Bạn đang xem bài viết Táo Ta Rất Tốt được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Táo ta hay còn gọi táo xanh là loại quả có rất nhiều tác trong chữa bệnh. Tuy nhiên với một số người nên hạn chế ăn.
Giá trị dinh dưỡng của táo ta
Táo ta có chứa rất nhiều vitamin. Ảnh: Internet.
Táo ta (táo chua) có vỏ xanh, nhẵn bóng được trồng phổ biến ở Việt Nam với hai loại chính: táo chua và táo đường.
Táo ta có chứa rất nhiều vitamin. Cứ 100 gr táo ta sẽ có khoảng 400 – 600 vitamin C, cao hơn 7 đến 10 lần lượng vitamin C có trong quả cam, quýt.
Lượng vitamin C của táo ta còn cao hơn khoảng 100 lần so với táo tàu đỏ
Tác dụng hữu ích trong chữa bệnh
Tốt cho da và chống trầm cảm
Táo ta chứa nhiều vitamin C, vì thế, táo có tác dụng tuyệt vời trong hiệu quả tăng cường sức đề kháng, chống ôxy hóa, tốt cho sức khỏe và làn da. Do vậy các nhà nghiên cứu đã chiết xuất từ nước ép táo ta dùng sản xuất thành các sản phẩm chăm sóc da. Công dụng là làm giảm nếp nhăn, khô, đỏ, sưng, khắc phục làn da bị cháy nắng và giúp da luôn khỏe đẹp.
Chữa chứng thiếu máu
Những người bị thiếu máu, bị thiếu các vitamin và giảm mức hemoglobin nên ăn táo ta. Loại quả này được dùng để điều trị bệnh gút và viêm khớp mãn tính, ngăn cản sự hình thành a-xít uric. Ngoài ra, táo ta còn là trái cây tuyệt vời làm tăng sức đề kháng của cơ thể đối với hiệu ứng bức xạ và có tác dụng tăng lực cho cơ thể.
Táo ta mang đến rất nhiều công dung và lợi ích cho sức khỏe của con người. Ảnh: Internet.
Tốt cho xương khớp
Nhờ chứa một lượng dưỡng chất canxi, magiê và phốt pho đáng kể trong quả táo ta sẽ giúp cho xương và răng của bạn chắc khỏe hơn.
Ngăn ngừa chứng táo bón
Táo ta còn chứa a-xít chlorogenic có khả năng loại bỏ a-xít oxalic ra khỏi cơ thể và bình thường hóa hoạt động của gan, dạ dày, ruột và tuyến tiêu hóa. Vì thế, ăn táo ta còn làm tăng cảm giác ngon miệng và ngăn ngừa chứng táo bón.
Tăng cường hệ miễn dịch
Táo ta có thể chứa 18-24 axit amin thiết yếu. Nó còn chứa nhiều vitamin A, C và carotene, kali, giúp củng cố hệ miễn dịch của cơ thể. Do đó, ăn nhiều táo ta có thể giúp bạn tránh bị cảm lạnh và ho. Nhờ chất nhầy của loại trái cây này, nó cũng được coi là thuốc thảo dược để điều trị những cơn đau họng.
Giảm bớt đau đầu
Uống nước táo ép và xoa nhẹ nước táo lên đầu và vùng thái dương có tác dụng làm giảm căng thẳng, bớt đau đầu.
Những bài thuốc từ táo ta
Trị suy giảm trí nhớ: Với những người hay quên hoặc có những biểu hiện của bệnh suy giảm trí nhớ có thể dùng bài thuốc sau: hầm nhỏ lửa 100 g quả táo ta trong 500 ml nước cho tới khi cạn còn khoảng 250 ml, thêm một ít mật ong và uống mỗi ngày trước khi đi ngủ. Bài thuốc này có tác dụng xoa dịu thần kinh, an thần tự nhiên, làm giảm căng thẳng, lo lắng và giúp bạn ngủ ngon hơn
Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Ảnh: Internet.
Chữa bệnh dạ dày: Táo có thể chữa được cả bệnh đau dạ dày và chứng viêm dạ dày mãn tính. Để làm điều đó cần gọt vỏ quả táo, sau đó đem xay thật nhuyễn rồi ăn loại bột táo tươi này vào buổi sáng vào lúc bụng đói. Cố gắng không dùng thức ăn khác trong vòng 5 giờ sau đó để bột táo phát huy hết tác dụng. Tiếp tục làm như vậy để chữa bệnh dạ dày.
Trị ra nhiều mồ hôi trộm: hắc táo nhân, nhân sâm, phục linh đồng lượng, nghiền bột mịn, mỗi lần uống 6 – 8g với nước cháo, ngày một lần. Uống liền 3 – 4 tuần, tới khi các triệu chứng thuyên giảm.
Những người nên hạn chế ăn táo ta
Bà bầu: Mặc dù có nhiều tác dụng tốt nhưng bà bầu không nên ăn quá nhiều bởi có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
Khi mua táo ta, bà bầu chú ý mua táo rõ nguồn gốc, tránh mua phải táo vừa phun thuốc trừ sâu sẽ không có lợi cho bản thân và thai nhi.
Trẻ nhỏ: Do táo ta nhỏ nên trẻ rất dễ bỏ vào miệng, dễ gây hóc, nghẹn. Vì vậy khi trẻ em táo ta bố mẹ hết sức lưu ý vấn đề này.
Người hay bị mụn: Táo ta là loại táo nhỏ, chua, dù không có vị ngọt nhưng trái táo ta vẫn bị liệt danh vào những trái cây tính nóng. Bởi táo ta sẽ làm chậm hệ tiêu hóa, gây mụn nhọt và không lợi tiêu nếu ăn nhiều.
Bà Bầu Ăn Táo Được Không? (Ta, Tây, Tàu, Mỹ…)
Táo được xem là một trong những loại thực phẩm mang lại nhiều lợi ích sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, bà bầu ăn táo được không, ăn loại táo nào, ăn bao nhiêu là đủ? Bà bầu và bạn đọc quan tâm có thể tham khảo một số thông tin cơ thể trong bài viết để có kế hoạch ăn uống và chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Bà bầu ăn táo được không?
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng của phụ nữ cần đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh. Do đó, nếu bạn đang mang thai, bạn nên xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, cần băng bao gồm nhiều trái cây, rau xanh, chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết để thai nhi phát triển khỏe mạnh.
Táo được xem là một trong những loại loại trái cây bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, rất nhiều người thắc mắc, bầu ăn táo được không, đặc biệt là bà bầu 3 tháng đầu. Các chuyên gia cho biết, táo phù hợp cho hầu hết mọi người trong việc giữ gìn sức khỏe và tăng cường sức đề kháng.
Trong thời kỳ mang thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu, thường xuyên ăn táo có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe của mẹ và hỗ trợ sự phát triển của thai nhi. Táo chứa hàm lượng sắt rất dồi dào, hoạt chất rất quan trọng để duy trì nồng độ hemoglobin trong suốt thai kỳ.
Bên cạnh đó, táo cũng chứa đầy chất xơ và chất chống oxy hóa, do đó mặc dù chứa hàm lượng sắt cao nhưng táo không gây táo bón thai kỳ. Táo cũng giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, B1, B2, B3, B6, vitamin C, canxi, magie, kali, kẽm và kali, là những hoạt chất có giá trị dinh dưỡng cao trong thai kỳ.
Do đó các chuyên gia cho biết, táo hoàn toàn an toàn khi sử dụng trong thai kỳ. Tuy nhiên hãy rửa sạch trái cây trước khi ăn để loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật trên táo. Ngoài ra, không nên ăn hạt táo vì hạt táo có chứa chất độc xyanua, có thể gây hại cho cơ thể. Hạt táo sau khi được tiêu thụ có thể giải phóng chất độc xyanua từ từ vào dạ dày khi được tiêu hóa. Do đó, rất có thể sau một thời gian ăn hạt táo, các triệu chứng ngộ độc xyanua mới bắt đầu xuất hiện. Vì vậy, để tránh các rủi ro không mong muốn, phụ nữ mang thai không nên ăn hạt táo.
Giá trị dinh dưỡng của táo
Táo chủ yếu chứa nước và carbohydrate nhưng cũng chứa một lượng đường đường, chẳng hạn như glucose, fructose. Táp cũng chứa nhiều chất xơ không hòa tan và chiếm khoảng 1 – 3% RDA hàng ngày. Bên cạnh đó, táo cũng chứa các loại vitamin phức hợp như thiamin, riboflavin, niacin, pyridoxine, axit pantothenic và folate.
Táo chứa Vitamin C (8% RDA) và Vitamin A , E và K với một lượng nhỏ. Táo cũng có một lượng vi lượng các khoáng chất thiết yếu như sắt, canxi, magiê, kali và phốt pho. Táo cũng là một nguồn dinh dưỡng thực vật tuyệt vời như beta-carotene, cryptoxanthin, flavonoid và anthocyanin.
Kali là khoáng chất chính có trong táo, được biết là có tác dụng cải thiện sức khỏe của tim. Táo cũng rất giàu chất xơ gọi là pectin, giúp giảm lượng đường, cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón trong thai kỳ.
Do đó, bạn không cần lo lắng bà bầu ăn táo được không. Bởi vì táo rất tốt cho sức khỏe và phù hợp cho phụ nữ mang thai.
Lợi ích của táo đối phụ nữ mang thai
Ăn táo khi mang thai được cho là có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe cho phụ nữ mang thai và thai nhi đang phát triển. Vitamin C và chất chống oxy hóa trong táo có thể làm giảm tác hại của các gốc tự do trong cơ thể. Các vitamin B – complex trong táo cũng có thể giúp bảo vệ các tế bào hồng cầu khỏe mạnh. Ăn táo khi mang thai cũng có thể mang lại lợi ích cho thai nhi, hỗ trợ ngăn ngừa dị ứng, hen suyễn ở trẻ em và hỗ trợ tăng cường sức đề kháng.
Cụ thể, một số lợi ích của táo đối với phụ nữ mang thai bao gồm:
1. Ngăn ngừa chứng thiếu máu
Táo rất giàu chất sắt và hỗ trợ tăng nồng độ hemoglobin trong máu và ngăn ngừa chứng thiếu máu trong thai kỳ. Phụ nữ mang thai thường có nguy cơ thiếu máu cao do thiếu sắt. Để ngăn ngừa nguy cơ này, bạn có thể bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều sắt, bao gồm táo, trong chế độ ăn uống để cải thiện vấn đề này.
Bên cạnh đó, ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu trong thai kỳ có thể hỗ trợ ngăn ngừa nguy cơ sinh non và sinh con nhẹ cân.
2. Cải thiện hệ thống tiêu hóa
Sự thay đổi nội tiết tố khi mang thai có thể làm chậm quá trình tiêu hóa và dẫn đến táo bón. Tuy nhiên bổ sung táo có thể mang lại hiệu quả cải thiện hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón ở phụ nữ mang thai.
Táo chứa nhiều chất xơ, có thể hỗ trợ làm mềm phân, tăng cường nhu động ruột và giúp phụ nữ mang thai đi đại tiện dễ dàng hơn. Tuy nhiên ăn quá nhiều táo có thể gây phản ứng ngược và gây tác dụng phụ đến hệ thống tiêu hóa. Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn 1 – 2 quả táo mỗi ngày và không sử dụng nhiều hơn số lượng này.
3. Táo cải thiện hệ thống miễn dịch
Táo là một nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, có thể hỗ trợ xây dựng hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn táo mỗi ngày để giảm nguy cơ nhiễm trùng và cải thiện sức khỏe tổng thể.
4. Cung cấp năng lượng
Táo chứa các loại đường đơn như glucose, sucrose và fructose có thể cung cấp năng lượng ngay lập tức. Điều này có thể hỗ trợ ngăn ngừa các cơn đói đột ngột hoặc cải thiện tình trạng hạ đường huyết. Do đó, bà bầu có thể mang theo một quả táo bên người để ăn khi thấy đói hoặc mệt mỏi.
5. Tăng cường sức khỏe tim
Ăn táo hàng ngày có thể hỗ trợ giảm mức độ cholesterol xấu, mảng bám và các chứng viêm trong thành động mạch. Táo có thể hỗ trợ cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn ngừa chứng ợ nóng, trào ngược dạ dày thực quản trong thai kỳ và hỗ trợ phòng ngừa tổn thương thực quản.
6. Ngăn ngừa các rối loạn đường hô hấp
Bà bầu ăn táo đỏ có thể ngăn ngừa nguy cơ phát triển bệnh hen suyễn ở thai nhi.
Cụ thể táo chứa các chất chống oxy hóa có thể tăng cường sức năng phổi ở phụ nữ sắp sinh. Phổi khỏe mạnh là một trong những yếu tố chính hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh đường hô hấp và nhiễm trùng hô hấp.
7. Hỗ trợ phát triển xương của thai nhi
Táo chứa canxi, cần thiết cho sự phát triển xương chắc khỏe của thai nhi. Canxi có thể hỗ trợ sự hình thành và phát triển xương mới ở thai nhi.
Bên cạnh đó, táo cũng có thể ngăn chặn sự mất canxi ở phụ nữ mang thai và ngăn ngừa các bệnh lý về xương khớp. Ngoài ra, táo cũng giàu các chất chống oxy hóa và các hợp chất chống viêm, hỗ trợ thúc đẩy mật độ và sức mạnh của xương. Điều này có thể ngăn ngừa tình trạng loãng xương, thậm chí là gãy xương ở phụ nữ mang thai.
8. Tăng cường trí nhớ
Vỏ táo có chứa quercetin, một hoạt chất chống oxy hóa, có thể giúp cải thiện trí nhớ và tăng cường chức năng nhận thức. Táo cũng ngăn ngừa tổn thương tế bào não, giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và chứng sa sút trí tuệ.
Uống nước ép táo mỗi ngày có thể cải thiện trí nhớ trong não bằng cách kích thích các chất dẫn truyền thần kinh gọi là acetylcholine. Hoạt chất này hỗ trợ bảo vệ não khỏi các chấn thương do quá trình oxy hóa xảy ra trong chế độ ăn uống thiếu chất hoặc do di truyền.
9. Ngăn ngừa ung thư
Ăn táo thường xuyên được cho là có thể giảm nguy cơ ung thư phổi, trực tràng, đường tiêu hóa và ung thư vú. Các hợp chất phytochemical trong táo được cho là có đặc tính chống ung thư.
Bà bầu nên ăn loại táo nào?
Táo là một loại trái cây phổ biến và có nhiều loại khác nhau, bao gồm táo ngọt, táo giòn, táo chua hoặc táo mọng nước. Mặc dù táo được sử dụng để ăn trực tiếp nhưng có một số loại táo thích hợp để nấu ăn.
Mặc dù có hàng nghìn loại táo khác nhau trên thế giới, tuy nhiên các chuyên gia cho biết hầu hết các loại táo để phù hợp để sử dụng cho phụ nữ mang thai. Về cơ bản các loại táo đều có thành phần và hoạt chất tương tự nhau. Do đó, bà bầu có thể ăn các loại táo để tăng cường các chất dinh dưỡng.
Ngoài ra, một số loại táo phổ biến phù hợp cho phụ nữ mang thai bao gồm:
1. Bầu ăn táo xanh được không?
Theo các chuyên gia, lợi ích sức khỏe của táo xanh tương tự như táo đỏ. Do đó, bà bầu có thể ăn táo xanh khi mang thai vì các loại táo này rất tốt cho sức khỏe.
Táo xanh chứa ít đường và nhiều chất xơ hơn táo đỏ. Táo xanh cũng có lớp da dày hơn và vị chua giòn, do đó có thể tăng cường hương vị tốt hơn táo đỏ. Bên cạnh đó, táo xanh đặc biệt tốt cho phụ nữ dễ bị lo lắng trong thai kỳ cũng như phụ nữ cần hạn chế về lượng carbohydrate và đường trong thai kỳ.
Táo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa hơn như anthocyanin, những táo xanh cũng rất giàu các khoáng chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Táo xanh cũng có thể kiểm soát mức huyết áp. Do đó, bà bầu có thể ăn táo xanh trong thai kỳ, vì táo xanh rất tốt cho sức khỏe.
2. Bầu ăn táo đỏ được không?
Táo đỏ chứa nhiều chất xơ và là nguồn cung cấp vitamin A, vitamin C và kali. Bổ sung táo đỏ khi mang thai có thể ngăn ngừa nguy cơ dị ứng và hen suyễn ở thai nhi.
Ngoài ra, táo đỏ chứa nhiều chất chống oxy hóa như anthocyanin, có thể hỗ trợ loại bỏ các gốc tự do ra khỏi cơ thể, hỗ trợ chống viêm và ngăn ngừa nhiễm trùng ở phụ nữ mang thai. Do đó, bà bầu có thể ăn 1 – 2 quả táo đỏ mỗi ngày để tăng cường sức khỏe.
3. Bà bầu ăn táo tàu có tốt không?
Táo tàu hay hồng táo là một loại quả giàu chất dinh dưỡng, từ vitamin đến các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Theo các chuyên gia, tiêu thụ táo tàu trong thai kỳ có thể cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe cho bà bầu và tăng cường sức khỏe của bé.
Cụ thể, táo tàu có thể mang lại một số lợi ích như:
Tăng cường sự phát triển tóc của thai kỳ, thúc đẩy kết cấu tóc và giúp tóc mượt hơn
Ngăn ngừa các bệnh lý gây khô da như bệnh chàm hoặc viêm da cơ địa
Hỗ trợ chống lại vi khuẩn và các bệnh nhiễm trùng khác khi sử dụng thường xuyên
Ngăn ngừa tổn thương các tế bào não và hỗ trợ phát triển các chức năng nhận thức
Do đó, phụ nữ mang thai có thể ăn 20 – 25 quả táo tàu mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và tránh gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa.
4. Bà bầu ăn táo mèo được không?
Táo mèo theo y học cổ truyền là loại táo có vị ngọt chua, chát, tính ấm, thường được sử dụng để hỗ trợ hệ thống tiêu hóa, tăng cường vị giác và giúp ăn ngon miệng hơn.
Theo Y học cổ truyền, bà bầu không nên sử dụng táo mèo để tránh các rủi ro không mong muốn. Cụ thể, táo mèo có thể dẫn đến một số tác hại như:
Co thắt tử cung: Táo mèo chứa nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phù hợp cho phụ nữ có thai. Cụ thể táo mèo có tác dụng kích thích hệ thống tiêu hóa, gây đau bụng, co thắt tử cung và ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Gây sẩy thai: Táo mèo có vị chua ngọt dễ chịu, thường được sử dụng để cải thiện các cơn ốm nghén, đặc biệt là trong 3 tháng đầu. Tuy nhiên, táo mèo là một trong các loại trái cây có thể tăng nguy cơ sảy thai và sảy thai sớm, do đó bà bầu không nên ăn.
Bà bầu ăn táo mèo có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, phụ nữ mang thai không nên ăn táo mèo.
Tác dụng phụ của việc tiêu thụ nhiều táo trong thai kỳ
Các chuyên gia khuyến cáo, bà bầu cần chú ý đến số lượng táo tiêu thụ mỗi ngày. Bởi vì ăn quá nhiều táo trong thời kỳ mang thai có thể dẫn đến:
Ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất: Ăn quá nhiều táo có thể làm tăng lượng carbohydrate, do đó làm tăng lượng đường, làm chậm quá trình trao đổi chất và ngăn ngừa cơ thể đốt cháy chất béo. Điều này có thể tăng nguy cơ thừa cân, béo phì trong thai kỳ.
Vấn đề cân nặng: Ăn quá nhiều táo sẽ dẫn đến tình trạng tăng calo và gây ra nhiều vấn đề về cân nặng trong hoặc sau thai kỳ.
Liều lượng táo khuyến cáo cho phụ nữ mang thai là 2 – 4 khẩu phần mỗi ngày, tương tự với một quả táo cỡ vừa.
Cách bổ sung táo cho bà bầu
Táo thường được sử dụng để ăn trực tiếp, tuy nhiên để tăng cường hương vị, bà bầu có thể tham khảo một số công thức nấu ăn với táo như sau:
Làm nước ép táo dùng uống hai lần mỗi ngày để cải thiện cơn khát và bổ sung chất dinh dưỡng. Bà bầu cũng có thể cho thêm các loại rau củ khác như cà rốt hoặc củ dền để tăng cường hương vị.
Trộn đường nâu và mật ong với táo, sau đó nướng đến khi chín mềm và sử dụng như món ăn vặt.
Táo khô hoặc táo chiên giòn cũng có thể cải thiện khẩu vị ở bà bầu.
Chế biến sốt táo để ăn kèm bánh mì, sữa chua hoặc pho mát.
Trà táo cũng là một sự lựa chọn thay thế các loại trà thông thường. Trà táo thường có vị nhẹ nhàng và phù hợp để dùng cho phụ nữ mang thai.
Ăn Củ Đậu Rất Tốt Nhưng Phải Đúng Cách
Củ đậu có tác dụng thanh mát là loại củ rất được nhiều người sử dụng. Tuy nhiên ăn củ đậu đúng cách lại là điều mà nhiều người bỏ qua. Giá trị dinh dưỡng của củ đậu
Củ đậu hay còn gọi là củ sắn nước có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Củ đậu có thể ăn sống hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác. Củ đậu có tác dụng giải nhiệt, chứa 80-90% là nước, 4,51% đường glucoza, 2,4% tinh bột và nhiều chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng khác như: sắt, canxi, phốt pho, vitamin C cần thiết cho cơ thể.
Công dụng của củ đậu với sức khỏe Hỗ trợ hệ miễn dịch và tim mạch
Củ đậu giàu vitamin C giúp tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch. Thành phần chất chống oxy hóa và kháng viêm cao trong củ đậu cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh hen suyễn và khó thở.
Nhiều nghiên cứu cho thấy những người ăn nhiều chất xơ có thể giảm nguy cơ cholesterol cao. Củ đậu rất giàu chất xơ và vitamin C nên giúp làm giảm cholesterol trong máu. Bên cạnh đó, nồng độ natri thấp cũng góp phần hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Tốt cho hệ tiêu hóa
Củ đậu có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt, sinh tân, chỉ khát, giải độc nhất là giải độc rượu, trị chứng trường phong hạ huyết (đi ngoài ra máu), tác dụng nhuận tràng do nhiều chất xơ nên tốt cho tiêu hóa, giúp cho dạ dầy co bóp tốt, lợi cho đại tiện
Giảm cân và đẹp da
Trong 100 g củ đậu có 92 g nước, 1 g protit, 6 g glucit, 0.7 g xenluloza, 0.3 g tro, 2,4 g tinh bột, và không chứa các chất béo. Đây là thực phẩm vô cùng lý tưởng đối với phụ nữ muốn giảm cân.
Hiện nay khi thời tiết se lạnh hanh khô, làn da dễ bị mất nước, khô nẻ, chị em có thể dùng củ đậu tươi thái lát, đắp hoặc ép lấy nước để làm mặt nạ bôi mặt sẽ giúp làn da thêm mịn màng, khỏi khô và nứt nẻ, giảm vết nhăn, da căng bóng trắng hơn và hút các chất độc trong lỗ chân lông.
Kháng khuẩn tốt
Ngoài ra, củ đậu chứa vitamin B6 – vitamin hỗ trợ não bộ khỏe mạnh, và giúp cơ thể phá vỡ liên kết protein thành năng lượng sử dụng được. B-6 cũng hỗ trợ chức năng thần kinh, giúp hình thành các tế bào máu đỏ, và giúp tổng hợp các kháng thể chống lại virus, vi khuẩn bên ngoài và bên trong cơ thể.
Tốt cho mẹ bầu
Trong giai đoạn mang thai bệnh trĩ là nỗi ám ảnh của mẹ bầu để phòng tránh căn bệnh này mẹ bầu nên thường xuyên ăn củ đậu sẽ giúp hệ tiêu hóa ổn định vì trong củ đậu giàu chất xơ, có vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt.
Lưu ý nhất định khi ăn củ đậu đúng cách
Ít ai biết rằng củ đậu có tác dụng nhuận tràng, tốt cho tiêu hóa, giúp dạ dày co bóp tốt hơn, trị chứng đi ngoài ra máu, giúp giải độc rượu, giảm cân hiệu quả… Tuy nhiên, nếu sử dụng củ đậu không đúng cách có thể không đem lại bất cứ lợi ích gì cho cơ thể của chúng ta mà còn có tác dụng ngược lại.
Nhiều người biết được tác dụng giảm cân của củ đậu nên ăn không có điểm dừng. Nhiều bạn thậm chí có quan niệm rằng, ăn càng nhiều thì càng không bị đói, tránh phải nạp nhiều thức ăn vào cơ thể nhưng đó là điều hoàn toàn sai lầm.
Bởi vì trong củ đậu chứa nhiều nước, khi ăn củ đậu quá nhiều, thậm chí đến mức no căng thì dạ dày sẽ ngày một dãn ra. Khi dạ dày đã giãn ra thì dịch dạ dày sẽ tiết nhiều hơn, điều này sẽ làm cho ý định giảm cân khó thực h
Mặc dù củ đậu nhiều chất xơ và giàu vitamin, nên nhiều người nghĩ có thể ăn cả ngày, thay thế cho các thực phẩm giàu chất béo và năng lượng khác.
Tuy nhiên, củ đậu không thể cung cấp hết những dưỡng chất cần thiết. Chính vì thế, việc chỉ ăn củ đậu trong ngày sẽ làm cho cơ thể chúng ta thiếu chất dinh dưỡng, gây nên tình trạng uể oải, mệt mỏi và không thể làm việc được, đôi khi ăn quá nhiều sẽ không tốt cho những người bị đau dạ dày và làm cho cơ thể suy yếu
Điều đặc biệt lưu ý mặc dù phần củ rất tốt nhưng trong hạt có chứa thành phần độc Rotenon không ăn được, dùng để sản xuất thuốc trừ sâu và chữa bệnh ngoài da (ghẻ, lở).
Vì vậy khi ăn phải hạt củ đậu bệnh nhân sẽ có biểu hiện ngộ độc từ phút thứ 5-40. Triệu chứng có thể tiến triển nhanh và nặng có thể tử vong trong thời gian từ 2-5 giờ. Nếu được kiểm soát tốt, triệu chứng nặng nề nhất có thể hết sau 4-7 giờ.
Biểu hiện ngộ độc hạt của đậu bao gồm: đau bụng, nôn, ỉa chảy, tăng tiết nước bọt, nhịp tim nhanh, huyết áp tăng sụt bất thường. Thậm chí, ngừng tuần hoàn trong cơ thể diễn ra rất nhanh, đồng tử giãn…
(Theo Trí thức trẻ)
Bà Bầu Uống Nước Dừa Khi Mang Thai Sẽ Rất Tốt
Nước uống tốt cho bà bầu ngoài nước khoáng còn nhiều thức uống khác giúp bà bầu thanh lọc và sảng khoái cơ thể và cung cấp dinh dưỡng, vitamin và đặc biệt với bà bầu trong 3 tháng đầu như uống nước dừa, sinh tố, chanh tươi … có thể hạn chế được những cơn ốm nghén, buồn nôn, nôn ói hiệu quả.
Những loại nước uống tốt cho bà bầu
1. Nước dừa
Trong những ngày hè nắng nóng, nước dừa chính trở thành nước uống tốt cho bà bầu nhất. Uống nước dừa khi mang thai sẽ giúp bà bầu giảm ngay cơn khát nhanh chóng. Ngoài ra, nước dừa còn có hiệu quả giảm cảm giác buồn nôn nếu bà bầu đang trong thời kỳ ốm nghén.
Tuy nhiên, cần phải lưu ý vì nước dừa có tính hàn nên bà bầu không nên uống nhiều trong thời gian 3 tháng đầu.
2. Nước chanh tươi
Nước chanh là nước uống tốt cho bà bầu. Nếu bà bầu có cảm giác buồn nôn, khó chịu hãy pha ly nước chanh. Hương thơm từ quả chanh sẽ giúp bà bầu có được hiệu quả giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói trong thời kỳ thai nghén.
Ngoài ra, nước chanh còn có khả năng tăng sức đề kháng cho bà bầu, nhờ đó các mẹ bầu có thể phòng chống được bệnh cảm cúm và những bệnh lây nhiễm khác cho thai nhi.
Với nước chanh, bà bầu chỉ cần sử dụng một muỗng canh nước cốt chanh pha với 1 ly nước lọc, có thể cho thêm 1 thìa đường để dễ uống hơn . Tuyệt đối không nên uống với rượu vì rượu và nước chanh kết hợp với nhau sẽ khiến bà bầu có cảm giác buồn nôn hơn.
3. Sinh tố – Nước uống tốt cho bà bầu
Trong thời kỳ thai nghén, việc ăn uống khiến cho bà bầu luôn có cảm thấy khó chịu, chán ngán. Vậy thì hãy thay đổi dinh dưỡng bằng một ly sinh tố mỗi ngày, chắc chắn họ sẽ không bao giờ từ chối.
Cách làm sinh tố bơ thơm ngon mà không bị đắng:
Uống sinh tố không chỉ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng cho cơ thể mà đồng thời giải khát được cơn nóng bức trong người do thời tiết.
Bữa sáng hợp lý cho bà bầu chính là ly sinh tố với những loại quả yêu thích, đầy đủ vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cơ thể.
Chuối, bơ, dâu tây, xoài, cam …là những loại quả có nhiều protein, chất xơ, canxi giúp bà bầu khỏe khoắn và luôn giàu năng lượng để có thể đối phó với cái nắng nóng 39- 40 độ C.
4. Nước gừng, trà gừng
Từ lâu, củ gừng đã là thần dược tốt cho người phụ nữ khi mang thai. Với bà bầu, để có hiệu quả giảm cảm giác buồn nôn, nôn ói, khó chịu hãy uống ly trà gừng, chỉ cần vài lát gừng thái mỏng, sau đó cho vào ly nước ấm và uống. Đây chính là loại nước uống tốt cho bà bầu có tác dụng giảm cảm giác buồn nôn tức thì.
5. Nước ép trái cây
Nếu bà bầu không phù hợp với những ly sinh tố, vậy thì ly nước ép trái cây cũng là sự lựa chọn tốt đem lại hiệu quả giải khát, bớt đi sự khó chịu trong cơ thể.
Có rất nhiều loại trái cây tốt, bổ sung dinh dưỡng và vitamin cho bà bầu trong những ngày hè nắng nóng như: nước cam, nước ép bưởi, nước ép dưa hấu, nước ép chanh leo… Vào những buổi trưa, sau khi ăn cơm bà bầu có thể uống một ly nước ép trái cây.
6. Nước ép rau củ
Rau củ chính là nguồn thực phẩm tuyệt vời giúp bà bầu có được lượng chất xơ, vitamin và khoáng chất lớn. Chính vì vậy, nếu cơ thể bà bầu đang thiếu những dưỡng chất này thì hãy bổ sung ngay bằng những ly nước ép rau củ.
Nếu bà bầu là người kén ăn, không thích ăn rau vậy thì hãy ép chúng ra để dễ dàng thưởng thức. Có thể là cà rốt, rau bina, rau cải, rau ngót hay bất kỳ loại rau nào bà bầu thích.
7. Nước uống tốt cho bà bầu – Sữa không béo
Sữa là sự lựa chọn thông minh của bà bầu hiện nay, trong sữa có thành phần lớn của protein, canxi không những có lợi cho sức khỏe của bà bầu mà còn tốt cho thai nhi.
Vì vậy, bà bầu có thể uống 1-2 ly sữa mỗi ngày để tăng cường canxi cho cơ thể, uống sữa không béo để đem lại hiệu quả tốt nhất, hạn chế tình trạng tăng cân quá mức dẫn đến rạn da trong thời kỳ mang thai.
Cập nhật thông tin chi tiết về Táo Ta Rất Tốt trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!