Bạn đang xem bài viết Siêu Âm Nhiều Có Hại Không Nên Siêu Âm Bao Nhiêu Lần Trong Thai Kỳ? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Siêu âm thai là gì?
Siêu âm thai là một phương pháp chẩn đoán y khoa, sử dụng sóng âm để thu được hình ảnh của thai nhi và nhau thai cũng như tử cung và nhiều cơ quan khác nằm trong khung xương chậu. Phương pháp này giúp các bác sĩ theo dõi sự phát triển của thai nhi đồng thời phát hiện những dấu hiệu bất thường của thai nhi nếu có.
Siêu âm thai là một kiểm tra khá phổ biến hiện nay. Tuy không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khỏe của mẹ và bé song các chuyên gia y khoa vẫn khuyên các mẹ không nên quá lạm dụng siêu âm thai.
Siêu âm thai nhi, theo dõi sự phát triển của con yêu
2. Siêu âm thai để làm gì?
Siêu âm thai được thực hiện định kỳ theo từng giai đoạn của thai kỳ hoặc được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ nhằm:
– Kiểm tra, xác định vị trí và sự phát triển của thai nhi.
– Trong giai đoạn đầu của thai kỳ, siêu âm thai giúp các bác sĩ biết được chính xác vị trí nằm của thai nhi, thai nằm ở vị trí bình thường hay thai nằm ngoài tử cung. Việc phát hiện thai nằm ngoài tử cung sớm có nghĩa rất quan trọng, giúp ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
– Kiểm tra, phát hiện dị tật ( nếu có).
– Sau tuần thứ 38 siêu âm thai được tiến hành nhằm kiểm tra vị trí nằm của em bé là bình thường hay là ngược.
– Trong trường hợp thai quá ngày dự sinh, siêu âm thai cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định nhằm kiểm tra xem em bé sắp sinh chưa.
– Ngoài ra, siêu âm thai nhằm theo dõi thai nhi khi mẹ làm các xét nghiệm như: nội soi thai, chọc dò ối hoặc hỗ trợ kỹ thuật mổ lấy thai.
Siêu âm thai giúp xác định vị trí và sự phát triển của thai nhi
3. Siêu âm nhiều có hại đến thai nhi không?
Khi tiến hành khảo sát, điều tra về siêu âm thai, với câu hỏi ” trong thời kỳ mang thai đã từng siêu âm bao nhiêu lần” thì có rất nhiều người có câu trả lời là đi khám và siêu âm thai đều đặn 9 – 10 lần. Có người mới chỉ mang thai tới tuần 19 thôi, đã tiến hành 15 lần siêu âm bao gồm cả 2D và 4D, thậm chí có người siêu âm tới 35 lần.
Đây là một thực trạng khá phổ biến ở Việt Nam hiện nay. Tuy rằng, có rất nhiều mẹ biết siêu âm nhiều là không cần thiết, tuy nhiên vẫn muốn đi siêu âm nhiều lần.
Theo GS TS. Vương Tiến Hòa, bác sĩ sản phụ khoa ở Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết: “Siêu âm thai là một kiểm tra cần thiết giúp theo dõi sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều phòng khám đang lạm dụng siêu âm.”
Theo các chuyên gia về sản phụ khoa, nếu tiếp xúc ở mức độ vừa phải, hợp lý cả về thời gian lẫn cường độ thì sóng siêu âm thai hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Siêu âm nhiều là không cần thiết nếu mẹ và bé hoàn toàn bình thường
4. Khi nào thì nên siêu âm thai?
Theo các bác sĩ, siêu âm thai là cần thiết, nhưng nếu siêu âm thai nhiều lần, cần có chỉ định của bác sĩ. Đối với những sản phụ có thai nhi khỏe mạnh, không nên lạm dụng siêu âm thai.
Trong một thai kỳ bình thường, sản phụ, thai nhi khỏe mạnh thì nên đi khám thai và siêu âm thai vào 3 thời điểm quan trọng nhất gồm:
3 tháng đầu của thai kỳ khi thai được 12-14 tuần tuổi
Đây là giai đoạn có thể xác định chính xác nhất tuổi thai, dự kiến ngày sinh, xác định số lượng thai. Đặc biệt là đối với những thai phụ quên hoặc không nhớ chính xác ngày kinh cuối hoặc là thai phụ có kỳ kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, đây cũng là lần siêu âm duy nhất để có thể đo độ mờ da gáy, nhằm dự đoán những nhiễm sắc thể bất thường, đồng thời phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường ở thai nhi.
3 tháng giữa thai kỳ ( thai ở tuần thứ 22-24)
Mục đích là để nhận biết hình thể thai nhi đồng thời phát hiện dấu hiệu bất thường của thai nhi cũng như các dị tật bẩm sinh ở trẻ như: hở hàm ếch, sứt môi, nội tạng, dị dạng ở các cơ quan, …
3 tháng cuối của thai kỳ( thai nhi ở tuần thứ 32-34)
Mục đích là để phát hiện ra những dấu hiệu bất thường ở não, tim và mạch máu… những dấu hiệu này phải đến giai đoạn cuối ở thai kỳ mới có thể phát hiện. Ngoài ra, siêu âm ở giai đoạn này còn giúp chẩn đoán cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, dây rốn,…
Vậy tóm lại, siêu âm nhiều có hại không? Hiện nay chưa có bằng chứng khoa học về siêu âm nhiều có hại cho bé nhưng nhưng cũng không nên quá lạm dụng, đặc biệt là những sản phụ và thai nhi khỏe mạnh.
Nên siêu âm thai vào 3 mốc thai kỳ quan trọng nhất
5. Siêu âm thai ở đâu uy tín?
Siêu âm thai để kết quả chính xác cần thực hiện ở các cơ sở uy tín.
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là cơ sở y tế có đội ngũ y bác sĩ nhiều kinh nghiệm trong nghề và được trang thiết bị máy móc hiện đại giúp bạn có những chẩn đoán chính xác nhất.
MEDLATEC hiện đang cung cấp các dịch vụ siêu âm để gia đình và các bà mẹ có thể theo dõi được quá trình phát triển của thai nhi. Dịch vụ này hiện được các thai phụ hoàn toàn tin tưởng và đánh giá rất cao.
Các bác sỹ của MEDLATEC sẽ đưa ra những lời khuyên để quá trình phát triển của thai nhi được diễn ra hoàn hảo nhất, đảm bảo rằng thai nhi có một sức khỏe tốt trước khi chào đời.
Các thai phụ khi cần siêu âm cũng như sử dụng các dịch vụ khác của MEDLATEC thì hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
Siêu Âm Nhiều Có Hại Không, Nên Siêu Âm Vào Thời Điểm Nào Của Thai Kỳ?
1. Tìm hiểu về phương pháp siêu âm
Siêu âm là một thiết bị có thể ghi nhận hình ảnh bên trong cơ thể của bạn. Nhờ phương pháp này, bác sĩ có thể quan sát được các bộ phận bên trong cơ thể con người như gan, ruột, lách,… tuy nhiên ở đây chúng ta chỉ xin bàn về thai nhi trong bụng mẹ.
Đối với phụ nữ mang thai, khi siêu âm bác sĩ và người mẹ sẽ có thể quan sát được em bé ở bên trong tử cung như kích cỡ của thai nhi,có bao nhiêu em bé bên trong tử cung, tim đập của thai nhi nhanh hay chậm, các cơ quan cơ thể có bình thường không, dự tính ngày sinh cho mẹ bầu,…
Khi ghi nhận hình ảnh siêu âm có thể cho kết quả hình ảnh hoặc video ra máy tính, và nhân viên y tế sẽ in lại hình ảnh này cho bạn.
Siêu âm nhiều có hại không là quan tâm đặc biệt của các mẹ bầu
2. Siêu âm nhiều có hại không?
Theo các nghiên cứu trên thế giới đang chỉ ra tác hại của siêu âm có thể ảnh hưởng tới thính lực của thai nhi khi thực hiện nhiều lần. Tuy nhiên lại có nhiều nhà khoa học và các bác sĩ cam đoan cho rằng sóng siêu âm quá thấp để có thể gây ảnh hưởng tới thai nhi ở trong bụng mẹ. Đây thực sự vẫn là câu hỏi chưa có lời giải đáp thực sự, tuy nhiên để đảm bảo tốt nhất thì các mẹ bầu không nên siêu âm quá nhiều, lạm dụng việc siêu âm để đảm bảo sức khỏe của thai nhi trong bụng.
3. Nên siêu âm bao nhiêu lần là tốt nhất
Hiện nay có không ít các bà mẹ lạm dụng kỹ thuật siêu âm với mong muốn được nhìn thấy thai nhi trong bụng và muốn biết thai nhi có phát triển bình thường. Mục đích cũng chính là để thỏa mãn tò mò với thai nhi trong bụng, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang thai lần đầu.
Theo một khảo sát đã cho thấy, hầu hết các phụ nữ trong giai đoạn thai kỳ đều đi siêu âm đến 9 lần, tức là trung bình mỗi tháng 1 lần, một số trường hợp trong cả giai đoạn thai kỳ còn siêu âm lên đến 20 lần. Đây thực sự là một con số đáng để báo động.
Mọi người thường nói rằng cái gì nhiều quá cũng không tốt, chính vì thế để đảm bảo an toàn cho thai nhi bạn chỉ nên đi siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để có thể đảm bảo sức khỏe cho chính mình và con yêu.
Vậy nên siêu âm bao nhiêu lần là tốt nhất?
Như đã nói ở trên mẹ bầu không nên lạm dụng việc siêu âm thai, tuy nhiên vẫn cần phải siêu âm để có thể biết được tình hình phát triển của thai kỳ. Theo lời khuyên của các bác sĩ thì đối với một thai kỳ, người mẹ chỉ nên siêu âm 3 lần là đủ. Tức là sẽ siêu âm vào 3 thời điểm quan trọng đó là siêu âm 3 tháng đầu, siêu âm 3 tháng giữa và siêu âm 3 tháng cuối. Đây là 3 mốc quan trọng mà người mẹ bắt buộc phải siêu âm để đảm bảo biết thai nhi trong bụng phát triển bình thường.
Theo lời khuyên từ bác sĩ các mẹ bầu chỉ nên siêu âm 3 lần trong cả giai đoạn thai kỳ
4. Nên siêu âm vào thời điểm nào của thai kỳ
Chỉ nên siêu âm 3 lần trong cả giai đoạn thai kỳ, vậy nên siêu âm vào tuần thứ mấy để đảm bảo cho kết quả tốt nhất.
Tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ
Đây là giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ, siêu âm tuần thứ 12 – 14 của thai kỳ là mốc thích hợp nhất để bác sĩ xác định tuổi thai và độ mờ da gáy của thai. Mục đích là để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như: bệnh Down, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành,….
Tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ
Đây là giai đoạn giữa của thai kỳ, siêu âm ở tuần thứ 21 – 24 của thai kỳ giúp bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi như: dị dạng của các cơ quan nội tạng, hở hàm ếch,…
Tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ
Giai đoạn cuối của thai kỳ, bạn nên siêu âm ở tuần thứ 30 – 32 của thai kỳ. Siêu âm vào thời điểm này giúp phát hiện được những bất thường về hình thể của thai nhi cũng như những dấu hiệu ở mạch máu, ở tim, ở não.
Ngoài ra siêu âm vào giai đoạn này còn giúp bác sĩ chẩn đoán cân nặng, ngôi thai, nước ối, bánh nhau,… để có thể dự đoán trước ngày sinh của mẹ.
Siêu âm giai đoạn cuối giúp cho bác sĩ có thể dự đoán trước ngày sinh cho mẹ bầu có thể chuẩn bị tinh thần
5. MEDLATEC – Địa chỉ siêu âm an toàn, nhanh chóng, chính xác
Đọc đến đây chắc hẳn bạn đã có thể trả lời cho thắc mắc siêu âm nhiều có hại không. Bên cạnh việc siêu âm đúng số lần, đúng thời điểm thì lựa chọn địa chỉ để thực hiện siêu âm cũng rất quan trọng. Bởi hiện nay có không ít các cơ sở y tế mọc lên, nhưng không phải địa chỉ nào cũng đảm bảo chất lượng, an toàn. Vì thế lời khuyên cho bạn là hãy tìm đến những bệnh viện lớn để thực hiện thăm khám bệnh.
MEDLATEC – địa chỉ tin cậy của nhiều khách hàng trên cả nước
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ để siêu âm thì hãy đến ngay với bệnh viện đa khoa MEDLATEC. Với kinh nghiệm 23 năm trong lĩnh vực này, chúng tôi đảm bảo sẽ mang lại cho khách hàng sự hài lòng khi sử dụng dịch vụ ở đây.
MEDLATEC sở hữu đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, có chuyên môn cao và tâm huyết với nghề sẽ dốc lòng vì bệnh nhân của mình. Ngoài ra, bệnh viện còn được đầu tư trang thiết bị, kỹ thuật hiện đại, tiên tiến để có thể hỗ trợ tốt nhất cho các khách hàng đến thăm khám bệnh.
Siêu Âm Thai Nhiều Lần Có Tốt Không?
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Anh Tú – Bác sĩ Chẩn đoán hình ảnh – Khoa Chẩn đoán hình ảnh – Bệnh viện đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng
Trong suốt quá trình mang thai, sản phụ sẽ được siêu âm rất nhiều lần, để bác sĩ đánh giá sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi và sức khỏe của sản phụ. Như vậy siêu âm thai nhiều lần có tốt không?
1. Các loại siêu âm thai nhi hiện nay?
Siêu âm thai nhi là kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh sử dụng sóng âm thanh để tạo ra hình ảnh của thai nhi trong tử cung. Siêu âm thai được thực hiện định kỳ theo từng giai đoạn của thai kỳ nhằm xác nhận sự phát triển của thai nhi và ước tính tuổi thai. Thai nhi phát triển tốt, sản phụ sẽ được tiếp tục siêu âm ở các tháng tiếp theo cho đến khi sinh. Nếu nghi ngờ có vấn đề, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm theo dõi thường xuyên hoặc thực hiện thêm các kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh khác như chụp MRI.
Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?
Có hai loại siêu âm thai chính:
Siêu âm qua âm đạo (Transvaginal ultrasound): Với loại siêu âm thai này, một thiết bị dạng đũa gọi là đầu dò sẽ được đặt trong âm đạo của sản phụ để phát ra sóng âm thanh và thu thập các sóng phản dội lại để tạo nên hình ảnh của thai nhi. Siêu âm qua âm đạo được sử dụng trong những tháng đầu mang thai. Ngoài ra, loại siêu âm này cũng có thể được thực hiện nếu siêu âm vùng bụng không cung cấp đủ thông tin.
Siêu âm vùng bụng: Siêu âm thai được thực hiện bằng cách di chuyển đầu dò trên thành bụng của sản phụ.
Hiện nay có rất nhiều loại siêu âm thai nhi qua vùng bụng khác nhau, bao gồm:
Siêu âm 3D: Loại siêu âm này đôi khi được sử dụng để giúp bác sĩ phát hiện các bất thường trên khuôn mặt hoặc khuyết tật ống thần kinh của thai nhi.
Siêu âm Doppler: Siêu âm Doppler đo những thay đổi nhỏ trong sóng siêu âm khi chúng bật ra khỏi các vật thể chuyển động, chẳng hạn như tế bào máu. Kỹ thuật có thể cung cấp chi tiết về dòng tuần hoàn máu của thai nhi.
Siêu âm tim thai: Kỹ thuật này nhằm kiểm tra và cung cấp hình ảnh chi tiết về trái tim của thai nhi, sau đó, bác sĩ sử dụng để xác định các dị tật tim bẩm sinh.
2. Tại sao sản phụ lại cần siêu âm?
Thực hiện siêu âm trong ba tháng đầu nhằm khẳng định sản phụ có thai, kích thước và vị trí của thai xác định số lượng thai nhi và ước tính tuổi thai. Siêu âm cũng có thể được sử dụng để sàng lọc các bệnh di truyền trong ba tháng đầu và sàng lọc các bất thường của tử cung hoặc cổ tử cung của sản phụ.
Trong ba tháng tiếp theo và ba tháng cuối, siêu âm được thực hiện để đánh giá một số đặc điểm của thai nhi như đặc điểm giải phẫu. Thời điểm thực hiện thường diễn ra trong khoảng từ tuần thứ 18 đến tuần thứ 20.
Bác sĩ sử dụng kỹ thuật chẩn đoán siêu âm thai nhi để:
Xác nhận mang thai và vị trí của thai: Một số thai có thể phát triển bên ngoài tử cung, trong ống dẫn trứng. Do đó, siêu âm thai có thể giúp bác sĩ phát hiện trường hợp thai ngoài tử cung để có hướng xử lý kịp thời.
Xác định tuổi thai: Khi biết tuổi thai, bác sĩ sẽ dự kiến ngày sinh và lên lịch, theo dõi các mốc quan trọng khác trong suốt thai kỳ.
Xác nhận số lượng em bé: Nếu bác sĩ nghi ngờ đa thai, siêu âm được thực hiện để phát hiện số lượng thai nhi trong tử cung.
Đánh giá sự tăng trưởng của thai nhi: Bác sĩ sử dụng siêu âm để xác định xem liệu thai nhi đang phát triển với tốc độ bình thường hay không và theo dõi chuyển động, nhịp thở và nhịp tim của thai.
Tìm nguyên nhân của các triệu chứng bất thường: Nếu sản phụ bị chảy máu hoặc có các biến chứng khác, siêu âm có thể giúp bác sĩ xác định nguyên nhân.
Thực hiện các xét nghiệm khác: Bác sĩ có thể sử dụng siêu âm để hướng dẫn vị trí chọc kim trong các xét nghiệm tiền sản như chọc ối hoặc lấy mẫu lông nhung màng đệm.
Xác định vị trí của thai trước khi sinh.
3. Siêu âm thai nhiều có sao không?
Theo một nghiên cứu mới gần đây cho thấy siêu âm không gây ra bất kỳ tổn hại lâu dài nào cho thai đang phát triển trong tư cung. Các nhà nghiên cứu đã so sánh sự tăng trưởng về thể chất và phát triển của khoảng 2.700 trẻ em ở độ tuổi 1, 2, 3, 5 và 8. Tất cả trẻ em đều được siêu âm khi mang thai trong đó khoảng một nửa đã được siêu âm ít nhất năm lần trong thời gian mẹ mang thai và nửa còn lại chỉ một lần.
Kết quả cho thấy kích thước của trẻ sơ sinh tương tự nhau ở cả hai nhóm và không có sự khác biệt đáng kể về lời nói, ngôn ngữ, hành vi và sự phát triển thần kinh của trẻ giữa hai nhóm.
Tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, với trang thiết bị hiện đại nhất, với các dòng máy siêu âm tiên tiến nhất trên thế giới cùng đội ngũ bác sĩ sản khoa giàu kinh nghiệm trong chẩn đoán và can thiệp trước sinh sẽ là địa chỉ tin cậy để theo dõi sản khoa và khám phát hiện sớm các dị tật thai nhi.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Video đề xuất: Chăm sóc sức khỏe phụ nữ mang thai: Cảm nang mẹ bầu cần biết
Siêu Âm Đầu Dò Nhiều Có Hại Không Tới Thai Nhi Ở Trong Bụng?
Phương pháp siêu âm đầu dò được thực hiện khi bác sĩ nghi ngờ bạn mắc các bệnh lý ở ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung, cổ tử cung hay vòi trứng. Bên cạnh đó, siêu âm đầu dò sẽ giá được sự rụng trứng và phát triển của trứng cũng như độ dày của niêm mạc.
Thông thường hình thức siêu âm đầu dò được áp dụng với phụ nữ mới mang thai đã từng siêu âm thành bụng nhưng không có kết quả. Áp dụng biện pháp siêu âm đầu dò sẽ giúp chẩn đoán được việc mang thai ngoài tử cung và biết được tim thai sớm. Đối với phụ nữ có thai lớn nhưng nghi ngờ vị trí thai che khuất sóng siêu âm thì nên tiến đi siêu âm đầu dò. Hình thức này mang lại kết quả chuẩn xác hơn siêu âm thành bụng.
Những thông tin này cũng phần nào giúp bạn tự trả lời câu hỏi siêu âm đầu dò nhiều có hại không?
Siêu âm đầu dò nhiều có hại không?
Có lẽ câu hỏi siêu âm đầu dò nhiều có hại không là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Trên thực tế siêu âm đầu dò là hình thức cần phải được thực hiện bởi những kỹ thuật chuyên sâu và bác sĩ giàu kinh nghiệm để tránh gây tổn thương cho tử cung và cổ tử cung.
Tuy nhiên, siêu âm đầu dò cũng có thể kích thích cổ tử cung, vì vậy mà nếu như thai nhi quá yếu, bác sĩ không chỉ định cách siêu âm này. Tốt nhất việc thực hiện nên ở các cơ sở y tế trình độ chuyên môn cao tránh các rủi ro trong quá trình thực hiện.
Tuy nhiên, việc siêu âm đầu dò cũng có thể làm kích thích tử cung, nên trong các trường hợp thai nhi quá yếu bác sĩ sẽ không cho phép thực hiện phương pháp này. Vì vậy, không nên lạm dụng quá nhiều hình thức siêu âm đầu dò. Để có kết quả chính xác và tránh rủi ro bạn nên thực hiện ở những bệnh viện uy tín và Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc là một trong những địa chỉ tin cậy cho chị em khi muốn thực hiện siêu âm đầu dò. Với đội ngũ bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trong nước và quốc tế giàu kinh nghiệm cùng với cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại tiên tiến nhất mang đến kết quả chẩn đoán chính xác nhất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Siêu Âm Nhiều Có Hại Không Nên Siêu Âm Bao Nhiêu Lần Trong Thai Kỳ? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!