Bạn đang xem bài viết Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Trắng Có Đáng Lo Không? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1. Khi thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng là bị gì?
– Ở tuần thai thứ 39 mẹ có thể chuyển dạ bất cứ lúc nào. Vì vậy việc chú ý để nhận biết các dấu hiệu là cần thiết để mẹ có thể kịp thời nhập viện sinh nở.
- Dịch nhầy màu trắng là một trong những dấu hiệu cho biết mẹ sắp sinh
Làm gì để hạn chế tình trạng thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng này?
- Bạn chẳng thể làm gì để ngăn ngừa tình trạng dịch nhầy chảy ra nhiều như thế vì đó là kết quả tự nhiên của cơ thể. Bạn có thể dùng một lớp lót mỏng để ngăn dịch thấm ra ngoài quần, tuy nhiên nên hạn chế dùng băng vệ sinh khi mang thai.
- Nên giữ cho cơ quan sinh dục luôn sạch sẽ, rửa từ trước ra sau và mặc quần lót bằng cotton, thoáng, mềm, nhẹ. Không nên mặc quần nylon, tất chật, tắm bọt, dùng giấy toilet để lót, dùng xà bông khử mùi, xịt nước hoa…
- Thêm một lưu ý nữa là bạn không nên tắm rửa âm đạo bằng vòi hoa sen, nó sẽ làm mất cân bằng môi trường âm đạo và tăng nguy cơ bị nhiễm khuẩn. Một số trường hợp, tắm rửa âm đạo bằng vòi hoa sen, không khí bị đẩy mạnh vào trong gây ra những tai hại cho thai nhi.
Dấu hiệu chuyển dạ thật đi kèm với thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng
– Trong một tiếng đồng hồ, cứ 10 phút hoặc hơn lại có một cơn co – cảm giác cơ bụng bị bóp chặt, gây đau lưng hoặc đau bụng dưới. Thường xuyên có cảm giác co bóp mạnh hay đau ở lưng hoặc bụng dưới. Bụng tụt xuống thấp.
– Hormone trong thai kỳ có khả năng làm thay đổi chức năng của ruột, có thể bị đau bụng lâm râm, đi tiêu nhiều hơn và đi tiêu phân lỏng. Nhiều người còn cảm thấy buồn nôn và nôn trong giai đoạn này.
– Cảm thấy sức ép lên khung chậu hoặc âm đạo. Bị chuột rút giống như khi có kinh nguyệt.
– Dịch âm đạo có màu trắng đục, giống như lòng trắng trứng gà hoặc có chất nhầy màu hồng.
Âm đạo chảy máu. Dịch âm đạo tiết ra nhiều và thay đổi, từ loãng, quánh như keo dán giấy trở thành dày hơn, có thể lẫn máu đỏ. Khi cổ tử cung mỏng đi, những mạch máu nhỏ ở cổ tử cung bị vỡ. Vì thế, mẹ bầu có thể nhìn thấy những vệt máu màu đỏ hoặc nâu đỏ có lẫn trong dịch nhầy.
– Vỡ nước ối. Nếu vỡ ối trước khi có các dấu hiệu chuyển dạ khác thì cuộc “vượt cạn” có thể diễn ra trong ít phút hoặc vài giờ đồng hồ tới. Một số trường hợp mẹ sẽ vỡ ốm sớm trước khi sinh gần một ngày.
2.Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu trắng khi nào mẹ bầu cần đi viện?
Như vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu báo sinh trên thì mẹ cần bình tĩnh thu xếp đồ đạc để nhập viện. Việc nhập viện lúc này không nên chậm trễ, đặc biệt với dấu hiệu vỡ ối hoặc xuất hiện các cơn gò dồn dập.
Cách kích thích chuyển dạ tự nhiên
- Mẹ có thể ăn món Thái với cà ri thật cay hoặc uống một ít dầu hải ly để giúp co thắt cơ ruột. - Kích thích đầu núm vú để giúp tử cung co thắt. - Kích thích nhũ hoa để thúc đẩy sinh nở - Việc đi bộ qua lại cũng giúp cổ tử cung mỏng đi và dễ giãn nở hơn.
TẶNG SÁCH THAI GIÁO CỰC HAY MẸ BẦU KHÔNG THỂ BỎ QUA
“Những bí kíp vàng để có thai kỳ khỏe mạnh”
Bạn sẽ được:
Tìm hiểu sự phát triển của thai nhi trong 40 tuần thai Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng mang thai Những mẹo nhỏ cực hữu ích mẹ bầu nào cũng phải có… và rất nhiều thông tin thai kỳ bổ ích khác
ĐỂ LẠI SỐ ĐIỆN THOẠI TẠI ĐÂY ĐỂ ĐƯỢC BÁC SĨ TƯ VẤN NGAY
HOTLINE: 1900.4539 hoặc 033.249.6789
Bác Sỹ Nguyễn Cảnh Chương – PGĐ khoa chuẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản Hà Nội. Chuyên Gia tư vấn của nhãn hàng Thảo Dược Củ Gai An Thái Phương
ĐỂ LẠI THÔNG TIN BÁC SỸ SẼ GỌI LẠI CHO BẠN
Hoặc gọi ngay đến số bác sĩ ✆ 033. 249. 6789
Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Vàng
Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng có phải là dấu hiệu bất thường hay không? Bài viết sau sẽ giúp mẹ bầu giải đáp nỗi băn khoăn về vấn đề này.
Ra dịch màu vàng khi mang thai tháng cuối do đâu? Nó có phải là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của mẹ và bé đang gặp nguy hiểm?
Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là bình thường
Khi mang thai, nồng độ hormone estrogen và progesterone và lưu lượng máu đến âm đạo tăng lên. Từ đó, lượng dịch tiết âm đạo (còn gọi là khí hư) sẽ tiết ra nhiều hơn bình thường. Dịch âm đạo có công dụng ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân có hại vào cơ quan sinh dục. Ngoài ra, nó còn có vai trò giữ ẩm, đào thải tế bào chết và vi khuẩn ra ngoài. Mục đích của hoạt động này là bảo vệ cơ quan sinh sản cũng như thai nhi.
Thai 38, 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng
Khi thai 38, 39 tuần bị ra dịch nhầy màu vàng cũng là bình thường. Bởi vì đây chính là nút nhầy tử cung đã bong ra. Chất nhầy này đặc, có màu vàng hoặc có máu. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu thấy xuất huyết có màu nâu hoặc hồng, giảm thị lực, đau dưới xương sườn thì cần lưu ý. Bởi đó cũng là một trong những dấu hiệu cho thấy mẹ bầu sắp sinh.
Ra dịch màu vàng khi mang thai tháng cuối do mắc bệnh phụ khoa
Như đã đề cập ở trên, thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng là hiện tượng bình thường. Tuy nhiên mẹ bầu cần phải cẩn trọng nếu có những hiện tượng khác đi kèm. Ví dụ như dịch có mùi hôi, có bọt, dịch đặc, nhầy hơn và ngứa ngáy vùng kín. Những dấu hiệu trên cho thấy mẹ bầu có thể đang mắc các bệnh phụ khoa. Các bệnh này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi.
Viêm âm đạo
Khi mang thai, phụ nữ dễ bị nhiễm trùng âm đạo hơn. Bệnh do hormone thai kì làm thay đổi sự cân bằng của nấm men và vi khuẩn trong âm đạo. Từ đó khiến mẹ bầu dễ bị nhiễm trùng nấm men hoặc nhiễm khuẩn âm đạo. Viêm âm đạo là do nhiễm nấm candida hoặc trùng roi trichomonas. Nếu không điều trị, nhiễm trùng âm đạo có thể lan đến tử cung và gây nguy hiểm cho bé. Căn bệnh này còn có thể tăng nguy cơ sinh non, thai chết lưu…
Mụn cóc sinh dục
Mụn cóc sinh dục cũng khiến mẹ bầu khi có thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng. Ngoài ra dịch lúc này sẽ có mùi hôi và ngứa ngáy vùng kín. Mụn cóc sinh dục nguy hiểm khi khiến mẹ bầu suy giảm chức năng dẫn đến việc khó sinh. Trẻ sinh ra qua ngả âm đạo cũng có khả năng nhiễm bệnh cao. Vì thế đây cũng là một vấn đề mẹ bầu cần hết sức lưu tâm.
Viêm vùng chậu
Khi thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng, có mùi hôi và đau tức vùng bụng dưới thì mẹ bầu có nguy cơ viêm vùng chậu. Tuy nhiên, để chính xác hơn thì mẹ bầu nên đi khám bác sĩ.
Bệnh lậu
Ngoài ra dịch màu vàng, có mùi hôi tanh, mẹ bầu mắc bệnh lậu còn bị tiểu buốt, tiểu rát… Nếu thai 38 tuần ra dịch nhầy màu vàng do mắc bệnh lậu vào cuối thai kì thì rất nguy hiểm với trẻ. Trẻ sinh ra bị lây nhiễm sẽ gặp vấn đề về đường hô hấp.
Lưu ý khi vệ sinh bộ phận sinh dục
Khi vệ sinh cửa mình, mẹ bầu nên thực hiện từ trước ra sau. Đây là biện pháp tốt nhất để tránh đưa vi khuẩn từ hậu môn vào âm đạo. Mẹ bầu nên chọn đồ lót làm từ cotton hoặc các loại sợi tự nhiên, thoáng khí khác. Và các chuyên gia cũng khuyên mẹ bầu nên tránh xa quần bó sát. Nếu dịch tiết có mùi khó chịu, mẹ bầu cũng không nên thụt rửa bằng các dung dịch chứa mùi quá nồng khác.
Thay lời kết
Các mẹ bầu nên tuân thủ lịch khám thai định kì. Đặc biệt là khi thai 39 tuần ra dịch nhầy màu vàng thì nên đi khám ngay lập tức. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên có những biện pháp phòng tránh viêm nhiễm phụ khoa. Từ đó, sức khỏe của mẹ và bé thêm phần đảm bảo.
Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Trắng, Đau Bụng Lâm Râm Là Sắp Sinh
Thai 39 tuần đau bụng lâm râm là sắp sinh?
Chị em lưu ý dấu hiệu ra dịch trắng vùng sinh dục nhiều có thể là dấu hiệu sắp đến thời điểm sinh nên chị em cần đến viện khám ngay. Ngoài ra, còn có các dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh, chị em lưu ý như sau:
– Vỡ nước ối
Khi túi ối bị vỡ, chị em có thể cảm nhận được tiếng “bục” của túi ối và dòng nước ối tràn ra từ vùng kín, có lúc chảy nhiều như bị bục nước thậm chí liên tục, xuống cả chân.
Nước ối có màu gì ? Nước ối có thể có màu trắng trong, hồng, nâu hoặc xanh. Chị em lưu ý nếu chất lỏng có màu vàng và có mùi của nước tiểu thì có thể thai phụ đang bị són tiểu. Nếu ra ít có thể là trường hợp bị rỉ ối, thường gặp ở thời gian cuối thai kỳ.
– Thai nhi tụt xuống thấp
Đối với các mẹ bầu lần đầu mang thai thì có thể cảm thấy sự sa bụng một vài tuần trước khi quá trình chuyển dạ bắt đầu do bé đang tụt xuống thấp hơn vào xương chậu của mẹ. Mẹ có thể cảm thấy áp lực nặng nề ở vùng xương chậu trong khi lồng ngực nhẹ nhàng hơn và bạn thấy dễ thở hơn.
– Xuất hiện các cơn gò khiến chị em đau bụng
Trước ngày sinh vài tuần, chị em sẽ thấy xuất hiện những cơn gò theo kiểu đau bụng kinh với mức độ nhẹ rồi nặng dần. Tần suất của các cơn gò có thể 20-30 phút/cơn, đôi khi là 5-10 phút mới xuất hiện rồi dừng lại. Cơn đau chuyển dạ chỉ thực sự bắt đầu khi chị em thấy đau bụng quặn dữ dội, rồi đau lan xuống 2 chân, đau sang vùng lưng và lại lên bụng. Những cơn đau đến dồn dập, càng lúc càng mạnh, kéo dài.
– Nút nhầy cổ tử cung bị thải ra ngoài
Nút nhầy cổ tử cung là một khối nhỏ chất nhầy đặc chặn đường dẫn từ cổ tử cung đến tử cung của bạn. Nút chặn này có thể thoát ra một lúc thành một mảng, hoặc tiết ra theo dạng dịch âm đạo trong nhiều ngày. Nút nhầy cổ tử cung này có thể có lẫn máu (có thể màu hồng, nâu hay đỏ).
Khi nào cần chị em cần đi bệnh viện?
Việc khởi phát chuyển dạ và hạ sinh em bé không phải xuất hiện cùng một lúc vì vậy mẹ bầu nên bình tĩnh để thu xếp đồ dùng, thông báo cho người thân và di chuyển đến bệnh viện một cách an toàn. Tuy nhiên, chị em lưu ý nếu có những dấu hiệu đặc biệt sau thì cần vào viện ngay, càng sớm càng tốt:
Thấy vỡ ối hoặc ra máu tươi.
Các cơn đau xuất hiện cách nhau dưới 5 phút. Để biết được điều này, khi các cơn đau bắt đầu bạn cần nên đo thời gian từ lúc bắt đầu cơn gò này đến lúc bắt đầu cơn gò tiếp theo.
Cách kích thích chuyển dạ tự nhiên
Nếu chị em muốn cố gắng để chuyển dạ tự nhiên, thì có thể thử vài cách sau đây:
Mẹ bầu có thể ăn một bữa món Thái với cà ri thật cay, hoặc cố gắng uống một ít dầu hải ly (dầu thầu dầu). Cả hai cách này đều nhằm làm cho ruột co thắt.
Việc sinh hoạt vợ chồng cũng được cho là có ích, vì trong tinh dịch nam có chứa chất prostaglandin (hỗn hợp chất béo), có hoạt động tương tự như các kích thích tố nhân tạo có trong gel được sử dụng để giục sinh.
Thử kích thích đầu vú nếu mẹ bầu có thể chịu đựng được, một số mẹ bầu cảm thấy cách này rất hữu ích để giúp tử cung bắt đầu co thắt.
Nếu có đủ sức thì mẹ bầu nên đi bộ nhiều một chút, việc đi bộ sẽ giúp tăng áp lực từ đầu em bé lên cổ tử cung, vì vậy sẽ giúp cổ tử cung dần mỏng đi và dễ giãn nở.
Các mẹ bầu lưu ý không nên làm việc nặng trong tuần này, những việc nhà như sơn nhà, xây tường đá, hoặc bắt đầu sửa nhà thì tốt nhất nên chờ vào lúc khác.
Có thể bạn đang quan tâm:
Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Xanh Có Nguy Hiểm Không? Mẹ Bầu Cần Làm Gì?
Thai 39 tuần ra dịch nhầy màu xanh có phải dấu hiệu nguy hiểm? Khi mang thai, cơ thể của thai phụ sẽ sản xuất một số loại dịch tiết mỏng, màu trắng đục, có mùi nhẹ. Do đó khi bà bầu ra dịch màu xanh là một điều không bình thường.
Dịch màu xanh là gì? Nguyên nhân vì sao thai 39 tuần ra dịch nhầy màu xanh?
Dịch màu xanh hay còn gọi là khí hư màu xanh. Thông thường dịch âm đạo sẽ có màu trắng đục, mùi nhẹ. Dịch âm đạo màu xanh có mùi khó chịu là điều bất thường đối với mẹ bầu mang thai tuần thứ 39.
Nguyên nhân mẹ bầu ra dịch xanh thường là do bị viêm âm đạo. Sản phụ ở tuần thứ 39 bị viêm âm đạo là do quá trình chuyển hoá cơ bản và tăng sinh mạch máu ngoài da khi mang thai. Sự thay đổi này khiến thai phụ bài tiết ra nhiều mồ hôi. Ngoài ra, làn da cũng trở nên nhạy cảm hơn với những kích thích bên ngoài như yếu tố thời tiết, sự cọ xát của quần áo hoặc bệnh ngoài da có sẵn. Mẹ bầu ra nhiều mồ hôi dẫn đến hiện tượng rôm sảy, nhất là vùng kẽ ở khu vực âm đạo.
Bên cạnh đó, mẹ bầu ra dịch màu xanh còn bơi các nguyên nhân như:
Bệnh viêm vùng chậu
Đây là một dạng bệnh mãn tính, ảnh hưởng đến hệ thống sinh sản của phụ nữ do hậu quả của bệnh lậu và chlamydia trước đó.
Viêm âm đạo do vi khuẩn
Sự phát triển quá mức của vi khuẩn trong âm đạo gây ra tình trạng viêm nhiễm. Từ đó dẫn đến thay đổi màu sắc trong dịch âm đạo và có mùi hôi khó chịu.
Nhiễm nấm chlamydia
Đây là một bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục ngắn hạn bởi một loại vi khuẩn có tên chlamydia trachomatis.
Dị vật lạ
Một số dị vật như tampon mà mẹ bầu vô tình để quên trong âm đạo một thời gian dài cũng là nguyên nhân gây ra việc dịch âm đạo có màu xanh.
Bệnh lậu
Đây là một loại bệnh nhiễm trùng lây qua đường tình dục do vi khuẩn gây ra. Bệnh này gây ra ảnh hưởng xấu đến em bé nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng cổ tử cung
Khi mắc phải tình trạng nhiễm trùng cổ tử cung, mẹ bầu dễ dàng nhận thấy cơ thể ra dịch màu xanh nhạt khi mang thai. Để có được kết quả chính xác nhất, mẹ nên đến bệnh viện để thực hiện một số bài kiểm tra.
Mẹ bầu ra dịch xanh có nguy hiểm không?
Tình trạng thai 39 tuần ra dịch màu xanh là dấu hiệu cho thấy mẹ mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa. Đây là những bệnh lý thường gặp nhưng rất nguy hiểm nếu không được điều trị sớm. Những bệnh lý này có thể dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm như:
Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm khác ở vùng kín, gây ra sự suy giảm sức khoẻ của mẹ bầu.
Có thể lây nhiễm cho người khác nếu có quan hệ tình dục không an toàn.
Ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Em bé sẽ phát triển không bình thường. Thậm chí, trẻ có thể sẽ bị dị tật bẩm sinh bởi những vi khuẩn lây qua đường tình dục.
Tăng nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc tử vong cho trẻ.
Nếu không được xử lý kịp thời mẹ có thể bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng và khả năng mang thai sau này.
Mẹ nên làm gì nếu ra dịch nhầy xanh khi thai 39 tuần?
Để tránh ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi, bạn nên nhanh chóng đến bác sĩ để được thăm khám. Trường hợp bác sĩ kết luận, việc ra dịch nhầy không phải do viêm nhiễm, bạn có thể an tâm. Để điều trị, mẹ bầu chú ý giữ cho vùng kín khô thoáng.
Sản phụ nên thay đồ lót thường xuyên hoặc thay băng vệ sinh để vùng kín được sạch sẽ. Bạn cũng nên chọn quần lót với chất liệu thấm hút mồ hôi tốt. Mẹ nên lưu ý không dùng những sản phẩm có chất tẩy rửa cao. Chúng gây kích ứng và làm thay đổi môi trường âm đạo.
Các chị em không nên tự ý rửa âm đạo quá sâu. Nó sẽ khiến môi trường âm đạo bị mất cân bằng. Từ đó, nó tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh phát triển, gây viêm nhiễm nặng hơn. Mẹ nên hạn chế tắm bồn vì đây cũng là nguyên nhân khiến cho vùng kín dễ bị ngứa ngáy khó chịu.
Nếu mẹ thấy dịch xanh gia tăng đột ngột, chất dịch trở nên đặc và toả mùi tanh khó chịu, đi kèm cảm giác đau rát mỗi lúc đi vệ sinh, mẹ cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được khám và xác định nguyên nhân chính xác gây bệnh. Đồng thời các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị sớm để hạn chế tối đa những ảnh hưởng không tốt đến sức khoẻ của mẹ và bé.
Kết
Mẹ bầu ra dịch nhầy màu xanh khi mang thai ở tuần thứ 39 là một triệu chứng bất thường. Do đó, bạn nên hết sức lưu ý. Việc thăm khám định kỳ là hết sức cần thiết. Điều đó sẽ giúp bạn sớm phát hiện những dấu hiệu không ổn. Từ đó, bác sĩ có thể tư vấn cách điều trị hiệu quả.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai 39 Tuần Ra Dịch Nhầy Màu Trắng Có Đáng Lo Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!