Bạn đang xem bài viết Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 26 được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26
Đôi mắt của bé yêu đã có thêm nhiều cử động mới, nào là nhắm mở mắt và cả chớp mắt nữa. Đồng thời, võng mạc của bé tiếp tục phát triển. Lúc này, em bé đã có thể phản ứng với ánh sáng bên ngoài. Những túi khí nhỏ hay còn gọi là nang phế dần hình thành trong phổi của bé, giúp bé hít thở bình thường khi chào đời.
Cũng trong thời điểm này, sự phát triển nhanh chóng của não bộ giúp bé nhận ra những kích thích từ thế giới ngoài kia, ví dụ như giọng nói ấm áp của mẹ. Xương sống của bé ngày càng chắc khỏe và dẻo dai giúp cho việc cơ thể phát triển cân đối. Bé đã nặng 0.91kg và dài hơn 23cm rồi mẹ ơi. Tuy thế, bé vẫn còn khá mảnh mai, phải thêm một thời gian nữa, lớp mỡ mới phát triển dưới da để chuẩn bị cho việc chào đời.
Cơ thể mẹ có gì thay đổi khi mang thai 26 tuần?Ở tuần 26, móng tay móng chân của mẹ mọc nhanh hơn, khá mềm và dễ gãy hơn bình thường. Đây là triệu chứng phổ biến trong thai kì nên mẹ đừng lo lắng. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên chăm chỉ dưỡng ẩm da tay và vùng da xung quanh móng vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Khi bé lớn dần, mẹ sẽ dễ dàng cảm nhận những cử động, cựa quậy mà bé phản ứng với những kích thích từ môi trường bên ngoài như âm thanh, ánh sáng.
Mẹ nên làm gì khi thai 26 tuần?Thời điểm này, việc tiếp tục bổ sung các thực phẩm giàu DHA rất cần thiết cho việc phát triển trí não và thị lực cho bé.
Một số mẹ bầu hay gặp chứng chuột rút, lời khuyên là mẹ hãy cố gắng duy trì các bài tập giúp duỗi cơ chân trước khi ngủ. Các thực phẩm giàu magie hay can-xi sẽ giúp mẹ giảm hội chứng khó chịu này. Ngoài ra, các thực phẩm làm từ sữa như sữa tươi cũng là một nguồn dinh dưỡng phong phú mà mẹ không nên bỏ qua.
Cuối cùng, đừng quên trò chuyện, vỗ về bé mỗi ngày (dù vẫn nằm trong bụng mẹ nhưng bé cảm nhận được đấy). Những cái chạm nhẹ, vuốt ve này sẽ giúp bé nuôi dưỡng cảm xúc bên cạnh việc phát triển trí não và dĩ nhiên là giúp hai mẹ con thân thiết hơn nữa.
i. You and your baby at 25-28 weeks pregnancy – Pregnancy and baby guide. (2023, February 28). Retrieved Aprl 10, 2023, from http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx
ii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2023). Preparing for Pregnancy. In Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.
iii. Webster, I. (2023). Healthy Pregnancy from A to Z: An Expectant Parent’s Guide to Wellness. Inspiring, p.80.
iv. World Health Organization, WHO recommendations on antenatal care for a positive pregnancy experience. Geneva: WHO Press. 2023.
iv. Mẹ và bé trong tuần thai 25-28 – Thai kì và những hướng dẫn chăm sóc thai nhi. (28.2.2023). đăng lại vào 10.4.2023 theo http://www.nhs.uk/Conditions/pregnancy-and-baby/pages/pregnancy-weeks-25-26-27-28.aspx
iv. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2023). Chuẩn bị cho thai kì. Theo dõi các tuần thai (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.
iv. Webster, I. (2023). Sức khỏe mẹ bầu từ A-Z: An Những chỉ dẫn cho cha mẹ để chăm sóc thai kỳ tốt nhất. Inspiring, p.80.
iv. Tổ chức Y tế thế giới, Những khuyến cáo của WHO để mẹ bầu có một thia kì khỏe mạnh. Geneva: WHO Press. 2023.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 26
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ chuyên khoa II Trần Thị Mai Hương – Khoa sản phụ khoa – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.
Khi thai nhi 26 tuần tuổi, mẹ chuẩn bị bước vào quý thứ ba – quý cuối của thai kỳ, bạn sẽ cảm nhận được những khác biệt diễn ra từng ngày, từng tuần. Không có bất kỳ khung chuẩn nào cho việc liệu mẹ có cảm giác thoải mái và tràn đầy năng lượng, hay mẹ luôn thức dậy cảm thấy kiệt quệ, mỏi mệt. Điều duy nhất mẹ có thể làm để bản thân ổn hơn là hòa nhịp với những thay đổi trong cơ thể và cố gắng nghỉ ngơi đầy đủ.
1. Sự phát triển của thai nhi tuần 26Ở tuần thứ 27 của thai nhi, đôi mắt của thai nhi vẫn nhắm chặt, nhưng vào một khoảnh khắc nào đó, đôi mắt ấy sẽ lần đầu mở ra. Tuy bé vẫn chưa nhìn thấy được gì trong tử cung của mẹ, bé sẽ chớp và nhắm mắt khi bé đi ngủ và tỉnh giấc. Bé vẫn nhìn thật gầy, nhưng bé sẽ tích mỡ và tăng cân dần dần trong những tuần thai còn lại.
Hãy tưởng tượng em bé của mẹ đang có kích thước tương tự một củ cải đường, với chiều dài tầm 35,6 cm và nặng khoảng 907 gram. Tử cung đang trở nên chật chội với bé, và mẹ sẽ cảm thấy càng lúc càng khó chịu khi bé đạp và duỗi người.
Do sự tăng trưởng, bé bắt đầu hết không gian để nhào lộn như trước đây, tuy vậy, vẫn có đủ chỗ để bé tập trước cho ngày chào đời. Vào tuần thứ hai mươi sáu, bé thường lựa chọn tư thế chào đời, thường là đầu xuống dưới, cũng có khi một số bé ở giai đoạn này lại nằm ngang bụng mẹ, gọi là thai ngôi ngang.
Hệ mạch máu và hệ tuần hoàn của bé đã có đầy đủ chức năng. Tim bé đang bơm máu, các mạch máu đã được phát triển và thực hiện vai trò của mình. Phổi của bé cũng đang phát triển mạch máu ở giai đoạn này. Do phổi vẫn chưa phát triển hoàn toàn, những em bé sinh non ở tuần thai này thường mắc phải các vấn đề hô hấp, nhưng theo lý thuyết, các bé vẫn có thể sống sót, nghĩa là nếu chẳng may mẹ sinh non, bé vẫn có cơ hội sống tiếp. Tuy vậy, chúng ta phải tránh trường hợp này hết mức có thể, để bé có thêm thời gian để phát triển phổi và não bộ trong bụng mẹ.
Dây rốn hiện khoẻ và dày hơn, cung cấp cho em bé tất cả dinh dưỡng cần thiết. Càng gần lúc sinh, mẹ càng có cảm giác muốn ăn là do đây, tuy nhiên, mẹ nên giữ chế độ ăn khoẻ mạnh, tránh ăn ngọt và ăn vặt.
2. Cơ thể của mẹ vào tuần thứ hai mươi sáuỞ giai đoạn này, mẹ tăng tầm 9-10,5 kg. Cân nặng tăng thêm có thể gây khó chịu cho mẹ, và những thay đổi hình thể quá lớn khiến mẹ cảm thấy không vui tí nào với diện mạo lúc này. Hầu hết các bà mẹ sẽ tăng tầm 9-13,6 kg trong suốt thai kì.
Trung bình mẹ cần 2000 đến 2.500 kcal mỗi ngày suốt thai kì. Nhu cầu năng lượng tăng tầm 500 kcal một ngày khi cho con bú, vậy nên mẹ không cần tăng thêm cân vô nghĩa. Sau sinh, mẹ sẽ dần dần mất lượng cân thừa vì em bé đã ra đời và mẹ sẽ tiêu tốn nhiều năng lượng khi cho bé bú.
3. Các triệu chứng trong tuần thai thứ hai mươi sáuVào tuần thứ hai mươi sáu, cơn go sinh lí Braxton Hicks xảy ra thường xuyên và mạnh hơn những tuần trước đó. Và vì bé đang tăng nhiều áp lực hơn lên bàng quang của mẹ, mẹ sẽ phải đi vệ sinh nhiều hơn. Mẹ cũng sẽ thấy đau dưới sườn và lưng dưới do bé đang phát triển nhanh và hay duỗi người để thoải mái hơn trong dạ con. Để giảm đau, mẹ có thể thay đổi tư thế và đặt gối dưới lưng để cảm thấy thoải mái hơn. Mẹ có thể phải trải qua chứng khó ngủ khi mang thai do đau lưng và những cảm giác không thoải mái trong cơ thể.
4. Điều mẹ nên làm vào tuần thai thứ hai mươi sáuThường thì khi siêu âm thai ở tuần thai này mẹ sẽ thấy bé lấy tay che mặt, có khi bé lại thè lưỡi ra ngoài. Vận động và phối hợp vận động của bé cũng tốt hơn. Giới tính của bé cũng dễ xác định với độ chính xác cao hơn.
Hãy đi khám ngay nếu mẹ thấy đau nặng hơn bất thường, một số cơn đau bình thường như đau lưng dưới, đau sườn, chân và đầu gối do tăng cân. Nhưng nếu mẹ cảm thấy những cơn đau này không bình thường, hãy gọi cho bác sĩ ngay. Mẹ cũng nên báo cho bác sĩ nếu thấy cổ chân hoặc đầu gối bắt đầu sưng, đặc biệt khi sưng đột ngột và chưa từng bị trước đây. Giai đoạn này mẹ cũng hay bị đau đầu hoặc đau nửa đầu, nhưng mẹ nên đi khám nếu đau đầu tăng về mức và tần suất.
Tầm soát tiểu đường thai kì nếu mẹ chưa làm xét nghiệm trong những tuần thai trước.
Lên lịch ăn thường xuyên với các thức ăn khoẻ mạnh nhằm tránh ăn vặt đồ ngọt và đồ ăn không lành mạnh.
Theo dõi sự chuyển động và những lần đạp của thai nhi
5. Những dấu hiệu bất thường cần hỏi ý kiến bác sĩĐiều cần thiết là mẹ cần liên lạc với bác sĩ thường xuyên suốt thai kì để giải đáp các thắc mắc và khiến mẹ yên tâm. Những vấn đề như những cử động của thai nhi, tốc độ tiến triển và tần suất đạp của bé cũng là mối quan ngại với những ông bố bà mẹ còn bỡ ngỡ. Hãy hỏi ý kiến của chuyên gia phương pháp theo dõi cử động và những cú đạp của em bé, và lúc nào cần kiểm tra nếu mẹ thấy bé hoạt động quá nhiều hay quá im ắng.
Sưng nề là triệu chứng thường thấy trong thai kì, nhưng hãy tham vấn ý kiến chuyên môn trong trường hợp mẹ phù nhiều cổ chân và các khớp. Không có tiêu chuẩn chung nào cho tất cả các bà mẹ trong vấn đề này, nên bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ các dấu hiệu phù nề nguy hiểm. Bác sĩ cũng sẽ cung cấp cho mẹ các thông tin về Hội chứng TORCH (một nhóm rộng các bệnh lý có thể gây ra các quá trình lây nhiễm trong khi mang thai hoặc khi sinh) và sự nguy hiểm của nhiễm trùng thai.
Nếu mẹ đang phải đương đầu với những nỗi lo âu và bối rối suốt thai kì, mẹ hãy hỏi ý kiến chuyên gia về phương pháp kiểm soát những căng thẳng để giữ tinh thần thoải mái nhất.
Để giúp sản phụ chăm sóc sức khỏe mẹ và thai nhi trong suốt thai kỳ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec áp dụng các gói chăm sóc sức khỏe Thai sản trọn gói với chất lượng vượt trội. Phụ nữ mang thai được bác sĩ sản phụ khoa giàu kinh nghiệm tại Vinmec đồng hành trong suốt quá trình trong khi mang thai – chuyển dạ – sau sinh. Các gói thai sản tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:
Bác sĩ Trần Thị Mai Hương đã có 25 năm kinh nghiệm khám và điều trị trong lĩnh vực Sản Phụ khoa, phẫu thuật đường dưới,phẫu thuật nội soi. Đã giữ chức vụ phó trường khoa Sản bệnh lí, phó Trưởng phòng đẻ – bệnh viện Phụ sản Hải Phòng. Có chuyên môncao và thế mạnh trong lĩnh vực:
Phẫu thuật đường dưới
Phẫu thuật nội soi
Các phẫu thuật sản khoa khó.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Bài viết tham khảo nguồn: chúng tôi chúng tôi chúng tôi chúng tôi
Mang Thai Tháng Thứ 6: Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 25,26
Ở tuần thai thứ 25 này, em bé của bạn thực sự đang cố gắng “cơi nới” cái bọc tù túng của mình, và dạ con của bạn mỗi ngày lại cần phải giãn ra một chút để chứa vừa bé. Rõ ràng điều này có nghĩa là bạn sẽ cảm thấy khó chịu ở các cơ và dây chằng của mình, khi bạn bước vào tuần thai thứ 25. Lưng, xương chậu, tất cả các phía của bụng, và thậm chí là cả chân cũng đều đau nhức ê ẩm vì những tác động của hoóc môn thai kỳ lên các mô liên kết trong cơ thể.
Trung bình, một thai phụ sẽ tăng thêm từ 10 đến 12 kilogram sau 40 tuần mang thai. Tất cả những gì khiến bạn lên cân gồm em bé, nhau thai, nước ối, lượng máu tăng thêm, lượng dịch tuần hoàn bổ sung, hai bầu ngực, và cả một chút mỡ nữa.
Những điều bất ngờNếu đây là lần đầu bạn mang thai, mỗi cơn đau hay triệu chứng mới đều khiến bạn phải lật đật chạy đi tìm sách hướng dẫn bà mẹ mang thai ngay. Điều này có bình thường không nhỉ, có đúng là mình sẽ cảm giác thế này không, con có ổn không?
Nếu bạn đã trải qua tất cả những thứ đó rồi và giờ đã có kinh nghiệm, có lẽ bạn sẽ bớt lo lắng hơn. Nhưng đến một chừng mực nào đó, cảm giác lo lắng là rất bình thường và còn có ích nữa, bởi nó khiến thai phụ tránh những hành động có thể làm nguy hại tới thai nhi.
Tuy nhiên, nếu bạn chìm trong âu lo và không thể sống vui vẻ được, thì bạn cần phải nói chuyện với ai đó.
Những thay đổi của cơ thể bạn trong tuần nàyKhi bụng bạn lớn ra, thì khung xương sườn cũng lớn theo. Chắc chắn khung xương phải nở ra. Bởi dạ con của bạn cần có chỗ để nhô lên cao và nhô ra ngoài. Giai đoạn này bạn có thể cảm thấy khó thở vì phổi không còn chỗ để nở ra mỗi khi bạn hít vào. Thi thoảng bạn nên thở thật sâu. Khi bạn nói chuyện điện thoại, leo lên một chiếc cầu thang máy rất dốc hay đi nhanh quá là những lúc hơi thở của bạn trở nên gấp gáp.
Hãy để ý tư thế của mình và tránh thõng người xuống. Bạn cần phải để cho phổi của bạn đủ không gian để làm việc và cung cấp oxy cho cả bạn lẫn bé.
Bạn có thể sẽ thấy ngứa ở bụng, cảm giác như có kiến bò lung tung quanh đó. Lý do có thể là bởi những sợi collagen ở lớp giữa của da bạn đang duỗi ra. Bạn có thể giảm cảm giác này bằng cách thoa kem dưỡng ẩm lên bụng sau khi tắm. Tránh tắm bằng nước quá nóng hoặc quá lạnh. Và tránh dùng các loại xà bông tắm làm khô da. Chỉ nên dùng các loại khăn bông cotton hoặc bông sợi tự nhiên. Và đừng làm gì để da bạn bị nóng lên.
Mất ngủCó thể bạn sẽ bị mất ngủ ở tuần thứ 25 này. Bạn thường cảm thấy mình đã rất mệt khi lên giường. Thế nhưng lại rất khó ngủ dù muốn lắm. Tâm trí bạn cứ đầy ắp suy nghĩ về mọi thứ. Và vấn đề chỉ được giải quyết khi bạn dậy đi vệ sinh.
Lại nói về chuyện đi vệ sinh, có thể bạn thường phải đi vào nhà vệ sinh vài lần một đêm. Và rõ ràng là phải thức dậy nhiều lần trong đêm như vậy không giúp ích gì cho chứng mất ngủ của bạn. Nhưng cứ nằm trên giường lăn qua lại thì cũng tệ chả kém.
Nếu bạn bị mất ngủ như thế, thì bạn nên ngồi dậy một lúc. Có thể xem truyền hình, uống một cốc sữa, đi tắm, hoặc đọc sách. Những thứ nhẹ nhàng dễ chịu như là những tấm ga trải giường sạch sẽ thơm tho. Không khí trong lành, gió quạt dìu dịu thổi qua người. Hay một chồng gối êm êm đều có thể giúp cho bạn chìm vào giấc ngủ dễ hơn.
Có thể bạn sẽ phải chịu đựng hội chứng ống cổ tay trong tuần này. Sự nghẽn dịch khiến cho cườm tay bạn sưng phồng lên, tạo áp lực lên thần kinh điều khiển hai tay. Vật lý trị liệu cũng có tác dụng đáng kể với chứng này. Và có thể bạn cần nẹp tay nếu chuyên gia vật lý trị liệu của bạn thấy cần thiết. Nếu bạn thấy quá khó chịu, hãy đặt tay đau lên một chiếc gối khi nằm ngủ. Làm như vậy sẽ giúp cho lượng dịch dư thừa phân tán bớt khỏi vùng cườm tay.
Thay đổi tâm lýThời gian này có thể bạn sẽ khá dễ bị kích động. Nếu vẫn đang đi làm và chưa gửi đơn xin nghỉ sinh, thì bạn nên gửi bây giờ. Nhớ tìm hiểu kỹ càng về quyền lợi của mình. Lên kế hoạch quay trở lại làm việc. Và cũng nên hiểu rõ về kế hoạch sắp xếp công việc của cơ quan và sếp bạn nữa. Vạch rõ một ngày cụ thể để hoàn thành công việc sẽ giúp ích cho bạn nếu có lúc nào đó bạn trở nên rối trí.
Bạn cũng nên bắt đầu nghĩ về những thay đổi giữa mối quan hệ của bạn với bạn đời một khi hai người có em bé. Khi bộ đôi trở thành bộ ba, sẽ luôn có sự xáo trộn và định hình lại vai trò của mỗi người. Nếu bạn đã có con, việc tái định hình này sẽ càng trở nên phức tạp hơn. Đúng là, sẽ có những thay đổi trong mối quan hệ của hai người. Nhưng những thay đổi đó là cần thiết.
Làm bố làm mẹ thực sự là những trọng trách. Vì vậy, để có thể là những ông bố bà mẹ tốt cho con mình, các bạn phải biết học cách thay đổi.
Những thay đổi của em bé trong tuần nàyThai nhi được 25 tuần tuổi. Chúng ta đã có thể đo chiều dài em bé từ đầu đến chân. Em bé sẽ ít co người lại hơn, mà sẽ duỗi ra nhiều hơn. Chiều dài trung bình của em bé ở tuần thai thứ 25 là 34,6cm. Em bé đang lớn rất nhanh. Các lớp mỡ quan trọng cũng đang hình thành dưới da và quanh các cơ quan trong cơ thể. Em bé đã bớt gầy gò hơn, và đang đầy đặn dần lên.
Mắt của bé sẽ có thay đổi lớn trong tuần này, võng mạc cũng đã hoàn thiện hơn. Phần cảm ứng ánh sáng này trong mắt em bé rất quan trọng trong việc giúp bé nhìn được rõ ràng. Lúc này, bé đã biết cách nhắm mở mắt được vài tuần. Nên cũng đã có thêm nhiều sự thay đổi quanh vùng mắt.
Em bé của bạn đã học được cách làm cho mình thư giãn hơn. Biết cách ngậm ngón tay cái khi bé muốn. Kể từ tuần thứ 25 trở đi, cử chỉ này không phải là ngẫu nhiên nữa, mà thật sự là một thú vui nho nhỏ của bé.
Em bé vẫn hít thở nước ối vào ra phổi của mình. Là một cách luyện tập để có thể hít thở không khí ngay khi ra khỏi cơ thể mẹ. Tất cả không khí cung cấp cho em bé bây giờ đều vẫn thông qua nhau thai.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao?Khoảng thời gian này, huyết áp của bạn có thể tăng nhẹ. Mặc dù có thể vẫn thấp hơn so với trước lúc có thai. Thông thường, huyết áp giảm vào cuối giai đoạn đầu thai kỳ. Và đạt mức thấp nhất ở khoảng tuần thứ 22 đến 24.
Tiền sản giật là chứng rối loạn nghiêm trọng có biểu hiện đặc trưng là huyết áp cao và nồng độ protein cao trong nước tiểu. Xuất hiện thường xuyên nhất sau 37 tuần mang thai. Nhưng cũng có thể xảy ra sớm hơn, vì vậy hãy chú ý một số những dấu hiệu sau:
Nếu bạn bị sưng mặt, sưng quanh mắt. Đồng thời bàn tay, bàn chân và mắt cá chân cũng sưng đột ngột quá mức. Hoặc tăng cân nhanh chóng, hơn 2kg trong một tuần. Hãy gọi cho bác sĩ.
Gặp bác sĩ ngay nếu bạn bị tiền sản giật nghiêm trọng hơn với các triệu chứng khác. Như nhức đầu nặng hoặc kéo dài. Thay đổi thị lực như nhìn mờ hoặc nhìn một hóa hai. Nhìn thấy các đốm sáng. Nhạy cảm với ánh sáng, hoặc mất thị lực tạm thời. Đau hoặc sưng dữ dội ở vùng bụng trên, hoặc nôn mửa.
Đau nhứcNếu gần đây phần lưng dưới của bạn hơi đau nhức. Đó là do tử cung ngày càng lớn, làm thay đổi trọng tâm cơ thể. Kéo giãn và làm suy yếu cơ bụng của bạn và có thể chèn ép lên dây thần kinh. Cộng thêm nội tiết tố thay đổi làm nới lỏng các khớp xương và dây chằng.
Thêm vào đó, trọng lượng tăng thêm khiến các cơ bắp làm việc nhiều hơn và áp lực lên các khớp xương tăng. Khiến bạn thấy tệ hơn vào cuối ngày.
Cần thả lỏng thường xuyên, không ngồi và đứng trong thời gian dài. Nên nằm ngủ nghiêng với một chiếc gối đệm giữa hai chân và một chiếc gối khác đỡ vùng bụng. Có thể tắm nước ấm hoặc chườm nóng/lạnh để giảm đau.
Để thư giãn và giảm đau nhức bàn chân. Thử ngâm chân trong một chậu đầy nước ấm với vài giọt dầu thơm.
Lời khuyên cho bạnHãy nghĩ xem bạn muốn xây dựng chế độ dinh dưỡng cho em bé như thế nào. Một trong những yếu tố quan trọng của một chế độ cho con bú tốt chính là tinh thần của người mẹ trong suốt quá trình mang thai. Những tác động khác gồm có: bạn đời biết quan tâm hỗ trợ. Thái độ tích cực của bà ngoại và/hoặc bà nội em bé. Và những phản ứng từ những người khác trong gia đình, trong cộng đồng.
Hãy đi xem trước bệnh viện hay nhà hộ sinh nơi bạn dự định sinh em bé. Nếu bạn chưa đặt phòng, hãy tìm hiểu các lựa chọn khác nhau. Một số bệnh viện tư yêu cầu đặt cọc trước khi họ tiến hành thủ tục.
Bạn hãy tìm hiểu về ghế ngồi ô tô dành cho em bé. Để biết loại nào sẽ vừa vặn nhất với xe của bạn, và an toàn nhất cho bé. Nếu bạn dự định thuê những thứ này, bạn nên đặt từ bây giờ.
Sự phát triển của thai kỳ: tuần thứ 26Đây là tuần thai cuối trong giai đoạn thứ 2 của thai kỳ. Bạn sẽ chuẩn bị bước sang giai đoạn cuối cùng của quá trình mang thai. Mặc dù bạn lúc này nhìn đã ra dáng của một bà bầu. Bạn vẫn có thể di chuyển một cách nhẹ nhàng và thoải mái. Mặc dù vào cuối ngày các khớp gối và chân bạn có thể bị phù lên một chút. Đến sáng hôm sau là cơ thể các bạn sẽ lại trở nên bình thường.
Thai nhi 26 tuần tuổi là thời điểm để các bà mẹ có thể tìm mua cho mình những bộ đồ bà bầu phù hợp. Những bộ đồ kích cỡ lớn với vòng eo co dãn tốt. Được may cắt một cách chuyên biệt đặc biệt là ở phần bụng là lựa chọn tốt cho bạn
Tôi có còn bị ốm nghén không?Nếu bạn là một trong những phụ nữ không được may mắn lắm vì bị thai hành trong suốt thai kỳ. Thì ở giai đoạn thai nhi 26 tuần tuổi này các bạn sẽ cảm thấy nhẹ đi một chút. Tuy nhiên, mùi thức ăn và đôi khi những ý nghĩ của các món ăn bạn không thích vẫn có thể làm bạn cảm thấy buồn nôn.
Một số phụ nữ bắt đầu có biểu hiện khá phức tạp và trộn lẫn của triệu chứng buồn nôn và nôn mửa dữ dội. Y học chuyên ngành gọi là chứng nôn nghén. Đôi khi bạn cần phải được nhập viện và truyền nước biển nếu bạn nôn ói quá nhiều và không thể giữ được lượng nước cần thiết cho cơ thể. Tin vui là đây không phải là một biểu hiện thường thấy ở phụ nữ có thai. Và y học thường có những cách điều trị khá hiệu quả nếu bạn mắc phải những triệu chứng này.
Hãy sắm riêng một chiếc ghế êm áiHãy nghĩ ngay đến việc mua một chiếc ghế thật thoải mái cho bạn nếu như bạn chưa có. Bạn sẽ cần phải ngồi nhiều hơn trong suốt những tháng còn lại và sau khi sinh. Ví dụ như khi cho bé bú.
Bạn nên tìm một chiếc ghế có phần gác tay thoải mái. Phần nâng lưng khá tốt và chiếc ghế không thúc quá nhiều vào phần sau đầu gối của bạn khi ngồi. Chiếc ghế nên có đồ gác chân nó sẽ rất hữu ích cho bạn trong suốt giai đoạn còn lại của thai kỳ.
“Đầu tư dài hạn” cho em béTuần thai thứ 26 là tuần mà em bé phát triển khá nhanh. Bạn sẽ cảm thấy cân nặng của bạn gia tăng một cách bất ngờ. Vì vậy, bạn cần phải có một nguồn cung cấp năng lượng bổ sung cho sự phát triển của bé từ thức ăn.
Trên thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực dinh dưỡng tiền sinh sản. Phương án hiệu quả nhất vẫn là việc kiểm soát chặt chẽ về lượng cũng như về chất của những thức ăn hàng ngày bạn ăn vào. Có rất nhiều bằng chứng cho thấy một môi trường sống lành mạnh. Không thuốc lá, không rượu bia, ăn các thức ăn tự nhiên, lành mạnh như rau quả tươi, v.v… Ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bé trong và sau khi sinh.
Rõ ràng, cách bạn chăm sóc bản thân ra sao trong thai kỳ ảnh hưởng khá lớn đến sự phát triển của con bạn từ khi lọt lòng tới lúc trưởng thành.
Những thay đổi về mặt thể chấtNhững dấu đỏ trên bụng có thể sẽ xuất hiện. Xin đừng hoảng hốt nếu bạn thấy chúng. Những dấu đỏ ấy là không-thể-tránh-khỏi. Mặc dù lúc đầu chúng hiện lên có màu đỏ và trông rất rõ ràng. Trong vòng 1 năm chúng sẽ trắng nhạt đi và rất khó để có thể nhận biết được.
Bạn sẽ thấy khó khăn khi ngồi xổm và gập người xuống. Và rõ ràng bạn cũng không nên làm như vậy. Hãy tìm những cách khác hiệu quả hơn. Nếu bạn còn đi làm, hãy sắp xếp chỗ làm việc của mình sao cho phù hợp nhất. Chiếc ghế làm việc trước bàn vi tính của bạn cũng vì vậy mà cũng nên được điều chỉnh một ngày vài lần.
Vú của bạn cũng bắt đầu sản xuất sữa non, sau này sẽ trở thành sữa mẹ. Đây là một chất lỏng sánh, không màu và đôi khi có màu vàng. Chứa rất nhiều kháng thể (các chất trong máu nhằm phát hiện và chống lại vi trùng, vi khuẩn). Đây là dấu hiệu tuyến vú của bạn bắt đầu tiết sữa, chuẩn bị sẵn sàng để chăm sóc cho đứa con sắp sửa ra đời. Nếu bạn đã từng cho con bú trước đó, sữa non có thể được tiết ra sớm hơn một chút.
Trạng thái tâm lý của bạn cũng sẽ có thay đổiCảm giác có thai, suy nghĩ về việc có thai sẽ làm cho bạn không còn chú ý đến chuyện gì khác ngoài đứa con sắp chào đời.
Cho đến lúc này, tiếp tục đi làm, hay làm đến khi nào sẽ trở thành 1 vấn đề mà bạn phải suy nghĩ. Nhiều phụ nữ chọn cách làm việc cho tới tuần thứ 34-36 rồi nghỉ. Nhưng họ vẫn ước họ có thể nghỉ sớm hơn một chút. Bạn nên hỏi bộ phận Quản Lý Nhân Sự của công ty bạn để xem thử họ sẽ cho bạn những sự lựa chọn như thế nào trong việc nghỉ sớm. Phải cân nhắc giữa vấn đề tài chính. Cũng như các thay đổi về tâm lý cũng như hình thể của bạn khi xin được nghỉ sớm hay tiếp tục làm việc.
Thay đổi của bé trong tuần nàyBé sẽ tiếp tục tập thở ở giai đoạn này. Hít vào trong phổi và thở ra dịch nước ối, đôi khi nuốt luôn chất dịch này. Bé cũng sẽ bú, chớp mắt, xoay người, đá, quơ quào và đôi khi là nấc cụt.
Bé sẽ có nhiều giấc ngủ nông hơn (giấc ngủ với chuyển động mắt liên tục- REM) ở tuần thứ 26 này. Những giấc ngủ như vậy rất quan trọng cho não bộ của bé. Nghiên cứu cho thấy trẻ em mới sinh trải qua phần lớn giai đoạn giấc ngủ nông như vậy trong khi ngủ. Vì vậy mà đứa trẻ trong bụng của bạn cũng sẽ dành thời gian để tập luyện với giấc ngủ nông trước khi chào đời.
Bộ não của bé cũng sẽ hình thành những nếp nhăn và lồi lõm từ một khối tròn, trơn và mịn trước đây. Giai đoạn này tóc của bé cũng sẽ trải qua giai đoạn phát triển khá nhanh. Một số bé được sinh ra với tóc mọc như những người bị hói. Hay là tóc rất mỏng đến nỗi có thể không phân biệt được. Một số khác được sinh ra với một mái tóc rõ ràng. Những quan niệm rằng việc mẹ bị ợ chua chính là dấu hiệu cho thấy con họ có rất nhiều tóc là hoàn toàn không đúng sự thật.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao ở tuần thai thứ 26?Ba tháng giữa của quá trình mang thai sắp kết thúc. Và khi cơ thể bạn đang chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ. Bạn có thể bắt đầu cảm thấy một số triệu chứng mới như đau lưng hoặc thỉnh thoảng bị chuột rút cơ bắp chân. Nguyên nhân do tử cung của bạn lớn và nặng thêm. Gây áp lực lên các tĩnh mạch đưa máu từ chân trở lại tim, cũng như lên các dây thần kinh từ thân đến chân bạn.
Mẹ có thể thường bị đau nhức khi bước vào tuần thai thứ 26. Tình trạng chuột rút này có thể trở nên tồi tệ hơn khi thai kỳ tiếp diễn. Chuột rút ở chân phổ biến hơn vào ban đêm. Nhưng cũng có thể xảy ra trong ngày. Khi bị chuột rút, duỗi căng cơ bắp chân sẽ giúp bạn giảm đau phần nào. Duỗi thẳng chân, sau đó nhẹ nhàng co ngón chân lại. Đi bộ vài phút hoặc xoa bóp bắp chân đôi khi cũng có hiệu quả.
Gợi ý cho bạn: Lựa chọn gì ngoài nước cam vắt? Bạn cần bổ sung nhiều vitamin C hơn? Ngoài nước cam, bạn cũng có thể lựa chọn trái cây tươi hoặc các món salad rau củ. Ớt chuông cũng là một lựa chọn tốt cho bạn vì chứa gần gấp đôi lượng vitamin C có trong cam.
Lời khuyên cho tuần nàyNếu bạn cảm thấy mình cần đi toilet mỗi 5 phút, hãy ngồi yên. Có thể là em bé đang nằm ở một vị trí rất đặc biệt ngay trên bọng đái của bạn. Hãy nằm nghiêng qua một bên để xem thử có thể thay đổi được tư thể nằm của em bé không.
Cẩn thận với các cảm giác khó tiêu và ợ chua. Mọi thứ sẽ trở nên sáng sủa hơn rất nhiều khi cơ thể của bạn ngừng sản xuất và tồn đọng relaxin và progesterone. Nói về relaxin, nồng độ của nội tiết tố quan trọng này khi bạn mang thai sẽ tăng gấp 10 lần so với khi bạn bình thường.
Xoa dịu cảm giác đau lưng bằng những bài tập thể dục. Hỏi ý kiến của một bác sĩ sản khoa về việc làm thế nào mà bạn có thể tăng cường sức khỏe cho các cơ và khớp của bạn. Để chống chịu với những cơn đau.
Đi nghỉ. Đây chính là lúc thích hợp nhất để sắp xếp thời gian nghỉ dưỡng trước khi bạn sinh con. Có một kỳ nghỉ khá hợp lý từ lúc bạn nghỉ làm cho tới ngày sinh có thể sẽ làm sức khỏe của bạn hồi phục khá hiệu quả. Đây cũng là thời gian để bạn tịnh tâm và suy nghĩ đến những việc quan trọng sắp tới trong cuộc sống.
Nên làm trong tuần thai thứ 26:Mang Thai Tuần Thứ 26 Và Sự Phát Triển Của Thai Kỳ
Mặc dù đôi mắt của bé đã được “niêm phong đóng cửa” trong vài tháng qua nhưng chúng sẽ sớm mở và bắt đầu nhấp nháy. Tùy thuộc vào dân tộc, một số em bé sẽ được sinh ra với đôi mắt màu xanh hoặc màu xám xanh (có thể thay đổi màu sắc trong năm đầu tiên từ khi chào đời) và một số sẽ được sinh ra với đôi mắt nâu hoặc đen tối. Lông mi đang phát triển giống như là tóc nhiều hơn trên đầu.
Cân nặng của bé bây giờ khoảng pound (907 gram). Bé trông vẫn còn nhăn nheo nhưng sẽ tiếp tục tăng cân đều đặn trong 14 tuần tiếp theo cho đến khi sinh.
Sự phát triển cân nặng đang xảy ra ở giai đoạn này có vẻ rất ít và không đáng kể. Nhưng nó rất quan trọng vì em bé của bạn chuẩn bị hòa nhập vào thế giới bên ngoài.
Các dây thần kinh trong tai đang phát triển và cho phép em bé phản ứng một cách nhất quán hơn với những âm thanh bé nghe. Nếu bạn đang có một cậu bé, tinh hoàn của ông đã bắt đầu di chuyển vào bìu của mình.
Ở hình này, em bé nhìn thẳng lên trên. Hồ sơ cá nhân độc đáo với các chi tiết mũi, môi và cằm được nhìn thấy rõ ràng. Như hình ảnh này cho thấy cổ vẫn còn khá ngắn và đầu vẫn còn được khá gần với ngực.
Các cuộn dây rốn được thấy đi qua phía sau đầu của bé. Ở hình ảnh này, mí mắt có thể được nhìn thấy nhưng vẫn đóng chặt. Chất béo ngày càng được bổ sung tạo nên đường viền khuôn mặt tròn hơn nhiều.
Ngày này, hai bàn tay giơ lên trước mặt. Ở trên cùng góc phải, các lớp lót bên trong của tử cung cong có thể được nhìn thấy.
Hình ảnh 3D này cho thấy lưng của em bé. của cột sống, xương sườn và xương bả vai được nhìn thấy một cách rõ ràng. Kỹ thuật 3D này đã mở ra nhiều khả năng mới cho việc dự đoán sự phát triển của em bé.
Với những ngón tay giơ lên và đặt vào má và mắt nhắm nghiền. Hình ảnh này cho thấy một em bé rất bình yên. Ở bên trái là dây rốn nối tới nhau thai.
Hình ảnh scan 3D có thể được phổ màu theo những cách khác nhau: hình ảnh này cho thấy rằng ở giai đoạn này hình dạng môi của em bé của bạn được xác định rõ ràng. Đôi môi là phần nhạy cảm nhất của toàn bộ cơ thể và bàn tay của bé thường được đặt lên trên nó
Khoảng cách giữa hai xương trán của trán (đường đen) bây giờ đã gần như mờ dần. Các xương ở hai bên trái và phải nằm rất gần với nhau với một khoảng cách nhỏ cho phép cho sự tăng trưởng hơn nữa của đầu và não.
Nếu bạn đã theo dõi trọng lượng trong suốt thai kỳ và gắn bó với một chế độ ăn uống cân bằng, mức độ tăng cân nên giữ giữa khoảng 16-22 kg.
Nhiều phụ nữ thích ăn cá, nhưng trong khi mang thai việc ăn cá có thể là “tốt” hoặc “xấu” tùy thuộc vào loại cá.
Cá da trơn
Cá rô nước ngọt
Cá hồi
Cá nên tránh bao gồm:
Cá mập
Cá kiếm
Cá thu
Cá ngừ tươi
Chẽm
Cá kình
Cá đã bị tiếp xúc với các chất ô nhiễm công nghiệp
Sò, ốc sống
Điều quan trọng là hãy nhớ rằng bạn không nên ăn quá 350 gram bất kỳ loại cá nào trong một tuần.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 33
Em bé của bạn trong tuần thứ 33 của thai kì
Cân nặng của em bé tăng lên nhanh chóng. Một nửa số cân nặng bạn tăng được sẽ chuyển cho em bé.
Em bé uống đến một nửa lít nước ối một ngày! Điều này giúp chuẩn bị cho hệ tiêu hóa của bé khi sinh ra.
Các tấm xương sọ của bé vẫn còn khá mềm, giúp nó ép xuống ống sinh dễ dàng hơn.
Tuần này em bé của bạn có thể dài khoảng 43-48 cm và có thể tăng thêm 2,5 cm nữa trong tuần này. Em bé đang nặng 2 kg và còn tiếp tục tăng (khoảng 227 gam / tuần – và cho đến lúc sinh em bé có thể tăng thêm từ 1/3 đến gấp đôi cân nặng hiện tại). Ở tuần thứ 33, thể tích của em bé đã vượt qua thể tích dịch ối, và đó cũng là một lý do giải thích tại sao những cú đá hay hích được cảm nhận rõ ràng hơn trong tuần này.
Em bé phân biệt được ngày với đêm
Nếu thành tử cung của bạn có mắt, bạn sẽ thấy: thai nhi của bạn hoạt động nhiều hơn và càng lúc càng giống một em bé, với đôi mắt nhắm lại khi ngủ và mở ra khi thức giấc. Và vì thành tử cung đang mỏng hơn, nhiều ánh sáng có thể đi vào tử cung, giúp bé phân biệt được ngày với đêm (bây giờ em bé có thể ghi nhớ sự khác biệt bên ngoài).
Hệ miễn dịch của thai nhi đang phát triển
Bây giờ em bé của bạn dã đạt được một cột mốc quan trọng: em bé đã có hệ miễn dịch của riêng mình. Kháng thể được truyền từ bạn sang em bé khi em bé tiếp tục phát triển hệ miễn dịch, giúp em bé chống lại tất cả các loại vi trùng khi ra ngoài tử cung.
Cơ thể bạn tuần thứ 33Mất ngủ
Với sự thay đổi nội tiết tố, nửa đêm chạy vào phòng tắm, chuột rút ở chân, ợ nóng và cái bụng to đùng, không có gì lạ khi bạnphải lăn lộn trên giường thật lâu trước khi có thể ngủ được. Mất ngủ trong tam cá nguyệt thứ 3 xảy ra ở khoảng 75% phụ nữ mang thai. Tại tuần thứ 33, cơ thể bạn cần được nghỉ ngơi, vì vậy hãy nhớ rằng lo lắng sẽ không giúp ích gì. Thay vào đó, hãy làm tốt nhất để thoải mái trước khi đi ngủ. Hãy thử tắm nước ấm và có thể uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ, tránh tập thể dục, ăn quá gần giờ đi ngủ và matxa giúp cơ thể thoải mái hơn. Nếu giấc ngủ vẫn không đến được với bạn, đọc một cuốn sách hoặc nghe nhạc nhẹ nhàng cho đến khi buồn ngủ. Và nhìn vào mặt tích cực: mất ngủ khi mang thai sẽ khiến bạn làm quen dần với những đêm mất ngủ sắp tới (khi em bé chào đời).
Thử: Acid béo Omega-3
Các nghiên cứu cho thấy trẻ sinh ra bởi các bà mẹ có chế độ ăn chứa nhiều axit béo omega-3, đặc biệt là DHA (tìm thấy chủ yếu trong dầu cá) có lợi thế hơn về mặt trí tuệ. Vậy, có phải nếu bạn ăn cá hồi tự nhiên thì em bé nhà bạn sau này sẽ học ở Harvard? Có thể có mà cũng có thể không. Nhưng DHA rất quan trọng đối với sự phát triển não bộ và thị lực – và hều hết tất cả sự tích lũy DHA của em bé xảy ra trong ba tháng cuối. DHA cũng có thể giúp ngăn ngừa sinh non và trầm cảm sau sinh.
Nhưng bạn lại nghe nói rằng cá không an toàn cho phụ nữ mang thai? Trên thực tế, FDA khuyến nghị nên ăn 340g (trung bình khoảng hai bữa ăn) một tuần các loại cá và động vật có vỏ có ít thủy ngân, như tôm, cá rô phi, cá hồng, cá hồi (tự nhiên là tốt nhất), cá minh thái và cá da trơn. Cá kiếm, cá mập tươi có nhiều khả năng chứa chất độc. Nếu bạn ghét ăn cá thì có thể bổ sung nguồn DHA từ các thuốc bổ bà bầu có chứa dầu cá tự nhiên (dạng Triglyceride) thân thiện với thai kỳ, ăn các thực phẩm như trứng, hạt hạnh nhân, quả óc chó.
Chỉ dẫn khác
Nếu bạn dự định cho con bú sau khi sinh thì bây giờ là lúc để tham dự một lớp học cho con bú hoặc xem các video hướng dẫn.
Nếu bạn chưa biết, tìm hiểu chính sách của bệnh viện về việc cho em bé nằm cạnh mẹ (24/7). Nghiên cứu cho thấy sự tiếp xúc da giữa trẻ sơ sinh và mẹ đem lại nhiều lợi ích cho em bé và giúp mối quan hệ giữa mẹ và bé khăng khít hơn
Triệu chứng phổ biếnEm bé hiếu động hơn
Bạn có thể kiểm tra các cử động của em bé hai lần một ngày – vào buổi sáng và buổi tối. Kiểm tra đồng hồ và bắt đầu đếm số lần cử động của em bé cho đến khi bạn đạt đến mười. Nếu vào cuối giờ bạn chưa cảm thấy ít nhất 10 chuyển động, hãy ăn một bữa ăn nhẹ hoặc uống nước trái cây, nằm xuống và tiếp tục đếm.
Suy tĩnh mạch
Chắc chắn rằng các mạch máu nổi lên trông thật xấu xí (và đôi khi đau đớn), nhưng bạn không cần lo lắng quá mức về vấn đề này. Nếu bạn không bị giãn tĩnh mạch trước khi bạn có thai, chúng sẽ biến mất ngay sau khi bạn sinh em bé.
Đau dây chằng tử cung
Nếu bụng của bạn là đau khi bạn thay đổi vị trí hoặc ngồi dậy đột ngột, bạn có thể bị đau dây chằng tử cung . Miễn là nó không thường xuyên và bạn không bị sốt, ớn lạnh hoặc chảy máu thì không có gì phải lo lắng. Hãy để bàn chân của bạn được nghỉ ngơi (và thoải mái).
Móng tay mọc nhanh hơn
Hormone thai kỳ có thể làm cho móng tay mọc nhanh hơn nhưng cũng có thể làm cho chúng trở nên dễ gãy. Nếu móng tay của bạn dễ bị gãy, cố gắng bổ sung nhiều chất biotin trong chế độ ăn uống của bạn (có nhiều trong chuối, bơ, các loại hạt và ngũ cốc). Viên nang gelatin cũng an toàn trong thai kì.
Rốn lồi ra
Rốn của bạn có thể đã bật ra và có thể nhìn thấy qua lớp áo mùa hè? Bạn có thể làm gì với nó? Chẳng có biện pháp hữu ích nào cho vấn đề này cả, tuy nhiên nó sẽ trở lại bình thường trong một vài tháng sau khi bạn sinh.
Khó thở
Bụng lớn dần lên và đẩy mọi thứ ra khỏi vị trí của mình – bao gồm phổi của bạn, khiến phổi không thể mở rộng đầy đủ. Bạn sẽ khó chịu hơn em bé bởi bây giờ em bé đang nhận oxy qua nhau thai. Hãy đứng thẳng nhất có thể, điều đó sẽ giúp phổi có thêm không gian.
Vụng về
Bụng lớn hơn làm thay đổi trọng tâm cơ thể và khiến bạn vụng về. Hãy chậm lại, vội vàng sẽ khiến bạn lóng ngóng hơn.
Suy giảm trí nhớ
Rối loạn tâm thần có thể gây ra bởi giới tính của em bé. Nghe có vẻ lạ nhưng đúng là phụ nữ mang thai bé gái có xu hướng hay quên hơn so với những bà mẹ mang thai bé trai.
Cơn co thắt tử cung giả
Những cơn co thắt giả thường thấy ở các bà mẹ đã trải qua một lần mang thai. Làm thế nào để bạn biết rằng chúng không phải cơn co thật? Ngay cả cơn co thắt ở cường độ cao nhất, hãy thay đổi vị trí của bạn (từ ngồi đến nằm xuống, từ nằm sang đi bộ xung quanh) chúng sẽ biến mất.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 22
Tuần thứ 22 trong quá trình phát triển của thai kỳ, bé đã trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh và những di chuyển của bên ngoài. Mẹ đã có thể cảm nhận được chuyển động rõ ràng của bé, cơ thể mẹ thời gian tới có thể gặp tình trạng phù nề tại chân do trữ nước.
Sự phát triển của thai nhi Nhờ giác quan về di chuyển của bé đủ phát triển, bé đã có thể cảm nhận được những chuyển động của mẹ. Thế nên, mẹ đừng bỏ lỡ cơ hội “khiêu vũ” cùng bé, hãy bật nhạc lên và lắc lư nhẹ nhàng, bé sẽ cảm nhận được điệu nhảy của mẹ đấy!
Tuần này, bé đã dài hơn 28cm và nặng hơn 450g, bằng kích cỡ của một trái đu đủ nhỏ. Mẹ có thể nhìn thấy được chuyển động của bé dưới lớp áo của mình. Mạch máu ở phổi của bé đang phát triển để chuẩn bị cho cho hoạt động thở và tai của bé trở nên nhạy cảm hơn với âm thanh để chuẩn bị tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Những âm thanh ồn ào như tiếng chó sủa, hay tiếng ồn của máy hút bụi trở nên quen thuộc sẽ không làm bé bối rối khi chào đời.
Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao? Mắt cá chân và bàn chân của mẹ có thể bắt đầu hơi sưng trong thời gian sắp tới, nhất là vào cuối ngày hoặc trong những ngày nóng nực. Sự lưu thông máu chậm ở chân cùng với những thay đổi hóa chất trong máu dẫn đến hiện tượng trữ nước có thể gây sưng, hay còn gọi là phù chân khi mang thai.
Cơ thể mẹ sẽ loại bỏ lượng nước thừa sau khi sinh bé, đó cũng là lý do khiến mẹ sẽ đi tiểu và ra mồ hôi rất nhiều trong vài ngày sau khi sinh. Trong lúc này, mẹ nên cố gắng nằm nghiêng bên trái hoặc kê cao chân, duỗi chân thẳng ra phía trước, và tránh ngồi hoặc đứng ở một tư thế trong thời gian dài.
Đặc biệt lưu ý, tình trạng phù chân quá mức lại có thể là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng, đó là chứng “tiền sản giật”. Nếu bị sưng nặng hoặc đột ngột ở bàn chân, mắt cá, sưng hơn mức nhẹ ở bàn tay, sưng trên mặt hoặc sưng húp quanh mắt, mẹ hãy đến gặp bác sĩ.
Thử miêu tả cảm xúc mẹ dành cho bé và hình dung của mẹ về bé đang lớn trong bụng mình.
Tưởng tượng ra ngày kỳ diệu được gặp bé và những điều sẽ làm cùng con.
Viết ra những hy vọng, ước mơ, mong muốn dành cho con trẻ.
Nghĩ đến việc làm mẹ có ý nghĩa như thế nào với mẹ và định nghĩa của mẹ về một người mẹ tốt.
Nếu viết lách không phải là sở trường của mẹ, hãy thay bằng album hình ảnh hoặc tạo một hộp lưu niệm cho quá trình mang thai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần Thứ 26 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!