Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Có Nên Uống Thuốc Ho Trước Khi Mang Thai? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Phụ nữ được khuyến cáo không nên uống thuốc ho trước khi mang thai. Sở dĩ như vậy là vì thuốc sẽ tích tụ và ảnh hưởng đến quá trình thụ thai sau đó. Ngoài ra, trong 3 tháng đầu thai kỳ, việc hạn chế dùng thuốc là điều bà bầu nên thực hiện.Thuốc ho là một trong những loại thuốc được khuyến cáo không nên uống trước khi có thai. Ngoài ra, cà phê cùng một số chất kích thích khác như rượu, bia cũng cần kiêng cữ để có một thai kỳ khỏe mạnh.
1. Vì sao phụ nữ không nên uống thuốc ho trước khi mang thai?Thuốc ho là thuốc chứa kháng sinh vì vậy khi uống vào sẽ gây ra hiện tượng đào thả chậm và tích tụ các thành phần của thuốc. Các thành phần này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai. Do đó, kể từ ngày rụng trứng cho đến lúc có kinh nguyệt thì tuyệt đối không nên uống thuốc ho nếu bạn muốn có thai.
Ngoài ra, vào tam cá nguyệt đầu tiên là giai đoạn thai nhi đang hình thành và chưa có hình dạng đầy đủ thì uống thuốc ho sẽ làm cản trở sự hình thành này. Do đó, có thể gây hiện tượng quái thai, dị dạng và nhiều dị tật bẩm sinh khác. Cùng đó, triệu chứng ho kèm theo sốt, sổ mũi, nhức đầu, ù tai thì khá nguy hiểm vì có thể dẫn đến viêm phế quản, viêm phổi…gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Chính vì vậy, nếu giai đoạn trước mang thai và trong 3 tháng đầu bị ho thì bà bầu không nên uống thuốc. Nên dùng các biện pháp dân gian để khắc phục tình trạng ho như: ngậm chút gừng tươi, ngậm quả kha tử, lá hẹ hấp đường phèn, tắc hấp đường phèn, lá bạc hà…
2. Vì sao bà bầu thường bị ho?Ho cũng là một trong những triệu chứng của thai kỳ mà bà bầu thường mắc phải. Ngoài ho thì còn có một số triệu chứng khác như: ốm nghén, sốt, cảm cúm, đau lưng, trĩ, táo bón…
Tương tự như các triệu chứng trên thì bà bầu hay bị ho là do sức đề kháng trong thai kỳ yếu cộng thêm những thay đổi đột ngột của nội tiết tố. Cùng đó, một số vi khuẩn, virut lợi dụng thời cơ này và sẵn sàng xâm nhập bất cứ khi nào.
Đồng thời, yếu tố thời tiết cũng như các tác động từ môi trường bên ngoài cũng là nguyên nhân gây ra ho như: mắc mưa dẫn đến cảm, ho. Cùng đó, vào giai đoạn bé mọc tóc, bà bầu cũng hay ho nhiều song đây chỉ là ho khan nhẹ và không đáng lo.
Mặc dù không nên uống thuốc ho và một số loại thuốc kháng sinh khác trước khi mang thai nhưng vẫn có một số trường hợp buộc phải điều trị bằng thuốc. Ví như khi mắc bệnh tăng huyết áp, hen suyễn, tiểu đường, động kinh, một số bệnh nhiễm khuẩn thì các mẹ cần dùng thuốc nhằm không ảnh hưởng xấu đến bé.
3. Cách phòng tránh bệnh ho hiệu quảViệc uống thuốc ho trước khi mang thai là không nên, đặc biệt là trong tam cá nguyệt đầu. Do đó, cách phòng tránh tốt nhất là các mẹ tự bảo vệ sức khỏe cho chính mình thông qua các cách sau:
Bổ sung dinh dưỡng trước và trong thai kỳ đầy đủ để cơ thể đầy đủ chất, khỏe mạnh nhằm chống chọi lại bệnh tật, các virut, vi khuẩn
Bổ sung các chất cần thiết trước khi mang thai như: omega 3, protein, vitamin, axit folic, sắt, canxi, kẽm…
Khám sức khỏe tổng quát trước khi mang thai và khám thai định kì theo lịch hẹn để theo dõi tình hình sức khỏe của cả mẹ và bé.
Chăm luyện tập thể dục thể thao, uống nhiều nước và không quên vệ sinh sạch sẽ để tránh các bệnh viêm nhiễm trong thai kỳ.
Mặt khác, tránh tiếp xúc với đám đông để không bị lây nhiễm một số bệnh lí. Giữ ấm cơ thể vào mùa đông và mặc thoáng mát vào mùa hè.
Chính vì các bác sĩ khuyến cáo không nên uống thuốc ho trước khi mang thai và nhất là tam cá nguyệt đầu tiên nên các mẹ phải tự bảo vệ sức khỏe để không bị ho là cách tốt nhất. Cùng đó, mọi đơn thuốc khác dùng trong thai kỳ đều phải có sự chỉ định, kê toa của bác sĩ.
Ái Quê (Tổng hợp)Mẹ – Bé – Tags: dinh dưỡng trước khi mang thai
Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Dùng Thuốc Ho Bà Bầu?
Vì sao chị em không nên dùng thuốc ho bà bầu khi chưa được kê đơn?
Thời kỳ phát triển của thai nhi các chị em đi đứng ăn uống phải rất chú trọng. Bởi nó ảnh hưởng trực tiếp tới thai kỳ. Ngay cả chế độ dinh dưỡng chị em cũng cần phải có lịch sắp xếp khoa học. làm sao cung cấp đủ dưỡng chất cho bé phát triển khỏe mạnh. Đặc biệt là giúp tăng khả năng miễn dịch và phòng tránh bệnh tật.
Việc chị em chẳng may mắc phải một căn bệnh bất kỳ nào đó dù là ốm nhẹ hay nặng cũng cần phải kiểm tra, tránh việc tự ý dùng thuốc. Với căn bệnh ho do thay đổi thời tiết, ho cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm đều không được chủ quan làm ảnh hưởng tới sức khỏe.
Với những chị em thai nhi đang trong thời kỳ phát triển không nên dung thuốc, kể cả thuốc ho bà bầu một cách bừa bãi khi chưa kê đơn của bác sĩ. Nhưng nếu để tình trạng ho kéo dài sẽ có một vài tác động xấu như:
+ Ho nhiều là tức ngực mất ngủ làm chị em mệt mỏi ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của thai nhi.
+ Tình trạng ho nhiều, ho liên tục khiến tử cung co thắt mạnh dẫn đến tính trạng động thai và rất dễ bị sinh non.
+ Tình trạng ho kéo dài chứng tỏ bà bầu đang bị nhiễm virus trong cơ thể. Vì thế cần phải tìm cách tiêu diệt để tránh ảnh hưởng tới bé.
Để tránh những tác động xấu này thì ngay khi có dấu hiệu chị em nên đến bệnh viện để kiểm tra và phòng tránh được những tác động xấu đối với bé yêu của mình.
Các bài thuốc ho bà bầu điều chế tự nhiên được dùng phổ biếnĐã từ lâu các bài thuốc trong dân gian về trị ho luôn được các cụ ta lưu truyền đến tận ngày nay. Nó không độc hại hay ảnh hưởng tới sức khỏe mà thay vào đó nó lại còn mang lại rất nhiều lợi ích cho người bị bệnh.
Sự kết hợp của mật ong và chanh:Trong số các phương pháp trị ho dân gian cho bà bầu hiện nay thì mật ong và chanh là một trong những cách trị ho lành tính và hiệu quả nhất. Như chúng ta đã biết, mật ong chứa rất nhiều vitamin, chất khoáng, chất chống oxy hóa và kháng viêm, kháng khuẩn rất tốt. Đồng thời nó có thể tiêu diệt vi khuẩn rất nhanh.
Ngoài ra nó giúp chữa lành các tổn thương vòm họng và xoa dịu cơn ngứa. Khi nó kết hợp với vị chanh thì hiệu quả tăng lên gấp đôi. Đồng thời cũng tăng sức đề kháng cho bà bầu.
Để có một bài thuốc tốt bạn cần phải chế biến như sau: Dùng một cốc nước ấm, cho một thìa mật ong khuấy đều sau đó thêm vài lát chanh. Khi sử dụng cách này ho sẽ giảm dần mà không cần dùng thuốc. Đặc biệt không được uống lúc bụng đói.
Cách hai là dùng nước cốt chanh pha với mật ong và uống khi thấy ngứa cổ. Đây là hai cách bạn có thể áp dụng với chanh và mật ong để trị ho cho mình khi mang bầu.
Sự kết hợp của nghệ và muối:Ngoài mật ong và chanh thì bạn có thể dùng tới nghệ và muối. Đây cũng là một bài thuốc rất hiệu quả mà nhiều chị em có thể áp dụng. Vì muối giúp kháng khuẩn, nghệ lại giúp tiêu viêm và làm dịu cổ họng. Đồng thời tăng cường sức đề kháng cho bà bầu .
Bạn có thể dùng 1 muỗng bột nghệ hòa với một cốc nước ấm sau đó thêm chút muốn và uống mỗi ngày một lần. Như vậy cơn ho của bạn sẽ được điều trị dứt điểm mà không sợ tái phát.
Việc sử dụng hai bài thuốc dân gian này đã quá quen thuộc với nhiều chị em khi mang bầu. Hiện nay các vị thuốc tự nhiên này đã được các chuyên gia đưa vào sản phẩm siro trị ho Ích Nhi.
Đây là một trong những sản phẩm được điều chế hoàn toàn từ các thành phần thiên nhiên : Húng chanh, mạch môn, đường phèn, quất, mật ong, gừng,… Có tác dụng trị ho, tiêu đờm, giảm hắt hơi, xổ mũi, nghẹt mũi, tang cường sức đề kháng cơ thể.
Sản phẩm này được dùng cho trẻ em, bà bầu , chị em sau sinh,…Đặc biệt sản phẩm đã có giấy công bố sản phẩm và cấp phép kinh doanh trên thị trường. Vì thế bạn có thể an tâm sử dụng. Trước khi dùng nhớ đọc kỹ thông tin trên vỏ hộp để biết liệu lượng sử dụng.
Bạn cũng lưu ý về nhãn mác sản phẩm để tránh mua phải hàng giả hàng nhái trên thị trường. Bởi những sản phẩm thuốc khi mua nhầm rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về sau.
Phụ Nữ Mang Thai Có Nên Uống Thuốc Cảm Cúm?
Cập nhật: 09/03/2023 09:49
Khi mang thai phụ nữ không may bị mắc cảm cúm họ rất lo lắng vì sợ ảnh hưởng đến em bé. Thế nhưng, bạn không nên quá lo lắng vì hiện nay có nhiều loại thuốc cảm cúm dành riêng cho bà bầu mà không ảnh hưởng đến thai nhi.
Phụ nữ mang thai có nên uống thuốc cảm cúm?
Vào tháng 6 năm 2023, FDA sẽ công bố một hệ thống phân loại thuốc mới dựa trên 3 đối tượng: Mẹ mang thai, cho con bú và mẹ mong con. Các loại thuốc mới được phân loại rủi ro dựa trên 3 đối tượng này, vì vậy bạn có thể yên tâm khi mua thuốc với thông tin được khuyến cáo rõ ràng trên sản phẩm. Với mẹ bầu, 4 loại thuốc sau bạn nên cảnh giác trong thai kỳ:
Thai phụ có được uống thuốc cảm?Một số thành phần của thuốc trị cảm lạnh được đánh giá là an toàn cho thai phụ nhưng vẫn có một số thành phần khác cần phải tránh.
Hầu hết các loại thuốc cảm dùng để điều trị đa triệu chứng nên cần kết hợp nhiều loại thuốc lại với nhau. Ví dụ như thuốc kháng histamine làm giảm bớt các triệu chứng dị ứng giúp bạn dễ ngủ, kháng tussives cho ho đàm, expectorants cho sổ mũi, thuốc thông mũi có tác dụng giảm nghẹt mũi và thuốc giảm đau để giảm bớt đau nhức.
Nên nhớ rằng không có thuốc nào là an toàn 100% cho tất cả phụ nữ, vì vậy bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi dùng thuốc khi mang thai. Không nên dùng nhiều hơn liều lượng được chỉ định, nếu có thể, bạn tránh sử dụng tất cả các loại trong ba tháng đầu của thai kỳ, vì đây là giai đoạn thai nhi dễ bị tổn thương nhất.
Một số loại thuốc được chấp nhận sử dụng trong thai kỳ:Các thuốc cảm cúm dùng cho phụ nữ mang thai như : histamin chlorpheniramine, loratadine, doxylamine, brompheniramine, phenindamine, pheniramine, triprolidine, và diphenhydramine… được đánh giá ít ảnh hưởng đến thai phụ, nhưng có thể làm bạn buồn ngủ, đặc biệt là doxylamine và diphenhydramine.
Phụ nữ mang thai vẫn sử dụng được các loại thuốc cảm cúm chuyên biệt
Các loại thuốc guaifenesin điều trị sổ mũi và long đàm được báo cáo có khả năng làm tăng nguy cơ thoát vị bẹn ở một số ít trẻ sơ sinh khi tiếp xúc với thuốc. Các loại thuốc chuyên điều trị các chứng ho dextromethorphan được cho là an toàn vì không làm tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở người.
Thuốc gây tê cục bộ benzocaine được kết hợp với dextromethorphan để điều trị bệnh viêm họng. Benzocaine không đi vào máu nên không nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
Các thuốc giảm đau và hạ sốt acetaminophen đã được nghiên cứu kỹ và an toàn để sử dụng trong thai kỳ miễn là bạn không dùng quá liều ghi trên nhãn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Virus gây cảm cúm có khả năng xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, mắt, mũi và miệng. Bàn tay là khu vực tiếp xúc và lưu trữ nhiều loại virus trong đó có virus gây cảm. Do vậy bạn nên thường xuyên rửa tay bằng xà phòng
Uống nhiều nước, đặc biệt là uống nhiều nước đường chanh, cam vắt để thanh lọc những độc hại trong cơ thể, tăng sức đề kháng, giúp bạn phòng chống bệnh.
Ăn nhiều rau quả: Các loại rau quả có màu xanh sậm, vàng, đỏ rất giàu vitamin và khoáng chất có tác dụng củng cố sức khỏe, tăng sức đề kháng, chống lại chứng bệnh cảm.
Hít thở không khí trong lành: Thời tiết mùa đông khô lạnh, hay mùa mưa khiến bạn ngại vận động ngoài trời. Đây chính là nguy cơ làm gia tăng tình trạng cảm ở bầu. Nên vận động nhẹ nhàng và thường xuyên ra ngoài hít khí trời trong lành.
Giữ chân luôn được ấm bằng cách bôi dầu nóng vào lòng bàn chân và mang vớ, quấn ấm cổ khi đi ngủ, uống nhiều nước cam, chanh.
Nghỉ ngơi nhiều hơn, tránh căng thẳng, hạn chế tối đa stress.
Nguồn: Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp
Trước Khi Mang Thai Có Nên Uống Thuốc Bắc Hay Không?
1. Phụ nữ trước khi mang thai có nên uống thuốc bắc?
Thuốc bắc là loại thuốc xuất hiện từ rất lâu đời với các thành phần như cây cỏ, hoa lá, rễ, củ quả, hạt… được tìm thấy trong tự nhiên. Thuốc bắc thường có tác dụng chữa bệnh, bồi bổ hoặc tăng cường sinh lực. Đặc biệt đối với phụ nữ, uống thuốc bắc có thể giúp điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm bớt căng thẳng khó chịu trong những ngày “đèn đỏ”. Vậy trước khi mang thai có nên uống thuốc bắc hay không?
Theo kinh nghiệm của nhiều mẹ bầu chia sẻ: “trước khi mang thai, bạn nên hốt thử vài thang thuốc về uống xem có hợp hay không. Vì tùy theo cơ địa của mỗi người mà thuốc có tác dụng nhanh hoặc chậm. Có người uống 1-2 thang đã thấy khỏe hơn, nhưng cũng có người uống vài trăm thang vẫn không có tiến triển”.
Hiện nay, có rất nhiều chị em nghĩ rằng “uống thuốc bắc không bổ đằng nầy, cũng bổ đằng khác và không gây độc hại gì”. Chính vì vậy, thuốc bắc được sử dụng tràn lan và không theo hướng dẫn hoặc bắt mạch của thầy thuốc. Đôi khi, thuốc còn được chính người dân phối bằng cách cắt lá và rễ của một số loại cây được xem như thuốc. Từ đó, gây ra những tác hại không nhỏ đối với chị em phụ nữ trong giai đoạn sinh sản như: đau bụng, đi ngoài nhiều lần, dị ứng hoặc bị ngộ độc.
Đối với phụ nữ có thai, việc uống thuốc không kê đơn còn có thể làm sẩy thai, thai chết lưu, trục thủy, phá huyết… Do đó, nếu muốn uống thuốc bắc để bồi bổ cơ thể trước khi mang thai, các chị em nên tìm đến những nhà thuốc uy tín có nguồn gốc rõ ràng như bệnh viện y học cổ truyền để cắt thuốc.
Đặc biệt, các chị em không nên mua thuốc đã được bào chế sẵn và gói thành viên. Vì chúng có khả năng được làm từ diêm sinh, thành phần hóa học hoặc chất tẩm ướt rất độc đối với thai nhi. Nếu vẫn quyết định sử dụng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về các thành phần trong thuốc có thể ảnh hưởng đến sức khỏe hay không.
Bên cạnh việc bồi bổ sức khỏe bằng cách uống thuốc bắc, các chị em nên ăn uống đầy đủ, kết hợp tập thể dục và thay đổi một số thói quen xấu như uống cà phê, rượu bia, thuốc lá, ăn nhiều đồ cay nóng, chiên xào…
2. Một số lưu ý khi uống thuốc bắc trước khi mang thaiĐối với tất cả các loại thuốc (thuốc bắc, thuốc nam hoặc thuốc tây), nếu sử dụng sai mục đích, sai liệu lượng hoặc không phù hợp với đối tượng đều có thể trở thành mối nguy hại, đặc biệt là phụ nữ trước và trong quá trình mang thai. Do đó, khi có ý định dùng thuốc, các chị em nên lưu ý một số điểm sau đây:
Nên đến tận bệnh viện y học cổ truyền để được bắt mạch và bốc thuốc
Không nên nhờ người bốc thuốc hộ hoặc tự ý dùng thuốc không theo sự hướng dẫn của người có chuyên môn.
Cắt và sắc thuốc uống theo đúng thang, đúng liều lượng đã được chỉ định.
Đa phần thuốc bắc đề có chứa diêm sinh hoặc chất bảo quản. Do đó, trước khi sắc uống, các chị em nên rửa sạch cho trôi chất bẩn.
Nên uống vài thang và theo dõi tình trạng sức khỏe. Nếu thấy bất thường phải ngưng uống và hỏi ý kiến bác sĩ để có biện pháp phòng ngừa hợp lý.
Tóm lại, trước khi mang thai có nên uống thuốc bắc hay không còn tùy thuộc vào thể trạng và quá trình bắt mạch của thầy thuốc. Theo các chuyên gia Tây y, phụ nữ trước khi mang thai không nên uống quá nhiều thuốc bắc, trừ trường hợp cơ thể bạn quá yếu hoặc không thể hấp thụ chất dinh dưỡng. Ngoài ra, nếu bạn thực sự cần uống thuốc bắc, bạn nên đến cơ sở y tế được cấp phép để khám và kê đơn, tuyệt đối không được uống thuốc tùy tiện.
Ngọc Hoài tổng hợpMẹ – Bé – Tags: trước khi mang thai có nên uống vitamin E
Trước Khi Mang Thai Nên Uống Thuốc Bổ Gì?
Trước khi mang thai nên uống thuốc gì ? Nhớ hồi trước chuẩn bị có ý định mang thai, do chưa có kinh nghiệm nên mình có rất nhiều thắc mắc về việc uống thuốc gì trước khi mang thai. Mình cũng đi hỏi quanh các mẹ có kinh nghiệm cũng như tìm hiểu trên mạng. Sau đó mình đi khám bác sĩ và được bác sĩ tư vấn khá nhiều thông tin bổ ích (chắc do mục tư vấn cũng được tính tiền cho nên bs nói khá kĩ, haha).
Khám bác sĩ rồi thì mình cứ theo chỉ định của bác sĩ mà uống thôi. Uống cho đến khi mang thai thì bác sĩ lại cho thuốc khác. Mỗi giai đoạn lại uống 1 loại thuốc khác nhau. Sau khi sinh xong thì lại uống 1 loại thuốc khác nữa. Mình nghĩ các mẹ sắp có ý định mang thai chắc cũng có nhiều thắc mắc như mình hồi đó nên mình tổng hợp lại luôn, sau có gì các mẹ vào xem cho đỡ mất công đi tìm quanh trên mạng.
Có cần đi khám trước khi mang thai không?Câu trả lời là có. Mình thấy cực kì cần thiết luôn. Để làm gì?
Khi mình mang thai, nếu mình mắc bệnh thì không những ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân mà nguy hại hơn là bệnh rất dễ lây qua cho em bé. Vì vậy, việc làm đầu tiên của mình là thăm khám bác sĩ để khám tổng quát và tiêm đầy đủ các loại vắc xin phòng bệnh.
Chi tiết các mũi tiêm các mẹ có thể tham khảo ở đây. Nói chung là mình tiêm tất cả các mũi mà trong tờ giấy ghi chú của phòng tiêm dịch vụ có ghi, phòng bệnh cho chắc vậy 😀 . Lưu ý là sẽ tiêm vắc xin ít nhất 3 tháng trước khi quyết định mang thai. Yên tâm, về việc này, khi lên tiêm bác sĩ sẽ yêu cầu mình cam đoan và nhắc nhở mình.
Thứ 2, để chữa bệnhĐể chuẩn bị tốt cho việc có thai, cần thăm khám về hệ thống sinh sản và khám phụ khoa. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem mình có bị các bệnh về nhiễm nấm, nhiễm khuẩn, viêm âm đạo, bệnh lậu, giang mai và các bệnh lây qua đường tình dục khác hay không . Nếu có thì cần chữa bệnh sớm, vì nếu bị các bệnh này trong quá trình mang thai có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của thai nhi, dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non.
Trong khi mang thai, mình không được phép tẩy giun sán. Cho nên mình cần tẩy giun sán trước khi muốn có thai. Nếu tẩy thì tẩy cho cả gia đình trong cùng một thời gian luôn, để đảm bảo khỏi lây chéo nhau.
Ngoài ra, có một bệnh dễ gia tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật (cao huyết áp thai kỳ) đó là viêm nha chu. Còn viêm nướu và nhiễm trùng nướu sẽ sinh ra một loại vi khuẩn có thể theo đường máu vào nhau thai và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy, để đảm bảo cho thai kỳ an toàn thì nên vệ sinh răng miệng tốt, kiểm tra và khám răng miệng trước khi mang thai sẽ giúp các bác sĩ phát hiện và xử lý triệt để các căn bệnh nguy hiểm này.
Kiểm tra huyết áp và hỏi bác sĩ kĩ về vấn đề này. Vì khi mang thai nếu huyết áp cao thì rất nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Nếu mẹ có tiền sử đái tháo đường thì cũng cần hỏi bác sĩ để kiểm soát lượng đường huyết cho tốt để chuẩn bị tốt về mặt dinh dưỡng, vận động trong thai kỳ sao cho hợp lí.
Nếu mẹ bị thiếu máu thì cũng cần hỏi bác sĩ để bác sĩ hướng dẫn bổ sung viên sắt. Nếu không khi mang thai sẽ rất mệt mỏi, yếu ớt.
Thứ 3, để chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấpCần xét nghiệm máu để biết công thức máu, Hb, Hct để xác định tình trạng thiếu máu, nhóm máu để khi cần thiết thì truyền máu, yếu tố Rh để phòng bất đồng nhóm máu mẹ và con. Việc xác định yếu tố Rh rất quan trọng, một số trường hợp trẻ sau khi chào đời đã tử vong vì mẹ mang máu Rh-.
Xét nghiệm hóa sinh máu, xét nghiệm đường huyết trong máu xem bạn có bị mắc bệnh đái tháo đường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan, chức năng thận.
Xét nghiệm nước tiểu, tìm các bất thường trong nước tiểu như máu, đạm, đường, vi khuẩn … trong nước tiểu.
Xét nghiệm tầm soát một số bệnh có thể lây truyền qua con như viêm gan siêu vi B, C, HIV, giang mai.. để được bác sĩ tư vấn trước khi quyết định có con.
Siêu âm ổ bụng để phát hiện bất thường ở các tạng trong ổ bụng như gan, lách, tụy, thận, tử cung, buồng trứng.
Chụp nhũ ảnh để phát hiện u vú nếu bà mẹ trên 35 tuổi.
Xét nghiệm Pap Smear để phát hiện ung thư cổ tử cung.
Điện tâm đồ, phát hiện các bệnh lý về tim.
Khi nào bắt đầu bổ sung thuốc trước khi mang thai?Bổ sung dinh dưỡng cũng như thuốc trong giai đoạn chuẩn bị mang thai nên được bắt đầu khoảng 3 tháng trước thời điểm bạn dự định có thai. Bởi trứng sẽ bắt đầu trưởng thành khoảng 3 tháng trước ngày rời khỏi buồng trứng (hay còn được gọi là hiện tượng rụng trứng).
Mình nghĩ cũng nhờ một phần mình chuẩn bị tốt dinh dưỡng cũng như các thuốc bổ cần có cho nên khi tới ngày gần rụng, bác sĩ có kiểm tra và bảo trứng tròn, đều, phát triển tốt.
Trước khi mang thai có cần uống thuốc gì?Trước khi mang thai bạn cần bổ sung 5 loại dưỡng chất quan trọng là axit folic, DHA/EPA, Chất sắt, canxi, vitamin D3.
P/s: hồi trước, mình chỉ uống sắt, axit folic trước khi mang thai do bác sĩ chỉ kê như vậy. Sau này tìm hiểu thì được biết có nhiều loại cũng cần thiết nên mình liệt kê thêm. Tốt nhất là các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ lại để xác nhận các loại phù hợp với cơ thể của mình.
Axit FolicTheo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 400 microgram axit folic mỗi ngày, kể từ khi muốn có thai cho đến khi thai nhi được 12 tuần tuổi.
SắtSắt là thành phần cấu tạo nên Hemoglobin, chất vận chuyển Oxy và Carbonic quan trọng trong máu, cần thiết cho cả thai nhi và bà mẹ.
CanxiCanxi thì giúp phát triển hệ xương của em bé và phòng ngừa mất xương ở người mẹ.
Vitamin D3Theo thống kê thì bà bầu thường bị thiếu hụt vitamin D trước khi mang thai nên mẹ cũng cần bổ sung thêm vitamin D dạng Vitamin D3 vì D3 là yếu tố đặc biệt quan trọng giúp hấp thu Canxi từ ruột vào trong máu, từ máu vào trong xương.
DHA/EPADHA đặc biệt cần thiết cho sự phát triển của não bộ em bé, DHA được vận chuyển tốt nhất qua nhau thai khi có tỷ lệ DHA/EPA khoảng 4/1. Ngoài ra, DHA và EPA được bổ sung trước khi mang thai còn giúp tăng dòng máu tới tử cung người phụ nữ, làm gia tăng khả năng thụ thai thành công.
Ho Trong Lúc Mang Thai Có Nên Uống Thuốc
Trả lời: Trong thời kỳ mang thai là lúc sức đề kháng cơ thể người mẹ giảm sút hơn bình thường, hơn nữa dưới tác động của các hôcmon thai nghén, những biến đổi về sinh lý trong thời kỳ mang thai làm cho cơ thể người phụ nữ thường nhạy cảm hơn với các yếu tố tác động của môi trường bên ngoài.
Do đó cơ thể rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đặc biệt viêm nhiễm đường hô hấp trên, và trong 3 tháng đầu có thai. Hiện tượng ho này thường được các cụ ta ngày xưa gọi là hiện tượng “ho mọc tóc”. Ho trong thời kỳ mang thai cũng cần chú ý những vấn đề sau:
1/ Không nên tự ý uống thuốc, đặc biệt trong 3 tháng đầu và khi chưa có chỉ định dùng thuốc của bác sĩ.
2/ Nếu ho thông thường, không có sốt, khạc đờm, không đau ngực, không khó thở …thì không cần uống thuốc. Có thể dùng các bài thuốc dân gian trị ho như: Quất hấp mật ong, ngậm chút gừng tươi, ngậm quả kha tử, lá hẹ hấp đường phèn, lá rẻ quạt ngậm và xúc họng, uống nhiều nước cam, uống thêm vitamin C., tăng cường nghỉ ngơi, tránh gió, lạnh, ẩm…
3/ Nếu ho kéo dài trên 3 tuần không đỡ, hoặc ho nhiều có
sốt, khạc đờm có máu, đờm màu xanh, vàng, kèm đau ngực…nhất thiết nên đi khám để phát hiện các bệnh như viêm phế quản, lao…để được điều trị kịp thời.
4/ Đơn thuốc bác sĩ cho bạn dùng trong thời kỳ có thai là đã được cân nhắc hết sức cẩn thận về lợi ích điều trị cũng như tính an toàn cho thai nhi vì thể bạn nên tuân thủ để đạt hiệu quả điều trị tốt.
5/ Trong lúc có thai, không nên tiếp xúc tại chỗ đông người, hạn chế tiếp xúc với trẻ em dưới 6 tháng tuổi để phòng ngừa nhiễm virut cúm, Rubella…
Luôn giữ gìn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng thường xuyên bằng nước muối ấm, tránh bị nhiễm lạnh, nhiễm mưa.
6/ Chú ý ăn uống tăng cường, nghỉ ngơi đầy đủ và hạn chế các căng thẳng thần kinh không cần thiết để giúp thai nhi phát triển tốt cũng như sức khoẻ của bạn mau hồi phục.
http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-7175/cephalexin-500mg.aspx
http://www.thuocbietduoc.com.vn/thuoc-goc-118/cephalexin.aspx
Lưu ý: Chữa bệnh theo chỉ định của Bác sĩ
Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Có Nên Uống Thuốc Ho Trước Khi Mang Thai? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!