Bạn đang xem bài viết Rubella Ở Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
7 ngày trước phát ban đến 5-7 ngày sau phát ban.
Ủ bệnh: trung bình 14 ngày.
Lâm sàng
Thường rất nhẹ.
Nguy cơ và độ trầm trọng của dị tật tùy thuộc tuổi thai lúc nhiễm virus.
– 90% trẻ dị tật nếu mẹ nhiễm khi thai < 12 tuần.
– 30 – 40% trẻ dị tật nếu mẹ nhiễm ở tuổi thai 13-14 tuần.
– 20% trẻ dị tật nếu mẹ nhiễm ở tuổi thai 15-16 tuần.
– 10% trẻ dị tật nếu nhiễm ở tuổi thai 17-20 tuần.
– Rất hiếm gặp dị tật nếu mắc bệnh sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ.
Ảnh hưởng sự phát triển bào thai thai chết lưu, sẩy thai, sinh non, trẻ mang dị tật bẩm sinh.
Dị tật bẩm sinh
– Kết hợp nhiều dấu hiệu/triệu chứng
– Điếc bẩm sinh là thể đơn thuần phổ biến.
Xét nghiệm Rubella
Thực hiện xét nghiệm Rubella cho tất cả thai phụ đến khám thai lần đầu, tốt nhất khi thai < 8 tuần, chỉ thử thường qui tới tuổi thai ≤ 16 tuần (chung với xét nghiệm thường qui).
Không xét nghiệm Rubella cho những thai phụ có kháng thể an toàn từ trước khi có thai lần này.
Phân tích kết quả xét nghiệm và phối hợp lâm sàng (xem sơ đồ)
IgM(+) dương tính giả
– Do tồn tại lâu, tái nhiễm.
– Phản ứng chéo với B19, EBV.
Ái tính cao: nhiễm cũ, ái tính thấp: nhiễm mới.
Nhiễm nguyên phát: xử trí theo tư vấn và chọn lựa.
Không nhiễm: với XN huyết thanh âm tính thì xét nghiệm lại lúc thai 16 tuần, tùy kết quả, tư vấn phù hợp.
Đã có miễn dịch từ trước khi có thai: thường duy trì ổn định IgG.
Các bước xử trí
Chẩn đoán nhiễm Rubella nguyên phát.
Xác định nhiễm Rubella nguyên phát ở tuổi thai nào.
Tư vấn cho thai phụ và gia đình về tác hại cho thai nhi.
Nếu CDTK
– Có biên bản hội chẩn khoa.
– Tư vấn nguy cơ của thủ thuật CDTK.
– Có đơn xin bỏ thai theo mẫu.
– Dặn tái khám sau bỏ thai, hoặc trước khi muốn có thai lại, tư vấn thời điểm có thể mang thai lại.
Nếu giữ thai: theo dõi thai kỳ, sơ sinh và trẻ đến 5 tuổi.
Wandinger K.P. et al. J Virol Methods 174 (2011) 85–93.
VPD Surveillance Manual, 4th edition, 2008, 1 – 11.
Leave a reply →
Nghiên Cứu Tình Trạng Nhiễm Rubella Ở Phụ Nữ Mang Thai Có Nguy Cơ Và Hội Chứng Rubella Bẩm Sinh Tại Bệnh Viện Phụ Sản Trung Ương
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3
1.1. Một số đặc điểm của vi rút rubella 3
1.1.1. Đặc điểm sinh vật học 3
1.1.2. Đặc điểm quá trình phát triển của vi rút 4
1.1.3. Chẩn đoán trong phòng xét nghiệm 9
1.2. Một số đặc điểm dịch tễ học nhiễm rubella 16
1.2.1. Nguồn truyền nhiễm 16
1.2.2. Đường truyền nhiễm 16
1.2.3. Phân bố nhiễm rubella trên thế giới. 17
1.3. Cơ chế bệnh sinh của hội chứng rubella bẩm sinh 21
1.4. Đặc điểm lâm sàng, xét nghiệm và chẩn đoán nhiễm rubella. 21
1.4.1. Triệu chứng lâm sàng 21
1.4.2. Xét nghiệm 22
1.4.3. Chẩn đoán tình trạng nhiễm rubella ở phụ nữ mang thai 25
1.4.4. Chẩn đoán thai nhi bị nhiễm rubella 25
1.5. Hội chứng rubella bẩm sinh và các thay đổi bất thường của thai nhi 27
1.5.1. Hội chứng rubella bẩm sinh 27
1.5.2. Các thay đổi bất thường của thai nhi 27
1.6. Các công trình nghiên cứu 28
1.7. Thái độ xử trí phụ nữ mang thai bị nhiễm rubella 33
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 36
2.1. Nghiên cứu mô tả cắt ngang 36
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu 36
2.1.2. Phương pháp nghiên cứu 37
2.2. Nghiên cứu mô tả tiến cứu 39
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu 39
2.2.2. Phương pháp nghiên cứu 40
2.3. Quy trình nghiên cứu 43
2.3.1. Quy trình xét nghiệm định lượng kháng thể kháng rubella 43
2.3.2. Quy trình chọc ối 44
2.3.3. Quy trình lấy máu cuống rốn thai nhi và trẻ sơ sinh: 47
2.3.4. Quy trình siêu âm phát hiện dị tật 47
2.3.5. Cách thức thăm khám và thu thập số liệu một số dị tật trên lâm sàng. 48
2.3.6. Chỉ định đình chỉ thai nghén ở phụ nữ mang thai nhiễm rubella. 50
2.4. Phân tích số liệu 52
2.5. Các biện pháp hạn chế sai số 52
2.6. Đạo đức trong nghiên cứu 53
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 54
3.1. Một số đặc trưng cá nhân 54
3.1.1. Đặc trưng cá nhân 54
3.1.2. Tiền sử sinh sản 55
3.1.3. Tuổi thai 56
3.1.4. Tiền sử sốt phát ban và nhiễm rubella 56
3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng và miễn dịch 58
3.2.2. Tỷ lệ nhiễm mới rubella 64
3.3. Một số thay đổi bất thường của thai nhi và trẻ sơ sinh trên thai phụ nhiễm rubella 69
3.3.1. Hình ảnh siêu âm bất thường của thai nhi 69
3.3.2. Đình chỉ thai nghén 71
3.3.3. Thay đổi trên trẻ sơ sinh 75
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 84
4.1. Đặc trưng cá nhân 84
4.2.1. Các triệu chứng lâm sàng và miễn dịch của nhiễm rubella 87
4.2.2. Tỷ lệ nhiễm mới rubella trên phụ nữ mang thai và một số yếu tố ảnh hưởng 93
4.3. Một số thay đổi bất thường của thai nhi và trẻ sơ sinh trên thai phụ nhiễm rubella 101
4.3.1. Thay đổi trên siêu âm thai và thai nhi 101
4.3.2. Đình chỉ thai nghén 103
4.3.3. Thay đổi trên trẻ sơ sinh 105
4.3.4. Chậm phát triển thai nhi 114
4.3.5. Thay đổi trên trẻ sơ sinh có nhiễm rubella 116
4.4. Một số điểm mới và khả năng áp dụng 119
KẾT LUẬN 120
KIẾN NGHỊ 122
NHỮNG CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Phân loại dị tật bẩm sinh của thai nhi do mẹ bị nhiễm rubella trong vòng 12 tuần đầu của thời kỳ mang thai 28
Bảng 1.2. Tỷ lệ mới mắc dị tật bẩm sinh và sự có mặt của rubella ở phụ nữ có thai 31
Bảng 3.1. Phân bố một số đặc trưng cá nhân của đối tượng nghiên cứu 54
Bảng 3.2. Phân bố tiền sử sản khoa của đối tượng nghiên cứu 55
Bảng 3.3. Phân bố các triệu chứng lâm sàng riêng rẽ 58
Bảng 3.4. Phối hợp các triệu chứng lâm sàng 58
Bảng 3.8. Phân bố sự phối hợp 3 triệu chứng sốt, phát ban, nổi hạch và một số yếu tố ảnh hưởng 61
Bảng 3.9. Nồng độ IgM và IgG trung bình 63
Bảng 3.10. Phân bố nhiễm rubella theo một số đặc trưng cá nhân 64
Bảng 3.11. Phân bố nhiễm rubella theo tiền sử sinh sản 65
Bảng 3.12. Phân bố nhiễm rubella theo triệu chứng lâm sàng 66
Bảng 3.13. Phân bố nhiễm rubella theo tuổi thai 67
Bảng 3.15. Phân bố các bất thường của thai nhi 69
Bảng 3.16. Phân bố bất thường của thai trên siêu âm theo tình trạng nhiễm rubella 70
Bảng 3.17. Phân bố đình chỉ thai nghén theo tuổi thai nhiễm rubella 71
Bảng 3.18. Phân bố tuổi thai đình chỉ thai nghén 72
Bảng 3.19. Phân bố đình chỉ thai nghén theo các triệu chứng lâm sàng 72
Bảng 3.20. Phân bố đình chỉ thai nghén theo sự có mặt của kháng thể IgM và IgG 73
Bảng 3.21. Tỷ lệ thai nhi đình chỉ thai nghén trên 18 tuần xét nghiệm máu cuống rốn 74
Bảng 3.22. Kết quả xét nghiệm dịch chọc ối bằng kỹ thuật PCR 75
Bảng 3.23. Chỉ số apgar của trẻ sơ sinh 75
Bảng 3.24. Tỷ lệ trẻ cần được hồi sức sơ sinh 76
Bảng 3.25. Tỷ lệ trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh 76
Bảng 3.26. Phân bố trẻ sơ sinh có dấu hiệu bất thường theo tuổi thai nhiễm rubella 76
Bảng 3.27. Phân bố các bất thường về mắt của trẻ sơ sinh 77
Bảng 3.28. Phân bố các bất thường về tim mạch và gan của trẻ sơ sinh 78
Bảng 3.29. Phân bố các bất thường trên da của trẻ sơ sinh 78
Bảng 3.30. Phân bố các bất thường về nhân trắc của trẻ sơ sinh 79
Bảng 3.31. Phân bố kháng thể IgG và IgM của trẻ sơ sinh 79
Bảng 3.32. Phân bố kháng thể IgG và IgM của trẻ sơ sinh 80
Bảng 3.33. Phân bố kháng thể IgM của trẻ sơ sinh nhiễm rubella và dị tật bẩm sinh 81
Bảng 3.34. Phân bố giữa tuổi thai phụ nữ mang thai nhiễm rubella và trẻ sơ sinh nhiễm rubella 81
Bảng 3.35. Phân bố các bất thường của thai nhi có dị tật bẩm sinh 82
Bảng 3.36. Phân bố đa dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh có dị tật bẩm sinh 83
Bảng 4.1. Giá trị chẩn đoán của kháng thể kháng rubella 92
Bảng 4.2. Các bất thường do nhiễm rubella trên trẻ sơ sinh 119
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Phân bố tuổi thai khi xét nghiệm 56
Biểu đồ 3.2. Phân bố tiền sử sốt phát ban của phụ nữ mang thai 56
Biểu đồ 3.3. Phân bố tiền sử nhiễm rubella của phụ nữ mang thai 57
Biểu đồ 3.4. Phân bố tiền sử tiêm phòng rubella của phụ nữ mang thai 57
Biểu đồ 3.5. Tỷ lệ phụ nữ mang thai có cả 3 triệu chứng sốt, phát ban và nổi hạch 59
Biểu đồ 3.6. Sự có mặt của kháng thể kháng rubella IgG 62
Biểu đồ 3.7. Sự có mặt của kháng thể kháng rubella IgM 62
Biểu đồ 3.8. Sự có mặt của kháng thể kháng rubella IgG và IgM 63
Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nhiễm mới rubella của phụ nữ mang thai có nguy cơ cao 64
Biểu đồ 3.10. Tỷ lệ thai phụ bị đình chỉ thai nghén 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Quảng Bắc (2009), “Một số nhận xét phụ nữ mang thai bị lây nhiễm rubella trong nửa đầu thời kỳ thai nghén tại BVPSTW”, Tạp chí Y học thực hành, số 8/ 2009, tr 16 – 17.
2. Trần Danh Cường (2010), Thực hành siêu âm tim thai, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, tr 84 -155.
3. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Võng mạc”, Nhãn khoa giản yếu tập 1, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 470- 588.
4. Phan Dẫn và cộng sự (2004), “Glôcôm”, Nhãn khoa giản yếu tập 2, Nhà xuất bản y học, Hà Nội, Tr 219 – 303.
5. Phan Trường Duyệt (2007), “Sự phát triển của thai”, Lâm sàng sản phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 10 – 20.
6. Phạm Thị Thanh Hiền (2011), “Nhiễm vi rút rubella”, Các bệnh lý nhiễm khuẩn trong thời kỳ mang thai, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 7 – 15.
7. Lê Diễm Hương, Dương Thị Lệ, Phạm Văn Ánh và cộng sự (2004), “Nhận xét sơ bộ tình hình nhiễm rubella bào thai trên các bà mẹ có nguy cơ cao trong 3 năm 2001 – 2003 tại Bệnh viện Phụ Sản Quốc Tế Sài Gòn”, Hội nghị Việt – Pháp về sản phụ khoa vùng Châu á Thái Bình Dương lần 4, tr 103 – 110.
8. Lê Diễm Hương, Lê Quang Tân, Phạm Văn Ánh và cộng sự (2005), “Nhận xét một số trường hợp mắc hội chứng rubella bẩm sinh đề xuất biện pháp phòng ngừa”, Hội nghị Việt – Pháp về sản phụ khoa vùng Châu á Thái Bình Dương lần 5, tr 101 – 106.
9. Vũ Xuân Nghĩa, Phạm Đức Minh, Nguyễn Quảng Bắc và cộng sự (2011), “Nghiên cứu thiết kế Nested PCR phát hiện virus rubella trong dịch ối thai phụ”, Tạp chí y học thực hành, số 11/2011, tr 55-57.
10. Hoàng Thị Thanh Thủy (2011), Nghiên cứu tình hình đình chỉ thai nghén vì nhiễm rubella tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương 6 tháng đầu năm 2011, Luận văn tốt nghiệp nội trú, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội, tr 48 – 54.
11. Nguyễn Vũ Trung (2007), “Virus rubella”, Vi sinh vật y học, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, tr 304-307.
Những Điều Phụ Nữ Cần Biết Về Rubella Và Thai Kỳ
Mình đang làm tại phòng xét nghiệm của Bệnh viện Phụ Sản Nhi Bình Dương Hàng ngày nhiệm vụ của mình là trả kết quả xét nghiệm cho các chị mang thai. Mình nhận thấy đa số các chị khi đọc kết quả Rubella: IgM hoặc IgG dương tính đều lo lắng hiện rỏ trên nét mặt, thậm chí có chị đã khóc . Mình xin chia sẽ những kiến thức mình có được để các chị giảm bớt lo lắng nhé.
Hình ảnh rubella bẩm sinh Nhiễm Rubella trong thai kì, đặc biệt trong 3 tháng đầu, có nguy cơ gây ra những dị tật cho thai nhi như: tật Rubella bẩm sinh, sảy thai, nhiễm trùng bào thai, thai chậm tăng trưởng, thai chết lưu…Vì thế khi đi khám thai các chị thường được cho làm xét nghiệm Rubella ở 3 tháng đầu thai kì. Sau đây là một số tình huống liên quan đến xét nghiệm Rubella trong khi mang thai.
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM và IgG đều âm tính, có nghĩa là thai phụ chưa từng bị nhiễm Rubella và cũng chưa có kháng thể kháng Rubella.
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM và IgG đều dương tính, thai phụ nên xét nghiệm lần 2 sau 1-2 tuần.
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM âm tính và IgG dương tính (với nồng độ tăng gấp đôi), có thể thai phụ mới bị nhiễm Rubella trong thai kì. Thai phụ cần được tư vấn khả năng Rubella bẩm sinh và kế hoạch theo dõi.
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM dương tính thấp hơn so với lần 1 và IgG dương tính ( nhưng không tăng gấp đôi), thai phụ không cần lo lắng vì có thể IgM dương tính với lần tiêm ngừa hoặc dương tính chéo với siêu vi khác hoặc bị nhiễm Rubella thứ phát.
Hình ảnh thai phụ mắc rubella toàn phát
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM âm tính và IgG dương tính
Khi đó sẽ có những tình huống sau: Thai phụ đã tiêm vaccine Rubella hay bị nhiễm Rubella trước khi mang thai: thai phụ hoàn toàn yên tâm vì chị đã có kháng thể kháng Rubella.
Kết quả xét nghiệm Rubella: IgM dương tính và IgG âm tính, thai phụ cần được theo dõi và làm lại xét nghiệm 1-2 tuần sau:
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM âm tính và IgG dương tính hoặc IgM dương tính nhưng giảm xuống và IgG dươg tính, có nghĩa là thai phụ mới bị nhiễm Rubella trong lúc mang thai. Thai phụ cần đến BS tư vấn khả năng Rubella bẩm sinh để có hướng theo dõi cụ thể.
Nếu xét nghiệm lần 2: IgM dương tính (không thay đổi nhiều, vẫn thấp như trước) và IgG âm tính. thai phụ nên làm lại xét nghiệm lần 3. Trường hợp này có thể IgM dương tính chéo với những siêu vi khác.
Biến chứng thần kinh do rubella ở trẻ lớn Tóm lại xét nghiệm Rubella thường được thực hiện với két quả là hai thành phần IgM và IgG. Khi thấy kết quả dương tính không có nghĩa là bệnh và kết quả âm tính không có nghĩa là an toàn, cho nên các thai phụ cần gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể tình huống của mình, tránh những xử trí không thích hợp hoặc gây lo lắng trong lúc mang thai.
Đau Lưng Ở Phụ Nữ Mang Thai
1. Tăng cân:
2. Thay đổi trọng tâm:
Bình thường vị trí thắt lưng của cột sống người đã cong và ưỡn ra phía trước. Khi mang thai tử cung lớn đổ về phía trước (đặc biệt những người sanh con rạ, thành bụng nhão), làm cho cột sống thắt lưng bị ưỡn nhiều hơn.
3. Nội tiết tố thai kỳ:
Những nội tiết tố của thai kỳ làm cho các dây chằng và khớp xương của cột sống (đặc biệt là cột sống thắt lưng) và vùng chậu dãn ra và căng hơn. Điều này làm suy yếu chức năng của các dây chằng khiến phụ nữ đau lưng, đau khớp vệ và đau vùng chậu.
4. Sự tách của cơ thẳng bụng:
Khi tử cung lớn lên làm bụng căng ra có thể làm cho 2 cơ thẳng bụng bị tách ra (là cơ thẳng đi từ đầu của các xương sường đến xương mu), điều này khiến cho người phụ nữ bị đau lưng và có nguy cơ thoát vị thành bụng nếu tình trạng tách cơ nhiều và không hồi phục.
5. Stress:
khi mang thai tâm trạng của người phụ nữ rất nhạy cảm, dễ tổn thương, dễ bị stress. Khi bị stress các cơ dựng sống (cơ phía sau lưng bên cạnh các cột sống) co cứng gây đau lưng.
6. Ngoài ra đau lưng ở người phụ nữ mang thai còn có thể do tư thế sai trong sinh hoạt, làm việc hàng ngày: đứng quá lâu, ngồi lâu sai tư thế, cúi nhiều,…
Triệu chứng đau lưng có thể từ nhẹ xuất hiện khi đứng hoặc ngồi lâu cho đến nặng ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, thậm chí không thể đi hoặc đứng được. Nhiều phụ nữ bị đau lưng và nghĩ rằng đây là vấn đề đương nhiên có trong thai kỳ, nên cố gắng chịu đựng. Tuy nhiên chứng đau lưng trong thai kỳ có thể hết sau khi sanh, nhưng cũng không ít trường hợp kéo dài sau sanh và trở thành mãn tính. Như vậy cần phải có cách giải quyết triệu chứng đau lưng trong thai kỳ, giúp chất lượng cuộc sống người phụ nữ mang thai tốt hơn, cũng như không dẫn đến tình trạng đau lưng mãn tính sau sanh.
1. Luyện tập thể dục:
Việc luyện tập thường xuyên và đều đặn trong thai kỳ giúp làm giảm bớt tình trạng đau lưng trọng thai kỳ. Đối với những trường hợp đau nhiều tốt nhất nên được tập luyện với huấn luyện viên hoặc các chuyên gia vật lý trị liệu chuyên cho người phụ nữ mang thai.
2. Nóng và lạnh:
Việc chườm nóng hoặc lạnh cũng có thể làm giảm triệu chứng đau lưng. Việc dùng một khăn lạnh (có thể dùng túi lạnh chuyên dụng) chườm vào vùng lưng trong 20 phút và thực hiện vài lần trong ngày. Sau khi chườm lạnh 2-3 ngày, triệu chứng giảm bớt chuyển sang chườm nóng. Dùng khăn ấm hoặc túi nước ấm chuyên dụng chườm vào vị trí đau. Tuyệt đối không chườm nóng lên vùng bụng trong suốt thời kỳ mang thai.
3. Massage:
xoa bóp vùng lưng (đặc biệt vùng thắt lưng) giúp giảm đau. Thai phụ ngồi ngồi áp mặt vào lưng ghế hoặc nằm nghiêng (giữ lưng thẳng) và nhờ người massage hai bên cột sống, tập trung vào vùng thắt lưng.
4. Tư thế đúng:
để tránh áp lực và gây tổn thương cột sống người phụ nữ cần:
– Tư thế đi, đứng, ngồi đúng:
lưng thẳng, kéo thẳng hai vai về phía sau. Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên. Thương xuyên thay đổi tư thế để tránh bị ứ trệ tuần hoàn và căng cứng các cơ: nếu ngồi lâu thì khoảng 30-60 phút đứng dậy đi lại hoặc đứng lâu thì 30-60 phút ngồi nghỉ ngơi
– Nâng đỡ bụng:
Có thể sử dụng đai nâng bụng hoặc mặc quần lưng thun dày nâng đỡ phần bụng để tránh bụng bị đổ về phía trước làm cột sống thắt lưng ưỡn quá mức. Nên đeo đai sau 20 tuần tuổi thai và đeo khi đi làm, sinh hoạt, tối về có thể tháo đai ra.
5. Tư thế ngủ:
khi ngủ nên nằm nghiêng và thay đổi tư thế thường xuyên để tránh bị mỏi. Mỗi lần thay đổi tư thế từ ngồi sang nằm, từ ngồi sang đứng hoặc ngược lại cần nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế đột ngột. Nằm và ngồi trên mặt phẳng, không nên dùng nệm quá mềm.
Leave a reply →
Cập nhật thông tin chi tiết về Rubella Ở Phụ Nữ Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!