Xu Hướng 3/2023 # Tam Cá Nguyệt Thứ Nhất: Mẹ Ơi, Đừng Lơ Là ! # Top 4 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Tam Cá Nguyệt Thứ Nhất: Mẹ Ơi, Đừng Lơ Là ! # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Tam Cá Nguyệt Thứ Nhất: Mẹ Ơi, Đừng Lơ Là ! được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Phát hiện mầm sống đang nảy nở, mình đang mang trong người sinh linh bé nhỏ, bạn sẽ cảm nhận rõ nét niềm hạnh phúc của thiên chức làm mẹ. Để thai kỳ suôn sẻ, thai nhi phát triển tốt, mẹ cần đặc biệt chú ý, nhất là trong 3 tháng đầu.

Vì sao lại như vậy và mẹ cần chú ý những gì? Chuyên đề số này sẽ giúp bạn trả lời. Từ khi bắt đầu đến lúc sinh nở, mang thai được chia làm ba giai đoạn: tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu tiên), tam cá nguyệt thứ 2 (3 tháng giữa) và tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối).

Nếu như tam cá nguyệt thứ 2, thứ 3 được xem là giai đoạn “trăng mật” của thời kỳ mang thai thì tam cá nguyệt thứ nhất lại khiến nhiều mẹ lo lắng. Bởi ở giai đoạn này, người mẹ có những biểu hiện nghén đầu tiên, gây khó chịu, hay nôn ói. Đặc biệt, rất dễ xảy ra sẩy thai, thai nhi gặp tai biến. Do đó, người mẹ phải hết sức thận trọng.

Những thay đổi của thai phụ Dấu hiệu đầu tiên nghi ngờ mang thai là mất kinh. Nếu thấy chu kỳ kinh nguyệt trễ hơn 1 tuần, bạn nên mua que thử thai về kiểm tra hoặc đi bệnh viện siêu âm để được chẩn đoán xem mình có thai hay chưa. Lưu ý, các bác sĩ thường không tính tuổi thai và ngày dự sinh dựa vào ngày quan hệ tình dục mà tính theo kỳ kinh cuối, tức là bắt đầu từ ngày có kinh nguyệt đầu tiên của kỳ kinh cuối. Ví dụ, kỳ kinh cuối cùng vào ngày 10-11-2015 đến ngày 17-12-2015, dựa vào lịch, mẹ có thể tính ra thai nhi đã được 6 tuần 4 ngày. Đi kèm trễ kinh, mẹ sẽ cảm thấy buồn nôn, nôn khan, nhất là khi mới ngủ dậy hoặc chiều tối hay khi ngửi thấy mùi thức ăn, xăng, thuốc lá, hương hoa…

Tuy nhiên, tùy từng trường hợp, có người sẽ không xuất hiện cảm giác buồn nôn nhưng có người lại buồn nôn khi ngửi bất cứ mùi vị nào. Những cơn nghén này thường sẽ hết sau 3 tháng đầu nhưng cũng có người nghén đến khi sinh. Ngực căng tức, bỗng dưng chán ăn, kén ăn, đi tiểu nhiều lần dù không uống nhiều nước, hay buồn ngủ, dễ chóng mặt, tăng cân nhẹ… là những thay đổi người mẹ có thể gặp khi ở tam cá nguyệt thứ nhất.

 Sự phát triển của con

Ở tam cá nguyệt thứ nhất, phôi thai được thấy rõ ràng nhất khi ở tuần thứ 3 của thai kỳ. Ở hai tuần đầu, phôi thai chưa có nhiều khác biệt, nếu siêu âm vẫn chưa thể phát hiện. Ở tuần thứ 3, phôi thai nhỏ bằng hạt đỗ và khi siêu âm có thể thấy những nhịp tim đầu tiên của em bé trên màn hình siêu âm. Lúc này, não bộ, tủy sống của bé đang bắt đầu hình thành. Ở tuần thứ 4, bé trông giống chú nòng nọc với đầu to và thân hình bé xíu với những chồi sẽ phát triển thành chân sau này. Các bộ phận như gan, thận, phổi cũng đang được hình thành. Ở tuần này, hàm, cằm, hai má của bé cũng xuất hiện và thay đổi liên tục.

Tuần thứ 5, xương của bé bắt đầu được hình thành, các đường nét trên khuôn mặt cũng rõ dần, hình thành miệng và lưỡi. Đặc biệt, não bộ của bé bắt đầu phát triển mạnh với hàng triệu tế bào thần kinh được hình thành mỗi ngày. Tuần thứ 6, bé dài chưa tới 1cm, đầu, trán vẫn to, thân mình bé xíu, bắt đầu hình thành chóp mũi. Các ngón tay, chân, môi, mí mắt đang ngày càng rõ nét hơn. Cũng trong tuần này, van tim đã xuất hiện, các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Ở tuần thứ 7, bé đã có tim thai. Bác sĩ sẽ giúp bạn nghe tim thai bằng máy siêu âm và cảm nhận được có sự sống đang lớn dần lên trong cơ thể mình. Việc nghe tim thai rất quan trọng, giúp theo dõi và nhận biết thai nhi có khỏe không. Do đó, từ lúc này đến khi sinh, mỗi lần đi khám, bác sĩ sẽ nghe tim thai. Ở tuần này, mắt của bé đã to hơn, tai được hình thành.

Ngoài ra, lưỡi cũng bắt đầu xuất hiện trong vòm miệng. Những ngón tay, ngón chân của bé rõ rệt hơn và bắt đầu có móng vào tuần thứ 8. Lúc này, bé đã có thể uốn cong tay, chân, nhúc nhích khuỷu tay, gập cổ tay. Các cơ quan nội tạng đã hoàn thiện đúng vị trí. Bước sang tuần thứ 9, mẹ đã có thể nhìn thấy hình dáng hoàn thiện của bé trên máy siêu âm.

Cơ thể bé không còn cuộn tròn mà bắt đầu duỗi ra. Giai đoạn này, cơ quan sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành và phát triển. Ở tuần thứ 10, kích thước của thai nhi có thể đã lớn gấp đôi so với 3 tuần trước, dài khoảng 3,2-4cm. Bé sẽ vận động nhiều hơn như đá, trườn, vặn, xoay người.

Tuy nhiên,vì bé còn nhỏ và tử cung của mẹ vẫn nằm trên đỉnh khung chậu nên mẹ chưa cảm nhận được những chuyển động của bé. Từ tuần thứ 11, thanh quản của bé được hình thành. Các tế bào thần kinh tăng lên nhanh, các khớp thần kinh kết nối các dây thần kinh trong não được hình thành. Bé bắt đầu có nhiều phản xạ hơn như xòe các ngón tay, đá chân, miệng tập mút… Bước sang tuần thứ 12, tuần cuối cùng của tam cá nguyệt thứ nhất, dấu vân tay của bé đã hình thành, cổ đã phát triển rõ hơn, cằm nhô ra và đã có những cử động ở khuôn mặt như cau mày, nheo mắt. Bé vẫn có những chuyển động liên tục trong bụng mẹ. Nếu là người nhạy cảm hoặc đã từng có con, mẹ bắt đầu cảm nhận được những chuyển động của con.

Leave a reply →

10 Điều Nên Làm Trong Tam Cá Nguyệt Thứ 2

Tam cá nguyệt thứ hai là khoảng thời gian thoải mái nhất với các mẹ. Lúc này, bé cưng đã khá ổn định và bạn không phải chú ý qúa nhiều như trong thời gian đầu nữa. Tuy nhiên, vẫn có những điều mẹ không thể bỏ qua đâu đấy

1/ Bài thể dục nhẹ nhàng

Những bài thể dục chuẩn bị cho quá trình sinh nở khá quan trọng và bạn không nên bỏ qua chúng, nhất là trong giai đoạn này. Phụ nữ mang thai được khuyến khích nên tập các bài tập nhẹ nhàng như đi bộ, bơi lội và yoga. Đặc biệt, yoga sẽ giúp mẹ bầu giảm căng thẳng và các chứng đau cơ. Tham gia một lớp yoga dành cho thai phụ không chỉ giúp bạn tăng cuờng sưc khỏe mà còn là nơi giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các mẹ.

– Kiểm tra cân nặng, huyết áp, sự phát triển chiều cao, cân nặng của thai nhi theo từng tháng.

– Xét nghiệm nước tiểu để kiểm tra tiền sản giật và viêm bàng quang (nếu có)

– Từ tuần thứ 18- 20, siêu âm đầu dò âm đạo để kiểm tra những bất thường trong tử cung.

– Từ tuần 24-28 của thai kỳ, bác sĩ sẽ cho mẹ làm xét nghiệm máu để kiểm tra tiểu đường thai kỳ.

3/ Mua đồ dùng

Bắt đầu từ tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng bạn đã to hơn trước rất nhiều và bạn không thể tận dụng được những chiếc áo rộng để che bụng như trước nữa. Bạn nên mua cho mình thêm một vài bộ đồ bầu mới. Tuy nhiên, cũng không nên mua quá nhiều. Vì sang tam cá nguyệt thứ ba, bụng bạn sẽ to hơn nữa và có thể chúng sẽ không còn phù hợp.

5/ Lên kế hoạch tài chính

Khi gia đình có thêm một thành viên mới, bạn sẽ phải chi tiêu thêm rất nhiều. Để tránh tiêu pha “quá tay”, bạn nên có một kế hoạch chi tiêu rõ ràng và chi tiết trước khi sinh. Bạn cần liệt kê những chi phí trong gia đình, chi phí mua đồ đặc, phí sinh con… Nếu được, bạn nên tham khảo kinh nghiệm của những người đi trước.

7/ Chuẩn bị đồ dùng cho bé

Mặc dù còn khá sớm nhưng bạn cũng nên chuẩn bị trước một vài thứ cho bé cưng của mình. Những thứ mắc tiền như nôi, xe đẩy, giường… bạn nên chuẩn bị càng sớm càng tốt. Gần đến ngày sinh, bạn sẽ có thêm nhiều thứ phải quan tâm và mua sắm nữa.

8/ Kiểm tra răng định kỳ

Theo nhiều nghiên cứu, các bệnh về răng miệng có thể làm tăng khả năng sảy thai và sinh non. Vì vậy, bạn nên đi khám răng định kỳ để có ngăn ngừa những nguy cơ xấu có thể xảy ra.

9/ Chọn tư thế ngủ

Từ tuần thứ 21, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý tư thế ngủ của mình để giữ an toàn cho bé cưng. Các bác sĩ khuyên bạn không nên nằm ngửa vì như vậy sẽ làm tăng áp lực lên thai nhi, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của bé.

MarryBaby

Tam Cá Nguyệt Thứ Hai: Những Dấu Hiệu Báo Động Mẹ Bầu Cần Biết

Bước qua 3 tháng đầu – giai đoạn nguy hiểm nhất trong thai kỳ mẹ bầu đã bớt phần lo lắng nhưng không thể chủ quan vì khi bước vào giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai thai nhi vẫn có nguy cơ sinh non hoặc thai chết lưu.

Tam cá nguyệt thứ 2 được tính từ tuần thứ 14 đến 27 thai kỳ. Lúc này, thai nhi sẽ có cân nặng từ 42 gam (ở tuần 14) đến 8875 gam (ở tuần 27). Vào 3 tháng giữa thai kỳ, các dấu vân tay nhỏ đã hình thành. Mỗi tuần trôi qua, xương của thai nhi cũng cứng hơn và tiếp tục phát triển khả năng nghe. Người mẹ cũng sẽ cảm nhận thấy những chuyển động của bé từ khoảng tuần thứ 18-20 thai kỳ.

Sự thay đổi của mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ hai

Bắt đầu từ tuần 14 trở ra, chị em dường như bắt đầu trở lại nhịp sống cân bằng sau khi tạm biệt cơn ốm nghén đã hành hạ mình suốt 3 tháng đầu mang thai. Việc ăn uống, nghỉ ngơi cũng trở nên dễ chịu hơn, chị em bắt đầu có cảm giác thèm ăn, ăn ngon miệng và dần dần tăng cân, bụng bầu cũng xuất hiện và ngày càng phát triển cùng với sự lớn lên của thai nhi trong bụng mẹ.

Tuy nhiên, từ tuần 26-27 mẹ bầu cũng sẽ cảm nhận rõ những rắc rối hay tác dụng phụ kèm theo khi mang thai như táo bón, đau lưng, đau nhức xương khớp do các dây chằng đang bị kéo giãn đần dần.

Bước sang tuần 20 trở đi, nếu bạn mang thai lần 2 có thể sẽ dễ dàng cảm nhận được sự chuyển động của thai nhi. Nếu chưa có kinh nghiệm thì sự thấy thai máy có thể nhận biết rõ ràng nhất từ tuần 24-25.

Trong tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu vẫn cần hết sức thận trọng tránh sinh non.

Những dấu hiệu báo động trong tam cá nguyệt thứ hai

Bước vào 3 tháng giữa thai kỳ, vẫn có những yếu tố rình rập gây tác động xác đến mẹ và thai nhi như nhau tiền đạo, bong nhau non, vỡ ối non, tiền sản giật, thai lưu… Vì thế, chị em cần hết sức thận trọng.

– Hoa mắt, chóng mắt, đau đầu, mắt mờ

– Tay chân, mặt sưng phù, tê bì nặng nề

– Âm đạo rỉ nước hoặc xuất huyết

– Bụng gò cứng kèm các cơn đau bụng không rõ lý do

– Đột ngột không thấy thai chuyển động

Mẹ bầu cần làm gì để bảo vệ bé yêu trong tam cá nguyệt thứ hai? Ăn uống lành mạnh

Mặc dù trong tam cá nguyệt thứ hai chị em đã có thể ăn uống được nhiều và ngon miệng hơn những tháng trước đó nhưng không nên suy nghĩ “ăn bù” để nạp thêm năng lượng. Lúc này bạn chỉ cần bổ sung 300 kcal mỗi ngày là sẽ đảm bảo cho mẹ và bé khỏe mạnh rồi. Các bữa ăn cần đủ các nhóm chất đạm, chất béo, chất bột đường, vitamin và khoáng chất. Nếu cảm thấy khó tiêu hóa, mẹ bầu cần chia nhỏ làm nhiều bữa ăn trong ngày.

Mẹ bầu nên uống lành mạnh, thực đơn đa dạng thay vì kiêng kem quá mức.

Khám thai và thực hiện đầy đủ các xét nghiệm theo chỉ định

Việc khám thai định kỳ đúng lịch giúp mẹ bầu kiểm tra cân nặng, huyết áp, các dấu hiệu bất thường của cả mẹ và thai nhi. Trong quá trình khám thai trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, khi thai được 18-24 tuần, chị em sẽ được tiến hành siêu âm 3D hoặc 4D để phát hiện dị tật thai nhi kết hợp với việc xét nghiệm nước tiểu để đề phòng hiện tượng nhiễm trừng đường tiểu, hội chứng tiền sản giật.

Với mẹ bầu có tiền sử gia đình có người tiểu đường, sinh con to (trên 4kg) ở những lần sinh trước, thai chết lưu cần thực hiện liệu pháp đường huyết ở tuần 24-28.

Bước sang tháng thứ 5-6 thai kỳ, mẹ bầu cần tiêm phòng mũi uốn ván (VAT), tiếp tục uống viên sắt và bổ sung 1000 mg canxi mỗi ngày cho đến khi sau sinh.

Tham gia vận động thể dục

Tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm thích hợp nhất để chị em tạo cho mình thói quen tập luyện thể dục. Việc này sẽ giúp cơ bắp trở nên dẻo dai, linh hoạt đề phòng những cơn đau nhức thai kỳ và trải qua quá trình chuyển dạ thuận lợi hơn.

Mẹ bầu có thể chọn tập yoga, bơi lội hoặc đi bộ hàng ngày trước khi bụng bầu ngày càng trở nên nặng nề khi bước sang những tháng cuối bầu bí.

Nằm ngủ nghiêng về bên trái

Các chuyên gia cho rằng tư thế nằm ngủ nghiêng về bên trái là tư thế ngủ thích hợp và an toàn nhất cho mẹ bầu vì nó giúp cải thiện quá trình lưu thông máu, giảm đau nhức lưng, cơ bắp để mẹ bầu có giấc ngủ ngon. Đặc biệt mẹ bầu không nên nằm ngửa thẳng lưng sẽ rất dễ tụt huyết áp, chóng mặt khi thức giấc và ngồi dậy.

Đảm bảo an toàn trong sinh hoạt hàng ngày

Bước sang giai đoạn tam cá nguyệt thứ hai, bà bầu nên bắt đầu tập thể dục thường xuyên.

Cân nặng tăng lên rõ rệt khiến mẹ bầu trở nên vụng về, mất đi sự khéo léo thường có. Lúc này bạn khó mà cúi người xuống hoặc đứng lên đột ngột do vậy cần hết sức thận trọng khi di chuyển hàng ngày. Nên đi giày dép đế bằng, có mặt đế chống trơn trượt; đi chậm, từ tốn; tránh bê vác nặng, với người lên cao. Khi trời mưa gió không nên ra ngoài hoặc đi xe đường xa.

Tập bài tập Kegel

Bài tập Kegel còn được gọi là bài tập cho cơ sàn chậu giúp làm săn chắc vùng âm đạo, tránh táo bón, trĩ và hạn chế tình trạng tiểu són, tiểu dắt thường gặp ở phụ nữ mang thai.

Tam Cá Nguyệt Là Gì? Mang Thai Tuần Thứ 36 Ăn Gì Tốt Cho Thai Nhi?

1. Tam cá nguyệt là gì & tầm quan trọng của giai đoạn mang thai tuần thứ 36

“Tam cá nguyệt” là thuật ngữ chỉ ba giai đoạn của một thai kỳ, gồm: tam cá nguyệt đầu tiên, tam cá nguyệt thứ hai và tam cá nguyệt cuối cùng.

Có nhiều cách để đánh dấu điểm đầu và điểm cuối cho một kỳ tam cá nguyệt, nhưng cách tính đơn giản nhất, thường được các mẹ áp dụng như sau:

Được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối tới ngày kết thúc của tuần thứ 13 trong thai kỳ.

Đây chính là 3 tháng đầu tiên trong quá trình mang thai của người mẹ, là lúc cơ thể mẹ trải qua quá trình rụng trứng, mang thai. Tình trạng sức khỏe của mẹ lúc này tùy vào cơ địa của mỗi người mà có những biến chuyển và phản ứng khác nhau. Có người mệt mỏi, có người chỉ buồn ngủ, có người lại dị ứng với thứ gì đó…

1.2. Tam cá nguyệt thứ hai

Được tính từ tuần thứ 14 của thai kỳ, kéo dài tới hết tuần thứ 27 của thai kỳ.

Giai đoạn này, cơ thể mẹ bắt đầu có những thay đổi ở bụng và ngực. Thai nhi phát triển ổn định hơn. Tuy nhiên, các mẹ cần chú ý bổ sung đủ Vitamin, Protein, Canxi và thực phẩm giàu chất xơ, ăn thêm thức ăn trong mỗi bữa và có thể dùng thêm các loại thực phẩm bổ sung vi dưỡng chất khác để tăng cường sức đề kháng.

1.3. Tam cá nguyệt cuối cùng

Được tính từ tuần thứ 28 của thai kỳ và kết thúc vào thời gian bé chào đời.

Trong thời gian này, thai nhi phát triển nhanh hơn hẳn 2 kỳ tam cá nguyệt trước. Đặc biệt là từ tuần thai thứ 36 trở đi, cơ thể mẹ nặng nề hơn, cảm nhận rõ áp lực dồn xuống bụng dưới. Lá phổi và dạ dày của mẹ được “nới rộng” ra một chút, giúp mẹ hô hấp và tiêu hóa dễ hơn, nhưng đôi khi vẫn có cảm giác khá mệt mỏi, hay đi tiểu đêm và gặp nhiều dấu hiệu sinh giả.

Những dấu hiệu sinh giả khiến cho triệu chứng lo âu cũng bắt đầu xuất hiện thường xuyên ở những tuần cuối trước khi sinh. Mẹ bầu sinh con đầu lòng thì sợ sinh sớm, mẹ bầu sinh lần 2, lần 3 thì sợ con bị nhau cuốn thai hay các tình huống thai ngược ngoài ý muốn… Vì vậy, tuy là ở giai đoạn khi thai nhi đã cứng cáp nhưng mẹ vẫn không thể hết lo lắng.

Lúc này, các mẹ nên bình tĩnh, tham gia một số hoạt động như học một khóa học tiền thai sản để chuẩn bị cả tâm lý lẫn kiến thức cho ngày con chào đời, mua sắm vật dụng và chuẩn bị phòng ốc, đồ dùng cho con, tìm hiểu thêm về dịch vụ thai sản trọn gói và lựa chọn một gói phù hợp với mình và lên lịch khám thai định kỳ hay chế độ dinh dưỡng thích hợp trong giai đoạn này.

2. Mang thai tuần thứ 36 nên ăn gì?

Vào những ngày cuối của tuần thứ 36, thai nhi đã đủ tháng và sẽ ra đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, dinh dưỡng cho mẹ vào thời gian này có thể không cần tập trung đầu tư kỹ lưỡng nhiều như thời gian trước, nhưng cần đa dạng và đảm bảo dinh dưỡng.

2.1. Ăn đủ bữa – uống đủ nước

Dù là ở giai đoạn nào trong thai kỳ, điều quan trọng nhất trong chế độ dinh dưỡng của mẹ vẫn là ăn đủ bữa và uống đủ nước. Với các mẹ không ăn được nhiều có thể chia ra thành các bữa nhỏ trong ngày và dùng thêm thực phẩm bổ sung vi dưỡng chất và Vitamin. Tuyệt đối không được bỏ bữa hay nhịn ăn.

2.2. Tăng cường Canxi

Canxi là dưỡng chất mà các mẹ bầu cần bổ sung ngay từ khi bắt đầu thai kỳ, không chỉ ở thời gian này. Bởi đây là nguồn dinh dưỡng cần thiết giúp phát triển hệ xương của bé, đồng thời cũng hạn chế nguy cơ chuột rút hay loãng xương cho mẹ sau khi sinh.

Để bổ sung nguồn dưỡng chất này, các mẹ nên tăng cường tiêu thụ các loại thực phẩm giàu canxi, bao gồm: các chế phẩm từ sữa như phô mai, sữa, sữa chua; trái cây như cam hoặc trái cây khô; các loại rau xanh: cải xoăn, bông cải xanh (súp-lơ); các loại hạt như đậu nành, hạnh nhân; bột ngũ cốc dinh dưỡng như yến mạch, cốm… và các loại cá, đặc biệt là cá mòi.

Omega-3

Omega-3 có trong mỡ cá hay thịt các loại cá béo sẽ giúp phát triển trí não toàn diện cho trẻ. Nếu không thích cá, mẹ cũng có thể dùng một số loại tảo dinh dưỡng hay viên uống bổ sung để thay thế.

Sắt

Việc bổ sung thêm các loại thực phẩm nhiều chất sắt trong bữa ăn hàng ngày của mình sẽ giúp các mẹ tránh được nguy cơ thiếu máu và thiếu sắt. Một số loại thực phẩm giàu sắt có thể kể tới, bao gồm: thịt bò, thịt gà, bí ngô, lòng đỏ trứng gà, các loại hạt, các loại trái cây như mía, chuối, nho…

Vitamin K

Vitamin K là dưỡng chất quan trọng giúp mẹ cải thiện mật độ xương và ngăn ngừa loãng xương, đồng thời, có tác dụng với sự đông máu. Mẹ bầu khi mang thai ở tuần thứ 36 nhất định không được bỏ qua các loại thực phẩm có chứa chất này.

Ngoài những chú ý về dinh dưỡng kể trên, các mẹ cũng cần hạn chế ăn quá mặn và các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay ăn đồ sống. Bởi ăn quá mặn và uống nhiều nước sẽ khiến các mẹ có nguy cơ bị phù nề, trong khi đó thì việc ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ vừa không tốt cho sức khỏe lại dễ gây ra nguy cơ dư thừa cân nặng trong thai kỳ. Đồ sống hay các loại thực phẩm chưa được tiệt trùng sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh và có thể dẫn đến sinh non.

Bên cạnh đó, một chút vận động sẽ mang lại cảm giác thư thái, giải tỏa bớt căng thẳng cho mẹ. Tùy vào điều kiện và thể trạng của mình mà các mẹ lựa chọn bộ môn phù hợp để tập luyện, như yoga hay đi bộ.

Khám thai mốc 36 giúp mẹ xác định tình trạng sức khỏe của bản thân và thai nhi, đồng thời kiểm tra, phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của thai kỳ để kịp thời xử lý.

Vào tuần thứ 36, hầu hết thai nhi đều quay đầu xuôi xuống dưới theo chiều thuận (còn gọi là ngôi thai thuận). Nhưng một tỷ lệ khoảng 4% các bé vào thời điểm này vẫn nằmngang tử cung (còn gọi là ngôi thai ngược) hoặc ở tình trạng ngôi mông. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình mẹ và bé vượt cạn. Vì vậy, mẹ cần lên lịch khám từ tuần 36 với bác sĩ để được tư vấn về hình thức sinh phù hợp.

Một vài những nguy cơ cần lưu ý cho mẹ khi khám thai ở giai đoạn này, gồm:

Ngôi thai Giảm nguy cơ sinh non

Sau tuần 36, em bé có thể ra đời bất cứ lúc nào vì rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc khám thai định kỳ trong thời gian này giúp mẹ phát hiện sớm các biểu hiện, dấu hiệu và được bác sĩ tư vấn về giải pháp.

Tránh nguy cơ tiền sản giật

Tiền sản giật thường gây co các mạch máu, làm huyết áp tăng cao và mức độ protein trong nước tiểu tăng lên, gây ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và thai nhi. Vì thế, trong giai đoạn tuần thai thứ 36, mẹ cần làm xét nghiệm nước tiểu định kỳ, siêu âm và theo dõi tim thai của bé một cách thường xuyên để đề phòng biến chứng.

Phát hiện sớm nguy cơ chậm tăng trưởng ở bé.

Trong một số trường hợp, dù đã qua tuần thai thứ 36, trọng lượng của thai nhi vẫn không đủ tiêu chuẩn, đồng thời có biểu hiện suy dinh dưỡng nhưng mẹ không phát hiện được. Lúc này, cần phải thăm khám để các bác sĩ siêu âm, làm xét nghiệm thường qui và theo dõi tim thai để xác định chính xác tình trạng của con. Từ đó, tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng một cách hợp lý để cải thiện cân nặng hay bổ sung dưỡng chất thiết yếu cho bé.

Nếu các mẹ nắm vững những kiến thức cần thiết về thai sản và sinh nở, lại có sẵn một bác sĩ sản khoa thân thiết và một bệnh viện gần nhà, thuận tiện thì không còn gì tuyệt vời hơn. Chỉ cần đặt lịch khám đều đặn và lắng nghe tư vấn của bác sĩ.

Nhưng nếu các mẹ vẫn đang băn khoăn, chưa biết chọn dịch vụ nào, hay các mẹ mới chỉ “nhập môn làm mẹ” thì lời khuyên là nên chọn thai sản trọn gói tuần 36 tuần tại Vinmec Times City với các loại hình và chi phí tương ứng theo từng nhu cầu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Tam Cá Nguyệt Thứ Nhất: Mẹ Ơi, Đừng Lơ Là ! trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!