Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Đi Làm Hồ Sơ Sinh được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Với mẹ bầu mang thai 3 tháng cuối việc tìm hiểu về bệnh viện dự định sinh con là điều rất cần thiết. Đặc biệt không ít chị em băn khoăn về việc đi làm hồ sơ sinh cần chuẩn bị những gì?
– Thứ nhất: Nhiều mẹ bầu chủ quan cho rằng, khi nhập viện sinh con thì mình có thể vào bất cứ bệnh viện nào để cấp cứu chuyển dạ, do vậy không cần thiết làm hồ sơ trước sinh. Nhưng trên thực tế, nếu bạn chưa từng thăm khám thai, chưa có hồ sơ sinh dù bạn sinh cấp cứu vẫn có khả năng bệnh viện từ chối tiếp nhận bệnh nhân và chuyển viện do không có thông tin theo dõi thai kỳ của sản phụ để đảm bảo an toàn cho ca sinh.
– Thứ hai: Nếu ca sinh của bạn chưa đến mức nguy cấp, khi chuyển dạ vào viện, bạn vẫn phải tiến hành các xét nghiệm cần thiết. Lúc này bạn vừa đau chuyển dạ, vừa mệt mỏi mà vẫn phải tự mình đến các phòng chức năng để thăm khám theo đúng thủ tục. Vậy tại sao không bỏ chút thời gian làm hồ sơ sinh từ sớm để giảm bớt sự phiền phức cho chính mình.
– Thứ ba: Việc thực hiện các xét nghiệm thai kỳ trước dự kiến sinh khoảng 1 tháng sẽ giúp mẹ bầu cũng như bác sĩ chuyên khoa nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ và bé để có sự chuẩn bị tốt nhất trong ca sinh nở. Ví dụ: thai nhi nhẹ cân hơn bình thường thì mẹ cần tẩm bổ thêm ở những tuần cuối mang thai, mẹ có liên cầu khuẩn nhóm B có thể xin mổ chủ động hoặc cơ sở y tế sẵn sàng thuốc kháng sinh để tiêm truyền trong cuộc sinh… Như vậy, làm hồ sơ sinh có rất nhiều ưu điểm và khuyến khích các mẹ thực hiện.
2. Hồ sơ sinh gồm những gì?
Khi mang thai 3 tháng cuối, đặc biệt là từ tuần 28, mẹ bầu có thể đến bệnh viện có chuyên khoa sản hoặc bệnh viện chuyên ngành sản phụ khoa để đăng ký sinh và làm thủ tục hồ sơ sinh.
Khi đăng ký, thai phụ sẽ phải tiến hành thực hiện các thủ tục về hồ sơ giấy tờ thông tin cá nhân của sản phụ, khám thai, làm các xét nghiệm theo quy định của bệnh viện.
Những thủ tục như mua sổ khám bệnh, nộp phí khám thai theo hướng dẫn của nhân viên y tế bệnh viện thì quy trình thực hiện hồ sơ sinh của mỗi bệnh viện lại khác nhau, tuy nhiên đa số mẹ bầu sẽ phải làm 1 số xét nghiệm trước sinh bao gồm:
+ Xét nghiệm và phân tích máu tổng thể: xác định nhóm máu, xét nghiệm huyết học đông máu, tổng phân tích tế bào máu, xét nghiệm sinh hóa máu…
+ Xét nghiệm vi sinh miễn dịch gồm: xét nghiệm HIV, giang mai, viêm gan B…
+ Xét nghiệm vi sinh vi khuẩn: cụ thể là phết âm đạo và trực tràng để tầm soát nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B
+ Xét nghiệm sinh hóa nước tiểu
+ Nghiệm pháp dung nạp glucose ở phụ nữ có thai: Thử đường huyết/test tiểu đường thai kỳ
+ Làm Non-stress test: Đếm cử động và nghe nhịp tim của thai nhi để đánh giá hiệu quả tình trạng sức khỏe của thai.
Một số chỉ định xét nghiệm của thai phụ khi đi làm hồ sơ sinh tại bệnh viện Bạch Mai Hà Nội (Ảnh: Phương Thanh)
+ Siêu âm thai
+ Nếu thai phụ nằm trong diện có thai kỳ nguy cơ cao thì có thể phải tiến hành thêm 1 số xét nghiệm khác như chọc ối, sàng lọc kháng thể…
Như vậy, làm hồ sơ sinh thực chất là thực hiện các xét nghiệm cần thiết nêu trên. Kết quả các xét nghiệm sẽ được trả lại cho thai phụ lưu giữ hoặc bệnh viện sẽ quản lý hồ sơ gốc để theo dõi quá trình sinh sản của bạn khi bạn chính thức nhập viện sinh con.
Ngoài bộ xét nghiệm cơ bản ở trên, hồ sơ sinh còn bao gồm 1 số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng cũng vô cùng quan trọng như:
+ Chứng minh nhân dân
+ Thẻ bảo hiểm y tế, giấy chuyển viện (nếu thai phụ sinh ở bệnh viện trái tuyến và xin được giấy chuyển viện)
+ Sổ hộ khẩu
Một số giấy tờ mang tính chất hành chính nhưng mẹ bầu không thể thiếu khi chuẩn bị hồ sơ sinh mang vào viện. (Ảnh: Phương Thanh)
Các giấy tờ này mục đích để làm giấy chứng sinh cho em bé và thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm y tế cho thai phụ. Gia đình cần phô tô 2 bản các giấy tờ này để nộp cho bệnh viện khi được yêu cầu.
Toàn bộ các giấy tờ cần thiết ở trên, mẹ bầu cần sắp xếp theo thứ tự ngăn nắp, để riêng trong một túi nhựa và cất giữ trong làn đồ dùng sẽ mang vào viện khi đi sinh.
3. Tuần thai bao nhiêu mẹ bầu nên đi làm hồ sơ sinh?
Thai bao nhiêu tuần nên đi làm hồ sơ sinh còn tùy thuộc vào chính sách, quy định của mỗi bệnh viện. Có bệnh viện 28 – 32 tuần thai phụ đã có thể đi làm hồ sơ sinh nhưng có bệnh viện quy định 36-38 tuần mới nhận đăng ký sinh.
Nếu đi làm hồ sơ sinh từ 28 tuần, bạn có thể chỉ phải làm 1 số xét nghiệm nhất định và 1 số xét nghiệm sẽ thực hiện khi thai 32-36 tuần, vì nếu làm quá sớm kết quả xét nghiệm sẽ không còn chính xác.
Nếu mẹ bầu đã xác định được bệnh viện thích hợp để sinh con thì nên tìm hiểu các quy định, thủ tục, quy trình làm hồ sơ sinh trong quá trình đi khám thai định kỳ để kịp thời đăng ký sinh.
4. Một số kinh nghiệm đi làm hồ sơ sinh mẹ bầu cần biết
– Bạn nên tham gia một số diễn đàn hoặc hội nhóm của mẹ bầu để được chia sẻ kinh nghiệm từ người đi trước trong việc làm thủ tục hồ sơ sinh tại các bệnh viện mà bạn dự định sinh.
– Mỗi bệnh viện sẽ có những quy định khác nhau về việc làm hồ sơ sinh, đặc biệt là có sự thay đổi theo từng thời điểm do vậy bạn phải cập nhật tình hình để tránh mất thời gian, lãng phí tiền bạc không cần thiết.
– Nếu bạn đã xác định đi làm hồ sơ sinh, tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm tại bệnh viện theo yêu cầu hướng dẫn của bác sĩ trong viện. Hầu như các bệnh viện sẽ từ chối kết quả siêu âm, xét nghiệm từ các phòng khám tư bên ngoài cho dù bạn mới thực hiện.
– Đến sớm trước giờ bệnh viện bắt đầu làm việc để lấy số thứ tự. Lắng nghe hướng dẫn của y tá để tiết kiệm thời gian trong khi di chuyển đến các phòng khám, xét nghiệm một cách nhanh nhất.
– Khi đi làm hồ sơ sinh, nên đi cùng người nhà để có người hỗ trợ mẹ bầu khi đi lấy số khám, nộp lệ phí, đặc biệt là khi mệt mỏi có người hỗ trợ cần thiết.
– Không ăn sáng để tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bệnh viện có quy định làm xét nghiệm đường huyết, bạn cần nhịn ăn ít nhất từ 8 giờ tối ngày hôm trước và chỉ ăn sau khi tiến hành xét nghiệm đường huyết xong. Do vậy, nên mang theo nước lọc, đồ ăn nhẹ để ăn ngay khi khám xong.
– Chuẩn bị từ 1- 2 triệu đồng để nộp phí xét nghiệm hồ sơ sinh. Nếu mẹ bầu có bảo hiểm y tế đúng tuyến, số tiền này sẽ được miễn giảm khá nhiều.
Theo Phương Thanh (Khám Phá)
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu
Đối với những người chuẩn bị mang bầu việc tìm hiểu những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu là vô cùng cần thiết. Đây được cho là giai đoạn “nhạy cảm” nhất của thai kỳ vì thai nhi mới hình thành và mẹ bầu cũng chưa quen với những biến đổi của cơ thể. Do vậy, tìm hiểu trước những kiến thức này sẽ giúp chị em không bị bỡ ngỡ và đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho thai nhi.
11 điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
1. Các biểu hiện mang bầu
Ngay cả việc không sử dụng que thử thì ở giai đoạn sớm mẹ bầu cũng đã có những dấu hiệu mang thai như: chậm kinh, ra dịch hồng, đau nhói bụng, nôn ói… Tuy nhiên, để biết chính xác có thai hay không chị em nên dùng que thử sau khi quan hệ từ 10 – 15 ngày.
2. Xác định thai nhi vào tử cung hay chưa?
3. Địa chỉ khám thai
Đây là một trong những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu chị em cần nắm được . Lời khuyên là hãy tìm hiểu những bệnh viện hoặc cơ sở khám thai uy tín, bác sĩ có chuyên môn cao. Về điều này có thể tham khảo ý kiến của bạn bè, người thân hoặc các mẹ bỉm sữa trên một số diễn đàn, hội nhóm lớn.
4. Bổ sung axit folic
28 ngày đầu sau khi thụ thai là khoảng thời gian thai nhi hình thành ống thần kinh, thời gian này nhiều người thậm chí còn không biết mình đang có thai. Do vậy lời khuyên của các bác sĩ là nên bổ sung axit folic từ trước khi mang thai để để hạn chế tới 70% nguy cơ dị tật ống thần kinh ở trẻ.
Tuy nhiên, việc uống axit folic hay bất kỳ loại vitamin nào khác cũng cần phải có sự tư vấn và kê đơn của bác sĩ. Chị em không nên tự ý mua về sử dụng.
5. Tìm hiểu thông tin, kiến thức mang thai
6. Các mốc siêu âm quan trọng
Khi mang thai 3 đầu mẹ bầu cần biết rất nhiều điều trong đó không thể bỏ qua các mốc siêu âm thai quan trọng.
– Mốc 6 – 7 tuần: Tim thai sẽ xuất hiện vào tuần thứ 6 – 7 của thai kỳ. Lúc này, để biết em bé trong bụng đang phát triển tốt mẹ nên đi siêu âm để nghe tim thai của bé.
– Mốc 12 tuần: Đây là khoảng thời gian duy nhất để bác sĩ đo khoảng sáng sau gáy của thai nhi và dự đoán em bé có bị down, dị dạng tứ chi hoặc thoát vị cơ hoành… đều là những bệnh nguy hiểm ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.
7. Đối mặt với sự thay đổi của cơ thể
Đa phần phụ nữ mang thai trong giai đoạn 3 tháng đầu đều đối mặt với những cơn ốm nghén. Mặc dù không ảnh hưởng tới thai nhi nhưng ốm nghén khiến mẹ bầu luôn trong tâm trạng mệt mỏi, buồn nôn, sụt cân, chán ăn… Để khắc phục tình trạng này, chị em có thể tham khảo TẠI ĐÂY.
8. Cân nặng khi mang thai 3 tháng đầu
Trong 3 tháng đầu thai kỳ chị em thường không có nhiều sự thay đổi về cân nặng. Nhiều mẹ bầu còn bị sụt cân do ốm nghén. Tuy nhiên, chúng ta cũng không cần lo lắng quá nhiều về điều này.
Sau 3 tháng đầu thai nhi lớn hơn và mẹ bầu cũng ăn uống ngon miệng thì cân nặng sẽ tăng lên thôi. Quan trọng nhất là hãy đi siêu âm và khám thai định kỳ để chắc chắn rằng các chỉ số phát triển của thai nhi vẫn ở mức bình thường.
9. Chế độ dinh dưỡng
10. Một số điều kiêng kỵ khi mang thai 3 tháng đầu
Vẫn phải nhắc lại, 3 tháng đầu là thời gian thai nhi mới được hình thành và cơ thể của mẹ bầu cũng đang phải thích nghi với sự xuất hiện của một em bé. Chính vì thế đây cũng là giai đoạn chiếm tỷ lệ sảy thai nhiều nhất trong toàn bộ thai kỳ. Do đó, trong thời gian này mọi sinh hoạt cần phải hết sức cẩn thận. Chị em có thể tìm hiểu những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu TẠI ĐÂY.
11. Chế độ nghỉ ngơi
Giấc ngủ đối với bất cứ ai đều quan trọng nhưng với mẹ bầu thì càng quan trọng. Thời gian này với sự thay đổi hormone trong cơ thể, tâm lý lo lắng sẽ khiến cho nhiều mẹ bầu khó ngủ hơn. Do vậy, hãy cố gắng nghỉ ngơi, thư giãn, tâm trạng thoải mái, uống một ly sữa nóng trước khi ngủ để có một giấc ngủ ngon.
Hy vọng, với những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu ở trên sẽ giúp mẹ bầu tự tin và sẵn sàng cho một khởi đầu tốt đẹp nhất. Nguồn: chúng tôi
“Tất Tần Tật” Những Điều Cần Biết Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu Các Mẹ Nên Ghi Nhớ
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Mang thai 3 tháng đầu hết sức quan trọng, các mẹ cần chú ý giữ gìn vì thai nhi lúc này còn quá nhỏ, chưa bám chắc trong thành tử cung. Nếu mẹ chủ quan hoạt động mạnh hay có chế độ ăn uống không đảm bảo, rất có thể gây ra những hậu quả xấu.
Đặc biệt, giai đoạn 3 tháng đầu cũng hết sức nhạy cảm, cơ thể mẹ chưa quen với việc mang bầu nên thường có những biểu hiện khó chịu – đó là hiện tượng ốm nghén. Vì vậy, các mẹ càng phải hết sức chú ý, nắm được những điều cần biết, nên làm và nên tránh trong 3 tháng đầu này.
Lịch khám thai định kỳ 3 tháng đầu
Khi đã kiểm tra tại nhà và đoán chắc mình đã có thai, việc cần làm trước tiên là chị em đi khám thai, để biết chắc chắc số tuổi thai, tình trạng sức khỏe cả mẹ và thai nhi, từ đó có kế hoạch chăm sóc thai kỳ hiệu quả. Ngoài ra, các chị em có thể hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ sinh hoạt, dinh dưỡng cho bà bầu, sử dụng loại thuốc bổ gì… để đảm bảo thai kỳ khỏe mạnh nhất. Đặc biệt, nên nhờ bác sĩ tư vấn về những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu, nên tránh gì để không ảnh hưởng xấu đến thai nhi.
Lịch khám thai trong 3 tháng đầu này là thời điểm thai được 6 tuần và 12 tuần. Các mẹ chú ý thời gian đi kiểm tra để theo dõi chính xác sự phát triển của bé yêu.
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu về bổ sung thuốc bổ
Sử dụng thuốc bổ trong thời kỳ mang thai rất quan trọng, các dưỡng chất này sẽ cùng với dinh dưỡng được dung nạp trong thức ăn hàng ngày để bổ sung cho cơ thể mẹ, đảm bảo sức khỏe cho mẹ và nuôi dưỡng thai nhi phát triển. Các mẹ nên chú ý sử dụng các loại thuốc bổ có chứa acid folic, sắt, vitamin…, còn canxi thì sau 3 tháng mới nên dùng. Tuy nhiên, các mẹ nên nhờ bác sĩ tư vấn, không nên sử dụng thuốc bừa bãi sẽ không hiệu quả.
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày
Chế độ dinh dưỡng giai đoạn này hết sức quan trọng, mẹ bầu cần bổ sung nhiều loại thức ăn dinh dưỡng, đảm bảo đủ chất bột, chất đạm, chất xơ, vitamin… lựa chọn những thực phẩm tươi, an toàn và nên “ăn chín uống sôi”. Đặc biệt nên tránh những thực phẩm không tốt cho thai kỳ 3 tháng đầu như quả dứa, nhãn, rau ngót, thực phẩm tái – sống, các thức uống chứa cồn, chất kích thích…
Tuy nhiên, với những mẹ bị ốm nghén, có thể sẽ gặp khó khăn trong việc ăn uống. Vậy nên hãy chọn những loại thực phẩm dễ ăn như cháo, bún, ăn nhiều rau xanh, uống nhiều nước để đảm bảo đủ sức khỏe, hết ốm nghén mẹ hãy tăng cường dinh dưỡng để thai nhi phát triển tốt.
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu trong chế độ sinh hoạt và hoạt động hàng ngày của các chị em như sau: Trong dân gian hay có câu bông đùa “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên”, mẹ bầu 3 tháng có thể áp dụng như vậy để gữ gìn cho thai nhi.
Cụ thể, cần chú ý những điều sau:
Mẹ bầu nên tránh tiếp xúc với những bức xạ nhiệt, chất độc hại từ việc nhuộm tóc, nhuộm móng… vì điều này sẽ gây hại cho thai nhi, bé sinh ra không phát triển tốt.
Mới mang bầu không nên chạy nhảy, hoạt động mạnh, xoay người, gập người mạnh… đặc biệt không đi giày cao gót, leo trèo cao sẽ gây nguy hiểm.
Những điều cần biết kỳ mang thai 3 tháng đầu là về tư thế ngồi: không ngồi xổm, bắt chéo chân, không cúi lưng khi ngồi…
Việc đi lại cần hết sức chú ý, không đi vào đường sóc, trơn trượt, không nên leo cầu thang quá nhiều.
Nếu mẹ phải đi làm, thì cũng nên làm công việc vừa sức, dành thời gian nghỉ ngơi sau mỗi 30 – 60 phút, không đứng hoặc ngồi quá lâu 1 tư thế.
Hạn chế tắm gội bằng nước lạnh, nhưng cũng không nên sử dụng nước quá nóng
Hạn chế đến những nơi quá đông người, nơi có dịch bệnh, nhất là bệnh cảm cúm, rất dễ lây nhiễm nên có ảnh hưởng đến thai nhi.
Cần chú ý theo dõi tình trạng của cơ thể, nếu có biểu hiện đau bụng, ra máu âm đạo… cần đi khám bác sĩ để kịp thời xử lý.
Tất Tần Tật Những Điều Cần Biết Trong 3 Tháng Cuối Thai Kỳ
Những biến đối cơ thể khác của người mẹ trong 3 tháng cuối là:
Bụng bầu: Tới giai đoạn cuối của thai kỳ, bụng bầu sẽ hạ thấp xuống. Nhiều thai phụ cảm giác em bé đã chui xuống khung xương chậu.
Tình trạng nghén ở quý III: Nguyên nhân là do sự giảm bài tiết mật trong cơ thể. Nó khiến bạn có cảm giác buồn nôn, mỏi mệt, vàng da. Nếu xuất hiện dấu hiệu bị ngứa trong quý III thì có thể chức năng hoạt động của gan yếu.
Thay đổi về da: Nhiều bà bầu vẫn có hiện tượng nổi mụn trứng cá trong 3 tháng cuối. Nguyên nhân là do sự thay đổi hormone trong thời kỳ thai nghén, kích thích sự bài tiết của tuyến dầu dưới da.
– Nám da: Bạn có thể nhận thấy những đám da sạm màu xuất hiện ở vùng trán, thái dương hoặc má. Vết nám sẽ sậm màu hơn nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Phần lớn các vết nám sẽ tự biến mất sau sinh.
– Mồ hôi: Cũng do sự thay đổi hormone khi mang thai nên bạn cảm thấy cơ thể bài tiết mồ hôi nhiều hơn. Đồng thời, các nốt ban cũng xuất hiện.
– Giãn tĩnh mạch: Với một số thai phụ, giãn tĩnh mạch không gây ảnh hưởng nghiêm trọng cho sức khỏe; nhưng với một số thai phụ khác, nó có thể dẫn tới tình trạng lở loét.
– Da chân như bị mốc: Nhất là khi trời lạnh, da chân của bạn có thể trông hơi xanh xao và không được sạch sẽ.
Thay đổi về tóc: Khoảng thời gian cuối thai kỳ, tóc của bạn trông có vẻ dày hơn. Tiếp đến, bạn có thể phải đối mặt với tình trạng rụng tóc sau sinh.
– Lông có thể mọc nhiều hơn, nhất là ở trên mặt và vùng chân, tay. Tương tự với những thay đổi về tóc, hiện tượng mọc lông cũng sẽ giảm dần sau sinh.
Những đặc trưng cơ thể và điều bạn nên làm trong 3 tháng cuối
Đặc trưng: Bạn xuất hiện những cơn thở ngắn (thở dốc).
Điều bạn nên làm: Thời điểm này, chứng thèm ăn vẫn có thể “hoành hành” bạn. Vì vậy, bạn nên chọn những loại thực phẩm tốt cho sức khỏe.
– Bạn có thể bắt đầu đăng ký tham gia lớp học tiền sản. Lớp học này sẽ cung cấp cho bạn kiến thức về mang thai và sinh nở cũng như cách kiểm soát cảm xúc của bản thân khi cận kề ngày sinh.
– Bạn nên tăng cường tham khảo thông tin về mang thai và sinh nở. Kiến thức khoa học khi làm mẹ sẽ giúp bạn an tâm hơn.
– Bạn nên ngủ thường xuyên hơn.
Những điều thú vị bạn nên làm: Viết ra giấy những giấc mơ của bạn khi “bầu bí” và chia sẻ điều này cùng chồng.
– Khi rảnh rỗi, bạn nên tham gia “buôn dưa lê” cùng bạn bè.
Đặc trưng: Bạn có thể xuất hiện những cơn chuyển dạ giả. Đó là cách tử cung chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ thật.
Điều bạn nên làm: Tập thở trong những cơn chuyển dạ giả sẽ có ích cho bạn khi đối mặt với cơn chuyển dạ thật.
– Bạn nên tập luyện những bài tập đáy chậu để hỗ trợ quá trình sinh nở.
– Nếu bạn đã quyết định xin nghỉ việc bắt đầu từ tháng thứ 8, bạn nên chú ý để điều này không gây stress khi bạn ở nhà.
Điều thú vị bạn nên làm: Tham khảo thông tin về cách đặt tên cho bé sẽ giúp bạn chọn một cái tên nhiều ý nghĩa cho con.
– Bạn viết một lá thư, kể cho bé nghe cảm giác háo hức của cha mẹ khi sắp đến ngày trọng đại.
Đặc trưng: Những cơn thở của bạn đã thoải mái hơn. Lúc này, trọng lượng của thai nhi gây sức ép lên bàng quang và khiến bạn gia tăng tình trạng tiểu rắt.
Điều bạn nên làm: Dù bụng bầu đã to, bạn vẫn có thể đi dạo phố hoặc ăn hàng với chồng.
– Nếu bạn chưa quyết định xin nghỉ việc vào tháng thứ 8 thì đây là thời điểm để bạn cân nhắc chuyện này. Nếu muốn làm việc đến cận kề ngày sinh dự kiến, bạn nên chuyển những phần việc khó khăn cho đồng nghiệp.
– Bạn nên nghỉ ngơi bất kỳ khi nào có thể. Tinh thần thoải mái sẽ khiến cho cuộc vượt cạn được nhẹ nhàng hơn.
Điều thú vị bạn có thể làm: Ra tiệm cắt tóc để giữ diện mạo gọn gàng khi sinh. Tuy nhiên, việc cắt tóc còn phụ thuộc vào quan niệm của từng thai phụ và gia đình thai phụ. Nhiều người mẹ kiêng cắt tóc khi mang bầu vì lo con của mình sau này sẽ mất duyên trong khi một số người mẹ khác lại không đặt nặng vấn đề này.
– Bạn nên mua một vài thứ thật đặc biệt cho bé.
– Giữ tinh thần vui vẻ và bạn không nên ước bé sớm chào đời.
Duy trì ăn cá vào 3 tháng cuối để bé thông minh
Nhiều nghiên cứu chứng minh, bộ não của bé dần hoàn thiện vào 3 tháng cuối của thai kỳ và trong giai đoạn nhũ nhi. Khoảng 2 tuổi, bộ não của bé có thể tích bằng khoảng 80% bộ não người trưởng thành.
DHA (có trong cá) là yếu tố quan trọng cấu thành nên bộ não của thai nhi như hình thành hệ thần kinh trung ương, vỏ não và võng mạc. Trong 3 tháng cuối cuối, lượng DHA tích tụ trong màng não của bé ở mức khá cao.
Nhóm thực phẩm giàu DHA và Omega3: các loại cá biển (cà mòi, cá hồi, cá trích, cá thu, cá nục, cá ngừ…); Các loại dầu thực vật, bơ thực vật; trứng; các loại đậu nguyên hạt…
Với các loại cá biển, bạn chỉ nên ăn 2 bữa cá/tuần là đủ lượng DHA cho mẹ và bé. Bạn không nên ăn nhiều cá biển vì cá biển có thể chứa thủy ngân, nguy hiểm cho sức khỏe.
Ngủ trưa không khiến bạn khó sinh
Nhiều người mẹ sai lầm vì quan niệm “sắp đến ngày sinh, nếu ngủ nhiều thì em bé sẽ to nên khó sinh”. Ngược lại, ngủ trưa một giấc ngắn cũng rất tốt cho cơ thể bạn như sau: giúp giảm stress; tăng sự tỉnh táo, nhanh nhẹn; tốt cho tim mạch và hệ thần kinh.
Bạn không nên ngủ trưa lâu hơn 45 phút. Một giấc ngủ trưa chất lượng là giấc ngủ sâu trong khoảng 20-30 phút.
– Bạn nên tìm một nơi thoải mái để ngả lưng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Những Điều Mẹ Bầu Cần Biết Khi Đi Làm Hồ Sơ Sinh trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!