Bạn đang xem bài viết Ra Huyết Hồng Nhưng Không Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ra huyết hồng nhưng không đau bụng là một trong những hiện tượng khá phổ biến mà các mẹ bầu thường gặp phải trong thai kỳ của mình. Vậy hiện tượng ra huyết hồng này báo hiệu điều gì trong từng giai đoạn, nó gây nguy hiểm như thế nào?Ra huyết hồng ở từng giai đoạn?
Ra huyết hồng 3 tháng đầu tiên thai kỳ
Đây có thể là do mới thụ thai và gây nên sự thay đổi ở tử cung của mẹ. Sau khi thụ thai được 7 – 9 ngày, bà bầu có thể thấy có một chút máu hồng rất nhạt dưới đáy quần lót, không nhiều, bụng chỉ hơi nặng chứ không đau. Đó là do phôi thai đang di chuyển tìm chỗ làm tổ thích hợp trong tử cung của các mẹ. Đây là một hiện tượng rất bình thường và các mẹ bầu chỉ cần nghỉ ngơi, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là được.
Tuy nhiên, không loại trừ khả năng đó là dấu hiệu của việc mẹ bị , dọa sảy thai.
Ra huyết hồng là dấu hiệu mẹ sắp sinh
Hiện tượng mẹ bị ra huyết hồng là một trong ba dấu hiệu chứng tỏ mẹ sắp sinh. Sở dĩ các mẹ có hiện tượng này là do cổ tử cung đang giãn nở để giúp em bé có thể chào dời dễ dàng. Khi cổ tử cung giãn ra thì nút dịch nhày ở đây cũng sẽ thoát ra ngoài, kèm theo chút máu, vì thế mà các mẹ bầu sẽ thấy dính một chút máu hồng lẫn chất dịch ở quần lót.
Các chất dịch nhày được tạo thành khi các mẹ bắt đầu thụ thai, nó có nhiệm vụ bít kín ở cổ tử cung, ngăn chặn không cho các tác nhân có hại từ bên ngoài (từ âm đạo) xâm nhập vào trong tử cung. Nhờ đó giúp bảo vệ bé yêu an toàn, giúp bé phát triển khoẻ mạnh. Và cho tới ngày sắp sinh thì nút nhầy này thoát ra kèm theo máu tức là các mẹ sắp sinh.
Ra máu báo sắp sinh có nhiều không?
Hầu hết máu báo sắp sinh thường không ra quá nhiều. Chỉ 1 đến 2 giọt ra cùng với chất nhầy cổ tử cung. Tùy cơ địa từng mẹ, máu báo sẽ có màu đỏ tươi, màu hồng nhẹ hoặc có trường hợp máu báo sắp sinh màu nâu.
Máu báo thường sẽ xuất hiện 1 tuần trước khi sinh. Tuy nhiên, cũng có trường hợp máu báo xuất hiện trước khi mẹ sinh 1 ngày, hoặc xuất hiện trong lúc sinh con.
Hiện tượng ra huyết hồng nhưng không đau bụng
Cơ thể mẹ có sự thay đổi nội tiết tố
Việc các hormone ở trong cơ thể bị xáo trộn là điều thường gặp ở các mẹ bầu. Tình trạng lộn xộn bất thường của các phản ứng hóa học này đã góp phần khiến cho các mẹ bị ra máu. Nhưng tình trạng này chỉ xảy ra trong thời gian ngắn cho đến khi những hormone mới xuất hiện thì cũng chấm dứt.
Sinh hoạt của hai vợ chồng
Tuy rằng các mẹ đang ở thai kỳ cuối nhưng những hoạt động sinh hoạt quan hệ vẫn có thể diễn ra. Mặc dù vậy, các mẹ sau khi gần gũi chồng mà bị ra máu là điều cần lưu tâm bởi đây có thể là dấu hiệu nhiễm trùng và tổn thương âm đạo ở các mẹ.
Viêm nhiễm vùng kín
Trong thời gian , khá nhiều thai phụ bị viêm nhiễm bộ phận sinh dục, chỉ là khác nhau ở mức độ nặng hay nhẹ. Nguyên nhân là do sự thay đổi của tuyến nội tiết gây mất cân bằng độ pH ở âm đạo tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn phát triển dẫn tới viêm nhiễm ở mẹ bầu.
Mẹ bị ra dịch màu hồng bao lâu thì sinh em bé?
Tuy nhiên nếu mẹ bị ra huyết hồng kèm theo các dấu hiệu sau thì các mẹ cần đi viện ngay:
Ra huyết hồng nhiều: bởi trước khi bước vào quá trình sinh thì tử cung của mẹ sẽ bắt đầu co thắt mạnh khiến cho cổ tử cung mỏng và giãn nở dần. Kèm theo đó ống mao dẫn ở trong cổ tử cung của mẹ cũng sẽ bị phá vỡ và tiết ra dịch nhờn đặc sệt kèm theo máu.
Mẹ bầu bị vỡ nước ối: tức là tình trạng vỡ màng ối, nước ối trong khoang ối chảy ra nhiều từ âm đạo. Khi ra huyết hồng mà kèm theo vỡ ối thì mẹ cần phải đi sinh ngay.
Xuất hiện các cơn đau từng cơn: hay còn gọi là cơn đau gò tử cung, khi các mẹ đã mang thai đủ ngày đủ tháng cho tới trước khi bé ra đời thì cổ tử cung bị co thắt tạo ra cảm giác đau đớn. Đồng thời trước khi bé yêu ra đời thì tử cung cũng gò và bị đau từng cơn, cơn đau sẽ xuất hiện khoảng 5 – 10 phút 1 lần, càng về sau sẽ càng đau hơn và dồn dập hơn.
Hy vọng qua bài viết này của các mẹ đã hiểu rõ hơn về tình trạng ra huyết hồng nhưng không đau bụng. Chúc các mẹ thai kỳ khỏe mạnh, mẹ tròn con vuông.
Mang Thai Ra Máu Nhưng Không Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không ?
Ra máu trong thai kỳ là tình trạng thường gặp, đây là có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm cho mẹ và bé. Trường hợp mang thai ra máu nhưng không đau bụng thì có nguy hiểm cho mẹ và bé, cách chữa trị nào là hiệu quả nhất?
Nếu đây là lần đầu mang thai, có lẽ nhiều mẹ sẽ cảm thấy khá lo lắng khi thấy dấu hiệu ra máu. Tuy nhiên, mang thai ra máu nhưng không đau bụng thường không phải đáng lo vì đây là biểu hiện chung ở hầu hết các thai phụ. Vậy nguyên nhân của hiện tượng này là gì?
Ra máu khi mang thai nhưng không đau bụng có nguy hiểm không?
Ra máu khi mang thai là dấu hiệu rất thường gặp. Hiện tượng này có thể giải thích như sau:
Dấu hiệu này thường xuất hiện trong những tuần đầu tiên của thai kỳ là do phôi thai di chuyển từ buồng trứng tới tử cung và tìm một nơi thích hợp để cấy vào. Quá trình dịch chuyển này có thể làm chảy máu nhẹ ở một số mẹ bầu, xuất hiện những chấm màu nâu, hoặc dịch nhầy màu đỏ, thường sẽ biến mất sau 2 – 3 ngày. Vì vậy, đây là dấu hiệu mà mẹ bầu không cần lo ngại.
Ngoài ra, ra máu khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân khác như: do thay đổi nội tiết tố, viêm nhiễm, quan hệ tình dục, bị ảnh hưởng trong lần các lần khám thai.
Trong một số trường hợp, chảy máu trong thời gian đầu của thai kỳ có thể là dấu hiệu cần cảnh báo về vấn đề sức khỏe như tụ máu nhau thai, thường chỉ xảy ra ở các mẹ bầu lớn tuổi, nghiêm trọng hơn là gây sinh non, sảy thai. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không cần quá lo lắng bởi vì chúng ta có thể kiểm tra bằng phương pháp siêu âm và có biện pháp điều trị kịp thời.
Những điều cần làm khi mang thai ra máu nhưng không đau bụng
– Theo dõi tần suất ra máu âm đạo bằng băng vệ sinh hoặc miếng dán mỏng.
– Kiêng quan hệ trong thời gian bị chảy máu âm đạo.
– Nhờ sự giúp đỡ từ các bác sĩ chuyên khoa.
– Siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi.
– Thực hiện xét nghiệm máu, nước tiểu
– Tâm lý thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt đến bé.
Ra máu khi mang thai kèm theo đau bụng là dấu hiệu nguy hiểm cần cảnh báo
– Sảy thai: Ra máu trong 3 tháng đầu mang thai kèm theo các dấu hiệu máu cục, các cơn co thắt, đau lưng, chuột rút,…có thể là dấu hiệu cảnh báo sảy thai. Sảy thai thường do có sự bất thường trong nhiễm sắc thái là cho quá trình thụ thai bị lỗi, thai nhi bị đào thải ra ngoài.
– Thai ngoài tử cung: Thai nhi ở một vị trí khác mà không phải trong tử cung có thể đe dọa đến tính mạng của mẹ bầu. Thai ngoài tử cung thường có các biểu hiện hay đau nhói ở bụng, chảy máu âm đạo, chuột rút.
– Nhau bong non: là tình trạng nhau không bám chặt thành tử cung, đây là nguyên nhân gây ra máu nhiều ở thai phụ, mẹ bầu có thể hay bị ngất nếu bị mất máu quá nhiều. Nhau bong non thường dẫn đến sảy thai, làm thai chết lưu vì không được cung cấp đủ oxy và dinh dưỡng.
– Nhau tiền đạo: cũng tương tự như nhau bong non, đây là tình trạng bất thường của nhau thai, thay vì bám cao hơn trên thành tử cung thì nó lại nằm vắt ngang qua cổ tử cung (chặn cổ tử cung) của người mẹ.
– Sinh non: chảy máu âm đạo kèm theo những cơn đau thắt nơi tử cung, đau lưng, chuột rút, áp lực vùng chậu tăng trước tuần 37 có thể là dấu hiệu bạn sắp sinh non. Nếu sau thời gian này, mẹ không cần lo lắng vì đây là những dấu hiệu báo mẹ bầu sắp chuyển dạ
Như vậy, ra máu khi mang thai nhưng không đau bụng là dấu hiệu thường gặp, chị em không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp ra máu có kèm theo dấu hiệu bất thường, chị em cần phải thực sự thận trọng. Tốt hơn hết khi bị chảy máu âm đạo, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để có biện pháp can thiệp kịp thời.
Mang Thai Ra Máu Màu Nâu Nhưng Không Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không?
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng ở mỗi giai đoạn của thai kỳ thường là dấu hiệu sinh lý thông thường hoặc bệnh lý. Mẹ bầu cần kết hợp theo dõi các biểu hiện khác để biết cách xử lý kịp thời.
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng đầu
Ra khí hư màu nâu nhạt khi mới mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Đây là dấu hiệu cho thấy quá trình thụ thai đã thành công.
Việc làm tổ của phôi thai sẽ làm bong một ít niêm mạc tử cung, khiến chị em ra một ít máu âm đạo hay còn gọi là máu báo thai.
Khi xuất hiện máu báo thai, chị em sẽ ra khí hư màu nâu nhạt hoặc màu hồng, kèm theo cảm giác đau bụng nhẹ. Đây là hiện tượng hết sức bình thường, xảy ra trong vài tuần đầu của thai kỳ và không có gì nguy hiểm cho thai nhi.
Nếu ra máu màu nâu 3 tháng đầu kèm hiện tượng chuột rút, đau lưng, người mệt mỏi, trước đó có gặp chấn động nào đó, … thì chị em nên cảnh giác với tình trạng động thai hoặc sảy thai.
Mẹ bầu nên làm gì?
Nếu không phải máu báo thì việc ra dịch nâu những tháng đầu đều là biểu hiện không tốt cho thai nhi. Mẹ bầu cần:
nghỉ ngơi nhiều
hạn chế vận động
tránh quan hệ tình dục
đặt thuốc giảm gò theo đơn kê của bác sĩ
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng giữa
Bước vào 3 tháng giữa, mặc dù thai nhi đã lớn hơn, tỉ lệ sảy thai giảm bớt nhưng với một số mẹ vẫn có nhiều nguy cơ nếu thấy xuất hiện máu nâu.
Thai phụ cần biết để khi rơi vào hoàn cảnh này không bị hoảng sợ và điều trị kịp thời, tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và thai nhi. Theo thống kê có tới 20% mẹ bầu bị ra máu khi mang thai.
Nếu là dọa sẩy thai, người mẹ sẽ thấy:
máu ra ở âm đạo thường có màu đỏ hoặc đen với số lượng ít, kéo dài nhiều ngày
máu thường lẫn với dịch nhầy
có cảm giác tức, nặng bụng
đau lưng
Đi khám và điều trị theo đơn thuốc của bác sĩ: Khi có những biểu hiện bất thường thì cần đi khám và sử dụng theo đơn thuốc của bác sĩ.
Khi đau, tránh xoa bụng, đấm lưng hay vê đầu vú vì đó là những kích thích khiến tử cung co bóp nhanh và mạnh hơn làm thai dễ sảy hơn.
Nghỉ ngơi để đảm bảo các cơ quan sinh sản nhất là tử cung không bị kích thích trong thời gian này.
Tuyệt đối không quan hệ tình dục trong thời điểm này
Mang thai ra máu màu nâu nhưng không đau bụng trong 3 tháng cuối
Theo các chuyên gia sản khoa, ra dịch nâu vào 3 tháng cuối thường là dấu hiệu dự sinh hoặc nhau tiền đạo.
Dấu hiệu sinh
Nếu mẹ bầu ra khí hư màu nâu trong những tháng cuối thai kỳ, thường ở tuần thứ 36 – 40 tuổi thì có thể là dấu hiệu sắp sinh. Lúc này, cổ tử cung mềm và mở rộng hơn, mất đi nút nhầy khiến cho khí hư chuyển màu nâu nhạt.
Mẹ cần theo dõi các dấu hiệu sắp sinh khác để biết chính xác khi nào nên nhập viện, trong đó phổ biến và dễ nhận thấy nhất là:
Xuất hiện cơn gò tử cung
Vỡ ối hoặc rỉ ối
Tiêu chảy
Đây là hiện tượng rau thai bám một phần hoặc toàn bộ ở đoạn dưới tử cung và gây chảy máu vào 3 tháng cuối của thai kỳ cũng như trong chuyển dạ và sau khi sinh.
Những biến chứng rau tiền đạo là rất nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng của cả người mẹ và thai nhi. Do đó, bà bầu cần khám thai định kỳ để được chẩn đoán và phát hiện kịp thời những bất thường của thai kỳ.
Kết luận
Ra máu nâu trong thai kỳ thường mang lại nhiều lo lắng cho các mẹ bởi nguy cơ dọa sảy thai hoặc sảy thai. Mẹ cần nắm vững các dấu hiệu đi kèm để kịp thời dưỡng thai, có chế độ ăn uống và nghỉ ngơi thích hợp, giúp đảm bảo an toàn cho thai nhi.
Khi Mang Thai Ra Máu Nhưng Ko Thấy Đau Bụng Có Nguy Hiểm Hay Không?
Bạn thân mến!
Khi thấy hiện tượng xuất huyết âm đạo dù có đau bụng hay không, các thai phụ cần phải đi khám ngay. Xuất huyết trong thai kỳ là một trong các dấu hiệu cảnh báo nguy cơ sẩy thai. Nếu thấy tình trạng này, thai phụ nên dùng băng vệ sinh thấm để biết lượng huyết nhiều hay ít, màu sẫm hay đỏ tươi và báo cho bác sĩ. Qua đó, bác sĩ sẽ biết thai đang trong tình trạng nào.
Say đây là các nguyên nhân thường gây xuất huyết trong thai kỳ:
+ Xuất huyết vào những tháng đầu thai kỳ: Khoảng 20-30% bà bầu thường bị xuất huyết trong thời gian đầu mang thai, rơi vào các trường hợp:
– Dọa sẩy thai: Một số thai phụ thấy ra máu khi tuổi thai khoảng 4-8-12 tuần. Đó là do phôi thai chưa bám chắc vào thành tử cung. Ra máu thường kèm các triệu chứng đau lưng, nặng ở bụng dưới…
Khi mang thai, cơ thể người mẹ tiết ra nội tiết tố giúp thai phát triển. Tuy nhiên, đôi khi lượng nội tiết tố không đủ, dẫn đến xuất huyết như có kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ hết sau ba tháng đầu.
– Thai lưu: Trường hợp thai lưu phát triển không bình thường sẽ gây tình trạng thai lưu. 1/3 các trường hợp là do thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể. Các nguyên nhân khác gây thai lưu là chấn động cơ học, nhiễm trùng…Cơ thể thai phị sẽ đào thải bào thai bắt đầu với dấu hiệu xuất huyết âm đạo.
– Thai lạc chỗ: Đây là tình trạng phôi thai nằm ngoài tử cung. Các dấu hiệu thai lạc chỗ gồm chảy máu âm đạo, đau nhói vùng bụng dưới. Nếu thai ngoài tử cung bị vỡ, không xử lý kịp thời, có thể nguy hiểm đến tình trạng người mẹ. Người có tiền sử phá thai, bị viêm nhiễm vùng sinh dục, từng bị thai lạc chỗ dễ gặp tình trạng này.
– Thai trứng: Trứng sau khi thụ tinh sẽ hình thành phôi và các phần phụ như túi ối, nhau, gai nhau… Sự phát triển của phôi và các thành phần phụ phải tương ứng nhau. Nhưng có trường hợp, thành phần phụ phát triển quá nhanh, không tương ứng với phôi thai.
Điều này khiến gai nhau nhanh chóng bị thoái hóa, tạo thành các túi chứa dịch dính vào nhau như chùm nho. Các tổn thương này làm trứng hỏng nhưng gai nhau vẫn được nuôi dưỡng nhờ máu của mẹ nên tiếp tục hoạt động. Hiện tượng này gọi là thai trứng. Dấu hiệu của thai trứng gồm xuất huyết ấm đạo, có màu nâu đen hoặc đỏ, chảy máu dai dẳng hoặc ồ ạt. Xét nghiệm máu có hàm lượng hCG cao. Tim thai không thấy đập.
Các trường hợp khác: Viêm nhiễm đường sinh dục, bướu ở cổ tử cung…hoặc sau khi gần chồng cũng gây ra xuất huyết.
+ Tình trạng xuất huyết từ tuần 20 của thai kỳ
Xuất huyết âm đạo trong nửa giai đoạn sau của thai kỳ thường do các nguyên nhân:
– Nhau bong non: Là tình trạng nhau thai tách khỏi vị trí thành tử cung khi bé chưa chào đời. Triệu chứng thường là đau bụng, xuất huyết âm đạo. Khi xác định nhau bong non, cần theo dõi sát sao tình trạng thai nhi, mẹ và sự co bóp của tử cung. Việc xử trí tuỳ mức độ của nhau bong và tuổi thai. Nếu thai trưởng thành, bác sĩ sẽ theo dõi và cho kích thích chuyển dạ.
– Nhau tiền đạo: Bình thường, bánh nhau bám vào mặt trước, sau và đáy tử cung. Nếu vì lý do nào đó như: tử cung có sẹo mổ cũ, bị dị dạng, có tiền sử điều hòa kinh nguyệt… bánh nhau sẽ bám thấp xuống vòng eo tử cung, che một phần hay toàn bộ lỗ trong tử cung, gây cản trở đường đi của thai nhi khi chuyển dạ. Đặc biệt là gây chảy máu khi có sự bong tách giữa bánh nhau và tử cung.
Lưu ý: Thai phụ bị ra huyết không phải chuyện hiếm. Có nhiều trường hợp ra huyết do những nguyên nhân nhỏ, không cần điều trị. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp nguy hiểm. Vì vậy bạn cần đi khám ngay để có hướng xử lý kịp thời.
Theo chúng tôi, trường hợp của bạn nếu có điều kiện thì nên khám tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương hoặc Viện sản C. Nếu không thì bạn nên khám tại chuyên khoa sản tại các bệnh viện tuyến tỉnh hoặc huyện. Căn cứ vào kết quả thăm khám thực tế, các bác sĩ sẽ tư vấn trực tiếp cho bạn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ra Huyết Hồng Nhưng Không Đau Bụng Có Nguy Hiểm Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!