Xu Hướng 3/2023 # Thai Nhi 37 Tuần Gò Cứng Bụng – Dấu Hiệu Mẹ Sắp Sinh Rồi Nhé! # Top 6 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thai Nhi 37 Tuần Gò Cứng Bụng – Dấu Hiệu Mẹ Sắp Sinh Rồi Nhé! # Top 6 View

Bạn đang xem bài viết Thai Nhi 37 Tuần Gò Cứng Bụng – Dấu Hiệu Mẹ Sắp Sinh Rồi Nhé! được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thai nhi 37 tuần gò cứng bụng – bước chuẩn bị cho ngày vượt cạn

Thai 37 tuần gò cứng bụng do sự dịch chuyển về tiểu khung chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ

Bước vào tuần thứ 37, thai nhi đạt độ trường thành được gọi là thai đủ tháng. Với những mẹ mang thai lần đầu, ngày dự sinh của mẹ sẽ được bác sĩ ấn định từ tuần 37 trở đi. Trong tuần này, bé của bạn đã có trọng lượng khoảng 2,9kg, dài khoảng 53cm tương ứng với 1 quả dưa gang. Bắt đầu từ tuần này, thai sẽ tăng trọng lượng nhanh chóng với 14g mỗi ngày đạt 200g trong 1 tuần. 

Tuần 37, thai nhi đã có kích thước gần xấp xỉ với lúc bé chào đời, với chu vi đầu tương đương với ngực. Ở thời điểm này, cơn gò Braxton Hicks này gia tăng về tần suất trong những tháng cuối của thai kỳ. Tuy nhiên, cũng giống những tháng trước đó, cơn gò Braxton Hicks này thường không gây đau đớn cho mẹ, thay vào đó là cảm giác bụng bị trướng căng. 

Cơn gò lúc này có vai trò điều chỉnh ngôi thai cho bé, giúp thai lọt xuống hố xương chậu để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ của mẹ. Thông thường, với những mẹ sinh lần đầu, quá trình chuyển ngôi thai thường diễn ra sớm hơn với những phụ sinh con lần thứ 2. Đối với những mẹ sinh con rạ, thai nhi lọt vào hõm xương chậu chỉ xảy ra khi chuyển dạ thực sự. 

Việc bầu 37 tuần bị gò nhiều hơn chính là báo hiệu mẹ chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ rồi đấy!

Mẹ nên làm gì để giảm cảm giác khó chịu khi thai gò?

Mẹ bầu cần nghỉ ngơi để giảm bớt cảm giác căng cứng bụng

Mặc dù thai gò ở tuần thứ 37 được coi là dấu hiệu chuẩn bị sinh, song mẹ cũng đừng quá lo lắng. Bởi nếu chưa xuất hiện những cơn gò kéo dài, liên tục và gây đau cho mẹ, thời gian “khai hoa nở nhụy” của bầu vẫn còn một khoảng khá dài nữa. Việc cần làm lúc này của mẹ chính là nghỉ ngơi, bổ sung chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt một cách hợp lý, khoa học. 

Nghỉ ngơi

Thời điểm sắp sinh, mẹ cần tránh làm các công việc nặng nhọc, căng thẳng đầu óc. Thay vào đó, các bầu nên thư giãn bằng cách nghe nhạc, đọc sách, tập yoga hay đi bộ nhẹ nhàng. Các mẹ không nên thức khuya hạn chế ngồi lâu trước màn hình máy tính, TV.., tránh gây căng thẳng tâm lý dễ đến tình trạng trầm cảm trong giai đoạn cuối thai kỳ. 

Chế độ dinh dưỡng

Theo dõi cử động thai

Khi ngủ mẹ bầu nên nằm nghiêng bên trái để tránh đè lên động mạch chủ, cản trở quá trình truyền máu qua nhau để nuôi dưỡng thai nhi. Ở giai đoạn này, mẹ và bé gần như có chung một nhịp sinh học. Mẹ thức, thai cũng thức, mẹ ngủ bé cũng ngủ theo. Trong lúc thức, mẹ nên theo dõi cử động của thai, bé cử động sau mỗi 2 giờ. Nếu có dấu hiệu bất thường gì như thai ít hoạt động hoặc không cử động, mẹ nên đến bệnh viện để được can thiệp kịp thời. 

Chuẩn bị đi sinh nếu gò cứng bụng kèm theo các dấu hiệu này

Cơn gò và đau dồn dập

Trong trường hợp cơn gò Braxton Hicks không có dấu hiệu thuyên giảm mà ngày càng dồn dập kéo theo đau bụng dưới có nghĩa mẹ chuẩn bị sinh. 

Ra nhớt hồng âm đạo

Trong suốt thai kỳ, cổ tử cung được bịt kín bởi một nút nhầy. Khi chuẩn bị sinh, dưới tác động của các cơn gò khiến nút nhầy cổ tử cung bị bung ra. Nếu mẹ thấy dấu hiệu này cần đến bệnh viện ngay bởi giai đoạn chuyển dạ ngay sau đó.

Vỡ ối

Phù 2 chân

Quá trình thai trở ngôi thuận để chuẩn bị cho quá trình sinh sẽ gây áp lực lên tĩnh mạch chủ chi dưới, dẫn đến tình trạng bị phù 2 chân ở mẹ bầu. Dấu hiệu này có thể xảy ra trước vài tuần khi sinh, sau đó tự hết và xuất hiện lại. Thường khi dấu hiệu phù trở lại đồng nghĩa với việc mẹ chuẩn bị cho quá trình vượt cạn.

Gò Cứng Bụng Là Sắp Sinh Non?

Rất nhiều cơn gò trong thai kỳ không nguy hiểm như các mẹ vẫn nghĩ.

Trong thời gian mang thai, mẹ sẽ được trải qua rất nhiều thay đổi về cả thể chất lẫn tinh thần. Hiện tượng đầu tiên đó là bụng bầu sẽ lớn dần, cảm giác ốm nghén, mệt mỏi, niềm hạnh phúc đến nghẹn lời khi cảm nhận những chuyển động đầu tiên của con… Những thay đổi đó sẽ khiến mẹ hồi hộp, hạnh phúc nhưng cũng không khỏi lo âu đặc biệt là với những cơn gò cứng bụng.

Những cơn gò cứng bụng là hiện tượng khá phổ biến khi mang thai, hiện tượng này thường xảy ra từ cuối quý 2 đến quý 3 thai kỳ nhưng cũng có mẹ sẽ cảm nhận được rất sớm ngay từ tuần 12 trở đi. Nhiều người cho rằng bụng gò cứng là dấu hiệu nguy hiểm, thậm chí là dấu hiệu sắp sinh non tuy nhiên thực tế không hẳn như vậy.

Tử cung bị gây áp lực

Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ bị chèn giữa khoang chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ thì mẹ không cảm nhận rõ áp lực này nhưng từ quý thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng.

Xương thai nhi phát triển

Thông thường các mẹ sẽ hay nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng từ cuối quý thứ 2 thai kỳ là bởi lúc này xương của thai nhi phát triển và tăng chiều dài đáng kể. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.

Hiện tượng táo bón

Một nguyên nhân khác cũng khiến bụng bầu hay bị cứng đó là do triệu chứng táo bón. Chế độ ăn uống nghèo nàn và không khoa học khi mang thai sẽ khiến thực ăn khi được nạp vào cơ thể khó hấp thụ dẫn đến hệ tiêu hóa phải làm việc quá sức và ảnh hưởng đến tử cung mẹ. Mẹ bầu nên có chế độ ăn uống nhiều chất xơ, rau xanh để giảm nguy cơ bị táo bón, trĩ.

Cảm xúc của mẹ

Mẹ có biết rằng cảm xúc vui, buồn hay căng thẳng quá mức của mẹ cũng ảnh hưởng trực tiếp đến tâm lý trẻ và gây ra hiện tượng thai nhi gò cứng bụng không? Trong trường hợp này, mẹ không cần quá lo lắng, tuy nhiên, chị em bầu nên cố gắng tạo tâm lý thoải mái nhất để thai nhi phát triển tốt.

Theo Đông Phương/ BM (Khám phá)

Thai 37 Tuần Gò Cứng Bụng Có Nguy Hiểm Không?

Thực ra, đối với những chị em mang thai lần đầu thường có dấu hiệu chuyển dạ và sinh sớm ở tuần 37 cũng là điều bình thường. Bởi ở thời điểm này thai nhi cũng nặng khoảng 2,8 – 3 kg và dài khoảng 48,6 – 50 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Mọi bộ phận cũng đã hoàn thiện, đã sẵn sàng cho việc chào đời. Tuy nhiên, không phải mẹ bầu nào gặp tình trạng thai 37 tuần gò cứng bụng cũng có nghĩa là sắp sinh. Do đó, các mẹ cần nhận dạng được đặc điểm của cơn gò chuyển dạ và gò sinh lý, để không bị nhầm lẫn.

Nhận biết thai 37 tuần gò cứng bụng sinh lý và chuyển dạ

Theo các bác sĩ chuyên khoa, thai 37 tuần bị gò cứng bụng, nếu là dấu hiệu của chuyển dạ sẽ xuất hiện liên tục với cường độ mạnh và có nhịp điệu riêng. Những cơn đau vẫn tiếp tục ngay cả khi bà bầu thay đổi tư thế. Bên cạnh đó, có thể mẹ bầu sẽ xuất hiện kèm theo các triệu chứng như:

+ Đau lưng, chuột rút: Chuyển dạ khiến cho vùng chậu bị kéo căng hết mức để chuẩn bị cho hành trình chào đời của bé. Càng về cuối cảm giác đau sẽ càng nghiêm trọng, nhất là những cơn đau 2 bên háng.

+ Đau lưng dưới: Các cơn gò xuất hiện liên tục, khiến cho dây chằng cổ tử cung và xương chậu bị kéo dãn hết mức, đây là dấu hiệu bé cưng đòi ra ngoài.

+ Xuất hiện máu báo, gần sinh âm đạo sẽ tiết ra nhiều dịch nhày hơn bình thường, khi nút nhầy ở cổ tử cung bị bong ra, ở một số mẹ bầu sẽ kèm theo máu. Khi nhận thấy dấu hiệu này mẹ bầu cần nhập viện ngay để được bác sĩ chuẩn bị đỡ đẻ.

+ Ở một số mẹ bầu trước khi bé cưng chào đời sẽ gặp phải tình trạng tiêu chảy do hormone sinh nở trong cơ thể mẹ sẽ tác động làm tử cung co giãn. Vì vậy, mẹ bầu cần tránh uống sữa hoặc ăn thực phẩm nhiều đường, bởi sẽ làm triệu chứng thêm nghiêm trọng.

Khi nhận thấy xuất hiện cơn gò bụng và những dấu hiệu này, các mẹ hãy nhanh chóng đến viện kiểm tra.

Còn nếu thai 37 tuần bị gò cứng bụng là những dấu hiệu sinh lý bình thường sẽ không có nhịp điệu và tần suất nhất định. Hơn nữa những cơn gò sinh lý thường không xuất hiện thường xuyên, thỉnh thoảng 1-2 lần/ giờ hoặc vài lần trong ngày. Khi bà bầu thay đổi tư thế, những cơn gò cũng giảm dần.

Việc phân biệt cơn gò sinh lý và cơn gò chuyển dạ sẽ giúp ích cho mẹ cần rất nhiều trong việc nắm bắt tình trạng sức khỏe cũng như sự phát triển của con, tránh xảy ra các trường hợp ngoài ý muốn.

Thai 37 tuần gò cứng bụng khi nào thì nguy hiểm?

Thai nhi được 37 tuần thì tử cung của bà bầu thường cao hơn rốn khoảng 15 cm. Thời điểm này trọng lượng của thai phụ trong tuần thai này tăng thêm từ 10 – 13kg so với khi bắt đầu có thai. Đây cũng là thời điểm vô cùng nhạy cảm, do đó bạn cần đi khám định kì mỗi tuần để kiểm tra vùng xương chậu, cổ tử cung và tình trạng của thai nhi, nhất là vị trí sinh của em bé có ổn định không?

Thời điểm này, phần đầu của em bé cũng đã lọt vào vùng xương chậu của mẹ, thai nhi có rất ít không gian để chuyển động mạnh, thay vào đó chỉ là những cử động nhẹ đơn giản. Nhưng mẹ vẫn cảm nhận được em bé đang chuyển động trong bụng mỗi ngày, nhưng đôi lúc bé có thể chìm vào giấc ngủ sâu và gần như không di chuyển nhiều. Vì vậy, nếu cơn gò xuất hiện trong thời gian này gò nhiều, liên tục và dữ dội, nhau thai bong non, có nghĩa là cả mẹ và bé đang rơi vào tình trạng nguy hiểm. Bởi người mẹ sinh non so với dự kiến. Đặc biệt, với những chị em mang thai lần đầu chưa có nhiều kinh nghiệm, không được đưa đến bệnh viện kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Do đó, vào những tuần cuối của thai kỳ từ tuần 37- 40, thai phụ cần phải có người chăm sóc kề bên và để mắt tới thường xuyên. Có như vậy, khi xảy ra trường hợp bất ngờ, gò bụng, đau dữ dội, sẽ có người đưa bà bầu vào viện nhanh chóng.

Thai 37 tuần gò cứng bụng nhiều mẹ nên làm gì?

Gặp hiện tượng gò cứng bụng khi mang thai tuần 37, cho dù đó là cảnh báo dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh hay là cơn gò sinh lý bình thường, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, mẹ bầu cần tập hít thở sâu để cơ thể không bị quá mệt mỏi, mất sức, đồng thời hãy nằm nghiêng sang trái để bụng mẹ dễ chịu hơn.

Một cách khác, khiến mẹ bầu cảm giác dễ chịu hơn khi những cơn gò xuất hiện đó là tắm nước nóng hoặc massage cùng tinh dầu. Bên cạnh đó, mẹ đừng quên uống thật nhiều nước trong thời gian này. Bởi nếu để cơ thể thiếu nước không chỉ khiến mẹ bị táo bón, phù chân, mà các cơn gò cũng sẽ xuất hiện nhiều hơn do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.

Ngoài ra, thực phẩm ăn uống hàng ngày cũng tác động rất lớn đến sức khỏe và có thể làm xuất hiện những cơn gò cứng bụng. Do đó, trong thời gian này, các mẹ hãy:

+ Ăn thành nhiều bữa nhỏ, cụ thể là 6 bữa trong ngày để dạ dày lúc nào cũng trong tình trạng đầy đủ và không dẫn đến chuyện đình công, sinh ra nhiều vấn đề về tiêu hóa.

+ Không ăn quá no, để tránh tình trạng dạ dày sẽ bị căng phồng, nhu động trở nên chậm lại, dịch tiêu hóa tiết ra không đủ nên thức ăn không thể tiêu hóa hết gây cảm giác tức bụng, các cơn gò xuất hiện.

+ Bổ sung vitamin K từ các loại thực phẩm như súp lơ xanh, mùi tây, cần tây, dưa hấu, dưa vàng, đu đủ, dâu tây và lê… Khi bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, khoa học sẽ giúp người mẹ giảm bớt những khó chịu trong thai kỳ, vừa tạo cơ hội cho bé cưng trong bụng phát triển toàn diện trong thời điểm gần chào đời.

Đôi khi cơn gò bụng ở tuần 37 đến từ phía người mẹ, tâm lý trong thời gian mang thai như vui, buồn, giận dữ, căng thẳng có thể gây ra các cơn gò cứng bụng. Vì vậy, việc để cảm xúc đi quá mức bình thường sẽ không tốt. Do đó, để bảo vệ thai kỳ khỏe mạnh, người mẹ nên duy trì lối sống lạc quan, học cách giữ bình tĩnh, kiềm chế cảm xúc, để bé yêu có thể ra đời đủ ngày đủ tháng.

Ngoài ra, những cơn gò bụng cũng có thể xuất phát từ thai nhi, do hệ xương có sự phát triển vượt bậc, xương dài ra thì việc con xoay, đổi chỗ trong bụng mẹ sẽ trở nên khó khăn hơn. Đồng thời, thai nhi làm tử cung phình to gây áp lực lên một số bộ phận khác, gây ra các cơn gò cứng bụng. Để làm giảm những cơn gò này mẹ hãy massage bụng nhẹ nhàng để vuốt ve bé yêu hoặc dùng khăn mềm ngâm qua nước ấm, vắt khô sau đó chườm lên vùng bụng. Mẹ cũng có thể tắm bằng nước ấm hoặc ngâm mình trong bồn tắm, tuy nhiên không nên ngâm quá lâu.

Tóm lại thai 37 tuần gò cứng bụng sẽ là hiện tượng mẹ sẽ thường xuyên gặp. Vì vậy, nếu những cơn gò cứng bụng không kèm theo các biểu hiện bất thường thì mẹ đừng quá lo lắng sẽ làm ảnh hưởng đến thai nhi, thay vào đó hãy giữ tinh thần thật thoải mái, nghỉ ngơi hợp lý để chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc vượt cạn phía trước.

Nguồn: Phụ nữ và gia đình (https://www.phunuvagiadinh.vn/me-bau-214/thai-37-tuan-go-cung-bung-co-nguy-hiem-khong-347344)

Mang Thai 37 Tuần Hay Bị Đau Bụng Là Dấu Hiệu Sắp Sinh?

Đau bụng dưới có thể xảy ra suốt thai kỳ nhưng mẹ vẫn cần chú ý đến những nguyên nhân đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ.

Theo các chuyên gia sản khoa, 3 tháng cuối thai kỳ được tính từ tuần 26 thai kỳ và ở giai đoạn này, mẹ có thể bắt gặp những cơn đau bụng dưới. Hầu hết những cơn đau này sẽ chấm dứt mà không gây ra nguy hiểm gì, tuy nhiên trong một số trường hợp đây có thể là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh con hoặc gặp vấn đề nguy hiểm.

Dưới đây là những lý do phổ biến khiến mẹ mang bầu những tháng cuối nói chung và mang thai 37 tuần hay bị đau bụng:

Cơn gò Braxton Hicks

Phụ nữ mang bầu những tháng cuối thường nhận thấy sự xuất hiện của cơn gò Braxton Hicks – thường chỉ diễn ra trong một giờ. Cơn gò này có thể là những cơn co thắt, thường được gọi là cơn đau đẻ giả và diễn ra không thường xuyên, không theo chu kỳ.

Khi gặp cơn đau này, mẹ nên thử đứng lên, ngồi xuống và đi lại nhẹ nhàng. Mặc dù vậy, cơn gò Braxton Hicks lại có thể bị kích thích nếu mẹ hoạt động thể chất quá mạnh như chạy, đạo xe, lên xuống cầu thang hay quan hệ tình dục.

Đau bụng khi mang bầu 37 tuần hầu hết là do những cơn đau đẻ giả. (ảnh minh họa)

Dấu hiệu sinh non

Không giống như những cơn gò Braxton Hicks, dấu hiệu sinh nở khi mẹ đau bụng thường kéo dài và diễn ra thường xuyên.

Nếu mẹ nhận thấy dấu hiệu đau bụng kèm rò rỉ nước ối, bong nút nhầy và đau lưng thì rất có thể đó là dấu hiệu chuyển dạ và mẹ nên đến bệnh viện ngay.

Bong nhau thai

Nhau bong non xảy ra khi nhau thai tách ra khỏi thành tử cung trước khi em bé được sinh ra hoặc trước khi mẹ chuyển dạ. Đôi khi mẹ sẽ nhận thấy triệu chứng đau bụng kèm chảy máu nặng, đau lưng, co thắt mạnh…

Nhau bong non là trường hợp cấp cứu khẩn cấp vì có thể đe dọa đến tính mạng của sản phụ. Vì vậy khi nhận thấy dấu hiệu trên, mẹ cần đến bệnh viện ngay để được cấp cứu kịp thời.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

Đau bụng tuần 37 thai kỳ nói riêng và trong thai kỳ nói chung cũng có thể là dấu hiệu mẹ bị nhiễm trùng đường tiết niệu. Những dấu hiệu của triệu chứng này có thể là đau bụng dưới, cảm giác nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu thường xuyên nhưng lượng nước tiểu ít, nước tiểu có mùi lạ…

Nếu bị nặng, mẹ có thể còn bị sốt, ớn lạnh, đau bụng nặng và đôi khi đi tiểu có máu và mủ. Ở quý 3 thai kỳ, nếu mẹ bị nhiễm trùng đường tiểu hoặc thận nặng có thể gây sinh non vì vậy cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

[Theo Eva/Khám phá]

Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi 37 Tuần Gò Cứng Bụng – Dấu Hiệu Mẹ Sắp Sinh Rồi Nhé! trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!