Đó là thông điệp mà chuyên gia Soren Kirchner đã gửi gắm tới các bạn sinh viên trong chương trình Small talk với chủ đề: “TPP – cơ hội và thách thức đối với sinh viên Việt Nam”, diễn ra ngày 27/10/2015 tại Tòa nhà PTI số 32 Yên Lãng – Thái Thịnh II- Hà Nội.

Small talk với chủ đề: “TPP – cơ hội và thách thức đối với sinh viên Việt Nam”, do Tổ chức giáo dục PTI phối hợp với Viện Quản trị kinh doanh – Đại học Đông Đô Hà Nội tổ chức cùng sự tham gia thuyết giảng của chuyên gia Soren Kirchner – Giám đốc đối ngoại Tổ chức giáo dục PTI, phụ trách các vấn đề hợp tác quốc tế. Giám đốc điều hành của Hiệp hội quản trị toàn cầu Mỹ, Ông Triệu Văn Dương – Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục PTI cùng sự tham gia của các vị khách mời, các bạn sinh viên khoa Quản trị kinh doanh và khoa Quan hệ quốc tế – Đại học Đông Đô Hà Nội. Chương trình đã mang đến cho các bạn sinh viên những hiểu biết thú vị về TPP cũng như những định hướng thực tiễn giúp các bạn tự tin khi theo ngành học mà mình đã lựa chọn.

 

Chuyên gia Soren Kirchner chia sẻ về chủ đề “TPP-  cơ hội và thách thức đối với sinh viên Việt Nam”

Trước thềm Việt Nam gia nhập TPP, đây cũng là giai đoạn các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam đang gấp rút trang bị cho mình những “công cụ” thật tốt để sẵn sàng với “cuộc chơi” đầy màu sắc của TPP. Tuy nhiên, lại có không ít tổ chức, doanh nghiệp tỏ ra hoang mang, lo lắng trước sự kiện này.

Trong phần đầu của chương trình, chuyên gia Soren Kirchner đã đưa ra những chia sẻ rất bổ ích với những dẫn chứng điển hình trong sự phát triển kinh tế của hai quốc gia Singapore và Việt Nam. Trong câu chuyện về sự phát triển bao gồm tất cả các yếu tố từ lịch sử, văn hóa đến năng lực, con người hay nguồn tài nguyên thiên nhiên, những lợi thế mà tạo hóa ban tặng cho mỗi quốc gia. Từ đó giúp các bạn sinh viên hiểu được điểm yếu, điểm mạnh của mỗi quốc gia cũng như cơ hội, thách thức khi hiệp định TPP được chính thức triển khai sâu rộng.  Đây là hiệp định mang tính bước ngoặt, sẽ làm thay đổi cuộc chơi trong nền thương mại Việt Nam và Quốc tế.

12

Các bạn sinh viên đang chăm chú nghe chuyên gia chia sẻ

TPP được kỳ vọng là mô hình mới về hợp tác kinh tế khu vực, tạo thuận lợi tối đa cho thương mại, đầu tư và nếu có thể sẽ trở thành hạt nhân để hình thành  FTA chung cho toàn khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Việt Nam là quốc gia được đánh giá có vai trò quan trọng đối với các nước trong đàm phán TPP, bởi Việt Nam là quốc gia có thị trường khá hấp dẫn, có thể đem lại giá trị gia tăng tương đối lớn cho các nước tham gia đàm phán. Tuy nhiên, TPP sẽ tạo sức ép cạnh tranh lớn do vậy mà những doanh nghiệp đã và đang phát triển bền vững sẽ tồn tại còn các doanh nghiệp yếu kém sẽ tự loại bỏ mình khỏi cuộc chơi.

Đó là với doanh nghiệp? Còn với các bạn sinh viên thì sao? Các bạn cần phải trang bị cho mình những gì khi nền kinh tế của đất nước mở cửa và thay đổi nhanh chóng như vậy? Theo ông Soren Kirchner, các bạn cần có một hành trang vững chãi đó là sự tích lũy vốn kiến thức chuyên môn, kiến thức xã hội và đặc biệt là ngoại ngữ. Vì trong cuộc chơi này, “các bạn phải trở thành những ông chủ thật tài thì mới có thể tồn tại và phát triển được”.

Sau phần diễn giảng, dẫn dắt của chuyên gia Soren Kirchner, phần hai của chương trình có sự tham gia của Ông Triệu Văn Dương – Tổng giám đốc Tổ chức giáo dục PTI đã làm cho không khí của buổi small talk thêm sôi nổi và hấp dẫn.

Có rất nhiều câu hỏi được các bạn sinh viên hai khoa Quản trị kinh doanh và Quan hệ quốc tế gửi tới các chuyên gia và nội dung chủ yếu tập trung vào các vấn đề cơ bản như; Việt Nam là nước nông nghiệp, vẫn còn tồn tại thực trạng lười lao động, lười suy nghĩ. Khi gia nhập TPP giải pháp cần để cải thiện là gì? Cần làm gì để các doanh nghiệp Việt Nam phát triển nhanh và bền vững khi gia nhập TPP…

 

Trả lời những câu hỏi nêu trên của các bạn sinh viên, chuyên gia Soren Kirchner nhấn mạnh; Các doanh nghiệp Việt Nam muốn hội nhập và phát triển kịp với thời cơ mới cần rất nhiều giải pháp trong đó chú trọng việc tái cấu trúc doanh nghiệp và cổ phần hóa tránh tình trạng phải đóng cửa doanh nghiệp gây tổn thất kinh tế và người lao động không có việc làm. Liên quan đến lĩnh vực phát nông nghiệp của Việt Nam, theo chuyên gia Soren Kirchner; hạt giống cũng cần phải có bản quyền vì vậy Việt Nam nên trồng và phát triển những cây ăn quả có giá trị hơn là gieo trồng những cây bằng hạt giống.

Còn theo ông Triệu Văn Dương, giải pháp đưa ra khi Việt Nam gia nhập TPP – với kinh nghiệm và vai trò của một nhà quản lý điều hành doanh nghiệp ông Dương sẽ chú trọng đầu tư vào các lĩnh vực then hốt và đầu tư cho giáo dục sẽ được đặt lên hàng đầu với các dự án mở như; có thể chia đất nước thành nhiều đặc khu kinh tế khác nhau, thu hút đầu tư nước ngoài, thành lập các trung tâm giáo dục quốc tế. Ở mỗi đặc khu kinh tế sẽ có một trường đại học. Cùng với các chính sách mở, thủ tục nhanh gọn thu hút học sinh, sinh viên tham gia các khóa học chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thực tiễn mà không cần phải ra nước ngoài học giúp tiết kiệm chi phí. Và tiếp theo, sau giáo dục sẽ là y tế, công nghệ thông tin và tài chính ngân hàng.

Trả lời câu hỏi “làm thế nào để các doanh nghiệp phát triển nhanh và bền vững”, ông Triệu Văn Dương cho rằng; sự phát triển của các doanh nghiệp về quy mô lớn hay nhỏ không phải là điều quan trọng mà quan trọng phải hội tụ được các yếu tố; Tinh – Gọn – Thông minh. Ứng dụng khoa học công nghệ hiện đại vào sản xuất, thu hút các doanh nghiệp lớn của nước ngoài vào để phát triển đồng thời tạo cơ hội công ăn việc làm cho người lao động.

11

Các bạn sinh viên tặng hoa cảm ơn sự tham gia của ông Soren và ông Triệu Văn Dương.

Tổng kết chương trình, các chuyên gia một lần nữa khảng định; TPP là cuộc chơi của các ông chủ lớn, của các tập đoàn kinh tế đa quốc gia. Do vậy mà doanh nghiệp nào đã và đang phát triển bền vững, có chiến lược đi đúng hướng thì sẽ hội nhập dễ dàng ngược lại những doanh nghiệp yếu kém thì sẽ tự mình loại bỏ khỏi cuộc chơi. Cũng như vậy, các bạn hãy tự tin lên, học tập hết mình, không ngừng tìm tòi sáng tạo và hiểu biết thì một tương lai tươi sáng rất gần sẽ đến với các bạn không phải ở đâu xa mà ngay tại đất nước chúng ta.

Ý kiến của các bạn sinh viên sau khi tham gia chương trình:

Bạn Đinh Thị Giang: sinh viên năm thứ hai khoa Quan hệ quốc tế – Đại học Đông Đô.

 

Em xin gửi lời cảm ơn tới Tổ chức giáo dục PTI và Viện quản trị kinh doanh – Đại học Đông Đô đã tổ chức chương trình này để chúng em được tham gia. Đây là lần đầu tiên em được tham gia một buổi nói chuyện với chuyên gia của PTI về chủ đề TPP. Em thấy đây là một chương trình rất bổ ích đối với sinh viên chúng em. Em cũng đã đọc một số thông tin về TPP trên các phương tiện thông truyền thông nhưng không đủ hiểu. Buổi nói chuyện này giúp em hình dung được xu hướng phát triển của nền kinh tế mở và điều mà em rút ra được trong ngày hôm nay là việc mình phải nỗ lực học tập nhất là ngoại ngữ để có thể có được cơ hội việc làm tốt sau khi ra trường.

Bạn Hoa Thị Vân Anh: sinh viên năm thứ nhất khoa Quản trị kinh doanh – Đại học Đông Đô.

Em cảm thấy rất vui khi được tham gia chương trình này. Một chương trình giúp chúng em được gợi mở rất nhiều điều. Mặc dù em chưa hình dung hết được bối cảnh kinh tế và xu hướng chuyển đổi khi Việt Nam gia nhập TPP. Nhưng đúng là vấn đề em đang rất quan tâm. Những chia sẻ của các Thầy khiến bản thân em như được tiếp thêm sức mạnh, em như có thêm động lực để cố gắng học thật tốt. Em mong muốn Tổ chức giáo dục PTI thường xuyên tổ chức các chương trình như này cho chúng em được tham gia học hỏi và giao lưu. Em xin trân trọng cảm ơn!

Viện Quản trị kinh doanh _ Đại Học Đông Đô

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *