Xu Hướng 11/2023 # Thai Đôi 1 Thai Ngừng Phát Triển Vì Sao? # Top 17 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Thai Đôi 1 Thai Ngừng Phát Triển Vì Sao? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Một thai đôi ngừng phát triển là một trong những vấn đề thường gặp khiến người mẹ mang song thai vô cùng lo lắng. Vậy hiện tượng này là như thế nào? Cùng Lily & WeCare tìm hiểu qua bài viết sau đây.

Thai đôi là gì?

Thai đôi (song thai) là trường hợp đặc biệt của thai nghén, bao gồm 2 phôi thai nằm trong tử cung của người mẹ.

Có 2 trường hợp thai đôi:

– Thai đôi 2 noãn: Trường hợp một tinh trùng thụ tinh với một noãn nhưng chia làm hai thai.

– Thai đôi 1 noãn:

Hai buồng ối, hai bánh rau (chiếm 24 -27%): Đây là song thai một noãn nhưng sự phân chia phôi xảy ra sớm vào khoảng ngày thứ 3 sau thụ tinh.

Một bánh rau và hai buồng ối: Sự phân chia của phôi thai trong khoảng thời gian ngày thứ 4 đến ngày thứ 8 sau khi thụ tinh, tỷ lệ hơn 70% có song thai 1 noãn.

Một bánh rau và một buồng ối: Sự phân chia của phôi được xảy ra từ ngày thứ 9 đến ngày 13 sau khi thụ tinh, chiếm 2% số song thai 1 noãn.

Một số song thai sinh nhau do sự phân chia phôi xảy ra muộn sau ngày thứ 13 sau thụ tinh và thường các em bé sau khi sinh ra dính nhau và bị dị tật.

Nhiều trường hợp song thai nhưng sau một thời gian bị “biến mất” một thai và chỉ còn một thai duy nhất.

Một thai đôi ngừng phát triển

Một thai đôi ngừng phát triển (còn gọi là hội chứng thai biến mất trong đa thai) xảy ra khi 2 phôi thai được tìm thấy ở giai đoạn rất sớm qua máy siêu âm nhưng sau đó chỉ còn một bé duy nhất. Trường hợp một thai ngừng phát triển trong 3 tháng đầu của thai kỳ thường không ảnh hưởng đến sự phát triển của đứa trẻ còn lại. Biểu hiện của một thai đôi ngừng phát triển là chuột rút nhẹ và chảy máu, khi siêu âm chỉ có một túi thai đang phát triển hoặc chỉ nghe nhịp tim của một thai nhi.

Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa khẳng định nguyên nhân gây ra tình trạng một thai đôi ngừng phát triển. Tuy nhiên, có thể do những bất thường về gen hoặc nhiễm sắc thể hoặc cấy ghép không đúng cách. Người ta cho rằng, phụ nữ ngoài 30 tuổi có nhiều khả năng gặp tình trạng này hơn ở các độ tuổi khác, chiếm khoảng 21 – 31% số các trường hợp mang đa thai.

Nếu một trong số hai thai ngừng phát triển trước 8 tuần tuổi, nước và các chất dịch từ phôi thai bị sẩy sẽ được tái hấp thu. Tuy nhiên nếu xảy ra tình trạng này sau 8 tuần tuổi, một số ít trường hợp những bộ phận đã hình thành thai sẽ bị tống đẩy ra cùng khi em bé được hình thành từ phôi thai còn lại ra đời.

Mất đi một thai trong song thai hoàn toàn nằm ngoài sự kiểm soát của bố mẹ và hầu hết các trường hợp đều không biết về việc mình đã bị sẩy chúng tôi nhiên, việc một thai ngưng phát triển trong các giai đoạn giữa và cuối thai kỳ thường có nguy cơ bị sinh non hoặc bại não. Ngoài ra, còn gây ra tình trạng nhiễm trùng, chảy máu và tăng nguy cơ biến chứng khi sinh thai còn lại.

Điều trị khi một thai đôi ngừng phát triển

Cho đến thời điểm hiện tại, các nhà khoa học chưa tìm ra biện pháp để phòng ngừa và điều trị cụ thể khi một thai đôi ngừng phát triển. Tuy nhiên, khi gặp một số triệu chứng bất thường, người mẹ cần đến gặp bác sĩ để được kiểm tra và có cách xử lí kịp thời nhất.

Bên cạnh đó, bạn không nên quá đau buồn sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi còn lại, giữ gìn sức khỏe và đảm bảo khám thai đúng định kỳ.

Xét nghiệm sàng lọc thai kỳ phát hiện bất thường ở thai nhi Xét nghiệm tại nhà Xander

Xét nghiệm tại nhà Xander đã và đang là lựa chọn của rất nhiều phụ nữ mang thai muốn thực hiện sàng lọc định kỳ bởi: Xander là đối tác độc quyền của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và hợp tác với các bệnh viện trung ương khác, có lợi thế tuyệt đối về năng lực chuyên môn y tế như Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương. Với phương châm Minh bạch tuyệt đối – Chuyên môn hàng đầu – Dịch vụ tiện lợi, Xander cam kết mang lại cho bạn dịch vụ xét nghiệm hữu ích, tiện dụng và nhanh chóng với:

100% mẫu xét nghiệm được thực hiện bằng phòng lab hiện đại của Bệnh viện Đại học Y Hà Nội và Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương.

Lấy mẫu đúng giờ, biện luận ngay sau 24h có kết quả mềm.

Kết quả đảm bảo tính chính xác, có dấu của bệnh viện, đúng thông tin khách hàng.

Hiện Xander cung cấp 3 gói xét nghiệm Sàng lọc thai kỳ tùy theo từng giai đoạn mang thai của mỗi mẹ, bao gồm: Sàng lọc thai kì từ tuần 11-13, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 15-22, Sàng lọc thai kỳ từ tuần 32-36. 3 gói xét sẽ có các xét nghiệm giúp phát hiện sớm các hiện tượng bất thường khi đang mang thai nhằm có những phương pháp chăm sóc hay điều trị phù hợp và kịp thời.

Cách tính tổng giá xét nghiệm

Tổng giá = Phí xử lý mẫu xét nghiệm + Giá xét nghiệm (theo từng gói khách hàng lựa chọn) + Phí km tăng thêm

Phí xử lý : 30.000đ

Phí km tăng thêm : 5.000đ x (n-5) với n là số km tính từ 300 Đê La Thành nhỏ tới địa chỉ lấy mẫu

* Giá của các gói xét nghiệmSàng lọc thai kì từ tuần 11-13, 15-22, 32-36 được cập nhật ở cuối bài viết.

* Với khách hàng muốn xử lí mẫu tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, vui lòng liên hệ với hotline để được tư vấn cụ thể.

Địa chỉ: 300 Đê La Thành nhỏ, Đống Đa, Đống Đa, Hà Nội

Hotline: (024)73.049.779 – 0984999501 (Giờ trực: 6-22h)

Giờ làm việc: Thứ Hai – Thứ Sáu: 06:00 – 15:30, Thứ Bảy: 06:00 – 10:00

Mẹ có biết mang thai đôi có mấy túi ối không?

Mang thai đôi mẹ nên nằm tư thế nào là tốt nhất

Sự Phát Triển Của Thai 36 Tuần: Thai 36 Tuần, Con Phát Triển Ra Sao?

Thai 36 tuần, bé nặng khoảng 2,8kg và được coi là đủ ngày đủ tháng. Các cơn co thắt chuyển dạ giả xảy ra thường xuyên hơn, nếu có sự gia tăng tiết dịch âm đạo thì cơn chuyển dạ của mẹ sẽ sớm xảy ra trong vài ngày tới.

Thai 36 tuần, thời điểm này “bé con” nhà bạn trưởng thành như thế nào trong bụng mẹ? Hiểu rõ giai đoạn này, mẹ bầu có thể chăm sóc mình và bé tốt hơn, đồng thời bạn còn chuẩn bị chu toàn cho ngày đón bé chào đời nữa đấy!

Sự phát triển của thai 36 tuần

Từ tuần thai thứ 36, bé đã được coi là “đủ ngày đủ tháng” chuẩn bị cho việc sinh nở, mặc dù phải ba tuần nữa mới đến ngày dự sinh. Nếu mẹ chuyển dạ bây giờ, phổi của bé có thể đã đủ khả năng để thích ứng được với cuộc sống bên ngoài.

Tuy nhiên, một số em bé cần thêm chút thời gian. Vậy nên nếu mẹ đã có kế hoạch sinh mổ, bác sĩ cũng sẽ không tiến hành ca mổ trước 38 tuần trừ khi có lý do để can thiệp y tế sớm.

Thai nhi 36 tuần tuổi cân nặng khoảng 2,8kg và dài hơn 48cm một chút. Nhiều bé khi sinh ra tóc đã dày, lọn tóc dài từ 1,5 đến 4cm. Đừng ngạc nhiên nếu tóc nhạt hơn màu tóc của bố mẹ. Và tất nhiên, cũng có những bé chỉ có lơ thơ vài sợi tóc tơ.

Khi bạn mang thai 36 tuần, xương sọ và hầu hết các xương khác, kể cả sụn của con vẫn còn mềm. Nhiều cơ quan của con đã hoàn thiện, chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống ngoài bụng mẹ. Chẳng hạn, hệ tuần hoàn và hệ thống miễn dịch của thai nhi đã phát triển đủ để bảo vệ trẻ, chuẩn bị sinh nở.

Tuy nhiên, thai nhi vẫn còn các bộ phận chưa hoàn thiện như hệ tiêu hóa. Hệ tiêu hóa mặc dù đã phát triển nhưng vẫn chưa hoạt động. Con tiếp tục dựa vào dây rốn để nhận chất dinh dưỡng cho đến khi chào đời.

Cuộc sống của mẹ thay đổi ra sao khi thai nhi 36 tuần tuổi? Các cơn co chuyển dạ giả khi thai 36 tuần

Braxton Hicks, ác cơn co chuyển dạ giả, có thể đến thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn.

Bà bầu tuần 36 có thể nhận thấy thấy sự gia tăng tiết dịch âm đạo. Chất nhầy có lẫn một lượng nhỏ máu, cơn chuyển dạ có lẽ chỉ còn vài ngày nữa thôi. Nếu thấy ra nhiều đốm máu to hơn hoặc chảy máu, mẹ nên gọi bác sĩ ngay lập tức.

Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Hãy nắm chắc các triệu chứng và đừng cố tự chẩn đoán. Nếu em bé chưa đủ 38 tuần và mẹ thấy có 4 cơn co trong vòng một giờ, hoặc bất kỳ dấu hiệu chuyển dạ sớm nào, hãy lập tức gọi điện cho bác sĩ hoặc tới khám tại các cơ sở y tế.

Bà bầu tuần 36 cũng cần hỏi bác sĩ về kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B của mình để nhân viên y tế có thể chuẩn bị kháng sinh kịp thời khi cần thiết dù chưa có kết quả khi bạn nhập viện.

Khi thai nhi 36 tuần tuổi, mẹ khó ngủ ngon

Mang thai đến tuần thứ 36, mẹ khó có thể ngủ ngon. Trong khi ngủ, bà bầu tuần 36 có thể sẽ gặp những giấc mơ dữ dội. Nếu có thể, hãy tranh thủ ngủ thêm vào ban ngày. Chú ý sau giai đoạn thai 36 tuần, mẹ tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và báo ngay cho bác sĩ nếu nhận thấy những chuyển động giảm đi. Dù đang ở trong môi trường chật chội hơn, bé vẫn nên hoạt động đều đặn như trước.

Đau vùng xương chậu ở tuần thai 36

Cơ thể bà bầu tuần 36 sẽ đối diện với các cơn đau vùng chậu. Đầu em bé xuống thấp, sâu hơn vào xương chậu và tử cung nặng hơn. Để giảm bớt sự khó chịu, bạn có thể đi bộ hoặc thư giãn với những bài tập hông, xương chậu dành cho mẹ bầu. Bạn cũng nên tắm nước ấm để cơ thể bà bầu tuần 36 dễ chịu hơn.

Dự phòng trường hợp sinh sớm

Nếu là bà bầu tuần 36, bạn nên dự phòng trường hợp sinh sớm bằng cách chuẩn bị cho việc sinh nở có thể đến bất cứ lúc nào. Bạn có thể chuẩn bị sẵn một chiếc giỏ xách to đựng những vật dụng mà thai phụ có thể cần đến trong lúc chuyển dạ như áo khoác, vớ… và đồ cần thiết cho trẻ sơ sinh như mũ, vớ, khăn…

Ở giai đoạn cuối thai kỳ này, bạn dễ dàng nhận thấy hầu như mình không tăng cân hoặc tăng cân rất ít, có khi còn bị giảm cân. Đây là điều bình thường và được coi là một trong những dấu hiệu sắp sinh. Và bà bầu tuần 36 có thể yên tâm vì việc sụt giảm, “đứng” cân lúc này không ảnh hưởng tới cân nặng của bé.

Gợi ý cho tuần này: Tìm hiểu về an toàn cho trẻ sơ sinh. Mẹ cần biết cách bế bé sao cho an toàn khi ngồi trên xe gắn máy hoặc xe hơi. Với các gia đình có xe hơi riêng, bố mẹ có thể quyết định lắp thêm ghế cho bé trong xe.

Quá Trình Phát Triển Của Thai Nhi Từ Tuần 1

Tuần 1 – 4

Quá trình thụ thai đã diễn ra và một quả bóng bé xíu xiu, tập hợp của các tế bào đang không ngừng phân chia và bám chắc vào dạ con.

Quá trình thụ thai được tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối vì vậy trong vòng 3 tuần đầu tiên, người phụ nữ có thể chưa thực sự mang thai.

Tuần 5

Khối tế bào lớn rất nhanh và trở thành một phôi mầm. Đối với những chị em có chu kỳ đều đặn, dấu hiệu đầu tiên của chính là “đến tháng mà không thấy”.

Que thử nhanh sẽ cho bạn biết chính xác những nghi ngờ của mình. Nếu que thử không lên 2 vạch, bạn có thể thử lại một vài ngày sau đó khi lượng hormone thai nghén trong nước tiểu tăng lên.

Tuần 6

Phôi mầm lúc này đã trở thành một bào thai thực sự. Nó có cỡ một hạt đậu với xương sống và hệ thần kinh nguyên thủy đã hình thành.

Bào thai đã có một hệ huyết mạch riêng và có thể thuộc một nhóm máu khác với nhóm máu của mẹ. Những mạch máu sẽ trở thành dây cuống rốn và trên phôi mầm những chiếc chồi bé xíu bắt đầu “nảy ra” (khởi thủy của các chi – chân, tay – sau này).

Tuần 7

Trái tim của bé bắt đầu tượng hình.

Ốm nghén vào buổi sáng và một số ảnh hưởng khác của giai đoạn đầu thai kỳ bắt đầu rõ ràng.

Nhìn chung trong giai đoạn này, các bà mẹ tương lai thường đi tiểu nhiều hơn, hay buồn nôn, nôn ói, dễ khóc và hay cáu kỉnh.

Đây cũng là thời điểm các bà mẹ cần được chăm sóc cẩn thận bởi bào thai sẽ tiếp tục phát triển hay không chính là ở trong 12 tuần đầu tiên.

Nếu bạn chưa nói với sếp và mọi người về tình trạng của mình thì đây chính là thời điểm tốt để nhận được sự giúp đỡ và thông cảm từ mọi người.

Tuần 8

Đây là thời điểm bạn có thể đi siêu âm lần đầu nếu bạn từng bị sẩy thai hay chảy máu bất thường.

Kỹ thuật siêu âm lần đầu này thường là dạng “đầu rò” (thiết bị siêu âm qua đường âm đạo) sẽ giúp phát hiện quá trình “làm tổ” có bị lệch vị trí hay không.

Đây cũng là thời điểm trái tim bé nhỏ của bé bắt đầu rộn ràng cất tiếng. Hệ thần kinh phát triển rất nhanh, đặc biệt là não bộ. Đầu lớn dần và mắt đang hình thành dưới da mặt. Tứ chi của bào thai đang phát triển không ngừng và đã ra dáng những bàn chân, bàn tay bé xíu. Tất cả các cơ quan nội tạng cũng đang phát triển và ngày càng phức tạp hơn.

Tuần 9

Bào thai dài khoảng 5cm với phần đầu và ngực phân chia bởi một nếp gấp. Những cơ quan lớn, mắt và tai đều đang phát triển.

Tuần 10

Siêu âm trong giai đoạn tuần 10 – 13 là yêu cầu bắt buộc của quá trình theo dõi thai kỳ.

Tuần 11

Cuống rốn đã có thể thực hiện hoàn chỉnh vai trò của nó là cung cấp dưỡng chất và “dẫn xuất” các chất thải loại ra khỏi bào thai. Thai nhi lúc này thực sự có hình dáng của một con người.

Tuần 12

Tuần này, mọi đe dọa sẩy thai đã được giảm thiểu. Đây là lúc nhiều phụ nữ vui mừng thông báo “tin vui” với bạn bè và đồng nghiệp.

Thai nhi lớn rất nhanh với chiều dài khoảng 8cm, nặng 60gr. Nhau thai lúc này đã khá hoàn chỉnh nhưng nó sẽ chỉ thực hiện được đầy đủ chức năng của mình ở tuần 14.

Đây cũng là thời điểm thích hợp để bà mẹ tương lai có thể nhìn ngắm lần đầu tiên đứa con yêu quý của mình qua màn hình siêu âm.

Tuần 13

Tử cung của người mẹ trở nên lớn hơn và bụng bắt đầu lộ.

Thai nhi đã có thể “ngoáy ngó” đầu rất dễ dàng.

Tuần 14

Một phần 3 chặng đường gian nan đã qua. Thời gian mang thai trung bình là 266 hoặc 280 ngày (phụ thuộc vào cách tính ngày đầu hay cuối chu kỳ kinh).

Tuần 15

Khuyết tật bị hội chứng Down sẽ được phát hiện trong tuần này. Xét nghiệm máu và “chọc ối” sẽ cho kết quả chính xác. Tuy nhiên, những xét nghiệm chẩm đoán này có thể gây ra sẩy thai sau đó.

Tuần 16

Thai nhi giờ đã có các ngón chân và móng tay, có mi mắt và lông mày. Toàn bộ người bé lúc này xuất hiện một lớp lông tơ và nó sẽ phát triển tới tận tuần cuối cùng trước khi chào đời (đây được xem là dấu vết còn sót lại của thủy tổ loài người). Lớp lông tơ này có tác dụng bảo vệ làn da mỏng manh của bé khỏi môi trường nước ối xung quanh.

Tuần 17

Bào thai đã có thể “nghe ngóng” tiếng động từ thế giới bên ngoài. Đây cũng là thời điểm người mẹ đã ra dáng một bà bầu với cái bụng bầu không ngừng lớn lên.

Tuần 18

Tuần mà bào thai bắt đầu thể hiện sự “hiếu động” của mình. Người mẹ cảm nhận rất rõ những chuyển động của bé.

Tuần 19

Bào thai lúc này dài khoảng 15 – 20cm và nặng khoảng 300g. Những chiếc răng sữa đầu tiên đang hình thành dưới lợi.

Tuần 20

Một nửa giai đoạn “trông ngóng” đã trôi qua. Đây cũng là thời điểm các bác sĩ hẹn các bà mẹ tới khám và siêu âm định kỳ.

Toàn cơ thể bé lúc này sẽ phủ một lớp sáp mỏng (còn gọi là chất gây) giúp bảo vệ làn da của bé khỏi môi trường nước ối hiệu quả hơn.

Siêu âm lúc này cũng cho biết chính xác giới tính của bé. Tuy nhiên, tại tất cả các bệnh viện, các bác sĩ không được phép tiết lộ giới tính của thai nhi.

Tuần 21

Bà mẹ có thể cảm thấy thở gấp hơn vì tử cung lúc này đang chèn ép cơ hoành, “xâm lấn” không gian của phổi.

Bà mẹ cũng có thể đi siêu âm trong thời gian này để kiểm tra nội tạng và sự phát triển của thai nhi.

Tuần 22

Sự phát triển của các giác quan: Vị giác được hình thành với sự “nảy chồi” của lưỡi và thai nhi có thể cảm nhận được qua sự đụng chạm.

Tuần 23

Khung xương tiếp tục phát triển và xương sọ bắt đầu cứng lại nhưng chưa hoàn chỉnh (thóp sau này).

Tuần 24

Khám thai và siêu âm để kiểm tra vị trí của thai nhi. Nếu vì một lý do nào đó, bé “đòi” chui ra trong thời điểm này thì cơ hội sống sót là khá lớn.

Một đứa trẻ 24 tuần tuổi có thể cứu sống nhưng nó có thể gặp vấn đề về hô hấp sau này. Nó cũng sẽ rất nhẹ cân và dễ bị nhiễm khuẩn.

Tuần 25

Tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đã hoàn chỉnh và đây là giai đoạn phát triển chiều cao và cân nặng của thai nhi.

Tuần 26

Da dẻ của thai nhi sẽ không còn trong suốt nữa mà ngày càng “đục” dần (không còn nhìn thấy các mạch máu nhỏ dưới da), giống với tình trạng khi bé được sinh ra.

Tuần 27

Lúc này, thai nhi dài khoảng 34cm và nặng khoảng 800g.

Tuần 28

Đi khám thai định kỳ.

Đối với một số bà mẹ trong máu có kháng nguyên Rh(-) (giống hồng cầu của khỉ) thì cần được xét nghiệm bởi hồng cầu của bào thai sẽ là Rh(+) kích thích cơ thể mẹ sản xuất kháng thể anti Rh, lần có thai đầu ít có tai biến cho thai nhi, nhưng lần sau, nếu thai vẫn là Rh(+) kháng thể anti Rh sẽ từ mẹ truyền qua con theo đường nhau thai và làm ngưng kết hồng cầu của thai. Tùy theo mức độ ngưng kết đưa đến sẩy thai hay thai chết.

Tuần 29

Một số phụ nữ bị chứng chân tê tê buồn buồn (có cảm giác như có con gì bò trong chân, thậm chí bị chuột rút hay nóng ở gót chân hoặc khó ngủ vào buổi tối và khiến người mẹ có cảm giác họ cần phải thức dậy và đi loanh quanh). Hiện chưa rõ chứng này có gây hại gì không nhưng rõ ràng nó làm các bà bầu rất khó chịu.

Tuần 30

Bạn có thể cảm nhận hoặc không cảm nhận được các cơn co dạ con nhẹ nhẹ bắt đầu ở thời điểm này. Tất nhiên là các cơn co này không làm bạn đau đớn.

Những cơn co này không tuân theo quy luật, không gây đau. Vậy nên nếu các cơn co dạ con gây đau và diễn ra từ 4 lần/giờ trở lên thì bạn cần đến bác sĩ ngay vì đó là dấu hiệu của chuyển dạ sớm.

Tuần 31

Thai nhi đã có thể nhìn và phân biệt được sáng tối.

Ngực của bạn giờ tiết ra một chất lỏng trong trong, dinh dính – đó chính là sữa non. Nguồn dinh dưỡng giàu calo này rất quý giá với bé và sẽ sớm chấm dứt, chuyển sang sữa bình thường chỉ vài ngày sau khi bé chào đời.

Tuần 32

Lúc này thai n hi dài khoảng 42cm và nặng 2,2kg. Nếu bé chào đời lúc này, bé sẽ hoàn toàn khỏe mạnh.

Tuần 33

Từ bây giờ, bé đã nằm ổn định ở vị trí đầu chúc xuống dưới, sẵn sàng để chào đời. Nếu bé vẫn chưa xoay đúng thế thì đây là lúc các bác sĩ sẽ giúp bạn “vần” bé về đúng vị trí.

Tuần 34

Người mẹ có cảm giác ăn nhanh no hơn do bào thai chèn ép dạ dày. Tốt nhất hãy ăn thành nhiều bữa, bất cứ khi nào bạn thấy đói.

Tuần 35

Tuần 36

Đầu bé đã sẵn sàng để “lọt” xuống khung xương chậu bất cứ khi nào.

Tuần 37

Phổi của bé giờ đã sẵn sàng để bé trở thành một cá thể độc lập.

Những tuần cuối cùng của thai kỳ là thời điểm bé đang tập trung để tăng trưởng về trọng lượng.

Tuần 38

Bé sinh ra trong tuần này không còn bị xếp vào diện “đẻ non” nữa.

Tuần 39

Mọi thay đổi về dáng vẻ và trọng lượng của mẹ sẽ kết thúc trong tuần này.

Tuần 40

Về lý thuyết, bé sẽ chào đời trong tuần này. Cổ tử cung của người mẹ đã sẵn sàng cho việc sinh bé khi nó trở nên mềm hơn.

Tuần 41

Đây là giới hạn cuối cùng cho những bé bướng bỉnh, không chịu chui ra.

Theo http://dantri.com.vn/suc-khoe/9-thang-10-ngay-1168483926.htm

http://www.webtretho.com/forum/f92/mang-thai-3-thang-dau-tien-thi-kieng-nhung-gi-95316/

http://www.webtretho.com/forum/f92/bang-chi-tiet-chi-so-sieu-am-thai-theo-tung-tuan-va-tung-ngay-954960/

http://www.webtretho.com/forum/f92/mang-thai-can-kieng-cu-nhung-thuc-pham-gi-a-1517155/

http://www.webtretho.com/forum/f92/dau-hieu-nhan-biet-thai-luu-59360/

http://www.webtretho.com/forum/f92/muon-biet-gioi-tinh-thai-nhi-thi-can-sieu-am-o-tuan-bao-nhieu-33877/

http://www.webtretho.com/forum/f92/dau-hieu-co-thai-som-nhat-ngay-khi-ban-vua-thu-thai-1577244/

http://www.webtretho.com/forum/f92/ho-co-anh-huong-den-thai-nhi-khong-a-683582/

http://www.webtretho.com/forum/f92/den-thoi-diem-nao-thi-het-nghen-1089868/

http://www.webtretho.com/forum/f92/thai-khoang-bao-nhieu-tuan-thi-biet-chinh-xac-gioi-tinh-1174194/

Vì Sao Có Thể Thụ Thai Sinh Đôi Khác Cha?

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt.

Mới đây một ông bố ở Hòa Bình đưa hai con sinh đôi đi xét nghiệm ADN và kết quả bất ngờ chỉ có một bé là con của anh. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến cho rằng đây là trường hợp hiếm gặp, cần phải xem xét lại người phụ nữ mang thai cùng trứng hay mang thai khác trứng, xét nghiệm lại gene mới có câu trả lời chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, sinh đôi hay song sinh là hiện tượng đa thai phổ biến, khi người mẹ sinh ra 2 em bé trong cùng một lần mang thai. Hai em bé sinh đôi có thể giống nhau về giới tính và diện mạo nhưng cũng có thể khác biệt hoàn toàn cả về giới tính lẫn dung mạo. Điều này tùy thuộc hoàn toàn vào quá trình mang thai của người mẹ là sinh đôi cùng trứng hay sinh đôi khác trứng.

Theo y học, song sinh cùng trứng là hiện tượng một trứng được một tinh trùng thụ tinh rồi tách làm 2 trong giai đoạn phát triển thành hợp tử và phát triển thành 2 bào thai riêng biệt. Những thai nhi trong trường hợp này giống nhau như giọt nước cả về hình thức và cấu trúc gen. Hai bé cũng thường có cùng giới tính.

Sinh đôi khác trứng là khi người phụ nữ rụng đồng thời 2 trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và cả 2 trứng này được thụ thai bởi 2 tinh trùng khác biệt. Trong trường hợp này, hai thai nhi cùng chia sẻ tử cung của người mẹ trong suốt 9 tháng dài nhưng phát triển theo những hướng hoàn toàn khác nhau. Trong trường hợp sinh đôi khác trứng, rất có thể bố của 2 em bé không phải là một người.

Trên thế giới đã có vài trường hợp song sinh khác bố. Các chuyên gia chỉ có thể lý giải sự việc hy hữu này rằng: Khi người mẹ rụng nhiều trứng trong cùng một chu kỳ kinh nguyệt và quan hệ với hơn một đối tượng, mỗi trứng có thể được thụ tinh bởi một người đàn ông khác nhau, dẫn tới sự khác biệt lớn của cặp song sinh. Thậm chí 2 đứa trẻ sinh đôi có thể không chào đời cùng một lần sinh.

Có trường hợp, người mẹ đã có thai lại thụ thai thêm một lần nữa khi một trứng thụ tinh với một tinh trùng khác trong cùng tháng. Hiện tượng này gọi là bội thụ tinh khác kỳ. Điều đó xảy ra sau một vài tuần sau khi hợp tử đầu tiên đã được hình thành. Nó cũng giải thích cho lý do tại sao khi chào đời, một bé song sinh sẽ lớn hơn và trưởng thành hơn so với bé kia.

Về mặt sinh học, một phụ nữ có thể thụ thai cặp song sinh khác trứng với hai người đàn ông khác nhau khi đã mang thai và rụng trứng một lần nữa. Một thai nhi hình thành khi trứng thứ hai được thụ tinh bởi tinh trùng từ một người đàn ông khác.

Điều này cũng xảy ra tương tự với trường hợp sinh ba bao gồm một cặp song sinh giống hệt nhau và một em bé khác diện mạo so với hai bé kia. Bạn có thể biết cặp song sinh cùng trứng nhờ vẻ ngoài giống hệt nhau, còn song sinh khác trứng nhìn giống như các anh chị em khác. Đây là lý do các màng nhau thai được kiểm tra rất cẩn thận. Xét nghiệm nhau thai hoặc DNA sẽ cho biết đây là cặp song sinh cùng trứng hay khác trứng. Tuy nhiên không phải kết quả nào cũng hoàn toàn chính xác.

Theo Thứ trưởng Tiến, trường hợp mang song thai phổ biến hơn ở những người làm thụ tinh ống nghiệm (IVF). Tỷ lệ thành công của các ca IVF chỉ khoảng 35-40% nên để tăng khả năng thành công, các bác sĩ khi tiến hành thụ tinh ống nghiệm sẽ chuyển nhiều hơn một phôi vào tử cung người phụ nữ, do vậy sẽ có các trường hợp sinh hai, sinh ba.

Có khi do lo lắng thất bại khi làm IVF, nhiều cặp vợ chồng đề xuất bác sĩ thụ tinh thêm một trứng với tinh trùng lấy từ ngân hàng để tạo thành phôi. 2 phôi này được đưa vào tử cung người mẹ để phát triển thành thai nhi, may mắn cả 2 phôi đều phát triển tốt và người mẹ sinh 2 con khỏe mạnh. Trong trường hợp này, cặp sinh đôi sẽ có một bé mang ADN từ tinh trùng của bố và một bé mang ADN từ tinh trùng của người hiến tặng.

Vì Sao Voi Mang Thai Lâu Hơn Gấp Đôi Người?

Nhờ sự tiến bộ của phương pháp siêu âm, các bác sĩ thú y đã khám phá được cơ chế sinh lý độc đáo trong quá trình mang thai kéo dài tới 22 tháng của voi. Nghiên cứu được đăng trên trên tạp chí y khoa Proceedings of the Royal Society B.

Voi là động vật có vú dễ gần gũi với mức độ thông minh cao tương đương loài khỉ hay cá heo. Chúng có quá trính mang thai dài nhất trong thế giới động vật sống trên cạn, lên tới 22 tháng. Voi con được sinh ra với bộ não đã phát triển ở mức cao để chúng nhận biết hệ thống xã hội phức tạp trong đàn và tự kiếm ăn được với cái vòi rất khéo léo.

Voi có quá trình mang thai dài nhất trong số các động vật trên cạn

Các nhà nghiên cứu, phần lớn đến từ Viện Leibniz Institute (Đức) đã tiến hành phân tích quá trình sinh sản của 17 chú voi châu Phi và châu Á tại các vườn thú ở Anh, Mỹ, Canada, Úc và Đức. Kết quả cho thấy, các chú voi này có một cơ chế sản sinh hormone kỳ lạ chưa từng được mô tả ở bất kỳ loài vật nào.

Tiến sĩ Dennis Schmitt, thuộc Trung tâm bảo tồn voi, cho biết trên BBC: “Voi không chỉ có quá trình mang thai kéo dài lên đến 22 tháng, mà chu kỳ sinh đẻ cũng phải mất 4 đến 5 năm, cùng với khoảng cách giữa các thế hệ trong đàn trung bình hơn 20 năm”.

Quá trình rụng trứng được kích thích bởi sự gia tăng sản sinh hormone LH. Trong khi, quá trình mang thai lại được duy trì bởi hormone tiết ra từ nhiều hoàng thể. Thông thường, sau khi phóng noãn, phần vỏ nang còn lại trên buồng trứng sẽ biến thành một thể màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tạo ra hormone progesterone, nội tiết tố hoài thai, dùng để duy trì sự sống của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này khác nhau ở mỗi loài vật có vú. Ở người, chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 4 tuần và mỗi em bé chỉ có một hoàng thể. Khi thai dần lớn lên, progesterone sẽ được tạo ra từ nhau thai, và hoàng thể từ từ teo dần rồi rụng.

Ở loài voi, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 12 đến 16 tuần. Trong quá trình mang thai, ngoài hoàng thể chính cho voi con thì còn có nhiều hoàng thể phụ trong buồng trứng của voi mẹ. Do không có nhau thai, những hoàng thể này tiếp tục cung cấp progesterone để duy trì lớp nội mạc tử cung trong suốt giai đoạn mang thai kéo dài của voi.

Theo tiến sĩ Imke Lueders, thuộc Trung tâm nghiên cứu đời sống hoang dã (Đức): “Việc nghiên cứu quá trình sinh sản của voi rất quan trọng. Những kiến thức mà chúng tôi có được thông qua nghiên cứu này có thể giúp ích cho việc sinh sản của voi trong tương lai.”

Phúc Nguyễn

Phát hiện hóa thạch rùa đang giao phối

Các nhà khoa học người Đức đã lần tiên phát hiện hóa thạch của một loài động vật có xương sống – bao gồm cả loài người – trong tư thể đang làm ‘chuyện ấy’.

Những ông bố ‘diệt dục’, nhịn ăn vì con

Ở một số loài, con đực luôn chứng tỏ chúng là những ông bố có trách nhiệm với đàn con, chẳng hạn khỉ đuôi sóc chấp nhận “diệt dục”, chim cánh cụt nhịn ăn hàng tuần để ấp trứng, v.v…

Cách Chăm Sóc Đặc Biệt Cho Mẹ Mang Thai Đôi Phát Triển Tốt

Tăng lượng kcal nạp vào mỗi ngày

Giống như mang thai đơn, mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi, đồng thời đảm bảo mẹ bầu tăng cân đủ để thai nhi phát triển tốt. Mẹ mang song thai nên tăng từ 16-20,5kg.

Việc làm thế nào để có thể cung cấp đủ lượng kcal vào trong cơ thể là một vấn đề mà nhiều mẹ bầu quan tâm. Mẹ bầu nên duy trì chế độ ăn lành mạnh, cân bằng được lượng protein, đường bột (carbohydrates), chất béo.

Tránh ăn quá nhiều và vượt quá lượng kcal khuyến nghị. Bởi vì, việc tăng cân quá nhanh cũng có thể khiến thai nhi gặp nguy hiểm, dẫn tới những vấn đề về sức khỏe cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Bổ sung sắt đầy đủ Bổ sung axit folic, canxi trong từng giai đoạn

Ngoài viên uống bổ sung, mẹ mang song thai có thể bổ sung axít folic và canxi thông qua các loại thực phẩm có màu xanh đậm, tăng cường ăn cá, tôm đồng, cá hồi, cá tầm, trứng luộc, chim bồ câu, lườn gà, sữa bầu và các chế phẩm từ sữa…

Mẹ bầu cũng cần bổ sung đủ lượng canxi, ít nhất là 1200mg canxi mỗi ngày. Canxi có vai trò quan trọng trong việc hình thành xương và răng. Do đó, việc bổ sung đầy đủ là cần thiết đối với sự phát triển của thai nhi và đảm bảo sức khỏe cho mẹ. Những thực phẩm giàu canxi mẹ bầu có thể bổ sung vào bữa ăn như: sữa và các chế phẩm từ sữa, rau màu xanh thẫm, sản phẩm từ đậu (đậu hũ), cá nhỏ ăn cả xương.

Không để cơ thể bị mất nước

Nước đóng vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi, nhất là với những mẹ bầu mang thai đôi. Uống đủ 3 lít nước mỗi ngày trong suốt thai kỳ sẽ giúp tăng lượng nước ối quanh bào thai, giúp mẹ bầu đi tiểu đều từ đó giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu; đảm bảo nhu cầu máu tăng cao trong cơ thể mẹ và tránh mất nước khi người mẹ đổ mồ hôi quá nhiều. Cách uống hiệu quả nhất là cách 2 giờ uống 1 ly nước lọc hoặc nước đun sôi để nguội, mỗi ngày nên uống từ 7-8 lần. Đồng thời có thể uống thêm nước canh, nước ép trái cây, sữa bầu….

Mẹ cần làm gì trong thời gian mang thai đôi? Nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc

Mang song thai có nghĩa là cơ thể mẹ cần làm việc gấp đôi bình thường để nuôi dưỡng và giúp thai nhi phát triển toàn diện. Mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức hơn so với những thai phụ khác, vì vậy hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất khi có thể. Mẹ có thể nằm gác đầu trên gối, nhắm mắt thư giãn và nghe nhạc thật nhẹ nhàng. Đừng cố gắng làm việc quá sức vì sẽ gây ảnh hưởng xấu không chỉ đến bản thân mà còn với các trẻ trong bụng. Nếu mệt thì nhanh chóng nghỉ ngơi, không được làm việc quá sức sẽ không tốt cho sức khỏe của mẹ và trẻ.

Theo dõi thai kỳ cẩn thận

Mẹ bầu mang song thai cần được theo dõi thai kỳ một cách cẩn thận tại các bệnh viện hoặc phòng khám sản uy tín. Do đó, mẹ hãy nhớ khám thai theo đúng lịch hẹn của bác sỹ chuyên khoa để có thể theo dõi được sát sao tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và các chỉ số thai nhi. Khi mang song thai mẹ phải chịu nhiều áp lực hơn, nhất là từ tuần 32 trở đi khi 2 em trẻ phát triển với kích thước lớn hơn. Đặc biệt, mẹ cần đến bệnh viện bất cứ khi nào nếu nhận thấy có dấu hiệu bất thường trong thai kỳ của mình vì việc mang thai đôi sẽ có nhiều nguy cơ, rủi ro hơn so với mang thai đơn (nguy cơ sảy thai hoặc sinh non cao hơn).

Chăm sóc tốt bản thân

Trong thời gian mang thai đôi, mẹ bầu cần phải chú ý hơn về chế độ dinh dưỡng cũng như sinh hoạt hàng ngày của mình. Mẹ hãy lên kế hoạch cụ thể cho mình ngay từ khi biết mang thai đôi.

Việc tự chăm sóc tốt bản thân, có chế độ ăn cân đối, nghỉ ngơi và ngủ đủ giấc, tập thể dục thường xuyên và duy trì các mối quan hệ lành mạnh đều rất quan trọng trong quá trình mang thai đặc biệt khi mang đa thai.

Luôn giữ tinh thần thoải mái

Việc mang thai đôi sẽ khiến cơ thể mẹ mệt mỏi nhiều hơn. Mẹ có thể sẽ cảm thấy mệt mỏi ngay cả khi không làm việc nhiều.

Do đó, việc luôn giữ tinh thần thoải mái sẽ giúp mẹ tránh được căng thẳng, stress…khiến cho mẹ có động lực để chăm sóc mình và con thật tốt. Mẹ hãy dành nhiều thời gian hơn để thư giãn, chăm sóc bản thân.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Đôi 1 Thai Ngừng Phát Triển Vì Sao? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!