Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Đạp Mạnh, Gò Trong Bụng Mẹ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thai đạp (thai máy) là gì?
Thai máy là một thuật ngữ diễn tả những cử động của thai nhi trong bụng mẹ như : đạp chân, đá chân, lộn vòng, huých tay (hoặc cùi chỏ)…
Nó là một dấu hiệu cho thấy em bé đang hoạt động rất tốt, có một sức khỏe tốt và bình thường. Đến một thời điểm nhất định người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy, càng về cuối thai kỳ, thai máy càng diễn ra mạnh mẽ và tần suất nhiều hơn.
Thai máy ở mỗi người là khác nhau. Có người cảm thấy như bị co giật hoặc bướm bay trong bụng. Về sau, khi các bé chuyển động mạnh hơn, sẽ cảm giác đau như đánh trống. Thai nhi đá chân, đạp chân là do các cơ bắp phát triển, đòi hỏi phải được vận động.
Ngoài ra, đó cũng là cách để trẻ phản ứng với những thay đổi nhất định trong môi trường. Chẳng hạn như tiếng ồn, ánh sáng mạnh, thức ăn người mẹ tiêu thụ,… Thai máy là một phần của sự phát triển bình thường, không cần quá lo lắng về nó.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì đạp?
Thai nhi có thể đá hoặc đạp vào bụng mẹ từ khi được 9 tuần tuổi. Tuy nhiên lúc này là quá sớm để người mẹ cảm nhận được. Vậy bao nhiêu tuần thì thai máy rõ ràng nhất?
Trung bình là khoảng sau 18 tuần thai. Với những phụ nữ mang thai lần đầu tiên, họ thường chưa cảm nhận được thai máy cho đến khi 20-22 tuần. Còn những phụ nữ đã từng mang thai trước đó rồi, họ thường sẽ cảm nhận được sớm hơn, có khi là từ tuần thứ 13.
Bạn cũng sẽ cảm nhận rõ hơn sự chuyển động của thai nhi khi bạn ở một vị trí yên tĩnh, ngồi hoặc nằm xuống. Càng về giai đoạn cuối thai kỳ, số lần thai máy là nhiều hơn và mạnh hơn. Còn nếu không biểu hiện này, đó có thể là một vấn đề cần phải quan tâm.
Thai đạp ở vị trí nào và như thế nào?
Thai nhi có xu hướng di chuyển nhiều hơn vào những thời điểm nhất định trong ngày vì chúng luân phiên giữa tỉnh táo và ngủ. Các bé thường hoạt động mạnh nhất trong khoảng từ 21h đến 1h sáng, ngay khi người mẹ đang cố gắng đi ngủ. Hoặc ngay sau khi mẹ vừa ăn xong. Sự gia tăng hoạt động này là do lượng đường trong máu thay đổi.
Ngoài ra, nếu bạn nằm nghiêng sang một bên thì cũng sẽ khiến bé tăng số lần đạp, đá hơn bởi do cách nằm này làm tăng cung cấp máu cho thai nhi.
Một đứa trẻ khỏe mạnh sẽ đá khoảng 15-20 lần/ngày, di chuyển khoảng 30 lần/giờ vào 3 tháng cuối cùng. Vị trí đá, đạp chân có thể ở bất kì đâu trên bụng do em bé có thể lộn vòng. Tuy nhiên, nhiều nhất là ở phần bụng dưới và bên trái.
Tại sao mẹ bầu nên theo dõi thai máy?
Thai máy không chỉ đơn thuần là những lần bé xoay người, nhào lộn hay thực hiện các cú đạp bằng chân, dơ tay mà qua các hoạt động đó sẽ giúp mẹ cảm nhận được sự phát triển của em bé từng ngày.
Bởi khi thai nhi không máy hay máy yếu, số lần thai nhi cử động ít… có thể là dấu hiệu của hiện tượng thai suy hay thai chết lưu.
Vì thế, việc theo dõi thai máy từng ngày vào một khoảng thời gian nhất định kể từ tuần 28 của thai kỳ, có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe của thai nhi.
Hướng dẫn theo dõi thai máy cho mẹ bầu
Theo các chuyên gia, thì không có một tiêu chuẩn chính xác để nhận biết thai máy bình thường hay bất thường. Tuy nhiên, một quy luật chung đó là bé càng lớn, càng cử động nhiều.
Theo dõi thai máy vào giờ cố định trong ngày có thể là buổi sáng, trưa, chiều hay tối. Tuy nhiên, bạn nên thực hiện theo dõi em bé cử động từ sau bữa tối.
Trước khi thực hiện, thai phụ cần đi tiểu để bàng quang trống rỗng.
Đặt tay lên bụng để cảm nhận những cử động của thai.
Đếm số lần thai máy trong vòng 1 giờ. Đó có thể là các hoạt động nhào lộn, đá chân, giơ tay, chớp mắt, nấc…
Dựa vào kết quả thu được sẽ cho bạn thấy em bé khỏe mạnh hay có vấn đề gì bất thường hay không?
Thường thì thai nhi khỏe mạnh khi có ít nhất 4 đợt cử động trong 1 giờ.
Nếu có ít hơn 4 đợt cử động thai, bạn cần nghỉ ngơi và thực hiện đếm lại.
Nếu trong 2 giờ tiếp theo, có ít hơn 10 cử động thai, chị em cần đến ngay cơ sở y tế để theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé bằng các phương pháp chuyên khoa khác.
Bên cạnh đó, các bác sĩ cũng cho biết, có rất nhiều vấn đề ảnh hưởng đến hoạt động thai máy. Nhất là trong 2 tháng cuối thai kỳ, thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến vấn đề thai máy.
Bởi khi thức, bé có thể sẽ cử động 3-4 lần, nếu thấp hơn mức này, có thể bé đang ngủ hoặc gặp vấn đề bất thường nào đó.
Đôi khi tâm lý thai phụ căng thẳng, stress cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của em bé. Lúc này, mẹ nên thư giãn, nghỉ ngơi để bé con bình tĩnh trở lại. Nếu không cải thiện, bạn cần tìm gặp bác sĩ để được thăm khám.
Thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?
Ngoài việc tìm hiểu về vấn đề thai bao nhiêu tuần thì máy? Rất nhiều chị em còn băn khoăn liệu thai nhi đạp nhiều là tốt hay xấu?
Thực tế, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, theo dõi các cử động thai mỗi ngày, là cách để bạn theo dõi sức khỏe của em bé một cách dễ dàng nhất.
Thai phụ thường có cảm nhận thai máy rõ rệt nhất ở vào thời điểm từ tuần 16 – 22 tuần tuổi. Trong khoảng thời gian này, thai nhi đạp nhiều được coi là một hiện tượng bình thường, cho thấy em bé có sức khoẻ tốt.
Tuy nhiên thai phụ cũng cần lưu ý nếu nhận thấy thai máy liên tục, đạp nhiều kèm theo những dấu hiệu bất thường khác như: đau bụng, cơ thể mệt mỏi, ra máu âm đạo… thì nên đi khám bác sĩ để được thăm khám kịp thời.
Bởi trong một số trường hợp, thai nhi bất ngờ đạp nhiều có thể là do em bé đang ngạt thở hoặc bị thiếu oxy đối với những em bé có dây rốn quấn cổ… Trường hợp này rất nguy hiểm, nếu không xử trí kịp thời, có thể dẫn đến thai chết lưu.
Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa cho biết, sẽ không có một chuẩn mực nào về tần suất chuyển động, đạp nhiều hay ít để đánh giá về sức khỏe em bé trong suốt thai kỳ. Chỉ có các chuyên gia với những xét nghiệm chuyên khoa mới giúp mẹ có câu trả lời chính xác.
Nếu lo lắng về hoạt động, sự phát triển của thai nhi ở bất cứ thời điểm nào, mẹ có thể đến bác sĩ để được tư vấn sớm nhất.
Thời điểm thai máy trong ngày
Bình thường, bạn có thể cảm nhận thai nhi cử động rõ rệt vào khoảng tuần 16 thai kỳ đối với con rạ, và tuần thứ 22 tuần đối với con so.
Nhưng để phòng tránh và giảm thiểu nguy cơ thai chết lưu không rõ nguyên nhân, các bác sĩ chuyên khoa khuyến cáo, thai phụ cần đặc biệt lưu ý đến thời điểm thai máy trong ngày kể từ tuần thứ 28 của thai kì.
Bạn có thể chọn cùng một thời điểm, thường là sau khi ăn tối, nghỉ ngơi tư thế nằm, và tập trung đếm số cử động thai (đá, đấm, xoay, cuộn) trong vòng 1 giờ.
Sau đó ghi lại vào một cuốn sổ. Lặp lại đều đặn ở một thời gian, bạn sẽ biết được thời điểm thai máy trong ngày hôm nay ở mức bình thường, hay bất thường.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý, nên đếm cử động thai 2 – 3 lần trong ngày, vào những thời gian cố định. Khi thai ngủ, cử động thai sẽ giảm hoặc không có. Thời gian thai nhi ngủ khoảng 20 – 40 phút, thông thường không quá 90 phút.
Lời khuyên cho mẹ khi đếm số lần thai máy
Sau 28 tuần thai, các bác sĩ thường sẽ khuyên bạn đếm số lần thai máy mỗi ngày và thời gian thai máy. Việc thai nhi bỗng nhiên giảm chuyển động, giảm số lần thai máy có thể là không đủ oxy cung cấp cho em bé, không đủ lượng đường,…
Hãy hết sức lưu ý trong những trường hợp sau:
Con bạn không cử động khoảng 10 lần trong 2 giờ.
Giảm sự chuyển động đáng kể.
Không đá hoặc di chuyển trong 1 giờ sau khi ăn hoặc khi đi bộ xung quanh.
Những bài kiểm tra căng thẳng hoặc quét siêu âm sẽ giúp kiểm tra tình hình phát triển của em bé, đồng thời tìm ra nguyên nhân. Nếu phát hiện bất kì vấn đề nghiêm trọng nào, bạn có thể sẽ phải sinh con sớm trước thời hạn để bảo vệ em bé và chính bạn.
Khoa Nguyễn
Khoa Nguyễn tốt nghiệp bác sĩ chuyên ngành y đa khoa, Đại học Y Hà Nội, là người tâm huyết với các diện bệnh về nam khoa, phụ khoa, bệnh xã hội,… Với mong muốn mang lại sức khỏe trọn vẹn cho mọi người, Khoa Nguyễn sẽ cung cấp đầy đủ kiến thức về sức khỏe sinh sản đến cho mọi người dưới sự cố vấn của các tiến sĩ, bác sĩ y khoa đầu ngành
Thai Bao Nhiêu Tuần Thì Đạp?
Thai bao nhiêu tuần thì đạp là thắc mắc của tất cả các mẹ bầu. Có thể mẹ chưa biết rằng, những chuyển động mà mẹ gọi là “đạp” ấy là tập hợp của vô số những cử động khác nhau của thai nhi.
Những cử động của thai nhi, trước hết, giống như một lời chào bé gửi đến mẹ: “Mẹ ơi, con đây, mẹ có cảm nhận được con không?”. Nhưng không những đây là sợi dây liên kết thiêng liêng tình cảm mẹ-con, việc theo dõi thai máy còn giúp mẹ biết sức khỏe của em bé trong bụng. Vì vậy, hẳn mẹ sẽ rất nóng lòng muốn biết thai bao nhiêu tuần thì đạp.
Thai máy không đơn thuần chỉ là những cú đạp
Thai máy là hiện tượng thai nhi có cử động, di chuyển, tay chân đấm đá, những cử động của cơ thể như vặn vẹo và nhào lộn trong bụng mẹ. Ở những tuần thai nhi còn nhỏ thì mẹ khó cảm nhận được. Nhiều mẹ cảm nhận thai máy như con cá nguẩy đuôi, như bắp rang nổ, vì vậy rất nhiều người mẹ nhầm tưởng mình đói bụng, đầy hơi. Nhưng kể từ những cử động đầu tiên ấy, bé sẽ ngày càng mạnh mẽ hơn và chẳng bao lâu sau mẹ sẽ dễ dàng xác định được đâu là những cử động thai.
Thực ra từ khi 8 tuần tuổi đã bắt đầu cử động. Tuy nhiên, lúc này thai nhi còn quá nhỏ nên cử động của thai nhi quá nhẹ nên mẹ không thể cảm nhận được. Đến khi thai nhi 4 tháng tuổi, người mẹ có thể lần đầu tiên cảm nhận được thai máy. Thường những người mang thai con thứ sẽ cảm nhận thai máy tốt hơn so với những người sinh con đầu lòng.
Cử động thai được chia thành 4 trạng thái: Tĩnh lặng; Cử động thường xuyên; Cử động mắt liên tục và không gia tăng tim thai; Cử động thai liên tục kèm cử động của mắt và gia tăng tim thai. Hai trạng thái đầu tiên là phổ biến nhất.
Việc cảm nhận cử động của thai nhi không chỉ phụ thuộc vào tuổi thai mà còn tùy thuộc lượng nước ối nhiều hay ít, thành bụng mẹ dày hay mỏng. Thêm vào đó, các mẹ mang thai lần đầu sẽ chậm cảm nhận những cử động thai máy hơn so với các mẹ đã mang thai lần 2, lần 3.
Những tháng cuối của thai kì, mẹ bầu phải theo dõi số lượng máy của thai kỳ vì điều này nói lên sức khỏe của thai nhi. Mỗi lần theo dõi 1 giờ, trong lúc tỉnh thai nhi cử động 3-4 lần/một giờ, và cử động thai sẽ giảm dần khi gần đến ngày dự sinh. Nếu thai nhi máy ít hơn chuẩn này thì có thể bé đang ngủ hoặc có thể trẻ gặp rắc rối về súc khỏe, còn nếu thai nhi cử động quá nhiều thì rất có thể thi bị stress ảnh hưởng trực tiếp từ mẹ qua.
Ở những tháng cuối thai kỳ thai phụ hay nhầm lẫn giữa thai máy với cơn gò tử cung. Cơn gò tử cung sẽ làm toàn bộ phần bụng cứng chắc lên và có thể gây đau, trong khi đó thai máy chỉ tác động ở một vùng bụng mà thôi.
Những dấu hiệu báo động mẹ bầu cần chú ý
Mang thai tháng thứ 4, hầu hết người mẹ sẽ cảm nhận được thai máy và ngày càng cảm nhận cử động thai rõ nét từ tuần thứ 30 trở đi, tuần thứ 38 là đạt đỉnh cao, một ngày đêm có thể thai máy đến 130 lần. Đa số các mẹ sẽ có cảm giác thai thường máy nhiều vào buổi tối và hơn buổi sáng.
Sau 5 tháng, nếu chưa thấy thai máy là dấu hiệu đáng ngại, các mẹ nên đi khám ngay.
Trường hợp thai máy ít đi có thể là một tín hiệu cho thấy thai thiếu ôxy. Với trường hợp này, thai phụ sẽ cảm nhận được thai máy không yên, vì vậy cần theo dõi tình hình thai nhi qua việc đếm số lần thai máy, đặc biệt với thai nhi từ tháng thứ 7 trở đi. Phương pháp đếm thai máy nên tiến hành vào sáng sớm, buổi trưa và buổi tối mỗi ngày, đếm trong vòng 1 giờ đồng hồ, rồi cộng tổng số thai máy trong 12 giờ. Nếu trên 30 lần thì bình thường, nếu dưới 20 lần thì có thể thai nhi bị ngạt trong tử cung và dưới 10 lần có thể là chỉ báo điều không may đang xảy ra với thai nhi.
Biết rõ thai bao nhiêu tuần thì đạp, mẹ sẽ chủ động hơn trong việc theo dõi thai máy. Bên cạnh việc hình thành những cảm xúc tích cực, bắt đầu kết nối với bé cưng, mẹ cũng đừng quên để ý những dấu hiệu bất thường để kiểm tra kịp thời khi thai yếu nhé.
Thai Nhi 35 Tuần Nặng Bao Nhiêu? Đạp Nhiều, Ít Đạp? Mẹ Cần Nắm
Thời gian này có nhiều bé vẫn đang tăng cân đều đặn khoảng gần 30g mỗi ngày. Giờ bé đã nặng khoảng 2.7kg và dài hơn 47cm. Cơ thể bé hiện giờ đã tích mỡ khắp cả người, nhất là vùng quanh vai. Nếu bạn thấy đói, thì hãy cứ chiều theo cơ thể mình và cứ ăn. Năng lượng từ thức ăn bạn ăn vào sẽ được truyền thẳng đến cho em bé, giúp em bé dự trữ chất béo và đầy đặn ra.
Em bé giờ không còn nhiều không gian để xoay trở trong bụng mẹ nữa. Các hú hích hay vận động của bé sẽ có phầm giảm đáng kể.
Lớp lông tơ mềm mại vốn đang phủ quanh cơ thể bé có xu hướng rụng dần. Hoặc thụt lại vào trong cùng với lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé. Phần lớn sẽ chui lại vào trong ruột bé, trộn lẫn vào trong đám chất thải và sẽ được trút ra ngoài qua lần đi đại tiện đầu đời của bé sau khi ra khỏi cơ thể mẹ.
Thay đổi ở mẹ mang thai tuần 35
Lưng đau, xương chậu thì kêu răng rắc, và bàng quang thì chẳng thể chứa quá được vài mi-li-lít nước, đó là những khó khăn bà bầu phải đón nhận trong tuần thai thứ 35 này.
Dịch âm hộ ra nhiều hơn vào thời gian này. Điều này cũng bình thường, nhưng nếu ra dịch quá nhiều, cảm thấy ngứa ngáy, dịch có mùi hôi bất thường hoặc nó khiến mẹ cảm thấy rất khó chịu, hãy liên hệ nhận sự tư vấn từ bác sĩ ngay. Đây là kết quả tất yếu của sự ứ đọng và chèn ép đang diễn ra ở vùng xương chậu, và hoạt động của nội tiết tố.
Thi thoảng có thể mẹ sẽ cảm nhận được một cách bất thình lình như điện giật ở bàng quang của bạn. Thậm chí là giật mình, và cảm tưởng như mình sắp són ra tới nơi. Có thể thay đổi tư thế một chút để cảm thấy khá hơn. Nhưng dù sao thì đó cũng chỉ là vì dạ con của mẹ đang trở nên quá chật chội mà thôi.
Do tử cung đang dịch chuyển xuống dưới dưới khung xương sườn khiến cho mẹ gặp khó khăn khi thở. Mẹ bầu sẽ dễ bị hụt hơi trong thời gian này.
Lời khuyên cho bà bầu mang thai tuần 35
Tìm hiểu thêm các thông tin hỗ trợ việc sinh nở khi mang thai. Luôn chuẩn bị tâm lý thật tốt cho quá trình vượt cạn.
Chuẩn bị sẵn tất cả quần áo sơ sinh cho bé , vì sinh em bé không có nhiều thời gian cho bạn chuẩn bị, chọn lựa hay cân nhắc đâu.
Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Quay Đầu
Phân biệt ngôi thai thuận và ngôi thai ngược
Ngôi thai là phần trình diện thấp nhất của thai nhi trước phần khung chậu, đi vào ống sinh dục và ra ngoài cơ thể mẹ bầu đầu tiên. Ngôi thai là yếu tố để bác sĩ có thể lựa chọn phương pháp sinh nở phù hợp. Thế nhưng, không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng hướng, đây là lý do mẹ bầu cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu.
Hiện nay, có 3 ngôi thai chính: Ngôi thai đầu, ngôi mông và ngôi ngang.
Ngôi thai thuận – Ngôi đầu
Là tư thế thai nhi nằm theo trục dọc song song với trục dọc của mẹ. Phần đầu của thai nhi sẽ tiếp xúc gần với âm hộ, mông thai nhi hướng về phía ngực mẹ.
Đây là ngôi thai thuận tiện cho việc sinh nở nhất, khi đó phần đầu của bé sẽ đi ra trước rồi mới tới các chi sau. Thai nhi ở ngôi này dễ dàng vượt qua vòng hông và ra ngoài, thuận lợi chào đời. Trong ngôi đầu chia thành 4 kiểu nhỏ hơn:
Ngôi chỏm: Thai nhi cúi đầu tốt, sờ thấy thóp.
Ngôi thóp trước: Thai nhi cúi đầu không tốt, sờ thấy thóp trước, đầu hơi ngửa.
Ngôi trán: Đầu thai nhi lưng chừng, chỉ sờ được mũi đến miệng và không sờ được cằm.
Ngôi mặt: Đầu thai nhi ngửa hết cỡ, sờ được phần cằm.
Ngôi thai ngược – Ngôi mông
Ngôi mông là tư thế thai nhi có phần mông hoặc chân gần với cùng xương chậu của mẹ, đầu gần với ngực. Tỉ lệ thai nhi ở ngôi mông khá ít, nhưng lại là trường hợp sinh nở có thể gây nguy hiểm cho mẹ và bé. Vì thế, thai phụ cần biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu để xác định ngôi thai trước khi chuyển dạ.
Ngôi ngược cũng được chia nhỏ thành 2 nhóm: Ngược hoàn toàn và ngược không hoàn toàn
Ngược hoàn toàn: Tư thế phổ biến nhất đó là đầu gối của bé co lại như ngồi xổm, phần mông ra ngoài trước.
Ngược không hoàn toàn:
– Kiểu đầu gối: Tư thế quỳ gối trong tử cung.
– Kiểu chân: Thai nhi duỗi thẳng hai chân.
– Kiểu mông: Phần mông của thai nhi gần với xương chậu nhất, hai chân duỗi thẳng và vắt lên đầu.
Ngôi thai nguy hiểm – Ngôi ngang
Đây là ngôi thai có thể ảnh hưởng tới tính mạng của thai nhi nếu không may mẹ bầu bị vỡ ối. Thai nhi sẽ không nằm theo trục dọc với cơ thể người mẹ mà nằm ngang với tử cung. Trường hợp này, thai phụ nên thường xuyên thăm khám để được theo dõi liên tục.
Vì sao mẹ cần lưu ý khi nào thai nhi quay đầu?
Hầu hết các mẹ bầu đều được khuyến nghị về việc lưu ý thời gian quay đầu của thai nhi, bởi đây là giai đoạn quan trọng trong thai kỳ. Hơn nữa, việc này sẽ ảnh hưởng đến quá trình “vượt cạn” của mẹ bầu:
Khi sinh con thì bộ phận đầu tiên xuất hiện là đầu của trẻ. Nên nếu đầu của trẻ ở đúng vị trí khi quay đầu, mẹ sẽ sinh con nhanh hơn, thời gian chuyển dạ được rút ngắn. Từ đó, hạn chế biến chứng khi sinh và giúp mẹ bầu bớt đau đớn trong quá trình sinh con.
Bên cạnh đó, thời gian thai nhi quay đầu sẽ khiến cổ tử cung bị áp lực nên nó sẽ sản xuất ra nhiều nội tiết tố hơn và mở rộng hơn, giúp việc sinh con của mẹ bầu không gặp quá nhiều khó khăn.
Hơn nữa, khi thai nhi quay đầu, vị trí của đầu sẽ nằm gần đáy của xương chậu. Nên khi sinh, sẽ dễ dàng hơn, thai nhi dễ dàng ra ngoài mà không gặp quá nhiều sự cản trở.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Thông thường, trong suốt thời gian thai kỳ, thai nhi sẽ nằm dọc theo tử cung mẹ và có mông hướng về cuối tử cung. Gần đến ngày chuyển dạ, thai nhi mới bắt đầu thay đổi vị trí nằm để thuận tiện cho việc sinh nở.
Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu?
Thai nhi quay đầu là một trong những giai đoạn quan trọng của thai kỳ, bởi nó thể hiện rằng thai nhi đã phát triển hoàn thiện và sẵn sàng cho việc chào đời. Khi quay đầu, thai nhi sẽ nằm ở tư thế gáy quay vào vùng bụng mẹ đầu chúc xuống phía dưới.
Theo như nghiên cứu, thì thời gian quay đầu của thai nhi không giống nhau. Có một số trường hợp bé quay đầu rất sớm từ tuần 28 – tuần 29. Tuy nhiên, có đến 25% thai nhi vẫn không quay đầu ở tuần 30. Đến tuần 36 thì vẫn có đến 6% bé vẫn không chịu quay đầu. Và 3% trường hợp hiếm gặp là đến tuần 40 thai nhi vẫn không quay đầu.
Như thế thai bao nhiêu tuần thì thai nhi quay đầu rất khác nhau. Và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như số lần sinh hay tình trạng sức khỏe của mẹ, cụ thể:
Mang thai lần đầu: Thai nhi quay đầu vào tuần 34 – 35.
Mang thai lần 2: Thai nhi quay đầu vào tuần 36 hoặc 37 của thai kỳ.
Những trường ngoại lệ: Thai nhi quay đầu sớm từ tuần 28 – 29.
Ngoài ra, một số thai nhi chỉ bắt đầu quay đầu khi ở tuần thứ 37 của thai kỳ hoặc khi mẹ bắt đầu chuyển dạ em bé mới chịu quay đầu.
Để biết chính xác thời gian quay đầu của thai nhi cũng như có phương án dự phòng là sinh thường hay sinh mổ, mẹ bầu cần đi khám thai định kỳ theo các mốc thời gian mà bác sĩ chỉ định.
Cách nhận biết thai nhi quay đầu tại nhà
Như chúng tôi đã trình bày đối với ngôi thai thuận, đầu bé sẽ hướng về âm đạo, mặt và thân trước của bé úp vào lưng mẹ, còn cột sống lưng thì hướng về bụng mẹ. Với tư thế này thì bé sẽ ra đời với tư thế úp mặt xuống, đầu được sinh ra đầu tiên giúp giảm thiểu những biến chứng sinh con, giúp bạn và bé đều khỏe mạnh, an toàn, giảm thiểu đau đớn.
Để biết thai nhi đã quay đầu ngôi thuận hay chưa thì chính xác nhất là nhờ đến sự chẩn đoán của bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể tự cảm nhận tại nhà bằng một số phương pháp đơn giản sau:
Cảm nhận đầu bé tại xương mu
: Đơn giản là bạn dùng tay ấn nhẹ vào xương mu, nếu cảm nhận được cái gì cứng và tròn thì đó chính là đầu của bé. Lưu ý nếu sờ thấy tròn nhưng lại mềm thì là mông bé.
Lắng nghe nhịp tim từ bụng dưới
: chỉ cần nhờ chồng hoặc người thân áp tai vào bụng dưới, khi có âm thanh phát ra thì cho thấy thai nhi đang quay đầu.
Tiếng nấc, tiếng đạp nhẹ của bé ở phần bụng dưới và tiếng đạp mạnh của bé ở phần bụng trên
: đây là dấu hiệu cho thấy bé đã xoay đầu, tiếp đạp nhẹ xuất phát từ bàn tay và ngón tay, còn tiếng đạp mạnh là từ đầu gối và chân bé.
Nguyên nhân dẫn đến ngôi thai ngược
Trường hợp sinh non
Người mẹ có khung chậu hẹp
Nhau thai nằm không đúng vị trí
Dị dạng tử cung
Thai nhi quá nhỏ và có thể di chuyển tự do trong tử cung
Dây rốn quá ngắn cản trở sự di chuyển của thai nhi.
Nguy cơ có thể xảy ra nếu thai không quay đầu
Để biết thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu, bé đã quay đầu hay chưa, mẹ bầu cần sự trợ giúp của bác sĩ thai sản và các công nghệ thăm khám, siêu âm hiện đại. Điều này giúp thai phụ sớm nhận biết vị trí của con, lựa chọn được phương pháp sinh nở phù hợp.
Nếu bé không quay đầu, mẹ bầu có thể sẽ gặp các vấn đề sau:
Bị vỡ nước ối khi chuyển dạ.
Bị đau lưng khi chuyển dạ một cách dữ dội.
Thời gian sinh nở bị kéo dài,
Khó sinh, nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng mẹ và con cao.
Cách để trẻ quay đầu theo ngôi thuận
Có rất nhiều phương pháp hỗ trợ bé quay đầu theo đúng hướng, tuy chưa được kiểm chứng nhưng những cách này không làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Cho em bé nghe nhạc: Vào những tháng cuối của thai kỳ, trẻ bắt đầu phản ứng lại với âm thanh từ bên ngoài. Do đó, nếu trẻ chưa quay đầu, mẹ hãy đặt một chiếc tai nghe có phát nhạc nhẹ nhành ở gần vùng xương chậu. Thực hiện liên tục vài tuần, thai nhi sẽ dần dần chuyển ngôi thành ngôi thai thuận.
Tập bài tập quay đầu cho em bé: Để em bé quay đầu, mẹ bầu có thể thực hiện các bài tập cho trẻ quay đầu như: Quỳ theo tư thế trẻ tập bò, rồi rướn người lên phía trước trong vòng 5s, thực hiện lặp lại khoảng vài phút mỗi ngày để trẻ nhanh quay đầu hơn. Hoặc mẹ bầu cũng có thể quỳ trên giường và nệm, rồi chạm 2 tay xuống sàn nhà, nhớ phải giữ thẳng vùng lưng, sau đó nâng cao vùng mông, giữ tư thế này liên tục khoảng 5 giây rồi ngồi dậy, thực hiện khoảng 10 lần/ ngày và liên tục mỗi ngày để thai nhi có thể quay đầu đúng ngôi thuận.
Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể áp dục các bài tập cho phụ nữ mang thai, hỗ trợ cho việc sinh nở thuận lợi, bé dễ dàng quay đầu theo ngôi thuận. Mẹ bầu cũng có thể đi bộ khoảng 30 phút mỗi ngày, tích cực chuyển động vùng xương chậu để thai nhi có thể quay đầu xuống dưới.
Nằm ngủ theo tư thế đúng: Nên nằm nghiêng bên trái để máu huyết được lưu thông thuận lợi. Ngủ kê cao đầu để em bé thuận lợi quay đầu xuống bên dưới. Cần tránh kê cao chân và hông khi ngủ, vì như thế sẽ khiến em bé khó quay đầu hơn.
Điều chỉnh tư thế ngồi: Để em bé thuận lợi quay đầu, bạn hãy điều chỉnh tư thế ngồi của mình. Luôn giữ đầu gối thấp hơn hông và kê các miếng gối, đệm để hông cao hơn gối. Ngoài ra, mẹ bầu nên tích cực di chuyển, không nên ngồi quá lâu.
Bơi lội: Môn thể thao này có thể giúp thai nhi trong bụng dễ đổi sang ngôi thuận, đồng thời giúp cơ thể mẹ thư giãn, giảm bớt những đau nhức thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ hãy hỏi huấn luyện viên về các bài tập bơi nhẹ nhàng, phù hợp và tập bơi ngữa để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi.
thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu sẽ giúp quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 633698 hoặc đăng ký online
Xác định ngôi thai qua câu hỏisẽ giúp quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và an toàn hơn. Để được hỗ trợ sức khỏe cũng như giải đáp mọi vấn đề thắc mắc, vui lòng liên hệ hotline: 1900 633698 hoặc đăng ký online TẠI ĐÂY . Bệnh viện Đa Khoa Phương Nam sẽ hỗ trợ cho bạn.
5
/
5
(
7
bình chọn
)
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Bao Nhiêu Tuần Thì Đạp Mạnh, Gò Trong Bụng Mẹ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!