Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Mắc Sốt Xuất Huyết Cần Được Theo Dõi Sát! # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Phụ Nữ Mang Thai Mắc Sốt Xuất Huyết Cần Được Theo Dõi Sát! # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Phụ Nữ Mang Thai Mắc Sốt Xuất Huyết Cần Được Theo Dõi Sát! được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Đó là khuyến cáo của chúng tôi Đỗ Duy Cường – Giám đốc Trung tâm bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai đối với các sản phụ có thai không may bị mắc sốt xuất huyết (SXH).

Cũng theo chúng tôi Đỗ Duy Cường: Sốt xuất huyết vẫn xảy ra rải rác, tuy nhiên theo chu kỳ khoảng vài năm sẽ có một vụ dịch lớn. Chúng ta chứng kiến dịch sốt xuất huyết xảy ra ở thành phố Hà Nội cũng như các tỉnh lân cận năm 2017 với hàng trăm nghìn người mắc. Năm ngoái 2018, số lượng bệnh nhân SXH giảm nhiều so với năm 2017. Tuy nhiên từ đầu năm 2019 đến nay, số bệnh nhân SXH có chiều hướng gia tăng so với năm 2018. 

Theo thống kê của Trung tâm bệnh nhiệt đới, BV Bạch Mai, bệnh nhân sốt xuất huyết phải nhập viện điều trị nội trú trong tháng 8/2019 tăng cao, với 66 bệnh nhân nặng, hàng chục trường hợp đến khám mỗi ngày và nhiều trường hợp phải điều trị ngoại trú, theo dõi tại nhà.

Lý giải về nguyên nhân gia tăng bệnh nhân SXH, chúng tôi Đỗ Duy Cường cho hay: mùa mưa là mùa sinh sản của muỗi. Sốt xuất huyết năm nay gặp nhiều bệnh nhân phải nhập viện trên cơ địa đặc biệt và nhiều bệnh nhân vào viện với các dấu hiệu cảnh báo như sốc, tiểu cầu quá thấp…tuy nhiên đến nay chưa có ca nào tử vong. Trong số các bệnh nhân nhập viện, có 1/4 số ca mắc sốt xuất huyết là phụ nữ có thai.

 BS Nguyễn Quang Huy đang thăm khám cho bệnh nhân SXH điều trị tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới – BV Bạch Mai

Thai phụ Vũ Thị L (25 tuổi, hiện đang cư trú tại Đại Kim - Hoàng Mai – Hà Nội) mang thai lần đầu, tuần thứ 27 cho biết, đêm 6-9, thấy cơ thể có triệu chứng sốt, lo ngại ảnh hưởng thai nhi nên em nhập viện ngay trong đêm. BS Nguyễn Quang Huy, Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai – người trực tiếp điều trị cho bệnh nhân L cho hay, bệnh nhân vào viện với triệu chứng sốt và mệt mỏi, được chẩn đoán SXH, đã cho bù đủ nước, điện giải, theo dõi sát chỉ số trong máu và tình trạng thai.

Nằm ở phòng kế bên, bệnh nhân Kim D. (23 tuổi, đang cư trú tại Thanh Trì, Hà Nội) cũng mắc sốt xuất huyết ở tuần thứ 13 của thai kỳ cho biết, vì em đã có một đứa con đầu nên em cũng biết cách phòng tránh bệnh cho mình. “Em thấy sốt và có biểu hiện nhức mỏi cơ thể, em nghĩ ngay đến sốt xuất huyết và nhập viện luôn. Hai hôm nhập nay em đã hạ sốt, mong là không ảnh hưởng đến thai nhi”. 

Theo PGS.TS. Đỗ Duy Cường: Biểu hiện SXH trên phụ nữ có thai rất khó lường, do vậy chúng tôi khuyên khi có thai mắc SXH cần nhập viện điều trị. Bệnh nhân sẽ được theo dõi công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận….hàng ngày và theo dõi tình trạng của thai để xem có biểu hiện như: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (nếu như ở trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không. Một số trường hợp thai phụ ở giai đoạn cuối có dấu hiệu chuyển dạ, SXH dễ làm chảy máu cùng với đó là chảy máu trong lúc sinh nở sẽ dễ khởi động quá trình rối loạn đông máu, dẫn đến sốc mất máu, nguy hiểm tính mạng cho mẹ và thai nhi.

Các chuyên gia chia sẻ phụ nữ đang mang thai cần cố gắng tránh mắc bệnh SXH, bằng cách nên mặc quần áo dài, chân đi tất, ngủ màn tuyệt đối, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi, bình xịt muỗi,… để đuổi và diệt muỗi. Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh. Nên tích cực tham gia và vận động mọi người cùng tham gia vệ sinh môi trường ở nơi mình đang sinh sống để góp phần phòng tránh SXH.

Bài, ảnh: Mai Thanh

Một Phụ Nữ Bị Sảy Thai Do Mắc Sốt Xuất Huyết

Theo các bác sĩ, đây là trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết ở bà bầu, đặc biệt ở giai đoạn đầu mang thai.

Số ca mắc sốt xuất huyết tại Hà Nội đang gia tăng nhanh chóng. Hiện số mắc tính đến ngày 12/8 là gần 15.400 ca, trong khi hai ngày trước đó, số mắc là 13.900 ca, có 7 ca tử vong.

Dấu hiệu khi mắc sốt xuất huyết cần nhập viện ngay Ở thể nhẹ, người bị sốt xuất huyết có thể điều trị tại nhà. Trong một số trường hợp, nếu không đến viện kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp nguy hiểm.

Bệnh nhân là một phụ nữ 26 tuổi, mang thai lần đầu (ở quận Đống Đa), vào viện ngay vào ngày sốt thứ hai nhưng qua khám và siêu âm đã thấy dấu hiệu thai 4 tuần đang sảy. Theo các bác sĩ, đây là trường hợp biến chứng điển hình vì sốt xuất huyết ở bà bầu.

PGS.TS Nguyễn Văn Kính – Giám đốc Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương – cảnh báo các thai phụ khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết, cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám sớm và có những chỉ định về điều trị. Việc dùng thuốc cho phụ nữ mang thai rất đặc biệt. Nếu không kiểm soát tốt, bệnh có thể gây xuất huyết âm đạo, sảy thai.

Về điều này, thạc sĩ, bác sĩ Đồng Thu Trang, khoa A2, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, cho biết bà bầu mắc sốt xuất huyết ở giai đoạn đầu mang thai rất nguy hiểm. Virus sẽ tác động vào cơ quan tạo máu của mẹ và con, gây ra rối loạn đông máu, nhất là việc giảm số lượng và chất lượng tiểu cầu. Bệnh có thể gây suy thai, đẻ non, thai chết lưu do sốt và mất nước dài ngày hoặc tổn thương chức năng gan, thận.

Đặc biệt, sốt xuất huyết khi mang thai thường khó chẩn đoán hơn người bình thường vì thai phụ sẽ có tình trạng pha loãng máu sinh lý, làm che lấp tình trạng cô đặc máu.

Bên cạnh đó, thai phụ bị sốt xuất huyết khi chuyển dạ sẽ khiến tình trạng trở nên nguy hiểm do chảy máu kéo dài dễ gây tử vong cho cả mẹ lẫn con. Do đó, phụ nữ mang thai cần rất thận trọng trong thời điểm này.

Phụ Nữ Có Thai Bị Sốt Xuất Huyết Cần Lưu Ý Những Gì?

Tại khoa Truyền nhiễm của Bệnh viện Bạch Mai, có tới 15 – 20% bệnh nhân có thai bị sốt xuất huyết trên tổng số bệnh nhân sốt xuất huyết. Điều này khiến chị em rất lo âu, đặc biệt là những người ở giai đoạn cuối của thai kỳ.

“Canh” muỗi suốt ngày vẫn “dính” sốt xuất huyết

TS.BS Đỗ Duy Cường – Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, hiện khoa có khoảng 10 bệnh nhân có thai bị sốt xuất huyết đang được điều trị tại bệnh viện Bạch Mai.

“Đang mang thai, lại bị sốt cao vật vã, khó chịu, đau đầu, dùng thuốc khiến nhiều bệnh nhân luôn trong trạng thái thấp thỏm, lo âu cho em bé trong bụng mẹ”, TS Cường cho biết.

Mặc dù diễn biến của sốt xuất huyết ở phụ nữ có thai rất khó kiểm soát, đặc biệt với những người mang thai ở những tháng cuối nhưng khoa đã kết hợp với khoa Sản để điều trị và giúp nhiều trường hợp mang thai ở những tuần cuối vẫn sinh con an toàn dù đang bị sốt xuất huyết.

Điển hình là trường hợp một sản phụ mang thai ở tuần thứ 37 nhập viện trong tình trạng bị sốt cao liên tục, đau bụng và tiểu cầu xuống thấp. Bệnh nhân được đưa vào phòng cấp cứu để theo dõi đặc biệt. Khi đang điều trị thì bệnh nhân chuyển dạ sinh con. Đội ngũ bác sĩ khoa Truyền nhiễm và khoa Sản, khoa Huyết học đã phối hợp với nhau để giúp sản phụ sinh con an toàn. Bé gái nặng 2,8 kg chào đời rất khoẻ mạnh được chăm sóc sơ sinh, còn người mẹ được đưa về khoa Truyền nhiễm để tiếp tục điều trị sốt xuất huyết. Đến ngày 3/8, sức khoẻ bệnh nhân đã ổn định, tiểu cầu đã quay lại mức an toàn, bệnh nhân được xuất viện.

Bệnh nhân thứ hai có thai bị sốt xuất huyết khi thai ở tuần thứ 39, sau 3 ngày điều trị tại Khoa, bệnh nhân đã chuyển dạ và sinh con an toàn. Sau đó, bệnh nhân lại được chuyển về khoa để điều trị bệnh.

Các sản phụ chia sẻ, biết đang có dịch sốt xuất huyết nên rất giữ mình, lúc nào cũng nơm nớp lo bị muỗi đốt nên bao giờ cũng có vợt muỗi trong tay, ngủ màn, nhưng không ngờ vẫn bị muỗi đốt.

“Thấp thỏm, lo âu cho cả mình, cả con. Đến khi mẹ tròn con vuông rồi mới thở phào vì đã an toàn”, một bệnh nhân cho biết.

Cần theo dõi sát sao

Theo chúng tôi Đoàn Thu Trà, Phó trưởng khoa Truyền nhiễm , dù phụ nữ có thai bị sốt xuất huyết là khá nguy hiểm, nhưng các thai phụ không cần quá lo lắng. Thực tế, những bà mẹ mắc sốt xuất huyết đều không ảnh hưởng đến sức khoẻ của bé khi sinh ra. Trong đợt dịch 2015, khoa Truyền nhiễm cũng đã điều trị sốt xuất huyết thành công cho khoảng 100 thai phụ, tất cả đều sinh con khoẻ mạnh, an toàn.

Tuy nhiên, vẫn cần phải hết sức cẩn thận khi theo dõi và điều trị cho các thai phụ bị sốt xuất huyết. Bởi việc tiểu cầu hạ thấp có thể rất nguy hiểm với các bà bầu, có thể dẫn tới sinh non hoặc chảy máu và rối loạn máu đông khi sinh nở.

“Vì thế, phụ nữ mang thai bị sốt xuất huyết luôn được khuyến nghị nhập viện điều trị để được theo dõi chặt công thức máu, đông máu, chức năng gan, thận,.. cũng như tình trạng của thai nhi hàng ngày để xem có dấu hiệu: dọa sảy hay sảy thai, đẻ non (đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ) hoặc rong kinh, rong huyết hay không”, TS Cường nói.

Việc chỉ định thuốc cho bệnh nhân có thai bị sốt xuất huyết một cách cẩn trọng là rất cần thiết, bởi điều này có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Việc chỉ định thuốc cần có sự thống nhất của bác sĩ khoa truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa.

Tiến sĩ Cường khuyên các thai phụ nên phòng sốt xuất huyết bằng cách ngăn chặn muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết ưa sống ở nơi có người, thường đốt vào ban ngày, đặc biệt là vào sáng sớm và chiều tối. Muỗi vằn thường trú đậu ở các góc hoặc xó tối trong nhà, trên quần áo, chăn màn, dây phơi và các vật dụng khác.

Do vậy, thai phụ nên mặc quần áo kín chân tay, nên đi tất chân, cần ngủ trong màn, thoa kem để tránh muỗi đốt, dùng hương muỗi,…Các vật dụng đựng nước sạch dùng trong sinh hoạt nên được che đậy tránh muỗi đẻ trứng và nên thay nước hàng tuần để diệt lăng quăng. Không để nước đọng ở các nơi như lốp xe hỏng, vỏ dừa, chai lọ, ao tù, cống rãnh.

Khi có biểu hiện sốt cao đột ngột, người đau nhức, đau đầu,… nên đến bệnh viện khám sớm nhất có thể để được khám, điều trị kịp thời nhằm loại bỏ rủi ro cho cả mẹ và bé.

Theo Dân trí

Phụ Nữ Mang Thai Bị Sốt Xuất Huyết Có Thể Sảy Thai

Thời gian này, sức đề kháng của bà bầu thường kém nên rất dễ nhiễm các bệnh rubella, cảm cúm, sốt xuất huyết. Đặc biệt phụ nữ mang thai lại là đối tượng bị muỗi đốt nhiều nhất do khối lượng máu tăng lên nhiều, cơ thể cũng nóng hơn, là nguyên nhân thu hút muỗi đốt.

Sốt xuất huyết không loại trừ ai ngay cả bà bầu. Sốt xuất huyết thường xuất hiện vào 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ.

Các triệu chứng của sốt xuất huyết nhiều khi rất giống với cảm cúm nên dễ dẫn đến nhầm lẫn. Khi bị nhiễm virus Dengue, mẹ bầu thường có triệu chứng sốt cao, mệt mỏi, đau đầu, đau họng, đau sau hốc mắt, buồn nôn hoặc nôn, đau vùng thượng vị, tiêu chảy, ngoài ra còn có triệu chứng đau nhức xương khớp.

Để điều trị bệnh cho phụ nữ mang thai thường rất khó khăn vì tác dụng phụ của thuốc với thai nhi.

Chính vì vậy, khi bị mắc sốt xuất huyết, thì cả mẹ và con đều gặp nguy hiểm như gây sảy thai, đẻ non, trẻ sinh ra bị nhẹ cân.

Nếu bị nhiễm virus ở thể nặng, người mẹ có thể bị xuất huyết dưới da, xuất chảy máu đường tiêu hóa, chảy máu chân răng. Nặng hơn có thể gây tăng men gan, tràn dịch màng phổi, tràn dịch ổ bụng, sốc giảm thể tích máu dẫn đến nhau bong non, thai chết lưu thậm chí gây tử vong cho mẹ.

Các bác sĩ còn cho biết, nếu bà bầu chuyển dạ trong giai đoạn đang bị sốt xuất huyết, có thể dẫn đến bị băng huyết, hoặc nặng hơn là rối loạn đông máu gây nguy hiểm cho tính mạng 2 mẹ con.

Chính vì những nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết với phụ nữ mang thai, nên việc phòng bệnh là điều vô cùng quan trọng.

Trước tiên để tăng cường sức đề kháng co cơ thể, phụ nữ mang thai cần ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng để, uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả có chứa vitamin C.

Chủ động tiêu diệt muỗi, lăng quăng, bọ gậy. Muỗi thường sinh sản ở những nơi có nước nên cần loại bỏ nơi sinh sản của muỗi là các dụng cụ chứa nước không cần thiết như các chai, lọ, chum, vại…Đậy kín các đồ dùng chứa nước sinh hoạt, thả cá để bắt bọ gậy.

Không để đồ đạc bừa bãi làm nơi ẩn náu của muỗi. Dọn vệ sinh môi trường, khơi thông cống rãnh…

Sử dụng màn khi ngủ hoặc lắp cửa lưới chống muỗi, cửa lưới chống côn trùng để ngăn chặn muỗi đột nhập và truyền bệnh.

Không tự ý dùng thuốc.

Khi có triệu chứng nhiễm bệnh cần đến cơ sở y tế để khám và điều trị, không để tình trạng bệnh tiến triển nặng mới đi.

Sức khỏe của người phụ nữ trong quá trình mang thai là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con. Vì vậy cần hết sức cẩn thận giữ gìn bằng các biện pháp hiệu quả nhưng phải an toàn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Phụ Nữ Mang Thai Mắc Sốt Xuất Huyết Cần Được Theo Dõi Sát! trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!