Xu Hướng 3/2023 # Tác Hại Của Bệnh Sốt Rét Đối Với Bà Bầu # Top 12 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tác Hại Của Bệnh Sốt Rét Đối Với Bà Bầu # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Tác Hại Của Bệnh Sốt Rét Đối Với Bà Bầu được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bệnh sốt rét là một trong những căn bệnh vô cùng nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai và thai nhi, và sự thật là có hơn một nửa phụ nữ trên thế giới có nguy cơ mắc căn bệnh này. Trong khi hệ miễn dịch của mẹ bầu đang bị suy giảm, ký sinh trùng sốt rét đã cơ hội tấn công mạnh hơn và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và con.

Tìm hiểu những tác hại của bệnh sốt rét trong thai kỳ, và biết cách điều trị sẽ giúp mẹ bầu tránh được những đáng tiếc có thể xảy ra do mắc bệnh này.

Tác hại của bệnh sốt rét trong thai kỳ

Các mẹ bầu bị nhiễm bệnh sốt rét trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là sốt rét ác tính dễ bị biến chứng sang thiếu máu, hạ đường huyết, nhiễm trùng… Ngoài ra, các mẹ bầu bị nhiễm ký sinh trùng sốt rét dễ bị bội nhiễm với các vi khuẩn khác như vi khuẩn gây viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu…và mắc tai biến sản khoa, nhiễm khuẩn.

Bên cạnh gây nguy hiểm cho các bà bầu, sốt rét có thể ảnh hưởng đến thai nhi, gây sinh non, sinh con nhẹ cân, sẩy thai và tác động đến sự phát triển thần kinh của thai nhi khi phải tiếp xúc với vi rút sốt rét trong bụng mẹ.

Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu phát hiện ra “sợi dây liên kết” giữa bệnh sốt rét trong thời kỳ mang thai của các mẹ bầu và sự suy giảm nhận thức thần kinh của em bé sau khi sinh. Thí nghiệm này được tiến hành trên vật mẫu là một loại chuột đang mang thai, và đặc biệt kiểm tra chức năng nhận thức thần kinh ở những con chuột con có cân nặng khi sinh bình thường nhưng đã tiếp xúc với vi rút sốt rét (chỉ tiếp xúc nhưng chưa bị truyền nhiễm) trong tử cung.

Kết quả nghiên cứu cho thấy những con chuột con tiếp xúc với vi rút sốt rét khi ở trong bụng mẹ có nguy cơ phát triển khả năng học hỏi kém và trí nhớ không tốt. Điều đó được thể hiện qua các triệu chứng giống như bệnh suy nhược cơ thể, từ khi chúng được sinh ra cho đến khi trưởng thành, và sự hạn chế hình thành các nơ ron dẫn truyền thần kinh ở vùng não. Trong suốt cuộc nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu còn nhận thấy sự thay đổi ở sự phát triển thần kinh mạch máu trong não của các chuột bào thai bị tiếp xúc với vi rút sốt rét.

Nhiều mẹ bầu nghĩ rằng, thuốc điều trị sốt rét có thể gây sảy thai, đẻ non hoặc ảnh hưởng đến não của thai nhi, nhưng kì thực đó là quá trình phát triển và ảnh hưởng của bệnh, không phải do dùng thuốc. Vì vậy, các mẹ bầu nên yên tâm điều trị để loại bỏ tác hại của bệnh đối với cả mẹ và bé.

Điều trị bệnh sốt rét ở bà bầu

Khi phát hiện mình mắc phải những triệu chứng sốt rét, các mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời, không được tự ý uống thuốc hạ sốt hay các thuốc điều trị triệu chứng.

Nguyên tắc điều trị sốt rét

– Bà bầu sẽ được trị bệnh sốt rét theo tình trạng bệnh và tuyệt đối tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ.

– Điều trị sốt rét đặc hiệu cần kết hợp điều trị hỗ trợ và nâng cao thể trạng.

– Phụ nữ bị mắc sốt rét ác tính thường mắc phải các biến chứng nghiêm trọng, vì vậy, cần được điều trị tích cực diệt ký sinh trùng sốt rét và kết hợp điều trị triệu chứng, biến chứng.

– Các bà bầu mắc bệnh sốt rét cần được điều trị bằng các phương tiện và chăm sóc với chế độ đặc biệt sau sinh.

Tác Hại Của Khói Thuốc Lá Đối Với Bà Bầu Và Thai Nhi

1. Tác hại khó lường của khói thuốc lá đối với với bà bầu

Hút thuốc lá thụ động là việc hít phải khói thuốc lá trong môi trường có người hút thuốc lá, xì gà, tẩu. Khói thuốc do người hút thở ra sẽ được lan truyền vào trong môi trường và khiến cho những người xung quanh bị động hít phải

Mẹ bầu biết không? Trong khói thuốc lá có chứa 4.000 các loại chất gây hại có thể gây ra ung thư. Hơn nữa, những chất độc này sẽ không bay hơi nhanh chóng mà nó sẽ tồn tại qua nhiều tháng thông qua việc lan truyền vào các vật dụng trong nhà như rèm, cửa, sàn nhà,… Việc này khiến bà bầu vô tình hít phải khói thuốc lá, các độc tố này sẽ đi vào máu của bà bầu và truyền đến cho thai nhi

Theo Bác sĩ Chuyên khoa II Nguyễn Quang Hùng – Trưởng Khoa sản Bệnh viện Đa khoa Thiện Hạnh tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Khi bà bầu tiếp xúc với khói thuốc lá, sẽ làm gia tăng nguy cơ thai nhi chết lưu hoặc giảm thiểu khả năng tăng triển của thai nhi, gây ảnh hưởng đến sự phát triển sau này của trẻ”.

2. Khói thuốc lá ảnh hưởng đến bà bầu và thai nhi như thế nào?

2.1. Con khi sinh ra dễ bị dị tật bẩm sinh

Tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu đầu tiên có thể kể đến đó là khi con sinh ra dễ mang dị tật bẩm sinh như: dị tật chân tay, khiếm khuyết thính giác, khoèo chân,… Khi bà bầu tiếp xúc với các chất có trong thuốc lá như nicotine và monoxide trong khói thuốc sẽ làm giảm lưu thông trong máu, hạn chế sự phát triển của thai nhi.

2.2. Chuyển dạ sớm

Một trong những tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu ngây nguy hiểm cho thai nhi đó là sinh non. Sinh non là hậu quả của việc hút thuốc lá bị động. Nó dẫn đến các tình trạng của bà bầu như thiếu máu, tăng huyết áp,…

2.3. Sảy thai

Khi bà bầu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá có nguy cơ sảy thai. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng bà bầu có chồng hút thuốc lá sẽ có nguy cơ sảy thai cao gấp hai lần người khác.

2.4. Hạn chế phát triển tâm lý

Phát triển tâm lý bị hạn chế là một trong những tác hại của khói thuốc lá đối với bà bầu. Phát triển tâm lý hạn chế là những triệu chứng như bất thường về trí tuệ, hành vi, rối loạn bẩm sinh,…

Một nghiên cứu từ Mỹ cũng cho thấy rằng, những đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ hít phải khói thuốc lá thường xuyên có chỉ số IQ, thị giác, khả năng ngôn ngữ,… kém hơn so với những bạn bè cùng trang lứa

Không chỉ vậy, những độc tố có trong khói thuốc lá sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển tế bào não của trẻ. Dẫn đến việc hệ miễn dịch, hệ thần kinh của con sẽ có khả năng bị nhiễm trùng cao hơn.

2.5. Con sinh ra sẽ nhẹ cân hơn

Một đứa trẻ khi sinh ra có cân nặng trung bình từ 2,9 – 3,8kg. Tuy nhiên, đối với những bà bầu thường xuyên hít phải khói thuốc lá – khi con sinh ra có nguy cơ bị thiếu cân, suy dinh dưỡng.

Các nhà khoa học cũng đã chứng minh được ảnh hưởng của khói thuốc lá đối với thai nhi. Và mẹ bầu biết không? Khi sinh con thiếu cân là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc chậm phát triển của trẻ sơ sinh sau này đó mẹ.

3. Làm thế nào để bà bầu hạn chế đối đa việc hít phải khói thuốc lá?

Qua những thứ kể trên, bà bầu có thể thấy tác hại của thuốc lá gây ra cho thai nhi. Bởi vậy, để tự bảo vệ bản thân bà bầu nên có những lưu ý sau đây:

Để biển cấm hút thuốc tại nhà

Yêu cầu chồng/ông ngoại, nội hút thuốc lá ngay tại nhà

Trong trường hợp chồng vẫn tiếp tục hút thuốc, bà bầu có thể đem giấu bật lửa hoặc gạt tàn tại nhà đi

Khi đi ra ngoài hay những nơi công cộng, bà bầu có thể trang bị thêm khẩu trang. Trong trường hợp có khói thuốc lá, bà bầu nên di chuyển ra chỗ khác.

BÀI CÙNG QUAN TÂM

Phụ Nữ Mang Thai Và Bệnh Sốt Rét

Chẩn đoán thường dễ ở những vùng có sốt rét lưu hành nhưng triệu chứng và biến chứng của sốt rét ác tính cũng thường lẫn lộn với nhau.

Có thể phối hợp với một hoặc nhiều các triệu chứng sau:

– Hôn mê kéo dài, thiếu máu nặng, vàng da, đái ra huyết cầu tố, suy thận cấp (bệnh nhân có thể thiểu niệu).

– Phù phổi cấp kết hợp suy hô hấp cấp, rối loạn tiêu hóa (nôn,…). Rối loạn nước, điện giải kiềm toan, có tình trạng toan acid lactique.

– Hạ đường máu kèm tình trạng choáng nặng. Rối loạn chức năng đông chảy máu: hay gặp đông máu rải rác trong lòng mạch.

– Bội nhiễm nhiều cơ quan (hay gặp bội nhiễm ở phổi hoặc nhiễm khuẩn huyết).

Hậu quả của bệnh sốt rét với phụ nữ mang thai

Phụ nữ mang thai rất nhạy cảm với bệnh sốt rét vì họ bị giảm miễn dịch. Người có thai bị sốt rét ác tính dễ bị thiếu máu, hạ đường huyết, suy thai và có thể tử vong.

Đối với thai nhi, những người mẹ mắc sốt rét sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng hậu sản sau sảy thai, sinh ra trẻ có cân nặng sơ sinh thấp, chậm phát triển trong giai đoạn đầu. Trẻ sinh ra thấp cân là một nguyên nhân dẫn đến tử vong ở trẻ sơ sinh.

Hiện nay, các phương pháp tiếp cận mới đưa ra đang đem tới hi vọng giảm gánh nặng do bệnh sốt rét tác động đến phụ nữ mang thai và cải thiện sức khỏe của bà mẹ và trẻ em.

Khi bị sốt rét, thai phụ cũng dễ bị bội nhiễm các vi khuẩn khác (viêm phổi, viêm màng não, viêm đường tiết niệu); khi sinh dễ bị phù phổi cấp, suy tim; có thể gây nhiễm sốt rét cho trẻ từ trong bào thai (sốt rét bẩm sinh)…

Người có thai bị sốt rét dễ bị sảy thai, suy thai, đẻ non, đó là hậu quả tiến triển xấu của bản thân bệnh chứ không phải do dùng thuốc. Thai phụ cần biết rõ điều này, yên tâm điều trị, lường trước, xử lý kịp thời biến cố, tránh những thắc mắc không đúng khi biến cố xảy ra trùng hợp với thời gian dùng thuốc.

Các bé được sinh ra từ những người mẹ bị sốt rét cần có những phương tiện cấp cứu và chăm sóc đặc biệt vì mẹ bị sốt rét ác tính thì bé sơ sinh thường non tháng, suy dinh dưỡng, thậm chí có thể tử vong.

Ngày nay thì sốt rét thường ít gặp, nhưng sốt rét ác tính thường đe dọa sức khỏe, tính mạng sản phụ và sơ sinh. Các tai biến sản khoa như chảy máu, nhiễm khuẩn cũng thường xảy ra. Cho nên cần chuyển đến tuyến trên có điều kiện điều trị, hồi sức tốt mới mong giảm thấp tỷ lệ tử vong cho sản phụ và sơ sinh, góp phần cùng ngành y tế chăm sóc, quản lý bà mẹ an toàn.

Tác Dụng Của Nước Mía Đối Với Bà Bầu

Với hơn 70% thành phần là các loại đường, nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày. Cùng đi tìm hiểu tác dụng của nước mía đối với bà bầu.

Bà bầu có nên ăn mía, uống nước mía khi mang thai 3 tháng đầu không?

Cây Mía là nguyên liệu để chể biến thành các sản phẩm đường, rỉ mật…Ngoài ra nước mía còn đóng vai trò là nước giải khát hữu ích ở các nước có nền nhiệt cao như Việt Nam. Từ lâu, những nước nhiệt đới đã có nhiều cách chế biến các món nước giải khát từ mía.

Nước mía được xem là thức uống giàu năng lượng cho phụ nữ mang thai. Thậm chí có người còn sử dụng nước mía như một thực phẩm chủ yếu hàng ngày.

Tuy chứa hàm lượng đường lớn nhưng có khả năng bão hòa chuyển hóa tốt nên nước mía không gây nguy hại như các nguyên liệu đường khác.

Các chuyên gia về dinh dưỡng bà bầu đã chỉ ra, việc uống nước mía trong thời kì mang bầu không chỉ giúp các mẹ có đủ năng lượng chăm sóc thai nhi mà  còn làm đẹp da và chống lại các hiện tượng lão hóa trên da và tóc. Trong giai đoạn mới mang thai cho đến tháng thứ 3 một số bà bầu có hiện tượng nghén nặng. Nếu đặc tính nghén kị đồ ngọt thì các mẹ bầu không nên uống nước mía vì có thể làm tăng chiệu chứng nghén và gây nên tình trạng buồn nôn, khó tiêu. Nếu các mẹ có biểu hiện nghén thèm ngọt thì cần chủ động kìm hãm mức độ tiếp nạp nồng đồ đường vì nếu hàm lượng đường quá cao có thể gây nên một số bệnh lý nguy hiểm.  Sau tháng thứ 3, các mẹ có thể uống nước mía với một liều lượng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho mẹ bầu và sức khỏe cho thai nhi.

Nước mía có thật sự tốt cho bà bầu?

Về giá trị dinh dưỡng, các nghiên cứu đã cho thấy, trong thân cây mía ngoài thành phần cơ bản là các loại đường chiếm khoảng 70%, còn có các chất đạm, chất béo, chất bột, nhiều loại chất khoáng, các vitamin và khoảng gần 30 loại axit hữu cơ. Vì vậy, mía không những có vị ngọt dễ chịu hợp với khẩu vị mọi người mà còn cung cấp cho cơ thể năng lượng và những chất dinh dưỡng cần thiết.

Nước mía là loại nước ép tự nhiên có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên việc nó tốt hay xấu tới thai nhi thì phụ thuộc vào cách dùng hơn là bản thân thành phần dinh dưỡng trong nước mía, cụ thể như sau:

Nước mía giàu đường, đạm, tinh bột, một số vi khoáng. Một số bà bầu dùng nước mía thấy giảm triệu chứng nghén. Việc dùng nước mía có thể giúp tăng nước ối, cung cấp năng lượng và dinh dưỡng chống tình trạng chậm tăng cân ở thai nhi và sụt cân ở những bà bầu nghén nặng.

Các bà bầu uống nước mía cần chú ý, không nên uống nước mía thay nước lọc hoặc uống với số lượng nhiều suốt thời gian mang bầu vì trong nước mía cũng chứa lượng đường khá cao, mẹ bầu dễ tăng cân, khiến cho việc chăm sóc sau sinh và làm đẹp sau sinh mất nhiều thời gian hơn.

Đặc biệt những mẹ bầu bị tiểu đường, cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống nước mía thường xuyên, tránh gây ra những hậu quả khó lường. Nước mía tuy giá rẻ, nhưng nguy cơ tiềm ẩn của nó rất lớn. Không ít người đã bị tiêu chảy, ngộ độc bởi nước mía mất vệ sinh. Nước mía có nhiều đường nên là môi trường lý tưởng của các loại vi khuẩn phát triển, nhất là trong hoàn cảnh thiếu vệ sinh và nhiệt độ nóng ẩm mùa hè.

Tuy nhiên việc uống nước mía phải đảm bảo vệ sinh mới mang lại lợi ích. Nước mía mua ở quán, nếu không vệ sinh có thể khiến bà bầu tiêu chảy, mệt mỏi, ảnh hưởng tới thai nhi. Do vậy khi mua, bạn cần chú ý xem nơi bán nước mía có đảm bảo vệ sinh không, chú ý quất vắt vào nước mía có đảm bảo không, nếu quất nhỏ, non thì là quất cảnh bị tỉa giữa mùa, thường có nhiều thuốc bảo vệ thực vật có thể gây hại cho sự phát triển của thai, khiến bé bị còi xương, tăng nguy cơ dị tật… Bà bầu cũng không nên uống nước mía có đá, gây co mạch đột ngột làm giảm cung cấp máu cho thai.

Tác dụng của nước mía đối với bà bầu

Giúp sạch răng

Vấn đề răng miệng khá quan trọng đối với bà bầu mà còn ảnh hưởng đến sức khỏe của bé yêu. Trong đó, giữ vệ sinh răng miệng luôn được nhiều thai phụ quan tâm. Một số chất có trong nước mía sẽ giúp làm sạch răng của các mẹ đấy, dĩ nhiên với điều kiện là nước mía đó phải đảm bảo vệ sinh.

Trị táo bón

Nếu mẹ vẫn đang lúng túng không biết làm cách nào để “đuổi” chứng táo bọn khó ưa trong thai kỳ thì nước mía là loại nước uống nên có trong thực đơn của bạn. Chất cali có trong nước mía không chỉ trị táo bón hiệu quả mà còn giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng khó tiêu nữa đấy.

Giải nhiệt

Trong cây mía, đường chiếm tới 70%. Ngoài ra còn có các Carbonhydrat, nhiều acid amin, đặc biệt là nhiều acid amin cần thiết, đóng vai trò quan trọng trong việc bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Đó là các vitamin B1, B2, B6, C, các muối vô cơ như Calci, Phospho, sắt… và nhiều acid tốt cho cơ thể. Do vậy, khi mang thai, phụ nữ uống nước mía thường xuyên không chỉ giúp cung cấp cho cơ thể một lượng nước, năng lượng và nhiều chất dinh dưỡng mà còn giúp cơ thể giải nhiệt và xua tan mệt mỏi.

Chữa cúm an toàn

Ít ai biết rằng, nước mía còn có tác dụng chữa sốt cao, mất nước, miệng khô. Nếu bà bầu bị sốt, không nên uống thuốc ngay mà có thể sử dụng nước mía 1-2 ly, ngày 3 lần, có tác dụng giảm cúm an toàn.

Cải thiện tình trạng ốm nghén

Nghén là một trong những nỗi ám ảnh của bà bầu trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ có biết nước mía được sử dụng như một bài thuốc làm giảm bớt chứng ốm nghén của các thai phụ không? Lấy một ít nước mía hòa với một chút nước gừng, chia nhỏ ra uống nhiều lần trong ngày. mẹ bầu sẽ cảm thấy đỡ hơn nhiều đấy.

Nước mía có rất nhiều lợi ích cho cơ thể mẹ bầu nhưng bạn không nên xem nước mía như một thực phẩm chủ đạo hàng ngày. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, khi mang thai, cơ thể mẹ cần bổ sung thêm rất nhiều chất từ các nguồn thực phẩm khác nhau để đảm bảo cơ thể có đầy đủ dưỡng chất cung cấp cho thai nhi. Vì thành phần cơ bản của nước mía là đường, nên rất dễ làm no bụng mà dinh dưỡng cung cấp lại không đủ thay thế cho các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, nạp quá nhiều đường trong thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ và bé.

Uống nước mía khi mang thai bảo vệ da khỏe mạnh

Da là một vấn đề cũng không kém phần quan trọng trong 9 tháng “mang nặng” của mẹ. Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể, trong thai kỳ, da của mẹ có nguy cơ sẽ đối mặt với các vấn đề về mụn. Những nốt mụn li ti hoặc sưng đỏ có thể là nỗi phiền muộn lúc này của mẹ. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp này, hẳn bạn sẽ rất vui khi biết rằng chất axit alpha hydroxyl có trong nước mía sẽ giúp bạn giải quyết các vấn đề về da.

Tốt cho hệ tiêu hóa

Táo bón là nỗi lo của rất nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai. Giờ đây, mẹ có thể yên tâm “quăng” nỗi lo này qua một bên. Kali có trong nước mía là một “loại thuốc trị táo bón” hiệu nghiệm, nó giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày.

Tăng cường hệ miễn dịch

Trong nước mía có chứa một lượng chất chống oxi hóa thúc đẩy cơ thể tăng cường chất đề kháng, phòng chống các loại bệnh. Có rất nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng, nước mía là thức uống giúp ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.

Cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất cần thiết

Ngoài đường, trong nước mía còn chứa nhiều canxi, đồng, magie, kali, sắt…, các loại vitamin A, B, C và gần 30 axit hữu cơ khác, những loại chất cần thiết cho quá trình mang thai của mẹ. Nước mía cũng bổ sung một lượng protein cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Những lúc bạn cảm thấy mệt mỏi và chán nản, một ly nước mía có thể giúp mẹ bầu cản thiện tâm trạng ngay. Lượng đường trong nước mía giúp bổ sung nước và cung cấp một nguồn năng lượng giúp cho cơ thể giảm bớt mệt mỏi, giúp tinh thần mẹ phấn chấn hơn.

Nguồn: caythuocdongy.net

Cập nhật thông tin chi tiết về Tác Hại Của Bệnh Sốt Rét Đối Với Bà Bầu trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!