Xu Hướng 11/2023 # Táo Bón Khi Mang Thai Tuần Đầu Và Cách Xử Lý An Toàn Hiệu Quả # Top 13 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Táo Bón Khi Mang Thai Tuần Đầu Và Cách Xử Lý An Toàn Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Táo bón là vấn đề về hệ tiêu hóa rất dễ gặp ở phụ nữ trong khoảng thời gian thai kỳ. Đặc biệt mẹ bầu cần chú ý đến tình trạng táo bón khi mang thai tuần đầu tiên. Đây là một trong những vấn đề nghiêm trọng cần can thiệp đúng cách để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Táo bón khi mang thai tuần đầu ở mẹ bầu – Nguyên nhân do đâu?

Khoảng thời gian đầu mang thai là lúc cơ thể phụ nữ có nhiều sự thay đổi đột ngột. Đây chính là nguyên nhân khiến cho các vấn đề sức khỏe có cơ hội phát sinh. Một trong số đó là tình trạng táo bón.

Mẹ bầu có thể bị táo bón khi mang thai ở tuần đầu tiên do các nguyên nhân sau đây:

1. Thay đổi nội tiết tố

Trong những ngày đầu của thai kỳ, một số loại hormone trong cơ thể phụ nữ thường có xu hướng tiết ra nhiều hơn. Nhất là sự tiết nhiều hormone progesterone sẽ cản trở hoạt động của hệ tiêu hóa. Cụ thể là khiến nhu động ruột co bóp kém đi. Điều này sẽ dẫn tới việc đẩy chất thải ra bên ngoài trở nên khó khăn hơn so với bình thường.

2. Chế độ dinh dưỡng

Bạn sẽ rất dễ bị táo bón khi ăn nhiều các loại thực phẩm cay nóng, khó tiêu hóa. Ngoài ra, việc bổ sung dinh dưỡng thiếu cân bằng, quá nhiều chất đạm nhưng lại thiếu hụt chất xơ cũng sẽ khiến hệ tiêu hóa làm việc chậm.

3. Vấn đề bổ sung canxi và sắt

Ngay từ khoảng thời gian đầu mang thai, mẹ bầu đã chú trọng đến việc bổ sung canxi và sắt. Việc bổ sung thiếu chừng mực không chỉ có hại cho sức khỏe mà còn gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Đặc biệt, khi dung nạp một lượng sắt và canxi quá lớn sẽ khiến cơ thể cần một lượng nước lớn. Việc không cung cấp đủ nước, thêm vào đó một phần canxi và sắt không được hấp thụ hết sẽ bị đào thải ra ngoài sẽ khiến hệ tiêu hóa không đáp ứng được gây táo bón.

4. Các yếu tố khác

Tử cung bắt đầu phát triển

Tiền sử bệnh đường tiêu hóa

Ít vận động

Căng thẳng, stress

Triệu chứng táo bón khi mang thai tuần đầu

Triệu chứng táo bón ở mẹ bầu khi mang thai tuần đầu cũng sẽ tương tự như đối tượng khác. Các mẹ cần chú ý đến một số dấu hiệu sau để can thiệp kịp thời:

Đi ngoài ít hơn 3 lần/tuần

Phân có biểu hiện khô cứng, đôi khi dính máu

Căng thẳng, khó chịu khi đi tiêu

Quặn bụng, khó chịu

Có cảm giác muốn đi ngoài nhưng lại không đi được

Táo bón khi mang thai tuần đầu có nguy hiểm không?

Táo bón không phải là vấn đề nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống người bệnh. Tuy nhiên, nếu tình trạng này khởi phát ở tuần đầu tiên của thai kỳ thì mẹ bầu cần hết sức cẩn trọng. Bởi nó có thể khiến cho một số vấn đề rủi ro phát sinh nếu không được can thiệp kịp thời.

Khi bị táo bón, mẹ bầu thường sẽ phải cố gắng đi tiêu bằng cách rặn. Chính động tác này sẽ khiến tử cung bị co bóp mạnh và đe dọa trực tiếp đến sự an toàn của thai nhi. Bởi ở tuần thai đầu tiên, thai nhi vẫn chưa được bám chắc vào thành tử cung. Do đó, mẹ bầu sẽ dễ phải đối diện với nguy cơ sẩy thai nếu bị táo bón ở khoảng thời gian này.

Ngoài ra, những triệu chứng mà bệnh táo bón gây ra có thể khiến mẹ bầu bị stress, mệt mỏi chán ăn. Thêm vào đó, khi phân không đào thải ra ngoài được sẽ khiến các chất độc có thể bị hấp thụ ngược. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của cả mẹ và bé.

Cách xử lý khi bị táo bón ở tuần đầu thai kỳ

Táo bón là vấn đề dễ xử lý, tuy nhiên đối với mẹ bầu ở tuần đầu mang thai thì nên thận trọng. Việc điều trị sẽ luôn phải đảm bảo sự an toàn cho cả mẹ và bé.

Nếu bị táo bón khi mang thai tuần đầu tiên, mẹ bầu nên:

1. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh

Đây là vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần thực hiện khi bị táo bón ở tuần đầu tiên của thai kỳ. Một chế độ ăn lành mạnh, cần bằng dưỡng chất không chỉ giúp giảm triệu chứng mà còn giúp ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón.

Những loại thực phẩm giàu chất xơ từ rau xanh và củ quả là rất phù hợp cho mẹ bầu trong lúc này. Bên cạnh đó, cần cân bằng lượng chất đạm và chất xơ cho cơ thể. Không nên ăn quá nhiều thực phẩm có hàm lượng đạm cao, nhất là thịt đỏ. Khi đang bị táo bón, mẹ bầu cũng nên tránh đồ cay nóng, socola, sản phẩm từ sữa hay thực phẩm chứa caffeine.

2. Uống nhiều nước

Việc bổ sung đủ lượng nước mà cơ thể cần luôn hữu ích cho quá trình trao đổi chất cũng như hỗ trợ hoạt động hệ tiêu hóa. Nhất là khi bạn đang bị táo bón thì vấn đề này nên được chú ý nhiều hơn. Mỗi ngày cung cấp cho cơ thể ít nhất khoảng từ 2 – 2,5 lít nước.

Đặc biệt nếu mẹ bầu bổ sung viên uống sắt hay canxi thì lượng nước cần bổ sung sẽ tăng lên. Nếu có thể, thay vì sử dụng viên uống, các mẹ nên bổ sung các loại thực phẩm giàu sắt và canxi sẽ tốt hơn cho sức khỏe và hệ tiêu hóa.

Vận động hợp lý khi đang mang thai cũng là cách tốt để mẹ bầu có thể cải thiện triệu chứng táo bón. Rèn luyện thân thể, tập thể dục đúng cách sẽ giúp cho mẹ bầu cải thiện sức khỏe, đồng thời tăng cường quá trình trao đổi chất trong cơ thể.

Việc tập luyện còn giúp mẹ bầu giải tỏa đáng kể căng thẳng do tình trạng táo bón gây ra. Những bài tập như đi bộ hay yoga là rất phù hợp cho mẹ bầu trong lúc này. Tuy nhiên, cần tập với thời gian và cường độ phù hợp để đảm bảo an toàn cho thai nhi, nhất là trong tuần đầu tiên mang thai.

4. Massage vùng bụng

Đây cũng là một giải pháp an toàn giúp kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa nếu mẹ bầu bị táo bón khi mang thai tuần đầu tiên. Việc massage còn giúp cải thiện được các triệu chứng căng cứng hay khó chịu ở bụng. Tuy nhiên, mẹ bầu nên massage với lực tay nhẹ nhàng để tránh những vấn đề rủi ro phát sinh.

Ngoài các giải pháp nêu trên, trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định một số loại thuốc làm mềm phân cho mẹ bầu sử dụng. Tuy nhiên, trong thời gian mang thai, nhất là ở tuần đầu, việc sử dụng thuốc thường không được khuyến cáo. Mẹ bầu chỉ dùng khi bác sĩ đã cân nhắc kỹ lưỡng giữa lợi ích và rủi ro. Chú ý dùng thuốc theo đúng chỉ định để tránh ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Táo bón khi mang thai tuần đầu tiên là vấn đề mẹ bầu tuyệt đối không được chủ quan. Hãy chủ động thăm khám để được bác sĩ trực tiếp hướng dẫn về biện pháp xử lý an toàn ngay khi các triệu chứng xuất hiện.

“Đánh bay” táo bón và nguy cơ mắc bệnh trĩ, dạ dày, đại tràng nhờ bài tập đơn giản, dễ thực hiện hàng ngày – Chuyên gia Thuốc dân tộc chia sẻ

Có thể bạn chưa biết:

Bị Táo Bón Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Xử Lý Ra Sao?

Bị táo bón khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến

Tình trạng chung của các mẹ bầu khi mới mang thai, nhất là con đầu thì hiện tượng lo lắng là khá phổ biến. Đây là một điều dễ hiểu vì lúc này sinh lý của các mẹ đang thay đổi. Trong cơ thể lại có thêm một sự sống nhỏ bé nữa. Mẹ bầu luôn nghĩ rằng hiện tượng táo bón này chỉ diễn ra với một mình bạn. Nhưng không, táo bón trong thời kỳ mang thai là hiện tượng rất phổ biến.

Khi các mẹ mang thai, cơ thể các mẹ sẽ có rất nhiều thay đổi lớn, sẽ tiết thêm hoocmon giới tính duy trì thai nhi trong bụng. Với loại hoocmon này sẽ hoạt động bằng cách thả lỏng các cơ trong bụng để giúp thai nhi phát triển dễ dàng, đồng thời hoocmon này cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu hoạt động chậm hơn, nhằm đảm bảo cho cơ thể hấp thụ nhiều hơn các chất dinh dưỡng từ thức ăn để nuôi dưỡng bào thai. Đây chính là nguyên nhân dẫn đến táo bón ở các mẹ.

Trong 3 tháng đầu cũng là thời điểm tối quan trọng, cơ thể có nhiều thay đổi đột ngột và cũng là thời gian người mẹ phải cẩn thận nhất do thai nhi mới phát triển trong bụng.

Không nên quá lo lắng vì táo bón

Giữ sức khỏe là một yếu tố quan trọng quyết định đến sức khỏe của thai nhi. Hãy tưởng tượng, việc lo lắng quá chẳng có ích gì ngoài làm mẹ bầu thêm căng thẳng. Hãy quên việc lo lắng đi vì những thông tin ngay sau đây sẽ giúp các mẹ giảm táo bón khi mang thai một cách rất hiệu quả.

Mẹo trị táo bón cho mẹ bầu khi mang thai 3 tháng đầu

Như các mẹ đã biết, nước là một thành phần tối quan trọng trong cơ thể. Nhất là ở các mẹ mang thai bị táo bón, lượng nước lại cần bổ sung thêm nhiều hơn. Thiếu hụt nước cũng là một trong những nguyên nhân lớn gây táo bón ở phụ nữ mang thai.

Chính vì vậy, nên bổ sung hơn 2 lít nước cho cơ thể mỗi ngày. Ngoài nước lọc, cũng có thể sử dụng các loại nước khác như nước ép trái cây, nước có trong thực phẩm. Tất cả sẽ giúp lượng phân tích lũy trong cơ thể mềm ra và tống ra ngoài dễ dàng hơn.

Ăn nhiều rau xanh, chất xơ Ăn đa dạng thực phẩm

Không phải vì bị táo bón mà các mẹ phải kiêng khem khổ sở, hãy thỏa mái tư tưởng, ăn đa dạng các loại thực phẩm để bổ sung thêm dinh dưỡng nuôi cả mẹ và con. Đặc biệt là ăn đa dạng thực phẩm sẽ giúp cơ thể bổ sung thêm nhiều các loại Vitamin và khoáng chất, giúp hạn chế táo bón rất hiệu quả.

Ăn nhiều hơn các thực phẩm chứa đạm, sắt

Chất đạm và chất sắt là một trong những dưỡng chất quan trọng nhất đối với cơ thể con người, ở các mẹ bầu thì nó lại càng quan trọng hơn. Ăn nhiều hơn các chất trên với mục đích làm cho cơ thể thai nhi đủ dưỡng chất, tránh được sự thiếu dinh dưỡng ở thai nhi.

Gợi ý một số thực phẩm hữu ích Sữa chua giúp tiêu hóa dễ dàng, nhanh chóng

Thời điểm ăn sữa chua tốt nhất là sau khi ăn từ 10 – 15 phút, nên ăn lượng vừa phải và duy trì đều đặn, triệu chứng táo bón sẽ giảm đi đáng kể.

Một ly sữa nóng vừa bổ dưỡng, vừa chữa táo bón hiệu quả Cá Hồi là thực phẩm không nên bỏ qua Tâm Sen Pharma

Bị Táo Bón Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? 5 Cách Xử Lý Táo Bón Cho Mẹ

Theo ước tính, có gần 50% số mẹ bầu bị táo bón khi mang thai. Vậy tình trạng này có nguy hiểm không? Cách xử lý thế nào cho an toàn, không ảnh hưởng đến thai nhi? Bị táo bón khi mang thai được hiểu thế nào?

Táo bón là tình trạng phổ biến nhiều mẹ bầu gặp phải trong giai đoạn thai kỳ. Theo thống kê, cứ 10 phụ nữ mang thai lại có 4 người bị táo bón. Nguyên nhân gây táo bón ở bà bầu có thể xuất phát từ:

Thay đổi hoocmon trong thai kỳ: Sự gia tăng nồng độ hormone progesterol làm các cơ tử cung co dãn, đồng thời tăng sự co bóp vùng chậu. Ruột sẽ tái hấp thu nước cho tới khi phân được đào thải ra ngoài. Quá trình này khiến phân cứng hơn, rắn chắc và khó đi qua hậu môn

Ít vận động: Trong tháng cuối thai kỳ, do áp lực và sức nặng của thai nhi khiến mẹ bầu lười vận động hơn. Điều này khiến cho nhu động ruột chậm lại, gây táo bón thai kỳ

Áp lực tử cung: Sự phát triển nhanh chóng của tử cung gây áp lực lên ruột, khiến cho phân di chuyển khó khăn hơn

Bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng: Việc bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng trong đó có sắt và canxi có thể dẫn đến táo bón

Nhịn vệ sinh: Bà bầu nhịn đi vệ sinh khiến chất thải bị ứ đọng, ruột phải tiếp tục tái hấp thu nước khiến phân khô, cứng, gây táo bón

Nguyên nhân khác: nôn nghén, thiếu nước, bị tiểu đường thai kỳ, suy giáp khi mang thai…

Táo bón ở bà bầu có nguy hiểm không?

Bị táo bón khi mang thai tuy không nguy hiểm không? Bà bầu bị táo bón không nguy hiểm. Nhưng nếu kéo dài có thể ảnh hưởng xấu đến chất lượng cuộc sống và sự phát triển của thai nhi.

Đối với mẹ bầu: Táo bón làm phát sinh hoặc tăng nặng bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng, đại tiện ra máu, đau rát hậu môn. Ngoài ra, táo bón còn đi kèm với một số triệu chứng khó chịu khác như: đau bụng, buồn nôn, nôn, giảm sự thèm ăn…

Đối với thai nhi: Phụ nữ mang thai bị táo bón rất dễ bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, từ đó dẫn đến nguy cơ suy dinh dưỡng bào thai. Đặc biệt, việc dùng lực khi đi vệ sinh dễ gây nên tình trạng sảy thai, sinh non. Bên cạnh đó, các chất độc từ chất thải như phenol, amoniac, indol tích tụ lâu trong ruột rất dễ bị hấp thu vào máu, sau đó lan truyền ra khắp cơ thể. Điều này dẫn đến tình trạng nhiễm độc mạn tính, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

5 cách hỗ trợ cải thiện táo bón tức thì cho mẹ bầu

Bị táo bón khi mang thai có thể dễ dàng xử lý nếu mẹ bầu phát hiện sớm và có phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, bà bầu tuyệt đối không được tự ý dùng bất kỳ loại thuốc nhuận tràng nào. Cần có sự chỉ định từ bác sĩ mới được dùng. Bởi một số loại thuốc chống chỉ định cho phụ nữ có thai và dễ gây dị tật thai nhi.

1. Tích cực bổ sung đủ nước cho cơ thể

Do sự phát triển của thai nhi gây áp lực lên bàng quang khiến bà bầu phải đi vệ sinh nhiều hơn. Nếu không được bổ sung đủ nước, phụ nữ mang thai dễ rơi vào tình trạng thiếu nước, dẫn đến táo bón. Vì thế, các chuyên gia khuyên rằng, mẹ bầu nên uống khoảng 8 ly nước mỗi ngày (tương đương với 1.5 đến 2 lít nước). Điều này hỗ trợ cho quá trình bài tiết, thanh lọc cơ thể và đào thải chất cặn bã. Bên cạnh việc bổ sung nước lọc, mẹ hoàn toàn có thể uống các loại nước ép trái cây.

2. Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ

Các thực phẩm giàu chất xơ ngoài cung cấp vitamin và khoáng chất cho cơ thể, còn giúp tăng khối lượng phân. Nhờ đó mà phân dễ dàng được đào thải ra ngoài hơn. Theo khuyến nghị, mỗi ngày, bà bầu cần bổ sung từ 28 đến 34g chất xơ. Một số thực phẩm chứa nhiều chất xơ tốt cho bà bầu như:

Các loại rau xanh như: súp lơ, họ rau cải…

Quả giàu chất xơ: mận, táo, lê, kiwi,…

Hạt ngũ cốc

Bên cạnh đó, bà bầu cần hạn chế ăn thực phẩm khó tiêu, nhiều dầu mỡ, đồ uống có ga, chất kích thích… Vì những thực phẩm này gây áp lực nhiều cho hệ tiêu hóa.

3. Bổ sung Probiotics mỗi ngày

Probiotics (lợi khuẩn, men vi sinh) rất tốt cho đường ruột, đặc biệt là bào tử lợi khuẩn Bacillus. Theo đó, bào tử lợi khuẩn Bacillus sau khi vào cơ thể phát triển nhanh chóng. Chúng giúp đào thải hại khuẩn, cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Đặc biệt, chúng còn giúp tăng nồng độ enzyme, khiến thức ăn được tiêu hóa triệt để hơn, phân xốp, mềm hơn. Lợi khuẩn bám vào khuôn phân, làm tăng độ nhớt cho phân. Từ đó giúp phân dễ được đẩy ra ngoài, hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón cho bà bầu.

Để giữ gìn cho an toàn của thai nhi, nhiều mẹ bầu thường hạn chế hoạt động. Đặc biệt, khi thai nhi lớn dần gây áp lực lên tử cung và tăng sức nặng, phụ nữ mang thai thường có xu hướng lười vận động hơn. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, bà bầu vẫn nên vận động nhẹ nhàng như đi bộ để giúp đường ruột hoạt động trơn tru, từ đó hỗ trợ cải thiện tình trạng táo bón rất tốt.

Việc nhịn đi ngoài khiến cho phân tồn động lâu ngày trong cơ thể, gây nên tình trạng táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên rèn luyện thói quen đi vệ sinh đúng giờ để nhu động ruột hoạt động đều đặn.

Dù mua hay không chúng tôi sẽ tư vấn tận tâm, tận tình giúp bạn.

Bà Bầu Bị Táo Bón Và Cách Điều Trị Hiệu Quả An Toàn Tại Nhà

Một trong những vấn đề về sức khỏe phổ biến mà các phụ nữ mang thai thường gặp chính là táo bón. Chính vì sự phổ biến đó mà nhiều người chủ quan, không điều trị dứt điểm nên dễ gây ra các biến chứng nghiêm trọng khác. Hiểu được mức độ nghiêm trọng đó, trong bài viết hôm nay tuthuoc24h xin chia sẻ một số cách chữa trị khi bà bầu bị táo bón an toàn trong giai đoạn mang thai giúp mẹ sớm lấy lại sức khỏe tốt nhất.

Những nguyên nhân khiến bà bầu dễ bị táo bón

Chứng táo bón khiến chúng ta rất khó chịu, nhưng tiếc thay lại là rất phổ biến ở phụ nữ khi mang thai. Khi thai nhi trong bụng của bạn to lên, áp lực của tử cung dồn nén lên dạ dày, trực tràng càng làm trầm trọng thêm vấn đề.

Táo bón là tình trạng khá phổ biến ở các mẹ bầu

Theo các bác sĩ chuyên khoa, đây là một số lý do có thể là nguyên nhân khiến bà bầu bị táo bón:

Thay đổi mức Progesterone: Nồng độ progesterone thường tăng cao trong thời kì mang thai. Hormone này có thể làm giãn các cơ trong đường tiêu hóa, khiến cho thức ăn di chuyển chậm trong đường ruột dẫn đến chứng táo bón.

Do uống bổ sung thuốc sắt khi mang thai dẫn đến táo bón: Đa số bà bầu đều uống bổ sung sắt trong thai kỳ, vì sắt là một chất dinh dưỡng quan trọng. Chứng táo bón có thể là một tác dụng phụ nếu như bà bầu uống loại thuốc này quá nhiều.

Mất nước: Khi mang thai, bạn dễ bị mất nước, vì cơ thể bạn sử dụng nhiều nước hơn để giúp tạo thành nhau thai và túi ối. Khi bạn bị mất nước, cơ thể bạn phải vật lộn để thực hiện các chức năng thông thường, và táo bón là một trong những biến chứng điển hình.

Ít hoạt động: Khi bụng của bạn càng ngày càng trở nên to hơn, nó có thể gây khó khăn cho việc vận động, đi lại. Điều này khiến hoạt động tiêu hóa bị trì trệ và cũng chính là khởi nguồn của chứng táo bón trong thai kỳ.

Do căng thẳng: Mang thai có thể mang đến những trải nghiệm tuyệt vời nhưng nó cũng khiến một số người rơi vào trạng thái căng thẳng, stress, lo lắng, đặc biệt là khi sắp đến ngày dự sinh. Sự căng thẳng của thần kinh trung ương cũng khiến nhu động ruột hoạt động yếu hơn, khiến bà bầu bị táo bón.

Để tránh tình trạng trầm cảm khi mang thai bà bầu nên làm gì?

Stress trong thời kỳ mang thai có thể ảnh hưởng đến thai nhi

Chế độ ăn ít chất xơ: Nếu chế độ ăn thiếu rau xanh cùng với việc uống quá nhiều sữa trong thời gian mang thai thì đây cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho bà bầu phải đối mặt với chứng táo bón.

Táo bón do bệnh: Chứng táo bón trong thai kỳ còn là biểu hiện của các bệnh lý mà có thể bạn chưa phát hiện ra như viêm đại tràng, rối loạn tiêu hóa… Chứng táo bón cũng thường gặp ở những phụ nữ thường dùng thuốc nhuận tràng để đi vệ sinh, hoặc những người đã từng lạm dụng thuốc nhuận tràng trong quá khứ.

Do bạn đã bỏ qua các dấu hiệu cần phải đi vào nhà vệ sinh: Nhịn đi vệ sinh quá lâu, không đi ngay khi có nhu cầu hoặc bỏ qua các tín hiệu của cơ thể… đều có thể dẫn đến táo bón. Theo thời gian, việc này có thể dẫn đến những thay đổi tình trạng chung của thành ruột và trực tràng, nghĩa là cơ thể ít tiếp nhận các tín hiệu bài tiết thông thường.

Trong thực tế, đa số bà bầu bị táo bón không phải do một mà nhiều nguyên nhân kết hợp cùng lúc. Các bạn nên rà soát lại tất cả các yếu tố trên để không bỏ sót bất kì thủ phạm gây bệnh nào khi có các dấu hiệu táo bón.

Các dấu hiệu nhận biết mẹ bầu bị táo bón

Chứng táo bón ở bà bầu có thể được nhận biết dựa vào các dấu hiệu sau:

Số lần đi đại tiện trong tuần ít hơn 3 lần. Một số trường hợp đi ngoài 1 – 2 ngày một lần mà phân khô cứng, khó đi vẫn được xếp vào diện bị táo bón.

Khó đi tiêu, bạn phải rặn mạnh mới đi được.

Đi ngoài thấy phân cứng, khô.

Thi thoảng có những cơn đau ở bụng dưới.

Khuôn phân to, vón thành cục cứng, có kích thước to nhỏ khác nhau.

Khi đi đại tiện có cảm giác như bị cản trở, đi không hết phân.

Bị táo bón khi mang thai nguy hiểm hơn bạn nghĩ

Rõ ràng, trong thai kỳ, mẹ bầu bị táo bón có thể khiến khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt, giảm hấp thụ dinh dưỡng từ thức ăn. Bị táo bón lâu ngày có nguy cơ bị trĩ, rách hậu môn, sa trực tràng, đau bụng, đại tiện ra máu, đau rát khi đại tiện … Tất cả điều này đều bất lợi cho thai nhi.

Ngoài ra, việc táo bón cũng ảnh hưởng trực tiếp đến cả mẹ cả bé như sau:

Phân là độc tố cơ thể cần thải loại. Tuy nhiên, khi táo bón, phân bị tích tụ lâu ngày sẽ tạo thành các chất độc như amoniac, indol, phenol… Những độc tố này bị hấp thụ ngược lại bởi cơ thể, gây ra nhiễm độc mãn tính, và ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

Khi mẹ mang thai cố rặn phân ra ngoài có thể tác động gây sảy thai, sinh non. Đặc biệt nguy hiểm với thai nhi dưới 3 tháng tuổi.

Hệ vi sinh đường ruột cũng mất cân bằng do táo bón, gây ra giảm hấp thụ dinh dưỡng. Tất nhiên, cũng ảnh hưởng đến dinh dưỡng cho thai nhi. Nhiều trẻ sinh ra do mẹ táo bón thai kỳ nên bị suy dinh dưỡng từ bào thai, sức đề kháng giảm.

Cách trị táo bón an toàn cho bà bầu trong thời kỳ mang thai

– Chế độ ăn giàu chất xơ:

Việc ăn thêm chất xơ vừa giúp mẹ giảm táo bón, vừa giúp tăng vitamin và các chất chống oxy hoá tốt tăng miễn dịch cả mẹ cả bé. Lượng chất xơ nên tiêu thụ từ 25 – 30g/ngày, duy trì đều đặn hàng ngày. Các thực phẩm giàu chất xơ cho bà bầu như trái cây tươi, rau, đậu, đậu Hà Lan, đậu lăng, ngũ cốc cám, mận, và bánh mì ngũ cốc.

Các loại đậu là nguồn thực phẩm giàu chất xơ

– Uống nhiều nước:

Các mẹ bầu cần uống gấp đôi lượng nước so với thông thường. Phụ nữ mang thai cần uống tầm 8 cốc nước/ ngày, tương đương gần 2,5 lít nước. Việc uống đủ nước sẽ giúp phân mềm, tránh táo bón.

Nước không chỉ giúp thanh lọc cơ thể mà còn hạn chế bị táo bón ở mẹ bầu

– Tăng cường vận động:

Tập thể dục giúp mẹ bầu tăng nhu động ruột, tránh phân tích tụ lâu bị khô và táo bón. Tần suất tập nên từ 20 – 30/ lần, 3 lần một tuần. Các bài tập rất đa dạng có thể từ đi bộ, tập yoga cho bà bầu, bơi lội … Tham khảo ý kiến bác sĩ sản để chọn loại hình tập phù hợp với thai nhi.

Tư thế nằm ngủ khi mang thai tốt cho cả mẹ và bé!

Tăng cường vận động giúp mẹ bầu tăng nhu động ruột tránh táo bón rất hiệu quả

– Sử dụng men vi sinh:

Men vi sinh giúp cân bằng hệ vi sinh đường ruột, do việc táo bón gây ra. Khi hệ vi sinh cân bằng, quá trình tái hấp thu nước và điện giải vào phân ổn định, giúp mềm phân. Bổ sung men vi sinh giữ cho hệ vi sinh khoẻ mạnh giúp tăng cường hấp thụ dinh dưỡng cho cả mẹ cả bé.

Những điều bà bầu cần lưu ý khi bị táo bón trong giai đoạn thai kỳ

Chứng táo bón không phải là chứng hiếm gặp trước và cả sau khi sinh con. Trong những tuần đầu sau sinh, việc đau xung quanh đáy chậu và hậu môn là phổ biến ở sản phụ. Cảm giác này xuất hiện phổ biến hơn ở các bà mẹ đã bị khâu vết rạch tầng sinh môn. Trong thời kì cho con bú, điều quan trọng là các bà mẹ sẽ phải uống nhiều nước hơn nữa, vì táo bón cũng thường xảy ra trong thời kỳ này.

Táo bón khi mang thai và sau sinh có thể dẫn đến phát triển thành bệnh trĩ (lòi dom). Điều này gây ra đau đớn và khó chịu thực sự sau khi sinh con. Do đó các mẹ bầu cần phải thấy rõ những lợi ích trong việc duy trì thói quen đi vệ sinh thường xuyên và thoải mái.

Tuthuoc24h

Bật Mí Cách Chống Táo Bón Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả

Chế độ ăn

Một số nguyên tắc ăn uống khoa học:

Ăn đúng giờ, việc ăn uống đúng giờ giúp hệ tiêu hóa hoạt động ổn định hơn, hấp thu các chất dinh dưỡng tốt hơn.

Ăn rải bữa, cách nhau 3-4 giờ. Thay vì việc ăn 3 bữa lớn, mẹ bầu có thể chia thành ăn 6 bữa nhỏ, mỗi bữa cách nhau khoảng 3-4 giờ để giảm áp lực cho hệ tiêu hóa. Ăn đều các bữa nhỏ trong ngày hữu ích trong việc chống táo bón cho bà bầu.

Ăn dặm trái cây vào buổi sáng hoặc buổi chiều. Ăn trái cây như một bữa phụ là một cách bổ sung nguồn rau tươi mà cơ thể thiếu hụt trong các bữa chính. Trái cây cũng là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, lại nhiều nước và khoáng chất có lợi cho cơ thể.

Uống đầy đủ nước mỗi ngày. Để thực phẩm được tiêu hóa tốt trong dạ dày và ruột, bạn cần uống đủ nước lọc, nước quả và nước rau. Uống khoảng 10 cốc nước mỗi ngày. Bởi vì nước giúp làm mềm phân, khiến việc đi tiêu dễ dàng hơn.Nước chanh ấm cũng rất hữu hiệu. Tuy nhiên, nếu bạn bị “táo” nặng, bạn có thể chuyển sang nước mận ép.

Nói đến việc phòng chống táo bón nói chung và chống táo bón ở bà bầu nói riêng, chất xơ luôn được nhắc đến. Chất xơ được chia làm 2 loại đó là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan:

Chất xơ hòa tan có tác dụng làm mềm phân, tạo cảm giác đi tiêu

Chất xơ không hòa tan có tác dụng tạo khuôn cho phân, ngăn ngừa và làm giảm táo bón

Rau củ: rau cải xoăn, bắp cải, súp lơ xanh, các loại đậu

Trái cây: mận tím/mận tím khô, quả mâm xôi, kiwi, chuối chín, táo, quả bơ, lê, đu đủ

Ngoài ra, để bổ sung chất xơ các mẹ còn có thể ăn bánh mì đen, lúa mạch, gạo nâu

Lưu ý rằng nếu trước đây mẹ bầu có thói quen ít ăn chất xơ thì không nên lập tức chuyển sang ăn nhiều xơ, mà nên bổ sung từ từ để tránh gây đầy bụng, bội thực, hãy tăng dần lượng chất xơ xen kẽ với các món ăn đầy đủ dinh dưỡng khác. Mỗi ngày không nên ăn quá 25g chất xơ.

Một số bà bầu cảm thấy đầy bụng, bị táo bón khi dùng viên sắt bổ sung. Nếu gặp hiện tượng này, mẹ bầu có thể hỏi ý kiến của bác sĩ để đổi sang dạng sắt khác.

Đồng thời, Theo TS. BS Hoàng Thị Diễm Tuyết, các mẹ cũng chỉ bổ sung đủ lượng canxi và sắt cần thiết mà thôi, tránh bổ sung dư thừa. Khi hàm lượng sắt và canxi trong cơ thể cao hơn mức cần thiết có thể gây ra táo bón.

Vận động cơ thể Bật mí cách chống táo bón cho bà bầu an toàn, hiệu quả

Như chúng ta đã biết, khi mang thai người mẹ không thể dùng thuốc bừa bãi mà chưa có sự chỉ định của bác sĩ. Bởi bất kì loại thuốc nào mà mẹ uống cũng có nguy cơ ảnh hưởng đến con. Khi bị táo bón cũng vậy, mẹ tuyệt đối không được tự ý dùng các loại thuốc nhuận tràng.

Vậy, có sản phẩm nào có thể phòng chống táo bón cho bà bầu một cách hiệu quả mà vẫn an toàn hay không? Câu trả lời là Có. Đó chính là Isilax Mamma.

Isilax Mamma là một sản phẩm của Pharmalife Research s.r.l (Ý). Với thành phần từ thảo dược thiên nhiên:

Dịch chiết cây Manna chứa Mannitol giúp điều hòa nhu động ruột, giúp duy trì lượng phân bình thường.

Dịch chiết Mận và Kiwi: Bổ sung Vitamin, khoáng chất tự nhiên, điều hòa nhu động ruột.

Inulin: Cân bằng hệ vi sinh đường ruột, điều hòa nhu động ruột.

Pectin táo: Tăng tính nhuận tẩy, bảo vệ đường ruột.

Ngoài việc phòng chống táo bón cho bà bầu, Isilax Mamma còn có công dụng hỗ trợ điều trị táo bón cho bà bầu nữa.

Mẹ bầu có biết

Việc sử dụng các chế phẩm có chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên trong việc phòng và điều trị bệnh đang là xu hướng của nền y học hiện đại. Về việc phòng chống táo bón, các loại thảo dược tự nhiên, giàu chất xơ và đường chống táo bón (malnitol) như là sự lựa chọn ban đầu cho điều trị duy trì thay vì sử dụng các thuốc nhuận tràng khác. Các chế phẩm này an toàn hiệu quả, và thường được chấp nhận tốt hơn các thuốc nhuận tràng khác.

Dấu Hiệu Thai Chết Lưu 8 Tuần, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý An Toàn Nhất

Theo Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, thai chết lưu là thai chết trước khi ra khỏi người mẹ có trọng lượng 500g. Thai lưu được chia thành 2 nhóm:

– Thai lưu dưới 20 tuần tuổi.

– Thai lưu sau 20 tuần tuổi được chia thành 2 giai đoạn là thai lưu sớm từ 20 – 27 tuần và thai lưu muộn từ 28 – 36 tuần. Thai đủ tháng xảy ra từ tuần thứ 37.

Thai chết lưu 8 tuần được xem là hình thức thai lưu chết sớm và cần phải được xử lý kịp thời để không gây hại tới sức khỏe của mẹ.

Dấu hiệu thai chết lưu 8 tuần tuổi

Thai chết lưu 8 tuần tuổi ( thai 2 tháng tuổi) còn rất nhỏ vì vậy những dấu hiệu nhận biết vẫn chưa rõ ràng. Ở một số mẹ bầu vẫn có biểu hiện nghén như bình thường nhưng thực tế thai đã ngừng phát triển.

Sau khi thai chết lưu một thời gian mẹ sẽ thấy có những biểu hiện ra huyết, đau bụng dưới rốn. Cụ thể những dấu hiệu thai lưu 8 tuần đó là:

– Thai không còn máy: 8 tuần tuổi thai cũng có những cử động nhất định. Nhưng nếu mẹ thấy thai đã không còn máy nữa thì đó là dấu hiệu thai đã chết lưu. Khi đó bụng mẹ sẽ có cảm giác nặng, tức và nhỏ dần đi. Ở một số người mẹ khác còn có biểu hiện đau bụng và đi ngoài nhiều.

– Không nghén: Nếu trong suốt 8 tuần thai kỳ đầu tiên mẹ không có biểu hiện nghén thì đó cũng là một trong những dấu hiệu thai lưu.

– Âm đạo ra máu màu nâu hoặc đen.

– Đầu vú căng to và có sữa non tiết ra.

– Bụng không to ra nữa

– Vỡ nước ối

– Siêu âm không còn thấy tim thai

Nguyên nhân thai lưu 8 tuần tuổi

Thai chết lưu cho đến nay vẫn chưa có thể chẩn đoán được nguyên nhân chính xác. Nhưng các bác sĩ chuyên khoa đưa ra 3 nhóm nguyên nhân chính gây nên tình trạng thai lưu. Cụ thể là:

1. Nguyên nhân thai lưu từ phía người mẹ

– Mẹ bị bệnh cảm cúm, sốt virus, quai bị, viêm gan, giang mai, lậu, nhiễm ký sinh trùng…

– Mẹ có các bệnh lý như viêm thận, cao huyết áp, bệnh tim, phổi, suy gan…

– Mẹ bị các bệnh về nội tiết như thiểu năng giáp trạng, tiểu đường, basedow…

– Mẹ có tử cung dị dạng, kém phát triển

– Mẹ mang thai khi đã ngoài 40 tuổi, lao động vất vả, thiếu dinh dưỡng

– Mẹ bị ngộ độc thai nghén khiến thai bị nhiễm độc và chết lưu.

2. Nguyên nhân từ phía thai nhi

– Thai nhi bị dị tật , dị dạng, phù nhau thai, não úng thủy…

– Rối loạn nhiễm sắc thể xuất hiện do di truyền từ bố hoặc mẹ, rối loạn khi phân chia nhiễm sắc thể hoặc do đột biến trong quá trình thụ tinh.

– Bất đồng nhóm máu giữa mẹ và con

– Các vấn đề về dây rốn như dây rốn quá ngắn, dây rốn quấn quanh cổ, quanh thân, quanh chi, xoắn dây rốn…

Cách xử lý thai lưu 8 tuần tuổi

Khi được chẩn đoán thai lưu 8 tuần tuổi các mẹ đều rất đau lòng và bắt buộc phải loại bỏ thai ra bên ngoài. Đối với thai 8 tuần tuổi bị chết lưu sẽ được các bác sĩ thực hiện các biện pháp xử lý bằng thuốc hoặc nạo hút lấy thai. Thai lưu 8 tuần nên hút hay uống thuốc sẽ phụ thuộc vào bác sĩ khám, kiểm tra và đưa ra chỉ dẫn cụ thể. Nhưng có những cách xử lý thai lưu 8 tuần đó là:

1. Dùng thuốc đẩy thai ra ngoài

Thai 8 tuần vẫn còn nhỏ, khi được xác định chết lưu các bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc để đẩy thai ra ngoài. Dùng thuốc bỏ thai lưu 8 tuần là biện pháp an toàn, tránh những tổn thương tử cung cho mẹ. Các bác sĩ là người chỉ định mẹ sử dụng biện pháp này và trực tiếp theo dõi.

2. Hút thai lưu 8 tuần tuổi

Hút thai là biện pháp nhanh nhất đẩy thai lưu ra bên ngoài. Các bác sĩ sẽ thực hiện thủ thuật này. Đây là một thủ thuật đơn giản nhưng cũng có thể gây hại tới tử cung của người mẹ. Vì vậy, mẹ cần thực hiện tại cơ sở y tế chuyên khoa và uy tín.

Thai chết lưu 8 tuần tuổi có tự tiêu biến không?

Thai 8 tuần đã vào tử cung nên không thể tự tiêu biến mà bắt buộc phải đẩy thai ra ngoài bằng các biện pháp bác sĩ chỉ định. Nếu không sớm lấy thai ra ngoài, thai lưu lại trong tử cung mẹ quá lâu sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn đông máu, thai bị vôi hóa, hoại tử dẫn đến mẹ dễ bị nhiễm trùng và có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng.

Sau khi loại bỏ thai lưu mẹ hãy nghỉ ngơi, tránh căng thẳng, mệt mỏi. Hãy giữ tâm lý thoải mái, không nên suy nghĩ nhiều. Mẹ cũng cần có chế độ ăn uống khoa học và đầy đủ. Ngoài ra, mẹ không nên có thai lại ngay, hãy tránh có thai lại sau 3 – 6 tháng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và những lần có thai sau.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/dau-hieu-thai-chet-luu-8-tuan-nguyen-nhan-va-cach-xu-…

Theo Hường Cao (T/h) (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Táo Bón Khi Mang Thai Tuần Đầu Và Cách Xử Lý An Toàn Hiệu Quả trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!