Xu Hướng 3/2023 # Sản Phụ Khoa Phúc Thiện # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sản Phụ Khoa Phúc Thiện # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Sản Phụ Khoa Phúc Thiện được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thai trứng (hydatidiform mole) là một biến đổi bệnh lý của nguyên bào nuôi. Bệnh đặc trưng bằng sự thoái hoá nước của các gai nhau (hydropic degeneration) và sự quá sản của các nguyên bào nuôi (trophoblastic hyperplasia).

Có 2 loại Thai trứng: chửa trứng bán phần là khi chỉ một số gai nhau trở thành các nang nước, trong buồng tử cung có thể có phần thai nhi. Thai trứng hoàn toàn là toàn bộ các gai nhau trở thành nang nước, trong buồng tử cung không có phần thai.

Thai trứng là bệnh lành tính những có khoảng 15% trường hợp Thai trứng hoàn toàn và khoảng 3% Thai trứng bán phần trở thành ung thư nguyên bào nuôi.

2.1. Lâm sàng

2.1.1. Cơ năng

– Người bệnh có hiện tượng chậm kinh.

– Rong huyết chiếm trên 90% trường hợp chửa trứng. Máu ra ở âm đạo tự nhiên, máu sẫm đen hoặc đỏ loãng, ra kéo dài.

– Nghén nặng: gặp trong 25-30% các trường hợp, biểu hiện nôn nhiều, đôi khi phù, có protein niệu.

– Bụng to nhanh.

– Không thấy thai máy.

2.1.2. Thực thể

– Toàn thân: mệt mỏi, biểu hiện thiếu máu.

– Tử cung mềm, kích thước tử cung lớn hơn tuổi thai (trừ trường hợp Thai trứng thoái triển).

– Không sờ được phần thai.

– Không nghe được tim thai.

– Nang hoàng tuyến xuất hiện trong 25-50%, thường gặp cả 2 bên.

– Khám âm đạo có thể thấy nhân di căn âm đạo, màu tím sẫm, thường ở thành

trước, dễ vỡ gây chảy máu.

– Có thể có dấu hiệu tiền sản giật (10%)

– Có thể có triệu chứng cường giáp (10%)

– Tuy nhiên do hiên nay việc chẩn đoán Thai trứng thường rất sớm với tuổi thai trung bình là 9 tuần so với trước kia là khoảng 13 tuần , và có xu hướng ngày càng sớm hơn nên các triệu chứng lâm sàng ngày càng không điển hình như đã nêu trên.

2.2. Cận lâm sàng

2.2.1. Siêu âm: trên siêu âm thấy hình ảnh tuyết rơi hoặc lỗ chỗ như tổ ong, có thể thấy nang hoàng tuyến hai bên, không thấy phôi thai (Thai trứng toàn phần). Trong chửa trứng bán phần thì khó phân biệt hơn với thai lưu, có thể thấy một phần bánh nhau bất thường .

2.2.2. Định lượng E-hCG: là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán và theo dõi chửa trứng. Lượng E-hCG tăng trên 100 000mUI/ml.

2.2.3. Định lượng estrogen: trong nước tiểu estrogen dưới dạng các estrone,

estradiol hay estriol đều thấp hơn trong thai thường, do sự rối loạn chế tiết của nhau và do không có sự biến đổi estradiol và estriol xảy ra ở tuyến thượng thận của thai nhi. Nhưng ít ý nghĩa và không sử dụng trong thực tế vì sự khác biệt này chỉ thấy rõ khi tuổi thai từ 14 tuần trở lên.

2.2.4..Xét nghiệm định lượng HPL: (Human placental lactogen), thường cao

trong thai thường, nhưng rất thấp trong Thai trứng.

2.2.5. Giải phẫu bệnh

– Đại thể: có 2 loại thai trứng:

+ Thai trứng toàn phần: toàn bộ gai nhau phát triển thành các nang trứng.

+ Thai trứng bán phần: bên cạnh các nang trứng còn có mô nhau thai bình

thường, hoặc có cả phôi, thai nhi thường chết trong giai đoạn 3 tháng đầu.

Đường kính nang trứng từ 1-3mm. Các nang trứng dính vào nhau như những bọc trứng ếch hoặc chùm nho.

Trong Thai trứng, buồng trứng bị ảnh hưởng bởi hormon EhCG. Nang hoàng tuyến xuất hiện ở một hoặc hai bên buồng trứng. Đường kính từ vài cm đến vài chục cm, trong chứa dịch vàng. Nang hoàng tuyến thường có nhiều thuỳ, vỏ nang mỏng và trơn láng.

– Vi thể: các gai nhau phù và thoái hóa nước trục liên kết, không còn các tế bào xơ, sợi và các huyết quản. Trục liên kết chứa dịch trong. Các nguyên bào nuôi quá sản nhiều hàng (hình thái giống các nguyên bào nuôi bình thường tuy nhiên cũng có thể gặp một số nguyên bào nuôi có nhân không điển hình hoặc các hình nhân chia), mất cân đối giữa tỷ lệ hợp bào nuôi và nguyên bào nuôi. Hình thành các đám nguyên bào nuôi tự do. Trong Thai trứng bán phần, ngoài các hình ảnh gai nhau thoái hóa trục liên kết và quá sản nguyên bào nuôi còn gặp các gai nhau có hình thái bình thường.

2.3. Chẩn đoán xác định

Chủ yếu dựa vào hình ảnh siêu âm và nồng độ E-hCG

2.4. Chẩn đoán phân biệt

– Triệu chứng ra máu âm đạo cần phân biệt với:

+ Doạ sẩy thai thường: tử cung không to hơn tuổi thai, lượng E-hCG không cao.

+ Thai ngoài tử cung: ra máu âm đạo, tử cung nhỏ, có khối cạnh tử cung đau.

+ Thai chết lưu: tử cung nhỏ hơn tuổi thai, EhCG thấp, vú có tiết sữa non. Có thể nhầm với chửa trứng bán phần, chỉ phân biệt được nhờ giải phẫu bệnh.

– Tử cung lớn cần phân biệt với:

+ U xơ tử cung to rong huyết

+ Thai to

+ Đa thai

– Triệu chứng nghén phân biệt với nghén nặng trong thai thường, đa thai.

3.1. Nạo hút trứng: nạo hút trứng ngay sau khi được chẩn đoán để đề phòng sẩy tự nhiên gây băng huyết.

Kỹ thuật: hút trứng + truyền oxytocin + kháng sinh.

– Thường dùng máy hút dưới áp lực âm để hút nhanh, đỡ chảy máu.

– Trong khi hút phải truyền tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% pha với 5 đơn vị

Oxytocin để giúp tử cung co hồi tốt, tránh thủng tử cung khi nạo và cầm máu.

– Có thể nạo lại lần 2 sau 2 – 3 ngày nếu lần thứ nhất không đảm bảo hết trứng.

Ngày nay, dưới hướng dẫn, kiểm tra của siêu âm thường nao sạch ngay trong lần đầu.

– Sau nạo phải dùng kháng sinh chống nhiễm trùng.

– Gửi tổ chức sau nạo làm xét nghiệm giải phẫu bệnh.

Hiện nay do thường được phát hiện sớm nên thai nhỏ có thể hút bằng xylanh Karman như hút thai thường, tốt nhất là hút dưới hướng dẫn của siêu âm, đảm bảo sạch và an toàn nên chỉ cần hút một lần và chỉ dùng thêm thuốc co hồi tử cung khi có chảy máu (một số tác giả cho rằng việc dùng Oxytocin hay misoprostol làm tăng co bóp tử cung có thể dẫn đến sự khuếch tán các nguyên bào nuôi và làm tăng tỷ lệ u nguyên bào nuôi).

3.2. Phẫu thuật cắt tử cung dự phòng

Cắt tử cung toàn phần cả khối hoặc cắt tử cung toàn phần sau nạo hút trứng thường được áp dụng ở các phụ nữ không muốn có con nữa hoặc trên 40 tuổi và trường hợp chửa trứng xâm lấn làm thủng tử cung.

3.3. Theo dõi sau nạo trứng

– Lâm sàng:

+ Toàn trạng, triệu chứng nghén, triệu chứng ra máu âm đạo, sự nhỏ lại của nang hoàng tuyến và sự co hồi tử cung.

– Cận lâm sàng:

+ Định lượng βhCG mỗi tuần một lần cho đến khi âm tính 3 lần liên tiếp. Sau

đó định lượng mỗi tháng một lần cho đến hết 12 tháng.

+ Siêu âm: tìm nhân di căn, theo dõi nang hoàng tuyến.

– Tiến triển bệnh lý: những tiến triển không tương ứng với các tiêu chuẩn lành bệnh được coi là tiến triển không thuận lợi. Bao gồm:

+ Tử cung vẫn to, nang hoàng tuyến không mất đi hoặc xuất hiện nhân di căn.

+ ß-hCG: phương tiện chính để theo dõi và chẩn đoán biến chứng sau loại bỏ thai trứng (bao gồm cả các trường hợp được cắt tử cung dự phòng).

Nồng độ EhCG lần thử sau cao hơn lần thử trước

– Thời gian theo dõi

+ Thời gian theo dõi: 2 năm, ít nhất 12 – 18 tháng.

+ Tránh thai 1 năm và có biện pháp ngừa thai phù hợp.

Băng huyết, thủng tử cung, biến chứng ung thư nguyên bào nuôi.

– Tăng cường sức khoẻ, cải thiện yếu tố xã hội, nâng cao mức sống, sức đề kháng.

– Đề phòng các diễn biến xấu của bệnh.

– Theo dõi định kỳ và đầy đủ, nhằm phát hiện sớm biến chứng của bệnh.

HƯỚNG DẪN CHẨN ĐOÁN VÀ ĐIỀU TRỊ CÁC BỆNH SẢN PHỤ KHOA (Ban hành kèm theo Quyết định số 315/QĐ-BYT ngày 29/01/2015)

Leave a reply →

Bác Sĩ Sản Phụ Khoa Cảnh Báo: Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Không Nên Chủ Quan

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi: Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích (Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn)

Bà bầu bị tiêu chảy phải làm sao? Đây là băn khoăn của hầu hết những mẹ bầu. Về chuyên môn thì đau bụng tiêu chảy là một trong những triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Bà bầu khi gặp phải dấu hiệu tiêu chảy đều hết sức lo lắng, hàng loạt thắc mắc được nảy sinh trong đầu như:

Bà bầu bị tiêu chảy không biết thai nhi có bị ảnh hưởng không? Phải xử lý ra sao? Bác sĩ sản phụ khoa sẽ phân tích ngay sau đây.

Nguyên nhân bà bầu bị tiêu chảy

Bà bầu bị tiêu chảy thường có rất nhiều yếu tố nguy cơ đi kèm, tuy nhiên chủ yếu do chế độ ăn uống hàng ngày không đảm bảo vệ sinh. Trong giai đoạn tam cá nguyệt đầu tiên, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút và rất yếu nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng, vì trong thời gian này hệ tiêu hóa của chị em có phần yếu đi.

Cũng có rất nhiều trường hợp bà bầu bị tiêu chảy do bị tác động từ nguồn nước ô nhiễm, thực phẩm bẩn, ngay lúc đó thì sức đề kháng của bà bầu yếu, là dịp để vi khuẩn tấn công dễ dàng, gây nên tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh đó, bà bầu cũng cần lưu ý với một số nhóm thực phẩm chứa một số chất không phù hợp với thể trạng và sức hấp thu của cơ thể cũng dẫn đến bị tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.

Thực tế có không ít chị em mang thai bị phản ứng với đồ ăn có quá nhiều chất mỡ, đạm gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa, làm cho thức ăn không hấp thụ được phải tống ra qua tình trạng tiêu chảy. Hoặc có thể do ăn uống quá nhiều nước (ăn những loại hoa quả có nước nhiều như dưa hấu, các loại rau cải…). Lượng nước thừa ấy bị tống xuất qua tiêu hóa, gây tình trạng phân lỏng, loãng.

Biện pháp xử lý khi bà bầu bị tiêu chảy

Phần đa các bà bầu bị tiêu chảy sẽ tự hết sau vài ngày. Tuy nhiên, tiêu chảy là cho các mẹ mất khá nhiều nước, điều cần làm là giữ nước và điện giải. Mẹ cần uống nhiều nước, dùng gói Oresol pha và uống theo nhu cầu để bổ sung nước bị mất, nước trái cây giúp bổ sung lượng kali, và nước canh để bù lượng natri giúp mẹ.

Nếu bệnh tiêu chảy không tự hết, có thể tiêu chảy trong thời kỳ mang thai là do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, mẹ có thể cần đến kháng sinh. Nếu do virus gây ra tiêu chảy, kháng sinh sẽ không giúp ích gì. Để xác định nguyên nhân, bác sĩ sẽ khám và tìm nguyên nhân để xử lý.

Bổ sung chế độ ăn BRAT: BRAT (Bananas, Rice, Apple sauce and Toast: chuối, gạo, nước sốt táo và bánh mì nướng) được các bác sĩ khuyến cáo, để làm dịu hệ thống tiêu hóa đối với bà bầu.

Bà bầu bị tiêu chảy có nguy hiểm không?

Tiêu chảy khi mang thai có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Nếu bị tiêu chảy nặng, sản phụ dễ bị mất nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Các triệu chứng bà bầu thường gặp như đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi có thể đau dữ dội và mỗi cơn đau lại mót đi ngoài phân lỏng. Tình trạng đi tiêu nhiều lần có thể làm người bệnh bị nôn mửa.

Đặc biệt là tiêu chảy do vi khuẩn tả, do Rotavirus, số lần đi tiểu và nôn mửa rất nhiều làm cho người bệnh cảm thấy kiệt sức, suy sụp rất nhanh, nếu không điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều nguy hiểm. Điều đáng ngại là các cơn đau ở ổ bụng sẽ kích thích tử cung co bóp, đe dọa sự an toàn của thai nhi.

Phụ nữ mang thai sức đề kháng kém hơn nên mắc tiêu chảy nặng hơn các trường hợp bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn. Ngoài tác hại lên cơ thể mẹ, thai nhi trong bụng cũng chịu ảnh hưởng không tốt, có thể bị suy dinh dưỡng chậm phát triển và nặng hơn nữa có thể làm thai chết trong bụng mẹ.

Phòng bệnh tiêu chảy khi mang thai thế nào?

Để hạn chế bị tiêu chảy trong thời gian mang thai, bà bầu cần:

– Có chế độ nghỉ ngơi thoải mái, hợp lý trong suốt thai kỳ

– Bà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn các loại rau sống chưa rửa sạch, tuyệt đối không ăn gỏi, tiết canh hay thịt tái sống…

– Hạn chế ăn uống ở hàng quán để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

– Tránh ăn thức ăn ôi thiu, nhiễm và nghi nhiễm hóa chất độc hại. Nên mua các thực phẩm còn tươi mới, có màu sắc tự nhiên, không nên mua các loại thực phẩm có màu sắc quá khác biệt như rau quá xanh, thịt quá thẫm màu,… và mua ở các cơ sở cung cấp có uy tín.

– Tránh nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép.

– Hạn chế những loại cá biển, tôm, ốc hoặc các thực phẩm các mẹ từng có tiền sử bị đau bụng, tiêu chảy khi ăn chúng.

– Bà bầu mang thai trong 3 tháng đầu khi bị đau bụng tiêu chảy nên ăn các thực phẩm như: bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, cà rốt nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.

– Sữa chua là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể đẩy lùi tiêu chảy.

Chuyên gia khuyến cáo đặc biệt

Khi rối loạn tiêu hóa có kèm theo đau bụng thì đi khám bệnh càng sớm càng tốt để đề phòng mắc bệnh cấp tính như bệnh viêm ruột thừa, thủng dạ dày, ngộ độc thực phẩm… Nếu không đi khám ngay để được xử trí kịp thời thì cực kỳ nguy hiểm đến tính mạng.

Dùng kháng sinh không đúng chỉ định bác sĩ gây loạn khuẩn ruột dẫn đến tiêu chảy. Khi bị bệnh nhiễm khuẩn cần dùng kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ, không tùy tiện mua kháng sinh để dùng khi chưa có chỉ định.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/bac-si-san-phukhoa-canh-bao-ba-bau-bi-tieu-chay-khong…

Theo Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Bích – Phó trưởng khoa Phụ sản – Trưởng sản 2, Bệnh viện Thanh Nhàn (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Vợ Ưng Hoàng Phúc Hạnh Phúc Thông Báo Mang Thai Lần 3

Kim Cương – vợ Ưng Hoàng Phúc miêu tả cảm xúc khi chào đón con thứ 3 là một “cảm giác lâng lâng hạnh phúc”.

Trên trang cá nhân, bà xã Ưng Hoàng Phúc – Kim Cương thông báo rằng cô đang mang thai lần ba. Cựu người mẫu mang thai ở tháng thứ 3.

“Gửi con thân yêu của mẹ. Hiện tại, mẹ vẫn còn cảm giác lâng lâng hạnh phúc khi biết con đến với thế giới này. Cả mẹ và ba Phúc đã trông chờ ngày này rất lâu con à. Khi biết tin con đến với mẹ, mẹ đã run rẩy đến mức không tin đây là sự thật. Mẹ và ba đã rất xúc động”, cô tâm sự.

Vợ chồng Ưng Hoàng Phúc hạnh phúc khi đón con thứ 3.

“Mang thai và làm mẹ chưa bao giờ là điều dễ dàng. Chỉ mong 9 tháng con ở trong bụng mẹ, con hãy là một em bé ngoan và biết nghe lời. Cả ba mẹ và hai anh trai của con đang rất mong ngóng ngày con chào đời.

Mẹ chắc chắn một điều rằng, mẹ không phải là người mẹ giỏi nhất nhưng mẹ sẽ dành hết thời gian để ở bên con yêu của mẹ. Chào mừng con yêu đến với đại gia đình chúng ta “, bà xã Ưng Hoàng Phúc tâm sự.

Kim Cương cũng chia sẻ hình ảnh mới của cô và chồng. Gương mặt hai người rạng ngời sự hạnh phúc khi đón chào con thứ 3.

Ưng Hoàng Phúc và Kim Cương chính thức tổ chức lễ cưới vào tối 1/12/2018 sau nhiều năm chung sống. Cả hai đã có con chung là bé Quốc Minh. Trước khi yêu Ưng Hoàng Phúc, Kim Cương từng kết hôn và có một con trai riêng.

Cựu thành viên nhóm 1088 cho biết anh không quan tâm đến quá khứ của vợ, thậm chí anh cảm thấy biết ơn vì vợ luôn ở bên, động viên anh trong những lúc khó khăn nhất.

Kim Cương cho biết Ưng Hoàng Phúc luôn yêu thương con riêng như con đẻ.

“Anh từng thành công, đứng trên đỉnh cao nghề nghiệp nhưng cũng trải qua nhiều vận hạn của cuộc sống. Anh từng thất bại, xuống tận cùng của vực thẳm ít nhất 5 lần. Nếu lần trước, anh đứng đơn độc một mình, còn sau đó thì luôn có em“, nam ca sĩ xúc động trong lễ cưới.

“Khi anh thất bại chỉ có mình em. Anh may mắn được cùng đồng hành với em trong bước đời. Anh muốn chúng ta không chỉ bên nhau 7 năm và phần còn lại của cuộc đời này, em sẽ vẫn nắm tay anh “, Ưng Hoàng Phúc nói.

Sau khi sống chung với Ưng Hoàng Phúc, Kim Cương từ bỏ công việc người mẫu để trở thành trợ lý của chồng và chăm sóc gia đình. Con trai riêng hiện sống cùng cô và giọng ca Căn gác trống.

Phụ Nữ Có Thai Mà Bị Viêm Phụ Khoa

Hầu như phụ nữ sẽ có ít nhất một lần trong đời bị bệnh phụ khoa. Vậy phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa thì có sao không và có cách nào điều trị căn bệnh này để không ảnh hưởng gì đến thai nhi không? Những lời khuyên từ chuyên gia cho phụ nữ có thai mắc phải căn bệnh này!

Trước khi tìm hiểu về việc phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa nguy hiểm không thì ta hiểu viêm phụ khoa là gì, có những bệnh phụ khoa nào và nó có dấu hiệu gì.

Viêm phụ khoa có các dấu hiệu điển hình sau để nhận biết: Ra nhiều khí hư bất thường; ngứa, đau, rát, có mụn lở loét ở vùng âm hộ – âm đạo; cảm giác nóng rát khi tiểu hoặc đau khi giao hợp,… Phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa cũng sẽ gặp phải những triệu chứng ấy. Ngoài ra sẽ cảm thấy khó chịu hơn phụ nữ bình thường bởi vì tâm trạng cảm xúc không ổn định, rất nhạy cảm, tâm lý căng thẳng, lo lắng càng làm cho bệnh tình nghiêm trọng hơn.

Phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa có nguy hiểm không?

Phụ nữ có thai thường có nồng độ nội tiết tố estrogen tăng cao, nồng độ pH thay đổi khiến cho âm đạo trở nên ẩm ướt, tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn, nấm ký sinh phát triển dễ mắc phải một số bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Phụ nữ có thai mà bị bệnh viêm phụ khoa sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Bởi vì nó gây cảm giác khó chịu cho mẹ, tâm lý và sức khỏe của mẹ không ổn định sẽ khiến cho thai nhi phát triển không tốt.

Đặc biệt nếu phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa do nấm, chlamydia trong thời kỳ này sẽ bị nóng rát, ngứa ở vùng kín, đau bụng, nghiêm trọng hơn là gây viêm màng ối dễ sinh non, lây truyền nấm cho em bé.

Vì thế, phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa sẽ khá là nguy hiểm. Các chuyên gia khuyên rằng phụ nữ trước khi có thai nên đi khám phụ khoa để phát hiện bệnh rồi điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.

Cách chữa viêm phụ khoa cho phụ nữ có thai

Có rất nhiều phương pháp điều trị bằng bài thuốc dân gian cho phụ nữ bị viêm phụ khoa. Tuy nhiên, phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa không nên tự ý điều trị bằng các phương pháp dân gian đó vì nếu không biết làm đúng cách, chuẩn công thức sẽ “rước họa vào thân”. Đồng thời, mẹ bầu cũng không nên tự ý sử dụng các loại thuốc khi chưa có sự chỉ định của bác sỹ bởi nó có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

Cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm phụ khoa cho phụ nữ đang mang thai là nên đi khám phụ khoa. Khi được hỏi về tình trạng bệnh nên kể một cách chi tiết và rõ ràng về triệu chứng để bác sỹ phát hiện được nguyên nhân gây bệnh rồi có phương pháp điều trị tốt nhất.

Trong quá trình điều trị, chị em nên thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ về thời gian và liều lượng uống thuốc, đặc thuốc trị viêm. Tuy nhiên, trong 3 tháng đầu thai kỳ nên hạn chế uống thuốc, 3 tháng cuối thai kỳ có thể dùng các phương pháp điều trị tự nhiên.

Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Khi bị bệnh phụ khoa, phụ nữ có thai không nên ngâm mình trong bồn tắm, chậu rửa.

Sau khi đi vệ sinh nên rửa sạch sẽ vùng kín rồi lau bằng khăn khô. Không nên sử dụng

Đi tiểu thường xuyên để loại bỏ vi khuẩn xấu ra ngoài.

Không nên mặc quần lót quá chật, thay quần lót ngày 2 lần.

Ăn nhiều tinh bột và ngũ cốc nguyên hạt.

Sữa chua cũng là lựa chọn tốt cho phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa do nấm gây ra.

Không quan hệ tình dục trong quá trình điều trị viêm phụ khoa cho phụ nữ có thai.

Lời khuyên từ chuyên gia khi phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa

Phụ nữ có thai mà bị viêm phụ khoa cần một số lưu ý sau để đạt kết quả điều trị tốt nhất

Cập nhật thông tin chi tiết về Sản Phụ Khoa Phúc Thiện trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!