Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Cần Chú Ý Gì Khi Uống Canxi? # Top 3 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Cần Chú Ý Gì Khi Uống Canxi? # Top 3 View

Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Mang Thai Cần Chú Ý Gì Khi Uống Canxi? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Tôi đang mang thai tuần thứ 16, bác sĩ cho tôi bổ sung canxi. Xin hỏi khi dùng canxi cần lưu ý gì, uống thế nào để có hiệu quả tốt nhất. Xin trân trọng cảm ơn bác sĩ.

Hồ Thị Linh (Yên Bái)

Canxi là khoáng chất rất cần thiết với cơ thể, khi mang thai lại càng cần hơn.Canxi cần thiết cho quá trình tạo xương của thai nhi, chức năng thần kinh và sự đông máu. Nếu mẹ bầu không bổ sung đủ canxi trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng phát triển chiều cao của bé, tăng nguy cơ còi xương, bà mẹ có khả năng bị tiền sản giật, loãng xương, hư răng… Phụ nữ có thai cần 1.200 mg canxi mỗi ngày, bà mẹ cho con bú là 1.500 mg; cao hơn mức bình thường.

Khi bổ sung canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 giờ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ. Nên bổ sung đồng thời vitamin D để hấp thu canxi được tốt hơn.

Phụ nữ mang thai nên uống sữa hàng ngày để bổ sung canxi.

Ngoài việc bổ sung các sản phẩm canxi phụ nữ mang thai nên ăn nhiều các thực phẩm chứa canxi như sữa, các chế phẩm từ sữa: Phomai, sữa chua, tép tôm ăn cả vỏ, cá kho nhừ cả xương, các loại đậu đỗ, các loại rau xanh đậm, tốt nhất nên uống sữa hàng ngày.

Các bà bầu cũng cần chú ý vận động nhẹ nhàng, vừa sức, tắm nắng vào buổi sáng sớm để nạp vitamin D cho cơ thể, giúp hấp thu canxi tốt hơn

Trích dẫn: https://suckhoedoisong.vn/phu-nu-mang-thai-can-chu-y-gi-khi-uong-canxi-n174574.html?utm_source=dable

Phụ Nữ Mang Thai Bị Bệnh Trĩ Cần Chú Ý

Ngoài ra, sự thay đổi nội tiết do phải bổ sung canxi và sắt cũng như ít vận động hơn bình thường làm cho thai phụ rất dễ bị táo bón. Đây cũng là nguyên nhân làm gia tăng bệnh trĩ.

Phụ nữ trong thời gian mang thai và cho con bú mà bị trĩ, táo bón sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu hơn, dễ ảnh hưởng đến sức khỏe và em bé. Đặc biệt, nếu bệnh có kèm chảy máu sẽ làm gia tăng sự thiếu máu ở giai đoạn này.

Vì vậy, nếu bị trĩ, táo bón trong thời kỳ mang thai và cho con bú, bạn cần chú ý đến chế độ ăn giàu chất xơ, uống đủ nước, vệ sinh hậu môn bằng nước ấm.

Quả sung : Quả sung chứa nhiều loại vitamin, fractoza và dextroza … là loại thực phẩm tuyệt vời cho những thai phụ mắc phải chứng táo bón trong thời kỳ mang thai. Đồng thời, quả sung được xem là loại thực phẩm có chứa nhiều chất xơ hơn bất cứ loại trái cây và rau xanh nào. Nếu bà bầu bị táo bón có thể sắc 9g sung tươi 9g uống hàng ngày. Hoặc có thể ăn sung chín mỗi ngày 3 – 5 quả. Sung giúp nhuận tràng tốt hơn nếu các mẹ ăn sung cả vỏ. Khi chọn sung, hãy chọn quả sẫm màu, có mùi thơm. Sung là một trong những loài quả dễ thối nên chỉ nên trữ khoảng 1,2 ngày. Nếu không có sung tươi, các mẹ có thể thay thế bằng sung khô.

Khoai lang: Khoai lang chứa rất ít chất béo lại không có cholesterol. Vì thành phần có nhiều chất xơ nên cả củ và rau khoai lang đều có thể chế biến thành nhiều món ăn có tác dụng giúp nhuận tràng cho các bà bầu, phòng ngừa bệnh táo bón. Nhưng các bà bầu cũng cần lưu ý; ăn quá nhiều khoai lang cũng có thể gây thừa cân béo phì hoặc đầy bụng khó tiêu do thừa đường.

Rong biển : Thành phần trong rong biển có tác dụng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi cho ruột, làm cho thức ăn tiêu hoá nhanh và sớm loại bỏ các các chất cặn bã lưu lại trong ruột. Nhờ đó, ruột trở nên sạch sẽ, tăng khả năng hấp thụ canxi. Cũng chính vì vậy mà rong biển trở thành thực phẩm giúp mẹ bầu ngừa táo bón và thúc đẩy sự bài tiết hữu hiệu.

Bí đỏ : Bí đỏ có vị ngọt tự nhiên và an toàn, bí đỏ (hay bí ngô) là một trong những thực phẩm hữu ích đối với phụ nữ mang thai. Nó là nguồn dồi dào các vitamin A, E, C và B6. Hơn nữa, bí đỏ rất giàu hàm lượng sắt và kẽm, và giầu chất xơ, giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, phòng ngừa bệnh thiếu máu hay gặp ở mẹ bầu, hàm lượng chất xơ trong bí đỏ giúp mẹ bầu nhuận tràng, ngừa táo bón và trĩ.

Táo: Táo chứa rất nhiều các khoáng chất hữu ích như kali, magie, sắt, phốt pho, mangan, lưu huỳnh và pectin. Ngoài ra, táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên khi các mẹ bầu cũng nên chú ý với loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu. Nếu có điều kiện, mẹ bầu nên ăn từ 1 – 2 quả táo mỗi ngày là tốt nhất.

Măng tây : Măng tấy chứa lượng đường thấp, ít chất béo, nhiều chất xơ, măng tây cũng được coi là thực phẩm có tác dụng giảm cân. Ngoài ra, trong măng tây chứa nhiều nước và chất xơ rất tốt cho bà bầu bị bệnh táo bón.

Đu đủ chín : Đu đủ có khả năng hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón rất tốt cho mẹ bầu. Phần thịt của đu đủ chín là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, chứa papain, một enzyme tiêu hóa chất đạm, cũng như một số các thành phần có khả năng chống táo bón.

Sản phẩm hỗ trợ điều trị táo bón, các bệnh trĩ nội, trĩ ngoại

Uống Thuốc Bổ Trước Khi Mang Thai Cần Chú Ý Những Gì?

1. Tại sao cần uống thuốc bổ trước khi mang thai?

Theo các nhà nghiên cứu, trứng cần tới 3 tháng để hoàn tất quá trình trưởng thành trong buồng trứng. Sau đó nó sẽ chín và rụng, sẵn sàng gặp tinh trùng để thụ thai. Như vậy, để có phôi thai khỏe mạnh, thì trứng cũng phải có chất lượng tốt! Đây là lý do mà phụ nữ cần uống thuốc bổ trước khi mang thai khoảng 3 tháng. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp trứng phát triển toàn diện hơn.

Mặt khác, khi mang thai cơ thể người mẹ sẽ thay đổi rất nhiều. Trọng lượng tăng đáng kể, nồng độ hormone thay đổi, phải chia sẻ dinh dưỡng cho thai nhi,…. Do đó, nếu không được chuẩn bị tốt, cơ thể của người mẹ có thể không chịu được những thay đổi to lớn đó. Hậu quả là suy giảm sức khỏe và tinh thần của người mẹ, thai kỳ diễn ra khó khăn và kém an toàn.

Nhu cầu dinh dưỡng tăng lên đáng kể, việc dung nạp qua thực phẩm thường là không thể đủ. Uống thuốc bổ trước khi mang thai sẽ giúp phụ nữ bổ sung dưỡng chất cho cơ thể tiện lợi và hiệu quả hơn. Thuốc bổ sẽ giúp mẹ sẵn sàng đón một thai kỳ khỏe mạnh, bé phát triển toàn diện hơn.

2. Những điều cần lưu ý khi uống thuốc bổ trước khi mang thai

– Không tự ý uống thuốc bổ trước khi mang thai:

Khi có kế hoạch mang thai, phụ nữ cần đi thăm khám sức khỏe tổng quát. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của mỗi người mà kê các loại thuốc bổ với liều lượng thích hợp. Việc tự ý uống thuốc bổ có thể gây ra nguy hiểm.

– Đề phòng các tác dụng phụ:

Ngoài ra, khám tiền sản còn giúp bạn phát hiện sớm các nguy cơ có thể xảy ra khi mang thai. Từ đó có phương pháp phòng tránh và đối mặt tốt hơn.

– Uống thuốc bổ trước khi mang thai đúng liều lượng:

Uống thuốc bổ trước khi mang thai dù đem lại muôn vàn lợi ích, nhưng không thể tránh khỏi các tác dụng phụ. Ví dụ, sắt có thể gây buồn nôn và nôn, nóng trong, táo bón, tiêu chảy. Canxi có thể gây rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi, khó chịu, buồn nôn, đi ngoài,…

– Chú ý tính tương thích của thuốc:

Hiểu được tính chất các loại thuốc, bạn có thể đối phó với các tác dụng phụ dễ dàng hơn. Chẳng hạn tăng cường ăn chất xơ để đề phòng táo bón khi uống canxi. Ăn đồ mát để hạn chế nóng trong. Uống thuốc bổ trước khi mang thai sau khi đã ăn no để tránh cảm giác buồn nôn,…. Nếu các tác dụng phụ nghiêm trọng, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được tư vấn đổi loại thuốc phù hợp hơn.

Bổ sung thiếu, thuốc có thể không phát huy tác dụng. Bổ sung thừa có thể biến thuốc bổ thành thuốc độc. Chẳng hạn quá liều canxi có thể gây sỏi thận, sỏi mật. Dư thừa vitamin A có thể làm tăng nguy cơ dị tật thai nhi,…. Do đó, uống thuốc bổ trước khi mang thai đúng liều lượng là điều cực kỳ quan trọng. Đây cũng là lý do bạn cần đi thăm khám trước khi mang thai để được bác sĩ kê đơn thuốc chuẩn xác.

– Ưu tiên bổ sung dinh dưỡng tự nhiên:

Mỗi chất dinh dưỡng sẽ có các tính chất khác nhau. Chúng có thể hỗ trợ hoặc khắc chế lẫn nhau. Ví dụ thuốc không nên uống với trà, cà phê hoặc đồ uống có cồn. Canxi sẽ cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể, nên không được uống cùng nhau. Uống canxi cùng với vitamin D để cơ thể tiếp nhận hiệu quả hơn. Một số vitamin chỉ tan trong dầu như A, D, E,… chỉ nên uống sau bữa ăn có dầu mỡ.

Hãy nhớ tìm hiểu rõ tính chất của thuốc, đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi uống thuốc bổ trước khi mang thai.

Các chất dinh dưỡng luôn có rất dồi dào trong thực phẩm. Ví dụ axit folic có nhiều trong bột ngũ cốc, các loại hạt đậu, lạc, thịt gia cầm, hải sản, măng tây, cải bó xôi, cải xanh, nước ép cam, sữa và các chế phẩm từ sữa,….Canxi có nhiều trong sữa và hải sản. Sắt rất dồi dào trong các thực phẩm có màu đỏ.

Dinh dưỡng từ thực phẩm cũng dễ dàng hấp thụ và an toàn hơn so với bổ sung từ thuốc. Do đó, mọi người nên cố gắng ăn uống khoa học, uống thuốc bổ trước khi mang thai chỉ mang tính chất bổ trợ, không nên lệ thuộc quá nhiều vào thuốc.

Phụ Nữ Bị Bệnh Tim Khi Mang Thai Cần Chú Ý Gì Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm

Theo Tạp chí tim mạch châu Âu, phụ nữ bị bệnh tim khi mang thai sẽ ít có biến chứng nếu được phát hiện bệnh và điều trị ổn định trước khi mang thai cũng như được theo dõi chặt chẽ trong thai kỳ.

Hệ tuần hoàn của mẹ bầu bị bệnh tim sẽ thay đổi như thế nào trong thai kỳ?

Khi mang thai khối lượng máu trong hệ tuần hoàn của người mẹ sẽ tăng nhiều hơn so với mức thông thường, đặc biệt là từ tháng thứ 4 trở đi. Ở tuần thai thứ 25 trở đi, lượng máu qua tim có thể tăng từ 30-50%, người ta ước tính mỗi ngày khối lượng “làm thêm” này của tim là từ 2.160-3.600 lít, tương đương với khoảng 2-4 tấn.

Trong khi đó nhịp tim của mẹ bầu cũng tăng nhanh dần ở mức 10 lần/phút so với phụ nữ không mang thai. Lưu lượng tim cũng nâng lên theo từng tháng mang thai. Cụ thể là:

Thai tháng thứ 3 – 4 tăng lên 5,5 lần/phút.

Ở tháng thứ 5 – 7 tăng lên 6,0 lần/phút.

Thai tháng thứ 8 – 9 tăng lên 5,5 lần/phút.

Trong quá trình thai nhi hình thành và phát triển, cơ thể người mẹ sẽ phải làm việc gấp đôi để vừa cung cấp oxy và dưỡng chất cho trình bản thân mình cũng như thai nhi.

Với một người phụ nữ khỏe mạnh thì vấn đề này hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến hệ tuần hoàn của họ. Nhưng với một người phụ nữ mang thai bị bệnh tim thì đây thực sự là một quá trình thay đổi quá sức và đầy nguy hiểm.

Mặc dù vậy, Tạp chí tim mạch châu Âu cho biết “Cần quan tâm hơn đến vấn đề tim mạch của phụ nữ mang thai và cần tầm soát tốt hơn. Nếu phụ nữ bệnh tim được điều trị và theo dõi bệnh tốt thì tỷ lệ biến chứng rất thấp”.

Các biến chứng và nguy cơ trong thai kỳ sẽ ở mức độ nhiều ít tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ bầu trước khi mang thai. Với những mẹ bầu bị bệnh tim nhưng đã được điều trị tốt trước đó thì ít gặp biến chứng hơn so với các mẹ không biết mình có bệnh tim và khi mang thai thì bệnh mới biểu hiện rõ.

Một số biến chứng thường xuất hiện từ tháng thứ 3 của thai kỳ trở đi, khi cơ thể người mẹ có những thay đổi rõ rệt ở hệ tuần hoàn. Càng về nửa sau của thai kỳ, những tai biến càng có nguy cơ nhiều hơn, nhất là vào lúc chuyển dạ, sinh, sổ nhau và những ngày đầu sau sinh, cụ thể như sau:

Loạn nhịp tim

Do sự thay đổi của quá trình thai nhi lớn lên khiến tử cung to ra. Khi thai nhi chào đời, tử cung co lại làm cho tim cũng đột ngột thay đổi từ vị trí nằm ngang trở về bình thường, giống như bị rơi xuống. Quá trình thay đổi đột ngột này có thể dẫn đến đột qụy, hoặc làm rối loạn nhịp tim.

Tim phải hoạt động nhiều hơn bình thường khi mang thai làm cho cơ tim bị suy kiệt và yếu đi, nhịp tim yếu và chậm dần, thậm chí ngừng đập hoàn toàn, gọi là suy tim cấp.

Tắc mạch do huyết khối

Sự hình thành các cục máu đông trong quá trình mang thai, nhất là sau khi sinh làm bít tắc dòng chảy của mạch máu, nguy hiểm nhất là làm tắc động mạch phổi, biểu hiện là bệnh nhân khó thở, ngực đau dữ dội, tím tái và tử vong nhanh chóng.

Nguy cơ thai nhi suy dinh dưỡng, sẩy thai hoặc sinh non

Tuỳ theo mức độ và thời điểm mẹ bị thiếu oxy do bệnh tim mà có thể có những ảnh hưởng khác nhau lên thai nghén, thường gặp như: thai nghén kém phát triển từ tử cung hay suy dinh dưỡng trong tử cung, thai suy mạn, nhẹ cân so với tuổi thai. Tỷ lệ doạ sẩy thai và sẩy thai, doạ đẻ non và đẻ non, thai chết lưu và chết trong chuyển dạ cũng cao.

Tuy nhiên, như các chuyên gia tim mạch đã nhận định, các biến chứng nói trên sẽ giảm xuống rất nhiều nếu mẹ bầu được theo dõi sát sao trong quá trình mang thai.

Ngay khi biết mình đã mang thai, mẹ bầu nên đi khám thai và trao đổi cụ thể về tình trạng bệnh tình của mình. Điều này sẽ giúp bác sĩ có phương hương điều chỉnh cách điều trị bệnh trong quá trình mẹ mang thai.

Mẹ bầu cũng cần lưu ý rằng có những loại thuốc không được phép dùng để điều trị bệnh tim đối với phụ nữ mang thai. Tùy thuộc vào từng trường hợp tình trạng bệnh khác nhau, bác sĩ có thể điều chỉnh liều dùng hoặc dùng các loại thuốc thay thế khác và tư vấn cho mẹ bầu trước những rủi ro có thể gặp phải.

Mẹ bầu cần phải uống thuốc đúng theo quy định. Tuyệt đối không được tự ý ngưng dùng thuốc hoặc tự ý điều chỉnh liều dùng thuốc.

Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho thai nhi mẹ bầu cần đi khám thai đầy đủ theo lịch hẹn và nghỉ ngơi nhiều hơn so với các mẹ bầu không có vấn đề về sức khỏe.

Một điều quan trọng nữa là mẹ bầu nên ngủ trưa hàng ngày và tránh các hoạt động thể chất quá sức. Đồng thời mẹ cần hết sức lưu ý tới mức độ tăng cân của mình. Điều này sẽ giúp thai nhi phát triển tốt và giảm thiểu những áp lực nguy hiểm đối với hệ tuần hoàn của mẹ.

Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!

Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Cần Chú Ý Gì Khi Uống Canxi? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!