Bạn đang xem bài viết Thai Nhi 39 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay Đổi Ở Cơ Thể Người Mẹ Và Những Lời Khuyên Cần Thiết được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thay đổi trong cơ thể mẹ khi mang thai 39 tuần
Tăng tần số các cơn gò tử cung
Càng gần đến ngày sinh thì các cơn gò tử cung Braxton Hicks càng trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Đôi khi, các cơn gò này có thể nhịp nhàng và tiếp diễn khiến cho bạn nhầm lẫn với cơn chuyển dạ. Nhưng những cơn co thắt chuyển dạ thường mạnh hơn và kéo dài, và nó cũng kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ khác. Ngay cả khi bạn không thấy các dấu hiệu chuyển dạ khác, hãy liên hệ ngay với bác sĩ nếu những cơn co thắt này tăng lên làm bạn đau đớn hoặc nếu bạn thấy bé không hoạt động một cách bất thường.
Khó chịu ở vùng chậu
Thời điểm thai nhi 39 tuần, bé có thể đã rơi vào vùng chậu và có khuynh hướng chèn ép vào các cơ quan nội tạng của bạn như bàng quang, hông, và khung chậu. Kết quả là, bạn có thể cảm thấy không thoải mái ở vùng bụng dưới. Đôi khi, bạn có thể trải nghiệm một cú huých ngắn nhưng sắc bén quanh xương chậu – điều này xảy ra khi bé quay đầu.
Nút nhày âm đạo
Chất nhầy thường có màu trắng, đôi khi nó lẫn với máu. Thực tế, đây là một trong những dấu hiệu ban đầu của chuyển dạ. Bạn cần bình tĩnh vì đôi khi, thoát dịch âm đạo xảy ra ngay trước khi chuyển dạ và hoặc có thể phải một hoặc hai ngày sau bạn mới bắt đầu chuyển dạ.
Quá trình chuyển dạ diễn ra như thế nào
Mỗi lần mang thai và mỗi lần sinh con đều khác nhau, nhưng nhìn chung, quá trình chuyển dạ tiến triển theo ba giai đoạn như sau: Chuyển dạ sớm và chuyển dạ tích cực: Nó xảy ra khi cổ tử cung mở rộng và tràn dịch. Bạn có thể thấy một chất thải niêm mạc màu nâu xuất phát từ âm đạo, được pha lẫn máu. Sự giải phóng dịch âm đạo thường xảy ra sau những cơn co thắt ngắn nhưng rõ nét, kéo dài từ 30 đến 90 giây. Đây là giai đoạn dài nhất – trung bình giai đoạn chuyển dạ sớm thường kéo dài từ 6 đến 12 giờ, mặc dù nó ngắn hơn nhiều so với các lần chuyển dạ sau đó. Nếu bạn thực hiện việc kích đẻ, các cơn co thắt sẽ nhiều lên, mạnh hơn, lâu hơn và gần nhau hơn. Cổ tử cung cũng tiếp tục giãn mở đến khoảng 10 cm. Một số phụ nữ phàn nàn về buồn nôn trong khi số khác phàn nàn về chứng chuột rút. Đôi khi, túi ối sẽ vỡ trong giai đoạn này. Đối với những bà mẹ mang thai lần đầu tiên, chuyển dạ tích cực có thể kéo dài đến 8 giờ nhưng đối với những phụ nữ đã sinh con trước đó, thời gian chuyển dạ tích cực lại không kéo dài như vậy. Bác sĩ có thể khuyên bạn không nên cố gắng quá sức, cổ tử cung không bị giãn nở đủ, và việc rặn có thể làm cho nó sưng lên.
Giai đoạn thứ hai: Giai đoạn thứ hai kéo dài từ vài phút đến vài giờ. Bạn sẽ được yêu cầu rặn sau mỗi lần co lại để thúc đẩy tăng tốc quá trình. Nhưng đôi khi, bác sĩ có thể yêu cầu bạn rặn một cách từ từ hoặc thậm chí ngừng rặn. Nó cho phép cơ âm đạo của bạn căng ra tự nhiên hơn là rách vì áp lực. Từ từ, nhưng chắc chắn, em bé của bạn sẽ di chuyển ra ngoài qua đường dẫn sinh. Sau khi đầu của bé chui được ra ngoài, bác sĩ phải đảm bảo rằng dây rốn của bé đang hoàn toàn lỏng tự do để cho phép phần còn lại của cơ thể di chuyển ra ngoài. Giai đoạn thứ ba: Giai đoạn này kéo dài khoảng 5 đến 30 phút được tính từ lúc bé được sinh ra cho đến khi nhau thai được cắt. Bác sĩ cũng sẽ phải kiểm soát sự chảy máu, và bạn có thể được yêu cầu rặn một lần cuối cùng để sổ hoàn toàn rau thai. Sau đó bác sĩ sẽ kiểm tra nhau thai để đảm bảo nó còn nguyên vẹn, nhau thai còn sót lại bên trong tử cung có thể gây ra nhiễm trùng và chảy máu. Và cuối cùng, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc để cầm máu.
Thay đổi trong cơ thể của thai nhi 39 tuần
Em bé của bạn đang chuẩn bị cho việc chào đời. Phổi và não đang tiếp tục trưởng thành. Bé hạ xuống sâu hơn vào vùng xương chậu và nằm ở vị trí chờ sinh. Bé vẫn tiếp tục tích lũy chất béo quanh đầu gối và vai giúp kiểm soát nhiệt độ cơ thể bên ngoài tử cung. Trong tuần này em bé của bạn tiếp tục tăng cân. Kích thước của thai nhi 39 tuần: Em bé của bạn nặng khoảng 2,8 đến 3 kg và dài khoảng 50.8 cm khi đo từ đầu đến chân ngón chân. Kích thích chuyển dạ ở tuần này: Thường xảy ra khi người mẹ mang thai bị biến chứng như tiền sản giật hoặc tiểu đường thai nghén hay mức nước ối thấp. Kích đẻ trong những trường hợp này sẽ giúp ngăn ngừa sự nhiễm trùng có thể gây hại cho em bé.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu
Chú ý đến hoạt động của bé: Bác sĩ sẽ khuyên bạn theo dõi các hoạt động của em bé bao gồm đếm số lần bé đạp trong một khoảng thời gian. Liên hệ ngay với bác sĩ nếu con của bạn yên tĩnh một cách bất thường. Mức nước ối của bạn có thể đã thấp hoặc túi nước ối có thể vỡ. Sẽ là lý tưởng nhất nếu các cơn co thắt xảy ra trước khi nước ối vỡ. Nhưng trong một số trường hợp, các cơn co thắt thậm chí còn không bắt đầu ngay cả sau khi túi ối đã vỡ. Nếu đúng như vậy, bác sĩ sẽ kích thích để chuyển dạ.
Tập thể dục và thư giãn: Đi bộ chậm và đi bộ ngắn hoặc tập bơi. Bạn cũng có thể tập yoga trước khi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giữ cho tâm trí của bạn thư giãn và tránh khỏi tâm lý bồn chồn chờ đợi.
Ngủ càng nhiều càng tốt và chú ý chế độ ăn uống của bạn: Vào thời điểm thai nhi 39 tuần, bạn có thể không có tâm trạng để ăn uống, nhưng bạn nên duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm việc uống vitamin và canxi theo kê toa của bác sĩ.
Thai Nhi 33 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay Đổi Ở Cơ Thể Người Mẹ Và Những Lời Khuyên Cần Thiết
Hiện tượng chảy nước ối (hay vỡ màng ối) có thể xảy ra vào thời điểm thai nhi 33 tuần tuổi và những tuần sau đó. Dịch màng ối thường trong và không mùi, đừng nhầm lẫn nó với nước tiểu. Nguyên nhân gây vỡ ối non có thể do ngôi thai bất thường, hở eo tử cung. Hoặc trong một số trường hợp sản phụ con so lớn tuổi, thiếu vitamin C cũng tạo điều kiện cho vỡ ối sớm.
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi
Thai nhi 33 tuần tuổi có chiều dài cơ thể tính từ đầu đến ngón chân cái khoảng 45cm và cân nặng ước chừng khoảng 2kg. Một tuần thôi mà bé của bạn đã lớn như vậy rồi đấy. Có thể một phần là nhờ lớp mỡ tích tụ dưới da, vừa giúp giữ ấm vừa giúp cung cấp năng lượng cho bé “hoạt động”. Da bé sẽ chuyển từ màu đỏ sang màu hồng nhạt nhờ chất béo tích tụ bên trong da, làn da của bé cũng sẽ ít nhăn nheo hơn trước. Ở tuần thai thứ 33, đầu bé vẫn đang tiếp tục to ra, cùng với đó là sự phát triển của não bộ. Hệ thần kinh trung ương gần như đã trưởng thành cùng với sự hoàn thiện của 5 giác quan. Xương của bé bắt đầu cứng lại nhưng đáng ngạc nhiên là hộp sọ của bé vẫn mềm nhằm giúp bé dễ chui lọt qua đường sinh khi chào đời.
Lý tưởng nhất là tuần này bé sẽ quay đầu xuống ngôi thuận. Thai nhi 33 tuần đang tập bú và nuốt để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài. Gan bắt đầu lưu trữ sắt. Phổi cũng gần như được phát triển hoàn toàn, nó đã có thể sản xuất ra các chất hoạt động bề mặt có tác dụng mở rộng bề mặt và làm đầy khí trong phổi. Mức độ hoạt động của trẻ có thể bị ảnh hưởng bởi những âm thanh và tác động từ bên ngoài. Bạn có thể thấy bé sẽ có những phản ứng khác nhau với những chế độ ăn uống hay những xung động, tiếng ồn ở môi trường xung quanh. Đặc biệt, tần suất “đạp” của bé ngày càng nhiều, đơn giản vì chuyển động xoay tròn hay vòng vòng lúc này là quá khó khăn trong tử cung chật chội như vậy. Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao một số trẻ sinh ra với mái tóc đen láy, một số khác lại chỉ lơ thơ vài sợi chưa. Nếu bạn có đi siêu âm khi mang thai tuần thứ 33, bạn sẽ nhận thấy điều này một cách khá rõ ràng. Tuy nhiên, một số kinh nghiệm cho thấy những đứa trẻ tóc tốt khi chào đời thì khi lớn lên tóc của chúng lại… mỏng đi khá nhiều.
Sự thay đổi cơ thể mẹ mang thai 33 tuần
Sự phát triển nhanh của em bé, kéo theo đó là nhau thai và nước ối ngày càng tăng lên khiến cho việc tăng cân của bạn ở tuần này sẽ nhanh hơn bất cứ lúc nào trong cả thai kì. Vì thế, nhu cầu dinh dưỡng lúc này là vô cùng quan trọng. Điều này có thể làm bạn cảm thấy mình ngày càng lạch bạch và thiếu linh hoạt hơn nhiều. Từ thời điểm thai nhi 33 tuần đến lúc sinh, mọi sinh hoạt của bạn sẽ trở nên khó khăn hơn nữa, bạn rất cần sự giúp đỡ từ chồng hay người thân đấy, kể cả trong việc đi lại, ăn uống hay những sinh hoạt khác nữa. Tuần này, những cú huých, cú đá của bé với bạn sẽ càng rõ hơn. Bạn sẽ thấy rõ những hình ảnh bàn tay, bàn chân hay khuỷu tay, đầu gối của bé hiện lên sau lớp da bụng mỗi lần như vậy. Sẽ thật tuyệt vời nếu bạn có thể ghi lại những khoảnh khắc này. Nếu việc căng da vùng bụng khiến bạn cảm thấy “ngứa ngáy”, hãy thử sử dụng kem dưỡng ẩm. Tình trạng này có thể nặng hơn ở một số bà mẹ, trong trường hợp đó bà bầu nên hỏi ý kiến tư vấn từ bác sỹ.
Mất ngủ là một vấn đề phổ biến trong thời kỳ mang thai, thậm chí nó còn rõ rệt hơn trong tam cá nguyệt thứ ba. Thay đổi nội tiết, lo lắng về việc sắp sinh, đi tiểu thường xuyên, khó tiêu, chuột rút chân và sự khó chịu ngày càng gia tăng của việc phải mang một cái bụng lớn là những lý do có thể xảy ra. Khi thai nhi 33 tuần, tử cung của bạn tiếp tục mở rộng, đẩy rốn của bạn lồi ra ngoài. Đừng lo lắng quá vì đây là hiện tượng bình thường, và rốn của bạn sẽ trở lại vị trí bình thường sau khi sinh. Hiện tượng chảy nước ối (hay vỡ màng ối) có thể xảy ra khi bạn đang mang thai tuần thứ 33 và những tuần sau đó. Dịch màng ối thường trong và không mùi, đừng nhầm lẫn nó với nước tiểu. Nguyên nhân gây vỡ ối non có thể do ngôi thai bất thường, hở eo tử cung, viêm màng ối do nhiễm trùng âm hộ, âm đạo, cổ tử cung. Hoặc trong một số trường hợp sản phụ lớn tuổi mang bầu con so, chế độ dinh dưỡng thiếu vitamin C cũng có thể là điều kiện khiến bạn vỡ ối sớm. Vấn đề sử dụng kháng sinh trong dự phòng vỡ ối non vẫn còn nhiều bàn cãi. Vì vậy nó chỉ được sử dụng trong những trường hợp có nguy cơ cao. Một số bác sĩ cũng có thể cho bạn sử dụng corticoid để kích thích sự trưởng thành của phổi thai nhi trong trường hợp thai non tháng nhằm tránh biến chứng suy hô hấp cho trẻ. Nếu vỡ màng ối, hãy liên hệ ngay với bác sỹ của bạn hoặc một cơ sở y tế gần nhất.
Lời khuyên cho mẹ khi thai nhi 33 tuần
Hãy chăm chỉ đi khám thai trong giai đoạn này, 2 tuần/lần là tần suất khám thai hợp lí để nắm rõ sự phát triển của bé.
Tiếp tục duy trì những thói quen sinh hoạt và dinh dưỡng như những tuần trước đó. Chế độ ăn uống nghỉ ngơi lành mạnh, giao lưu học tập kinh nghiệm, hay những chia sẻ tâm sự với người thân bạn bè, tròn thời gian này bạn cần phải giúp mình cảm thấy khỏe mạnh và thoải mái nhất.
Một số bà mẹ có thể cảm thấy ham muốn tình dục khi thai nhi được 33 tuần tuổi, tất nhiên điều này hoàn toàn có thể nếu sức khỏe của mẹ và bé đều tốt. Tuy nhiên bạn cũng phải đảm bảo rằng nó không làm ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ khuyến cáo phụ nữ mang thai không nên đứng lâu hơn bốn giờ sau 24 tuần mang thai. Và ở tuần thứ 34, không nên đứng quá 30 phút một lần. Các động mạch và tĩnh mạch quanh tử cung phải chịu áp lực rất lớn do sự cung cấp máu liên tục. Các cơn co thắt sẽ tăng lên khi phụ nữ tiếp tục đứng lâu.
Khi tức giận hoặc đau buồn, cơ thể giải phóng các hormone được huấn luyện để chiến đấu. Điều này gây ra chứng tiền sản, một tình trạng dẫn đến huyết áp cao ở phụ nữ có thai. Các bác sĩ thường khuyên các bà mẹ nên giữ cho mình trạng thái tâm lý bình tĩnh và ổn định.
Kể từ khi thai nhi 33 tuần trở đi, nếu bạn nhận thấy những cơn co thắt sớm, hãy bình tĩnh và ngồi yên một lúc. Nếu cơn co thắt giảm đi, đây có thể là trường hợp chuyển dạ giả. Nhưng nếu chúng không giảm bớt, hãy gọi ngay cho bác sĩ.
► Xem tiếp: Thai nhi 34 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Những Triệu Chứng Mang Thai, Sự Phát Triển Của Thai Nhi, Thay Đổi Ở Cơ Thể Người Mẹ Và Những Lời Khuyên Cần Thiết.
Nếu bạn tính sai thời điểm rụng trứng và quan hệ tình dục ở tư thế không thuận lợi thì cơ hội mang thai có thể bị bỏ lỡ. Thời điểm này, một con tinh trùng may mắn trong khoảng 250 triệu tinh trùng sẽ đến kết hợp với trứng trong ống dẫn trứng để thực hiện quá trình thụ tinh. Thời gian thai sản của bạn sẽ kéo dài khoảng 38 tuần sau khi thụ thai, vì vậy thời điểm thai nhi 3 tuần là mốc bắt đầu mang thai thực sự trong thai kỳ của bạn.
Giai đoạn này vẫn chưa xuất hiện những dấu hiệu mang thai hay những thay đổi rõ ràng ở cơ thể người mẹ. Trong thực tế, đa số phụ nữ vẫn không biết rằng mình đã mang thai tuần thứ 3. Nhưng có một số thay đổi sẽ xảy ra trong cơ thể bạn để tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này, cơ thể bạn sẽ trải qua quá trình rụng trứng, thụ tinh, giai đoạn phôi thai và thai làm tổ trong tử cung của mẹ.
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, thời điểm mà bạn chưa biết mình mang thai thì tử cung của bạn đã chuẩn bị sẵn sàng cho việc nuôi dưỡng thai nhi. Sau quá trình phát triển, trứng trưởng thành rồi rụng khỏi buồng trứng. Sau khi rời khỏi buống trứng, trứng được cuốn vào ống dẫn trứng nhờ sự chuyển động các tua nằm tại đoạn loa vòi trứng quét qua bề mặt buồng trứng. Buồng trứng và vòi trứng không được kết nối trực tiêp với nhau, vì vậy các tua nằm ở đoạn loa vòi trứng có vai trò rất quan trọng trong việc đón lấy trứng rụng từ buồng trứng rồi đưa vào trong lòng ống dẫn trứng. Khi trứng rụng, các tua tại loa vòi trứng quét nhẹ nhàng qua buồng trứng và đón lấy trứng rụng xuống. Trứng được vận chuyển bởi sự chuyển động nhẹ nhàng của các tua này rồi đi vào ống dẫn trứng. Điều tuyệt vời là chỉ một lông tua quét qua buồng trứng cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc đưa tế bào trứng tới ống dẫn trứng. Nếu một sợi tua mỏng manh này không hoàn thành nhiệm vụ của nó thì bạn cũng không thể thụ thai được. Bên cạnh đó, tử cung cũng đang sẵn sàng để nuôi dưỡng và bảo vệ trứng đã thụ tinh. Nội mạc tử cung, được biết đến như là thành tử cung, dầy lên để tạo thuận lợi cho phôi làm tổ. Toàn bộ quá trình này đi kèm với sự thay đổi lớn về nồng độ hormone FSH và LH được tiết ra từ tuyến yên. Điều tuyệt vời hơn nữa là trong thực tế, kể cả khi bạn không để ý thì tháng nào những điều này cũng sẽ diễn ra trong cơ thể bạn, cho dù bạn muốn hay không muốn có thai. Sự khác biệt ở đây chỉ là, nếu trứng được thụ tinh bạn sẽ mang thai, còn nếu không thì cơ thể bạn sẽ sẵn sàng cho chu kỳ kinh nguyệt kế tiếp.
Mặc dù quá trình này diễn ra âm thầm, không ai để ý tới, nhưng sự thụ tinh giữa trứng với tinh trùng là điều kỳ diệu nhất diễn ra trong cuộc sống của bạn. Đây là thời điểm con yêu của bạn bắt đầu đến với cuộc đời. Đoạn bóng, đoạn dài nhất của ống dẫn trứng, là nơi trứng của bạn và tinh trùng của chồng gặp nhau để thực hiện quá trình thụ tinh. Theo quan điểm tế bào học, quá trình thụ tinh của trứng với tinh trùng là một quá hỗn loạn diễn ra trong cơ thể bạn. Trứng với tuổi thọ chỉ có 24 giờ nằm im trong phần bóng của vòi trứng, chờ tinh trùng đến để thụ tinh.
Sau khi xuất tinh, hàng triệu tinh trùng đi qua âm đạo rồi tiến đến vòi trứng. Chỉ có vài trăm tinh trùng đến được đích, số còn lại phải dừng cuộc đua. Trong số các tinh trùng đến được vòi trứng, chỉ có một vài tinh trùng may mắn tiếp xúc được với trứng trong ống dẫn trứng, chúng bao quanh trứng để tìm cơ hội thâm nhập. Đây là thời điểm xác định xem tinh trùng có thể kết hợp với trứng để tạo thành một em bé đáng yêu, hay chúng sẽ phải chết đi như một tế bào đơn độc. Trứng đang chờ thụ tinh cũng không tạo điều kiện thuận lợi cho sự hoạt động của tinh trùng. Bên ngoài trứng được bao bọc bởi một lớp màng dầy mà những chú tinh trùng nhỏ bé cần phải phá vỡ. Các tinh trùng tích cực cạnh tranh với nhau để trở thành chiến binh đầu tiên phá vỡ màng trứng, để làm được điều đó, tinh trùng tiết ra một enzyme chứa trong túi cực đầu của chúng. Cuối cùng các enzyme cũng làm màng trứng bị phá vỡ, và mặc dù có nhiều tinh trùng cạnh tranh nhau nhưng chỉ có duy nhất một tinh trùng có thể thâm nhập thành công vào bên trong trứng. Khi một trong những tinh trùng cuối cùng thâm nhập được vào trứng là lúc bạn chính thức mang thai. Thật tuyệt vời khi biết rằng phải mất gần 18 giờ để hoàn thành quá trình thụ tinh.
Giai đoạn phôi thai là khoảng thời gian giữa sự hợp nhất của hai tế bào giao tử và quá trình làm tổ của phôi trong tử cung của bạn.Trong gần một ngày, gần như không có sự thay đổi nào diễn ra đối với trứng đã thụ tinh trong cơ thể bạn. Chỉ đến khoảng 30 giờ sau thụ tinh, hợp tử mới phân chia lần thứ nhất, tạo thành hai tế bào. Sau đó, hai tế bào này lại tiếp tục phân chia tạo thành bốn tế bào và quá trình phân chia cứ tiếp tục như vậy. Qua trình phân chia và nhân lên của tế bào tiếp tục diễn ra rất nhanh trong suốt giai đoạn phôi thai. Quá trình này cuối cùng sẽ dẫn đến sự phát triển của em bé trong tử cung của bạn với sự xuất hiện ban đầu chỉ giống như một sinh vật đơn bào.
Sau khoảng 72 giờ, hợp tử tự tái tái tạo nhanh chóng để đạt đến giai đoạn đa bào. Giai đoạn này được biết đến với tên gọi là giai đoạn phôi dâu. Như vậy, 4 ngày sau sự phân chia nhanh chóng của tế bào, có một nhóm tế bào được hình thành, chúng được gọi là túi phôi. Giai đoạn này, em bé nằm trong tử cung của bạn một cách rất thoải mái.
Sau khi thụ tinh, hợp tử tiếp tục cuộc hành trình đến tử cung của bạn. Quá trình di chuyển của nó được hỗ trợ bởi sự chuyển động của các lông mao có trong lòng ống dẫn trứng. Hợp tử sẽ mất gần một ngày để di chuyển từ ống dẫn trứng tới tử cung, nhưng nó vẫn chưa làm tổ bên trong tử cung. Ở giai đoạn này, em bé của bạn sẽ có khoảng 40% cơ hội phát triển được thành phôi thai, còn khoảng 60% quá trình thụ thai sẽ thất bại do hợp tử không làm tổ được bên trong tử cung. Bạn sẽ không thể biết được những điều này, bởi vì sau đó chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ diễn ra bình thường. Đôi khi trứng đã thụ tinh bị mắc kẹt trong ống dẫn trứng và không đến được tử cung. Điều này sẽ đe dọa mạng sống của người mẹ, đó chính là tình trạng mang thai ngoài tử cung hay mang thai trong ống dẫn trứng. Đến thời điểm những ngày cuối cùng khi thai nhi 3 tuần tuổi, hoặc ước tính khoảng 5-6 ngày sau thụ tinh, túi phôi sẽ làm tổ chắc chắn trong lớp thành dày của tử cung. Cuối cùng, cuộc hành trình nguy hiểm đã đi đến hồi kết và em bé của bạn được nằm an toàn, thoải mái trong tử cung của mẹ. Mặc dù bạn không biết gì đến quá trình vừa diễn ra, cũng không có dấu hiệu hay triệu chứng gì được biểu hiện, nhưng bạn nên biết rằng, đây là giai đoạn rất quan trọng trong cuộc đời của em bé. Khi cuộc hành trình từ ống dẫn trứng tới tử cung hoàn tất, túi phôi bắt đầu phát triển nhanh chóng nếu chúng nhận được đầy đủ chất dinh dưỡng được cung cấp từ máu của người mẹ.
Nếu bạn đang sử dụng thuốc tránh thai hoặc có kế hoạch sử dụng một phương pháp tránh thai khẩn cấp thì bạn cần biết rằng các biện pháp này có tác dụng trước khi túi phôi làm tổ trong tử cung. Một khi túi phôi đã làm tổ trong tử cung thì thuốc tránh thai sẽ không còn hiệu quả ngừa thai nữa.
Phản ứng của vỏ trứng là một quá trình tự nhiên của cơ thể để đảm bảo rằng chỉ có một tinh trùng duy nhất được thụ tinh với trứng. Khi một tinh trùng đi qua được màng trứng, trứng lập tức phát ra tín hiệu để hình thành các túi nhỏ được gọi là những hạt vỏ trứng bao xung quanh trứng. Những hạt vỏ trứng này phình to ra và đẩy những tinh trùng thất bại ra xa khỏi trứng, trong vòng 48 giờ sau, tất cả những tinh trùng đó sẽ chết đi.
Khi thai nhi 3 tuần tuổi, mặc dù vẫn còn ở trong giai đoạn hợp tử nhưng nó sẽ đủ thông minh để gửi tín hiệu về sự tồn tại của mình tới tuyến yên trong não của bạn. Khi nhận được tín hiệu từ trứng đã thụ tinh, tuyến yên phản ứng lại bằng cách ngắt chu kỳ kinh của bạn và tiết ra một hormone mới gọi là HCG. HCG có tác dụng ngăn cản sự thoái hóa của hoàng thể. Với việc tiết ra HCG, hoàng thể vẫn còn nguyên vẹn và sản xuất ra một lượng lớn progesterone và estrogen. Hoàng thể đóng vai trò quan trọng ở giai đoạn đầu và giai đoạn cuối của thai kỳ. Lượng progesterone tiết ra với tỷ lệ tăng cao rất quan trọng đối với sự an toàn trong thai kỳ của bạn. Trong trường hợp không mang thai thì lượng progesterone sẽ giảm, làm cho nội mạc tử cung bị thoái hóa và bong ra tạo thành kinh nguyệt. Hormon progesterone chịu trách nhiệm về sự sinh trưởng và phát triển của thai nhi trong tử cung. Ở thời điểm thai nhi 3 tuần tuổi, túi phôi vẫn phụ thuộc vào hormone của bạn bởi vì nó vẫn chưa có khả năng tự tiết ra hormone.
Mặc dù hầu hết mọi phụ nữ đều nhận ra họ đã mang thai khi họ thấy chu kỳ kinh không xuất hiện, một vài người sẽ trải qua những dấu hiệu đặc thù của quá trình phôi làm tổ. Hãy xem xét các triệu chứng khi mang thai tuần 3, nhưng bạn đừng hy vọng, trông chờ gì nhiều bởi vì các triệu chứng này cũng giống như các triệu chứng tiền kinh nguyệt (PMS: Premenstrual syndrome: hội chứng tiền kinh nguyệt). Sau đó khoảng 2 tuần, hợp tử sẽ phát triển thành phổi thai, hợp tử mang DNA được truyền từ cả bố và mẹ. Do mỗi trứng và tinh trùng chứa 23 nhiễm sắc thể, vì vậy tế bào lưỡng bội (hợp tử) mang tổng cộng 46 nhiễm sắc thể. Tất cả các thông tin di truyền cần thiết của các tế bào này sẽ giúp cho sự phát triển của cơ thể mới. Hầu hết các đặc điểm của em bé đã được xác định, và chỉ cần thời gian chúng sẽ phát triển đầy đủ. Trong vòng một ngày, hợp tử không có sự biến đổi nào cả, sau đó nó phân chia tạo thành hai tế bào. Em bé đã đạt đến mốc 2 tế bào trong sự phát triển của mình. Về mặt kỹ thuật, đây là bước đi đầu tiên trong cuộc đời của một đứa trẻ.
Tiếp theo, hai tế bào tiếp tục phân chia tạo thành 4 tế bào, và cuối ngày thứ 3, em bé đã đạt đến mốc giai đoạn 16 tế bào. Và đến thời điểm thai nhi 3 tuần tuổi, em bé của bạn chỉ là các tế bào giống như một quả bóng rỗng, các tế bào này sẽ tiếp tục phân chia và phát triển.
Lúc này bạn vẫn chưa biết về một mầm sống bé nhỏ đang được nuôi dưỡng bên trong tử cung của mình, vì vậy bạn thường không thể làm gì nhiều khi thai nhi 3 tuần tuổi. Mặc dù bạn chưa biết, từ những ngày đầu này em bé đã được nuôi dưỡng bởi các chất dinh dưỡng, nước, oxy, các hormone cần thiết, các vitamin và khoáng chất thiết yếu trong tử cung của bạn, nhờ đó mà em bé được phát triển khỏe mạnh. Trước khi bạn biết mình có thai, thì tổ ấm nuôi dưỡng em bé đã sẵn sàng, trong tử cung của bạn, em bé sẽ lớn lên và được bảo vệ an toàn. Tử cung của bạn có thể bị ảnh hưởng bởi thức ăn mà bạn ăn vào, những công việc bạn làm và lối sống của bạn. Thói quen sống cà cách bạn chăm sóc bản thân mình sẽ có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của em bé. Nếu bạn đang có kế hoạch làm mẹ thì bạn nên chăm sóc cả sức khỏe tinh thần và thể chất của mình bằng cách thực hiện một lối sống lành mạnh.
Tất cả mọi việc bạn làm trong 38 tuần mang thai đều sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển về thể chất, trí tuệ, thần kinh và cảm xúc của đứa trẻ. Và bạn đừng quên rằng những ảnh hưởng này là vĩnh viễn.
Thai Nhi 18 Tuần, Sự Phát Triển Của Bé, Những Thay Đổi Của Cơ Thể Mẹ Và Cách Đối Phó Với Các Nguy Cơ
Lúc này, bé của bạn vẫn đang tập luyện và phát triển một cách an toàn trong cái bụng ấm cúng của mẹ, trong khi cơ thể bạn đang cố gắng xoay sở để thích nghi với sự trưởng thành của bé. Những cơn đau lưng tiếp tục làm phiền bạn. Đây cũng là thời điểm mà sự phát triển của tử cũng sẽ có ảnh hưởng đến tuần hoàn máu của bạn. Khi nằm ngửa, tử cung có thể đè lên những tĩnh mạch ở phía sau ổ bụng gây cản trở tới sự lưu chuyển của dòng máu, có thể làm giảm huyết áp và dẫn tới các vấn đề khác, vì vậy hãy làm quen với tư thế ngủ nghiêng người cho tới ngày sinh bởi đây chính là lựa chọn tốt nhất.
Mang thai tuần 18, cơ thể bạn không có quá nhiều thay đổi đột ngột. Bụng của bạn đang lộ ra, bạn trông có vẻ đầy đặn hơn trước khi mang thai và lúc này bạn đã tăng khoảng 3-6kg.
Khi mang thai tuần 18, bạn có thể bắt đầu thấy những vết rạn da đầu tiên xuất hiện trên bụng là do làn da của bạn phải giãn ra để chứa tử cung đang ngày càng phát triển to lên trong bụng..
Bạn có thể được lên lịch cho một cuộc siêu âm khi thai nhi 18 tuần hoặc sớm hơn. Lần siêu âm này cho phép bạn nhìn bé rõ hơn. Đừng quên chia sẻ những trải nghiệm thú vị này cho người bạn đời của bạn hoặc bất kỳ ai mà bạn muốn.
Qua lần siêu âm này, bác sĩ sẽ phát hiện ra con bạn đang phát triển như thế nào. Họ sẽ kiểm tra cân nặng, sự phát triển và các yếu tố khác xem có bình thường hay không, nhau thai và dây rốn thai nhi đã đúng vị trí chưa.
Uống đủ nước giúp bàng quang chứa đầy nước để việc siêu âm rõ ràng hơn. Lần siêu âm này cũng phát hiện ra bạn có đang mang cặp song sinh hay không.
Nếu siêu âm phát hiện những bất thường ở thai nhi thì bạn và gia đình cần thêm tư vấn của bác sĩ sản khoa để hiểu rõ tất cả các lựa chọn có thể trong tình huống như vậy.
Khuôn mặt của bé trông khá sống động vì có lông mày và lông mi
Chân tay bé phát triển và trông tương xứng với phần còn lại của cơ thể hơn.
Xương của bé cũng chắc hơn.
Xương tai trong chắc hơn và khả năng nghe được cải thiện đáng kể. Bé sẽ phản ứng với âm thanh nhiều hơn trước.
Bàn tay nắm lại với những ngon tay bé xíu hoặc đôi khi miết chặt tay vào nhau
Sự kết nối giữa dây thần kinh và các cơ đang diễn ra, điều này giúp cho bé sự vận động nhiều hơn.
Lớp chất béo myelin vẫn sẽ bao bọc các quanh dây thần kinh giúp các dây thần kinh truyền tải thông điệp từ não bộ tới cơ thể của bé và ngược lại.
Phổi thì đã khá phát triển nhưng oxy thì vẫn được cung cấp từ nhau thai.
Thình thoảng bé thực hiện các cú nhào lộn trong bụng mẹ.
Bé có thể bắt chéo chân, co duỗi chân tay và chuyển động vòng quanh.
Nếu đây là một bé gái thì ống dẫn trứng và tử cung sẽ được hình thành ở đúng vị trí.
Kích Cỡ của bé: Chiều dài của bé rơi vào khoảng 12.5 – 15 cm, và nặng xấp xỉ 150gram vào thời điểm cuối tuần thai thứ 18. Dù nhỏ so với thế giới bên ngoài nhưng bé vẫn đủ lớn để bạn cảm nhận được sự vận động của bé bên trong bụng.
Sự phát triển về cơ quan sinh dục trên cơ thể của Bé: Biết được giới tính của bé có thể là một điều hết sức thú vị đối với bạn và gia đình, một số cặp vợ chồng rất háo hức để biết sớm giới tính của con, trong khi một vài cặp ông bố bà mẹ muốn đợi đến tận khi con được sinh ra để biết đó là con trai hay con gái. Từ tuần thứ 16 -18 bạn đã có thể biết giới tính của em bé mặc dù nó có thể chưa chắc chắn.
Nhiễm sắc thể giới tính: Giới tính của bé được xác định ngay khi quá trình thụ tinh diễn ra. Cặp nhiễm sắc thể số 23 sẽ hình thành nên giới tính của thai nhi. Trứng của bạn chứa hai nhiễm sắc thể X, trong khi tinh trùng may mắn thụ tinh với trứng mang một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y. Nếu nhiễm sắc thể X từ trứng kết hợp với một nhiễm sắc thể X từ tinh trùng thì bé được sinh là con gái, ngược lại nếu nhiễm sắc thể X từ trứng kết hợp với nhiễm sắc thể Y từ tinh trùng thì bé sẽ con trai.
Những thay đổi bộ phận sinh dục ở bé: Ban đầu cơ cấu bộ phận sinh dục ngoài và bên trong của em bé dường như là giống nhau, dù đó là trai hay gái. Cùng với thời gian trôi qua, các cơ quan sẽ bắt đầu có những hình dạng khác nhau. Những thay đổi sau đây có thể được quan sát thông qua sự trưởng thành của bào thai:
Tuyến sinh dục – sẽ thay đổi thành buồng trứng ở bé gái và tinh hoàn ở bé trai.
Củ sinh dục (mầm của cơ quan sinh dục) – nó sẽ chuyển thành âm vật ở bé gái và dương vật ở bé trai.
Các nếp gấp sinh dục – Nó thay đổi thành môi âm hộ ở bé gái và bìu chứa tinh hoàn cứng ở bé nam
Sự thay đổi phần lớn phụ thuộc vào sự có mặt của hormone giới tính nam (testosterone) trong phôi. Hormone giới tính nam được tiết ra nếu nhiễm sắc thể Y có trong phôi. Hormone này hỗ trợ sự phát triển của cơ quan sinh dục nam. Trong trường hợp không có testosterone, đứa trẻ sẽ mặc định phát triển thành phụ nữ.
Hãy lưu giữ những hình ảnh siêu âm của thai nhi 18 tuần, nó sẽ là một kho báu trong những năm tới. Một số dấu hiệu bạn có thể gặp phải như sau: – Đi tiểu thường xuyên sẽ tiếp tục ám ảnh bạn. – Bạn có thể bị chuột rút ở chân và đau chân tay trong suốt thời kỳ mang thai. Có thể đối phó với chứng chuột rút bằng những mẹo sau:
Giữ chân càng cao càng tốt.
Chế độ ăn uống gồm thức ăn giàu canxi và phốt pho.
Tiếp tục di chuyển vận động giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn ở chân và tay.
Không ngồi bắt chéo chân trong thời gian quá dài.
Mang giày, dép thoải mái cho đôi chân của bạn.
Không ngồi hoặc ngủ sai tư thế
Khi ngồi trên ghế hãy tìm kiếm 1 cái gối cho lưng của bạn.
Mang áo ngực phù hợp có thể hỗ trợ trọng lượng ngày càng tăng của ngực.
Sử dụng thêm gối khi ngủ để bạn cảm thấy thoải mái hơn.
Không đi giày dép gót cao.
Uống trà hoa cúc.
Bổ sung đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của bạn.
Uống nhiều nước.
Ăn táo tươi sau mỗi bữa ăn hàng ngày làm giảm ợ nóng.
Hạn chế ăn các bữa ăn có nhiều chất béo.
Chia thành nhiều bữa ăn trong ngày
Giảm bớt lượng đường tinh luyện, pho mát, cà phê, dầu và rượu trong khi ăn
Thay đổi tư thế ngủ của bạn.
Nêu có dấu hiệu căng, rạn da xuất hiện trên bụng của bạn hay bôi một ít dầu ô liu hoặc chất làm ẩm tốt để giảm ngứa do căng da và làm giảm tác động của vết rạn da.
Nếu vợ của bạn thực hiện siêu âm khi mang thai tuần 18, hãy ở bên cạnh cô ấy. Bạn sẽ thích thú nhìn con mình ngáp, những biểu hiện khuôn mặt, nấc, mút ngón tay cái hoặc thực hiện cú nhào lộn. Trò chuyện với bạn đời và quyết định xem bạn có muốn biết giới tính của đứa trẻ trước khi sinh hay không. Dành thời gian để lên kế hoạch tài chính của bạn để ghi nhớ những chi phí sắp tới của một sự xuất hiện mới trong cuộc sống của bạn. Có một đứa trẻ chắc chắn sẽ tạo ra một sự khác biệt rất lớn đối với ngân sách của bạn.
► Xem tiếp: Thai nhi 19 tuần – Sự phát triển của bé, thay đổi ở cơ thể người mẹ và những lời khuyên cần thiết
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi 39 Tuần – Sự Phát Triển Của Bé, Thay Đổi Ở Cơ Thể Người Mẹ Và Những Lời Khuyên Cần Thiết trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!