Bạn đang xem bài viết Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đối với tăng huyết áp nhẹ, các biện pháp điều trị bảo tồn sau đó là thuốc hạ huyết áp nếu cần
Methyldopa, thuốc chẹn beta hoặc thuốc chẹn kênh canxi được dùng thử trước tiên
Tránh dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc ức chế thụ thể angiotensin II (ARB) và thuốc đối kháng aldosterone
Đối với tăng huyết áp vừa hoặc nặng, điều trị hạ huyết áp, theo dõi sát và nếu tình trạng xấu đi, có thể chấm dứt thai kỳ hoặc sinh nở, tùy thuộc vào tuổi thai
Các khuyến nghị với tăng huyết áp mạn tính và tăng huyết áp thai kỳ là tương tự nhau và phụ thuộc vào mức độ nặng. Tuy nhiên, tăng huyết áp mạn tính có thể nặng hơn. Trong tăng huyết áp thai kỳ, tăng BP thường chỉ xảy ra muộn trong thời kỳ mang thai và có thể không cần điều trị.
Điều trị tăng huyết áp nhẹ đến trung bình mà không bị suy thận trong quá trình mang thai còn nhiều tranh cãi; vấn đề là liệu việc điều trị có cải thiện kết quả hay không và liệu các nguy cơ của việc điều trị bằng thuốc có cao hơn các nguy cơ của bệnh không được điều trị hay không. Do tuần hoàn tử cung-nhau thai bị giãn tối đa và không thể tự động điều chỉnh được nên việc làm giảm BP của mẹ bằng các loại thuốc có thể làm giảm đột ngột lưu lượng máu tử cung-nhau thai. Thuốc lợi tiểu làm giảm lưu lượng máu lưu thông hiệu quả ở mẹ; liên tục giảm làm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng bào thai. Tuy nhiên, tăng huyết áp có suy thận được điều trị ngay cả khi tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình.
Đối với tăng huyết áp nhẹ hoặc trung bình (BP tâm thu từ 140 đến 159 mm Hg hoặc BP tâm trương từ 90 đến 109 mm Hg) với BP không ổn định, hoạt động thể chất giảm có thể làm giảm BP và cải thiện sự tăng trưởng của thai nhi, làm cho nguy cơ ở giai đoạn chu sinh tương tự như ở phụ nữ không bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, nếu biện pháp điều trị bảo tồn này không làm giảm BP, nhiều chuyên gia khuyên nên điều trị bằng thuốc. Phụ nữ đang dùng methyldopa, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh canxi hoặc phối hợp điều trị trước khi mang thai có thể tiếp tục dùng các loại thuốc này. Tuy nhiên, cần phải ngừng thuốc ức chế men chuyển angiotensin và thuốc chẹn thụ thể angiotensin II khi có chẩn đoán xác định là có thai.
Đối với tăng huyết áp nặng (BP tâm thu ≥ 160 mm Hg hoặc BP tâm trương ≥ 110 mm Hg), có chỉ định điều trị bằng thuốc. Nguy cơ bị các biến chứng – người mẹ (tiến triển của rối loạn chức năng nội tạng, tiền sản giật) và thai nhi (sinh non, hạn chế tăng trưởng, thai chết lưu) tăng lên đáng kể. Có thể cần phải dùng một số loại thuốc hạ huyết áp.
Tất cả phụ nữ bị tăng huyết áp mạn tính trong quá trình mang thai cần phải được dạy cách tự theo dõi BP và họ cần phải được đánh giá về tổn thương ở cơ quan đích. Đánh giá, được thực hiện vào lần khám ban đầu và định kỳ sau đó, bao gồm
Nồng độ creatinine huyết thanh, các chất điện giải và nồng độ axit uric
Các xét nghiệm chức năng gan
Số lượng tiểu cầu
Đánh giá protein nước tiểu
Thường là soi đáy mắt
Thuốc
Các thuốc hàng đầu điều trị tăng huyết áp trong quá trình mang thai bao gồm
Methyldopa
Thuốc chẹn beta
Thuốc chẹn kênh canxi
Liều methyldopa ban đầu là 250 mg uống hai lần mỗi ngày, tăng lên khi cần đến tổng cộng là 2 g mỗi ngày trừ khi có tình trạng buồn ngủ quá mức, trầm cảm hoặc hạ huyết áp thế đứng có triệu chứng.
Thuốc chẹn beta được sử dụng phổ biến nhất là labetol (thuốc chẹn beta có một số tác dụng chẹn alpha-1), có thể được sử dụng riêng hoặc kèm theo methyldopa khi đã đạt liều methyldopa tối đa hàng ngày. Liều labetol thông thường là 100 mg hai lần hoặc 3 lần mỗi ngày, tăng lên khi cần thiết đến tổng liều tối đa hàng ngày là 2400 mg. Tác dụng bất lợi của thuốc chẹn beta bao gồm tăng nguy cơ hạn chế tăng trưởng của thai nhi, giảm mức năng lượng của mẹ và trầm cảm ở mẹ.
Nifedipine phóng thích kéo dài, thuốc chẹn kênh canxi, có thể được ưa dùng vì dùng một lần/ngày (liều ban đầu là 30 mg; liều tối đa hàng ngày là 120 mg); tác dụng bất lợi bao gồm đau đầu và phù nề trước xương chày. Thuốc lợi tiểu thiazide chỉ được sử dụng để điều trị tăng huyết áp mạn tính trong quá trình mang thai nếu lợi ích tiềm năng nhiều hơn nguy cơ tiềm ẩn cho thai nhi. Liều có thể được điều chỉnh để giảm thiểu các tác dụng bất lợi như là hạ kali máu.
Thường tránh dùng một số loại thuốc hạ huyết áp trong quá trình mang thai:
Chống chỉ định dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotension do làm tăng nguy cơ gây các bất thường ở đường tiết niệu của thai nhi.
Chống chỉ định dùng thuốc chẹn thụ thể angiotension II vì các thuốc này làm tăng nguy cơ rối loạn chức năng thận, giảm sản phổi, các dị tật ở xương và tử vong ở thai nhi.
Nên tránh dùng thuốc đối kháng aldosterone (spironolactone và eplerenone) vì các thuốc này có thể gây nữ tính hóa ở thai nhi nam.
Tăng Huyết Áp Thai Kỳ (Tăng Huyết Áp Do Mang Thai)
Nếu bạn bị cao huyết áp sau 20 tuần mang thai nhưng không có protein trong nước tiểu hoặc các triệu chứng chính của tiền sản giật thì sẽ được chẩn đoán là bị cao huyết áp thai kỳ, đôi khi được gọi là cao huyết áp do thai nghén (PIH). (Tiền sản giật là một tình trạng nghiêm trọng, trong đó phụ nữ bị huyết áp cao sau giai đoạn giữa thai kỳ và có protein trong gan, thận hoặc bất thường, nhức đầu hoặc thay đổi thị giác). Phụ nữ bị huyết áp cao trước khi mang thai – hoặc được chẩn đoán trước 20 tuần – là bị cao huyết áp mạn tính)
Huyết áp cao thường được định nghĩa là có chỉ số huyết áp từ 140/90 trở lên, ngay cả khi chỉ có 1 trong 2 chỉ số cao hơn. Thường thì không có bất kỳ triệu chứng nào nghiêm trọng trừ khi huyết áp thực sự cao.
Chỉ số huyết áp trên là huyết áp tâm thu, đo áp suất máu tác động vào thành động mạch khi tim bơm máu. Chỉ số dưới là áp suất tâm trương, đo áp suất khi tim thư giãn và bơm đầy máu.
Bác sĩ có thể sẽ đo huyết áp của bạn tại một vài thời điểm khác nhau để xác định xem nó có thực sự cao hay không.
Điều này phụ thuộc vào việc bạn đã có thai được bao lâu khi phát triển chứng tăng huyết áp thai kỳ và chỉ số cao như nào. Huyết áp càng cao và số tuần thai càng ít thì có vẻ bạn sẽ có nguy cơ gặp vấn đề càng cao. Tin tốt là hầu hết phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai chỉ bị tình trạng nhẹ và mãi đến tuần thứ 37 hoặc sau đó mới phát triển chứng bệnh này. Nếu bạn thuộc nhóm này, bạn vẫn có nguy cơ cao hơn bị kích sinh hoặc sinh mổ, ngoài ra thì bạn và con có thể vẫn sẽ khỏe mạnh cứ như có tình trạng huyết áp bình thường.
Tuy nhiên, cứ 4 phụ nữ bị tăng huyết áp khi mang thai thì 1 người sẽ phát triển chứng tiền sản giật trong thời kỳ mang thai hoặc chuyển dạ hoặc ngay sau khi sinh. Và bạn có 50% nguy cơ bị tiền sản giật nếu bị cao huyết áp trong thai kỳ trước tuần thứ 30.
Bị tăng huyết áp thai kỳ cũng làm bạn có nguy cơ cao mắc một số biến chứng thai nghén khác, bao gồm thai nhi hạn chế tăng trưởng trong tử cung, sinh non, bong nhau thai và thai chết lưu. Vì những rủi ro này, người chăm sóc sẽ theo dõi bạn và bé hết sức cẩn thận.
Hơn 4% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ tăng huyết áp trong thai kỳ. Rủi ro của bạn sẽ cao hơn nếu:
Đây là lần mang thai đầu tiên
Bạn bị béo phì.
Bạn trên 40 tuổi.
Bạn có tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị cao huyết áp trong khi mang thai hoặc tiền sản giật.
Bạn bị suy thận mạn tính hoặcbệnh tiểu đường.
Bạn đang mang thai đôi hoặc đa thai.
Vì huyết áp cao có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu chảy qua nhau thai, nên nếu bạn được chẩn đoán bị tăng huyết áp trong khi mang thai, người chăm sóc sẽ siêu âm để đảm bảo rằng con của bạn đã phát triển tốt và để xem liệu bạn có lượng nước ối bình thường hay không. Đồng thời bạn cũng có thể được thực hiện đo chỉ số sinh lý học thai nhi (BPP) để kiểm tra tình trạng sức khoẻ của bé. Và trong một số trường hợp (ví dụ như nếu con tăng trưởng kém), bạn sẽ được thực hiện siêu âm Doppler để kiểm tra lưu lượng máu đến em bé.
Người chăm sóc cũng có thể thực hiện một loạt các xét nghiệm máu và yêu cầu bạn lấy nước tiểu trong 24 giờ để kiểm tra protein (đây là một thử nghiệm cho kết quả chính xác hơn so với xét nghiệm thử nước tiểu trong mỗi lần khám thai). Bạn cũng có thể cần phải kiểm tra huyết áp hai lần một tuần và được xét nghiệm máu hàng tuần. Những thử nghiệm này sẽ giúp xác định xem bạn có bị tiền sản giật hay không và cho phép người chăm sóc của bạn kiểm tra bất kỳ thay đổi nào sau đó về tình trạng của bạn. Cuối cùng, bạn sẽ đực thực hiện BPP xét nghiệm Nonstress Test (Xét nghiệm không kích thích đến thai nhi) để kiểm tra sức khoẻ bé.
Ngoài những biện pháp ban đầu này, người chăm sóc kiểm soát tình trạng tùy vào chỉ số huyết áp của bạn cao như nào, tình trạng hiện tại của bạn và bé cũng như số tuần thai của bạn. Cô ấy có thể yêu cầu bạn giảm hoạt động và có thể giới thiệu bạn với một bác sỹ chuyên khoa nhi, một bác sĩ chuyên về các trường hợp mang thai có nguy cơ cao.
Nếu bạn chưa đến 37 tuần và huyết áp không tăng lên đáng kể, bạn có thể phải nhập viện vài ngày theo dõi. Sau đó, nếu bạn và con ổn định thì có thể về nhà và được yêu cầu giảm hoạt động.
Bạn sẽ cần thăm khám người chăm sóc thường xuyên để có thể được theo dõi huyết áp, xét nghiệm nước tiểu và kiểm tra sự thay đổi tình trạng. (Người chăm sóc cũng có thể kiểm tra và theo dõi huyết áp tại nhà. Cô ấy sẽ cho bạn biết khi nào cần gọi đến văn phòng hoặc đến bệnh viện, dựa vào những chỉ số đó).
Em bé cũng sẽ được theo dõi chặt chẽ bằng các bài kiểm tra BPP và Nonstress hàng tuần hoặc 2 tuần một lần. Bạn cũng sẽ phải siêu âm 3 tuần một lần trở lên để theo dõi sự tăng trưởng của bé.
Ngoài ra, người chăm sóc có thể yêu cầu bạn theo dõi các cử động của bé bằng cách “đếm số lần đá của bào thai” hàng ngày. Đây là một cách tốt nhất để bạn theo dõi sự thoải mái của con giữa các cuộc hẹn khám trước sinh. Cho dù bạn có đang thực sự tính số lần đá hay không, hãy gọi cho người chăm sóc ngay lập tức nếu nhận thấy em bé đang có xu hướng di chuyển ít hơn trước.
Bạn sẽ cần phải được thăm khám ngay lập tức nếu phát triển các triệu chứng tiền sản giật (như sưng phù, tăng cân đột ngột, nhức đầu dai dẳng hoặc dữ dội, thay đổi thị lực, đau bụng trên hoặc dị ứng, buồn nôn và nôn mửa) hoặc có các dấu hiệu bong nhau thai như chảy máu âm đạo, tử cung nhạy cảm hoặc đau). Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào với bạn hoặc con, có thể bạn sẽ phải nhập viện và buộc phải sinh con.
Nếu tình trạng huyết áp tăng cao (chỉ số từ 160/110 trở lên), bạn sẽ được cho dùng thuốc để hạ huyết áp và nhập viện cho đến khi sinh em bé. Nếu thai kỳ chưa đến 34 tuần, bạn sẽ được dùng corticosteroids để tăng tốc độ trưởng thành của phổi và các cơ quan khác của bé.
Nếu tình trạng của bạn trở nên tồi tệ hơn, hoặc nếu bé không còn phát triển trong tử cung hoặc nếu bạn đã được 37 tuần trở lên, bác sĩ sẽ yêu cầu kích sinh hoặc sinh mổ (tùy tc vào tình trạng hiện tại của bạn), mặc dù bé vẫn còn khá non. Nếu không cần phải sinh ngay lập tức, bạn sẽ vẫn ở trong bệnh viện để được theo dõi chặt chẽ và bé sẽ có nhiều thời gian để trưởng thành hơn.
Huyết áp của bà bầu có trở lại bình thường sau khi sinh không?
Sau khi sinh, huyết áp của bạn sẽ được giám sát chặt chẽ và người chăm sóc sẽ theo dõi bạn xem có các dấu hiệu tăng huyết áp và tiền sản giật hay không. (Thông báo cho người chăm sóc ngay nếu thấy có triệu chứng tiền sản giật, cho dù bạn vẫn ở bệnh viện hay đã về nhà). Hầu hết các triệu chứng huyết áp sẽ trở lại bình thường trong vòng vài tuần sau khi bạn sinh con.
Tuy nhiên ở một số phụ nữ huyết áp sẽ vẫn còn cao. Nếu huyết áp của bạn sau sinh 3 tháng vẫn còn cao thì bạn sẽ được chẩn đoán là bị bệnh cao huyết áp mạn tính. Điều đó có nghĩa là bạn có thể bị cao huyết áp mạn tính từ trước nhưng chỉ là không biết.
Mang thai thường khiến huyết áp của bạn giảm xuống vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất và phần lớn của tam cá nguyệt thứ hai, do đó, nó có thể tạm thời làm che giấu đi tình trạng tăng huyết áp mạn tính. (Nó sẽ trở về mức bình thường vào cuối tam cá nguyệt thứ hai.) Nếu bạn không đo huyết áp trước khi thụ thai và mãi đến cuối tam cá nguyệt thứ nhất bạn mới thực hiện lần khám tiền sản đầu tiên thì tình trạng tăng huyết áp của bạn phải đến cuối thai kỳ mới rõ ràng được.
Những Dấu Hiệu Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai
Tăng huyết áp là 1 triệu chứng có thể có từ trước khi mang thai, xuất hiện trong khi có thai hoặc đã có sẵn từ trước & nặng lên do thai nghén. Vậy bài viết sau đây sàng lọc trước sinh gentis sẽ cùng các mẹ tìm hiểu chi tiết hơn các dấu hiệu tăng huyết áp thai kì.
Tăng huyết áp là 1 triệu chứng có thể có từ trước khi mang bầu, xuất hiện trong khi mang bầu hoặc đã có sẵn từ trước & nặng lên do thai nghén. Đối với người bình thường, tăng huyết áp là nguyên nhân của nhiều bệnh như: đái tháo đường, bệnh thận & những chứng tim mạch…Đối với phụ nữ đang trong thời gian mang thai, tăng huyết áp dẫn đến hiện tượng tiền sản giật, tác động trực tiếp đến thai nhi. Thai có thể bị chết lưu trong tử cung, bị ngạt thở & tử vong do thiếu máu cục bộ hoặc đẻ thiếu tháng… Chính vì thế, theo dõi huyết áp thường xuyên là việc làm thường xuyên và vô cùng quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ & thai nhi.
Yếu tố nào gây nên ra chứng tăng huyết áp?
Tăng huyết áp hiện nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân cụ thể, một số yếu tố thuận lợi dẫn đến tăng huyết áp như ăn nhiều muối, ít vận động thể lực, béo phì, tăng cholesterol, căng thẳng thần kinh, tâm lý…Bên cạnh đó, tuổi của sản phụ cao (trên 35 tuổi); dòng họ có người bị bệnh; chế độ dinh dưỡng lúc có thai chưa tốt, kèm theo đó là chứng thiếu máu trầm trọng; chửa sinh đôi; thai phụ có nước ối quá nhiều; thời tiết thay đổi đột ngột, nóng lạnh thất thường… Cũng là những nguyên nhân có thể gây tăng huyết áp ở người mang thai.
Ngoài ra, một số bệnh lý mắc phải có thể làm tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai như: bệnh về thận, tuyến thượng thận, tuyến giáp, bệnh tim mạch, tiểu đường…
Để an toàn cho cả mẹ & con, mẹ bầu cần kiểm tra huyết áp thường xuyên.
Triệu chứng của chứng tăng huyết áp khi mang bầu
Ngoài việc sử dụng máy đo huyết áp để biết chính xác huyết áp khi mang thai, thai phụ có thể chú ý quan sát sức khỏe của bản thân để nhận biết chứng tăng huyết áp thường xảy ra sau tuần thứ 20-24 của thai kỳ qua 1 số triệu chứng chính sau:Phù là triệu chứng xuất hiện sớm nhất, phù toàn thân, nằm nghỉ không hết, phù mềm ấn lõm. Đặc biệt, thai phụ thấy tăng cân nhanh, dấu hiệu phù này không giống với phù sinh lý do thai chèn ép gây nên ứ trệ tuần hoàn (phù nhẹ ở chân, mắt cá, khi nằm nghỉ hoặc gác chân lên cao thì hết phù).
Dự phòng & chẩn đoán
Phòng bệnh tăng huyết áp tốt nhất là theo dõi huyết áp trước và trong khi mang thai. Nếu phát hiện bị tăng huyết áp mạn tính trước khi mang thai cần được khám ổn định tùy theo căn nguyên gây nên bệnh. Điều trị thai định kỳ và đo huyết áp mỗi lần điều trị thai. Trong khi có thai, nếu có tăng huyết áp đi kèm với đạm trong nước tiểu và phù thì phải nghĩ ngay đến tăng huyết áp do nhiễm độc thai nghén gây một bệnh cảnh gọi là tiền sản giật (nếu như sản phụ lên cơn co giật & kết thúc bằng hôn mê).
Vì nhiễm độc thai nghén hiện nay vẫn chưa biết rõ nguyên nhân nên vấn đề dự phòng rất khó, chủ yếu là cần phát hiện sớm để khám chữa kịp thời, làm xét nghiệm nước tiểu đầy đủ (tháng một lần). Sản phụ nếu bị nhiễm độc thai nghén nhẹ thì chỉ cần nghỉ ngơi, nằm nghiêng trái, uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ khám. Nếu có triệu chứng nhiễm độc thai nghén nặng thì cần phải được khám chữa nội trú tại những cơ sở y tế chuyên khoa. Nhiều trường hợp điều trị nội khoa không kết quả phải mổ lấy thai sớm vì sức khỏe của mẹ và con.
Huyết Áp Thấp Khi Mang Thai
Huyết áp thấp là tình trạng huyết áp giảm xuống dưới 90/60 mmHg, tức là chỉ số huyết áp tâm thu (số trên) nhỏ hơn 90 mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương (số dưới) nhỏ hơn 60 mmHg đo được khi cơ thể ở trạng thái nghỉ ngơi. Huyết áp tâm thu là áp lực trong lòng động mạch khi tim co bóp và đẩy máu, huyết áp tâm trương là áp lực trong lòng động mạch khi tim nghỉ giữa hai lần bóp. Huyết áp thấp làm cho thể tích máu giảm đi vì co mạch gây nhiều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của người mắc.
Huyết áp khi mang thai bao nhiêu là bình thường?
Khi mang thai, huyết áp là biểu hiện sức khỏe của cả mẹ và bé, dù thấp hay cao hơn bình thường cũng có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.Các bác sĩ sẽ sử dụng các chỉ số huyết áp này để chẩn đoán bất kỳ vấn đề tiềm ẩn hoặc các biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ.
Theo hiệp hội tim mạch Hoa Kỳ, huyết áp bình thường ở người lớn là 120/80 mmHg, dưới mức này có thể được coi là huyết áp thấp. Huyết áp thấp khi mang thai được chẩn đoán khi chỉ số huyết áp nhỏ hơn 90/60 mmHg.
Trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu có thể thấy huyết áp giảm, tình trạng này sẽ duy trì trong suốt 2 tháng đầu thai kỳ và tăng trở lại bình thường vào tháng thứ 3. Ngoài ra các bác sĩ sẽ tiếp tục theo dõi tình trạng huyết áp sau khi sinh để xem xét các biến chứng sau khi mang thai.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng huyết áp thấp khi mang thai
Khi mang thai cơ thể phụ nữ thay đổi rất nhiều nhằm thích nghi với viêc tạo ra em bé. Đặc biệt khi mang thai, lượng máu lưu thông trong cơ thể sẽ tăng hơn bình thường để đảm bảo đủ cung cấp cho thai nhi. Đây chính là ” thủ phạm” chính dẫn đến tình trạng tụt huyết áp khi mang thai. Ngoài ra mang thai đôi, tiền sử bệnh hoặc do cung cấp không đủ vitamin B12, axit folic cũng góp phần gây nên tình trạng huyết áp thấp khi mang thai. Chính vì vậy các mẹ bầu cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe trong tất cả giai đoạn của thai kỳ để theo dõi những bất thường của huyết áp.
Lưu ý rằng huyết áp sẽ thay đổi một chút tùy thuộc vào thể trạng, sự hồi hộp, căng thẳng và lối sống của các mẹ bầu. Ngoài ra huyết áp cũng có thể tăng giảm tùy theo thời gian trong ngày, vì vậy để xác định xem mình có bị huyết áp thấp khi mang thai hay không, mẹ bầu cần đo huyết áp thường xuyên.
Huyết áp của các mẹ bầu có thể thấp hơn trong khoảng 24 tuần đầu của thai kỳ, điều này được gây nên bởi hệ thống tuần hoàn vì khi đó các mạch máu sẽ mở rộng để cho máu chảy đến tử cung.
Ngoài ra một số yếu tố được coi là góp phần gây nên huyết áp thấp ở phụ nữ mang thai bao gồm:
Phản ứng dị ứng
Nhiễm trùng
Nghỉ ngơi quá dài
Cơ thể mất nước hoặc suy dinh dưỡng
Cháy máu trong
Thiếu máu
Mắc bệnh tim
Bị rối loạn nội tiết
Sử dụng một số loại thuốc cũng có thể làm giảm huyết áp vì vậy các mẹ khi mang thai cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi dùng một loại thuốc nào đó.
Huyết áp thấp cũng có thể là dấu hiệu của biến chứng thai kỳ sớm, chẳng hạn như mang thai ngoài tử cung…
Triệu chứng huyết áp thấp khi mang thai
Huyết áp thấp khi mang thai không phải là chứng bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên chúng lại mang đến những phiền toái và làm giảm chất lượng cuộc sống của các mẹ bầu. Khi bị huyết áp thấp, các mẹ bầu sẽ có các triệu chứng như:
Chóng mặt, buồn nôn
Chóng mặt, ngất xỉu, đặc biệt là sau khi đứng dậy nhanh chóng
Cơ thể cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày
Cảm thấy khó thở, thở gấp, hơi thở nóng
Luôn cảm thấy khát nước ngay cả khi vừa uống xong
Da lạnh, nhợt nhạt
Gặp các vấn đề về thị lực như hoa mắt, mờ mắt
Lúc nào cũng có cảm giác phiền muộn, lo lắng
Khi gặp phải các triệu chứng như trên thì các mẹ nên đến gặp bác sĩ để làm các xét nghiệm đảm bảo ràng các triệu chứng này là do huyết áp thấp chứ không phải là do những nguyên nhân tiềm ẩn khác gây nên.
Điều trị huyết áp thấp khi mang thai
Thường thì không có điều trị y tế nào cho những mẹ bầu bị huyết áp thấp trong thai kỳ, tuy nhiên các mẹ có thể thử một số phương pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà nhằm giảm bớt các triệu chứng khó chịu mà chứng bệnh này mang lại. Huyết áp sẽ trở lại bình thường vào khoảng tháng thứ 3 của thai kỳ.
Mặc dù vậy cũng có nhiều trường hợp mẹ bầu trải qua các đợt huyết áp thấp bất thường và phải dùng đến thuốc. Việc dùng thuốc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ và những điều kiện gây ra huyết áp thấp như thiếu máu, mất cân bằng nội tiết sẽ được điều trị trước tiên.
Ngoài ra nếu các bác sĩ nghi ngờ rằng một loại thuốc nào đó mà mẹ bầu đang sử dụng gây ra tình trạng huyết áp thấp thì họ sẽ cung cấp một loại khác thay thế.
Các biện pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà
Thay vì điều trị y tế, đa số các mẹ bầu chọn giải pháp khắc phục huyết áp thấp tại nhà, những phương pháp này giúp họ giảm bớt được những phiền toái mà chứng bệnh này gây ra:
Để đối phó với huyết áp thấp khi mang thai, điều quan trọng là phải thực hiện mọi thứ một cách từ từ. Không nên vận động cơ thể một cách nhanh chóng, đột ngột, đặc biệt là mỗi khi đứng lên, ngồi xuống, cũng cần hạn chế đứng một chỗ trong một thời gian dài vì dễ khiến máu tụ xuống chân, gây chóng mặt, tụt huyết áp
Chế độ nghỉ ngơi sinh hoạt khoa học
Phụ nữ mang thai cần được nghỉ ngơi thường xuyên, khi ngủ nghỉ nên chọn tư thế nằm nghiêng về bên trái để tăng lượng máu lưu thông đến tim, giúp huyết áp ổn định, và tránh các hoạt động nặng, hoạt động quá sức gây mệt mỏi, căng thẳng dẫn đến tụt huyết áp. Ngoài ra nên mặc quần áo rộng, thoải mái, tránh các loại quần áo bó chật làm máu khó lưu thông.
Khi mang thai bạn cũng nên tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng hoặc chọn những môn thể thao như bơi lội. đi bộ, yoga… để duy trì huyết áp luôn ở mức ổn định.
Cung cấp đủ nước cho cơ thể
Khi mang thai, nhất là trong những tháng đầu của thai kỳ phụ nữ thường có triệu chứng ốm nghén, nôn mửa, điều này làm cơ thể bị mất nước dẫn đến tình trạng tụt huyết áp. Nếu lượng nước trong cơ thể mẹ không được bổ sung kịp thời, nó sẽ làm nghẽn sự vận chuyển máu vào bào thai. Vì vậy trong thời gian này mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể bằng cách uống nước sôi để nguội hoặc các loại sinh tố, trà thảo mộc…
Các mẹ bầu bị huyết áp thấp có thể chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày thay vì các bữa lớn, như vậy sẽ giảm áp lực cho hệ tiêu hóa dẫn đến hạn chế tụt huyết áp.
Chế độ ăn cần đa dạng, đầy đủ dinh dưỡng như những loại rau củ quả giàu xơ, sắt, vitamin, khoáng chất tốt cho sức khỏe…tránh xa các loại đồ uống có caffein và thức uống có cồn, chất kích thích trong suốt thai kỳ để cơ thể khỏe mạnh, giảm các triệu chứng mà huyết áp thấp gây ra.
Có chế độ ăn khoa học, hợp lý
Lời khuyên là luôn mang theo bánh, kẹo hoặc đồ ngọt bên người để tránh tình trạng ngất xỉu do hạ đường huyết đột ngột, có thể gây nguy hiểm đến thai nhi và mẹ bầu
Ngoài ra các mẹ có thể bổ sung thêm muối cho các bữa ăn hàng ngày, tuy nhiên lượng muối thêm như thế nào thì cần tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì thể trạng của mỗi người khác nhau thì lượng thêm cũng khác nhau.
Những mẹ bầu bị huyết áp thấp thì tuyệt đối không bỏ bữa, nhất là bữa sáng vì khoảng cách giữa các bữa quá xa, dẫn đến giảm hàm lượng đường máu. Thói quen hnày làm giảm trương lực (sự đàn hồi, sự dẻo dai) của mạch máu, và kết quả là tụt huyết áp.
Theo dõi huyết áp thường xuyên để phát hiện sớm các bệnh lý do huyết áp gây ra, đặc biệt những bà bầu có tiền sử cao huyết áp hay huyết áp thấp nên có một máy đo huyết áp trong nhà để theo dõi huyết áp và nhịp tim hàng ngày, nếu có bất thường cần nhanh chóng đến thăm khám tại các trung tâm y tế uy tín.
Khi đến các trung tâm y tế hay các bệnh viện lớn bạn sẽ rất dễ bắt gặp những chiếc máy đo huyết áp OMRON. Đây là sản phẩm lý tưởng cho mọi gia đình nhờ tính năng ưu việt, công nghệ hiện đại, kết quả đo có độ chính xác cao, an toàn và tiện dùng khi sử dụng nên đang được rất nhiều cá nhân tin dùng.
Đo huyết áp thường xuyên:
Ngoài ra, máy đo huyết áp Omron còn rất dễ sử dụng, kết quả hiển thị rõ ràng nên phù hợp để kiểm tra thông số huyết áp tại nhà.
Trường hợp nào bị huyết áp thấp khi mang thai cần đến gặp bác sĩ
Huyết áp thấp là bình thường trong những tháng đầu khi mang thai, tuy nhiên khi gặp những trường hợp sau thì mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để có những lời khuyên và phương pháp điều trị thích hợp nhất:
Mẹ bầu thường xuyên bị chóng mặt, ngất xỉu
Bị chóng mặt kèm theo đau đầu dữ dội, hoa mắt và khó thở
Đau ngực hoặc cảm giác tê yếu một bên cơ thể
Mẹ bầu có tiền sử huyết áp thấp
Tình trạng huyết áp thấp vẫn diễn ra đến tháng thứ 3 của thai kỳ
Những rủi ro có thể gặp phải nếu bị huyết áp thấp khi mang thai
Một trong số những rủi ro chính mà mẹ bầu gặp phải khi bị huyết áp thấp đó là ngã do ngất. Chẳng hạn đứng dậy đột ngột sau khi ngồi sẽ gây tụt huyết áp dẫn đến ngất và ngã, điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng
Huyết áp thấp nghiêm trọng có thể dẫn đến sốc hoặc tổn thương các cơ quan nội tạng, nó khiến máu không lưu thông được đến thai nhi gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé
Cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng trong một số ít các trường hợp, huyết áp thấp liên tục khi mang thai có ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả của thai kỳ trong đó bao gồm cả trường hợp thai chết lưu.
https://www.medicalnewstoday.com/articles/320303.php https://www.medicalnewstoday.com/articles/159609.php
Huyết Áp Cao Khi Mang Thai
Dấu hiệu huyết áp cao khi mang thai
Phụ nữ lớn tuổi mang thai ngày càng nhiều và kéo theo đó là ngày càng nhiều mẹ huyết áp cao khi mang thai hơn. Khi mang thai mà mẹ bị huyết áp cao thì khả năng bé yêu gặp rủi ro sẽ cao hơn. Vì vậy, mẹ cần phải đi khám thường xuyên hơn và nỗ lực tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ. Việc kiểm soát huyết áp tốt và chăm sóc cẩn thận sẽ giúp mẹ có một thai kỳ an toàn và đảm bảo thai nhi phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con, mẹ hãy khám bác sĩ ngay nếu có các dấu hiệu như:
Đau đầu, đặc biệt khi cơn đau trở nên nghiêm trọng hoặc kéo dài.
Tim đập nhanh bất thường, tức ngực.
Chóng mặt.
Sưng mặt hoặc bọng quanh mắt, sưng nhiều hoặc đột ngột ở mắt cá chân, bắp chân hoặc bàn chân.
Tăng cân nhiều hơn 2kg/tuần.
Thị lực thay đổi, mắt nhòe, song thị (nhìn 1 thành 2), thấy những vết lóa hoặc đốm, nhạy cảm với ánh sáng hoặc tạm thời mất thị lực.
Vùng bụng trên bị đau dữ dội hoặc có cảm giác quá mềm.
Buồn nôn hay ói mửa (trừ ốm nghén vào thời gian đầu thai kỳ).
Mẹ bị cao huyết áp khi mang thai cần lưu ý những vấn đề này nè:
Có đội ngũ y tế giỏi: Bác sĩ theo dõi sức khỏe cho mẹ phải là người có nhiều kinh nghiệm với những với những trường hợp huyết áp cao khi mang thai.
Giám sát y tế chặt chẽ: Bác sĩ có thể thăm khám mẹ thường xuyên hơn so với các mẹ khác và sẽ chỉ định nhiều xét nghiệm hơn. Cao huyết áp khi mang thai làm tăng nguy cơ bị tiền sản giật cũng như nhiều biến chứng thai kỳ khác như sinh non, nhau bong non, hạn chế tăng trưởng trong tử cung và thai chết lưu, vì vậy bác sĩ sẽ đặc biệt chú ý và theo dõi mẹ trong suốt thai kì.
Mẹ bị huyết áp cao khi mang thai nên được giám sát y tế chặt chẽ
Thư giãn: Thư giãn giúp làm dịu cảm xúc và tâm trạng của thai phụ, đồng thời lại đặc biệt hữu ích với mẹ nào đang bị cao huyết áp khi mang thai. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng, những bài tập thư giãn có thể thực sự làm giảm huyết áp đấy.
Sử dụng các phương pháp tiếp cận thay thế khác: Mẹ hãy thử bất cứ kỹ thuật CAM (phương pháp y tế bổ sung và thay thế) nào được bác sĩ khuyên, ví dụ như liệu pháp phản hồi sinh học (biofeedback), châm cứu và mát xa.
Uống nước đầy đủ: Uống ít nhất 8 ly nước một ngày sẽ giúp mẹ giảm các triệu chứng sưng nhẹ ở chân và mắt cá. Trong hầu hết các trường hợp, mẹ không nên dùng thuốc lợi tiểu nếu huyết áp cao khi mang thai.
Chỉ uống thuốc theo toa: Trong thời gian mang thai, việc mẹ có phải thay đổi thuốc uống hay không sẽ dựa trên việc mẹ đang dùng loại thuốc gì. Một số thuốc được xem là an toàn đối với bà mẹ mang thai nhưng một số khác thì không. Vì vậy hãy trao đổi với bác sĩ về bất cứ loại thuốc nào mẹ đang dùng hay dự định sẽ dùng trước hoặc trong thời gian mang thai.
Những chú ý sau sinh khi mẹ bị huyết áp cao
Cập nhật thông tin chi tiết về Tăng Huyết Áp Khi Mang Thai trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!