Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nhiễm độc thai nghén (NĐTN) là tình trạng bệnh lý của phụ nữ chỉ xảy ra khi có thai ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Bệnh gây ra do rối loạn co thắt các mạch máu của người mẹ, bao gồm cả hệ thống mạch máu ngoại vi và mạch máu nội tạng như gan, thận, tử cung, não…làm cho thiếu máu nuôi dưỡng các cơ quan của mẹ và rau thai. NĐTN xảy ra trong 3 tháng cuối có thể dẫn đến biến chứng tiền sản giật, sản giật gây tử vong cho mẹ và con. Trẻ sinh ra từ người mẹ bị NĐTN thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và dễ bị ngạt sau sinh. Tỷ lệ mắc NĐTN ở Việt Nam 4 – 5% so với tổng số người có thai.
Nhiễm độc thai nghén là gì?
Ốm nghén là dấu hiệu chính báo hiệu phụ nữ có thai và hầu như ai cũng trải qua thời kỳ ốm nghén đầy khó chịu và mệt mỏi trong 3 tháng đầu có thai với các triệu chứng như buồn nôn, chán ăn, mệt mỏi, khó thở…Khi các biểu hiện ảnh hưởng lớn tới sinh hoạt, sức khỏe của mẹ và em bé thì người ta gọi là NĐTN.
Biểu hiện của nhiễm độc thai nghén
Tùy vào từng thời điểm bị bệnh mà NĐTN có những biểu hiện khác nhau.
NĐTN 3 tháng đầu: Người mẹ cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, cơ thể gầy, xanh xao…Tình trạng này thường xuất hiện khi thai được 4 tuần tuổi và sẽ giảm dần và biến mất sau khi thai 12 tuần. Trong trường hợp NĐTN nặng, người mẹ ngoài có các biểu hiện trên còn kèm theo các biếu hiện khác như nôn mửa nhiều có trường hợp nôn ra mật xanh, mật vàng, mất cảm giác ngon miệng, không ăn được gì và khi ăn vào thì sẽ nôn ra hết, mẹ thường giảm cân và gầy yếu. Sức khỏe của mẹ kém sẽ ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Triệu chứng NĐTN 3 tháng cuối: Ở giai đoạn này, các biểu hiện rõ ràng hơn, ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể.
– Phù: Những tháng cuối thai kỳ, phù chân, phù trắng, mềm. Với những trường hợp nặng, người mẹ có thể bị phù ở cả mặt và hai tay.
– Protein niệu: Xét nghiệm nước tiểu, kết quả protein niệu cao hơn 0,3g/l.
– Tăng huyết áp: Huyết áp của người mẹ thường tăng cao. Huyết áp tăng từ 140/90 mmHg trở lên.
Ngoài 3 dấu hiệu chính ra, còn có thể gặp các dấu hiệu khác như: Nhức đầu ở vùng chẩm trán giống như đội mũ chật, uống thuốc giảm đau không đỡ. Rối loạn cảm giác kiểu ruồi bay. Lo lắng, bồn chồn, mất ngủ, tiểu ít.
NĐTN nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiền sản giật và sản giật.
Nguyên nhân nhiễm độc thai nghén
Hiện nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định được nguyên nhân chính gây NĐTN. Tuy nhiên, có một số yếu tố nguy cơ sau:
Thai phụ trẻ, con so, chửa sinh đôi, những trường hợp đa ối là đối tượng dễ mắc NĐTN. Tỷ lệ bị NĐTN ở phụ nữ sinh con so khoảng từ 3-10% trong khi con rạ chỉ khoảng từ 1,4 – 4%. Mang thai con trai có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn dù chênh lệch không nhiều.
Thời tiết lạnh, đang chuyển mùa, về mùa rét, ẩm ướt, cao hơn so với mùa nóng ẩm.
Thường xuyên mệt mỏi, làm việc quá sức trong lúc mang thai. Thần kinh, tâm lý sợ thai nghén hoặc mong muốn có con.
Khi mang thai, mẹ ăn đồ ăn lạ, dễ gây dị ứng, sử dụng thực phẩm dễ gây dị ứng.
Những thai phụ có tiền sử bệnh tim mạch, tăng huyết áp, viêm cầu thận, thai phụ to béo, mang thai đôi, nhiều nước ối, có bệnh tiểu đường, viêm loét dạ dày, lupus toàn thân, hội chứng kháng phospholipid.
Tiền sử mắc NĐTN ở lần mang thai trước, tiền sản giật, sản giật, rau bong non.
Biến chứng nguy hiểm của nhiễm độc thai nghén
– Tiền sản giật: NĐTN có thể dẫn đến tiền sản giật với các biểu hiện choáng váng, buồn nôn, mắt mờ, protein trong nước tiểu tăng đến 0,5g/l, phù toàn thân…
– Sản giật: Biến chứng này thường xảy ra ở giai đoạn cuối thai kỳ, trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh. Đây là biến chứng nặng nhất của NĐTN tỷ lệ tử vong cao cho mẹ và con. Thai phụ có những cơn co giật toàn thân mạnh rồi co cứng toàn thân, đầu ưỡn cong ra sau, mắt đảo rồi nhìn ngược lên trên, sau đó chuyển sang trạng thái giật rung nhanh, co giật ở mặt, tay chân, sùi bọt mép, ngừng thở sau đó co giật giảm dần và chuyển sang hôn mê, trong con giật có thể cắn phải lưỡi gây chảy máu hoặc gặp phải chấn thương do ngã từ giường xuống đất. Giai đoạn co cơ và thư giãn cơ xảy ra xen kẽ, và có thể kéo dài trong một vài phút. Tử vong do suy tim, phù phổi, nhồi máu não.
Sản giật trước sinh: Thường xảy ra ở những tháng cuối thai kỳ, sau 30 tuần. Thai nhi thường chết, nếu may mắn được sinh ra, thai nhi thường non tháng.
Sản giật trong khi chuyển dạ: Chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.
Sản giật sau sinh: Thường xảy ra vài giờ sau sinh. Cần chuyển sản phụ đến những cơ sở y tế để điều trị.
Tác hại của nhiễm độc thai nghén
– Đối với thai: NĐTN ảnh hưởng trực tiếp đến sự cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Từ đó, thai nhi dễ bị nhẹ cân, thậm chí nếu không đủ dinh dưỡng có thể khiến thai nhi chết lưu, sảy thai.
– Đối với người mẹ: NĐTN nặng có thể khiến mẹ bị hôn mê, co giật, cắn phải lưỡi, khó thở. Thậm chí, nếu không phát hiện và điều trị sớm có thể dẫn đến tử vong.
Một số lưu ý dành cho người mẹ bị nhiễm độc thai nghén
– Hạn chế nằm ngửa, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng trái để giúp tăng tuần hoàn máu, cung cấp đủ máu cho nhu cầu của thai nhi
– Khẩu phần ăn hằng ngày cần giảm bớt lượng muối
– Uống đủ nước, mỗi ngày cần uống khoảng 2 lít nước
– Nên đi khám thai định kỳ thường xuyên, đầy đủ
– Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cần cân bằng giữa các nhóm chất
– Nếu từng có tiền sử NĐTN thì nên thông báo cho bác sỹ để đưa ra phương pháp hỗ trợ kịp thời
Biện pháp phòng ngừa nhiễm độc thai nghén
– Nếu mắc phải các bệnh như cao huyết áp, tiểu đường, bệnh thận…nên điều trị trước khi có ý định mang thai để ngăn ngừa các biến chứng.
– Nên khám tiền sản trước khi có ý định mang thai.
– Khi có thai cần ăn uống đủ chất, bổ sung đầy đủ các nhóm chất như đạm, vitamin, chất vi lượng, uống bổ sung axit folic, viên sắt…
– Trong giai đoạn đầu mang thai, mẹ cần đi khám thai định kỳ để phát hiện sớm các bất thường.
Khi có thai, thai phụ cần đăng ký, khám thai định kỳ ở Bệnh viện Đa khoa Chữ Thập xanh tại địa chỉ số 33, đường Nguyễn Hoàng, Mỹ Đình 2, Nam từ Liêm, Hà Nội là cơ sở quản lý thai nghén toàn diện với đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm sẽ khám, phát hiện sớm những bất thường để điều trị kịp thời, hạn chế tỷ lệ mắc bệnh và tử vong do nhiễm độc thai nghén gây ra.
Nhiễm Trùng Tiểu Ở Phụ Nữ Có Thai: Những Điều Cần Biết
1. Nhiễm trùng tiểu là gì?
2. Nguyên nhân gây ra nhiễm trùng tiểu là gì?
Nhiễm trùng đường tiết niệu thường xảy ra khi vi khuẩn xâm nhập vào đường tiết niệu qua niệu đạo và bắt đầu phát triển lên trong bàng quang.
Mặc dù hệ thống tiết niệu được thiết kế để ngăn chặn những kẻ xâm lược siêu nhỏ như vậy, những hệ thống phòng thủ này đôi khi thất bại. Trong thai kỳ, do tử cung quá to, chèn ép vào niệu quản hay bàng quang làm giảm tốc độ chảy của nước tiểu. Vi trùng sẽ dễ dàng đi ngược dòng từ bên ngoài da vào niệu đạo, bàng quang.
Khi xâm nhập được vào hệ tiết niệu, vi khuẩn có thể xâm lấn vào mô đường tiểu và phát triển thành một bệnh nhiễm trùng trong đường tiết niệu. UTI phổ biến nhất xảy ra chủ yếu ở phụ nữ và ảnh hưởng đến bàng quang và niệu đạo.
Nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang):
Loại UTI này thường do Escherichia coli (E. coli), một loại vi khuẩn thường được tìm thấy trong đường tiêu hóa (GI). Tuy nhiên, đôi khi các vi khuẩn khác là nguyên nhân gây ra bệnh lý này.
Nhiễm trùng niệu đạo (viêm niệu đạo):
Loại UTI này có thể xảy ra khi vi khuẩn đường ruột lây lan từ hậu môn đến niệu đạo.
Ngoài ra, do niệu đạo nữ gần với âm đạo, các bệnh lây truyền qua đường tình dục, chẳng hạn như herpes, lậu, chlamydia và mycoplasma, có thể gây viêm niệu đạo.
Viêm thận – bể thận:
Ở phụ nữ mang thai, hầu hết là do vi trùng đi từ niệu đạo – bàng quang – đến niệu quản và cuối cùng là thận gây ra viêm thận bể thận.
Do đó, đa số trường hợp là do nhiễm trùng tiểu ở niệu đạo – bàng quang không điều trị tiến triển thành. Cũng như hầu hết trường hợp là do tử cung quá to (3 tháng cuối của thai kỳ). 80 – 90% trường hợp viêm thận bể thận xuất hiện ở 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ.
3. Yếu tố nguy cơ gây ra nhiễm trùng tiểu
Nhiễm trùng đường tiết niệu là phổ biến ở phụ nữ, và nhiều phụ nữ trải qua nhiều hơn một lần nhiễm trùng trong suốt cuộc đời của họ.
Các yếu tố nguy cơ cụ thể đối với phụ nữ mắc UTI bao gồm:
Cấu trúc cơ thể. Một người phụ nữ luôn có niệu đạo ngắn hơn đàn ông, điều này rút ngắn khoảng cách mà vi khuẩn phải di chuyển để đến bàng quang.
Hoạt động tình dục. Phụ nữ hoạt động tình dục có xu hướng bị nhiễm trùng tiểu nhiều hơn phụ nữ không hoạt động tình dục. Có một đối tác tình dục mới cũng làm tăng nguy cơ của bạn.
Một số biện pháp tránh thai.
Mãn kinh.
Các yếu tố nguy cơ khác của UTI bao gồm:
Dị dạng đường tiết niệu.
Tắc nghẽn trong đường tiết niệu.
Hệ thống miễn dịch bị ức chế: Bệnh tiểu đường và các bệnh khác làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Vai trò hệ miễn dịch là bảo vệ cơ thể chống lại vi trùng. Do đó khi nó suy yếu có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tiểu.
Sử dụng ống thông.
Không giống người bình thường nói chung, tất cả phụ nữ mang thai nên được kiểm tra nhiễm trùng tiểu bằng nuôi cấy nước tiểu. Cũng như nhiễm trùng tiểu không triệu chứng phải được điều trị, đặc biệt khi có nguyên nhân là GBS.
4. Triệu chứng của nhiễm trùng tiểu là gì?
Không phải lúc nào nhiễm trùng tiểu cũng gây ra triệu chứng. Tuy nhiên, nếu có thì thường trong 2 trường hợp:
Triệu chứng của đường tiểu dưới (viêm niệu đạo, bàng quang):
Nước tiểu đục.
Tiểu buốt.
Tiểu lắt nhắt.
Cảm giác muốn đi tiểu dù vừa đi xong.
Triệu chứng của đường tiểu trên (viêm thận – bể thận):
Đau hông lưng.
Sốt, lạnh run.
Buồn nôn , nôn ói.
Đôi khi có thể xuất hiện triệu chứng của đường tiểu dưới.
5. Chẩn đoán nhiễm trùng tiểu như thế nào?
Ở đối tượng có triệu chứng, chỉ cần xét nghiệm nước tiểu bằng que test nhanh, đôi khi cần phải soi cấy vi trùng để chẩn đoán bệnh.
Ở sản phụ không có triệu chứng, ta cần tầm soát nhiễm trùng tiểu cho họ.
6. Cần tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng cho thai phụ như thế nào?
Nhóm nguy cơ không cao:
Ở một số quốc gia như Canada, Mỹ, Anh, thì thời gian soi cấy vi trùng ở nước tiểu thai phụ để tầm soát nhiễm trùng tiểu không triệu chứng là 12 – 16 tuần. Một số hướng dẫn khác cho rằng cần làm sớm hơn, thực hiện ngay ở lần đầu tiên đến khám thai.
Nhưng cũng có một số luồng ý kiến cho rằng, việc tầm soát này không mang lại bất kỳ lợi ích nào ở những phụ nữ ít nguy cơ có nhiễm trùng tiểu.
Và khi tầm soát lần đầu âm tính thì không cần tầm soát lại.
Nhóm nguy cơ cao:
Bao gồm:
Đái tháo đường.
Đã phát hiện có dị tật đường tiểu.
Có tiền căn sinh non.
Bệnh lý hồng cầu (Hemoglobin S).
Dù kết quả tầm soát lần đầu âm tính cũng nên thực hiện tầm soát nước tiểu lần thứ 2 ở nhóm thai phụ nguy cơ cao này.
Tầm soát nhiễm trùng liên cầu trước khi sanh:
Ngoài ra, khoảng tuần thai 35 – 37 (trước sanh), cần phải tầm soát nhiễm trùng liên cầu (GBS) ở thai phụ vì GBS làm tăng một số nguy cơ có hại cho trẻ. Để tầm soát, bác sĩ sẽ phết dịch hậu môn, âm đạo và cấy nước tiểu.
7. Điều trị nhiễm trùng tiểu ở phụ nữ có thai như thế nào?
Kháng sinh là điều trị mấu chốt. Bác sĩ sẽ cân nhắc lựa chọn kháng sinh phù hợp, không ảnh hưởng đến tình trạng thai nhi.
Ở trường hợp nhiễm trùng không triệu chứng, thời gian điều trị thường là 4 – 7 ngày.
Thai phụ có triệu chứng nhiễm trùng tiểu dưới, thời gian điều trị là 7 ngày.
Nếu thai phụ có biểu hiện nhiễm trùng tiểu trên, dùng kháng sinh truyền trong 2 ngày đầu. Nếu triệu chứng giảm thì chuyển thành kháng sinh uống. Tổng thời gian điều trị thường là 10 – 14 ngày.
8. Ảnh hưởng của nhiễm trùng tiểu ở mẹ và trẻ như thế nào?
Nhiễm trùng tiểu không triệu chứng:
Theo nghiên cứu của Cochrane, việc điều trị kháng sinh ở thai phụ nhiễm trùng tiểu không triệu chứng nói chung ở mọi thai phụ chỉ có thể làm giảm tình trạng sinh con nhẹ cân. Còn riêng điều trị tình trạng nhiễm trùng tiểu không triệu chứng do GBS gây ra có thể làm giảm tình trạng sinh non, vỡ ối sớm cũng như giảm khả năng nhiễm trùng sơ sinh ở trẻ.
Nhiễm trùng tiểu có triệu chứng:
Ở mẹ:
15 – 20% phụ nữ viêm thận – bể thận có nhiễm trùng huyết: đây là tình trạng vi trùng xâm nhập vào máu, đi đến nhiều cơ quan. Tình trạng này làm suy đa cơ quan, dẫn đến tử vong.
Các biến chứng khác cũng có thể xuất hiện nếu điều trị viêm thận – bể thận chậm trễ:
Suy thận cấp.
Thiếu máu.
Tăng huyết áp.
Tiền sản giật.
Tán huyết.
Suy hô hấp cấp.
Ở trẻ:
Làm tăng nguy cơ sanh non.
Nhiễm trùng sơ sinh.
9. Kết luận
Nhiễm trùng tiểu là một bệnh lý thường gặp ở nữ, đặc biệt là thai phụ. Nhiễm trùng tiểu có tên gọi khác nhau tùy thuộc vị trí vi trùng ảnh hưởng. Thai phụ mắc nhiễm trùng tiểu không triệu chứng do vi khuẩn thường gặp như chúng tôi ít ảnh hưởng đến thai nhi, có thể không cần điều trị.
Ngược lại, nếu do liên cầu khuẩn thì việc điều trị là bắt buộc. Nhiễm trùng tiểu có triệu chứng luôn cần phải điều trị. Nếu bệnh diễn tiến trễ có thể xuất hiện viêm thận – bể thận cấp.
Bác sĩ Nguyễn Đoàn Trọng Nhân
Những Điều Phụ Nữ Cần Biết Về Rubella Và Thai Kỳ
Mình đang làm tại phòng xét nghiệm của Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Hàng ngày nhiệm vụ của mình là trả kết quả xét nghiệm cho các chị mang thai. Mình nhận thấy đa số các chị khi đọc kết quả Rubella: IgM hoặc IgG dương tính đều lo lắng hiện rỏ trên nét mặt, thậm chí có chị đã khóc . Mình xin chia sẽ những kiến thức mình có được để các chị giảm bớt lo lắng nhé.
Hình ảnh rubella bẩm sinh Nhiễm Rubella trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có nguy cơ gây ra những dị tật cho thai nhi như: tật Rubella bẩm sinh, sảy thai, nhiễm trùng bào thai, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu…Vì thế khi đi khám thai các chị thường được cho làm xét nghiệm Rubella ở 3 tháng đầu thai kì. Sau đây là một số tình huống liên quan đến xét nghiệm Rubella trong khi mang thai.
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM và IgG đều âm tính, có nghĩa là thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và cũng chưa có kháng thể kháng Rubella.
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM và IgG đều dương tính, thai phụ nên xét nghiệm lần 2 sau 1-2 tuần.
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM âm tính và IgG dương tính (với nồng độ tăng gấp đôi), có thể thai phụ mới bị nhiễm Rubella trong thai kì. Thai phụ cần được tư vấn khả năng Rubella bẩm sinh và kế hoạch theo dõi.
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM dương tính thấp hơn so với lần 1 và IgG dương tính ( nhưng không tăng gấp đôi), thai phụ không cần lo lắng vì có thể IgM dương tính với lần tiêm ngừa hoặc dương tính chéo với siêu vi khác hoặc bị nhiễm Rubella thứ phát.
Hình ảnh thai phụ mắc rubella toàn phát
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM âm tính và IgG dương tính
Khi đó sẽ có những tình huống sau: Thai phụ đã tiêm vaccine Rubella hay bị nhiễm Rubella trước khi mang thai: thai phụ hoàn toàn yên tâm vì chị đã có kháng thể kháng Rubella.
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM dương tính và IgG âm tính, thai phụ cần được theo dõi và làm lại xét nghiệm 1-2 tuần sau:
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM âm tính và IgG dương tính hoặc IgM dương tính nhưng giảm xuống và IgG dươg tính, có nghĩa là thai phụ mới bị nhiễm Rubella trong lúc mang thai. Thai phụ cần đến BS tư vấn khả năng Rubella bẩm sinh để có hướng theo dõi cụ thể.
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM dương tính (không thay đổi nhiều, vẫn thấp như trước) và IgG âm tính. thai phụ nên làm lại xét nghiệm lần 3. Trường hợp này có thể IgM dương tính chéo với những siêu vi khác.
Biến chứng thần kinh do rubella ở trẻ lớn Tóm lại xét nghiệm Rubella thường được thực hiện với két quả là hai thành phần IgM và IgG. Khi thấy kết quả dương tính không có nghĩa là bệnh và kết quả âm tính không có nghĩa là an toàn, cho nên các thai phụ cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể tình huống của mình, tránh những xử trí không thích hợp hoặc gây lo lắng trong lúc mang thai.
Viêm Nhiễm Phụ Khoa Trong Thai Kỳ, Những Điều Cần Biết
VIÊM NHIỄM PHỤ KHOA TRONG THAI KỲ, NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
BS. Liêu Tấn Hưng
Viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai do lượng nội tiết tố trong cơ thể thai phụ tăng cao. Đồng thời chức năng thận giảm, tạo môi trường thuận lợi cho các vi khuẩn xâm nhập và phát triển. Nếu không được điều trị kịp thời, viêm phụ khoa khi mang thai có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Tuy vậy, nếu được phát hiện, điều trị kịp thời, viêm âm đạo khi mang thai sẽ không gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Vì vậy, nếu có biểu hiện đau, ngứa rát… vùng âm đạo, nghi ngờ viêm nhiễm phụ khoa, người mẹ mang thai nên đi khám để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời, bảo vệ an toàn cho cả hai mẹ con.
Bác sĩ Sản Phụ Khoa Phương Châu chia sẻ những cách phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa khi mang thai:
– Vệ sinh vùng kín sạch sẽ và đúng cách, không thụt rửa quá sâu vào bên trong âm đạo, lau rửa từ trước ra sau (từ âm đạo ra hậu môn), không thực hiện ngược lại
– Chọn đồ lót làm từ chất liệu thoáng mát, thấm hút tốt
– Tránh dùng các dung dịch, xà phòng có chất tẩy rửa mạnh
– Ăn nhiều sữa chua có công dụng ngăn ngừa viêm âm đạo rất hiệu quả
– Hạn chế ăn đường, đồ ngọt vì chúng làm tăng lượng bài tiết ở âm đạo
– Khi bị viêm phụ khoa cần tránh quan hệ vợ chồng
Tìm hiểu các bệnh viêm phụ khoa xuất hiện trong thai kỳ và mức độ ảnh hưởng đến thai nhi
* VIÊM NHIỄM NẤM CANDIDA
Thường cư trú bên trong âm đạo, các vi nấm Candida này hoàn toàn vô hại khi môi trường giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, trong giai đoạn thai nghén, sự tăng giảm nội tiết tố đột ngột làm thay đổi độ pH âm đạo, tạo điều kiện thuận lợi cho vi nấm sinh sôi, phát triển và gây bệnh.
Đặc điểm nhận dạng với các biểu hiện: khí hư trắng đục, lợn cợn hoặc đặc như màu sữa chua, âm hộ, âm đạo ngứa, đau kiểu bỏng rát. Việc điều trị viêm âm đạo khi mang thai do nấm Candida thường rất dễ dàng, tuy nhiên bệnh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần.
Mẹ bầu cần điều trị bệnh dứt điểm trước khi sinh con nhằm tránh lây cho bé trong quá trình sinh nở. Những nguy cơ của bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con cần chú ý:
– khi sinh con qua âm đạo, nấm có thể dính vào niêm mạc miệng gây đen miệng hoặc viêm da do nấm cho trẻ sơ sinh.
– nguy hiểm hơn, thai nhi có thể bị suy dinh dưỡng trong tử cung hoặc tăng nguy cơ sinh non, sức đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm…
* VIÊM PHỤ KHOA DO NHÓM VI KHUẨN BACTERIAL VAGINOSIS (BV)
Đây là bệnh thường gặp nhất đối với phụ nữ mang thai, cứ khoảng 5 người thì sẽ có 1 người bị nhiễm bệnh. Bệnh xảy ra khi các vi khuẩn tự nhiên sống trong âm đạo phát triển một cách quá mức trong thai kỳ, do ảnh hưởng của sự thay đổi hormone.
Đặc điểm nhận dạng với các biểu hiện: tiết dịch âm đạo chuyển sang màu xám, có mùi hôi tanh…
– vỡ màng ối sớm,
– nhiễm trùng nước ối,
– nguy cơ sảy thai khi thai nhi đã lớn, tăng nguy cơ sinh non cao gấp 2 lần so với người không bị bệnh,
– con sinh ra bị nhẹ cân,
– viêm màng tử cung sau khi sinh qua âm đạo hoặc sinh mổ…
* VIÊM ÂM ĐẠO DO LẬU CẦU KHUẨN
Lậu cầu khuẩn cũng là một nguyên nhân gây viêm ngứa phụ khoa khi mang thai có mức độ nguy hiểm cao.
Nếu thời gian ủ bệnh kéo dài, người mẹ sẽ gặp các triệu chứng như: tiểu gắt, nước tiểu đục kèm theo mủ, ra nhiều huyết trắng nặng mùi và đau vùng bụng dưới…
Bệnh phụ khoa khi mang thai do lậu cầu khuẩn gây ra nếu không được điều trị dứt điểm sẽ tác động xấu đến thai nhi:
– nguy cơ sinh non tăng lên 8%, gây viêm màng ối, vỡ ối,
– trẻ sinh ra nhẹ cân do suy dinh dưỡng bào thai
– Bên cạnh đó, vi khuẩn lậu dễ lây nhiễm cho bé trong quá trình sinh thường qua ngã âm đạo.
– Vi khuẩn từ chất dịch tiết ra ở đường sinh dục của người mẹ xâm nhập vào mắt của trẻ sơ sinh, gây nên tình trạng viêm kết mạc mắt ở trẻ sơ sinh. (từ ngày thứ 2 sau sinh, mắt của bé sẽ bị sung huyết, có nhiều mủ vàng, gây giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa)
* NHIỄM HPV TRƯỚC VÀ TRONG THAI KỲ
HPV là một loại nhiễm trùng qua đường tình dục. Bạn sẽ có nguy cơ nhiễm virus HPV nếu bạn quan hệ với người bị nhiễm virus này. có hơn 150 loại HPV khác nhau tồn tại. Hầu hết các loại này không gây ra bất kỳ vấn đề gì. Tuy nhiên, có khoảng 40 chủng virus có thể lây nhiễm qua đường sinh dục và có thể gây ra mụn cóc sinh dục và ung thư.
Những biểu hiện của virus HPV ở thai phụ như:
– Mụn cóc là những bướu thịt màu trên da mọc đơn lẻ hoặc thành từng cụm
– Mụn cóc sinh dục phát triển trên âm đạo, âm hộ, cổ tử cung hoặc hậu môn ở phụ nữ
– Mụn cóc thông thường hình thành trên tay hoặc khuỷu tay.
– Mụn cóc Plantar xuất hiện trên gót chân…
Một điều lưu ý là, trong thai kỳ sự thay đổi nồng độ hormone góp phần làm cho mụn phát triển nhanh hơn so với bình thường. Cơ thể mẹ bầu cũng sản xuất một số lượng dịch tiết âm đạo – một môi trường thuận lợi cho mụn cóc phát triển mạnh.
Tuy vậy, có một tin tốt là tình trạng nhiễm virus HPV khi mang thai sẽ không truyền cho thai nhi hoặc phát triển thành bệnh nhiễm trùng nào khác. Trong trường hợp mụn cóc ngăn chặn đường em bé chào đời, bác sĩ sẽ tiến phương pháp sinh mổ để đảm bảo an toàn cho mẹ lẫn thai nhi trong bụng.
* GIANG MAI (được tầm soát thường quy tại BVQTPC)
Giang mai là bệnh nhiễm khuẩn do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Đây là bệnh chủ yếu lây truyền qua đường tình dục do không sử dụng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục.
Những ảnh hưởng từ bệnh Giang Mai đến thai nhi cần lưu ý như:
– gây nhiễm trùng bào thai,
– tăng nguy cơ sảy thai,
– sinh non,
– thai chết lưu…
Thai phụ mắc bệnh giang mai sẽ truyền qua nhau thai hoặc lây truyền qua đường sinh nở khiến trẻ mắc bệnh giang mai bẩm sinh do nhiễm trùng từ người mẹ. Giang mai bẩm sinh có thể gây tử vong hoặc dị tật cho thai nhi sau khi sinh. Do đó, cần tiến hành các biện pháp phòng ngừa bệnh giang mai lây từ mẹ sang con.
TÓM LẠI
Việc dùng thuốc ở phụ nữ có thai, nhất là trong những tháng đầu tiên là hết sức quan trọng. Hầu hết các thuốc bà bầu dùng trong thai kỳ, dù theo đường tiêm, đường uống, đường đặt (dưới lưỡi, viên đặt trong âm đạo, trong hậu môn), xịt họng hay nhỏ mũi… thậm chí thuốc bôi ngoài da… cũng đều có thể theo máu mẹ vào thai nhi qua hệ tuần hoàn thai.
Do đó, mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc mà phải tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ với những cân nhắc và sự thận trọng bảo vệ an toàn cho mẹ và bé
Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Có Thai Cần Biết Về Nhiễm Độc Thai Nghén trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!