Bạn đang xem bài viết Tất Tần Tật Về Thai Máy được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tất tần tật về Thai máy – Cử động của thai nhi trong bụng mẹ
“Thai máy là gì? Không biết cảm giác thai máy là như thế nào nhỉ?” chắc hẳn là điều mà các mẹ mới mang thai lần đầu băn khoăn. Cảm giác này được các các mẹ đã sinh con bật mí rằng đó là cảm xúc bất ngờ và vô cùng hạnh phúc.
Vậy thực chất em bé đạp trong bụng mẹ như thế nào? Khi nào em bé đạp trong bụng mẹ? Ý nghĩa của từng cú đạp mạnh mẽ đó là gì? Vì sao thai đạp nhiều? Thai nhi it đạp có sao không? Ngoài đạp, con cử động như thế nào trong bụng mẹ?
Chắc hẳn bố mẹ đang rất mong chờ cú đạp đầu tiên của con đúng không nào?
Thai máy – Chuyển động của thai nhi trong thai kỳ
Thai máy là hiện tượng mẹ cảm nhận được em bé cử động trong bụng mẹ như đá, đạp, trườn…
Cử động thai máy giật giật trong bụng ban đầu rất dễ nhầm lẫn với hoạt động của ruột. Nhất là ở các mẹ mang thai lần đầu tiên.
Rất nhiều mẹ thắc mắc: Bao nhiêu tuần thì thai đạp? Câu trả lời là: Các mẹ thường cảm nhận được hiện tượng thai nhi rung trong bụng mẹ (thai máy) vào khoảng tuần thứ 18 đến tuần 20 của thai kì. Các mẹ đã từng mang thai có thể sẽ cảm nhận được con cử động trong bụng sớm hơn một chút, vào khoảng tuần thứ 16.
Các mẹ mang thai lần thứ hai thường cảm nhận được thai máy sớm hơn mẹ mang thai lần đầu.
Rất nhiều mẹ thắc mắc không biết thai 7 tuần đã máy chưa? Hoặc thai 8 tuần đã máy chưa?…
Thật ra em bé rùng mình trong bụng mẹ và bắt đầu cựa quậy từ khoảng tuần thai thứ 7 hoặc thứ 8. Nhưng những rung động ban đầu ấy rất nhỏ nên mẹ phải chờ đến những tuần sau này, khi con cử động mạnh hơn thì mới cảm nhận được.
Tư thế nằm của thai nhi trong bụng mẹ vào giai đoạn mẹ cảm nhận được thai máy lần đầu tiên (16-22 tuần) thường là tư thế đầu ở dưới rốn, chân hướng lên trên. Vì thế mẹ thường cảm nhận được con đạp hay cử động ở phía trên hoặc phần giữa bụng nhiều hơn là ở bụng dưới.
Nhiều mẹ đã từng mang thai chia sẻ rằng mỗi cử động của con trong thai kì đều mang đến cho mẹ những cảm giác và liên tưởng khác nhau.
Có mẹ ví cử động của con như một chú bướm đậu trên bụng, có mẹ lại thấy giống như có một cầu thủ tí hon đang đá bóng ở trong bụng.
Mỗi mẹ có thể có các cảm xúc khác nhau khi cảm nhận được chuyển động của con.
Hoặc có mẹ lại cảm nhận thai nhi đạp liên tục theo nhịp giống như con đang nhảy múa khi mẹ nghe những bài hát vui nhộn hay bỗng nhiên con như giật mình khi bị tác động bất ngờ bởi ánh sáng mạnh hay tiếng ồn lớn…
Tử cung của mẹ không chỉ là nơi nuôi dưỡng con mà còn là “sân chơi” để con biểu diễn đủ mọi hành động. Thế nhưng không phải màn biểu diễn nào mẹ cũng cảm nhận được mà mẹ chỉ có thể phát hiện ra khi con thực hiện động tác mạnh và đủ lâu mà thôi.
Mẹ có thể cảm nhận thai nhi trườn trong bụng mẹ, các cú đá hoặc nấc cụt của con nhưng rất khó để nhận ra con đang cử động ngón tay, ngón chân hay đang nuốt nước ối.
Nếu mẹ lo lắng về việc con đạp ít hoặc không cảm nhận được con đạp hay chơi đùa gì thì mẹ có thể thử một số cách để khuyến khích thai nhi đạp đó là uống nước lạnh hoặc tạo âm thanh lớn. Tuy nhiên POH không khuyến khích mẹ làm việc này.
Nếu cảm thấy bất thường về sức khỏe thai nhi, mẹ nên đi khám. Nếu bé phát triển bình thường thì cách tốt nhất làm thai nhi đạp được nhiều mẹ nên thai giáo cho bé từ sớm. Nhiều mẹ thai giáo tại POH cảm nhận thấy con đạp rõ rệt khi gọi tên hoặc đọc truyện hoặc khi thai giáo ánh sáng, vận động… cho con.
Uống nước lạnh là cách được nhiều mẹ lựa chọn để thử phản ứng của thai nhi nhưng POH không khuyến khích
Tháng cuối thai nhi ít đạp có sao không?
Con càng lớn hơn thì mẹ sẽ cảm nhận được các chuyển động của con càng ngày càng mạnh mẽ và rõ ràng. Thế nhưng đến tháng cuối thai kì, gần đến ngày chuyển dạ thì dường như con lại đạp ít hơn trước.
Nguyên nhân mẹ không cảm nhận được thai nhi đạp nhiều vào tháng cuối là do kích thước cơ thể của con đã to hơn lúc trước rất nhiều nên không gian trong bụng mẹ trở nên chật chội khiến con khó cử động.
Trong thời gian này nếu con đã xoay người theo tư thế ngôi thuận để sẵn sàng ra đời thì mẹ sẽ cảm nhận được các cú đạp mạnh ở hai bên mạn sườn.
Mỗi tuần con lại lớn hơn và có các cử động khác nhau, mời mẹ tìm hiểu thêm về điều này tại bài viết Thai nhi chuyển động trong bụng mẹ ở mỗi tuần như thế nào.
Cuối thai kì là thời gian thai nhi đạp nhiều nhất và con thường tích cực đạp khi mẹ vừa ăn xong, mẹ nghe nhạc thư giãn và khi mẹ tắm. Nhiều mẹ lại cảm nhận con đạp nhiều nhất vào ban đêm và lo lắng không biết hành động này của con có gì bất thường hay không.
Vậy tại sao bé đạp nhiều vào ban đêm? Thật ra con chơi đùa, lăn lộn và đạp mẹ cả ngày nhưng chỉ vào ban đêm, khi mẹ đã dừng hết mọi công việc và nằm nghỉ ngơi thì mẹ mới cảm nhận rõ nhất các cử động của con, vì thế mẹ cảm giác con đạp nhiều hơn.
Các mẹ thường cảm nhận được thai máy nhiều vào ban đêm là vì lúc đó cơ thể mẹ thả lỏng và thư giãn nhất.
Một lí do nữa là thời điểm ban đêm khi mẹ chuẩn bị đi ngủ là lúc mà cơ thể và tinh thần mẹ thư giãn và thoải mái nhất nên con cũng thấy vui vẻ và hoạt động tích cực hơn.
Thai nhi nấc cụt như thế nào?
Đó là khi mẹ cảm thấy thai nhi giật giật trong bụng với cường độ nhẹ nhàng thì rất có thể là con đang bị nấc. Có thể mẹ thấy việc thai nhi nấc cụt nghe thật khó tin, đặc biệt là với các mẹ lần đầu mang thai.
Dấu hiệu thai nhi nấc cụt
Thai nhi nấc ở bụng dưới thường được các mẹ miêu tả giống như tiếng gõ nhè nhẹ. Bố mẹ có thể cảm nhận rõ hơn bằng cách đặt nhẹ tay lên vùng bụng đó.
Nguyên nhân khiến thai nhi nấc cụt có thể là do:
Con đang tập phản xạ bú mút để khi ra đời sẵn sàng cho việc bú mẹ
Con hít nhiều nước ối một lúc khiến cơ hoành non nớt phải chịu áp lực lớn dẫn đến bị nấc
Hoặc do dây rốn của con đang bị chèn ép
Thai nhi nấc cụt nhiều có sao không?
Thai nhi bị nấc cụt nhiều lần trong ngày là điều bình thường nhưng mẹ cũng cần chú ý đến phản ứng nấc của con.
Nếu con ngày càng nấc ít kèm theo ít chuyển động và đạp hơn trước, hay thậm chí là ngừng đạp thì mẹ nên đến bác sĩ siêu âm để kiểm tra xem liệu có phải dây rốn của con bị chèn ép khiến con khó thở hay không.
Con có thể bị nấc khi đang tập phản xạ bú mút ở trong bụng mẹ.
Mẹ có thể thấy thai nhi 38 tuần nấc cụt nhiều hơn những tuần trước đó do con đang tập hít thở nên sẽ thường xuyên hít phải nước ối và gây ra hiện tượng nấc. Lúc này con có thể đã quay đầu xuống nên mẹ sẽ cảm nhận được con nấc nhiều ở phần bụng dưới.
Biết rõ về việc con nấc trong bụng sẽ giúp mẹ yên tâm hơn về sức khỏe của con, vì thế POH mời mẹ đọc tiếp thông tin về vấn đề này trong bài viết Thai nhi nấc cụt trong bụng mẹ.
Cách xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ chính xác nhất là siêu âm. Thế nhưng siêu âm chỉ biết được tư thế của con ngay lúc ấy chứ không phải vị trí cố định của con vì con thường xuyên chuyển động và thay đổi tư thế liên tục.
Thế nên các mẹ thường đoán vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ tại nhà bằng cách dựa vào các chuyển động của con.
Ví dụ như nếu lưng của thai nằm bên trái bụng thì mẹ có thể cảm nhận được thai máy bên phải nhiều hơn vì tay và chân của trẻ sẽ quay về hướng bên phải và ngược lại.
Nếu mẹ thấy thai máy bên trái bụng nhiều hơn thì rất có thể lưng của con đang quay về phía bên phải.
Thai máy bên phải là con trai hay con gái?
Xác định thai máy bên phải là con trai hay gái hiện chưa có cơ sở khoa học. Vì giới tính em bé được ấn định ngay lúc thụ tinh, tinh trùng mang nhiễm sắc thể X thì sẽ là bé gái, nhiễm sắc thể Y thì sẽ là bé trai.
Để xác định giới tính thai nhi chính xác hơn, mẹ hãy đi siêu âm để được bác sĩ chẩn đoán.
Nhiều mẹ đoán tư thế nằm của con qua các chuyển động của trẻ.
Việc thay đổi vị trí của trẻ diễn ra mạnh nhất ở tam cá nguyệt thứ hai, sang đến 3 tháng cuối của thai kì, thai nhi ngày càng lớn nên diện tích trong tử cung mẹ càng chật chội khiến con không thể dễ dàng di chuyển như trước nữa.
Vì thế tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 7 trở đi có ảnh hưởng rất lớn đến việc chuyển dạ của mẹ. Nếu con không thể di chuyển về vị trí ngôi thuận để sinh thường tự nhiên thì khả năng mẹ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ là rất cao.
Ngôi thai thuận (còn được gọi là ngôi đầu) là tư thế mà thai nhi chúc đầu xuống bên dưới đường sinh, mông hướng lên trên và gáy hướng về phía bụng mẹ.
Mời mẹ tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết Xác định vị trí nằm của thai nhi trong bụng mẹ dựa vào chuyển động của con.
Cảm giác hạnh phúc, ngỡ ngàng của mẹ trong những lần đầu tiên cảm nhận được cử động của con sẽ dần thay thế bằng sự căng tức, giật mình, đau nhói hay khó chịu khi con ngày càng đạp và di chuyển mạnh mẽ hơn.
Nhiều mẹ thậm chí còn bị mất ngủ, tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm hoặc luôn cảm thấy khó chịu trong dạ dày vì con đạp liên tục từ lúc ăn đến lúc ngủ. Tần suất và cường độ đạp của trẻ sẽ tăng lên liên tục theo tháng tuổi của con.
Đôi khi những cú đạp của con có thể khiến mẹ đau nhói, khó chịu.
Có thể khi thai nhi đạp nhiều bụng dưới vào tháng thứ 5 hoặc tháng thứ 6, mẹ mới chỉ thấy căng tức nhè nhẹ nhưng đến tháng thứ 7 trở đi thì những cú đạp ở bụng dưới có thể khiến mẹ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu, đi tiểu nhiều lần hoặc tiểu dắt.
Thai nhi đạp gần cửa mình (âm đạo) còn có thể khiến mẹ cảm thấy đau buốt vì tử cung đang ngày càng to ra và chèn ép lên toàn bộ vùng xương chậu, trong đó có âm đạo của mẹ.
Nếu thai nhi đạp nhói bụng dưới khiến mẹ quá đau đớn và bất tiện, mẹ có thể thử các cách khuyến khích con di chuyển sang vị trí khác như quỳ bằng cả tay cả chân hay thử các cách thai giáo ánh sáng bằng đèn pin để con cử động theo hướng ánh sáng mà mẹ chiếu.
Nhiều mẹ tin rằng cách thai nhi di chuyển trong bụng mẹ có thể bộc lộ một phần tính cách của trẻ sau này. Ví dụ như nếu con đạp ít thì có thể con là một đứa trẻ hướng nội, hay suy tư, nếu con đạp nhiều thì con có thể là một em bé năng động, tinh nghịch chẳng hạn.
Những mẹ có thai đạp nhiều khi nghe nhạc cũng chia sẻ suy nghĩ của mình rằng có thể con sẽ trở thành một ca sĩ, nhạc sĩ hoặc nhạc công trong tương lai.
Các mẹ thường cảm thấy thai nhi 35 tuần đạp nhiều và đây cũng là giai đoạn con đang xoay người về vị trí ngôi thuận để sẵn sàng chào đời.
Thai nhi đạp và di chuyển nhiều cũng có thể coi là một dấu hiệu tốt về tình trạng sức khỏe của bé. Nhưng không lúc nào trong ngày con cũng hoạt động nhiều như nhau.
Thông thường thai nhi đạp nhiều vào sáng sớm, giữa trưa hoặc chiều tối và tối, đây thường là thời gian mẹ cảm thấy thư giãn và thoải mái nhất.
Nếu mẹ cảm thấy thai nhi đạp nhiều bất thường vì dụ như bỗng nhiên đạp nhiều hơn hẳn bình thường và mẹ lo lắng về sức khỏe của con thì mẹ nên đi siêu âm để biết được kết quả chính xác nhất.
Giai đoạn từ tuần thứ 20 đến tuần thứ 30 là thời gian mà con bắt đầu chuyển động nhiều và mạnh lên nhiều so với giai đoạn trước.
Đến khi con được 32 tuần là mẹ đã có thể cảm nhận rất rõ sức mạnh và sự năng động của con mỗi khi con đạp hay chuyển động.
Vì thế nếu thai nhi đạp ít ở tháng thứ 6 hoặc sớm hơn thì mẹ nên đi siêu âm để kiểm tra tình trạng sức khỏe của trẻ.
Thai nhi 38 tuần ít đạp có sao không?
Thông thường bé ít đạp vào tháng cuối do không gian trong bụng mẹ không đủ rộng để con có thể thoải mái chơi đùa nhưng mẹ vẫn nên để ý theo dõi và thường xuyên thử phản ứng của trẻ.
Mẹ nên đi siêu âm nếu phát hiện con chuyển động bất thường.
Cách để khuyến khích thai nhi đạp ít ở tháng thứ 8 cử động mà mẹ có thể thử là uống nước lạnh, thay đổi tư thế nằm, gọi tên và tiếp tục thai giáo hằng ngày.
Đối với các mẹ quá ngày dự sinh thì mẹ càng nên thường xuyên thử xem con có phản ứng lại với các hành động của mẹ hay không.
Nếu thấy thai nhi 39 tuần ít đạp, đạp nhẹ bất thường hoặc không đạp khi được kích thích thì mẹ nên tới bệnh viện ngay vì có nhiều nguy cơ con đang gặp tình trạng nguy hiểm về sức khỏe.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Giúp con yêu phát triển khỏe mạnh và thông minh ngay bây giờ: https://poh.vn/thai-giao-280-ngay-yeu-thuong
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Tất Tần Tật Về Vấn Đề Thiếu Máu Khi Mang Thai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến thiếu máu ở phụ nữ khi mang thai, đó có thể là:
Do chảy máu, tan máu
Do giảm sinh máu.
Do thiếu nguyên liệu tạo máu, đặc biệt là sắt. Ước tính có khoảng 50% phụ nữ bị thiếu máu khi mang thai và đa số nguyên nhân là do thiếu sắt.
Lúc này sắt ngoài việc tham gia tạo máu còn có nhiệm vụ giúp thai nhi phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Những lượng sắt hấp thu qua đường ăn uống chỉ khoảng từ 10 – 15% nên không cung cấp đủ nhu cầu chất sắt cho cơ thể. Trong khi đó nhu cầu sắt tăng cao kể từ tháng thứ 3 đến cuối thai kỳ, tăng lên khoảng 5 lần so với bình thường, chế độ ăn uống khó mà đáp ứng đủ. Cộng thêm khi mang thai mẹ bầu thường bị ốm nghén, mệt mỏi dẫn đến tình trạng thiếu máu trầm trọng hơn. Tình trạng thiếu máu không được cải thiện kịp thời sẽ dẫn đến những hậu quả rất nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi.
Những ảnh hưởng đến sức khỏe khi thiếu máu ở bà bầuVới thiếu máu nhẹ, sẽ không có gì nguy hiểm cho cả mẹ và bé, chỉ khó chịu trong vấn đề mẹ hơi chóng mặt một chút, nhưng với bà bầu bị thiếu máu nặng sẽ có thể gây nhiều hậu quả nặng nề cho cả mẹ và bé.
Tăng nguy cơ sảy thai, thai lưu hoặc nhiễm trùng ối, vỡ ối sớm.
Nhau tiền đạo, bong nhau non, sinh non
Huyết áp thai kỳ, tiền sản giật.
Giai đoạn chuyển dạ dễ bị chuyển dạ kéo dài, nguy cơ băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản, bà mẹ có thể bị thiếu sữa nuôi con. Vấn đề băng huyết sau sinh và nhiễm trùng hậu sản sẽ có nguy cơ đe dọa nghiêm trọng tới tính mạng mẹ bầu thiếu máu.
Trẻ sinh ra dễ bị thiếu máu, hay bị nhẹ cân, sinh non tháng
vàng da sau sinh, thời gian điều trị dưỡng nhi kéo dài, tăng tỷ suất và bệnh suất sơ sinh hơn so với trẻ không thiếu máu
tăng nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch cao hơn trẻ khác
nếu chế độ ăn uống còn thiếu acid folic kèm theo có thể gây dị tật ống thần kinh ở thai nhi như tật vô sọ, cột sống chẻ đôi, gai đôi cột sống. thiếu i-ốt làm con sinh ra bị suy giáp bẩm sinh, chậm phát triển tâm thần – trí tuệ…
Điều trị thiếu máu khi mang thaiBiện pháp điều trị khi phụ nữ mang thai thiếu máu do thiếu sắt đó là cần bổ sung lượng sắt bị thiếu hụt thông qua một số loại dược phẩm bổ sung sắt cho cơ thể, đồng thời nên xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn các thực phẩm giàu sắt vào mỗi bữa ăn hàng ngày.
Liều lượng và loại dược phẩm bổ sung sắt phụ thuộc vào mức độ thiếu sắt ở mỗi mẹ bầu. Thai phụ nên tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ và nên uống viên sắt khi đang đói bằng nước lọc hoặc nước cam. Vì vitamin C có trong nước cam sẽ giúp sắt hấp thụ được tốt hơn. Lưu ý, không nên dùng cà phê hoặc trà vì 2 loại đồ uống này làm ảnh hưởng tới sự hấp thu sắt của cơ thể mẹ bầu.
Phòng bệnh thiếu máu khi mang thaiĐể phòng bệnh thiếu máu khi mang thai, thai phụ nên chủ động có chế độ ăn đáp ứng đủ nhu cầu năng lượng và các chất dinh dưỡng, bổ sung viên sắt và acid folic, đặc biệt là ở giữa và cuối thai kỳ khi nhu cầu về sắt tăng lên rất cao.
Bổ sung chất sắt qua các loại thực phẩm hằng ngày như thịt có màu đỏ như thịt bò, cá, gan, lòng đỏ trứng, rau xanh, các loại đậu,… Đây là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, chất khoáng và nhiều vitamin, đặc biệt là sắt rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của thai phụ.
Do nhu cầu sắt và acid folic ở của phụ nữ mang thai tăng cao nhưng chế độ ăn khó đáp ứng đủ, vì thế phụ nữ mang thai cần uống bổ sung sắt và acid folic dạng viên hoặc dạng nước, với liều 60 mg sắt nguyên tố và 400mcg acid folic mỗi ngày. Uống bổ sung sắt và acid folic cần uống đều đặn hàng ngày.
Để hấp thụ sắt tốt nhất bà bầu nên uống khi đói và uống cùng với nước cam, vì vitamin C trong nước cam sẽ hỗ trợ cho quá trình hấp thụ sắt được diễn ra một cách tốt nhất, bà bầu nên bổ sung vitamin C bằng cách ăn các loại trái cây, rau xanh như cam, chanh, ổi, súp lơ, bông cải xanh,…
Tất Tần Tật Về Dị Tật Thai Nhi – Mẹ Bầu Không Nên Bỏ Lỡ!
1. Các dị tật bẩm sinh thường gặp ở thai nhi Các dị tật thường gặp
Dị tật thai nhi là những bất thường của em bé xuất hiện trong giai đoạn bào thai. Các dị tật bao gồm các vấn đề về hệ thần kinh, đầu, mặt, vùng bụng và hệ xương, chi. Một số dị tật bẩm sinh thường gặp bao gồm:
– Bệnh tim bẩm sinh
– Sứt môi và hở hàm ếch
– Dị tật hệ xương (khoèo, vẹo chân tay)
– Khuyết tật hậu môn
– Dị tật nứt đốt sống
– Dị tật ống thần kinh thai nhi
– Hội chứng Down
– Lỗ niệu đạo lệch thấp hoặc lệch cao
– Hội chứng Edwards
– Hội chứng Patau
Trước đây, khi công nghệ chưa quá phát triển thì các dị tật bẩm sinh ở trẻ chỉ được phát hiện khi em bé ra đời. Tuy nhiên hiện nay cha mẹ hoàn toàn có thể chủ động phát hiện sớm những dấu hiệu thai nhi bị dị tật. Những dấu hiệu này có thể do nhiều nguyên nhân, trong đó bất thường số lượng nhiễm sắc thể là trường hợp phổ biến.
Hiện nay, cha mẹ có thể thực hiện các siêu âm và xét nghiệm để phát hiện và tầm soát những nguy cơ này.
2. Nguyên nhân gây dị tật thai nhi1. Mang thai khi tuổi đã cao
Các nhà khoa học chỉ ra rằng phụ nữ tuổi ngoài 35 khi mang thai và người bố trên 50 tuổi có nguy cơ sinh cao sinh con mắc dị tật bẩm sinh hơn người trẻ tuổi. Vì khi ở độ tuổi cao, trứng và tinh trùng của cha mẹ thường không còn được đảm bảo, trong quá trình phân chia nhiễm sắc thể sẽ dễ xảy ra lỗi dẫn đến bất thường về di truyền.
2. Mang thai khi mắc các bệnh truyền nhiễm
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, mẹ mang thai nếu nhiễm các virus Herpes, Rubella, Cytomegalo,… sẽ dễ khiến trẻ mắc các dị tật. Các bệnh như đái tháo đường, Lupus ban đỏ mà mẹ mắc trong thời gian mang thai cũng dễ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
3. Bố mẹ có mắc bệnh di truyền hoặc có tiền sử sinh con bị dị tật
Nếu bố mẹ mắc bệnh di truyền thì khả năng cao sẽ gặp bệnh đó ở thai nhi. Không chỉ vậy, nếu bố mẹ khỏe mạnh nhưng trong gia đình có tiền sử dị tật bẩm sinh hoặc mẹ bị sảy thai, sinh non, dị dạng thì cũng vẫn có khả năng cao.
4. Tiếp xúc với chất phóng xạ hay chất độc hại khi mang thai
Môi trường cũng có thể là nguyên nhân gây dị tật thai nhi. Khi thai phụ tiếp xúc với các loại thuốc hay hóa chất độc hại như thuốc trừ sâu, chất phóng xạ, chất kích thích (rượu, thuốc lá…) sẽ tăng nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi.
Đặc biệt, chụp X – quang trong quá trình mang thai có thể gây ra dị tật nghiêm trọng. Sẽ có trường hợp thai phụ không biết mình đang mang thai và vô tình chụp X – quang. Cần lưu ý đến vấn đề này.
5. Tự ý sử dụng thuốc khi mang thai
Uống thuốc không theo chỉ định của bác sĩ là nguyên nhân rất dễ gặp ở các mẹ bầu. Cần hiểu rằng điều này có thể tác động rất xấu đến sự phát triển của thai nhi. Do đó tuyệt đối không được tự ý uống thuốc trong thai kỳ khi không được chỉ định của bác sĩ.
6. Thai phụ thường xuyên căng thẳng, mệt mỏi
Tâm trạng của mẹ cũng có tác động trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi cả về trí tuệ lẫn thể chất. Nếu mẹ bầu thường xuyên lo lắng, căng thẳng, mệt mỏi, đặc biệt trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gây ra những dị tật thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch…
3. Những xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi– Double test
– Triple test
Tương tự Double test thì Triple test cũng là xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi được khuyến cáo. Phương pháp này còn được gọi là bộ 3 xét nghiệm vì cho biết được 3 chỉ số: hCG, AFP và estriol. Thông qua các chỉ số này, các bác sĩ sẽ tính nguy cơ dị tật của thai.
– NIPT
Hiện nay NIPT chính là phương pháp sàng lọc không xâm lấn tiên tiến nhất hiện nay, nhằm phân tích các DNA tự do trong máu mẹ. Xét nghiệm này giúp phát hiện sớm các bất thường số lượng nhiễm sắc thể với độ chính xác lên tới trên 99%.
4. Thời điểm thích hợp làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhiXét nghiệm sàng lọc dị tật thai nhi ở tuần thứ mấy tùy vào loại xét nghiệm mà thai phụ chọn lựa. Với xét nghiệm Double test thì có thể thực hiện khoảng tuần thai thứ 12 – 13; Triple test là khoảng tuần thứ 16 – 18 của thai kỳ. Riêng với xét nghiệm NIPT thì có thể thực hiện từ tuần thai thứ 9.
Xét nghiệm sàng lọc giúp phát hiện sớm các dị tật bẩm sinh di truyền phổ biến ở thai nhi. Từ đó có phương án can thiệp, điều trị sớm, bảo vệ sức khỏe, tương lai cho em bé sau này. Các cha mẹ đang có ý định làm xét nghiệm tầm soát dị tật thai nhi nên liên hệ sớm với Gene Solutions để được tư vấn.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIẢI PHÁP GENE
Trụ sở tại chúng tôi 186 – 188 Nguyễn Duy Dương, Phường 3, Quận 10, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0287 101 8688 (Phím 1) – 0911 649 383
Văn phòng tại Hà Nội: Phòng 503, tòa nhà Vạn Phúc, số 2 Núi Trúc, Phường Kim Mã, Quận Ba Đình, Hà Nội
Hotline: 0287 101 8688 (Phím 2) – 0936 455 025
Website: genesolutions.vn/tin-tuc
Tất Tần Tật Về Xét Nghiệm Đường Huyết Khi Mang Thai
Xét nghiệm tiểu đường khi mang thai: Bác sĩ nói rằng tôi cần phải làm xét nghiệm đường huyết để kiểm tra xem mình có mắc chứng tiểu đường khi mang thai hay không. Tại sao tôi cần phải làm xét nghiệm này, và quy trình kiểm tra gồm những bước gì?
Bệnh tiều đường thai kỳ là một dạng bệnh tiểu đường chia thành hai loại: bệnh tiểu đường tuýp 1 và bệnh tiểu đường tuýp 2. Bệnh xuất hiện trong suốt thời kỳ mang thai và thường chấm dứt sau khi em bé chào đời.
Tuy nhiên, vẫn có khả năng mẹ sẽ mắc tiểu đường tuýp 2 sau khi sinh nếu trong thời gian mang thai mẹ bị tiểu đường. xét nghiệm tiểu đường thai kỳ thử đường huyết khi mang thai, thử tiểu đường thai kỳ
Thế nguyên nhân đẫn dến tiểu đường thai kỳ là gì?Khi bạn mang thai, nội tiết thay đổi khiến cho các tế bào kém đáp ứng với insulin. Đối với phần đông các mẹ bầu thì đây không phải là vấn đề nghiêm trọng vì khi cơ thể cần bổ sung insulin, tuyến tụy sẽ tiết đủ.
Tuy nhiên, nếu tuyến tụy của bạn không theo kịp nhu cầu tăng insulin trong thời gian mang thai thì lượng đường trong máu sẽ lên cao dẫn đến bệnh tiểu đường khi mang thai (tiểu đường thai kỳ).
Với hầu hết các phụ nữ mang thai, tiểu đường thai kỳ sẽ tự hết sau khi bạn sinh em bé nhưng một số mẹ có nguy cơ tái phát bệnh ở lần mang thai sau và làm tăng nguy cơ phát triển thành bệnh tiểu đường type 2 cao gấp 7 lần so với những người không mắc tiểu đường thai kỳ.
Khi nào mẹ cần xét nghiệm đường huyết thai kỳ?Tiểu đường thai kỳ có vài triệu chứng điển hình nhưng ít khi mẹ bầu để tâm và cũng rất dễ nhầm lẫn với các dấu hiệu thai kỳ khác. Đó là lý do vì sao các mẹ bầu cần làm xét nghiệm dung nạp đường huyết khi mang thai trong khoảng tuần 24-28 của thai kỳ.
Đừng cảm thấy quá phiền phức về kiểm tra này mẹ à. Hầu hết các bác sĩ đều thực hiện xét nghiệm đường huyết đối với phụ nữ mang thai trong thời kỳ từ 24 -28 tuần.
Nếu bạn thuộc nhóm phụ nữ có nguy cơ mắc tiểu đường thai kỳ cao (trên 35 tuổi, béo phì, có tiền căn tiểu đường khi mang thai hay người trong gia đình có tiền căn bệnh này) thì bạn cần được tầm soát trong những lần khám thai đầu tiên và đều đặn trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, việc bác sĩ yêu cầu mẹ xét nghiệm đường huyết là một thao tác rất thông thường.x
Quy trình xét nghiệm đường huyết dành cho bà bầuQuá trình xét nghiệm đường huyết cũng rất đơn giản, đặc biệt khi mẹ là một người thích ăn ngọt.
Trước khi lấy máu để kiểm tra, chuyên viên xét nghiệm sẽ cho mẹ uống một ly nước glucose rất ngọt (50 gram glucose), thường có vị giống như soda (chúng có thể có vị cam, cola hay chanh), một số nơi còn ướp lạnh cho mẹ nữa; mẹ cũng không cần phải nhịn ăn trước khi thử máu.test duong cho thai phu, thu duong huyet thai ky
Trước khi lấy máu xét nghiệm đường huyết, bác sĩ sẽ cho mẹ uống 1 ly nước glucose rất ngọt
Khi thực hiện xét nghiệm đường huyết, đa số các mẹ đều uống một hơi hết ly nước này và không gặp phải vấn đề hay tác dụng phụ gì cả; một số ít, đặc biệt là những người không thích uống nước ngọt, có thể cảm thấy hơi buồn nôn sau đó.
Bác sĩ sẽ tiến hành lấy máu để kiểm tra mức độ đường huyết trong máu của mẹ
Nếu việc xét nghiệm đường huyết thai kỳ cho kết quả cao, điều này đồng nghĩa là có thể mẹ chưa tiết đủ lượng insulin để chuyển hóa đường trong máu. Và do đó mẹ phải thực hiện tiếp một bước xét nghiệm nữa gọi là nghiệm pháp dung nạp glucose (xét nghiệm dung nạp đường khi mang thai).
Đây chính là bước kiểm tra để chẩn đoán xem mẹ có bị chứng tiểu đường khi mang thai hay không. Quá trình này sẽ kéo dài trong 3 giờ đồng hồ và mẹ không được ăn bất cứ thứ gì trước khi tiến hành; lượng glucose mà mẹ dung nạp vào cơ thể cũng sẽ cao hơn lần trước.
Đọc kết quả xét nghiệm tiểu đường thai kỳ như thế nào?Mỗi bác sĩ sẽ sử dụng các tiêu chuẩn khác nhau để xác định xem đường huyết của mẹ có quá cao không.
Một số sẽ test đường trong thai kỳ theo chuẩn, nếu lượng đường trong máu sau một giờ của mẹ là 140 miligam glucose/1 decilít huyết tương (mg/dL) hoặc nhiều hơn, mẹ cần phải thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose. Một số bác sĩ khác đặt chuẩn là 130 mg/dL để sàng lọc được nhiều phụ nữ có thể có tiểu đường thai kỳ hơn, mặc dù theo chuẩn này sẽ ít có trường hợp dương tính hơn.xét nghiệm tiểu đường thai kỳ, xét nghiệm dung nạp đường khi mang thai
Nếu lượng đường trong máu của mẹ cao hơn 200 mg/dL, hầu hết các bác sĩ sẽ kết luận mẹ bị tiểu đường và mẹ sẽ không cần làm xét nghiệm dung nạp glucose nữa. Nhưng nếu kết quả xét nghiệm đường huyết thai kỳ là bất kỳ điểm số nào giữa 140 và 200, mẹ sẽ phải đi xét nghiệm dung nạp glucose để có một chẩn đoán chính xác.
Xét nghiệm đường huyết hết bao nhiêu tiền?Thật khó để giải đáp chính xác cho bạn rằng xét nghiệm đường huyết hết bao nhiêu tiền, vì cơ bản điều này phụ thuộc vào cơ sở y tế bạn thực hiện xét nghiệm.
Thông thường, chi phí cho xét nghiệm tiểu đường bao gồm xét nghiệm đường huyết và đường niệu, HbA1C là 135 000 đồng hoặc chi phí có thể giao động từ 300 000 đến 700 000 đồng tùy theo cơ sở y tế, vì mỗi nơi có một phương pháp và dịch vụ khám khác nhau.
Chứng tiểu đường khi mang thai xảy ra trên 4 – 7% thai phụ, đây là biến chứng phổ biến nhất trong quá trình mang thai. May mắn thay, bệnh tiểu đường thai kỳ cũng là biến chứng dễ đối phó nhất.
Nếu mẹ bị tiểu đường khi mang thai nhưng không thực hiện xét nghiệm đường huyết hoặc không kiểm soát tốt đường huyết sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho cả mẹ và bé:
Bé thừa cân: Mẹ bị tiểu đường thai kỳ làm tăng nguy cơ em bé bị chứng “macrosomic” và thường sẽ phải sinh mổ do bé quá to. Nếu sinh thường, nhiều khả năng em bé sẽ bị gãy xương hoặc tổn thương dây thần kinh. Những em bé này còn có nhiều khả năng bị béo phì khi trưởng thành.
Dị tật bẩm sinh: Em bé có nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp, vàng da, đa hồng cầu, giảm canxi máu và chức năng tim bị ảnh hưởng.
Lượng đường máu của thai nhi quá thấp: Bác sĩ sẽ lấy máu từ gót chân em bé mới sinh để xét nghiệm đường huyết. Mẹ cần cho bé bú càng sớm càng tốt để ngăn ngừa hạ đường huyết và các biến chứng nghiêm trọng khác như co giật, hôn mê hay tổn thương não.
Sinh non hoặc thai lưu: Một số nghiên cứu cho thấy mối liên hệ giữa bệnh tiểu đường khi mang thai với sự gia tăng nguy cơ thai chết lưu trong 2 tháng cuối thai kỳ nếu không được kiểm soát trong suốt quá trình mang thai.
Tiền sản giật: Những thai phụ bị chứng béo phì hoặc tiểu đường khi mang thai không được kiểm soát tốt thường đối mặt với nguy cơ bị tiền sản giật rất cao.
Tuy nhiên, nếu mẹ đã làm xét nghiệm dung nạp đường huyết và xác định tình trạng bệnh lý, nếu mẹ biết cách kiểm soát tốt lượng đường trong máu bằng một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, và nếu cần thiết thì sử dụng thêm thuốc hỗ trợ thì mẹ bị tiểu đường vẫn hoàn toàn có thể mang thai và hạ sinh em bé một cách khỏe mạnh ạ.
Tất Tần Tật Về Phù Chân Mẹ Bầu Nên Biết
Phụ nữ mang thai lần thứ hai trở đi dễ bị phù chân hơn là mang thai lần đầu. Nếu bà mẹ mang thai có bệnh suy tĩnh mạch trước đó, thì tình trạng suy tĩnh mạch trong thai kỳ sẽ trở nên nặng hơn, có thể bị nổi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
1. Nguyên nhân gây chứng phù chân ở bà bầu
Bàn chân là nơi thường bị sưng phù nhất? Nguyên do vì chân ở khá xa trái tim, máu từ các động mạch quay trở lại tim cũng mất thời gian lâu nhất, dẫn đến tích tụ chất lỏng ở phần chân quá mức, hệ quả là xuất hiện chứng phù nề.
Theo nghiên cứu của các nhà y học thì có 3 nhóm nguyên nhân chính gây ra chứng phù nề:
– Nhóm những yếu tố làm cản trở máu chảy về tim: Mặc đồ quá chật; Có thai và thai lớn; Chơi các môn thể thao nặng làm gia tăng áp lực trong ổ bụng hay trong lồng ngực như tập tạ, khiêng vác nặng; Ho nhiều và ho lâu trong các bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; Táo bón thường xuyên là nguyên nhân thường gặp ở người lớn tuổi; Ngồi lâu hoặc ngồi bắt chéo chân ở nhân viên văn phòng; Dư cân và béo phì.
– Những yếu tố làm giãn thành tĩnh mạch: Các loại nội tiết tố của phụ nữ có trong thuốc ngừa thai, trong lúc mãn kinh và trong thai kỳ; Chất cồn có trong rượu, bia nếu người phụ nữ uống quá bia rượu quá nhiều; Hơi nóng và ẩm ở các gia đình sử dụng máy sưởi bằng hơi nước trong mùa đông.
– Những yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động bơm máu của cơ vùng chân: Bệnh nhân phải đứng làm việc hoặc ngồi lâu trong một thời gian dài; Thói quen mang giày cao gót ở phụ nữ; Bệnh nhân bị liệt chân do tai biến mạch máu não hay do các bệnh về thần kinh;
Như vậy ở những phụ nữ có thai có hai yếu tố quan trọng gây ra phù chân, đó là: sự cản trở máu trở về tim do có thai, càng về những tháng cuối thai nhi sẽ lớn dần làm tăng áp lực trong ổ bụng và tạo nên một lực ép khá lớn lên các tĩnh mạch vùng chậu làm cho máu khó chảy trở về tim được.
Một yếu tố khác cũng khá quan trọng đó là sự rối loạn của các nội tiết tố trong thời kỳ mang thai cũng làm giãn thành tĩnh mạch, góp phần vào sự ứ trệ tuần hoàn và làm máu về tim khó khăn hơn. Hai yếu tố này làm máu ứ trệ trong lòng của tĩnh mạch chân, tăng áp lực trong lòng tĩnh mạch và thoát dịch ra ngoài gây phù. Nếu không được điều trị kịp thời càng gần đến ngày sinh thai phụ càng bị phù nhiều hơn và các van tĩnh mạch cũng như hệ thống tĩnh mạch chi dưới bị suy giãn ra và không hồi phục ngay cả sau khi sinh.
2. Làm thế nào để giảm phù chân khi mang thai?
– Trước tiên, phải đảm bảo cung cấp nguồn đạm cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ bầu nên ăn đủ lượng thực phẩm giàu protein chất lượng cao, chẳng hạn như thịt, cá, tôm, trứng, sữa, các thực phẩm động vật và các loại đậu… Thai phụ để phòng tránh thiếu sắt, nên chú ý ăn gan động vật từ 2 – 3 lần/ tuần để bổ sung sắt.
– Bạn có thể làm giảm bớt áp lực lên các tĩnh mạch bằng cách nằm nghiêng về một phía. Vì tĩnh mạch chủ ở phía bên phải cơ thể, nên nằm nghiêng về phía bên trái giúp làm giảm áp lực. Khi ngủ, đặt gối để kê chân cũng là một giải pháp xoa dịu và giảm chứng phù chân hiệu quả.
– Hãy tranh thủ gác chân bất cứ khi nào có thể để giúp đôi chân được nghỉ ngơi. Tại nơi làm việc, có thể để một chồng sách dưới gầm bàn để gác chân. Không nên ngồi bắt chéo chân hoặc ngồi đè lên mắt cá chân. Ngoài ra, thai phụ nên thường xuyên duỗi thẳng chân mỗi khi ngồi và tranh thủ làm động tác “duỗi thẳng”, đầu tiên đặt gót chân xuống và nhẹ nhàng nhấn chân xuống để làm căng các cơ bắp, xoay xoay cổ chân và ngọ nguậy các ngón chân.
– Hãy thường xuyên thay đổi tư thế bằng cách ngồi hoặc đứng. Tập thể dục vừa phải, đều đặn (đi bộ, bơi, hoặc đi xe đạp) sẽ giúp máu lưu thông dễ dàng xuống các chi dưới. Bạn có thể tham gia lớp tập thể dục dưới nước, vì ngâm mình trong nước có thể tạm thời giúp làm giảm sưng, đặc biệt ở mực nước gần đến vai bạn.
– Thai phụ nên lựa chọn những đôi giầy thoải mái vừa vặn với những chỗ sưng của bàn chân. Không nên mang tất quá chật, bó vào mắt cá chân và bắp chân. Hãy dùng loại tất cao cổ dành cho bà bầu. Vào buổi sang hãy mang chúng trước khi xuống khỏi giường để máu không thể tụ lại phần mắt cá chân của bạn.
– Mẹ bầu không nên nhịn tiểu vì nước tiểu trữ trong bàng quang cũng làm tăng mức độ sưng phù.
– Hạn chế ăn mặn vì nó làm tăng áp lực lên thận. Khi bị sưng phù bạn nên lựa chọn những thức ăn dễ tiêu, không ăn thức ăn đầy hơi (như gạo nếp, khoai lang, hành tây, khoai tây, vv), để đảm bảo không gây đầy hơi, lưu thông máu kém sẽ làm tăng phù nề.
– Vào ban đêm trước khi đi ngủ, mẹ bầu có thể ngâm chân nước nóng. Điều này không chỉ có lợi cho giấc ngủ mà còn thúc đẩy tuần hoàn máu.
Giải Đáp Tất Tần Tật Về Mang Thai Tháng Thứ 2
Siêu âm thai lần đầu tiên ở tháng thứ 2
Dấu hiệu mờ nhạt vào tháng đầu tiên khiến phần đông phụ nữ không biết mình mang thai. Phải đến tháng thứ 2 khi cơ thể có những thay đổi chắc chắn, mẹ mới nghĩ đến việc mình có tin vui. Thậm chí, có những phụ nữ phải đến tận tháng thứ 3 mới biết mình mang thai.
Siêu âm thai lần đầu tiên thường được khuyến khích thực hiện vào tuần thứ 5-6 của thai kỳ, tức là rơi đúng vào tháng mang thai thứ 2. Nếu mẹ nôn nóng siêu âm sớm sẽ không mang lại kết quả như mong đợi bởi phôi thai lúc bấy giờ còn khá nhỏ, nhận biết vô cùng khó khăn.
Riêng đối với những mẹ bầu biết tin muộn, tức là từ tháng thứ 3 trở đi thì mẹ nên ngay lập tức đến phòng khám để bác sĩ tiến hành siêu âm thai.
Siêu âm thai lần đầu tiên sở dĩ được khuyến khích tiến hành vào tháng thứ 2 của thai kỳ bởi sẽ giúp mẹ xác định sự phát triển của bé đến đâu cũng như kịp thời phát hiện các dấu hiệu bất thường (nếu có) và sớm có biện pháp khắc phục.
Dành cho những người chưa có kinh nghiệm làm mẹ những lưu ý trước khi siêu âm thai lần đầu tiên:
-Trước khi siêu âm 1 tiếng, mẹ nên uống từ 1-2 ly nước lớn để bàng quang của mẹ căng ra hết mức, khi đó hình ảnh siêu âm sẽ trở nên rõ ràng, dễ nhận biết hơn.
-Lần siêu âm thai đầu tiên mẹ không nhất thiết siêu âm 3D (siêu âm 3D chỉ nên tiến hành để phát hiện dị tật ở thai nhi) mà chỉ nên tiến hành siêu âm 2D để có thể biết được tuổi thai, chiều dài cũng như các chỉ số thai nhi cần thiết khác.
Chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2Một chế độ ăn uống dành riêng cho tháng thứ 2 với các thực phẩm giúp mẹ giảm nghén gồm các thực phẩm giàu vitamin B6, B12. Bởi hai dưỡng chất này có tác dụng giúp mẹ ngăn ngừa tình trạng buồn nôn khi mang thai cũng như tốt cho sự phát triển của bé yêu trong tháng thứ 2 của thai kỳ.
Gừng, trà gừng là thực phẩm tốt cho mẹ mang thai tháng thứ 2. Ngoài ra, các thức ăn vặt như một ít bánh quy vào buổi sáng cũng là cách giúp mẹ giảm nghén tháng thứ 2 hiệu quả.
Nhưng nếu mẹ đã thử mọi cách mà tình trạng vẫn không thuyên giảm chút nào và có xu hướng trầm trọng hơn thì mẹ cần đến bác sĩ để được tư vấn và có hướng giải quyết kịp thời.
Đủ chất là chìa khóa vàng về dinh dưỡng tháng thứ 2. Mẹ không nhất thiết phải ăn nhiều mới tốt, điều quan trọng là ăn đầy đủ các nhóm chất.
Quan hệ vợ chồng ở tháng thứ 2 của thai kỳỞ tháng thứ 2 của thai kỳ, mẹ bầu và người bạn đời vẫn được phép quan hệ bởi thai nhi đã được túi ối bảo vệ kỹ càng.
Tuy nhiên, nếu mẹ bầu có sức khỏe không tốt, có tiền sử sinh non, sảy thai hay chảy máu âm đạo, viêm nhiễm phụ khoa, cổ tử cung, … thì mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về việc nên hay không nên quan hệ với người bạn đời.
Chuyện làm đẹp của mẹ mang thai tháng thứ 2Việc chăm chút cho vẻ ngoài của bản thân luôn được khuyến khích. Khi mang thai ở tháng thứ 2, điệu đà cho mẹ vẫn hoàn toàn được cấp phép. Nếu mẹ chịu khó quan tâm đến ngoại hình trong thời gian mang thai vì sau khi sinh quá trình lấy lại dáng vóc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều.
Chưa kể là trong thời gian bầu bí, nội tiết tố trong cơ thể mẹ thay đổi khiến các vấn đề về da “bùng nổ” như nổi mụn, nám, rạn da, … làm mẹ bầu tự ti. Chăm sóc làm đẹp cho cơ thể trong tháng thứ 2 cũng như suốt thai kỳ vì thế mà nên được mẹ đầu tư nhiều hơn nữa.
Tuy nhiên, mẹ bầu cần quan tâm đến các thành phần có trong sản phẩm chăm sóc, làm đẹp mẹ dùng hàng ngày. Tránh ngay các mỹ phẩm chứa thành phần độc hại cho sự phát triển của con yêu.
Tháng thứ 2 của thai kỳ có nhiều nỗi lo nhưng bên cạnh đó là vô số niềm vui đang chờ đợi mẹ bầu khám phá.
Từ khóa được tìm kiếm:
https://babaucanbiet com/giai-dap-tat-tan-tat-ve-mang-thai-thang-thu-2/
tat tan tat ve chuyen phoi
tưc cưa minh mang thai thang thư 2
Cập nhật thông tin chi tiết về Tất Tần Tật Về Thai Máy trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!