Xu Hướng 3/2023 # Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang # Top 7 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Các bệnh lý sản phụ khoa ngày càng gia tăng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe sinh sản của phụ nữ, khi mắc phải những bệnh lý sản phụ khoa phụ nữ không chỉ mong muốn được chữa trị khỏi bệnh mà còn có nhu cầu được đảm bảo về mặt sức khỏe tinh thần. Với mong muốn đó, chị Vũ Hồng Thúy (36 tuổi, trú tại huyện đảo Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang) có chửa trên vết mổ cũ đã không quản xa xôi trở về Bắc Giang để thực hiện phẫu thuật cắt bỏ khối chửa mà vẫn bảo tồn được tử cung để không ảnh hưởng tới sức khỏe sinh sản sau này.

Bác sỹ CKII Lê Công Tước, Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cùng kíp mổ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân Vũ Hồng Thúy

        Bác sỹ CKII Lê Công Tước – Giám đốc Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang cho biết: “Ngày 10/6/2019, bệnh nhân Vũ Hồng Thúy nhập viện Sản Nhi Bắc Giang trong tình trạng đau bụng âm ỉ và xuất huyết âm đạo kéo dài từ hơn 01 tháng trở lại đây. Sau khi được làm các xét nghiệm và siêu âm, các bác sỹ phát hiện bệnh nhân Thúy có khối chửa trên vết mổ cũ kích thước 03 x 04 cm kèm theo 02 khối u nang nước buồng trứng với kích thước u nang bên trái 04 x 05 cm và bên phải là 05 x 06 cm. Nhưng trường hợp của bệnh nhân Thúy đặc biệt ở chỗ là khối chửa trên vết mổ cũ này đã từng được can thiệp xử trí bằng việc nạo hút nhưng không thành công khiến bệnh nhân Thúy bị xuất huyết theo đường âm đạo kéo dài”. Theo thông tin từ phía gia đình bệnh nhân Vũ Hồng Thúy thì trên đường từ Phú Quốc trở về Bắc Giang, gia đình có đưa bệnh nhân Thúy vào một bệnh viện chuyên khoa phụ sản lớn tại Hà Nội để khám bởi khi ra đến đây bệnh nhân Thúy cảm thấy đau bụng rất nhiều kèm chảy máu âm đạo. Tại Bệnh viện này, sau khi siêu âm phát hiện bệnh nhân Thúy có khối chửa trên vết mổ cũ, các bác sỹ đã thực hiện hút thai, tuy nhiên trong quá trình hút thai bệnh nhân Thúy bị băng huyết nên các bác sỹ đã dùng bóng chèn để cầm máu, 07 ngày sau bệnh nhân vẫn bị rong huyết, siêu âm kiểm tra lại thấy khối chửa vết mổ mới chỉ hút được một phần, rau thai vẫn còn sót lại chưa được hút sạch, bệnh nhân Thúy đã được tư vấn nhập viện để phẫu thuật nhưng kết quả hút thai không thành công này khiến gia đình bệnh nhân Thúy cực kỳ lo lắng và quyết định về Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang để thực hiện phẫu thuật, bởi trước khi bay từ Phú Quốc về Bắc Giang điều trị thì gia đình bệnh nhân Thúy đã tham khảo nhiều kênh thông tin và biết rằng tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang với những trường hợp có chửa tại vết mổ cũ, các bác sỹ đều điều trị, bảo tồn tử cung thành công và không để xảy ra bất kỳ tai biến y khoa nào.

       Tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, sau khi đã nắm rõ được những thông tin bệnh lý của bệnh nhân Thúy cùng với niềm tin mà gia đình bệnh nhân Thúy đã đặt cả vào đội ngũ y bác sỹ nơi đây khi không quản ngại đường xa từ Phú Quốc trở về Bắc Giang để điều trị, Bác sỹ CKII Lê Công Tước– Giám đốc Bệnh viện cùng kíp mổ gồm Bác sỹ Nguyễn Ngọc Tân phụ mổ, Bác sỹ CKI Hoàng Mạnh Long gây mê đã tiến hành hội chẩn và đưa ra quyết định phẫu thuật lấy hết tổ chức rau thai còn sót lại tại vết mổ cũ, dùng phương pháp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo để cầm máu giúp bảo tồn tử cung cho bệnh nhân Vũ Hồng Thúy, đồng thời bóc tách 02 khối u nang nước buồng trứng để lại phần buồng trứng lành cho bệnh nhân. Việc bảo tồn tử cung này sẽ giúp bệnh nhân không bị thay đổi về mặt tâm, sinh lý cũng như sẵn sàng cho lần sinh nở tiếp theo như nguyện vọng của gia đình.

Trong khi phẫu thuật, Bác sỹ CKII Lê Công Tước đã thực hiện cắt lọc, khâu bảo tồn tử cung kết hợp thắt động mạch cổ tử cung âm đạo. Đồng thời đặt một Sonde dẫn lưu từ buồng tử cung ra ngoài rồi khâu 2 mũi chỉ Catgut vòng quanh trên và dưới vết mổ tử cung (đã được cắt lọc và khâu nối 02 mép lại) để cầm máu. Việc khó khăn nhất của trường hợp này là phải làm sao để gỡ dính và lấy được hết rau thai còn sót lại tại vết mổ cũ mà không gây chảy máu để không ảnh hưởng tới việc bảo tồn tử cung cho bệnh nhân. Kết quả sau hơn 01 giờ phẫu thuật, kíp mổ do Bác sỹ Lê Công Tước trực tiếp thực hiện đã thành công cắt bỏ khối chửa cùng rau thai còn sót lại, 02 khối u nang nước buồng trứng được bóc tách hoàn toàn khỏi phần buồng trứng lành và tử cung của bệnh nhân Thúy đươc bảo tồn thành công mà không gây chảy máu.

Bệnh nhân Vũ Hồng Thúy được người nhà chăm sóc tại Khoa Phụ – Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang

        Thai đậu trên vết mổ cũ (hay còn gọi chửa tại vết mổ cũ) là hình thái làm tổ sai vị trí của trứng. Thông thường, sau khi được thụ tinh, trứng sẽ bám vào vùng đáy tử cung – nơi có “diện tích” rộng rãi và lớp cơ tử cung đủ dày để làm tổ và sinh trưởng. Tuy nhiên, vì một lý do bất thường nào đó, trứng lại “mắc kẹt” ở eo tử cung – nơi có vết sẹo mổ trước và phát triển thành túi thai. Theo Bác sỹ CKII Lê Công Tước cho biết: “ Chửa tại vết mổ cũ gây chảy máu ồ ạt khi tự sảy hoặc vỡ khối chửa do trứng làm tổ tại vết mổ, làm cho vết mổ phồng căng, giãn mỏng, nứt vỡ và gây chảy máu. Đối với trường hợp để bị vỡ sau hút thai không thành công và băng huyết kéo dài như trường hợp bệnh nhân Vũ Hồng Thúy thì thường là phải cắt tử cung hoàn toàn để cầm máu. Tuy nhiên tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang, các bác sỹ luôn cố gắng phẫu thuật cắt bỏ khối chửa mà vẫn bảo tồn được tử cung cho bệnh nhân nhằm đảm bảo tâm, sinh lý cho người bệnh bởi chúng tôi luôn tâm niệm rằng sức khỏe bệnh nhân đặt lên hàng đầu, nhưng sức khỏe tinh thần của người bệnh cũng không kém phần quan trọng. Thực tế là những trường hợp bệnh nhân có chửa vết mổ cũ từng được phẫu thuật bảo tồn tử cung thành công tại Bệnh viện Sản Nhi Bắc Giang thì sức khỏe sinh sản đều được đảm bảo, chúng tôi đã từng mổ đẻ nhiều ca an toàn cho những bệnh nhân từng phẫu thuật chửa vết mổ cũ”. Nhân đây Bác sỹ Lê Công Tước cũng khuyến cáo rằng phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là với những người đã từng sinh mổ khi có thai cần đi siêu âm sớm để xác định chính xác vị trí làm tổ của thai ở đâu. Nếu thai làm tổ ở vị trí ống cổ tử cung hoặc trên vết mổ cũ thì cần phải đình chỉ thai sớm vì thai càng lớn càng gây nứt vỡ vết mổ đe dọa tính mạng của thai phụ. Thủ thuật bỏ thai trong những trường hợp này cũng đòi hỏi người thực hiện phải vững vàng chuyên môn, do đó nên thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa để tránh những tai biến đáng tiếc xảy ra.

Hiền Chúc – Bệnh viện Sản Nhi

Bị Các Bệnh Viện Khác Từ Chối, Bác Sỹ Mang Thai 38 Tuần Ở Bạch Mai Phải Vào Tâm Dịch Tiếp Tục ‘Chiến Đấu’, Chờ Sinh Con

Mới đây, báo Phụ nữ Việt Nam (PNVN) đã đăng tải một câu chuyện chạnh lòng về thông tin bác sĩ Nguyễn Thị Thu Hương đang mang thai tuần 38 vẫn tình nguyện đến BV Bạch Mai điều trị cho bệnh nhân khiến.

Trao đổi với PNVN, lãnh đạo BV cho biết đúng là có chuyện nhân viên y tế mang thai đến tuần 38 vẫn phải đi làm việc. Nhưng, đây không phải là tự hào mà là câu chuyện buồn, là sự việc đau lòng.

Theo vị lãnh đạo này, nhân vật trong câu chuyện là bác sĩ Khoa C4 (Viện Tim mạch Quốc gia) mang thai đến tuần 38, dự sinh ngày 15/4. Do diễn biến dịch bệnh phức tạp, Ban lãnh đạo BV đã cho thai phụ nghỉ trước sinh để đảm bảo sức khỏe.

Nữ bác sĩ mang thai 38 tuần vẫn hỗ trợ đồng nghiệp chăm sóc bệnh nhân

Tuy nhiên, sau khi nghỉ, nữ bác sĩ đến các bệnh viện chuyên khoa Sản để làm thủ tục sinh. Tuy nhiên, một bệnh viện từ chối, rồi hai, ba bệnh viện cũng từ chối khi biết thai phụ là nhân viên của Bệnh viện Bạch Mai.

Họ từ chối thai phụ – cũng là đồng nghiệp của mình vì sợ cô ấy có thể mang mầm bệnh COVID-19 mặc dù kết quả xét nghiệm của nữ bác sĩ này là âm tính.

“Chúng tôi đã điều trị, cứu chữa cho hàng ngàn bệnh nhân. Đến một ngày, chính chúng tôi lại bị cơ sở y tế khác từ chối chăm sóc, điều trị. Đau lòng lắm”. – Một lãnh đạo BV Bạch Mai chia sẻ

Ngày sinh thì đến gần và đặc biệt, trong những tuần cuối thì nguy cơ sinh sớm có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Cô ấy trình bày với lãnh đạo BV. Trước tình huống ấy, Ban Giám đốc cho cô ấy vào chờ sinh chứ chẳng nhẽ lại đẻ ở nhà. Tuy nhiên, thời điểm ấy BV đã phải tạm dừng hoạt một số khoa, trung tâm. Nếu mang bụng bầu vào BV mà nói đi đẻ bộ phận kiểm soát ngoài cổng sẽ chẳng cho vào. Cô bác sĩ ấy phải nói đi trực thì họ mới cho vào. Trong thời gian chờ sinh, là bác sĩ nên cô ấy cũng hỗ trợ khoa chăm sóc các bệnh nhân khác.

Vị lãnh đạo này cũng cho biết, đây là sự việc đau lòng. Bởi nhân viên y tế BV Bạch Mai bị kỳ thị ghê gớm không chỉ ở cộng đồng mà còn ở chính những đồng nghiệp của mình. Thực tế, ai cũng có khả năng bị nhiễm virus COVID-19 và bất cứ cơ sở y tế nào cũng có thể có người nhiễm. Ngay như các công nhân Công ty Trường Sinh họ chẳng có triệu chứng gì vẫn làm bình thường, chỉ đến khi xét nghiệm mới phát hiện bị dương tính. “Là y bác sĩ, nếu tuân thủ các nguyên tắc trong quá trình tiếp xúc, điều trị bệnh nhân thì rất khó bị nhiễm”, vị lãnh đạo này nói.

Trước đó,như PLVN đã có bài viết về nỗi niềm của bác sỹ Bệnh viện Bạch Mai: Trên trang thông tin của Bệnh viện Bạch Mai, GS Nguyễn Quang Tuấn – Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai – đưa ra một thực tế buồn, đó là thái độ kỳ thị của mọi người dành cho các y bác sỹ của Bệnh viện Bạch Mai.

Ông nói: “Khi tiếp xúc với nhân viên y tế của Bệnh viện Bạch Mai thời Covid, đâu đó có thái độ e dè. Trước đây, chúng tôi biết có nhiều người rất quý mến các y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai, trân trọng bác sĩ Bạch Mai. Nhưng bây giờ, qua nhiều kênh truyền thông không chính xác, họ xem y bác sĩ Bệnh viện Bạch Mai là nguồn lây, là người mang Covid đến, vì thế họ né tránh. Thậm chí, có 1 bác sĩ của chúng tôi dù có kết quả xét nghiệm âm tính, nhưng khi bà nội mất, cả dòng họ không cho về để chịu tang bà. Đây là điểu chúng tôi rất buồn.”

Giám đốc BV Bạch Mai cho biết: Khi một bộ phận người dân đang lo sợ ổ dịch Bạch Mai sẽ lây lan, thì trong bệnh viện này, các y bác sỹ đang hết lòng vì người bệnh.

Những tấm gương này, theo GS Tuấn là không thể kể hết, nhưng có những người không thể không nhắc đến, ví dụ như một nữ bác sỹ mang thai tháng cuối nhưng vẫn tình nguyện ở lại chăm sóc bệnh nhân.

“Có một bác sĩ trẻ, là học trò của tôi, mang thai tháng cuối, đang cách ly tại C9 Viện Tim mạch. Mặc dù là tháng thai cuối phải gặp nhiều khó khăn về tâm lý nhưng nữ bác sĩ vẫn xung phong ở lại bệnh viện để chăm sóc cho người bệnh, dù phải hy sinh nhiều thứ: về thể xác – đang mang thai tháng cuối, về tinh thần – mệt mỏi. Tuy vậy, nhờ có tinh thần hết lòng vì người bệnh và có anh em đồng nghiệp chung sức đồng lòng nên sức khỏe và thai của nữ bác sĩ vẫn diễn biến tốt.” – ông kể.

GS Tuấn khẳng định: “Như tất cả các đồng nghiệp khác tại Vũ Hán hay Hoa Kỳ, chúng tôi sẵn sàng dấn thân, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn để chăm sóc tốt nhất người bệnh và chăm sóc lẫn nhau để đi qua đại dịch.”

Sự Kiện » Tin Chuyên Ngành Sản Phụ Khoa

Chứng đau tức ngực khi bầu bí

Đau ngực khẩn cấp

Một số cơn đau vùng ngực khi mang thai thường không bất thường. Cơn đau nhẹ, đến rồi đi mà không kèm triệu chứng khác. Tuy nhiên, những dấu hiệu sau đặc biệt nghiêm trọng:

– Đau ngực đột ngột, kèm ho hoặc khó thở.

– Cơn đau từ ngực lan xuống hai cánh tay.

– Đau ngực kèm sốt.

– Đau ngực kèm chóng mặt, khó thở, đổ mồ hôi bất thường.

Những cơn đau như thế có thể cảnh báo bệnh ở tim, phổi, bắt buộc bạn phải đi khám. Nếu chỉ có triệu chứng đơn lẻ (sốt, khó thở, ho bất ngờ, chóng mặt, hay đổ mồ hôi bất thường) thì bạn cũng nên đi khám dù không bị đau ngực.

Các nguyên nhân của đau ngực khi mang thai

Thường đau ngực khi mang thai là do thay đổi về thể chất của mẹ thích ứng với thai nhi phát triển.

Để giảm sự khó chịu của chứng ợ nóng, hãy thử:

– Ăn bữa nhỏ thường xuyên hơn thay vì ba bữa lớn.

 - Ngủ với đầu và vai lên trên gối.

- Tránh các loại thực phẩm nhiều gia vị.

– Tránh thức ăn có dầu mỡ.

– Uống nước giữa các bữa ăn thay vì vừa uống vừa ăn.

– Tránh uống rượu và hút thuốc.

– Mặc quần áo lỏng ở thắt lưng.

Đau ngực do căng cơ bắp: một số phụ nữ mang thai đau ngực do căng các cơ bắp và dây chằng ở vùng ngực. Ngâm trong bồn tắm nước ấm hoặc tắm nước ấm có thể giúp làm giảm bớt sự khó chịu. Ngoài ra, cần nghỉ thường xuyên, không nâng vật nặng… Đau vú: thai phụ có thể bị đau vú, đặc biệt trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối. Đau vú trong thai kỳ thường do lưu lượng máu đến vú tăng lên và một số hormone ở đây hoạt động mạnh, chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ.   Chọn áo ngực thể thao phù hợp có thể làm giảm cơn đau. Nếu đau vú nặng, đau một bên vú, có kèm sốt thì nên đi khám ngay vì có thể đó là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc ống dẫn bị tắc.   Theo Lovetoknow/M&B

Lịch Tiêm Phòng Uốn Ván Chi Tiết Tại Bệnh Viện Bắc Hà

Bên cạnh việc đảm bảo dinh dưỡng cho thai nhi thì các bà bầu cũng cần đặc biệt lưu tâm đến sức khỏe trong thời gian mang bầu. Tiêm vắc xin phòng bệnh uốn ván là một trong những mũi tiêm cần thiết cho chị em khi mang thai . Vậy lịch tiêm chủng bà bầu mang thai lần 1, lần 2 như thế nào?

TIÊM PHÒNG UỐN VÁN GIÚP BẢO VỆ SỨC KHỎE VÀ SỰ PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN MẸ VÀ THAI NHI

Hầu hết các chị em đều biết trước khi mang bầu cần tiêm phòng ngừa một số loại vắc xin như: Sởi, quai bị, rubella, thủy đậu, cúm,…nhưng không phải bà bầu nào cũng biết tiêm phòng uốn ván trong thời gian mang bầu để phòng tránh tác nhân gây bệnh này.

Bệnh uốn ván do vi khuẩn Clostridium Tetani gây nên, sinh sôi nảy nở nhanh, khả năng tồn tại rất mạnh, ngay cả khi đun sôi trong thời gian dài cũng không thể tiêu diệt triệt để . Đối tượng có nguy cơ mắc phải là những người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh qua đường cắt rốn,…

LỊCH TIÊM PHÒNG UỐN VÁN CHO BÀ BẦU

Bà bầu mang thai lần đầu

Đối với lần đầu mang thai mà trước đó chưa tiêm phòng uốn ván, không nắm rõ tiền sử tiêm vắc xin hoặc chưa tiêm đủ 3 mũi vắc xin có thành phần uốn ván liều cơ bản cần tiêm 2 mũi trong toàn thai kỳ như sau:

Mũi 1: Khi thai kỳ được khoảng 20 tuần tuổi thì bắt đầu tiêm mũi 1.

Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu ít nhất 30 ngày hoặc trước sinh ít nhất 30 ngày.

Bà bầu mang thai lần 2

Đối với bà bầu đã tiêm phòng ở thai kỳ lần 1, thai kỳ thứ 2 cách nhau không quá 10 năm thì bà bầu chỉ cần tiêm 1 mũi uốn ván từ tuần 20 trở đi.

Đối với bà bầu đã tiêm phòng ở thai kỳ lần 1, thai kỳ thứ 2 cách nhau hơn 10 năm thì bà bầu cần thực hiện 2 mũi uốn ván như người mang thai lần đầu.

MỘT SỐ LƯU Ý SAU KHI TIÊM CHỦNG UỐN VÁN

Sau khi tiêm phòng uốn ván, bà bầu có thể bị sưng đau hoặc dị ứng tại chỗ. Tuy nhiên không cần quá lo lắng vì đây là tác dụng phụ thông thường có thể gặp phải sau khi tiêm vắc xin, việc sưng đau sẽ tự khỏi mà không cần dùng thuốc hay chườm giảm đau.

Ngoài ra, các bà bầu cũng nên lưu ý đến việc chọn trung tâm tiêm chủng đạt tiêu chuẩn của bộ Y tế để đảm bảo an toàn.

Phòng tiêm chủng của bệnh viện Đa khoa Quốc tế Bắc Hà là lựa chọn đáng tin cậy của các bà bầu trong thai kỳ với:

✔️ Nguồn vắc xin phong phú đạt tiêu chuẩn bộ Y tế dành cho cả người lớn và trẻ em.

✔️ Dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin tối ưu (kho lạnh, tủ lạnh chứa vắc xin có bộ phận cảnh báo nhiệt độ quá dải nhiệt độ cho phép…).

✔️ Đội ngũ y bác sĩ, điều dưỡng giàu kinh nghiệm, quy trình tiêm chủng bài bản, xuất xứ thuốc rõ ràng, đạt tiêu chuẩn kiểm nghiệm an toàn.

✔️ Trung tâm tiêm chủng dịch vụ cao cấp 5 sao tại Hà Nội.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sự Thành Công Về Mặt Chuyên Môn Cùng Niềm Tin Của Bệnh Nhân Vào Tài Năng Của Các Bác Sỹ Bệnh Viện Sản Nhi Bắc Giang trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!