Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Mình thấy các mẹ đặt câu hỏi về cộng đồng về tình trạng mang thai em bé bị dây rốn quấn cổ thì có ảnh hưởng gì không? Để giải tỏa những lo lắng của các mẹ bầu về tình trạng này. Các mẹ chịu khó đọc bài này để hiểu rõ hơn về việc dây rốn quấn cổ thai nhi như thế nào và trang bị những kiến thức cần thiết cho mình.
Dây rốn (còn gọi là tràng hoa) quấn cổ rất thường xảy ra, theo thống kê có khoảng 25-30% thai nhi bị dây rốn quấn cổ, do đó các mẹ bầu không nên quá hoảng sợ và lo lắng. Điều quan trọng mà các mẹ bầu cần làm là theo dõi cử động của thai nhi và thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa đúng lịch hẹn định kỳ. 1. Dây rốn quấn cổ là gì?
Dây rốn quấn cổ (còn gọi là tràng hoa quấn cổ) là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ thai nhi một vòng hoặc nhiều vòng.
2. Vì sao thai nhi lại bị dây rốn quấn cổ?
Do thai nhi thường xuyên cử động, xoay chuyển trong không gian tử cung chật hẹp của mẹ.
3. Làm thế nào để phát hiện bé bị dây rốn quấn cổ?
Chỉ có siêu âm mới phát hiện chính xác bé bị dây rốn quấn cổ. Hiện tượng này thường xảy ra vào 3 tháng cuối thai kỳ. Một số trường hợp phát hiện dây rốn quấn cổ vào tháng thứ 5-6.
Ngoài ra, thai máy bất thường có thể cũng là dấu hiệu của dây rốn quấn cổ. Nhiều trường hợp thai nhi bị dây rốn quấn chặt gây thiếu oxy, khó thở, thai sẽ đạp nhiều và bất thường hơn.
Những trường hợp dây rốn dài hơn thai nhi hoặc thai nhỏ, ối nhiều cũng có xác suất bị quấn cổ nhiều hơn.
4. Dây rốn quấn cổ nguy hiểm như thế nào?
+ Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng nuôi thai nhi sẽ bị cản trở, vì vậy, bé sơ sinh có nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu, thậm chí là tử vong.
+ Khi chuyển dạ, dây rốn quấn có thể khiến thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung để ra ngoài. Nếu dây rốn quấn chặt thì bé có thể bị thiếu oxy sau khi sinh với các dấu hiệu co giật, chân tay run..
Lưu ý:
+ Khi siêu âm xác định dây rốn quấn cổ, người mẹ cần đến bác sĩ theo dõi thai chặt chẽ theo lịch hẹn định kỳ.
+ Sau sinh nếu trẻ có biểu hiện thiếu oxy cần đưa trẻ đi khám ngay.
5. Thai nhi có thể tự tháo dây rốn quấn cổ?
+ Một số trường hợp thai ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ sau đó tự trở lại bình thường.
+ Khi thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên bị dây rốn quấn thêm một vài vòng sẽ không có cách nào để gỡ dây rốn.
Lưu ý: người mẹ cần theo dõi cử động của thai, nếu thấy bất thường cần đến bệnh viện để kiểm tra ngay.
6. Thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ không thể sinh thường?
+ Đối với các trường hợp thai nhi và mẹ khỏe mạnh có tràng hoa quấn cổ ít (một vòng) bác sĩ có thể chỉ định sinh thường.
+ Bác sỹ chỉ định sinh mổ trong trường hợp tràng hoa quấn cổ nhiều vòng, thai to, sức khỏe mẹ yếu…
7. Những quan niệm phản khoa học về dây rốn quấn cổ?
Có những quan niệm dân gian cho rằng: bà bầu không nên giết, mổ gà, vịt, lợn vì như thế thai nhi sẽ bị dây rốn quấn cổ. Hoặc khi em bé bị dây rốn quấn cổ rồi, thai phụ có thể bò quanh giường, nhưng phải bò ngược với chiều kim đồng hồ thì dây rốn quấn cổ sẽ tự tuột ra. Hoặc xoa bụng cũng sẽ giúp giải thoát em bé khỏi dây rốn quấn cổ. Tuy nhiên, đây là những đồn thổi không có căn cứ khoa học nào!
Sa dây rốn, xoắn dây rốn, dây rốn quấn quanh cổ … là những vấn đề bạn cần lưu tâm khi mang thai.
Dây rốn là gì?
Dây rốn của thai nhi là đoạn nối giữa da bụng của thai nhi với bánh nhau thai của mẹ. Nó có hình tròn, trơn, mềm và màu trắng, dài khoảng 40 – 60cm và có đường kính khoảng 1.5 – 2cm. Bên trong dây rốn có 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, 3 mạch máu này được bao bọc bởi chất thạch warton
Dây rốn có chức năng gì?
– Dây rốn là cầu nối oxy và dinh dưỡng tới em bé khi còn nằm trong bụng mẹ. Nếu dây rốn hoạt động tốt, bào thai sẽ nhận đủ dưỡng chất để phát triển cho đến cuối quý III của thai kỳ và trong suốt quá trình chuyển dạ.
– Dây rốn còn truyền chất kháng sinh khi người mẹ dùng kháng sinh vào cơ thể của bé. Đó là một trong những lý do tại sao khi mang thai các mẹ không được tự ý dùng kháng sinh mà phải có chỉ định của bác sĩ.
– Dây rốn nhận những chất đào thải từ thai nhi ra ngoài nhau thai.
Có thể nói dây rốn như một trạm trung chuyển dưỡng chất và chất thải từ mẹ sang thai nhi và ngược lại.
– Dây rốn quá ngắn: Dây rốn quấn quanh người bé, nếu dây quá ngắn có thể bị căng quá mức hoặc co thắt lại, làm cắt đứt hoặc giảm sự trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi. Thai không nhận được dinh dưỡng, máu nuôi cơ thể sẽ có nguy cơ sinh ra nhẹ cân, thiếu máu. Có những trường hợp cá biệt thai nhi không nhận được oxy từ mẹ nên tử vong trong thai kỳ.
– Dây rốn quá dài: Những em bé có dây rốn quá dài thường có nguy cơ bị tràng hoa quấn cổ cao hơn bình thường
– Dây rốn quấn quanh cổ: (tràng hoa quấn cổ): Theo thống kê có khoảng 30% em bé bị dây rốn quấn quanh cổ khi chào đời. Vì vậy, nếu bé của bạn có rơi vào trường hợp này thì cũng đừng quá lo lắng vì không thể can thiệp gì để cải thiện tình hình dây rốn quấn cổ của bé được. Việc duy nhất nên làm là khám thai định kỳ và khi có dấu hiệu bất thường. Các bác sĩ sẽ quyết định cho bạn sinh thường hay sinh mổ tùy theo tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Một số ít trường hợp dây rốn có thể bị cuốn vào nhau, giống như một sợi chỉ rối làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dinh dưỡng và oxy cho bào thai. Khi đó, các bác sĩ sẽ chỉ định mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con. Nhưng cũng có trường hợp dây rốn được gỡ ra do chính sự chuyển động của thai nhi.
– Sa dây rốn: Là tình trạng dây rốn bị sa trước ngôi thai, thường xảy ra vào giai đoạn thai nhi trên 38 tuần tuổi. Biến chứng này rất nguy hiểm vì có thể gây suy hô hấp, tử vong hoặc nếu sống bé dễ mắc tổn thương não do thiếu ôxy khi mẹ chuyển dạ.
Vì vậy nếu bạn thuộc nhóm những thai phụ có nguy cơ bị sa dây rốn cao thì phải được theo dõi chặt chẽ để tránh những hậu quả đáng tiếc.
– Xoắn dây rốn
Xoắn dây rốn xảy ra khi số lượng vòng xoắn vượt khỏi giới hạn chịu lực của dây rốn. Lúc này, lực chèn ép dây rốn sẽ gây ra tình trạng thiếu oxy và dưỡng chất cho thai nhi. Số lượng vòng xoắn có thể dẫn đến những biến chứng đe dọa mạng sống của thai nhi phụ thuộc vào chiều dài dây rốn. Biến chứng này có thể xảy ra ngay cả khi dây rốn có độ dài bình thường hay bất thường. Do vậy, nếu thai nhi của bạn bị xoắn dây rốn thì cần theo dõi sát và nhập viện ngay khi có dấu hiệu bất thường.
Dây rốn là nguồn tế bào gốc giá trị có thể tận dụng để điều trị khi gặp sự cố, hiện nay, một số gia đình đã tiến hành việc gửi dây rốn thai nhi sau sinh vào ngân hàng tế bào gốc để dùng lúc cấp bách.
Hỏi bác sĩ: Thai 34 tuần, dây rốn quấn cổ, sinh thường hay sinh mổ?
Thưa bác sĩ!
Em đang có thai ở tuần thứ 34, lúc được 32 tuần em đi khám, đi siêu âm cho kết quả em bé có dây rốn quấn cổ. Vậy cho em hỏi, trong trường hợp này có nguy hiểm gì nhiều đến em bé không và em có thể sinh thường được hay bắt buộc phải mổ lấy thai?
Trả lời của bác sĩ sản khoa:
Chào em,
Thông thường, dây rốn quấn cổ là một tình trạng mang tính chất tạm thời ngay tại thời điểm siêu âm. Thai nhi nằm trong buồng tử cung là một vật thể cử động trong môi trường nước nên tình trạng này có thể thay đổi theo thời gian: có trường hợp dây rốn sẽ rời khỏi vùng cổ thai nhi ngay khi siêu âm xong, hoặc dây rốn sẽ quấn thêm nữa…
Trên thực tế, điều quan trọng là bà mẹ sẽ theo dõi cử động của thai nhi để gian tiếp đánh giá sức khoẻ của thai. Khi đi khám thai, bác sĩ sẽ hướng dẫn cách theo dõi cử động thai.
Dây rốn quấn cổ không phải là một chỉ định phải mổ lấy thai. Nhiều trường hợp vẫn sinh con tự nhiên theo ngả âm đạo và lúc đó mới phát hiện là có dây rốn quấn cổ thai nhi.
(Sưu tầm)
4 Nguyên Nhân Hàng Đầu Khiến Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ
Một người là bạn hồi phổ thông của em. Mẹ ấy mang thai 32 tuần, siêu âm con nặng 2,1kg, ngôi thai chưa ổn định và bị dây rốn quấn cổ 2 vòng. Lúc siêu âm bác sĩ phát hiện ra thì người bạn em đã sưng phù hết cả vì có dấu hiệu nhiễm độ.c thai kỳ.
May mà bác sĩ khi ấy đã chỉ định cho m.ổ gấp, lấy thai ra nên kịp cứu mạng cả hai mẹ con dù thằng bé sinh ra thực sự chỉ được có 1,8kg.
– Một người khác nữa là chị họ bên chồng nhà em. Chị này thai đã sắp tới ngày sinh rồi, em bé bị dây rốn quấn cổ mà không hay biết gì dù đi siêu âm rất đều đặn theo lời bác sĩ. Đến lúc chị sắp đến ngày sinh, thấy bụng êm êm, nghi con không còn đạp nên đi khám thì mới phát hiện ra tim thai đã ngưng
Tội nghiệp chị, muộn con, cố gắng siêu âm đều mà chẳng hiểu sao bác sĩ không nói gì cho biết. Đến lúc nghi ngờ thì mọi chuyện đã muộn mất. Lúc nhìn trong tập hồ sơ bệnh án của con thấy ghi rõ con nặng 3,3kg mà chị khóc điếng cả người.
Em kể các mẹ 2 câu chuyện mà chính em đã được nghe từ những người thân nhất để các mẹ hiểu ra rằng chuyện dây rốn quấn cổ có thể là bình thường nhưng cũng rất có thể sẽ lấy đi mạng sống của thai nhi dù là cận ngày sinh nhất.
Chính vì vậy các mẹ phải phân biệt được mình rơi vào trường hợp nào, con bị quấn cổ ở mức độ ra sao, thai nhi có bị đe dọ.a không để mà còn kịp xử lý ngay nha! Trường hợp, con bị quấn cổ mà bác sĩ không nói gì thì tốt nhất các mẹ nên chủ động hỏi. Như thế sẽ giúp họ để ý kỹ càng hơn, nhất là khi có thông báo nhịp tim thai bất thường.
Nó có đường kính dài khoảng 1-2 cm; chiều dài trung bình khoảng 56cm và dài hoặc ngắn hơn tùy theo mỗi bé, thậm chí có bé dài đến 100cm. Và tất nhiên, dây rốn bé càng dài thì nguy cơ quấn cổ sẽ càng cao.
– Dây rốn đứt sớm: Bình thường dây rốn sẽ được cắt sau khi bé chào đời và để lại cuống rốn ở ở bụng bé. Sau 10-21 ngày, dây rốn này sẽ khô và tự rụng đi, để lại cái rốn vĩnh viễn trên bụng bé. Nhưng đôi khi trong một số trường hợp, dây rốn sẽ đứt sớm hơn và điều đó sẽ khiến bé rất dễ ngạt
Số khác có thể bị dây rốn quấn cổ vì quậy cựa quá nhiều trong bụng mẹ. Mức độ ngu.y hi.ểm của những trường hợp dây rốn quấn cổ sẽ phụ thuộc vào mức độ quấn. Thường nếu thấy phía sau cổ bé có vết đè hình chữ V là bị quấn 1 vòng, hình chữ W là bị quấn 2 vòng… và 3 tháng cuối thai kỳ là dễ bị nhất.
– Bé quá nghịch: Từ những tháng giữa thai kỳ, bé đã biết cầm nắm và đùa nghịch với dây rốn. Ngoài chức năng vận chuyển dưỡng chất, dây rốn còn như một món đồ chơi trong bụng mẹ. Bé thường xuyên nhào lộn, “nhảy dây” xung quanh dây rốn.
Chính điều này đã khiến dây rốn vô tình quấn quanh cổ bé. Tùy vào sự chuyển động của bé mà dây rốn có thể bị quấn một hay nhiều vòng.
– Dây rốn quá dài: Một nguyên nhân khác gây ra hiện tượng tràng hoa quấn cổ là độ dài của dây rốn. Mặc dù dây rốn dài trung bình 56 cm nhưng vẫn có những bé có dây rốn dài hơn. Mà dây rốn càng dài, thai nhi càng có nguy cơ bị quấn cổ.
– Bất thường về nước ối: Những bất thường về nước ối cũng có thể gây ra hiện tượng này và quá trình vận động của mẹ cũng sẽ tác động không nhỏ. Những mẹ bầu nào lao động mệt nhọc, thai nhi sẽ có xu hướng quay đầu xuống dưới, dễ dẫn đến tình trạng dây rốn cuốn quanh thai nhi.
Đó chính là những nguyên nhân chính của hiện tượng tràng hoa quấn cổ. Mẹ cần tìm hiểu để biết cách phòng tránh. Tuyệt đối không nghe theo các tin đồn trong dân gian về tình trạng này, chẳng hạn như: Việc mổ vịt, gà trong nhà khi có phụ nữ mang thai sẽ gặp phải tràng hoa quấn cổ.
Tuyệt đối không tự dùng tay xoa để gỡ dây rốn vì đó là cách làm phản khoa học và đe dọa đến an nguy của bé. Một số mẹ bảo tối đi ngủ bò 3 vòng ngược chiều kim đồng hồ quanh giường sẽ gỡ được dây rốn cho bé.
Tuy đây là cách khoa học chưa thể khẳng định nhưng có thể do mẹ vận động như vậy mà thai nhi sẽ có thể để tự gỡ dây rốn. Mặc dù vậy, các bác sĩ cũng không khuyến khích các mẹ chủ quan tin theo cách này để từ chối việc đi khám thai. Có rất nhiều nguy cơ khác như nhiễm độ.c thai, một trường hợp ngu.y hiể.m mà nhất định mẹ phải đi khám để được chỉ định xử lý cứu thai.
Trong trường hợp dây rốn quấn cổ quá chặt khiến thai nhi bị thiếu oxy và làm cho các mạch máu trong dây rốn bị “nghi.ền ná.t” thì nguy cơ thiếu oxy có thể hại các bé trong thời gian ngắn.
Nếu siêu âm bác sĩ đã báo dây rốn quấn cổ thì tốt nhất nên giữ bình tĩnh, thư giãn để thai nhi dễ dàng tự tháo dây rốn. Song song đó, phải thường xuyên đi khám thai theo lịch hẹn của bác sĩ để chắc chắn thai nhi luôn trong tình trạng tốt nhất cho đến khi sinh.
Nếu thấy thai máy bất thường phải báo cho bác sĩ để kiểm tra lại nhịp tim thai. Có thể chính những bất thường do dây rốn quấn cổ đã làm cho thai nhi thiếu oxy và dẫn đến tim thai bất thường. Trong trường hợp này, phần lớn thai đều được chỉ định mổ sớm để cứu sống.
Những Việc Mẹ Tuyệt Đối Đừng Làm Khi Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ
Hiện tượng thai nhi bị dây rốn quấn cổ không hề hiếm gặp ở phụ nữ mang thai. Mẹ cần đặc biệt chú ý để kịp thời xử lý, tránh ảnh hưởng sức khỏe của bé và khả năng sinh thường ở mẹ.
Thai nhi bị dây rốn quấn cổ sẽ có những biểu hiện gì và nguy hại thế nào?
Trên thực tế, đa số tình trạng dây rốn quấn cổ trong khoảng thời gian một tuần đầu tiên sẽ không gây quá nhiều ảnh hưởng hay bất lợi cho thai nhi, do thông thường vào lúc này, dây rốn sẽ không quấn và siết quá chặt.
Chỉ một số trường hợp hiếm gặp có thể thai nhi sẽ bị dây rốn quấn quá chặt hoặc dây rốn quá ngắn có thể sẽ gây ra thiếu oxi trước khi bé chào đời, biểu hiện rõ chính là tim thai sẽ giảm đi nhiều.
Đây cũng chính là lý do tại sao các lần siêu âm, xét nghiệm định kỳ trong thời gian mang thai lại có vai trò cực kỳ quan trọng, vì nó giúp bác sĩ phát hiện sớm những bất thường của thai nhi và kịp thời can thiệp.
Khi bị dây rốn quấn quanh cơ thể, đặc biệt là phần cổ quá chặt sẽ khiến thai nhi cảm thấy khó chịu. Bé có xu hướng “vận động” đạp tung trong bụng mẹ để tìm vị trí thoải mái hơn.
Trong quá trình bé trồi đạp, xoay chuyển sẽ khiến dây rốn tự nhiên nới lỏng hoặc bung ra giúp bé được nghỉ ngơi trở lại. Tuy nhiên nếu dây rốn quấn cổ nhiều vòng thì ngược lại sự “cựa quậy” của bé có thể làm tình hình nghiêm trọng hơn.
Trong tình huống dây rốn chỉ quấn thai nhi bình thường và không ảnh hưởng đến lưu thông máu thì đa số bé sẽ không có biểu hiện khác thường rõ rệt.
Nhưng nếu dây rốn quấn cổ bé quá chặt đến nỗi khiến mạch máu bị áp lực, tuần hoàn máu bị cản trở sẽ khiến tổ chức não của thai nhi bị thiếu máu, thiếu oxi, làm bé phát triển chậm, nghiêm trọng có thể tử vong do ngạt trong tử cung.
Không những vậy, trong quá trình mẹ sinh thường, dưới áp lực của sức co thắt tử cung mà thai nhi sẽ dần chuyển vị trí xuống phía dưới nơi cổ tử cung đã mở sẵn, lúc này dây rốn cũng dần được kéo căng.
Trong tình huống bình thường thì dây rốn đủ dài để giúp em bé ra ngoài an toàn, nhưng nếu dây rốn quấn cổ thai nhi, độ dài của nó sẽ giảm, dễ làm bé bị ngạt do thiếu oxi trong quá trình chào đời. Do đó, nếu dây rốn quấn cổ thai nhi trên 3 tuần không được nới ra, hoặc dây rốn quấn cả cơ thể bé thì có thể bác sĩ sẽ chỉ định mẹ sinh mổ sớm để đảm bảo an toàn.
Khi thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ nên cố gắng đừng làm những việc này Tránh ngồi ở tư thế “lười”.
Mang thai là cả một giai đoạn nặng nề, vất vả cho mẹ. Đa số thời gian này, mẹ bầu được khuyên nên nghỉ ngơi nhiều hơn nhưng đồng thời cũng chính vì vậy, mẹ dễ có thói quen ngồi ở tư thế “lười”, bao gồm cả tư thế ngồi gù lưng hoặc tư thế nằm ngủ khiến thai nhi bị chèn ép.
Nếu bé đang bị dây rốn quấn cổ mà mẹ không biết và hoạt động ở những tư thế này sẽ khiến bé chịu áp lực nhiều hơn. Thai nhi sẽ vùng vẫy kịch liệt hơn để thoát khỏi cảm giác khó chịu và vô tình làm tình trạng dây rốn quấn cổ nghiêm trọng hơn.
Tránh hoạt động thể lực quá mạnh và khiêng nhấc vật nặng.
Có thể do điều kiện không đủ tốt nên nhiều mẹ bầu vẫn duy trì thói quen làm việc nhà. Vận động vừa phải đích thực có lợi cho sự phát triển của thai nhi.
Nhưng nếu mẹ hoạt động quá mạnh hay khiêng nhấc vật nặng sẽ khiến thai nhi không thoải mái mà quẫy đạp nhiều hơn. Lúc này, tử cung sẽ co thắt mạnh làm dây rốn quấn cổ bé càng chặt.
Liệu Dây Rốn Quấn Cổ Vòng 1 Có Gây Nguy Hiểm Tới Thai Nhi Không?
Vì sao thai nhi bị dây rốn quấn cổ vòng 1?
Dây rốn quấn cổ hay còn được gọi tràng hoa quấn quanh cổ thai nhi là tình trạng dây rốn quấn quanh cổ của thai nhi 1 vòng hay nhiều vòng.
Thường chiều dài trung bình của dây rốn khoảng 56cm. Một số trường hợp khác dây rốn có thể dài, ngắn hơn đôi chút. Dây rốn có chức năng cung cấp oxy, dinh dưỡng và truyền cả chất kháng sinh khi mẹ dùng vào cơ thể bé. Lý do là kháng sinh ngấm vào cơ thể mẹ. Dây rốn có nhiệm vụ chuyển các mạch máu có chứa kháng sinh từ mẹ tới bào thai. Đồng thời dây rốn còn nhận các chất đào thải từ bào thai ra nhau thai.
Ngoài ra sự vận động của mẹ ảnh hưởng cũng không ít. Nếu mẹ lao động quá mức sẽ khiến cho đầu thai nhi có xu hướng xoay xuống dẫn đến dây rốn cuộn xung quanh lúc đầu lỏng sau thắt chặt.
Dây rốn quấn cổ vòng 1 gây nguy hiểm gì tới thai nhi không?
Dây rốn quấn cổ vòng 1 gây nguy hiểm gì tới thai nhi?
Khi thai nhi bị quấn cổ 1 vòng quá trình vận chuyển máu và dinh dưỡng cho thai nhi sẽ bị cản trở. Do đó thai nhi không được cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, nguy cơ nhẹ cân, thiếu máu và thậm chí là tử vong ngay trong bụng mẹ. Tuy nhiên theo các nghiên cứu cho kết quả gần 30% thai nhi có dây rốn nằm ở vùng cổ, một số trường hợp sẽ tự tháo khi em bé chuyển động trong bụng của mẹ, số khác phát triển đến lúc sinh. Tình trạng này không đáng lo và sẽ được bác sĩ tư vấn chọn cách sinh an toàn nhất. Chỉ có một vài trường hợp bị quấn cổ vòng 1 gây nguy hiểm cho em bé nhưng hiếm gặp. Để biết thai nhi có an toàn hay không, các mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ thăm khám để phát hiện điều trị kịp thời.
Dây rốn quấn cổ 1 vòng gây nguy hiểm gì khi vượt cạn?
Khi người mẹ chuyển dạ, dây rốn quấn khiến cho thai nhi bị treo trên cao, khó lọt qua cổ tử cung của mẹ để ra ngoài. Vì vậy nếu siêu âm thấy hiện tượng dây rốn quấn cổ vòng 1 mẹ nên đến bác sĩ để theo dõi thai nhi chặt chẽ theo từng mốc khám thai.
Dây quấn cổ 1 vòng gây nguy hiểm gì cho em bé sau khi chào đời?
Trong quá trình khám thai định kì các mẹ sẽ được các bác sĩ xử lý kịp thời tình trạng tràng hoa quấn cổ quanh em bé. Nhưng nếu dây quấn quá chặt có thể dẫn tới bé bị thiếu oxy. Do đó đối với các bé bị tràng hoa quấn cổ, sau khi sinh nếu các mẹ thấy bé có dấu hiệu co giật, chân tay bị run thì nên đi bệnh viện để khám ngay.
Một số trường hợp thai nhi ở tuần 18-25 bị dây rốn quấn cổ vòng 1 rồi trở lại bình thường. Trường hợp khác thai nhi càng lớn, do cử động nhiều nên dây rốn quấn thêm vài vòng. Khi đó sẽ không còn cách nào để gỡ dây rốn. Do vậy người mẹ cần theo dõi cử động của thai trong suốt quá trình mẹ mang bầu. Nếu thai nhi đột ngột đạp mạnh hay đạp yếu mẹ nên đến bệnh viện ngay kiểm tra.
Phải làm gì khi dây rốn quấn cổ 1 vòng thai nhi?
Hầu hết hiện tượng dây rốn quấn cổ 1 vòng đều không gây nguy hiểm gì cho mẹ và thai nhi. Các mẹ nên tránh cảm giác lo lắng tác động lên sức khỏe của mẹ và bé, đồng thời tránh tâm lý chủ quan theo lời đồn đại trong dân gian. Theo quan niệm dân gian xưa truyền miệng cho rằng khi dây rốn quấn cổ 1 vòng là dấu hiệu con thông minh. Đây là lời đồn không có cơ sở khoa học.
Để tránh tối đa các biến cố dù nhỏ nhất, mẹ cần đảm bảo chế độ ăn uống, vận động và cả sinh hoạt đều đặn.
Trong suốt 9 tháng 10 ngày mẹ sẽ phải trải qua mọi sự thay đổi từ cơ thể lẫn tâm lý. Hiện tượng dây rốn quấn cổ vòng 1 là hiện tượng không nguy hiểm nhiều cho thai nhi, tuy nhiên mẹ cũng không nên chủ quan. Hãy đến bệnh viện để kiểm tra nếu thấy có dấu hiệu bất thường. Poliva hy vọng mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Bị Dây Rốn Quấn Cổ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!