Bạn đang xem bài viết Sâu Răng Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sâu răng khi mang thai – mẹ bầu cần nên biết
Bà bầu bị sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn tác động xấu tới sự phát triển của bào thai và sự hoàn chỉnh của hàm răng em bé sau này. Vậy sâu răng khi mang thai như thế nào? Cách điều trị và ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?
1.Bà bầu bị sâu răng tăng nguy cơ sinh non:
1.1. Thói quen sinh hoạt và thể chất khi mang thai:
– Hormon nữ tăng cao:thường sẽ tăng cao trong thai kỳ dễ gây viêm lợi hơn bình thường. Đây là nguyên nhân gây ra viêm trong chu kỳ mang thai. – Khó chải sạch những răng hàm bên trong:Thai phụ thường ăn nhiều bữa so với lượng ít nên miệng luôn tồn tại axit dễ gây sâu răng. Đặc biệt trong thời gian ốm nghén mệt mỏi, thai phụ rất khó chải sạch những răng hàm bên trong. – Khi mang thai, tính chất nước bọt bị biến đổi khiến miệng luôn cảm thấy dính, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dẫn đến bà bầu bị sâu răng.
Nguyên nhân đau răng khi mang thai bắt nguồn từ thói quen sinh hoạt(ảnh Internet)
1.2. Bà bầu bị sâu răng, viêm nha chu sẽ răng nguy cơ sinh non và sảy thai:
Từ năm 1996, các nhà khoa học trên thế giới đã chứng minh rằng bà bầu bị sâu răng, viêm nha chu sẽ tăng nguy cơ bị sảy thai và sinh non gấp 2-3 lần, dễ bị tiền sản giật và trẻ sinh ra nhẹ cân. Khi mẹ bị viêm lợi, viêm nha chu thì trong miệng sẽ xuất hiện một số vi khuẩn có hại. Các vi khuẩn này di chuyển từ khoang miệng vào nhau thai, làm tăng nồng độ sinh lý trong dịch ối, gây nên chuyển dạ sớm, sinh non và sinh nhẹ cân. Ngoài ra, khi mang thai mẹ bị viêm lợi sẽ khiến lượng canxi bé hấp thụ từ mẹ giảm sút. Đây là nguyên nhân khiến bé nhẹ cân và không khỏe mạnh.
2. Sâu răng khi mang thai có ảnh hưởng như nào đến thai nhi:
2.1. Răng của bé hình thành từ trong bụng mẹ:
Mầm răng của bé được hình thành vào khoảng tuần 6-7 của thai kỳ. Từ tuần thứ 16 của thai kỳ, men răng và ngà răng phát triển để bao bọc mầm răng. Sau đó, thân răng được hình thành để bao bọc phần chân răng và tủy răng là hệ thần kinh nằm phía bên trong. Thừ 6-7 tháng sau khi sinh, răng sữa của bé sẽ phát triển hoàn chỉnh và nhú ra khỏi lợi.
2.2. Vi khuẩn gây sâu răng có thể lây từ mẹ sang con:
Vi khuẩn gây sâu răng không có trong miệng bé ngay khi được sinh ra mà thực chất bị lây từ mẹ hoặc những người xung quanh thông qua việc hôn bé, bón thức ăn cho bé từ ống hút, đũa hay thía mà người lớn đã sử dụng. Vi khuẩn gây sâu răng nhanh chóng sinh sôi ngay khi răng nhú. Trong đó, thời gian từ 6 tháng – 3 tuổi là thời kỳ bé dễ nhiễm vi khuẩn sâu răng nhất. Với những em bé mà mẹ có nhiều răng sâu cũng có nguy cơ sâu răng từ sớm rất cao. Chính vì thế, việc giữ vệ sinh răng miệng không chỉ tốt cho mẹ mà còn quyết định sức khỏe răng miệng của bé sau này. Cách lý tưởng nhất là bắt đầu phòng ngừa sâu răng cho bé ngay từ khâu chăm sóc răng miệng của người mẹ trong thời kỳ mang thai.
3. Cách chăm sóc răng miệng cho mẹ bầu bị sâu răng:
– Chải răng 2 lần/ ngày vào mỗi buổi sáng và tối. – Làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa 1 lần/ngày. – Súc miệng sạch sau khi ăn.
Mẹ bầu bị sâu răng nên thường xuyên thăm khám bác sĩ tránh gây ảnh hưởng đến thai nhi(ảnh Internet)
4. Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị sâu răng:
– Tăng cường thực phẩm giàu canxi photpho: Chế độ dinh dưỡng của mẹ đặc biệt quan trọng trong quá trình hình thành răng bé gồm những khoáng chất như canxi, phốt pho… Thời kỳ này, nếu dinh dưỡng của người mẹ không hợp lý có thể khiến răng bé sau này yếu hoặc dễ bị sâu răng. Đặc biệt, canxi tốt cho quá trình phát triển răng, tạo nên hàm răng chắc khỏe. – Tăng cường sử dụng những nguồn thực phẩm giàu canxi: Đặc biệt bà bầu bị sâu răng cần lưu ý tăng cường sử dụng những nguồn thực phẩm giàu canxi như cua đồng, tôm téo, sữa và các sản phẩm từ sữa: sữa tiệt trùng, sữa chua,… hay vừng đen – trắng. Một số loại rau quả: chuối, cam, súp lơ xanh…. Để được tư vấn gói dịch vụ Thai sản trọn gói tại Bệnh viện Bảo Sơn, mẹ bầu vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 599 858 hoặc Hotline 091 585 0770 để được tư vấn miễn phí. bảo hiểm sức khỏe thai sản ngứa vùng kín trong thai kỳ
Sâu Răng Khi Mang Thai Ảnh Hưởng Như Thế Nào Đến Thai Nhi?
1.1. Phụ nữ mang thai dễ gặp các vấn đề về răng miệng hơn bình thường như sâu răng, viêm nha chu do
● Ốm nghén Đây là triệu chứng thường gặp ở phụ nữ mang thai. Ốm nghén, nôn mửa khiến acid từ dạ dày trào ngược lên miệng, bám lại ở răng. Bên cạnh đó, khi có triệu chứng nghén thai phụ rất khó chải sạch răng do có cảm giác mệt mỏi và ghê miệng. Hệ quả là các mảng bám này tích tụ lại gây sâu răng ở bà bầu.
● Thói quen ăn uống Do cần tăng cường dinh dưỡng cho cả mẹ và con, việc chia nhỏ và thêm nhiều bữa phụ trong ngày cho phụ nữ mang thai là hoàn toàn cần thiết. Tuy nhiên, có thể do sau ăn chưa làm sạch răng miệng hoặc do ăn quá nhiều đồ ăn chứa nhiều đường/acid nên dẫn đến bệnh sâu răng, viêm nhu chu,…
● Thiếu canxi Giai đoạn này mẹ cần cung cấp đủ canxi cho bào thai, nếu cung cấp thiếu, biểu hiện thường là răng mẹ dễ bị xốp, sâu răng.
● Thay đổi nội tiết tố Nội tiết tố nữ (hormone) như estrogen & progesterone tăng cao trong thai kỳ làm gia tăng lưu lượng máu đến nướu dễ gây viêm lợi, sâu răng hơn bình thường.
1.2. Nguy cơ sảy thai, sinh non gấp 2-3 lần ở những thai phụ bị sâu răng
Trên Thế giới đã có nhiều nghiên cứu chứng minh mối liên hệ giữa sâu răng và sinh non – sinh con nhẹ cân: Năm 1994, Collins và cộng sự đã chứng minh các vi khuẩn gram âm ở dưới nướu răng như: A. actinomycetemcomitans, P. gingivalis và những độc tố LPS của chúng hoạt hóa các tế bào trung gian miễn dịch, sản xuất ra các yếu tố gây cơn co tử cung, dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, tỷ lệ sinh non gấp 2-3 lần, sinh nhẹ cân (dưới 2.5kg).
Ngoài ra, mẹ bị sâu răng, viêm lợi khi mang thai sẽ khiến lượng canxi thai nhi nhận từ mẹ giảm sút, điều này cũng dẫn đến thai nhi nhẹ cân và không khỏe mạnh.
2. Sâu răng khi mang thai gây nguy cơ sâu răng cho bé khi sinh ra
2.1. Từ trong bụng mẹ răng của bé đã hình thành
Từ rất sớm, khoảng tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ mầm răng của bé đã được hình thành. Bao bọc mầm răng là men răng và ngà răng cũng phát triển từ tuần thứ 16. Tiếp đó, để bao bọc hệ thần kinh nằm phía bên trong phần chân răng và tủy răng thì hệ thống xương ổ răng được hình thành.
2.2. Khi mang thai bị sâu răng vi khuẩn có thể lây từ mẹ sang con
Do răng bé được hình thành rất sớm từ trong bụng mẹ nên khi mẹ bị sâu răng, một trong những con đường lây truyền bệnh chính là từ mẹ sang con.
Tại Nhật bản, trong một nghiên cứu đánh giá tình trạng sâu răng của con ở độ tuổi 2.5 bằng cách trước khi bé sinh ra đo nồng độ vi khuẩn gây sâu răng ở nước bọt của mẹ bầu. Kết quả đánh giá tình trạng của các bé 2.5 tuổi này sau đó cho thấy các bà mẹ bị sâu răng khi mang thai làm tỷ lệ sâu răng ở những trẻ sinh ra tăng cao hơn hẳn. Nghiên cứu tiếp tục kéo dài ở nhóm trẻ này khi lên 4.5 tuổi so với nhóm trẻ sinh ra từ các bà mẹ bầu không bị sâu răng, số lượng răng sâu trung bình tiếp tục tăng cao hơn.
Sâu răng khi mang thai có nên nhổ răng để loại trừ nguy cơ?
Nếu chưa bị sâu răng thì mẹ cần chăm sóc răng miệng thế nào để phòng tránh?
3. Có nên nhổ răng sâu khi đang mang thai?
Trả lời cho câu hỏi có nên nhổ răng sâu khi đang mang thai?
Một là, nếu không quá khẩn cấp, nhổ răng sâu giai đoạn mang thai thường sẽ được hoãn lại. Mẹ bầu nên đến nha khoa khi răng bị sâu, hư hỏng hoặc tổn thương nặng để được chẩn đoán kỹ lưỡng. Phương án chữa trị bảo tồn răng tạm thời sẽ được bác sĩ cân nhắc. Việc nhổ răng có thể được kéo dài cho đến khi sức khỏe mẹ đã dần ổn định trở lại sau khi sinh em bé.
Hai là, trường hợp mẹ bị sâu răng nặng, gây ảnh hưởng nhiều đến ăn uống, sức khỏe của mẹ bầu thì điều trị bằng hàn (trám) răng tạm thời sẽ được bác sĩ nha khoa chỉ định.
Ba là, khi răng của mẹ bị sâu quá nặng không hoãn được đến sau sinh cũng như điều trị bằng hàn răng không hiệu quả, bác sĩ sẽ chỉ định can thiệp nhổ răng.
3 tháng giữa thai kỳ (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) là thời điểm nhổ răng phù hợp nhất của phụ nữ mang thai. Vì thời gian 3 tháng đầu rất nhạy cảm, các tác động như nhổ răng rất dễ ảnh hưởng đến thai nhi. 3 tháng giữa thai nhi cũng khỏe mạnh hơn, dần thích nghi với cơ thể mẹ, đã ổn định hơn trong 3 tháng đầu. Còn 3 tháng cuối thai kỳ là thời điểm em bé lớn hơn gây chèn ép cơ thể không phù hợp cho thực hiện các phẫu thuật nhổ răng.
Trường hợp bắt buộc phải nhổ răng ở 3 tháng đầu hay 3 tháng cuối của thai kỳ khi răng hư hỏng nặng, phải có ý kiến chuyên môn của cả bác sĩ nha khoa và sản khoa.
4. Cách chăm sóc sức khỏe răng miệng tránh sâu răng cho bà bầu
4.1. Khám răng trong giai đoạn mang thai
– Thông báo với bác sĩ nha khoa hay kỹ thuật viên vào lần đăng ký khám đầu tiên về việc đang có thai hoặc có ý định mang thai để được thăm khám và điều trị đúng. – Không tự ý mua và sử dụng thuốc chữa các bệnh răng miệng nói riêng và các bệnh khác nói chung, cần theo chỉ định của bác sĩ. – Khám răng định kỳ 2-3 tháng/lần đối với phụ nữ có thai để phòng tránh nguy cơ sâu răng và các vấn đề răng miệng cho cả mẹ và thai nhi.
4.2. Chế độ dinh dưỡng và thói quen ăn uống khi mang thai
4.3. Chăm sóc răng miệng và theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường
Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng tránh sâu răng khi mang thai
Duy trì thói quen chăm sóc răng miệng dù trước hay trong khi mang thai bằng cách đánh răng ít nhất 2 lần/ngày mỗi buổi sáng và buổi tối, dùng chỉ nha khoa làm sạch răng, sử dụng nước muối hoặc nước súc miệng chuyên dụng.
Như đã nói ở trên, tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc các bệnh về răng miệng là rất lớn. Mẹ bầu cần theo dõi các triệu chứng răng miệng bất thường như đau răng, sưng lợi, chảy máu chân răng, nhiệt miệng, hôi miệng,… để đến nha sĩ kịp thời, điều trị sớm nhất tránh các biến chứng đáng tiếc.
4.4. Sử dụng Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu
Trong thời kỳ mang thai, sử dụng bất cứ sản phẩm gì mẹ cũng cần chú ý các thành phần của sản phẩm. Thành phần từ hóa học hay từ thiên nhiên? Thành phần đó có an toàn, có được dùng khi mang thai? Sản phẩm có được cung cấp bởi một nguồn uy tín, rõ ràng?
Lựa chọn kem đánh răng cũng vậy, cần hết sức lưu ý đến thành phần. Giữa vô vàn các loại kem đánh răng trên thị trường, mẹ đã biết chọn loại nào phù hợp nhất cho mình chưa? Điều này hẳn khiến các mẹ bầu hết sức băn khoăn.
Hiểu được điều đó, Tiến sĩ Nguyễn Phú Hòa (Giảng viên Viện đào tạo Răng – Hàm – Mặt, Trường ĐH Y Hà Nội) đã đưa ra lời khuyên các bà bầu nên sử dụng các loại kem đánh răng có nguồn gốc từ dược liệu. Trong thành phần của kem đánh răng có chứa các thành phần như vỏ quả cau, keo ong, đinh hương, cam thảo, một dược, muối tinh khiết,… giúp hoạt huyết, làm bền thành mạch, giúp răng lợi chắc khỏe từ gốc.
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu với các thành phần tự nhiên không chỉ làm sạch răng lợi như kem đánh răng thông thường mà còn an toàn. Hơn thế còn giúp nuôi dưỡng và bảo vệ răng lợi từ bên trong do tác động giúp tăng cường máu lưu thông dưới tủy răng và lợi. Các thành phần được đội ngũ dược sĩ nhiều năm kinh nghiệm phối hợp với các bác sĩ nha khoa để tăng tác dụng hiệp đồng chăm sóc răng miệng, chống sâu răng và các vấn đề răng miệng khác phụ nữ mang thai hay gặp phải. Bạn còn chần chờ gì mà chưa sắm ngay cho mình và gia đình 1 tuýp Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu?
Kem đánh răng dược liệu Ngọc Châu là lựa chọn hàng đầu bảo vệ răng miệng cho mẹ bầu
Fanpage Facebook: https://www.facebook.com/KemdanhrangDuoclieuNgocChau
Cách Chữa Răng Sâu An Toàn Cho Bà Bầu
Cách Chữa Răng Sâu An Toàn Cho Bà Bầu
Sâu răng khi đang mang thai không những gây cho mẹ bầu đau nhức răng mà còn ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, bà bầu không thể tùy tiện điều trị răng sâu trong thời gian mang thai. Vì thế phụ nữ mang thai cần có cách chữa răng an toàn, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé.
Có nhiều nguyên nhân khiến phụ nữ dễ bị sâu răng trong thời gian mang thai, như: cơ thể thay đổi các nội tiết tố, chế độ ăn uống của thai phụ, nhiều bà bầu ngại đánh răng vì sợ nôn ói… Từ đó những cơn đau răng khiến mẹ bầu không thể ăn uống bình thường dẫn đến tình trạng không đủ chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi.
Phụ nữ mang thai cần có cách chữa răng an toàn, đảm bảo sức khỏe của mẹ và bé
Nếu không chữa trị kịp thời, sâu răng còn có thể lan rộng ra vùng xung quanh hoặc tiến triển thành bệnh lý viêm tủy răng, áp xe răng… Những bệnh lý nguy hiểm này không những ảnh hưởng tới răng miệng mà còn làm hại đến toàn cơ thể và thai nhi.
Do đó, khi phát hiện răng sâu trong thời kì mang thai, các mẹ bầu nên sớm đến các trung tâm nha khoa uy tín để thăm khám và điều trị kịp thời, tránh tình trạng sâu răng lan rộng đến tủy gây viêm tủy, chết tủy.
Cách chữa sâu răng cho bà bầu an toàn
Theo các chuyên gia nha khoa, nếu bị sâu răng khi đang mang thai, các mẹ bầu nên sớm áp dụng phương pháp trám răng không sử dụng thuốc tê. Đây là cách chữa sâu răng cho bà bầu hiệu quả và đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, thai phụ nên chú ý đến thời gian phù hợp để trám răng.
Thời gian mẹ bầu có thể thực hiện trám răng là khi thai nhi được 4 – 6 tháng tuổi. Bởi trong khoảng 3 tháng đầu là thời điểm thai nhi đang phát triển các cơ quan, lúc này thai còn yếu nên tránh những tác động mạnh. Còn khoảng thời gian 3 tháng cuối thì thai đã phát triển đầy đủ và to nên việc đi lại của mẹ bầu cũng nên hạn chế. Hơn nữa, nếu mẹ bầu nằm trên ghế nha khoa quá lâu sẽ gây chóng mặt, đau nhức…
Trám răng là cách chữa sâu răng an toàn và hiệu quả cho bà bầu
Trám răng sẽ là phương pháp điều trị vượt trội hơn cả để khắc phục sâu răng cho bà bầu. Để thực hiện trám răng an toàn, nhanh chóng, không biến chứng thì nên lựa chọn nha khoa uy tín và các công nghệ trám răng an toàn.
Nếu giai đoạn đang mang thai không phù hợp để thực hiện trám răng thì các thai phụ hãy tham khảo những cách chữa sâu răng từ những nguyên liệu tự nhiên. Đây là những cách chữa sâu răng an toàn không gây biến chứng, giúp bạn giảm đau nhanh chóng giảm thiểu sâu răng rất tốt. Song sau khi sinh con và hồi phục sức khỏe, bạn mới đến nha khoa để khám và điều trị trám răng.
Cách chữa sâu răng bằng muối
Không chỉ giúp khử trùng, nước muối ấm còn giúp giảm đau răng hiệu quả trong trường hợp răng sâu gây ra những cơn đau nhức cho bà bầu. Đây là cách chữa khá đơn giản, dễ thực hiện và bà bầu có thể áp dụng hàng ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho mình.
Sau khi chải răng sạch, hãy súc miệng lại với hỗn hợp nước muối ấm trong khoảng 30 giây. Nước muối sẽ giúp sát trùng răng miệng, giảm đau họng, diệt khuẩn và bảo vệ răng khỏi sự tấn công của vi khuẩn.
Các mẹ bầu không nên sử dụng nước muối quá nhạt hoặc quá mặn. Sau khi súc miệng nước muối phải súc miệng lại bằng nước lọc để rửa hết lượng muối cũng như những mảng bám đã bong ra khi súc miệng với nước muối.
Cách chữa sâu răng bằng tỏi
Không chỉ là một gia vị thông dụng trong nấu ăn, tỏi còn được coi là một vị thuốc diệt sâu răng hiệu quả. Trong tỏi có chứa một số hoạt tính diệt khuẩn, kháng viêm và có khả năng giảm đau khá hiệu quả.
Tỏi có tính diệt khuẩn, kháng viêm và có khả năng giảm đau khá hiệu quả
Bà bầu hãy giã nát vài tép tỏi cùng với vài hạt muối trắng, sau đó đắp hỗn hợp này vào chỗ răng sâu trong khoảng 10 phút. Cơn đau răng sẽ giảm đi rõ rệt và nếu kiên trì thực hiện, trong một vài trường hợp sâu răng cũng sẽ biến mất.
Cách trị sâu răng bằng lá lốt
Có lẽ khá nhiều người ngạc nhiên với cách chữa sâu răng cho bà bầu bằng lá lốt. Tuy nhiên đây là phương pháp được nhiều người áp dụng thành công.
Lá lốt ức chế sự phát triển của răng sâu và giảm cơn đau nhức hiệu quả
Đặc tính của lá lốt là có vị cay, mùi thơm và có tác dụng giảm đau. Ngoài ra, trong thân cây và lá lốt có chứa alcaloid và tinh dầu, rễ cây chứa benzylacetat đều là những chất kháng khuẩn rất tốt.
Bạn có thể lấy cả thân, lá và rễ sắc lấy nước đặc và ngậm. Dùng trong khoảng 3-4 ngày sẽ ức chế sự phát triển của răng sâu và giảm cơn đau nhức hiệu quả.
Cách chữa sâu răng bằng gừng
Gừng có tính chất kháng khuẩn, có thể chữa lành các vết thương nhỏ, viêm sưng và các bệnh về răng miệng, trong đó có sâu răng.
Gừng tươi có thể chữa răng sâu rất tốt
Các mẹ bầu có thể giã nát gừng và bôi vào chỗ sâu răng vài lần/ngày. Hoặc cũng có thể trực tiếp cho 1 lát gừng vào chỗ răng sâu, cắn dập nát và nhai trong khoảng vài phút.
Với những bà bầu không chịu được vị cay của gừng tươi, có thể áp dụng cách uống trà gừng, bằng cách thái mỏng nhiều lát gừng rồi cho vào một chiếc cốc. Sau đó đổ nước sôi và ngâm trong khoảng 20 phút. Trà gừng tự pha sẽ dễ uống hơn rất nhiều mà vẫn có thể điều trị sâu răng hiệu quả.
Hầu hết các cách chữa sâu răng cho bà bầu từ nguyên liệu tự nhiên chỉ có thể giúp giảm đau, kháng viêm trong một thời gian nhất định, không thể chữa dứt điểm sâu răng, cũng như ngăn chặn hoàn toàn ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe và khả năng ăn nhai của mẹ bầu.
Chính vì thế, khi phụ nữ có thai gặp các vấn đề về răng miệng, đặc biệt là sâu răng, cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám và các bác sĩ sẽ tư vấn cụ thể phương pháp điều trị.
Bà Bầu Bị Đau Răng Sâu Có Sao Không? Phải Làm Sao?
Nguyên nhân khiến bà bầu bị đau răng
Bị sâu răng : Bà bầu bị đau răng sâu là do những mảng thức ăn bám trên răng sâu lâu ngày không được làm sạch. Các vi khuẩn báo trên cao răng và làm phá huỷ cấu trúc răng. Lúc đầu khi thức ăn mới bám vào thì không thấy hiện tượng gì nhưng khi lỗ sâu răng sâu hơn sẽ làm cho bà bầu thấy đau nhức âm ĩ rất khó chịu.
Những bệnh về nướu : Khi mang thai lượng hormone tăng cao và sự tăng cao của hormone như vậy làm cho chân răng bị chảy máu và sưng tấy là điều kiện tốt cho vi khuẩn dễ tấn công gây nên đau nhức răng.
Chăm sóc răng miệng không tốt : Trong những tháng đầu của thai kỳ mẹ bầu dễ mẫn cảm với tất cả những gì có mùi và trong đó có thể có cả kem đánh răng, cho nên có thể mẹ bầu lười đánh răng hơn. Hơn nữa lúc mang thai các mẹ hay thèm ăn vặt, ăn đêm,…sau khi ăn xong thì đi ngủ ngay mà không đánh răng. Đây chính là điều kiện cho vi khuẩn hoành hành.
Ảnh hưởng của răng khôn : Nguyên nhân gây đau răng có thể xuất phát từ răng khôn. Khi răng khôn bị viêm nhiễm làm cho vùng lợi bao quanh răng khôn bị đau nhức, thậm chí là bị sốt. Đối với những trường hợp này mẹ bầu cần đi khám bác sĩ để được tư vấn.
Không cung cấp đủ dinh dưỡng : Khi không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cơ thể sẽ làm cho cơ thể bị thiếu chất và có thể gây chảy máu chân răng, đặc biệt trong thời gian mang thai mẹ nên cung cấp đủ dinh dưỡng, chất vitamin, khoáng chất.
Bà bầu bị sâu răng có ảnh hưởng gì không ?
Bà bầu bị sâu răng tưởng chừng là hiện tượng đơn giản nhưng thực tế nó lại hết sức nguy hiểm nếu như chủ quan, không tìm cách khắc phục. Theo các chuyên khoa nha khoa, phụ nữ mang thai bị sâu răng có thể dẫn đến những mối nguy hiểm sau :
Tăng nguy cơ sinh non : Việc thay đổi thói quen sinh hoạt khiến các mẹ dễ mắc phải các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,…bởi hormone nữ tăng cao khi mang thai dễ gây ra hiện tượng viêm lợi. Đặc biệt theo nghiên cứu, phụ nữ bị sâu răng, viêm lợi sẽ dễ bị sảy thai và sinh non gấp 2-3 lần phụ nữ bình thường. Nghiêm trọng hơn bà bầu bị sâu răng dễ mắc chứng tiền sản giật, trẻ sinh ra nhẹ cân.
Bà bầu bị đau răng phải làm sao ?
Khi xảy ra tình trạng đau răng, trước hết các mẹ cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này. Các mẹ bầu cũng có thể áp dụng những biện pháp sau :
Cách phòng tránh đau răng cho bà bầu tại nhà
Dùng kem đánh răng cho răng nhạy cảm : Các mẹ bầu nên mua kem đánh răng dành cho răng nhạy cảm. Điều này có thể giúp giảm độ nhạy cảm và đau ở cả răng và nướu của các mẹ.
Dùng bàn chải đánh răng mềm : Lông cứng trên bàn chải đánh răng có thể gây ra nhiều kích ứng hơn. Thay bàn chải đánh răng của bạn bằng một bàn chải có lông mềm sẽ rất hữu ích.
Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi : Khi mang thai không nhận đủ canxi từ chế độ ăn của mẹ, chúng sẽ hấp thụ trực tiếp từ xương của mẹ. Canxi đảm bảo răng và nướu chắc khoẻ, do đó bạn hãy tăng cường canxi của bạn bằng cách các chất bổ sung hoặc thực phẩm giàu canxi như sữa, trứng, hải sản, các loại đậu,..
Súc miệng nước muối : Nước muối cho phép mọi vết thương ở miệng mau lành hơn, chống lại vi khuẩn và loại bỏ các hạt thức ăn có thể bị dính lại và gây sâu răng. Cách này tự nhiên, đơn giản và an toàn cho phụ nữ mang thai. Nếu các mẹ không thích nước muối có thể dùng các loại nước súc miệng khác nên dùng nước súc miệng kháng khuẩn hoặc fluoride, vì chúng nhẹ nhàng nhưng hiệu quả.
Đánh răng đều đặn : Giữ thói quen đánh răng 2 lần/ngày, và luôn đánh răng sau khi bạn bị ốm nghén để axit không tồn lại và làm mòn men răng.
Chế độ ăn uống lành mạnh : Vitamin C chống lại vi khuẩn, vitamin A chống lại bệnh nướu răng và chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho cả mẹ và bé.
Tránh các yếu tố kích hoạt : Tránh uống những đồ nóng, cay.
Bà bầu bị đau răng nên uống thuốc gì ? Các biện pháp giúp giảm đau tự nhiên như chườm đá lạnh, rễ cây lá lốt, ngậm gừng hay tỏi,…ngay tại nhà cũng rất hiệu quả. Nhưng không phải ai cũng có thể áp dụng được, vậy khi bà bầu bị đau răng nên uống thuốc gì ? để giảm đau nhanh chóng, thoát khỏi khó chịu này ? Bà bầu có thể sử dụng một vài loại thuốc giảm đau như paracetamol, aspirin. Thuốc kháng sinh amoxicyclin, tetracylin, doxycyclin,… Kết hợp các kháng sinh họ beta lactam và metronidazol giúp diệt vi khuẩn khá cao.
Ngoài ra, trong đông y cũng có những bài thuốc được điều chế từ thảo dược thiên nhiên có thể ngậm để giảm đau răng rất hiệu quả.
Tuy vậy, các biện pháp trên chỉ là tạm thời, ức chế các vi khuẩn phát triển chứ không trị dứt điểm, trong một vài trường hợp đau răng dữ dội, mẹ bầu nên đến nha khoa để được tiến hành nạo sạch vết sâu rồi thực hiện thao tác trám hoặc bọc sứ cho răng. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc uống để tránh gây ảnh hưởng đến cho thai nhi.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sâu Răng Khi Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!