Xu Hướng 3/2023 # Tác Dụng Của Quả Kiwi Với Bà Bầu – Có Thể Bạn Chưa Biết # Top 5 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tác Dụng Của Quả Kiwi Với Bà Bầu – Có Thể Bạn Chưa Biết # Top 5 View

Bạn đang xem bài viết Tác Dụng Của Quả Kiwi Với Bà Bầu – Có Thể Bạn Chưa Biết được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Giới thiệu về quả kiwi

Quả kiwi hay còn gọi là quả dương đào có nguồn gốc từ Trung Quốc, di thực sang New Zealand từ đầu thế kỷ 20. Ngày nay, kiwi được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu từ New Zealand hoặc Trung Quốc. Vụ mùa của kiwi thường vào khoảng tháng 4 đến tháng 12, tuy nhiên chúng ta có thể thưởng thức kiwi gần như quanh năm.

Quả kiwi hợp “gu” của rất nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Kiwi chứa gần 80 loại dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng lại không chứa cholesterol, ít đường và chất béo.

Tác dụng của quả kiwi với bà bầu

Bổ sung axit Folic

Axit folic (vitamin B9) là một trong những dưỡng chất quan trọng cần thiết cho sự phát triển bình thường của thai nhi. Axit folic bảo vệ thai nhi không bị dị tật ống thần kinh cũng như có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân chia các tế bào trong cơ thể bé.

Nhờ hàm lượng axit Folic dồi dào (25 μg/100 gram kiwi), gấp 10 lần so với lượng folic trong táo và gấp 5 lần so với nho và lê. Kiwi chính là nguồn cung cấp folic rất tốt cho mẹ bầu. Với kiwi vàng, lượng folic còn gấp 3 lần so với kiwi xanh.

Bổ sung vitamin C, Kali và nhiều loại vitamin khác

Vitamin C là có vai trò quan trọng trong rất nhiều quá trình như: thụ thai và phát triển của bào thai, sản sinh năng lượng, tổng hợp và vận chuyển các chất trung gian của hệ thần kinh, trung hòa và đào thải chất độc, vv. Đặc biệt, theo nhiều nghiên cứu mới đây thì việc bổ sung vitamin C còn có thể giúp giảm tỷ lệ sinh non. Trung bình, cứ 100 gram kiwi thì có tới 92,7 mg vitamin C, vượt nhu cầu hằng ngày của cơ thể người tới 103%. Chính vì vậy, kiwi còn được gọi với cái tên mỹ miều là “nữ hoàng vitamin C.”

Kiwi cũng rất giàu kali. Hàm lượng kali có trong 100 gram kiwi có thể cung cấp tới 34% nhu cầu cần thiết của cơ thể trong một ngày. Kali giúp mẹ bầu ổn định huyết áp và tăng cường sức khỏe tim mạch.

Ngoài vitamin C và Kali, kiwi còn chứa rất nhiều các loại vitamin và khoáng chất khác để giúp mẹ bầu có một thai kì khỏe mạnh như: vitamin E, magie, canxi, phốt pho, kẽm, vitamin nhóm B, vv.

Cung cấp đường tự nhiên

Kiwi cũng chứa một lượng đường tự nhiên giúp mẹ bầu “thỏa mãn” cơn thèm ngọt, hạn chế nguy cơ mắc bệnh tiểu đường trong thời gian mang thai. Tiểu đường thai kì là một bệnh tiểu đường mà chỉ xảy ra trong thời kì mang thai, bệnh không gây ra vấn đề cho bản thân người mẹ nhưng lại đe dọa sức khỏe của thai nhi.

Chống táo bón

Táo bón là nỗi “ám ảnh” của rất nhiều người, và 40% mẹ bầu sẽ trải qua cảm giác “ám ảnh” này. Hiện tượng mang thai bị táo bón sẽ gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống của mẹ (cảm giác khó chịu, không thoải mái, tinh thần sa sút), cùng với đó là cảm giác đầy bụng, chán ăn có thể dẫn đến thiếu hụt dinh dưỡng. Ngoài ra, táo bón làm chất thải tích tụ lâu trong cơ thể, các chất độc có trong chất thải có thể hấp thu ngược lại và lan truyền, gây hại cho cả mẹ và bé cưng trong bụng.

Để phòng chống táo và hạn chế táo bón khi mang thai, một trong những việc mẹ bầu cần làm là bổ sung chất xơ vào chế độ ăn hằng ngày. Và quả kiwi là một trong những nguồn cung cấp chất xơ rất tốt. Trung bình 1 quả kiwi có thể chứa tới 2,5 – 3 gr chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan, giúp kích thích đường ruột, tăng số lần đi tiêu, làm mềm phần giúp đi tiêu dễ dàng.

Ngoài ra, kiwi còn chứa Actinidin – một loại enzym tiêu hóa tự nhiên duy nhất của quả kiwi, có thể cải thiện sự tiêu hóa protiein trong cơ thể.

Những tác dụng khác của quả kiwi

Kiwi giúp tăng cường hệ miễn dịch, làm giảm nguy cơ trẻ sinh ra bị hen suyễn hoặc eczema.

Kiwi chứa nhiều hợp chất chống oxy hóa, có tác dụng bảo vệ các DNA không bị phá hủy, làm chậm quá trình lão hóa

Kiwi giúp giảm nguy cơ dẫn tắc nghẽn mạch máu tới 18% và giảm lượng chất béo trung tính ở trong máu tới 15%

Kiwi còn là nguồn cung cấp dồi dào chất điện phân potassium – một chất có vai trò giúp cơ thể cân bằng, kiểm soát nhịp tim và huyết áp.

Mẹ bầu ăn kiwi thế nào cho đúng?

Quả kiwi với bà bầu có tác dụng rất tốt. Thế nhưng ăn kiwi thế nào cho đúng và cách chọn kiwi ra sao?

Chọn mua kiwi cho bà bầu

Khi chín kiwi sẽ có vị ngọt, mềm. Vì thế lúc chọn mua kiwi, các mẹ có thể thử dùng tay ấn nhẹ, nếu thấy mềm tức là kiwi đã chín và ăn được ngay. Nếu kiwi chưa chín, các mẹ có thể để ở nhiệt độ phòng 3-5 ngày, để kiwi chín nhanh hơn, các mẹ có thể bọc kiwi vào giấy. Kiwi vàng có thể ăn ngay khi mua ở siêu thị, chợ hay cửa hàng trái cây.

Bà bầu ăn kiwi thế nào cho đúng?

Tác dụng của kiwi với bà bầu là điều không thể chối cãi, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên lưu ý rằng không phải cứ ăn nhiều kiwi là tốt. Các chuyên gia khuyên rằng, một ngày chỉ nên ăn từ 1-2 trái kiwi mà thôi. Lần đầu ăn kiwi có thể có một vài triệu chứng như buồn nôn, nôn, nổi mẩn,…

Ngoài ra, nếu mẹ bầu thuộc 1 trong các nhóm đối tượng sau đây thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng kiwi:

Bà bầu bị sỏi thận, sỏi mật

Bà bầu bị dị ứng mủ trái cây

https://hettaobonkeodai.com

Những Tác Dụng Của Quả Đậu Bắp Với Mẹ Bầu Mà Bạn Nên Biết

Bà bầu có nên ăn đậu bắp?

Câu trả lời cho thắc mắc này là có. Đậu bắp nằm trong danh sách những loại rau củ quả tốt cho bà bầu mà bạn có thể thưởng thức trong thời gian mang thai. Loại quả này rất giàu chất xơ, axit folic, calo và nhiều khoáng chất thiết yếu khác. Dẫu cho chế biến quả đậu bắp theo cách nào, mẹ bầu vẫn sẽ nhận được những giá trị dinh dưỡng mà nó mang lại.

Giá trị dinh dưỡng của quả đậu bắp

Trong 100g đậu bắp sẽ cung cấp:

Năng lượng: 30kcal

Carbohydrate: 7,6g

Chất xơ: 3,2g

Chất béo: 0,1g

Protein: 2g

Vitamin A: 0,198 mg

Vitamin B9 hoặc folate: 87,8g

Vitamin C: 21mg

Canxi: 75mg

Magie: 57mg.

Tác dụng của quả đậu bắp với bà bầu

1. Bổ sung vitamin C

Vitamin C trong quả đậu bắp có tác dụng hỗ trợ sự hấp thu chất sắt, từ đó thúc đẩy sự phát triển da, xương và mao mạch của thai nhi, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch hoặc bệnh đái tháo đường ở trẻ nhỏ trong tương lai. Ngoài ra, việc tiêu thụ đậu bắp cũng giúp hệ miễn dịch ở mẹ bầu được tăng cường, tránh việc gặp phải những bệnh vặt không mong muốn.

2. Bổ sung folate

Quả đậu bắp là thực phẩm dồi dào folate và axit folic, có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh. Các chuyên gia đã khuyến khích bà bầu ăn đậu bắp trong khoảng thai nhi 4 tuần tuổi cho đến tuần thứ 12 của thai kỳ, vì đây là lúc các ống thần kinh của thai nhi bắt đầu phát triển và axit folic từ quả đậu bắp sẽ hỗ trợ cho quá trình này.

3. Bổ sung chất xơ

Một tác dụng của quả đậu bắp mà bạn không thể bỏ qua là khả năng ngăn ngừa táo bón khi mang thai nhờ vào hàm lượng phong phú các chất xơ hòa tan và không hòa tan. Thêm vào đó, chất xơ hòa tan còn làm giảm nguy cơ mắc phải bệnh đái tháo đường, thậm chí cắt giảm chỉ số cholesterol trong máu.

4. Đem đến giấc ngủ ngon

5. Kiểm soát cơn mệt mỏi

Trong thời gian bầu bí, phụ nữ mang thai rất dễ mệt mỏi vì nhiều lý do. Tuy nhiên, hạt đậu bắp sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Chúng chứa các chất như polyphenol với khả năng chống oxy hóa và flavonoid giúp thúc đẩy sự dự trữ glycogen trong gan. Glycogen được ví như nhiên liệu dữ trữ của cơ thể, khi bạn hấp thụ đậu bắp, mẹ bầu sẽ cảm thấy bớt mệt mỏi hơn so với thường ngày.

Đây là lý do giải thích tại sao tác dụng của quả đậu bắp lại có khả năng ảnh hưởng tích cực đến bệnh nhân bị trầm cảm. Thế nên việc đưa đậu bắp vào khẩu phần ăn sẽ giúp bạn có thể chiến đấu với cảm giác mệt mỏi không thể giải thích được của chứng trầm cảm.

Bên cạnh những lợi ích được nêu trên, một số tác dụng của quả đậu bắp còn có thể kể đến là loại bỏ độc tố khỏi cơ thể bạn nhờ vào lượng chất nhầy và chất xơ, mang đến khả năng giúp ổn định glucose trong máu. Mẹ bầu cũng có thể ăn đậu bắp một cách điều độ để duy trì sức khỏe của da và tóc, đặc biệt nếu bạn bị ảnh hưởng bởi chứng phát ban và rụng tóc khi mang thai.

Các món ngon từ đậu bắp dành cho mẹ bầu

1. Đậu bắp hầm

Đậu bắp hầm cùng sốt cà chua, tỏi và rau mùi chắc sẽ kích thích vị giác và giúp bạn thấy ngon miệng.

Nguyên liệu

250g đậu bắp

2 quả cà chua cỡ vừa

1 – 2 củ hành tây cỡ vừa

1/2 chén dầu canola

1 tép tỏi, bóc vỏ và thái lát

1 ít rau mùi, thái nhỏ

60 ml nước

Muối

Bột ớt đỏ để tăng thêm hương vị

Cách thực hiện

Đun sôi nước với lửa lớn.

Bỏ cà chua vào nấu trong một phút, sau đó vớt ra, tách vỏ và băm nhỏ

Làm nóng chảo, tráng sơ qua một lớp dầu mỏng và bỏ hành tây vào

Xào cho đến khi hành tây bắt đầu mềm

Lần lượt bỏ cà chua, nước, ngò và bột ớt vào chảo

Khuấy cho đến khi hỗn hợp trở nên sệt

Thêm đậu bắp và tiếp tục xào để đậu bắp chín mềm

Nêm thêm muối tùy vào khẩu vị

Sau khi đậu bắp mềm, bạn có thể trút ra đĩa, rắc thêm một chút ngò lên trên để trang trí

Thưởng thức.

2. Đậu bắp bỏ lò

Đây là một món ăn kèm khá đơn giản và dễ thực hiện mà bạn không thể bỏ qua.

Nguyên liệu

250g đậu bắp

1 muỗng dầu olive

Tiêu

Muối

Cách thực hiện

Rửa sạch đậu bắp, vẩy ráo nước

Xếp đậu bắp lên khay nướng

Làm nóng lò nướng ở nhiệt độ 450° F

Quét dầu olive lên trên và bỏ vào lò

Nướng cho đến khi lớp vỏ chuyển sang màu cánh gián, sau đó lật sang mặt khác và nướng tiếp

Sau khi hoàn thành, bạn hãy rắc thêm tiêu và muối để tạo vị.

Một số câu hỏi thường gặp về quả đậu bắp

Nhiều người tin rằng bà bầu ăn đậu bắp sẽ giúp quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ, thuận lợi. Tuy vậy, vẫn chưa có bằng chức khoa học cụ thể nào chứng minh cho quan điểm này.

2. Ăn quả đậu bắp có gây sẩy thai không?

Quả đậu bắp không hề gây sẩy thai và an toàn để thưởng thức trong thời gian bầu bí.

3. Cách làm nước đậu bắp

Nếu bạn không thích ăn trực tiếp quả đậu bắp thì uống nước đậu bắp sẽ là một gợi ý thay thế khá lý tưởng bởi bạn vẫn sẽ nhận được những lợi ích sức khỏe. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thực hiện như sau:

Chọn từ 3 – 5 quả đậu bắp

Rửa sạch và cắt nhỏ

Bỏ đậu bắp vào một cốc nước và để qua đêm

Vớt đậu bắp ra và uống dần trong ngày.

4. Cần chú ý gì khi ăn quả đậu bắp?

Vì vỏ đậu bắp có thể tồn tại dư lượng từ thuốc trừ sâu hoặc phân bón, mẹ bầu hãy sơ chế kỹ càng loại quả này trong nước trước khi sử dụng. Đậu bắp rất phổ biến nhưng bạn nên ưu tiên mua hàng trong siêu thị để đảm bảo an toàn tối đa. Ngoài ra, bạn nên nấu đậu bắp với lửa vừa nhằm giữ lại giá trị dinh dưỡng

Quả đậu bắp là một thực phẩm tuyệt vời và không có tác dụng phụ nào gây hại cho mẹ bầu trong thai kỳ. Bạn có thể thưởng thức đậu bắp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe của cả bạn và em bé. Tuy nhiên, nếu nhận thấy bất kỳ phản ứng dị ứng với loại quả này hoặc cảm thấy khó chịu sau khi ăn, phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ để loại trừ bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào.

Phương Uyên/HELLOBACSI

Các bài viết của Hello Health Group và Hello Bacsi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Tác Dụng Của Quả Na Với Bà Bầu

Giá trị dinh dưỡng trong trái mãng cầu na

Na, hay mãng cầu ta, là loại trái cây giàu dưỡng chất. Thành phần dinh dưỡng trong 100g thịt quả như sau: 64kcal, 82.5g nước, 1.6g protein, 35mg canxi, 45mg phốt pho, 36mg vitamin C, cùng nhiều vitamin nhóm B rất tốt cho sức khỏe.

Rõ ràng, mẹ bầu có thể thấy na là nguồn cung cấp vitamin C tuyệt vời. Một quả na trung bình có thể cung cấp 1/5 nhu cầu vitamin C hằng ngày của cơ thể, giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng chống lại các virus gây bệnh.

Nguồn kali, chất xơ, carbonhydrate có trong thành phần loại trái cây này cũng rất có lợi cho sức khỏe. Một ưu điểm nữa, na không chứ chất béo bão hòa và cholesterol, hàm lượng natri lại thấp, do đó không gây tiểu đường, cholesterol hay huyết áp cao.

Đặc biệt, quả na vừa bổ dưỡng, lại vừa có thể dùng như một vị thuốc chữa bệnh. Khi cơ thể suy nhược, bị kiết lỵ, bạn có thể ăn na để cải thiện được tình hình, ngoài ra, na còn có tác dụng hạ khí, tiêu đờm,

Quả, lá, cây, hạt và rễ na đều có những công dụng hết sức đặc biệt. Hạt na có tác dụng thanh can, giải nhiệt, tiêu độc, sát trùng, thường được dùng để diệt côn trùng, chấy rận. Lá na dùng trị sốt rét, mụn nhọt sưng tấy, rễ và vỏ dùng trị ỉa chảy và trục giun.

Điểm qua những công dụng của quả na cho thấy, bà bầu ăn quả na không có hại chỉ cần lưu ý một điều là hạt na có độc, phụ nữ mang thai nói riêng và tất cả mọi người nói chung không được uống. Nếu trong lúc ăn, sơ ý nuốt phải hạt thì không sao, vì lớp vỏ dày và cứng của hạt nó sẽ ngăn không cho nhân hạt có tác dụng.

– Ổn định hệ tim mạch: Lượng natri và kali cân bằng trong thành phần quả na góp phần điều chỉnh mức huyết áp và nhịp tim. Ngoài ra, hàm lượng chất chống ô-xy hóa và vitamin C dồi dào trong quả có thể hỗ trợ việc ngăn ngừa các gốc tự do tấn công cơ thể, tăng sức đề kháng, tác động tích cực đến tim và cải thiện chức năng tim mạch.

– Tránh táo bón khi mang thai: Nguồn chất xơ dồi dào trong quả na quả rất lý tưởng cho hệ tiêu hóa hoạt động thêm trơn tru và hiệu quả. Đó là lý do bạn có thể yên tâm tránh táo bón khi ăn loại trái cây này. Hơn nữa, hàm lượng chất xơ cao còn giúp giảm cholesterol trong máu, ngăn sự hấp thụ cholesrerol xấu trong ruột.

– Cực tốt cho não bộ: Lượng vitamin B6 dồi dào trong thành phần quả na rất có lợi cho hoạt động của não bộ của m. Loai vitamin này kiểm soát mức độ hóa học thần kinh GABA, loại bỏ sự căng thẳng, làm dịu hệ thần kinh nhạy cảm trong thai kỳ, đặc biệt còn giúp điều trị chứng trầm cảm.

Tác Dụng Của Quả Ổi Với Bà Bầu Không Phải Ai Cũng Biết

Tác dụng của quả ổi với bà bầu

Một số tác dụng của quả ổi mang lại tốt cho bà bầu 1. Giảm nguy cơ thiếu máu

Uống một ly nước ổi mỗi ngày giúp giảm tình trạng thiếu máu trong cơ thể do trong trái ổi có chứa những dưỡng chất thiết yếu giúp tăng nồng độ hemoglobin trong máu.

2. Giúp tăng khả năng miễn dịch

Trong quả ổi rất giàu axit ascorbic vitamin C – giúp cải thiện hệ thống miễn dịch của bà bầu Ngoài ra những dưỡng chất này cũng giúp loại bỏ những bệnh thường gặp trong thai kỳ như đau răng chảy máu răng nướu viêm loét… vì trong 1 quả ối có chứa khoảng 16mg vitamin c

3. Trị chứng táo bón thai kỳ

Ổi rất giàu chất xơ giúp thông ruộtdo đó sẽ giúp ngăn ngừa táo bón trong thời kỳ mang thai Một quả ổi cỡ vừa có thể cung cấp 36% lượng chất xơ hàng ngày cho cơ thể.

4. Trị bệnh tiêu chảy

Quả ổi có tác dụng điều trị tiêu chảy rất tốt vì trong quả ổi có chất làm se (hợp chất hóa học có xu hướng làm co rút các thành phần khác trong cơ thể). Ngoài ra, hợp chất kiềm trong quả ổi có khả năng phòng chống và ngăn ngừa các vi khuẩn phát triển trong quá trình bệnh lỵ. Thêm vào đó, quả ổi có các chất carotenoids vitamin C và potassium hỗ trợ cho việc chữa lành các trường hợp viêm dạ dày

5. Hỗ trợ sự phát triển thần kinh thai nhi

Không chỉ tốt cho mẹ bầu, ổi còn rất tốt cho thai nhi Trong trái ối có chứa lượng axit folic và vitamin B9 – rất quan trọng cho sự phát triển hệ thần kinh của thai nhi

6. Bổ sung canxi

Bà bầu nên bổ sung 1 quả ổi hoặc một ly nước ép ổi mỗi ngày, vì hàm lượng canxi trong quả ổi cao giúp bổ sung canxi cho sự phát triển của xương và răng thai nhi

7. Giữ huyết áp ổn định

Dưỡng chất trong quả ổi còn giúp kiểm soát huyết áp rất tốt cho bà bầu Trong thai kỳ, việc duy trì huyết áp ổn định là rất cần thiết để tránh nguy cơ sảy thai hoặc sinh non

8. Ngăn ngừa bệnh tiểu đường thai kỳ

Bà bầu ăn ổi giúp duy trì lượng đường trong máu ở mức bình thường và cân bằng, do đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ – đây là căn bệnh khá phổ biến trong cuộc sống hiện đại.

9. Cải thiện hệ miễn dịch

Vitamin C vitamin e carotenoid, iso- flavanoids polyphenol và axit ascorbic trong ổi là những dưỡng chất làm tăng hệ thống miễn dịch cho mẹ bầu, giúp mẹ tránh xa bệnh tật và các loại vi trùng xâm nhập. Đồng thời, chúng cũng giúp loại trừ những cơn đau răng nướu, chảy máu răng, và các chứng viêm loét.

Lưu ý: Mặc dù, ổi có nhiều lợi ích cho bà bầu nhưng bà bầu cũng không nên ăn quá nhiều ổi trong quá trình mang thai vì hạt ổi có thể khiến bà bầu khó tiêu và nguy cơ vướng vào ruột thừa

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Dụng Của Quả Kiwi Với Bà Bầu – Có Thể Bạn Chưa Biết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!