Bạn đang xem bài viết Std Lưu Động Cho Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Xe xét nghiệm HIV/STD lưu động cho phụ nữ mang thai
23/06/2014 15:49
5,884
7,272
23/06/2014 15:49
Theo tin của The Body, một chiếc xe ô tô làm dịch vụ vui chơi giải trí đã nhận “lồng ghép” dịch vụ cung cấp các xét nghiệm HIV và các bệnh lây truyền qua đường tình dục (STD) miễn phí và bí mật của Phòng khám chữa bệnh lưu động Know Now, bang New Mehico, Mỹ.
Một nhóm khách hàng ưu tiên nữa của xe lưu động này là phụ nữ mang thai. Họ sẽ được tư vấn, xét nghiệm HIV/STD cũng như được siêu âm miễn phí.
Theo TheBody, ACĐ714
Facebook a Comment
Những Lưu Ý Dành Cho Phụ Nữ Mang Thai Tháng Thứ 2
Khi mang thai tháng thứ 2, có một số mẹ thấy nhiều mạch máu nổi rõ hơn trên bụng, ngực và đùi. Mẹ cũng cần biết là mình có thể sẽ bị đau xương chậu khi mang thai gây nhức và sưng nữa.
Khi mang thai tháng thứ 2, mẹ thấy nhiều mạch máu xanh vằn vện trên bụng và ngực hơn.
Việc những mạch máu này nổi lên, tuy khiến bụng và ngực mẹ trông như một tấm bản đồ, không những bình thường mà còn là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang hoạt động đúng. Chúng là một phần của hệ thống mạch máu đang ngày càng phát triển để đem máu đến nuôi dưỡng em bé của mẹ. Những phụ nữ da mỏng và trắng thì dễ thấy những mạch máu nổi lên trong thời gian đầu mang thai hơn, trong khi những phụ nữ da sậm hơn hoặc thừa cân sẽ khó thấy chúng hơn hoặc chỉ thấy vào giai đoạn cuối thai kỳ.
Từ khi mang thai tháng thứ 2, mẹ thấy những mạch máu đỏ xuất hiện trên đùi như mạng nhện.
Tuy những mạch máu nhìn không đẹp mắt cho lắm, nhưng đó không phải là suy giãn tĩnh mạch khi mang thai. Có vài lý do khiến những tĩnh mạch này giăng tơ trên đùi của mẹ:
Thứ nhất, lượng máu trong cơ thể đang mang thai của mẹ ngày càng nhiều sẽ tạo áp lực lên cả mạch máu lớn lẫn nhỏ, khiến chúng sưng lên, lộ ra trên bề mặt da.
Thứ hai là do hormone khi mang thai có thể gây nhiều tác động lên hệ thống mạch máu.
Và cuối cùng hoàn toàn có thể là do di truyền.
Nếu mẹ đã có tĩnh mạch hình mạng nhện rồi, thì không có cách gì để tránh, nhưng cũng có một vài cách giúp chúng không lan rộng. Mạch máu chỉ khỏe mạnh khi mẹ khỏe mạnh, do đó mẹ hãy nạp đủ thức ăn chứa vitamin C.
Nếu phòng tránh không có kết quả, hãy yên tâm rằng những mạch máu nổi lên đùi như thế này sẽ mờ dần và biến mất sau khi mẹ sinh. Nếu không, mẹ có thể đến gặp chuyên gia da liễu để điều trị bằng phương pháp tiêm saline (liệu pháp gây xơ cứng) hoặc glycerin hoặc dùng laser.
Đau xương chậu khi mang thai tháng thứ 2.
Các mạch máu nổi rõ hơn khi mang thai có khi còn dẫn đến chứng giãn tĩnh mạch khi mang thai nữa đấy. Nó không chỉ làm chân mẹ đau và xấu, mà còn xâm lấn sang cả vùng kín. Đây gọi là hội chứng sung huyết vùng xương chậu (pelvic congestion syndrome).
Chu Kỳ Kinh Nguyệt Bị Đình Trệ
Một dấu hiệu rõ rang nhất cho các triệu chứng trước thai kỳ – và cũng là triệu chứng khiến cho phụ nữ phải ngay lập tức làm kiểm tra về việc mang thai – đó làchu kỳ kinh nguyệt bị đình trệ. Nhưng không phải chu kỳ nào bị trễ hay mất cũng là do mang thai.
Hơn nữa, phụ nữ cũng có thể bị chảy máu khi trong thai kỳ. Nếu bạn đang mang thai, hãy hỏi bác sĩ liệu bạn có nên để ý hơn đến sự chảy máu này không. Ví dụ, khi nào thì ra máu bình thường, khi nào là dấu hiệu nguy cấp?
Có rất nhiều nguyên do ngoài thai kỳ khiến cho chu kỳ kinh nguyệt bị mất. Có thể do bạn tăng hoặc giảm cân quá nhiều. Những vấn đề về hoócmôn, mệt mỏi, hay stress là những khả năng khác. Một số phụ nữ bị mất chu kỳ kinh nguyệt khi họ dừng dùng thuốc tránh thai hàng ngày. Nhưng nếu chu kỳ bị trễ và có khả năng mang thai, bạn nên làm một kiểm tra thai nghén.
Một Số Triệu Chứng Khác Trong Thai Kỳ
Việc mang thai có thể đem đến những thay đổi trong cân bằng hoócmôn. Và nó cũng dẫn tới các triệu chứng khác như:
Đi tiểu thường xuyên. Đối với rất nhiều phụ nữ, điều này sẽ xuất hiện khoảng từtuần 6 đến tuần 8 sau khi thụ thai. Mặc dù nó có thể được gây nên bởi các bệnh như viêm ống dẫn tiểu, tiểu đường, hoặc dùng quá nhiều thuốc lợi tiểu, nhưng nếu bạn đang mang thai, thông thường sẽ là do lượng hoócmôn.
Táo bón. Trong quá trình mang thai, mức hoócmôn progesterone cao có thể khiến bạn bị táo bón. Progesteron khiến cho thức ăn di chuyển qua đường tiêu hoá chậm hơn bình thường. Để làm giảm triệu chứng, hãy uống nhiều nước, tập thể dụng, và ăn nhiều thực phẩm có chất xơ.
Đau đầu và đau lưng. Nhiều phụ nữ mang thai cho biết họ thường gặp những cơn đau đầu nhẹ, và một số khác phải trải qua các cơn đau lưng kinh niên.
Một phụ nữ khi mang thai có thể có tất cả những triệu chứng trên, hoặc chỉ có 1 đến 2 triệu chứng. Nếu bất kỳ triệu chứng nào có thể gây quá nhiều phiền phức, hãy nói chuyện với bác sĩ để có kế hoạch làm thuyên giảm chúng.
Mang thai tháng thứ 2 có nên quan hệ tình dục? Có bầu 2 tháng quan hệ tình dục ảnh hưởng gì không?
Có được quan hệ khi mang thai hay không? Theo Cổng thông tin Bệnh viện Từ Dũ, nhiều cặp vợ chồng thắc mắc với bác sĩ phụ khoa rằng khi có thai thì có nên quan hệ tình dục nữa không? Câu trả lời là: Có. Tình dục an toàn cho cả mẹ và con nếu thực hiện đúng cách. Trong suốt thời gian mang thai, nếu thai kỳ bạn “bình thường” việc quan hệ tình dục là an toàn và bạn không phải lo lắng sẽ ảnh hưởng đến bé yêu. Thai kỳ “bình thường” là những trường hợp không thuộc nhóm nguy cơ gây sinh non hoặc sẩy thai. Với những thai kỳ nguy cơ cao, bác sĩ sẽ khuyên bạn không nên quan hệ. Thực ra, nếu thai kỳ bình thường thì dương vật của người chồng không chạm được đến thai, tinh dịch cũng không vào tử cung được vì cổ tử cung có một nút nhầy dày và quánh, giúp ngăn cản vi khuẩn và tinh dịch. Khi có khoái cực, tử cung co bóp mạnh hơn và thai cử động nhiều hơn nhưng cũng không có hại gì.
“Quan hệ” có gây hại đến bé yêu? Thai nhi trong buồng tử cung được bảo vệ tương đối an toàn nhờ nước ối bao bọc, màng ối vững chắc và nút nhầy che kín cổ tử cung. Động tác quan hệ, ngay cả khi quan hệ sâu, dương vật cũng không thể chạm đến thai nhi. Do vậy, quan hệ tình dục có thể được xem như không gây hại đến bé yêu của bạn.
Liệu sự cực khoái có gây ra các cơn co dạ con sớm? Sự cực khoái có thể gây cơn co tử cung. Nhưng cơn co này không đủ gây chuyển dạ. Do vậy, cực khoái do quan hệ tình dục không làm tăng nguy cơ sinh non. Ngay cả thai đến ngày, việc quan hệ tình dục cũng không gây khởi phát chuyển dạ.
Khi nào mẹ bầu cần kiêng quan hệ tình dục? Khám phá cho hay, mẹ bầu cần phải nói không với chuyện ấy trong những trường hợp có chỉ định của bác sĩ, thường là mẹ có các vấn đề như chảy máu khi mang thai, đau bụng nhiều, nhau thai thấp hoặc ngả trước, rỉ ối, có tiền sử sinh non, sảy thai, bị nhiễm herpes sinh dục…
Có cách nào để thay quan hệ tình dục? Nếu bạn vẫn lo lắng rằng chuyện ấy chẳng an toàn với thai nhi, bạn có thể thử các kiểu thể hiện tình cảm khác nhau như thủ dâm, vuốt ve hoặc hôn nhau… Tất cả đều có thể khiến các cặp đôi đạt được cực khoái và hài lòng với đời sống tình dục trong thời gian vợ mang bầu. Tuy nhiên, mẹ bầu cần nhớ là tuyệt đối không nên sử dụng đồ chơi tình dục vì nguy cơ viêm nhiễm là rất cao.
Vị trí “yêu” nào an toàn nhất khi mang thai? Khi mang bầu, các cặp đôi cần bỏ qua tư thế truyền thống (nữ ở dưới, nam nằm trên) vì có thể gây áp lực lên bụng bầu. Bạn nên chọn tư thế úp thìa hoặc để người phụ nữ nằm trên sẽ chủ động được cuộc yêu mà không cảm thấy khó khăn gì. Các cặp vợ chồng cũng hãy thoải mái thử sức với những tư thế mới miễn là cuộc yêu được vui và thoải mái nhất.
“Yêu” khi mang thai có được kích thích “núi đôi”? Không nên. Trong thời gian mang thai, “núi đôi” của mẹ bầu rất nhạy cảm vì đang chuẩn bị cho quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Ở những tháng cuối, nếu bị kích thích quá mạnh còn khiến “núi đôi” rỉ ra sữa non. Vì vậy tốt hơn hết trong cuộc yêu nên tránh kích thích núi đôi.
Trong hoặc sau khi quan hệ nếu thấy đau bụng, ra nước hoặc ra huyết bạn cần phải đến bệnh viện có chuyên khoa sản để khám ngay.
Mang thai tháng thứ 2 nên ăn gì?
Ở giai đoạn mang thai tháng thứ 2 bào thai đang hình thành các bộ phận quan trọng của cơ thể. Vì vậy ăn uống có khoa học và đầy đủ chất dinh dưỡng là rất cần thiết trong thời kỳ đầu mang thai. Em bé trong bụng cần có đủ lượng và chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não và thể chất. Trong đó, đặc biệt ba chất sinh năng lượng là chất bột đường, chất đạm và chất béo. Càng không thể thiếu chất xơ, các vitamin và khoáng chất.
Với nhu cầu tăng thêm 300kcal/ngày, thai phụ cần ăn tăng thêm 1/2 chén cơm (hay chất bột đường khác như bún, phở, hủ tiếu, mì, nui, khoai củ…) cho mỗi bữa ăn, 2 ly sữa mỗi ngày và ăn thêm 1 – 2 bữa phụ ngoài 3 bữa ăn chính với các loại bánh, trái cây, sữa chua… Chất đạm có nhiều trong thịt, cá, tôm, cua, trứng, các loại đậu, phô mai… Cần tăng thêm 15g đạm (70 – 80g thịt cá) mỗi ngày. Chất béo từ dầu, mỡ, bơ, margarin, hạt nhiều dầu như mè, đậu phộng, đậu nành… cung cấp rất nhiều năng lựơng và giúp hấp thu các loại vitamin tan trong chất béo quan trọng như A, D, E, K. Ăn cá rất tốt cho cả hai mẹ con, nhất là các loại cá biển béo.
Nhu cầu canxi của thai phụ tăng rất cao, gấp 2 – 3 lần bình thường (1.000 – 1.500mg/ngày), cung cấp qua 2 ly sữa, 2 miếng tàu hũ lớn, 100 – 200g cá nhỏ nguyên xương hay tôm tép nguyên vỏ, 50g mè. Cần tăng cường thêm rau, khoai, củ và trái cây tươi, là nguồn cung cấp chất xơ chủ yếu, mỗi ngày 300g để phòng chống biến chứng táo bón trong thai kỳ, cung cấp nhiều loại vitamin và khoáng chất quan trọng.
Mang thai tháng thứ 2 nên ăn gì? Luôn là câu hỏi lớn của các bà bầu, lúc này nhu cầu chất sắt tăng vọt để tạo thêm máu cho mẹ và cho bào thai. Chế độ ăn không cung cấp đủ mà phải uống thêm mỗi ngày một viên sắt – folic do bác sĩ chỉ định từ khi phát hiện có thai và liên tục cho đến một tháng sau sinh. Các thực phẩm giàu chất sắt là huyết, gan, trứng, thịt, cá… Nên dùng kèm với các thực phẩm cung cấp vitamin C như rau, trái cây để tăng hiệu quả hấp thu sắt.
Cần sử dụng muối iốt thay cho muối thường để cung cấp đủ chất iốt – rất quan trọng trong quá trình tạo phôi và phát triển thai nhi, phòng tránh suy giáp bẩm sinh và bệnh đần độn, thiểu năng trí tuệ. Các thực phẩm giàu kẽm như gan, hải sản như hàu, sò… rất cần thiết cho cơ thể mẹ và thai nhi.
Acid folic (vitamin B9) ngoài tác dụng tạo máu còn cần cho sự phát triển hệ thần kinh trung ương của thai. Thiếu vi chất này dễ dẫn đến dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, tật đốt sống chẻ đôi… mắc phải rất sớm trong thai kỳ. Gan động vật, men bia, các loại rau lá xanh (bông cải xanh, măng tây, rau diếp, bầu bí), đậu, ngũ cốc, thịt, sữa, trái cây (chanh, cam, quýt, chuối, dưa), các chế phẩm từ sữa như yaourt, bánh flan… và trà chứa nhiều acid folic – chất cần cung cấp đầy đủ trong giai đoạn đầu của thai kỳ.
Vitamin B12 giúp tạo máu và duy trì hệ thống thần kinh, có nhiều trong thịt, cá, sữa và chế phẩm từ sữa. Phụ nữ ăn chay hoặc không biết uống sữa cần phải bổ sung B12 trong thai kỳ. Các vitamin quan trọng khác như vitamin A, B, C, D… cần được cung cấp trong chế độ ăn giàu rau, củ, trái cây tươi và tắm nắng sáng 15 – 20 phút mỗi ngày.
Dinh Dưỡng Cho Phụ Nữ Mang Thai Tuần Đầu Tiên Cần Lưu Ý Điều Gì?
Vào tuần đầu tiên của thai kỳ, các mẹ bầu nên quan tâm đến sức khỏe cũng như dinh dưỡng, bởi sau đó bạn sẽ bước vào giai đoạn thai nghén đầy mệt mỏi.
Chế độ dinh dưỡng mang thai tuần đầu tiên
Khẩu phần dinh dưỡng mang thai của người phụ nữ cần ăn đủ 3 bữa chính và 3 bữa phụ. Các bà mẹ, cần cung cấp đủ một số chất chính như:
Chất đạm thường có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp phát triển các tế bào mô của thai (bao gồm cả tế bào não), giúp cho tuyến vú và mô tử cung của mẹ phát triển suốt thai kỳ, đồng thời tăng thể tích tuần hoàn của mẹ. Phụ nữ mang thai tuần đầu cần bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày (tương đương 50-100 g thịt cá tùy loại, 100-180 g đậu hũ, hay 1-2 ly sữa mỗi ngày).
Có nhiều trong sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp hệ thần kinh hoạt động tốt và giúp xương, răng phát triển.
Giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Các bà mẹ nên ăn các loại rau xanh có màu đậm như rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc hoặc một số loại hạt như vừng, lạc… thường có nhiều vitamin. Ngoài ra trong thịt gia cầm và nội tạng động vật như gan, tim cũng có rất nhiều acid folic…
Thường có chủ yếu trong trứng, sữa và ánh nắng mặt trời vào ban mai. Ngay từ trong bào thai, bé cần phát triển hệ xương và hình thành mầm răng sữa, vì vậy ngoài việc bổ sung thực phẩm nhiều canxi, người mẹ phải kết hợp phơi nắng để tăng cường vitamin D giúp hấp thu canxi tối ưu.
Giúp hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc. Nó cũng là một chất chống oxy hóa giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng. Vitamin C có nhiều trong các loại rau xanh, trái cây… Nên việc thường xuyên ăn trái cây và rau xanh là việc hết sức cần thiết trong tuần đầu tiên.
Thực phẩm các chị em cần tránh
Thực phẩm gây co thắt tử cung
Một số loại thực phẩm được cảnh báo là nếu ăn nhiều sẽ gây co thắt tử cung, dẫn đến sảy thai như dứa, cam thảo, đu đủ xanh… mẹ bầu cần tránh trong tháng đầu mang thai.
Hải sản chứa hàm lượng thủy ngân cao
Các loại hải sản có chứa hàm lượng thủy ngân cao có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ của thai nhi nên mẹ bầu cần hạn chế ăn. Mẹ nên chọn những loại tôm, cua, cá… nước ngọt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.
Thực phẩm đóng gói, chế biến sẵn
Trong tháng đầu mang thai, chị em bầu cũng nên hạn chế sử dụng những loại thực phẩm được chế biến, đóng gói sẵn như nước ép, sữa đặc có đường… vì chúng có thể chứa vi khuẩn gây bệnh. Thay vào đó hãy tự chế biến nước ép với trái cây tươi ngay tại nhà.
Yoga Cho Phụ Nữ Mang Thai
Yoga cho phụ nữ mang thai
( 06-07-2016 – 03:19 PM ) – Lượt xem: 1946
Ba tháng đầu mang thai được xem là một giai đoạn cực kỳ nhạy cảm đối với người phụ nữ. Trong khoảng thời gian này, người phụ nữ phải tránh các vận động mạnh cũng như các bài thể dục cường độ cao. Tuy nhiên, các bài tập cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu nhẹ nhàng vẫn rất thích hợp để các mẹ bầu tập luyện để nâng cao sức khỏe và chuẩn bị thể chất cho cả một quá trình thai sản.
Bài tập cho phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu, các mẹ chỉ nên tập những động tác nhẹ nhàng và cơ bản nhất. Tốt nhất các mẹ nên tập với huấn luyện viên tại phòng tập để đảm bảo an toàn. Huấn luận viên sẽ tư vấn những động tác phù hợp với thể chất của từng mẹ. Không tập những tư thế quá khó và những tư thế đưa đầu gối cao hơn xương chậu. Những động tác như vậy sẽ ảnh hưởng không tốt đến vị trí của thai nhi.
Ba tháng đầu của thai kỳ các mẹ chỉ nên tập luyện trong vòng 15 – 30 phút, không tập quá lâu. Sau khi tập xong các mẹ nên đi dạo để thả lỏng cơ thể. Trong suốt quá trình tập nếu các mẹ cảm thấy quá mệt mỏi, căng thẳng, hay nghiêm trọng hơn là ra máu, các mẹ hãy ngừng tập ngay và thông báo với huấn luyện viên hướng dẫn để có thể thay đổi bài tập khác cho phù hợp hơn.
– Bài số 1: Ngồi trên thảm tập, hai tay chống xuống sàn, lòng bàn tay úp xuống đất và đặt ngang với hông. Hai chân mở rộng, lòng bàn chân hướng về phía trước. Điều chỉnh bàn chân cúp vào, mở ra 20 lần liên tục. Động tác này giúp cơ chân được thoải mái và tránh hiện triệu chứng phù nề trong thai kỳ.
– Bài số 2: Nằm ngửa trên thảm tập. Kê một chiếc gối mềm, nhỏ dưới ở dưới lưng nếu các mẹ thấy khó khăn. Dùng tay giữ thăng bằng cho cơ thể, mở rộng hai chân càng nhiều càng tốt. Động tác này cũng rất có lợi cho đôi chân bà bầu.
– Bài số 3: Đứng thẳng, gập đầu gối xuống, hai bàn chân dang rộng bằng vai, chống 2 tay lên đùi trên hoặc quỳ trên thảm, hai tay rộng bằng vai. Sau đó, giữ cho lưng uốn hình cánh cung. Hít thở sâu. Lặp lại động tác 4 lần.
– Bài số 4: Đứng trên sàn, bước một bước khá rộng về phía trước. Chống hai bàn tay ở lưng dưới. Hít vào và thở ra nhịp nhàng. Đổi chân và lặp lại động tác 4 lần cho mỗi bên chân.
– Bài số 5: Chống tay, gập nhẹ đầu gối sao cho cổ, lưng, đùi thẳng hàng. Từ từ hạ người xuống (bụng bầu vừa chạm sàn). Hít vào khi hạ người và thở ra khi nâng người lên. Lặp lại động tác 4 lần.
– Bài số 6: Nằm nghiêng về một bên, chân dưới khẽ gập lại, lòng bàn tay dưới xòe rộng và hướng lên trên. Hít vào (giữ trong 3 giây), nhấc chân trên, phần thân trên và tay dưới. Thở ra (trong 3 giây), hạ chân trên, phần thân trên và tay dưới. Đổi bên và lặp lại 4-6 lần với mỗi bên.
Cập nhật thông tin chi tiết về Std Lưu Động Cho Phụ Nữ Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!