Xu Hướng 9/2023 # Thai 33 Tuần Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non? # Top 17 Xem Nhiều | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Thai 33 Tuần Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thai 33 Tuần Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ 3 thì mẹ trở nên nặng nề hơn và cùng theo đó là những cơn đau bụng, đau lưng thường xuyên hơn. Đặc biệt, thai 33 tuần đau bụng lâm râm khiến mẹ lo lắng. Không biết điều đó có phải là dấu hiệu sinh non hay gây nguy hiểm gì cho thai nhi?

Nguyên nhân thai 33 tuần đau bụng lâm râm

Mẹ mang thai 33 tuần là thời điểm thai nhi đã phát triển khá hoàn chỉnh. Cân nặng của bé cũng đã đủ nên mẹ cảm thấy nặng nề hơn. Chính điều này làm cho dây chằng kéo giãn hết mức để nâng thai nhi và gây nên hiện tượng thai 33 tuần đau bụng lâm râm. Mẹ cũng cảm thấy mệt mỏi, áp lực vùng bụng dưới trong thời gian này.

Mẹ sẽ cảm thấy cơn đau bụng lâm râm khi thay đổi tư thế đứng hay ngồi. Cơn đau bụng sẽ mau hơn khi mẹ bầu di chuyển hoặc bưng bê vật nặng.

Thai phụ mang thai 33 tuần không chỉ có cảm giác đau bụng lâm râm mà còn hay bị gò cứng bụng. Nguyên nhân của hiện tượng này là do hormone trong 3 tháng cuối làm tử cung của mẹ co bóp.

Theo các bác sĩ sản khoa, đây là những biểu hiện sinh lý bình thường. Các mẹ không cần lo lắng quá vì không ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Mẹ mang thai 33 tuần đau bụng lâm râm khi nào thì nguy hiểm?

Mẹ cảm thấy đau dữ dội và kéo dài

Cảm thấy buồn nôn

Bị chảy máu âm đạo và dịch tiết rất nhiều

Hoa mắt, chóng mặt; sốt cao và co giật

Lúc này, mẹ bầu cần đến khai phòng khám chuyên khoa sản uy tín để được thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Mẹ nên làm gì khi mang thai bị đau bụng lâm râm?

Nếu mẹ bầu bị đau bụng lâm râm trong tam cá nguyệt thứ 3 thì cần tuân thủ một số nguyên tắc như:

Khám thai theo đúng lịch của bác sĩ. Nếu mẹ thấy cơn đau bụng kèm theo các triệu chứng bất thường thì nên đi khám ngay.

Việc lo lắng và hội chứng trầm cảm khi mang thai có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Trong đó, có các cơn đau bụng dưới. Do đó, mẹ hãy cố gắng thư giãn và chia sẻ cùng người thân để giảm áp lực cho bản thân.

Mẹ nên có chế độ ăn uống phù hợp với nhiều rau xanh, trái cây và chất xơ. Việc bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, mẹ bầu sẽ được tăng cường hệ miễn dịch.

Các mẹ cũng có thể tập kegel giúp mẹ dẻo dai và khỏe hơn trong 3 tháng cuối thai kỳ.

Mẹ nên hạn chế quan hệ tình dục trong 3 tháng cuối. Bởi có thể tăng nguy cơ nhiễm âm đạo. Đồng thời, hàm lượng hormone sinh ra khi quan hệ sẽ làm mẹ đau râm ran ở dạ con.

Không nên vận động mạnh hay mang vác vật nặng để giảm áp lực lên tử cung.

Một số triệu chứng nguy hiểm mẹ có thể gặp phải khi đau bụng

Một số trường hợp mẹ đau bụng lâm râm kèm theo dấu hiệu bất thường thì không chỉ là biểu hiện sinh lý mà còn là dấu hiệu cảnh báo về các triệu chứng:

Bong nhau thai

Đây là hiện tượng nhau thai tách khỏi tử cung của mẹ sớm hơn ngày dự sinh. Khi đó, mẹ có thể sinh non, thai lưu và gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Mẹ cần được cấp cứu ngay để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Mẹ mang thai 33 tuần đau bụng lâm râm cũng có thể là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Dấu hiệu nhận biết dễ nhất là mẹ đi vệ sinh nóng rát, nước tiểu có mùi lạ và buồn tiểu liên tục, có khi cón có máu và mủ. Mẹ mà bị viêm đường tiết niệu trong 3 tháng cuối thai kỳ có thể sinh non.

Dấu hiệu sinh non

Nếu mẹ thấy đau bụng râm ran kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối, đau lưng và dịch nhầy ra nhiều thì có thể là dấu hiệu sinh non. Mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra để biết chính xác và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Dấu Hiệu Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Sắp Sinh?

Nhiều mẹ bầu mới mang thai lần đầu thường lo lắng khi bị đau bụng lâm râm ở những tháng cuối thai kỳ. Ở những tháng cuối thai kì nguy cơ rủi ro cho bé yêu đã giảm đi rất nhiều. Mẹ chỉ cần dưỡng thai tốt và chọn bệnh viện uy tín để sinh thì bé yêu sẽ bình an chào đời. Vì thế các mẹ đừng lo lắng nếu bị đau bụng lâm râm vì có thể đây là dấu hiệu sắp sinh ngoài ra còn có thể do các nguyên nhân như.

Nguyên nhân đau bụng lâm râm Bong nhau thai

Bong nhau thai là hiện tượng nhau thai tách ra khỏi tử cung của mẹ bầu trước khi chuyển dạ. Nhiều bà bầu gặp tình trạng này trước khi sinh. Điều này rất nguy hiểm cho cả mẹ lẫn thai nhi ở trong bụng.

Mẹ bầu có thể dễ dàng nhận biết bong nhau thai bằng những triệu chứng như đau bụng, chảy máu, đau lưng, nhiều cơn co thắt mạnh ở bụng – những cơn co thắt này khiến mẹ bầu đau quặn lên.

Các cơ và dây chằng bị chèn ép

Đến tháng cuối, kích thước bụng bầu của các mẹ đã đạt cực đại. Thai nhi của mẹ đang tăng tốc để đạt được cân nặng cuối cùng trước khi chào đời. Tử cung của mẹ bầu lớn dần lên, điều đó đã gây sức ép không hề nhỏ đến các cơ cũng như một số bộ phận bên trong cơ thể mẹ. Các cơ và dây chằng bị kéo căng khiến cho mẹ bầu mang thai tháng cuối đau bụng lâm râm.

Cơn gò tử cung

Vào các tháng cuối thai kỳ, hầu hết các mẹ đều gặp phải những cơn gò tử cung nhẹ trước khi bước vào giai đoạn chuyển dạ thật sự. Cũng có thể gọi đây là các cơn chuyển dạ giả hoặc cơn co Braxton Hicks. Một số đặc điểm của các cơn chuyển dạ giả như:

Bụng mẹ đau nhẹ hoặc dữ dội, thường là ở trước bụng hoặc vùng xương chậu.

Xuất hiện các cơn đau đột ngột và nhanh biến mất, không liên tục, cường độ không tăng lên theo thời gian.

Khi thay đổi tư thế, cơn đau có thể giảm.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng lâm râm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy các mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Ngoài triệu chứng trên, nếu nhiễm trùng, khi đi tiểu các mẹ sẽ có cảm giác nóng rát, đi tiểu thường xuyên, nước tiểu có mùi lạ. Trường hợp nhiễm trùng nặng, mẹ bầu có thể bị sốt, trong người ớn lạnh, tiểu ra máu và mủ. Lưu ý nếu ở quý 3 của thai kỳ, các mẹ phát hiện mình có các triệu chứng nhiễm trùng đường tiết niệu thì nên nhanh chóng đi khám bác sĩ vì về lâu dài nó có thể gây sinh non.

Dấu hiệu báo sắp sinh

Mang thai tháng cuối hay bị đau bụng dữ dội, đau theo từng cơn, bụng căng cứng kèm theo hiện tượng rò rỉ nước ối thì mẹ bầu cần được đưa đi bệnh viện ngay lập tức bởi đây là một số triệu chứng điển hình thông báo thời gian chuyển dạ đã đến. Thai nhi chào đời lúc này sẽ có cân nặng khoảng 2kg đến 3kg. Nếu sinh ra quá nhẹ cân so với mức chuẩn, bé yêu sẽ được nuôi trong lồng kính mộ thời gian cho đến khi tình trạng sức khỏe ổn định.

Một số dấu hiệu sắp sinh mẹ nên biết Ra máu cá

Trong suốt , ở vị trí chỗ nối cổ tử cung và âm đạo của mẹ bầu luôn có một nút nhầy vững chắc. Bên cạnh lớp cơ thành tử cung, lớp màng ối, nút nhầy này cũng là một hàng rào bảo vệ cho thai nhi, chống sự xâm nhập của vi khuẩn hay các lực tác động cơ học từ bên ngoài vào trong buồng ối.

Chính vì vậy, khi cổ tử cung của mẹ bắt đầu mở ra, nút nhầy sẽ bị bung ra và thoát ra ngoài cửa âm đạo như một chút nhầy nhớt, có màu hồng. Đây là dấu hiệu cảnh báo thời khắc chuyển dạ của mẹ chính thức chuẩn bị bắt đầu.

Vỡ nước ối

Thai nhi phát triển trong một túi lỏng bảo vệ được gọi là túi ối. Khi túi ối bị vỡ đồng nghĩa với việc con đã sẵn sàng ra đời. Tuy nhiên, không phải ai cũng gặp dấu hiệu này (chỉ có 8-10% mẹ bầu vỡ ối trước khi sinh).

Các cơn co thắt sẽ ngày càng mạnh và liên tục

Các cơn co thắt chính là những dấu hiệu sắp chuyển dạ rõ ràng nhất. Mẹ bầu sẽ cảm thấy đau quặn thắt như thể các cơ trong tử cung đang siết chặt để chuẩn bị đẩy bé ra ngoài. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên phân biệt hàng thật và hàng giả, co thắt Braxton-Hicks sẽ diễn ra vài tuần hay thậm chí là vài tháng trước khi sinh.

Mách mẹ một vài dấu hiệu phân biệt

Cơn co thắt thật sẽ đau, mạnh và khó chịu hơn

Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi các mẹ thay đổi tư thế

Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của mẹ.

Tần suất co thắt sẽ ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

Tiêu chảy

Nếu đến cuối thai kỳ từ khi thai nhi 38 tuần tuổi trở đi và các mẹ bầu vẫn duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp vệ sinh mà lại xuất hiện tình trạng tiêu chảy nhẹ thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm đấy. Bởi vì đường ruột của mẹ bầu đang tự làm vệ sinh để chuẩn bị cho thời khắc quan trọng sắp tới.

► Theo dõi các kiến thức bổ ích cho mẹ bầu tại

Bầu 35 Tuần Đau Bụng Râm Râm, Có Phải Dấu Hiệu Mẹ Sắp Sinh Non?

Bầu 35 tuần đau bụng râm râm một cách bất ngờ có phải dấu hiệu mẹ đang chuyển dạ sinh non? Lúc này nên xử lý ra sao? Nếu đi bệnh viện thì bác sĩ sẽ làm gì với thai phụ?

Bà bầu 35 tuần đau bụng râm râm có phải dấu hiệu chuyển dạ sinh non? Thời điểm này mẹ sẽ gặp những tình trạng nào không thoải mái?

Bước vào những tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể đối mặt với nhiều triệu chứng khó chịu như:

Mệt mỏi

Đi tiểu thường xuyên

Khó ngủ

Ợ nóng

Sưng mắt cá chân, ngón tay hoặc mặt

Bệnh trĩ

Đau thắt lưng với đau thần kinh tọa

Ngực mềm

Hiện tượng chảy nước, sữa (sữa non) từ bầu ngực

Nếu bà bầu 35 tuần sinh trong thời gian này, em bé sẽ được coi là sinh non và sẽ cần được chăm sóc đặc biệt.

Vậy đau bụng râm ran lúc này có phải dấu hiệu sinh non?

Nếu bà bầu 35 tuần đau bụng râm râm như lúc sắp đến chu kỳ kinh bất ngờ thì nên cảnh giác, vì đây cũng là một trong những dấu hiệu báo hiệu sinh non. Ngoài ra, những triệu chứng sau cũng cảnh báo cho mẹ nguy cơ con đang “lâm le” muốn chào đời sớm hơn dự kiến như:

Đau âm ỉ ở thắt lưng và kéo dài trong nhiều ngày

Cảm giác tau tức vùng xương chậu

Dịch âm đạo bất thường và luôn trong tình trạng ẩm ướt kèm theo chút máu hoặc chất nhầy

Cảm giác đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy

Chuyện gì sẽ xảy ra nếu bác sĩ nghi ngờ bầu 35 tuần đau bụng râm râm là dấu hiệu sinh non? Các xét nghiệm về chuyển dạ sinh non

Nếu thai phụ 35 tuần đau bụng râm râm và kèm theo những triệu chứng khác báo hiệu chuyển dạ sinh non thì bác sĩ sẽ có thể thực hiện:

Dùng một máy theo dõi thai nhi được sử dụng để kiểm tra các cơn co thắt và đảm bảo rằng em bé không gặp bất kỳ tình trạng nào.

Cổ tử cung sẽ được kiểm tra để xác định xem có đang mở hay không.

Mẹ bầu 35 tuần đau bụng râm râm có thể được siêu âm để đánh giá lượng nước ối và kích thước và tuổi thai của em bé.

Nếu bác sĩ cho rằng mẹ đang chuyển dạ sinh non?

Vì mỗi ngày em bé còn trong bụng mẹ thì tỷ lệ cải thiện cơ hội sống sót và sức khỏe tốt hơn của con càng cao, do đó mục tiêu chính của bác sĩ sẽ là cố gắng trì hoãn chuyển dạ càng lâu càng tốt.. Mẹ cũng có thể được cho về nhà nghỉ ngơi với đầy đủ dặn dò cần thiết. Hoặc, tùy thuộc vào những biến chứng khác mà mẹ có thể gặp phải, bác sĩ có thể giữ mẹ lại bệnh viện. Lúc này, mẹ có thể được đội ngũ y tế thực hiện những điều sau:

Truyền dịch tĩnh mạch: cơ thề càng có nhiều nước thì khả năng các cơn co thắt tiếp tục càng thấp.

Thuốc kháng sinh: mẹ bầu cũng có thể được cho dùng thuốc kháng sinh, đặc biệt nếu việc kích hoạt chuyển dạ là do nhiễm trùng. Và nếu mẹ bầu vẫn chưa được xét nghiệm vi khuẩn liên cầu nhóm B (thường được thực hiện sau 35 tuần thai kỳ), mẹ bầu sẽ được tiêm kháng sinh qua đường tĩnh mạch để ngăn ngừa khả năng lây truyền vi khuẩn sang con trong trường hợp mẹ thực sự là người mang mầm bệnh.

Thuốc corticosteroid: tuy loại thuốc này được khuyến cáo cho phụ nữ mang thai từ 24 đến 34 tuần dự kiến ​​sẽ chuyển dạ sinh non, nhưng vào năm 2023, Đại học Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) cũng đưa ra khuyến nghị cho thấy một số phụ nữ có nguy cơ sinh non cũng được sử dụng corticosteroid trước sinh trong giai đoạn cuối sinh non, hoặc giữa tuần thứ 34 và 37 của thai kỳ để hỗ trợ phát triển phổi ở thai nhi.

Luôn nhớ khám thai kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ, quan tâm chăm sóc đời sống thể chất và tinh thần, và luôn quan sát kỹ cơ thể luôn không bao giờ thừa, mà còn đảm bảo an toàn cho hai mẹ con.

Thích Viết lách, Du lịch, làm đẹp và nhảy

Bầu 33 Tuần Bị Đau Tức Bụng Dưới Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non?

Nguyên nhân thông thường gây ra hiện tượng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới Tử cung phát triển

Tử cung phát triển thường chiếm chỗ đường ruột, khiến mẹ buồn nôn hoặc trướng bụng. Mẹ bầu nên ăn chia nhỏ bữa ăn và ăn nhiều bữa hơn. Ngoài ra, hãy chia thời khóa biểu để có chế độ nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục. Đặc biệt mẹ nên đi tiểu ngay sau khi mắc tiểu.

Đau dây chằng tròn

Dây chằng tròn là phần kết nối giữa phía trước tử cung và hai bên háng. Khi tử cung phát triển trong thai kỳ, dây chằng tròn sẽ giãn ra để thích nghi với sự lớn dần của thai nhi. Vì vậy, mỗi bước di chuyển của mẹ bầu có thể khiến dây chằng tròn co thắt, gây nên những cơn đau khó chịu. Để hạn chế tình trạng này, tránh cử động đột ngột, tập yoga và các bài tập vận động nhẹ nhàng.

Táo bón và khí dư

Thủ phạm gây ra triệu chứng này chính là hormone progesterone tăng cao trong thai kỳ. Lúc này, hệ tiêu hóa hoạt động kém, thức ăn chậm chuyển hóa hơn bình thường. Để ngừa táo bón, mẹ nên uống nhiều nước và ăn các loại thực phẩm giàu chất xơ. Nếu tình trạng nghiêm trọng hơn, mẹ nên tham vấn ý kiến chuyên môn của bác sĩ.

Cơn co giả Braxton Hicks

Cơn gò Braxton Hicks là cơn co thắt tử cung co bóp liên tục. Khi thai nhi càng phát triển, các cơn gò Braxton Hicks xảy ra thường xuyên hơn. Mất nước là nguyên nhân làm kích hoạt các cơn co thắt Braxton Hicks. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước trong thai kỳ.

Báo động đỏ cho mẹ bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới

Ngoài những cơn đau bụng thông thường, phụ nữ mang bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới cần cẩn thận với các bệnh lý nguy hiểm sau đây:

Sinh non

Dấu hiệu: thai phụ đau bụng từng cơn, tức nặng bụng dưới, đau lưng, kèm dịch âm đạo màu hồng hoặc dịch nhầy. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần được đưa đi cấp cứu ngay lập tức.

Nhau bong non

Đây là trạng thái bánh nhau bong sớm một phần hay hoàn toàn trước khi thai được sinh ra ngoài. Nhau thai khi bong ra khỏi thành tử cung nghĩa là dòng máu nuôi dưỡng thai nhi cũng bị cắt đứt. Thai nhi lúc này cần đưa ra ngoài ngay. Triệu chứng nhau bong non thường gặp: đau bụng đột ngột, dữ dội, bụng cứng như gỗ, ra máu âm đạo loãng, sẫm màu. Mẹ có thể choáng, tim thai bất thường.

Tiền sản giật

Dấu hiệu bệnh tiền sản giật ở thai phụ: đau đầu, đau giữa bụng phía trên rốn hay lệch phải, tức ngực, khó thở, phù tay chân. Bệnh chỉ có thể phát hiện sớm qua đo huyết áp và kiểm tra nước tiểu vào nửa sau thai kỳ.

Nhiễm khuẩn đường tiết niệu

Triệu chứng điển hình bao gồm: cơn mắc tiểu đột ngột, đau rát khi đi tiểu và đi tiểu ra máu. Một số thai phụ bị nhiễm trùng tiểu cũng có cả triệu chứng đau bụng. Bệnh này có thể dẫn đến nhiễm trùng ở thận và làm tăng nguy cơ sinh non. Nếu phát hiện sớm, bệnh này có thể được chữa khỏi bằng thuốc kháng sinh.

Làm gì để giảm đau bụng thông thường đối với phụ nữ đang mang bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới? Nghỉ ngơi, thư giãn

Khi bị đau bụng dưới, cơ thể mẹ thường mệt mỏi, khó chịu và không muốn ăn gì cả Mẹ nên nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý để không ảnh hưởng tới sức khỏe của cả hai mẹ con.

Tránh ngồi lâu một chỗ

Ngồi quá lâu một chỗ sẽ gây ra áp lực lớn cho bụng dưới. Nếu công việc đòi hỏi ngồi nhiều, thì sau khoảng 1 tiếng mẹ nên đứng lên đi lại.

Uống nhiều nước

Nước sẽ là “vị cứu tinh” giúp mẹ giảm đau tức bụng dưới khi mang thai đấy! Các mẹ nên uống từ 2,5-3 lít nước mỗi ngày. Mẹ có thể uống nhiều hơn vào những ngày nóng bức tránh tình trạng cơ thể bị mất nước.

Chế độ ăn hợp lý

Các thức ăn chứa nhiều protein, canxi, sắt, chất xơ… giúp hệ tiêu hóa của mẹ luôn khỏe mạnh. Tránh xa các món ăn cay nồng, nóng, chua, thức ăn sống. Đây là thủ phạm gây ra tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở mẹ bầu.

Chườm khăn nóng vào vùng bụng

Mẹ cũng có thể chườm khăn nóng vào vùng bụng bị đau để giảm cơn đau tức khó chịu.

Massage nhẹ nhàng, vận động đơn giản

Massage nhẹ nhàng cũng là giải pháp giúp mẹ bầu thư giãn và giảm tình trạng đau tức bụng dưới. Ngoài ra mẹ bầu có thể tham gia các lớp tập dành cho phụ nữ mang thai, đi bộ bơi.

Tạm kết

Tình trạng bầu 33 tuần bị đau tức bụng dưới không quá nguy hiểm như nhiều mẹ nghĩ. Đôi khi đau bụng dưới chỉ là hiện tượng bình thường do tử cung bị chèn ép. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Đau bụng kèm theo đau lưng, đau đầu dữ dội, xuất huyết âm đạo có thể là dấu hiệu nghiêm trọng. Thai phụ cần tới ngay cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.

Mang Thai 33 Tuần Bị Gò Bụng Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non Không ?

1. Mang thai tuần 33 bị gò bụng như thế nào ?

Bà bầu tuần 33 đôi khi gặp phải những cơn co thắt tử cung, khiến cho tử cung co cứng lại, biểu hiện khá giống với chuyển dạ, hiện tượng này gọi là cơn co thắt Braxton Hicks, hay cơn gò chuyển dạ “giả”. Ngoài ra, xương chậu của sản phụ trong tuần thai này đã bắt đầu mở rộng và có thể gây đau, nhất là phía sau hông. Bào thai phát triển to, lấn vào phần dưới của xương sườn, ảnh hưởng đến lồng xương sườn, khiến cho thai phụ bị đau. Một số bà bầu mang thai tuần 34 có dây rốn bị đẩy ra ngoài do bụng căng to.

– Áp lực lên tử cung: Cùng với sự phát triển của thai nhi, áp lực lên tử cung và các bộ phận khác cũng lớn dần. Ở tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi còn nhỏ nên mẹ sẽ không cảm thấy rõ ràng. Nhưng sang tam cá nguyệt thứ 3, những áp lực này sẽ làm mẹ bầu dễ nhận thấu những cơn gò cứng bụng.

– Chuyển động của thai nhi: Mẹ sẽ nhận thấy những cơn gò nhẹ trên bụng mỗi lần cục cưng trong bụng đạp, hoặc xoay người.

– Táo bón khi mang thai: Mang thai tháng tuần 34 bụng căng cứng cũng có thể do táo bón. Không chỉ ảnh hưởng đến tâm lý, táo bón khi mang thai có thể tích tụ chất độc trong cơ thể, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa, việc mẹ phải dùng sức rặn mỗi lần đi vệ sinh, nhất là trong những tháng cuối còn làm tăng nguy cơ sinh non, sảy thai.

– Mẹ bầu bị mất nước: Một số trường hợp cơ thể bị mất nước khi mang thai cũng gây ra các cơn gò.

– Bàng quang đầy: Không kịp thời “giải phóng” lượng nước khi bàng quang đã đầy cũng có thể “kích hoạt” các cơn gò cứng bụng.

2. Bị gò bụng ở tuần 33 như thế nào là dấu hiệu sắp sinh ?

Ngay khi mẹ thấy các cơn gò xuất hiện nhiều hơn trong 1 khoảng thời gian nhất định thì mẹ cần phải theo dõi kỹ lưỡng vì đây là một trong những dấu hiệu sinh non

– Diễn ra 1 chu kỳ đều đặn.

– Cơn gò kéo dài hơn 2 phút.

– Mẹ cảm thấy đau tức bụng mức độ nhiều hơn.

– Có xuất hiện dấu hiệu chảy máu âm đạo.

3. Cách giảm triệu chứng bị gò bụng khi mang thai tuần 33

– Mẹ nên ngồi xuống hoặc nằm nghỉ ngơi: Khi bụng mẹ bị căng cứng mẹ nên từ từ ngồi xuống. Khi ngồi dậy mẹ cũng nên từ từ di chuyển nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến hệ xương của mẹ.

– Uống 1 ly nước ấm và thư giãn đầu óc: điều này sẽ giảm các cơn gò.

– Tránh tuyệt đối các hành động nguy hiểm khi thai nhi có cơn gò không vận động mạnh, tránh quan hệ tình dục vào thời điểm mẹ có cơn gò bụng.

– Đến ngay các cơ sở y tế để dc bác sĩ phụ sản khám và theo dõi các cơn gò bất thường đê kịp thời xử lí tránh trường hợp sinh non.

Thai 36 Tuần Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Dấu Hiệu Chuyển Dạ?

Thai 36 tuần đau bụng lâm râm là hiện tượng thường xuyên xuất hiện khiến nhiều thai phụ lo lắng. Bởi đó có thể là dấu hiệu báo sắp lâm bồn. Nhưng khi thai 36 tuần thì con đã đủ sức khỏe để chào đời chưa? Điều đó có gây nguy hiểm cho mẹ hay thai nhi?

Thai 36 tuần đau bụng lâm râm có gây nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi?

Mẹ mang thai 36 tuần dễ dàng gặp phải các cơn gò từ cung hay đau bụng lâm râm. Vì lúc này, thai nhi lớn và tạo áp lực ngày càng lớn lên tử cung của mẹ. Nhưng để xét mức độ nguy hiểm hay không thì cần phải xem xét về tần suất, cường độ cơn đau bụng; có ra máu hay dịch nhầy gì không; lượng ra như thế nào nhiều hay ít…

Khi xác định được các vấn đề đó thì mới biết mẹ mang thai 36 tuần đau bụng lâm râm có gây nguy hiểm không. Thông thường, mẹ đau lâm râm và không kèm theo các dấu hiệu gì bất thường thì chỉ là hiện tượn sinh lý tự nhiên.

Tuy nhiên, các mẹ cũng chớ có chủ quan. Mẹ nên đến phòng khám, bệnh viện chuyên khoa sản uy tín để kiểm tra. Nếu có những bất thường xẩy ra thì bác sĩ sẽ can thiệp kịp thời, đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con.

Một số điều mẹ cần tránh khi thai 36 tuần đau bụng lâm râm

Hạn chế chạm vào nhũ hoa hay lấy tay xoa vào bụng bầu

Kiêng quan hệ tình dục

Đi lại nhẹ nhàng, tránh va chạm vào vùng bụng.

Khám định kỳ mỗi tuần 1 lần để bác sĩ theo dõi. Nếu có bất thường xảy ra thì bác sĩ sẽ mổ lấy thai sớm tránh gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của hai mẹ con.

Các dấu hiệu thường gặp khi thai nhi 36 tuần mẹ cần phải biết

Một số dấu hiệu khi mang thai 36 tuần xuất hiện là điều bình thường. Vì vậy, mẹ nên biết để tránh việc lo lắng quá.

Mẹ có thể giảm cân, thai nhi tăng cân chậm

Tháng cuối, thai nhi thường tăng cân chậm chỉ khoảng vài gram. Còn cân nặng của mẹ lại có xu hướng giữ nguyên hay giảm. Lý do mẹ sụt cân có thể do thiếu nước ối, khả năng tạo nước ối giảm và hay đi tiểu. Cơ thể mẹ sẽ thiếu nước nên cân nặng theo đó sụt một chút.

Thai nhi đạp ít hơn

Tháng cuối, thai nhi đạp ít hơn so với tháng trước. Nhưng mẹ chớ lo lắng và đôi lúc sẽ cảm nhận những cú đá mạnh ở vùng sườn, bụng hay chân tay chạm tới tử cung của mẹ.

Nhiều cơn đau xuất hiện

Thời điểm này, thai nhi lớn và chèn lên dây thần kinh, mạch máu ở xương chậu. Theo đó, mẹ sẽ bị chuột rút ở vùng đùi. Còn dây chằng bị yếu đi do sự thay đổi của hormone nên thai phụ thường có cảm giác nặng nề, mệt mỏi.

Khó thở, ợ nóng

Càng đến ngày sinh, mẹ bầu càng dễ gặp phải các biểu hiện khó chịu như khó thở, thở ngắn, khó thở, ợ nóng… Bên cạnh đó, bàng quang của mẹ bầu chịu sức ép của thai nhi nên mẹ có dấu hiệu táo bón, tiểu rắt…

Tăng áp lực ở xương chậu

Thai phụ sẽ xuất hiện nhiều cơn đau nhói ở xương sống và xương chậu hơn. Vì thai nhi tụt dần xuống phía dưới để chuẩn bị cho cơn chuyển dạ. Cơn đau sẽ dịu hơn nếu mẹ thay đổi tư thế nằm hay ngồi. Mẹ bầu nên đi bộ nhẹ để nâng cao sức khỏe cho cả hai mẹ con chuẩn bị vượt cạn.

Khó ngủ về đêm

Không chỉ gặp khó khăn đi lại mà mẹ mang thai 36 tuần còn mắc chứng khó ngủ. Mẹ hay bị mỏi lưng, tức bụng nên khó ngủ sâu giấc vào ban đêm. Vì vậy, giấc ngủ trưa ngắn rất cần thiết cho mẹ bầu lấy lại năng lượng.

Nhìn chung, mẹ bầu không nên quá lo lắng khi thai 36 tuần đau bụng lâm râm. Nhưng để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con thì mẹ nên đi khám theo chỉ định của bác sĩ. Nếu có bất cứ dấu hiệu nào bất thường đi kèm với con đau bụng thì mẹ chuẩn bị tâm lý là sắp lâm bồn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thai 33 Tuần Đau Bụng Lâm Râm Có Phải Là Dấu Hiệu Sinh Non? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!