằng lượng ối trong cơ thể, đảm bảo sự tương động và phát triển của thai nhi.

Sử dụng thuốc bổ cũng như các vitamin là cần thiết. Song, muốn sử dụng bạn nên trao đổi trước với bác sĩ. Đảm bảo kiểm soát tốc độ cân nặng hợp lý, tránh thừa hay thiếu cân.

Bà bầu nên trao đổi với bác sĩ trước khi lựa chọn thực phẩm và vitamin sử dụng trong thời kỳ mang thai

Cách chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Để chăm sóc bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ cần phải đảm bảo đủ cân bằng chất dinh dưỡng như đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất.

Đối với đạm có thể tăng cường các loại thịt như thịt gà, thịt lợn, thị bò, cá, trứng, sữa,…

Đối với chất béo có thể tăng cường các thực phẩm trong lạc, vừng, đỗ, dầu, mỡ,…

Đối với chất bột đường có trong các thực phẩm như gạo, ngô, khoai sắn, ngũ cốc, khoai tây,…

Vitamin có trong các loại rau xanh, hoa quả tươi,…

Sắt có nhiều trong những loại thực phẩm như gan, thận, tim heo,…

Canxi có nhiều trong các loại trứng gà, sữa, tôm con, tép, cua,…

Bên cạnh việc bổ sung các loại thực phẩm trên để chăm sóc phụ nữ mang thai cũng nên cung cấp đủ nước, trung bình mỗi ngày từ 2 đến 2.5 lít nước.

Ngoài ra, chia nhỏ bữa ăn chính là cách giúp bạn dễ tiêu hóa hơn. ăn các loại thực phẩm có đến chất bảo quản, đồ ăn đóng hộp, đồ ăn lạnh,…

Với những kiến thức đã chia sẻ ở trên, hi vọng việc chăm sóc thai kỳ của bạn sẽ trở nên đơn giản, dễ dàng hơn. Chúc bạn sẽ có những em bé xinh xắn, đáng yêu và gia đình bạn luôn ấm cúng, hạnh phúc.

Dấu Hiệu Mang Thai Sớm Như Thế Nào?

1. Mất kinh dấu hiệu mang thai đầu tiên

Đây là dấu hiệu mang thai đầu tiên của thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, nếu các kỳ kinh của bạn không đều hoặc nếu bạn căng thẳng, làm việc quá sức cũng có thể gây chậm kinh. Bạn cũng có thể ra một chút máu xung quanh thời điểm bạn thường có kinh sau khi bạn đã thụ thai. Ra máu rải rác hay ít có thể là báo hiệu đầu tiên về tình trạng có thai. Ra máu ít không giống như chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà do trứng làm tổ ở nội mạc tử cung gây ra.

2. Mệt mỏi, đau đầu

Sự thay đổi kích thích tố trong cơ thể có thể khiến bạn bị đau đầu. Nếu cảm thấy quá mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi, vì đó có thể là những dấu hiệu mang thai sớm. Nên tránh sử dụng thuốc nếu bạn cảm thấy nghi ngờ về việc có thai.

3. Đầy hơi

Thông thường, khi có thai thì bạn hay có cảm giác trướng bụng. Nguyên nhân là do hormone progesterone sản sinh thêm trong quá trình mang thai làm suy giảm hệ tiêu hóa của bạn.

4. Buồn đi tiểu và thường xuyên đi tiểu

Khi có thai tử cung to ra chèn ép vào bàng quang nên kích thích đi tiểu nhiều. Triệu chứng này thường bắt đầu sớm vào khoảng tuần thứ 6 và khi thai nhi càng ngày càng lớn hơn chèn ép vào bàng quang thì thai phụ sẽ thường xuyên buồn đi tiểu và tiểu nhiều hơn.

Tóm lại, khi bạn thấy mình chậm kinh hay mất kinh, hoặc có thể có một trong các dấu hiệu khác như mệt mỏi không rõ lý do, hay có cảm giác chóng mặt, buồn nôn,… thì nên đến cơ sở y tế chuyên khoa khám để xác định xem mình có thai hay không. Đơn giản hơn, ngay khi thấy mất kinh, hoặc có quan hệ tình dục không an toàn từ 7-10 ngày bạn có thể mua dụng cụ thử thai tại nhà bằng que thử thai ở bất kỳ nhà thuốc nào. Bạn nên dùng nước tiểu để thử vào lúc sáng sớm vì nó có chứa kích thích tố HCG cần thiết cho việc thử thai. Khi que thử có kết quả là bạn đã có thai thì bạn nên đến cơ sở y tế để đăng ký khám theo dõi thai theo định kỳ.

5. Thèm ăn bất thường

Có một số món trước đây bạn không bao giờ thích, vậy mà bây giờ bỗng tỏ ra thèm thuồng. Nhiều phụ nữ thậm chí còn thèm thuốc lá khi mới cấn thai. Đừng quá lo lắng, đây có thể là dấu hiệu sớm cho thấy bạn đã có thai.

6. Đau lưng thường xuyên

Một dấu hiệu mang thai thường thấy nhưng lại bị nhiều phụ nữ mang thai bỏ qua đó là đau lưng. Thông thường ít chị em phụ nữ nào chú ý đến dấu hiệu mang thai này. Phải đến khoảng quý thứ 2, thứ 3 của thai kì khi mà mẹ bầu bắt đầu lộ bụng thì dấu hiệu này mới được chị em phụ nữ chú ý đến. Ngoài ra, đau lưng còn có thể là dấu hiệu của việc căng thẳng hay một số bệnh nguy hiểm. Vì thế, chị em phụ nữ nên khám bác sĩ càng sớm càng tốt khi thấy xuất hiện dấu hiệu này để nhanh chóng xác định rõ nguyên nhân đau lưng của mình.

7. Hay chóng mặt, buồn nôn, dễ xúc động

Khi mang thai từ 6 tuần, một số phụ nữ sẽ trải qua thời kỳ ốm nghén. Bạn có thể sẽ thấy buồn nôn vào mỗi sáng. Tuy nhiên, dấu hiệu này sẽ giảm dần nếu bạn có thai từ tháng thứ 4 trở đi.

Nguyên nhân chóng mặt có thể là do đường huyết thấp hay huyết áp thấp đều có thể gây ra những cơn choáng váng, hoa mắt.

8. Nhạy cảm với mùi hương

Một số phụ nữ sợ mùi xào nấu thức ăn hay thậm chí là mùi cơm sôi. Nếu bạn cảm thấy nôn nao với những mùi hương quen thuộc thì có thể bạn đã có thai.

9. Rỉ máu âm đạo

Khoảng 11 đến 12 ngày sau khi thụ thai một số người sẽ xuất hiện hiện tượng chảy máu âm đạo. Hiện tượng này xảy ra là do khi trứng được thụ tinh sẽ làm bung lớp niêm mạc của tử cung gây chảy máu tuy nhiên không phải ai cũng có hiện tượng này. Máu của hiện tượng này thường có màu đỏ, hồng hoặc hơi đỏ nâu và chỉ xuất hiện trong 1, 2 ngày. Bạn sẽ dễ dàng nhận biết được dấu hiệu mang thai sớm này nếu trước đó bạn thường xuyên đến chu kỳ kinh nguyệt của mình.

10. Đau tức ngực, tăng kích cỡ, nhũ hoa sẫm màu

Thông thường từ tuần 1 đến tuần thứ 6 của thai kì người phụ nữ sẽ cảm thấy ngực căng cứng, hơi đau và nhạy cảm hơn. Có thể nói đây là một trong những dấu hiệu nhận biết có thai sớm nhất. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể là dấu hiệu báo trước kì kinh nguyệt của bạn.

12. Thay đổi tâm trạng đột ngột

Sự thay đổi của nội tiết tố khiến bạn trở nên căng thẳng, dễ cáu gắt hơn. Một số lại trở nên nhạy cảm, dễ buồn chỉ vì những chuyện không đâu.

13. Khó thở

Khi bào thai phát triển rất cần oxy, điều này có thể khiến bạn cảm thấy hụt hơi, nhanh hết hơi trong suốt thai kỳ.

Dấu Hiệu Có Thai Tuần Đầu Tiên Như Thế Nào?

Chào bác sĩ! Xin hỏi bác sĩ khi mang bầu thì những dấu hiệu có thai tuần đầu tiên là như thế nào ạ? Bởi vì vài ngày sau khi quan hệ với chồng, em thấy có một vài biểu hiện lạ như thèm ăn của chua, buồn nôn và đặc biệt dị ứng với mùi lạ. Không biết như thế có phải là em đã có thai rồi không thưa bác sĩ? Mong bác sĩ giải đáp giúp em! (Thu Hoài, 22t – Bắc Ninh)

Trả lời:

Bạn Thu Hường thân mến!

Những dấu hiệu có thai tuần đầu

– Chất nhầy ở cổ tử cung đặc lại: Đây là dấu hiệu dễ nhận biết nhất của các chị em phụ nữ ngay sau khi trứng thụ tinh. Các chất nhầy có trong âm đạo sẽ nhanh chóng tiết dịch và cô đặc lại để ngăn chặn sự tác động của các chất và các yếu tố bên ngoài qua âm đạo và tử cung. Đây là phản xạ bảo vệ quá trình thụ thai rất tự nhiên của cơ thể.

– Ngực đau nhức và bị sưng: Hầu hết trong tuần đầu tiên các chị em đều cảm thấy ngực của mình sưng đau bất thường. Nguyên nhân của hiện tượng này là sự tăng lên đáng kể của hai thành tố hormone là estrogen và progesterone đồng thời đó còn là quá trình chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ sau này.

– Chảy máu ở âm đạo và đau bụng: Thông thường sau khoảng 5 – 10 ngày sau khi quan hệ, ở âm đạo của chị em sẽ xuất hiện một chút máu. Đây là dấu hiệu báo hiệu phôi thai đã được cấy ghép thành công tại tử cung của mẹ. Tuy nhiên rất nhiều mẹ nhầm tưởng đây là hiện tượng kinh nguyệt. Đồng thời với hiện tượng chảy máu âm đạo nhiều chị em xuất hiện hiện tượng đau bụng dưới. Các chị em lưu ý không phải bà bầu nào cũng xuất hiện dấu hiệu này.

– Đi tiểu nhiều: Sau khi thụ thai, tử cung của các mẹ sẽ mở rộng để chuẩn bị cho quá trình đón nhận bé. Tử cung sau khi mở rộng sẽ chèn ép lên bàng quang khiến bàng quang luôn ở trong tình trạng tức đái. Điều này làm cho bạn thường xuyên muốn đi tiểu.

– Buồn nôn: Dấu hiệu này có mẹ phải vài tuần sau khi mang thai mới xuất hiện nhưng có mẹ chỉ sau 5- 10 ngày đã cảm thấy liên tục buồn nôn, khó chịu và đặc biệt nhạy cảm với mùi.

– Thèm ăn: Đa số các mẹ đều cảm thấy thèm ăn các loại đồ ăn có tính đặc trưng như đồ chua, đồ ngọt, đồ cay và mặn.

– Mệt mỏi chóng mặt và choáng ngất: Ở ngay tuần đầu tiên của thai kỳ, lượng hormone progesterone trong cơ thể tăng cao khiến nhiệt độ thân nhiệt của các mẹ tăng lên, đốt cháy nhiều năng lượng. Để nuôi dưỡng thai nhi, hệ tim mạch của các mẹ cũng phải tăng cường hoạt động như tăng tốc độ bơm máu, tăng nhịp tim trong khi đó cơ thể của các mẹ chưa kịp thích nghi dẫn đến mệt mỏi, choáng ngất…

– Đau lưng: Khi mang thai nhiều chị em xuất hiện tình trạng đau lưng do dây chằng bị dãn ra, cơ bụng lỏng lẻo vì phải thích nghi với tử cung đang lớn dần lên trong cơ thể của mẹ.

Đôi khi, vì lo lắng hoặc quá mong chờ việc có em bé mà chị em có những biểu hiện như ở trên nhưng khi đi xét nghiệm thì đó lại là triệu chứng có thai giả khiến nhiều người thất vọng. Con cái là của trời cho, vì vậy chị em không nên quá lo lắng, mà cần giữ tâm lý thư thái, thoải mái để đón nhận những thiên thần bé nhỏ của mình.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Cổ Giật Như Thế Nào Là Có Thai, 12 Dấu Hiệu Cơ Bản trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!