Bạn đang xem bài viết Sự Cần Thiết Của Tiêm Vắc Xin Phòng Uốn Ván Cho Phụ Nữ Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Ở Việt Nam, bệnh uốn ván xuất hiện tản phát ở khắp các tỉnh trong cả nước. Chương trình loại trừ uốn ván sơ sinh được triển khai từ năm 1992 đã giúp giảm tỷ lệ mắc uốn ván sơ sinh (UVSS). Trong giai đoạn 1996 – 2000, tỷ lệ mắc UVSS trung bình năm của cả nước là 0,13/1.000 trẻ đẻ sống. Từ năm 2005, Việt Nam đã được công nhận loại trừ bệnh UVSS. Việc triển khai tiêm tiêm uốn ván cho bà mẹ mang thai trong nhiều năm trước đó đã góp phần quan trong để đạt được kết quả này.
Tác nhân gây bệnh
Là trực khuẩn uốn ván (Clostridium tetani), gram dương, di động tương đối trong môi trường yếm khí. Trực khuẩn thường tạo nha bào hình cầu tròn ở dạng tự do hoặc ở một đầu của tế bào trực khuẩn có hình dùi trống. Vi khuẩn uốn ván chết ở 56°C, nhưng nha bào uốn ván rất bền vững. Nha bào còn khả năng gây bệnh uốn ván sau 5 năm tồn tại trong môi trường như đất, phân súc vật… Các dung dịch sát trùng như phenol, formalin có thể diệt nha bào sau 8-10 tiếng. Nha bào uốn ván có thể bị tiêu diệt sau khi đun sôi 30 phút.
Vi khuẩn uốn ván lây truyền qua vết thương, trong quá trình chăm sóc y tế không đảm bảo vệ sinh. Trẻ sơ sinh bị bệnh UVSS là do nha bào uốn ván xâm nhập qua dây rốn trong khi sinh đẻ khi cắt rốn bằng các dụng cụ bẩn hoặc sau sinh trẻ không được chăm sóc rốn sạch và băng đầu rốn bị cắt không vô khuẩn.
Trực khuẩn uốn ván phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Uốn ván (tetanus) là bệnh cấp tính, dấu hiệu co cứng đầu tiên thường xuất hiện ở cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ toàn thân. Trẻ sơ sinh mắc uốn ván có dấu hiệu bú kém, bỏ bú kể từ ngày thứ 3 sau khi sinh trở đi. Bệnh có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi nhưng phổ biến và nghiêm trọng nếu trẻ mắc uốn ván sơ sinh. Hiện nay, bệnh uốn ván vẫn là một trong những bệnh có tỷ lệ tử vong cao.
Tiêm vắc xin cho mẹ, phòng được bệnh cho mẹ và bé
Tiêm vắc xin phòng uốn ván để chủ động phòng uốn ván cho mẹ và bệnh uốn ván trẻ sơ sinh. Miễn dịch của mẹ truyền cho con trong quá trình mang thai giúp bảo vệ trẻ không mắc uốn ván sơ sinh.
Phụ nữ có thai cần có miễn dịch cơ bản bằng 2 liều vắc xin uốn ván cách nhau tối thiểu 1 tháng. Liều thứ 2 phải tiêm trước khi sinh 1 tháng. Những lần có thai sau cần tiêm nhắc lại 1 liều vắc xin. Phụ nữ tuổi sinh đẻ cần được tiêm 3 liều vắc xin uốn ván, liều 2 cách liều 1 tối thiểu 1 tháng, liều 3 cách liều 2 tối thiểu 6 tháng.
Việc tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1 phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và viêm phổi/màng não do vi khuẩn Hib cho trẻ dưới 1 tuổi và tiêm nhắc vắc xin bạch hầu-ho gà-uốn ván lúc 18 tháng tuổi sẽ góp phần bảo vệ trẻ không mắc bệnh uốn ván.
Tiêm vắc xin phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ.
Trong đợt đánh giá vừa qua của các chuyên gia của tổ chức Y tế thế giới với trên 2.400 bà mẹ có con trong độ tuổi từ 0 đến 11 tháng tuổi tại 8 tỉnh/thành phố (Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, Quảng Bình, Đắc Nông, Bình Phước, Hồ Chí Minh, Cần Thơ) trên cả nước. Kết quả cho thấy 95,2% bà mẹ đã được tiêm từ 2 mũi uốn ván trở nên trong thời kỳ mang thai hoặc 3 mũi uốn ván trước đó. Đây là con số đáng khích lệ. Tuy vậy, tại một số địa phương, việc triển khai tiêm vắc xin uốn ván cho phụ nữ vẫn cần được tăng cường.
Tiêm chủng là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa bệnh uốn ván trong cộng đồng. Nữ trong độ tuổi sinh đẻ và phụ nữ mang thai cần được tiêm chủng đủ mũi vắc xin uốn ván để bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ, trẻ em.
Dự án TCMR
Vắc Xin Uốn Ván Cho Bà Bầu Tiêm Vào Thời Điểm Nào?
1. Bà bầu có cần thiết phải tiêm phòng vắc xin uốn ván không?
Uốn ván là bệnh nhiễm trùng cấp tính do trực khuẩn Clostridium Tetan. Độc tố của trực khuẩn uốn ván mạnh, gây bệnh nhanh, nếu người bệnh mắc phải mà không can thiệp kịp thời thì tỷ lệ tử vong rất cao.
Trực khuẩn uốn ván có mặt ở khắp mọi nơi trong môi trường sống, có thể lây nhiễm vào người khỏe qua vết thương hở. Đặc biệt, khả năng sinh tồn của khuẩn uốn ván rất mạnh, dù đun sôi diệt trùng trong thời gian dài cũng không loại bỏ được chúng một cách triệt để.
Theo thống kê, người bệnh mắc uốn ván có tỷ lệ tử vong lên tới hơn 90%. Tỷ lệ này còn cao hơn ở trẻ sơ sinh, lên tới 95% ca tử vong. Phụ nữ mang thai là đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh uốn ván qua vết thương hở ngoài da, khi chuyển dạ sinh nở hoặc lúc trẻ sơ sinh được cắt dây rốn,…
Vì thế, việc tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu là cần thiết để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh ở cả mẹ và bé, chuẩn bị cho thời điểm chuyển dạ sinh con quan trọng.
Vắc xin uốn ván giúp ngăn ngừa nguy cơ nhiễm bệnh khi sinh con
Trước khi mang thai, mẹ bầu đã cần tiêm phòng nhiều loại vắc xin phòng bệnh khác như sởi, quai bị, rubella,… Với vắc xin uốn ván, mẹ bầu cần tiêm phòng vào thời điểm thích hợp trong thai kỳ được chỉ định. Nhiều mẹ bầu không hiểu rõ vấn đề này nên còn e ngại việc tiêm phòng khi mang thai sẽ gây ảnh hưởng tới thai nhi.
Theo các bác sỹ, tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu thực chất là giúp mẹ tự tạo kháng thể trước, tránh lây nhiễm và mắc bệnh khi chuyển dạ. Hơn nữa, việc tiêm phòng này cũng hỗ trợ sang cơ thể trẻ, giúp hạn chế tối đa nguy cơ nhiễm trùng uốn ván sau khi sinh.
Vắc xin uốn ván cho bà bầu đã được kiểm định an toàn cho mẹ và bé, không ảnh hưởng đến thai nhi lại có thể bảo vệ sức khỏe tốt cho cả hai mẹ con. Vì thế, mẹ bầu không nên quá lo lắng mà nên thực hiện tiêm phòng theo đúng chỉ định.
2. Nên tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu khi nào?
Phụ nữ mang thai cần thực hiện theo đúng lịch của trung tâm y tế, dựa trên giai đoạn mang thai của mình.
Bà bầu cần tiêm vắc xin uốn ván theo đúng chỉ định
Về thời gian tiêm phòng, Bộ y tế đã ban hành Thông tư 38/2017/TT-BYT để hướng dẫn thực hiện như sau:
Với người chưa tiêm phòng hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin hoặc không rõ tiền sử tiêm
Tiêm vắc xin theo lộ trình
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 6 tháng hoặc vào kỳ thai sau.
Lần 4: Tiêm sau lần 3 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Lần 5: Tiêm sau lần 4 ít nhất 1 năm hoặc vào kỳ thai sau.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản
Tiêm vắc xin theo lộ trình:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 tháng.
Lần 3: Tiêm sau lần 2 ít nhất 1 năm.
Với người đã tiêm vắc xin uốn ván đủ 3 mũi có chứa thành phần liều cơ bản và đã tiêm 1 liều nhắc lại
Tiêm vắc xin theo lộ trình:
Lần 1: Tiêm sớm khi có thai lần đầu.
Lần 2: Tiêm sau lần 1 ít nhất 1 năm.
Riêng với phụ nữ mang thai lần đầu, chưa từng tiêm phòng uốn ván hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi cơ bản hoặc không rõ tiền sử tiêm vắc xin, sẽ tiêm 2 mũi vào các thời gian sau:
Mũi tiêm 1: Tiêm khi thai kỳ trên 20 tuần trở lên.
Mũi tiêm 2: Tiêm sau mũi 1 ít nhất 30 ngày, trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Phụ nữ mang thai từ lần 2 vẫn cần tiêm vắc xin uốn ván nhắc lại
Với phụ nữ đã tiêm phòng đủ 5 mũi uốn ván, mang thai lần 2 với mũi tiêm cuối trước 10 năm thì không cần phải tiêm phòng uốn ván lại. Nếu thời gian tiêm phòng sau 10 năm thì cần tiêm nhắc lại 2 mũi. Nếu thai kỳ trước, mẹ đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin uốn ván cách không quá 10 năm thì nên tiêm 1 mũi vắc xin từ tuần thai 20 trở đi.
Như vậy, dù mẹ bầu đã được tiêm phòng uốn ván đầy đủ trước đó hoặc những lần sinh trước thì vẫn cần thiết tiêm mũi nhắc lại. Đây là điều mà mẹ mang thai lần 2, 3 cần lưu ý.
3. Lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu
Lộ trình tiêm phòng vắc xin uốn ván cho bà bầu khá rắc rối với nhiều mũi tiêm, nhưng mẹ hãy sắp xếp thời gian tiêm đủ mũi để đảm bảo tốt khả năng kháng bệnh của cơ thể.
Việc tiêm phòng vắc xin uốn ván có thể khiến mẹ bị sưng đau tại vị trí tiêm. Thường những phản ứng phụ này không quá nghiêm trọng, sẽ tự khỏi sau một vài ngày mà không cần sử dụng thuốc. Nếu mẹ có phản ứng quá mức hoặc bất thường sau khi tiêm phòng, hãy thông báo cho bác sỹ để được xử lý kịp thời.
Hãy đảm bảo tiêm phòng đủ các mũi tiêm trong thời gian thai kỳ, tiêm sau ít nhất từ tuần thai 20 trở đi và cách ngày sinh ít nhất 30 ngày. Vì thế mẹ bầu tuyệt đối không tự ý đi tiêm mà cần dựa trên tính toán tuổi thai, số lần mang thai.
Nếu có vấn đề gì cần tư vấn, hãy liên hệ với MEDLATEC để được hỗ trợ từ các chuyên gia hàng đầu trong ngành.
Phụ Nữ Mang Thai Có Cần Tiêm Vắc Xin Phòng Bệnh Bạch Hầu Không?
Hỏi:
Thưa bác sĩ. Tôi đọc được thông tin từ Bộ Y tế, phụ nữ tuổi sinh đẻ có nồng độ kháng thể bạch hầu rất thấp, do đó không có kháng thể truyền cho con khi mang thai. Vậy, phụ nữ mang thai có nên tiêm vắc xin bạch hầu không? Nếu có, nên tiêm vào thời điểm nào? (Ẩn danh)
Trả lời:
Theo khuyến cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC Hoa Kỳ), phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, thậm chí là phụ nữ đang mang thai vẫn được khuyến cáo tiêm vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván. Vắc xin này có thể tiêm nhắc lại mỗi 10 năm 1 lần cho người lớn hoặc tiêm mỗi lần mang thai.
Tại Việt Nam, tùy vào tình hình dịch tễ thực tiễn để cân nhắc chỉ định tiêm vắc xin này cho phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, hiện tại chúng ta đã có vắc xin phòng bệnh Bạch hầu – Ho gà – Uốn ván được công bố hiệu quả và an toàn trên phụ nữ mang thai.
Thai phụ chưa mắc bệnh bạch hầu hoặc chưa tiêm vắc xin có thành phần bạch hầu trong vòng 10 năm gần đây nếu có nhu cầu tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu thì có thể chọn 1 trong các lựa chọn sau:
Chuyển đổi 1 mũi VAT thành 1 mũi Tdap có thể từ tuần 16 của thai kỳ:
Nếu phác đồ có 2 mũi VAT có 2 lựa chọn:
Mũi 1: VAT – Mũi 2: Tdap (khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi là 1 tháng)
hoặc:
Mũi 1: Tdap – Mũi 2: VAT (khoảng cách tối thiểu giữa 2 mũi là 1 tháng)
Nếu phác đồ chỉ 1 mũi VAT, có thể chuyển đổi VAT thành Tdap.
Nếu thai phụ đã hoàn thành lịch tiêm phòng uốn ván, chỉ tiêm thêm 1 mũi Tdap (khi đang sống trong vùng dịch bạch hầu) với khoảng cách tối thiểu 1 tháng so với mũi VAT trước đó.
Để chủ động đăng ký vắc xin phòng bệnh bạch hầu và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác, Quý khách có thể gọi đến tổng đài miễn phí 028 7300 6595 hoặc inbox fanpage VNVC – Trung tâm Tiêm chủng Trẻ em và Người lớn để được tư vấn và đặt lịch tiêm.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Có Cần Tiêm Phòng Uốn Ván Khi Mang Thai
Tiêm uốn ván khi mang thai có bị sao không? có ảnh hưởng đến thai nhi? và lịch tiêm uốn ván khi có bầu thời gian nào… Đó là những câu hỏi mà rất nhiều chị em phụ nữ đang quan tâm hiện nay..
Bài viết sau đây phòng khám đa khoa Pasteur sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời chính xác nhất.
1/ Uốn ván có nguy hiểm không
Uốn ván là một căn bệnh rất nguy hiểm có tỷ lệ tử vong cao, đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh là những người có vết thương hở ngoài da, đặc biệt là phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn…Vì vậy, ở độ tuổi sinh đẻ, phụ nữ cần được tiêm phòng uốn ván để BẢO VỆ CHÍNH BẢN THÂN NGƯỜI MẸ và cả TRẺ SƠ SINH nếu chưa từng được tạo miễn dịch trước đó.
2/ Vì sao cần tiêm uốn ván khi mang thai
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu trong thai kỳ là điều rất cần thiết, bất cứ phụ nữ nào mang thai cũng không được bỏ lỡ. Bởi giai đoạn 9 tháng 10 ngày là một khoảng thời gian vô cùng nhạy cảm và vất vả, ngoài việc cần chú ý về chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt, vận động và nghỉ ngơi hiệu quả, bà bầu cũng cần được tiêm phòng vắc – xin để đảm bảo ngăn chặn tối đa những tác nhân gây bệnh.
Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong rất cao do độc tố của trực khuẩn Clostridium tetan của uốn ván có khả năng gây hại rất mạnh. Loại trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng sinh sôi và tồn tại của nó rất mạnh, ngay cả việc đun sôi ở thời gian dài cũng không tiêu diệt triệt để được.
3/ Thời điểm lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu
Với phụ nữ mang thai lần đầu:
Trước đó chưa tiêm phòng uốn ván hoặc không tiêm đủ liều vaccin trước đó sẽ được tiêm 2 mũi:
+ Mũi 1: Được tiêm khi thai kỳ được khoảng 20 tuần trở lên
+ Mũi 2: Được tiêm sau mũi tiêm đầu ít nhất 30 ngày và phải tiêm trước khi sinh ít nhất 30 ngày.
Với phụ nữ mang thai lần hai:
+ Trường hợp khoảng cách thai giữa 2 lần mang thai là < 5 năm và đã tiêm đủ 2 liều uốn ván ở lần mang thai trước thì tiêm 1 liều uốn ván khi mang thai đủ 24 tuần.
4/ Tiêm uốn ván khi mang thai có ảnh hưởng đến thai nhi
Theo nhận định của các bác sĩ, việc tiêm uốn ván cho bà bầu thực chất là tiêm trước phơi nhiễm, tạo kháng thể cho mẹ để tránh việc lây nhiễm khi chuyển dạ, đồng thời có thể hỗ trợ sang cơ thể bé, để hạn chế tối đa việc bị nhiễm trùng uốn ván khi cắt dây rốn.
Vì vậy, việc tiêm uốn ván trong thai kỳ sẽ không có ảnh hưởng đến thai nhi, mà còn là việc để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và con.
5/ Tiêm uốn ván cho bà bầu có bị sốt không
Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn, trong đó, bị sốt sau khi tiêm là vấn đề mà các mẹ bầu hay gặp phải.
Đây là phản ứng hết sức bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng. Khi tiếp nhận vắc xin, cơ thể huy động bộ máy miễn dịch để tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần
6/ Lưu ý khi tiêm uốn ván cho bà bầu
Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể gây sưng đau tại chỗ hoặc gây dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên lo lắng quá vì đây đều là những tác dụng phụ không quá nghiêm trọng, việc sưng đau sẽ tự khỏi, không cần sử dụng thuốc, hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các mẹ bầu cũng cần lưu ý nên chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn.
….
Chúc các mẹ bầu có thai kỳ khỏe mạnh!
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Cần Thiết Của Tiêm Vắc Xin Phòng Uốn Ván Cho Phụ Nữ Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!