Bạn đang xem bài viết Sau Chuyển Phôi Có Được Dùng Điện Thoại Không được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thời gian sau chuyển phôi chị em cần nằm tại nhà tĩnh dưỡng nghỉ ngơi. Suốt ngày loanh quanh trong nhà, không có thú vui giải trí nào khiến chị em thấy chán chường. Vậy sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không? Được xem tivi không?
Trong suốt quá trình nghỉ dưỡng, nếu cơ thể có dấu hiệu bất thường mẹ bầu cần nhập viện ngay. Ngược lại, nếu sức khỏe ổn định, mẹ có thể chờ đến ngày thứ 14 để tái khám, làm xét nghiệm phát hiện – khẳng định mẹ bầu đã có thai chính xác chưa?
Trong khoảng thời gian nghỉ ngơi này, đa số chị em chuyển phôi thường nghỉ việc, và quanh quẩn trong nhà, hạn chế đi lại để giữ thai.
Điều này, khiến không ít chị em thấy buồn chán vì mất tự do, thoải mái. Đặc biệt, việc không được sử dụng điện thoại khiến chị em như bị mất đi sự giao lưu với thế giới bên ngoài. Vậy thực hư về việc sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không như thế nào?
Rất nhiều chuyên gia về sản khoa nói chung cũng như về IVF nói riêng khuyên rằng: Mẹ bầu nên hạn chế sử dụng điện thoại di động, ti vi và các thiết bị điện tử khác. Với thai phụ sau chuyển phôi cũng không phải ngoại lệ.
Điện thoại ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi?
Điện thoại di động hay những thiết bị điện tử khác có thể phát ra những nguồn bức xạ hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của thai nhi. Nếu mẹ bầu sử dụng điện thoại quá thường xuyên trong một thời gian dài thì nguy cơ cả mẹ và con sẽ phải gánh chịu nhiều tác hại khôn lường:
Điện thoại và các thiết bị điện tử trong gia đình có thể phát ra lượng bức xạ ảnh hưởng đến trí não của thai nhi. Nhiều nghiên cứu cho thấy, bà bầu tiếp xúc với tia bức xạ trong thời gian dài có nguy cơ cao sinh con chậm phát triển trí tuệ, kém nhận thức.
Bên cạnh đó, mẹ bầu thường xuyên dùng điện thoại, xem tivi nhiều thị lực cũng giảm sút do mắt phải làm việc căng thẳng.
Những chị em thường thức khuya dùng điện thoại smartphone thường gặp tình trạng khô mắt, nhìn mọi thứ xung quanh bị mờ.
Dùng điện thoại liên tục về khuya ảnh hưởng thị giác và giấc ngủ của mẹ bầu sau chuyển phôi
Nói đến sự nguy hại của điện thoại với sức khỏe của mẹ và bé, chắc chắn bạn đã câu trả lời “sau chuyển phôi có được dùng điện thoại không”.
Mặc dù thời gian rảnh rỗi của các mẹ lúc này đang rất nhiều, bạn thích dùng điện thoại để giao lưu khuây khỏa tinh thần. Nhưng việc dành thời gian quá nhiều cho điện thoại có thể khiến bạn mất đi cơ hội làm mẹ quý giá.
bạn không cần phải tránh xa hay 100% không được dùng điện thoại, tivi. Mọi thứ không nghiêm trọng đến mức đó.
Chị em vẫn có thể dùng điện thoại để nghe gọi, trao đổi liên hệ 30 -60 phút mỗi ngày. Mỗi lần sử dụng không quá 10 phút.
Không để điện thoại trong người, trên giường ngủ, vừa sạc điện thoại vừa dùng để đảm bảo an toàn sức khỏe, phòng tránh nguy cơ cháy nổ.
1 số chuyên gia cũng khuyên bà bầu rằng, khi bắt đầu ấn nút nghe điện thoại, chị em nên để điện thoại ra xa đầu 1 chút có thể giảm được 80-90% lượng bức xạ. Giai đoạn tiếp nhận cuộc gọi là thời điểm lượng bức xạ đạt mức cao gấp 20 lần so với cả quá trình nhận tín hiệu.
Với tivi, mẹ bầu có thể xem giải trí 30 -60 phút mỗi ngày, không nên ngồi quá lâu trước màn hình tivi. Không nên đặt tivi trong phòng ngủ của mẹ bầu chuyển phôi.
Vậy sau chuyển phôi mẹ bầu nên làm gì để giúp phôi đậu thành công?Hạn chế sử dụng điện thoại sau chuyển phôi là 1 trong những lời khuyên giúp chị em đậu phôi thành công. Ngoài ra, để phôi bám chắc khỏe vào thành tử cung, chị em cần lưu ý 1 số vấn đề sau:
– Kiêng vận động, làm việc. Bạn hoàn toàn có thể đi lại nhẹ nhàng trong nhà nhưng không nên đi lên xuống cầu thang, không bê vác vật nặng.
– Kiêng quan hệ tình dục: Mẹ bầu thực hiện IVF cần kiêng quan hệ tình dục ít nhất 3 tháng đầu thai kỳ.
– Bồi bổ các món ăn an thai, dưỡng thai. Một trong những bí quyết của chị em chuyển phôi thành công là dùng trà củ gai trước và sau giai đoạn chuyển phôi, giúp làm dày niêm mạc tử cung, tạo môi trường thuận lợi để phôi làm tổ, tăng tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm.
– Khi có bất cứ thắc mắc nào về sức khỏe sau chuyển phôi, đừng ngần ngại gọi tới Hotline: 1900.4539 – 033.249.6789 để được chuyên gia tư vấn.
Chế độ dinh dưỡng là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của quá trình chuyển phôi. Vậy sau khi chuyển phôi xong nên ăn gì để bảo đảm sức khỏe cho cả mẹ và bé. Nội dung bài viết1 Sau khi chuyển phôi xong nên ăn gì?2…
Củ gai có tốt cho bà bầu không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm, đặc biệt là phụ nữ mang thai. Nhiều người nghe nói Đông y coi củ gai như tiên dược với bà bầu. Vậy thực hư củ gai có tốt cho bà bầu như thế nào? Hãy tìm…
Bà Bầu Dùng Điện Thoại Nhiều Có Tốt Không?
Các nghiên cứu khoa học cho biết bà bầu dùng điện thoại nhiều có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe thai nhi. Do đó, những nhà chuyên gia khuyến cáo bà bầu không nên sử dụng điện thoại nhiều có hại đến thai nhi chính vì thế cần phải cực kỳ hạn chế.
Bà bầu có nên dùng điện thoại không?Dù trong thời gian mang thai, nhiều bà bầu vẫn phải sử dụng điện thoại để liên lạc, hay xử lý công việc hoặc giải trí, xả stress,… ngoài ra một số bà mẹ còn cho thai nhi nghe điện thoại cứ nghĩ rằng sẽ tốt. Tuy nhiên bà bầu cần hạn chế sử dụng smartphone. Bởi nếu lạm dụng có thể gây ra những hệ lụy nghiêm trọng cho sự phát triển của thai nhi.
Trong thời kỳ mang thai, thai nhi đang dần hình thành nên còn rất yếu và rất dễ bị tác động từ các tia bức xạ từ điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi. Các bức xạ này chứa những tia X có hại tấn công vào thai nhi và gây ra những khiếm khuyết khiến cơ thể hình thành của thai nhi dị dạng. Chính vì vậy, câu trả lời của câu hỏi “bà bầu sử dụng điện thoại nhiều có tốt không?” là KHÔNG.
Hạn chế sử dụng điện thoại khi mang thaiThông thường bà bầu thấy nhàm chán, muốn giải trí bằng cách chơi game, lướt web, xem phim, chat Facebook,… trên smartphone và hay quên mất thời gian nghỉ ngơi. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên thì sẽ làm em bé trong bụng bị ảnh hưởng. Do đó, tốt nhất là bà bầu sử dụng điện thoại không quá 30 phút mỗi ngày và chỉ sử dụng khi thực sự cần.
Bà bầu dùng điện thoại nhiều đã không tốt mà để gần thì càng có hại. Cho nên khi nghe điện thoại cần để xa đầu, bật loa ngoài hoặc đeo tai nghe. Còn khi ngủ thì nên tắt nguồn và để một nơi xa người. Điều này giúp bảo vệ thai nhi trước tác động của các tia bức xạ.
Bà bầu nên cách xa đồ sạc pinKhông chỉ điện thoại ảnh hưởng đến thai nhi, các cục sạc pin cũng chứa một năng lượng bức xạ rất lớn nên các bà bầu cần tránh xa chúng để các tế bào trong hệ miễn dịch của cơ thể không bị giết. Và điều tối kỵ các bà mẹ tương lai cần chú ý là không được sử dụng điện thoại trong lúc sạc pin.
Theo khảo sát có một số mẹ bầu có thói quen đeo thiết bị di động trước ngực. Thói quen này cần bỏ ngay lập tức vì các gọi đến hay tin nhắn sẽ làm các tia bức xạ gần cơ thể hơn và từ đó cơ thể hấp thụ năng lượng bức xạ càng nhiều, cuối cùng là gây nguy hại cho quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.
Dán chip chống bức xạ điện từ WaveEXGần đây, các nhà nghiên cứu khoa học châu Âu đã cho ra một sản phẩm chống bức xạ điện từ tốt được gắn lên điện thoại, tivi, máy tính,…Đó là con chip 7 lớp WaveEX. Đây là giải pháp giúp bà bầu sử dụng điện thoại mà không ảnh hưởng sức khỏe. Với công nghệ duy nhất có khả năng cân bằng từ trường phát ra từ điện thoại xung quanh con người, giúp bảo vệ cơ thể không bị ảnh hưởng bởi các tia bức xạ một cách an toàn nhất.
Tóm lại, thiết bị di động là một vật dụng hữu ích đối với con người nhưng bà bầu dùng điện thoại nhiều là không tốt. Hãy bảo vệ mình cũng như bảo vệ đứa con tương lai sắp chào đời.
Dấu Hiệu Có Thai Sau Chuyển Phôi Trữ
Dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ
Hôm nay chuyên gia của sức khỏe vàng sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin chi tiết về dấu hiệu có thai sau chuyển phôi với hy vọng người phụ nữ mang thai và gia đình cẩn trọng bảo vệ sự an toàn và phát triển không ngừng của thai nhi trong thời gian tới. Bởi vì, người phụ nữ tiến hành thụ tinh trong ống nghiệm phải khó khăn lắm mới có thể có thai nên không thể vì sơ ý không biết mà làm điều có hại cho thai nhi dẫn tới hậu quả đáng tiếc.
Nhận biết dấu hiệu có thai sau chuyển phôiThụ tinh trong ống nghiệm được hiểu là tình trạng tinh trùng và trứng được gặp nhau, thụ tinh ở trong môi trường ống nghiệm, tạo thành phôi thai. Sau khi thấy phôi thai phát triển ổn định, tốt, bác sĩ sẽ từ từ đưa vào tử cung của người phụ nữ để làm tổ và phát triển như bình thường (gọi là chuyển phôi trữ).
Sau khi chuyển phôi trữ, nếu phôi thai phát triển tốt với sự hình thành từ từ của một thai nhi thì sẽ có sự xuất hiện của các dấu hiệu có thai sau chuyển phôi trữ giống như dấu hiệu có thai thông thường. Và ngược lại, sau khi chuyển phôi trữ, phôi thai có thể không làm tổ được, bị chết và đẩy ra ngoài nên sẽ không có thai, không sự xuất hiện bất cứ dấu hiệu có thai nào.
Một số dấu hiệu có thai điển hình sau khi chuyển phôi trữ thành công, thông thường sẽ xuất hiện sau khoảng từ 8 – 12 ngày, đó là: đau nhói ở vùng bụng; cảm giác căng tức ngực; thân nhiệt tăng, cảm giác nóng trong người; cơ thể mệt mỏi…
Đau nhói ở vùng bụngTại sao người phụ nữ lại có dấu hiệu đau nhói ở vùng bụng khi chuyển phôi trữ thành công? Chuyên gia cho biết, sau khi chuyển phôi trữ thành công, phôi thai sẽ cắm sâu vào tử cung để làm tổ nên sẽ gây ra cảm giác đau nhói và nặng bụng, cảm giác đau này không quá dữ dội nên không cần quá lo lắng.
Cảm giác căng tức ngựcGiống như có thai thông thường, có thai sau khi chuyển phôi trữ thành công cũng vậy, người phụ nữ sẽ cảm thấy căng tức hai bên ngực, và thấy ngực càng ngày càng to dần lên theo sự gia tăng kích thước của thai nhi. Nếu người phụ nữ quan sát kỹ còn có thể thấy hai bên ngực to không đồng đều, có thể là bên trái to hơn bên phải hoặc ngược lại bên phải to hơn bên trái. Ông cha ta đã dùng kinh nghiệm này để nhận biết dấu hiệu có thai con trai hay con gái đấy.
Thân nhiệt tăng, cảm giác nóng trong ngườiTăng thân nhiệt hơn so với bình thường vào thời điểm mang thai là hiện tượng vô cùng bình thường, hiển nhiên, gặp ở hầu hết phụ nữ mang thai, có thể là một trong các dấu hiệu có thai sau khi chuyển phôi điển hình. Nguyên nhân gây nên tình trạng này là do: sự gia tăng tỷ lệ trao đổi chất trong cơ thể để phục vụ quá trình nuôi dưỡng thai nhi; và sự thay đổi nồng độ hóc môn thời kỳ mang thai.
Cơ thể mệt mỏiPhụ nữ mang thai sau khi chuyển phôi trữ thành công cũng giống như phụ nữ mang thai thông thường đều có thể cảm thấy cơ thể mệt mỏi, do cơ thể phải hoạt động mạnh mẽ tăng cường hơn rất nhiều so với lúc chưa mang thai để chào đón thai nhi nên mệt mỏi là điều hiển nhiên.
Lưu ý: Thụ tinh trong ống nghiệm được coi là giải pháp mang thai cuối cùng có thể áp dụng nên cần hết sức cẩn trọng. Để có một cơ thể khỏe mạnh nuôi dưỡng tốt cho thai nhi, người phụ nữ cần chú ý ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (nhất là những thực phẩm giàu chất sắt, canxi, vitamin… cần thiết cho bà bầu), ăn những thực phẩm lành tính, tránh xa chất kích thích, môi trường gây hại, thăm khám bác sĩ định kỳ…
Các bạn có những thắc mắc liên quan tới dấu hiệu có thai sau chuyển phôi hoặc gặp phải vấn đề sức khỏe cần sự tư vấn, trợ giúp của chuyên gia sức khỏe vàng hãy liên hệ để được tư vấn miễn phí
Bà Bầu Có Nên Dùng Điện Thoại Thường Xuyên?
Điện thoại di động và kết nối wifi là những tiến bộ khoa học mang lại những lợi ích không tính hết được cho cuộc sống con người. Con người có thể liên lạc với nhau từ bất kỳ đâu và ở bất cứ lúc nào, cũng như con người có thể tìm kiếm, tra cứu thông tin từ bất kỳ nguồn nào khi cần. Nhưng ảnh hưởng của điện thoại di động và kết nối wifi đến sức khỏe con người cũng là vấn đề được nêu ra từ rất lâu và gây nhiều tranh cãi.
Năm 2008, trang chúng tôi đăng tải bài viết trong đó có đoạn:
Theo nghiên cứu gần đây, những phụ nữ sử dụng điện thoại di động trong thai kỳ sẽ có khả năng cao là sinh những em bé có vấn đề về hành vi. Một nghiên cứu với quy mô lớn tiến hành trên hơn 13 ngàn trẻ em đã cho thấy rằng chỉ cần mẹ dùng điện thoại di động 2-3 lần mỗi ngày là đủ để làm tăng nguy cơ bị chứng tăng động ở trẻ và gặp những khó khăn trong trong mối quan hệ xã hội, cảm xúc khi đến tuổi đi học. Nghiên cứu còn nhấn mạnh: nguy cơ này còn tăng hơn nữa nếu trẻ dùng điện thoại trước 7 tuổi.
Nghiên cứu được tiến hàng tại các trường đại học tại California, Los Angeles và Aarhus, Denmark, được đăng tải trên tạp chí Dịch tễ học (Epidemiology) tháng 7/2008.
Năm 2012, trang chúng tôi đăng tải bài viết Yale study: Cellphone use in pregnancy may be bad for babies’ health trong đó có đoạn:
Nghiên cứu tại đại học Yale trên những bào thai chuột thí nghiệm phơi nhiễm với sóng điện thoại di động cho thấy có những thay đổi trong phần não bộ chịu trách nhiệm về chứng tăng động.
Thai phụ cần xem xét thêm về việc sử dụng điện thoại di động sau khi một nghiên cứu kết luận rằng: để điện thoại di động gần bụng bầu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi.
Các nhà nghiên cứu đến từ trường Y, đại học Yale đã tiến hành thì nghiệm trên chuộc và phát hiện rằng việc phơi nhiễm với sóng điện thoại di động ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bào thai và có thể gây chứng tăng động và những vấn đề về trí nhớ.
Do vậy, sẽ an toàn hơn nếu thai phụ không mang điện thoại bên người cũng như không để điện thoại cạnh bụng bầu khi ngủ, trừ khi đã tắt sóng.
Não bộ của thai nhi đang phát triển và rất “mong manh”, dễ bị tổn thương hơn nhiều so với não bộ người trưởng thành. Do vậy, việc để điện thoại tránh xa thai nhi là cần thiết.
Năm 2014, trang MedicalDaily.com có bài viết Radiation From Cell Phones And Wireless Devices Harms Your Unborn Baby’s Brain Development trong đó có đoạn:
Hầu hết các thai phụ đều hiểu rằng khi có em bé trong bụng thì mẹ cần phải thận trọng hơn rất nhiều để bảo vệ sức khỏe em bé, và mẹ sẽ quyết tâm “tôi sẽ không uống rượu và hút thuốc nữa”. Thế nhưng nhiều mẹ không ý thức được rằng không chỉ hóa chất, những đồ ăn thức uống độc hại mới cần thận trọng và tránh xa, mà mẹ còn cần tránh xa cả những loại sóng bức xạ từ điện thoại di động, từ bộ phát wifi, từ laptop để giữ gìn và bảo vệ em bé trong bụng.
Bà Patricia Wood, giám đốc điều hành của Grassroots Environmental Education đã phát biểu tại Hội nghị Babysafe: “khoa học đang ngày một phổ biến và đến gần hơn với mọi người, và thai phụ cần biết những thông tin cần thiết để tự quyết định. Babysafe là một chiến dịch nhằm nâng cao nhận thức về một vấn đề mà rất nhiều thai phụ hiểu được: chịu quá nhiều bức xạ di động có thể ảnh hưởng đến sự phát triển não bộ của bé, gây ra những vấn đề về hành vi, bao gồm chứng tăng động giảm trí nhớ.
Dr. Hugh Taylor tại trường Y, đại học Yale khuyên: đừng bật điện thoại mọi lúc mọi nơi. Để xa điện thoại ra và dùng điện thoại càng ít càng tốt.
Dr. Devra Davis, UC Berkeley cho biết: các loại điện thoại di động không hề được thử nghiệm về độ an toàn. Bà giải thích thêm: mặc dù khi mới ra đời, điện thoại di động đã được các nhà khoa học xem xét về tính an toàn nhưng tiêu chuẩn an toàn đó là từ hồi 18 năm trước. Bà còn nhấn mạnh: người ta không bao giờ kiểm tra tính an toàn của điện thoại di động một cách thực tế, nghĩa là mô phỏng những hành vi, thói quen thực tế khi người ta dùng điện thoại hằng ngày. Ví dụ, người ta không kiểm tra tính an toàn trong những trường hợp người dùng áp điện thoại di động vào tai để nghe-nói, hoặc khi người dùng để điện thoại trong túi áo trước ngực. Do vậy, những cái “tiêu chuẩn an toàn” này không chỉ lỗi thời mà còn không mang tính chính xác.
Dấu Hiệu Có Thai Sớm Nhất Sau Chuyển Phôi
Thụ tinh trong ống nghiệm là phương pháp điều trị vô sinh được khá nhiều cặp vợ chồng hiếm muộn sử dụng hiện nay. Trong quá trình để cấy phôi thai vào tử cung, người mẹ mất khá nhiều thời gian và công sức nên thường rất mong đợi kết quả vào thời gian sau khi hoàn thành chuyển phôi. Những chờ mong của mẹ sẽ được đền đáp với những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi.
Chuyển phôi là gì?Khi một cặp vợ chồng không may mắn bị vô sinh, hiếm muộn, họ sẽ phải tìm đến một số phương pháp hoặc công nghệ y học tiên tiến để hỗ trợ thụ thai. Một trong những phương pháp y học được nhiều cặp vợ chồng áp dụng hiện nay là thụ tinh trong ống nghiệm. Quá trình này gồm 2 bước: Đầu tiên, thụ tinh trứng của người vợ với tinh trùng của người chồng trong phòng thí nghiệm, sau đó cấy phôi của quá trình này vào trong tử cung của người vợ.
Chuyển phôi là bước thứ 2 của quy trình này. Sau khi trứng thụ tinh tạo thành phôi thai được khoảng 48 giờ sẽ được bác sĩ đưa vào tử cung của người mẹ để phôi thai bắt đầu làm tổ. Để tăng khả năng thụ thai thành công, mỗi lần chuyển phôi, bác sĩ sẽ đưa khoảng 2 – 3 phôi thai vào tử cung mẹ. Chuyển phôi thường được tiến hành sau khi người mẹ rụng trứng từ 2 – 3 ngày hoặc đã được tiêm hormone ức chế khả năng rụng trứng tự nhiên. Mục đích là để lớp nội mạc tử cung trở nên dày hơn giúp phôi thai làm tổ dễ dàng hơn.
1. Bụng dưới có cảm giác đau nhói, nặng bụngSau khi chuyển phôi, phôi thai sẽ di chuyển quanh tử cung để tìm chỗ làm tổ. Trong quá trình di chuyển, nó sẽ tiếp tục phân chia các tế bào. Trong một số trường hợp, phôi thai làm tổ trong tử cung sẽ khiến mẹ thấy bụng dưới nặng và đau âm ỉ (đau nhẹ). Đây cũng là một trong những dấu hiệu mang thai sớm điển hình nhất mà các mẹ cần chú ý. Trong khoảng thời gian này, mẹ nên hạn chế đi lại, lên xuống cầu thang hay quan hệ vợ chồng để phôi thai có thể bám chắc vào tử cung.
2. Đau ngựcNgực đau và mềm là một trong những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi điển hình nhất. Ngực của mẹ có thể căng và đau, hoặc cảm thấy đau khi chạm vào, những thay đổi này là do sự gia tăng hormone nữ trong quá trình mang thai. Tình trạng này sẽ giảm dần sau một vài tuần, nhưng chúng sẽ trở lại trong giai đoạn nửa sau của thai kỳ khi các tuyến sữa phát triển và gây áp lực lên các dây chằng hỗ trợ.
Đau ngực là một dấu hiệu đã chuyển phôi thành công
3. Mệt mỏi, thân nhiệt tăng, cảm thấy nóng bứcViệc gia tăng hormone đột ngột khi mang thai cũng có thể khiến mẹ đau đầu, mệt mỏi trong những tuần đầu tiên. Điều này khiến cho cơ thể liên tục hoạt động nhằm cung cấp dưỡng chất và oxy cho phôi thai phát triển. Sự vận động không ngừng này làm cho người mẹ cảm thấy mệt mỏi. Thông thường, các mẹ sẽ chỉ muốn ngủ hoặc nằm nghỉ suốt buổi chiều. Trước khi chuyển phôi, người mẹ sẽ được tiêm hormone progesterone vào cơ thể để thay cho lượng hormone tiết ra lúc có thai tự nhiên. Lượng hormone này xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường. Một vài người mẹ còn cảm thấy nóng trong người. Lúc này, mẹ nên nghỉ ngơi và uống nhiều nước
Lượng hormone xuất hiện khiến thân nhiệt cơ thể tăng cao hơn so với lúc bình thường
4. Ra huyết trắng hoặc ra máu âm đạoLượng hormone cao hơn mức bình thường cũng khiến các mẹ gặp rắc rối vì âm đạo lúc nào cũng ẩm ướt, khó chịu trong vài ngày đầu. Sau đó, trong quá trình di chuyển để tìm nơi làm tổ, phôi thai có thể gây ra vài tổn thương cho lớp niêm mạc tử cung làm máu ra ở âm đạo. Mẹ sẽ thấy một vài giọt máu màu nhạt xuất hiện trong khoảng 1 – 2 ngày. Nhiều mẹ sốt ruột với những dấu hiệu này sẽ mua que thử thai về thử. Tuy nhiên, do tác động của lượng hormone tiêm vào cơ thể nên kết quả của que thử thai thường không chính xác.
Các bác sĩ khuyên mẹ nên giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi đầy đủ và quay lại bệnh viện sau khoảng 14 ngày để làm xét nghiệm máu beta HGC.
Trong thời gian trước, trong và sau khi chuyển phôi, mẹ cần chăm sóc bản thân thật tốt, tránh bị bệnh. Những vấn đề sức khỏe đơn giản như ho nhiều cũng có thể ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và ổn định của phôi thai trong tử cung. Nếu không chắc chắn về những dấu hiệu có thai sau chuyển phôi, mẹ nên đến bệnh viện để được theo dõi tốt hơn.
Nguồn : Sức khỏe cộng đồng
http://suckhoe24h.suckhoecongdongonline.vn/dau-hieu-co-thai-som-nhat-sau-chuyen-phoi-a183424.html
Cho Thai Nhi Nghe Nhạc Bằng Điện Thoại Có Được Không?
Sử dụng điện thoại trong xã hội ngày nay là một nhu cầu không thể thiếu của mỗi người, tuy nhiên bên cạnh những lợi ích nhất định, việc sử dụng điện thoại thường xuyên và liên lục cũng có tác động không tốt đến sức khỏe của con người, như làm giảm trí nhớ, giảm hệ thống miễn dịch, ảnh hưởng tới thị lực và thính lực.
Bên cạnh đó, bức xạ điện thoại còn ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác trên cơ thể con người như bộ phận sinh sản của nam giới cũng như tác động tiêu cực đến não, tim… Riêng đối với phụ nữ mang thai, bức xạ điện thoại có thể làm tổn thương phôi thai, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của bào thai trong bụng mẹ.
Cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại có được không?Câu trả lời là có thể cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại. Nhưng nhiều bà bầu có thói quen cho con nghe nhạc bằng điện thoại bằng cách bật nhạc và áp điện thoại vào bụng. Như thế là hoàn toàn sai lầm bởi bức xạ từ sóng là rất cao. Bà bầu cần tìm cách giảm thiểu bức xạ bởi cứ mỗi cuộc gọi đến, sóng tín hiệu tăng lên gấp 20 lần, rất nguy hại cho thai nhi. Chính vì vậy mỗi khi để thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại, bà bầu nên tắt sóng điện thoại để tránh bức xạ từ xa. bằng cách để điện thoại ở chế độ máy bay. Tèn ten, vậy là điện thoại của bạn trở thành 1 cái máy nghe nhạc ngay rồi!
Cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại gì?Hiện nay, hầu hết các loai điện thoại đều có thể cho thai nhi nghe nhạc được. Có nhiều cách để bà bầu cho thai nhi nghe nhạc bằng điện thoại. Cách thứ nhất, bà bầu chọn những bài hát có tiết tấu vui tươi, sảng khoái, âm lượng loa ngoài vừa phải để mẹ có thể cùng bé nhún nhảy theo giai điệu của bài nhạc. Cách thứ 2, bà bầu có thể đeo tai nghe thư giãn để cảm thụ nhạc. Tâm trạng của mẹ thoải mái thai nhi sẽ cảm thấy dễ chịu và phát triển từng ngày.
Hai cách nghe nhạc trên đều có ưu điểm và hạn chế, bởi, đôi khi âm lượng của nhạc gây tổn hại đến thính giác thai nhi. Bà bầu nên sử dụng các loại(hay còn gọi là tai nghe bà bầu) là thiết bị chuyên dụng dành cho thai nhi có bán rộng khắp trên thị trường. Thính giác của thai nhi chưa hoàn thiện nên đòi hỏi phải có một thiết bị chuyên dụng. Tai nghe thai nhi có độ nhạy âm thanh là 85dB/mHz – rất thấp, an toàn cho thính giác của thai nhi, còn tai nghe nhạc bình thường là .
Một loại tai nghe thai nhi được bà bầu trên các diễn đàn bà bầu khuyên dùng đó chính là Tai nghe thai nhi Tiptop Kid Music. Thiết bị thai giáo này đã có mặt trên thị trường Việt Nam được 7 năm, được các bác sĩ chuyên khoa nhi đánh giá cao về độ an toàn cũng như là hiệu quả trong việc giúp bà bầu và thai nhi nghe nhạc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sau Chuyển Phôi Có Được Dùng Điện Thoại Không trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!