Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Mấy Tháng Quay Đầu? Tầm Quan Trọng Của Vấn Đề Này được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Từ khi bắt đầu hình thành cho tới khi phát triển đầy đủ tất cả các bộ phận cơ quan, phần lớn thai nhi đều nằm hướng môn về phía tử cung của người mẹ. Nhưng để có thể dễ dàng chào đời được thuận lợi, thì thai nhi sẽ quay đầu trược trở lại. Tùy thuộc vào từng số lần sinh con, tình trạng sức khỏe của mỗi mẹ bầu, tại từng thời điểm của thai nhi quay đầu cũng sẽ khác nhau. Vào thời kỳ tam cá nguyệt thứ ba, 95% thai nhi sẽ quay đầu hướng xuống dưới tử cung, tại vị trí quay đầu xuống dưới sẽ giúp cho thời gian chuyển dạ sẽ diễn ra ngắn hơn, về quá trình sinh con được thuận lợi hơn, cũng như đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.
1. Tại sao phải để ý tình trạng thai nhi quay đầu?+ Khi mẹ bầu rặn, thì đầu của trẻ sơ sinh chính là bộ phận đầu tiên sẽ được xuất hiện. Nếu thai nhi quay đúng vào vị trí, sẽ giúp làm giảm các biến chứng khi sinh con, rút ngắn cho thời gian chuyển dạ cũng như giúp cho bạn sẽ không quá đau đớn, hạn chế các tình trạng rủi ro.
+ Lúc thai nhi quay đầu, thì các hành động này sẽ gây ra áp lực lên tử cung của mẹ, và từ đó sẽ làm cho cổ tử cụng mở rộng ra, gây kích thích sự sản xuất của các nội tiết tố cần thiết nhất ở khu vực này.
+ Tại tư thế cúi đầu, thì đầu của em bé sẽ chạm tới đáy xương chậu. Đây cũng chính là phần rộng nhất tại khu vực này và trẻ sẽ dễ dàng đi qua, và từ đó qua quá trình chào đời được diễn ra mà không hề gặp phải bất kể trở ngại gì.
2. Thai nhi quay đầu ở tuần bao nhiêu?Việc thai nhi quay đầu chính là giai đoạn quan trọng nhất, khi thai nhi có tư thế quay đầu hướng xuống phía dưới phần xương chậu, quay gáy về phía bụng mẹ. Chuẩn bị sinh con, tử cung của người mẹ sẽ mơ rộng ra, gây ra các cơn gò co thắt và lúc này, thiên thần bé nhỏ của bạn sẽ chào đời một cách tự nhiên, an toàn và thuận lợi nhất.
Vậy thai nhi mấy tháng quay đầu? Với mỗi thai nhi đều có một thời điểm quay đầu khác nhau, điều này còn tùy thuộc vào khá nhiều số lần mà mẹ mang thai.
+ Mẹ mang thai lần đầu thì thai nhi sẽ quay đầu vào tuần thứ 34 và 35.
+ Mẹ mang thai lần 2 thì thai nhi sẽ quay đầu muôn hơn, từ tuần tứ 36 hoặc 37.
+ Có nhiều trường hợp thai nhi quay đầu khá sớm ở tuần thứ 28.
Thai nhi sẽ quay đầu chỉ duy nhất 1 lần, và giữ cho tới khi mẹ sinh bé ra, thường khi thai nhi sẽ bắt đầu tập tành việc quay đầu thì báo cho mẹ về thời khắc chuẩn bị lọt lòng.
3. Dấu hiệu thai nhi quay đầu như thế nào?+ Các bác sĩ có thể giúp bạn xác định về vị trí đầu của trẻ bằng việc nắn bụng, sử dụng máy nghe tim thai hoặc siêu âm hình ảnh thai nhi.
+ Khi bạn ấn nhẹ nhàng xung quanh bùng xương mu và cảm thấy có gì đó cứng và tròn, thì đó chính là đầu của con trẻ. Và ngoài ra, cũng cần lưu ý rằng có nhiều bà mẹ có thể nhầm giữa mông của trẻ thành đầu nhưng thực chất mông bé sẽ mề hơn.
+ Mẹ bầu cũng có thể nhờ chồng lắng nghe nhịp tim, khi nghe thấy tiếng phát ra từ trong bụng dưới, thì đây là dấu hiệu cho thấy thai nhi đã quay đầu.
+ Ngoài ra có một số dấu hiệu khác có thể cảm nhận được con yêu đã quay đầu đúng chưa chính là: tiếng nấc và tiếng đập nhẹ ở phần bụng dưới cùng với những cú đạp mạnh ở phía bụng trên. Trong đó với các tiếng đập nhẹ được phát ra từ tay của trẻ và các ngón tay bé, còn với các cú đạp mạnh từ đầu gối và bàn chân.
4. Thai nhi nào cũng quay đầu, có phải như thế?Theo thông thường vào thai kỳ cuối, thai nhi sẽ tự động quay đầu để chuẩn bị cho thời khắc chào đời, nhưng không phải thai nhi nào cũng quay đầu đúng vào thời điểm, đôi khi sẽ không quay đầu, gây ra tình trạng ngôi thai ngược, cản trở cho quá trình sinh thường.
Với việc xác định thời điểm thai nhi quay đầu cũng như kiểu ngôi thai là khá cần thiết, giúp cho các mẹ có chuẩn bị thật tốt về các lựa chọn phương pháp sinh phù hợp. Trong đó với các kiểu ngôi thai thường hay gặp như sau:
+ Ngôi đầu:Ngôi đầu chính là kiểu ngôi thai thông thường, mỗi khi thai nhi ở tư thế đầu quay xuống dưới và hướng tới âm đạo, còn phần mông hướng về phía ngực của mẹ. Ngôi thai đầu, ngôi mặt hay còn gọi là ngôi chỏm đều là những tư thế tạo thuận lợi để mẹ sinh thường, nếu trẻ không quá nặng cân.
+ Ngôi mông:Ngôi mông chính là tình trạng ngôi thai ngược, khi đầu của bé hướng lên phía trên, còn mông sẽ hướng xuống phần dưới âm đạo. Trong thường hợp này, thai nhi sẽ khó sinh hơn so với ngôi đầu, tùy thuộc vào từng kiểu ngôi mông mà các bác sĩ sẽ chỉ định cho mẹ lựa chọn phương pháp sinh mổ hay sinh theo đường âm đạo.
+ Ngôi xiên hoặc ngôi ngang:Ngôi thai xiên hay ngôi thai ngang chính là tư thế mà lưng của thai nhi luôn hướng tới phía dưới, 1 bên bả vai có thể sẽ chạm vào phần cửa ra. Với trường hợp này, khi bác sĩ khác có thể sẽ sờ vào vai của trẻ, và mẹ có thể sẽ được chỉ định sinh mổ bởi các các bộ phận của trẻ đều khá lớn, không thể sinh thường được.
5. Những vấn đề về mẹ bầu hoặc thắc mắc về thai nhi tuần 30: a – Sự phát triển của thai nhi tuần 30:Khi thai nhi ở tuần 30, lúc này sẽ có chiều dài khoảng 30,6cm, cân nặng khoảng 1,5kg, kích thước sẽ bằng trái bí lớn, tay chân của trẻ có thân nhìn đều đầy đặn. Đây cũng chính là giaid doạn mà thai nhi đang trong đà tăng trường nhanh chóng và có những trẻ có thể sẽ quay đầu để chuẩn bị cho giai đoạn lọt lòng.
Ở tuần thai 30 đã bắt đầu ngọ ngậy nhiều hơn, lộn nhào, đạp khiến cho mẹ bầu có thể sẽ bị đau hoặc mất ngủ. Nhưng các mẹ yên tâm với những tín hiệu này sẽ báo hiệu cho sự phát triển của trẻ đang khỏe mạnh.
Khi thai nhi 30 tuần tuổi, mẹ bầu có thể sẽ cảm thấy thỉnh thoảng có sự co bóp ở phần tử cung, và còn gọi là các cơn gò co thắt Braxtaon Hicks, thường sẽ kéo dài tầm 30 giây, không xảy ra liên tục và gây ra đau đớn.
Với những dấu hiệu này chỉ do các bé đang cố gắng xay trở mình, quay đầu hoặc vận động mà thôi, những lúc này thì các mẹ cũng nên thữ giãn, nghỉ ngơi và nên bổ sung chất dinh dưỡng và năng lượng cần thiết để chuẩn bị cho giai đoạn vượt cạn sắp tới. Với những cơn co thắt thường xuyên diễn ra và gay đau nhiều thì các mẹ cần phải cẩn thận bởi đây có thể sẽ là dấu hiệu sinh con non.
b – Thai nhi 30 tuần tuổi chưa quay đầu có sao không? c – Thai nhi khi chưa quay đầu thì mẹ bầu cần làm gì?Khi thai nhi quay đầu sẽ giúp cho mẹ bầu sinh con được dễ dàng hơn, bởi vậy, nếu thai nhi chưa quay đầu, thì mẹ bầu cũng có thể tập một số động tác đơn giản nhất để hỗ trợ cho bé:
+ Không nên ngồi quá nhiều: Bạn không nên ngồi lì một chỗ quá nhiều mà thường xuyên đi lại, giải, vận động để cơ thể luôn thoải mái và giúp trẻ dễ quay đầu.
+ Đặt phần đầu gối thấp hơn mông: Khi ngồi kê mông cao bằng đệm hoặc gối nhỏ, hoặc bạn có thể lựa chọn loại ghế đổ người ra phía trước, đầu gối thấp hơn hông sẽ giúp cho thai nhi quay đầu được dễ dàng.
+ Nằm nghiêng: Việc nằm nghiêng không chỉ giúp cho các mẹ giảm bớt áp lực, giúp lưu thông máu và oxy được dễ dàng mà còn giúp cho bé cũng dễ dang quay đầu được tốt hơn.
+ Nghe nhạc: Vào thời điểm tam cá nguyệt thứ 3, thai nhi sẽ có các phản ứng với tiếng ồn từ bên ngoài. Bởi vậy, điều bạn cần làm ở đây là chơi một vài bản nhạc êm dịu, đặt tai nghe ở vùng xương chậu phía dưới, lúc này con yêu của bạn sẽ nghe thấy và rồi dần di chuyển xuống nơi phát ra tiếng động mạnh.
+ Không được đặt chân lên cao khi nằm ngừa: Với điều này sẽ khiến cho trẻ xoay sai tư thế, và đó đó sẽ kéo dài quá trình chuyển dạ và gây ra đau lưng dữ dội trong khi sinh con.
+ Quỳ tứ chi: Bạn có thể áp dụng phương pháp quỳ tứ chi theo tư thế em bé tập bò, sau rướn người lên vài phút. Bạn cũng có thể thực hiện với phương pháp này vài lần mỗi ngày để giúp bé dễ dàng xoay đầu xuống dưới.
Đối với việc theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe cũng như về sự phát triển của thai nhi chính là điều hết sức cần thiết. Bởi vậy, mẹ bầu nên tìm tới các cơ sở y tế có uy tín, tận tâm, để được bác sĩ thăm khám và có những lời khuyên tốt nhất cho mẹ.
Bác Sĩ Trần Thị Kim Xuyến Tư Vấn Tầm Quan Trọng Của Xét Nghiệm Thai Kỳ
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến tư vấn tầm quan trọng của xét nghiệm thai kỳ
14h ngày 26/07/2023, Thạc sĩ, Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến – Trưởng Khoa Sản Bệnh viện Quốc tế City đã có những chia sẻ nhiều thông tin quan trọng về xét nghiệm trong 3 tháng đầu thai kỳ qua chương trình Giao lưu trực tuyến do Bệnh viện Quốc tế City và Webtretho phối hợp tổ chức.
Em hiện đang mang thai được 7 tuần. Cách đây 2 tuần khi em chưa biết mình mang thai, em có bị cảm cúm và có uống thuốc cảm. Em muốn làm xét nghiệm sàng lọc đầu thai kỳ thì nên làm những xét nghiệm gì ạ?
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chưa biết được thuốc của bạn có làm dị tật thai nhi không, nhưng trong 3 tháng bạn cần làm các xét nghiệm:
1. Xét nghiệm máu:
Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bác sĩ dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.
Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.
Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.
2. Siêu âm:
Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần.
Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có.
Mong bác sĩ tư vấn giúp là nếu trước thai kì mà cháu chưa làm sàng lọc di truyền thì trong 3 tháng đầu có làm được không? Kết quả của 2 giai đoạn có khác biệt gì không ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Sàng lọc di truyền của 1 cặp vợ chồng trước khi kết hôn hoặc trước khi mang thai là khảo sát những bệnh lý có thể di truyền từ bố mẹ sang con. Còn khảo sát bất thường hay khảo sát di truyền của thai nhi có thể biết được bệnh lý do đột biến gen hay bệnh lý di truyền từ bố mẹ (chọc dò ối, xác định 23 cặp nhiễm sắc thể). Thân ái.
Em bị sẩy thai vào ngày 18/6 vừa rồi, thai được 6 tuần. Trước khi mang thai em chưa tiêm phòng vacxin gì hết, em không rõ nguyên nhân em bị sẩy thai nên em không biết phải làm cách nào để lần mang thai sau được an toàn. Xin Bác sĩ tư vấn giúp em.
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chào bạn. Những virus có thể gây dị tật cho thai nếu bạn mắc phải trong 3 tháng đầu thai kỳ: Rubella, CMV, Toxoplasma… Virus và vi trùng lây bệnh từ mẹ cho thai: Giang mai, HIV, lậu,.. Những bệnh lý di truyền từ bố mẹ sang con: Thalassemia, thiếu men G6PD, bệnh thừa sắt… Bạn cần phải làm xét nghiệm máu để xem có nhiễm virus, vi trùng, hay mang những bệnh lý di truyền trên để bác sĩ sẽ tư vấn và cho lời khuyên dựa trên các kết quả của bạn cho lần có thai kế tiếp. Thân ái.
Mong bác sĩ tư vấn giúp là bị trễ kinh bao lâu hay ở thời điểm nào thì nên đi siêu âm ngả âm đạo ạ? Xin cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Bác sĩ cho cháu hỏi phương pháp dự đoán tuổi thai qua biện pháp siêu âm ở 3 tháng đầu thai kỳ có chính xác không ạ hay là nên dựa vào kết quả siêu âm những tháng cuối thai kỳ ạ?
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chào bạn, tính tuổi thai qua siêu âm chỉ mang tính chất tương đối, chỉ áp dụng cách tính tuổi thai này trong trường hợp không nhớ ngày đầu kỳ kinh cuối hoặc vòng kinh quá dài. Có 3 cách tính tuổi thai:
Tính tuổi thai theo đường kính lưỡng đỉnh: Các chỉ số siêu âm sẽ mất dần độ chính xác trong các tháng cuối thai kỳ vì có nhiều bé phát triển tốt sẽ có đường kính lưỡng đỉnh lớn trong khi các bé khác cùng tuổi lại có đường kính nhỏ hơn.
Tính tuổi thai dựa theo đường kính túi thai: Túi thai 5mm tương đương thai 4,5 tuần. 10mm tương đương với 5 tuần, 20mm tương đương với 6 tuần. Tuy nhiên, từ tuần thứ 6 trở đi túi thai hình bầu dục nên khó đo đường kính chính xác.
Tính tuổi thai dựa vào chiều dài đầu mông: Từ tuần thứ 6 phôi thai có thai nhìn thấy rõ, nên có thể sử dụng chiều dài đầu mông để tính tuổi.
Thưa bác sĩ, trong 3 tháng đầu các bà bầu cần phải làm bao nhiêu xét nghiệm là thực sự cần thiết? Đi ra bệnh viện, phòng khám thì đều được tư vấn là cái nào cũng quan trọng. Cháu tìm hiểu trên mạng thì nơi nói là 8, 9 hay là 11. Cảm ơn bác sĩ!
Bác sĩ Trần Thị Kim Xuyến:
Chào cháu, Các xét nghiệm bắt buộc cho thai phụ trong 3 tháng đầu thai kỳ:
Xét nghiệm máu: Đánh giá xem có thiếu máu, có nhiễm những bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, HIV và bệnh viêm gan siêu vi B, đồng thời xác định nhóm máu ABO và Rhesus (vì có những trường hợp người mẹ có nhóm máu Rhesus âm là nhóm máu hiếm, cần phải được biết trước để bsi dự phòng chích thuốc anti D để tránh có thể mất tim thai đến lần có thai sau, và dự trù máu cho cuộc sanh.
Đồng thời xác định Rubella thai kỳ. Vì nếu có nhiễm Rubella sẽ gây bất thường trên thai nhi như bệnh lý tim bẩm sinh, đục thủy tinh thể.
Xét nghiệm Double test là cần thiết để xác định bất thường về số lượng nhiễm sắc thể 13, 18, 21, và giới tính.
Siêu âm: Để xác định thai trong hay ngoài tử cung, tuổi thai, tình trạng thai: 1 thai, trên 2 thai, dọa sảy, thai ngừng phát triển… Và đo độ mờ da gáy ở tuổi thai 12 tuần. Các xét nghiệm, siêu âm này không hề gây ảnh hưởng đến thai nhi mà chỉ giúp phát hiện sớm bất thường trên thai nếu có. Thân ái.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:
Khoa Phụ sản Bệnh viện Quốc tế City
Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.
ĐT: (8428) 6280 3333 (Máy nhánh 8424 – 8402) để gặp nhân viên tư vấn.
Website: www.cih.com.vn.
Facebook: https://www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/
Tầm Quan Trọng Của Việc Ăn Uống Trước Khi Mang Thai
0 lượt xem
Ăn uống trước khi mang thai có vai trò cực kỳ quan trọng, giúp các chị em có sức khỏe tốt hơn để tăng cường khả năng thụ thai thành công cũng như góp phần mang lại sự khỏe mạnh cho cả mẹ và bé trong suốt thời kỳ mang thai sắp diễn ra.
Tầm quan trọng của việc ăn uống trước khi mang thaiViệc ăn uống trước khi mang thai có vai trò rất quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng lớn đến việc mang thai sớm hay muộn. Và những thứ chị em ăn mỗi ngày đã bắt đầu ảnh hưởng ngay từ lúc bé chưa “thành hình” trong bụng mẹ. Cụ thể:
Chế độ dinh dưỡng thế nào để dễ thụ thai:Theo các chuyên gia khoa sản, nguyên tắc ăn uống để tăng khả năng sinh sản của các cặp vợ chồng là:
Ăn nhiều chất béo không bão hòa đơn (như dầu oliu) và ít các loại thực phẩm nướng,đồ ăn nhanh.
Tăng cường hấp thu protein thực vật (như đậu nành) đồng thời giảm đạm động vật (như các loại thịt màu đỏ).
Ăn nhiều thực phẩm có chất xơ cao, lượng đường thấp như cơm gạo, các loại đậu, hạt ngũ cốc, và một số trái cây, đồng thời giảm lượng carbohydrates và đường tinh chế.
Tiêu thụ một lượng vừa phải các sản phẩm sữa giàu chất béo như kem, sữa nguyên chất, và pho mát.
Loại bỏ rượu bia, thuốc lá, các đồ uống có ga và nhiều chất kích thích.
Cũng theo các chuyên gia khoa sản, thuốc trừ sâu và các kích thích tố có trong các sản phẩm từ động vật, thực vật có chứa nhiều chất nguy hiểm ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của con người, từ đó tác động xấu đến khả năng thụ thai. Vì vậy, các chị em cùng người bạn đời của mình nên biết cách chọn lựa những loại thực phẩm đảm bảo an toàn và giàu chất hữu cơ để bổ sung vào cơ thể.
Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature Communication nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của những chất dinh dưỡng mà các mẹ tiêu thụ trước khi mang thai, chức năng của các tế bào trong cơ thể thai nhi cũng được thay đổi theo. Nó giúp các mẹ lưu ý hơn về cách bổ sung khoáng chất, thực phẩm có ích trước khi mang thai để có thể sinh ra những đứa trẻ thông minh, khỏe mạnh và có sức đề kháng tốt. Cụ thể, mức độ dinh dưỡng trong máu của người mẹ có ảnh hưởng đến tỷ lệ methyl hóa, quá trình chuyển đổi các nhóm methyl vào các sợi AND và làm thay đổi cấu trúc AND của trẻ. Các chuyên gia cũng cho biết thêm, quá trình methyl hóa thường bị ảnh hưởng nhiều bởi các chất dinh dưỡng như folate, choline, methionine, và vitamin B2 và B6. Điều này cho thấy, sức khỏe của trẻ được hình thành và chịu ảnh hưởng ngay từ giai đoạn đầu bao gồm khoảng thời gian trong bụng mẹ và thậm chí trước cả khi bào thai hình thành.
Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến giới tính của thai nhi:Theo nghiên cứu của các chuyên gia từ các trường Đại học Exeter và Oxford, một chế độ dinh dưỡng giàu calo sẽ làm tăng khả năng sinh con trai. Nghiên cứu dựa trên thói quen ăn uống trước và trong giai đoạn đầu thai kỳ của hơn 700 mẹ bầu ở Anh, những người chưa biết giới tính thai nhi trong bụng mình. Kết quả nghiên cứu cho thấy, phần lớn mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng giàu năng lượng trước khi mang thai sẽ có xu hướng hạ sinh một bé trai. Còn những phụ nữ có chế độ ăn ít béo và một thời gian ăn kiêng trước khi mang thai thường sinh con gái. Những bà mẹ thường xuyên bỏ bữa sáng và hấp thu ít dinh dưỡng cũng có xu hướng sinh các bé gái. Nhưng dinh dưỡng chỉ là một yếu tố nhỏ, không thể quyết định tất cả giới tính thai nhi. Vì giới tính thai nhi chịu ảnh hưởng khá nhiều bởi gen, nghĩa là tinh trùng của người cha là nhân tố quyết định em bé sinh ra là trai hay gái. Tuy nhiên, điều này sẽ được hỗ trợ tích cực hơn nếu bà mẹ muốn sinh bé trai có nguồn dưỡng chất dồi dào. Và quan trọng là các bà mẹ cần nắm rõ chế điộ dinh dưỡng khoa học, đừng cố dung nạp chế độ dinh dưỡng không hợp lý như ăn nhiều muối, natri, canxi với mục đích sinh con trai bởi chúng sẽ gây hại cho sức khỏe bản thân người mẹ. Khi ăn mặn lâu ngày, thận sẽ phải hoạt động hết công suất để đào thải lượng muối thừa trong cơ thể. Lúc ấy, cơ thể sẽ dẫn tới tình trạng mất cân bằng nghiêm trọng, thừa chất này hoặc thiếu hụt chất khác. Điều này không chỉ khiến bà mẹ tăng cân quá nhanh mà còn gây hại cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, từ trước khi mang thai đến lúc mang thai, nếu các chất dinh dưỡng dự trữ trong cơ thể mẹ thiếu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của phôi thai, nếu vẫn để tình trạng này kéo dài trong thời kì mang thai thì sẽ khiến thai nhi không hấp thu đủ dinh dưỡng từ người mẹ, dẫn tới phát triển chậm, khả năng đẻ ra những đứa trẻ thiếu cân tương đối cao (đẻ đủ tháng mà thể trọng nhỏ hơn 2.5kg).
Thuốc bổ trước khi mang thaiViệc bổ sung gì trước khi mang thai có vai trò rất quan trọng đối với cơ thể người mẹ, tạo tiền đề cho việc sản sinh ra những em bé thông minh, khỏe mạnh sau này. Để bổ sung thêm dưỡng chất, phụ nữ trước khi mang thai, đang mang thai hay cho con bú có thể sử dụng các loại thuốc bổ, điển hình là sản phẩm thuốc bổ Procare. PM Procare cung cấp các dưỡng chất quan trọng, cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Trong thành phần của Procare chứa axit folic – là dưỡng chất mà nếu bổ sung hàng ngày trong một tháng trước khi thụ thai và trong suốt thời kỳ mang thai thì có thể giúp thai kỳ khỏe mạnh và làm giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh bộ não và cột sống của trẻ. cũng cung cấp axit béo omega-3, canxi, sắt cùng rất nhiều các dưỡng chất khác quan trọng cho thai nhi phát triển, giúp hỗ trợ sức khỏe của mẹgiai đoạn trước khi thụ thai, sức khỏe của xương, khớp, tim mạch, chuyển hóa và tâm thần đồng thời giúp bảo vệ các chất chống oxi hóa và bù đắp sự thiếu hụt dinh dưỡng.
Hồng Ngọc
Theo Dinhduongbabau.net
Thai Nhi Quay Đầu Ở Tuần Thứ Mấy Của Thai Kỳ?
Mang thai tuần thứ 2 nên và không nên ăn gì Mang thai tuần đầu tiên & những thay đổi của mẹ Mang thai tuần thứ mấy thì bắt đầu có tim thai? Bà bầu mang thai 3 tháng cuối nên và không nên ăn gì? Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy của thai kỳ? Một trong những điều kiện tiên quyết để mẹ bầu có một cuộc sinh nở thuận lợi là thai nhi phải quay đúng ngôi thuận. Chính vì vậy mẹ…
Mang thai tuần thứ 2 nên và không nên ăn gì
Mang thai tuần đầu tiên & những thay đổi của mẹ
Mang thai tuần thứ mấy thì bắt đầu có tim thai?
Bà bầu mang thai 3 tháng cuối nên và không nên ăn gì?
Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy của thai kỳ? Thai nhi bao nhiêu tuần thì quay đầu ngôi thai thuận?Để mẹ có thể thuận lợi sinh thường thì thai nhi cần phải ở tư thế đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp thai tạo một áp lực lên tử cung, giúp tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt, từ đó giúp thai đi ra dễ dàng hơn trong quá trình sinh nở.
Mỗi thai nhi sẽ có một thời điểm quay đầu khác nhau, nhưng thông thường ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu bước sang tuần thứ 35. Thời điểm này sẽ muộn hơn đối với những mẹ bầu mang thai lần 2, rơi vào khoảng tuần thứ thai thứ 36, 37. Tuy nhiên, vẫn có nhiều trường hợp ngôi thai bị ngược, mông quay về phía tử cung (ngôi ngược) hay có những thai nhi đã quay đầu, nhưng phần gáy lại nằm phía bên cột sống (ngôi sau). Đa phần những mẹ bầu rơi vào tình trạng này sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho hai mẹ con khi chuyển dạ. Ngôi thai thuận là tư thế giúp mẹ bầu vượt cạn thuận lợi hơn.
Các phương pháp giúp thai nhi quay đầu dễ dàngNếu như ở tuần 35, thai nhi vẫn chưa quay đầu, mẹ có thể áp dụng một vài phương pháp sau để giúp ngôi thai thuận:
– Luôn để đầu gối thấp hơn hông khi ngồi: Điều này buộc mẹ phải lưu ý tới các loại ghế sao cho khi ngồi vùng hông sẽ cao hơn đầu gối. Vì thế, mẹ cần lựa chọn những chiếc ghế đổ người về phía trước hay kê thêm một tấm nệm trên mặt ghế.
– Tập bò hàng ngày: Đây là động tác không chỉ giúp ngôi thai thuận mà còn giúp mẹ sinh nở dễ dàng hơn. Mỗi ngày mẹ nên quỳ bò bốn chân trong khoảng 10 phút.
– Nằm nghiêng: Trong 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ hãy chuyển sang tư thế nằm nghiêng bên trái. Tư thế này sẽ giúp thai nhi dễ xoay đầu hơn đồng thời không ảnh hưởng tới quá trinh cung cấp dinh dưỡng, oxy nuôi thai nhi.
Mỗi ngày, mẹ bầu nên quỳ bò 10 phút sẽ giúp thai nhi dễ dàng quay đầu.
– Tham khảo ý kiến bác sĩ: Nếu tới tuần 37, thai nhi vẫn chưa quay đầu, bác sĩ có thể cho mẹ áp dụng phương pháp xoay thai ngoài (ECV) bằng cách dùng thuốc làm giãn tử cung rồi xoay nhẹ nhàng thai nhi về ngôi thuận từ bên ngoài bụng. Đây là phương pháp có tỷ lệ thành công khá cao nhưng có nhược điểm là không áp dụng được với những mẹ bầu mang song thai, thiếu ối, bị nhau bám thấp, nhau bong non,…
Thai Nhi Quay Đầu Vào Tuần Thứ Mấy Của Thai Kỳ?
Thai nhi quay đầu vào tuần thứ mấy của thai kỳ? Đối với các mẹ mang thai lần đầu, thông thường đến tuần thứ 35 bé sẽ quay đầu. Đối với các trường hợp mang thai lần 2, thời gian quay đầu của bé sẽ muộn hơn, khoảng tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ. Siêu âm là cách chính xác nhất để xác định thai đã xoay đầu hay chưa khi mẹ rơi vào các tuần từ 32-33 trở đi.
Những giai đoạn thai nhi phát triển cũng như những tháng mẹ cảm nhận thai nhi trong bụng ngày một khôn lớn là điều cần được quan tâm để bé yêu có thể phát triển hoàn thiện nhất, đó cũng chính là lí do mẹ luôn muốn tìm hiểu về vấn đề làm sao để biết thai nhi đã quay đầu, Dường như tâm lý chung của các mẹ khi mang thai là muốn biết con mình hiện tại nhìn thế nào, phát triển đến đâu và có khỏe mạnh không. Vậy thì làm sao để biết thai nhi đã quay đầu?
Vì sao nên theo dõi sự phát triển của thai nhi?Theo dõi quá trình hình thành và phát triển của thai nhi không chỉ mang đến cho mẹ những trải nghiệm đặc biệt mà còn là việc mẹ phải làm để đảm bảo thai kỳ diễn ra suôn sẻ, thuận lợi nhất. Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi qua các tuần sẽ giúp mẹ phát hiện sớm nguy cơ dị tật hay các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Không chỉ theo dõi, ở nhà, mẹ còn cần tuân thủ lịch khám thai định kỳ, nhất là các mốc khám thai quan trọng tuyệt đối mẹ bầu không nên bỏ qua
Khám thai lần đầu tiên: sau khi chậm kinh khoảng 3 tuần hoặc có những dấu hiệu lâm sàng, mẹ bầu cần đi khám, làm xét nghiệm máu và siêu âm 2D để được khẳng định có thai hay không, xác định sự phát triển của thai nhi.
Lần thứ 2: tuần thứ 11 – 12, siêu âm 4D để xác định trọng lượng của thai nhi, đo chỉ số khoảng sáng sau gáy nhằm phát hiện bé có mắc bệnh Down, bệnh tim bẩm sinh hay không.
Lần thứ 3: ở tuần 16 – 18, khám bình thường và siêu âm 2D để xác định sự phát triển của thai nhi.
Lần thứ 4: khám vào tuần 20 – 22 nhằm xác định giới tính thai nhi, kiểm tra hình thái thai nhi giúp phát hiện các dấu hiệu bất thường nếu có.
Lần thứ 5: khám thai tuần 26 – 28 xác định các chỉ số hình thái thai nhi để theo dõi sự phát triển, lúc này mẹ sẽ tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sinh lần 2, 3.
Lần khám thứ 6: vào tuần 32. Ở lần này, các mẹ sẽ tiêm mũi uốn ván lần 2 và tiến hành khám bình thường, siêu âm, theo dõi thai nhi, làm xét nghiệm máu và nước tiểu.
Lần khám thứ 7: tuần 36, mẹ sẽ khám thai dự báo cân nặng của thai nhi lúc sinh và theo dõi, đo tim thai, chuyển động thai, và chuẩn đoán ngày dự sinh. Từ tuần này mẹ bầu cần đi khám một tuần 1 lần cho tới khi bé chào đời.
Thai nhi quay đầu ở tuần thứ mấy?Một vài trường hợp bác sĩ chẩn đoán thai nhi đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5, việc này không có gì đáng lo ngại và hầu hết các bé sẽ giữ ngôi thai này cho đến lúc sinh. Tuy nhiên, các mẹ bầu có bé quay đầu sớm thì nên tránh vận động nhiều nếu không bé có nguy cơ “tụt xuống” khu vực xương chậu nhanh hơn và dẫn đến việc sinh sớm.
Làm sao để biết thai nhi đã quay đầu?Đối với các mẹ mang thai lần đầu, thông thường đến tuần thứ 35 bé sẽ quay đầu. Đối với các trường hợp mang thai lần 2, thời gian quay đầu của bé sẽ muộn hơn, khoảng tuần thứ 36 – 37 của thai kỳ. Siêu âm là cách chính xác nhất để xác định thai đã xoay đầu hay chưa khi mẹ rơi vào các tuần từ 32-33 trở đi. Ngoài ra mẹ cũng có thể đoán biết thai đã quay đầu hay chưa thông qua vị trí thai máy, cử động tay, chân của trẻ trong bụng mẹ có giống thông thường hay không hay có sự thay đổi về vị trí.
Kiến thức về ngôi thai thuận và ngôi thai ngượcNgôi thai thuận hay còn gọi là ngôi thai đầu là khi thai nhi ở tư thế đầu chúc xuống dưới, gáy quay về phía bụng mẹ. Tư thế này sẽ giúp mẹ vượt qua cuộc chuyển dạ dễ dàng hơn vì ở ngôi thuận, thai nhi sẽ tạo áp lực lên buồng tử cung, khiến buồng tử cung mở rộng hơn khi xuất hiện các cơn co thắt trong quá trình sinh nở.
Trong giai đoạn 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi sẽ quay đầu xuống ngôi thuận. Tuy nhiên, mỗi bé sẽ xoay đầu ở một thời điểm khác nhau. Nhưng thông thường, ngôi thai sẽ thuận khi mẹ bầu ở tuần thứ 35 của thai kỳ. Đối với những mẹ bầu mang thai lần 2, thời điểm này có thể muộn hơn, sẽ rơi vào khoảng tuần thai thứ 36, 37.
Trên thực tế, vẫn có khoảng 3% thai không quay đầu về đúng vị trí mà có thể ở tư thế mông quay về phía dưới tử cung (ngôi ngược) hoặc đầu đã chúc xuống dưới nhưng phần gáy lại nằm bên phía cột sống (ngôi sau) hay thai nằm ngang trong bụng (ngôi ngang). Những mẹ bầu rơi vào trường hợp này hầu như sẽ được khuyến khích sinh mổ để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Ngôi thai ngược là tình trạng thai nhi ở tư thế mông quay xuống cổ tử cung, đầu xoay về hướng đáy tử cung. Theo một thống kê có khoảng 25% thai nhi ở ngôi ngược trong tuần thai thứ 32, tuy nhiên tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn 3% ở 8 tuần tiếp theo. Có 3 loại ngôi thai ngược thường thấy:
+ Ngôi mông đủ: Khi sinh phần mông của bé sẽ được sinh ra trước, bé ở tư thế đầu gối co lại, đùi gập vào trong. Đây là tư thế thường thấy nhất của ngôi thai ngược.
+ Ngôi mông thiếu: Phần mông sinh ra trước, bé ở tư thế chân duỗi thẳng lên đầu.
+ Ngôi ngược kiểu chân: Chân ra trước khi sinh do bé ở tư thế chân thấp hơn mông.
Thông thường, những mẹ bị ngôi thai ngược nếu ở tuần trước khi sinh thì có thể được bác sĩ gắn 1 đầu điện cực trên bụng mẹ ở vị trí mông bé và 1 điện cực cho mẹ để nhận biết được sự chuyển động của bé. Bên cạnh đó, một số bà bầu cũng chia sẻ rằng các bài tập thể dục sẽ giúp thai quay xuống đúng ngôi thai thuận. Tuy chưa có một nghiên cứu khoa học nào chứng minh điều này nhưng mẹ bầu có thể tham khảo 2 bài tập sau: Bài tập 1: Mẹ bầu thực hiện quỳ bò 10 phút mỗi ngày. Bài tập 2: Mẹ bầu nằm thẳng lưng, vùng xương chậu nâng cao khoảng 20 – 30cm so với mặt sàn. Sau đó, giữ nguyên tư thế trong khoảng 15 phút.
Cách nhận biết ngôi thai thuậnThông thường sẽ không có một dấu hiệu đặc trưng nào cho thấy thai trong bụng mẹ đã thuận hay chưa. Phương tốt nhất để kiểm tra là dựa trên hình ảnh siêu âm hoặc mẹ tự phán đoán bằng cách dùng tay. Để nhận biết được thai nhi đã quay đầu xuống chưa, mẹ bầu có thể áp dụng phương pháp phán đoán bằng tay. Khi thực hiện, mẹ bầu nên nằm xuống và nhờ chồng của mình làm theo các bước sau một cách nhẹ nhàng:
+ Bước 1: Đặt hai tay vào vị trí đáy tử cung. Sau đó dùng cả hai bàn tay lần lượt đẩy nhẹ để nhận biết xem bộ phận nào của thai nhi ở đáy tử cung. Nếu có cảm giác cưng cứng thì là phần đầu thai nhi.
+ Bước 2: Hay tay lần lượt đặt vào bên phải và bên trái của vùng bụng. Đầu tiên giữa tay phải cố định, tay trái nhẹ nhàng sờ nắn kiểm tra. Sau đó, đổi ngược lại, tay trái cố định, tay phải sờ nắn để xác định vùng lưng thai nhi ở bên nào.
+ Bước 3: Đặt ngón tay cái và 4 ngón còn lại vào vị trí đầu ra của thai nhi để phán đoán đó là phần đầu hay phần mông. Nếu chưa nhận biết được thì hãy nhẹ nhàng xoay sang bên phải, bên trái để xác định xem đầu quay xuống chưa.
Ngoài ra, siêu âm thai cũng là phương pháp giúp mẹ bầu nhận biết chính xác được thai nhi đã quay đầu xuống chưa nhờ vào hình ảnh. Vào tuần thai thứ 32, mẹ bầu nên đi siêu âm vì đây là dấu mốc quan trọng để kiểm tra các dị tật thai nhi. Tại đây bác sĩ cũng sẽ thông báo cho mẹ là thai nhi đã quay xuống ngôi thuận hay chưa. Nếu chưa, mẹ nên hẹn lịch khám thai vào tuần thứ 35, 36. Vì đây là thời điểm thai nhi thường trở về ngôi thuận. Đồng thời siêu âm vào lúc này cũng sẽ giúp mẹ đưa ra được biện pháp xử lý kịp thời khi thai nhi vẫn chưa chịu quay đầu. Mẹ không nên để tới gần sinh mới đi siêu âm. Bởi khi đó nếu ngôi thai chưa thuận, mẹ bầu có thể sẽ phải lựa chọn phương pháp sinh mổ.
Các bài tập giúp thai nhi quay đầu ngôi thai thuậnTập luyện với bóng: Lúc này, mẹ cần một trợ thủ là trái bóng loại chuyên dụng cho bà bầu. Xoay phần hông và mông với trái bóng hàng ngày sẽ giúp bé xoay chuyển dễ dàng hơn về vị trí sinh nở cần thiết.
Bài tập với đầu gối – ngực: Với bài tập này, mẹ bầu nên thực hành từ tuần thai 30 đến 37. Khi thực hiện bài tập này mẹ cần đứng thẳng lưng, rồi ngồi xuống, đưa đầu gối sát vào ngực. Nên thực hiện các động tác một cách chậm rãi, mỗi ngày tập 2 lần, mỗi lần thực hiện khoảng 5 phút sẽ có ích giúp thai nhi nhào lộn và quay về đúng vị trí cần thiết.
Bơi lội: Bơi lội không chỉ tốt cho sức khỏe bà bầu mà trong những tháng cuối thai kỳ nó còn giúp cho em bé xoay đầu đúng hướng. Bà bầu đi bơi trong suốt cả thai kỳ hoặc bắt đầu từ tuần thứ 30 đều được. Bơi lội còn giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng, thư giãn và giảm hẳn các triệu chứng đau đớn cơ bắp trong thai kỳ.
Phương pháp nóng – lạnh: Đây là một phương pháp rất đơn giản. Mẹ chỉ cần dùng khăn thấm nước lạnh để lau nhẹ bụng, sau đó lại lau nhẹ bụng với khăn ấm. Sự tác động bằng nhiệt độ cũng kích thích bé di chuyển về vị trí ngôi thuận.
Giai đoạn thai nhi quay đầu nên và không nên ăn gì?Nếu mẹ cảm thấy “buồn mồm” thì mẹ nên nhấm nháp trái cây khô, chuối…, nó sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn. Mẹ cần ăn nhiều thức ăn thanh đạm, dùng dầu thực vật để chế biến món ăn, ăn ít các món ăn chính, ăn nhiều các món ăn phụ như rau, hoa quả, các chế phẩm sữa. Ăn uống thanh đạm là tiêu chuẩn cho người mẹ mang thai ở thời điểm cuối này.
Tags: thai nhi, khám thai, siêu âm thai, mang thai tuần 36, lịch khám thai, dinh dưỡng khi mang thai
Bà Bầu Bị Tiêu Chảy Và Những Vấn Đề Quan Trọng Cần Biết
Nguyên nhân khiến bà bầu bị tiêu chảy
Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng bà bầu bị tiêu chảy là do chế độ ăn uống hàng ngày không được đảm bảo vệ sinh.
Trong quá trình mang thai, sức đề kháng của chị em thường bị giảm sút nên khi ăn uống cần hết sức cẩn trọng. Nhiều bà bầu vẫn hồn nhiên ăn các đồ ăn bán lề đường rất mất vệ sinh mà không biết rằng trong thời gian này hệ tiêu hóa của mình có phần yếu đi.
Đôi khi, mặc dù ăn uống đảm bảo vệ sinh nhưng do trong bữa ăn có nhiều đồ lạ ví dụ như đồ ăn quá nhiều chất đạm, chất mỡ nên cơ thể không tiêu hóa được điều đó cũng khiến bà bầu bị tiêu chảy
Những nguyên nhân cụ thể khiến bà bầu bị tiêu chảy:
– Bà bầu bị tiêu chảy do nhiễm khuẩn: Có một số loại vi khuẩn có chứa trong thức ăn và nước bị ô nhiễm có thể gây nên tình trạng tiêu chảy trong thai kỳ của bạn
– Bà bầu bị tiêu chảy do Virus như Rotavirus, Cyptomegalovirus có thể gây ra tiêu chảy.
– Bà bầu bị tiêu chảy do một số thực phẩm, đồ uống có chứa ký sinh trùng gây nên chứng tieu chảy như Giardia lamblia, Cryptosporidium và Entamoeba histolytica.
– Bà bầu bị tiêu chảy do một số loại thuốc như thuốc huyết áp, thuốc kháng axit có chứa magiê và thuốc kháng sinh có thể gây tiêu chảy trong thời kỳ mang thai.
– Bà bầu bị tiêu chảy do hội chứng kích thích ruột và các bệnh đường ruột như bệnh Crohn cũng gây nên triệu chứng ỉa chảy
– Bà bầu bị tiêu chảy do sự gia tăng lượng nước. Có thể là do các loại thực phẩm có hàm lượng nước cao, chẳng hạn như hoa quả (dưa hấu), rau quả và uống quá nhiều nước.
– Bà bầu bị tiêu chảy do một số nguyên nhân khác bao gồm không dung nạp lactose và ngộ độc thực phẩm.
Thông thường, bà bầu bị tiêu chảy trong những ngày cuối của thai kì. Những triệu chứng của tiêu chảy có thể gồm: Nôn và buồn nôn, háo nước, sốt, lạnh, đau đầu, đau cơ, mệt mỏi, đau bụng hoặc thường xuyên bị co rút…
Bà bầu bị tiêu chảy có thể kéo dài từ 1-10 ngày tùy theo nguyên nhân. Thông thường các bà bầu thường bị táo bón hơn là bị tiêu chảy. Vì khi hấp thụ vitamin tổng hợp trước khi mang thai, bà bầu hấp thụ nhiều sắt khiến cho việc đi tiêu khó hơn.
Chia sẻ trên báo Khám phá, bác sĩ Nguyễn Thị Song Hà (Nguyên bác sĩ bệnh viện Từ Dũ – Hiện công tác tại phòng khám Sản Phụ khoa Song Hà), với phụ nữ đang mang thai khi mắc tiêu chảy thường bị nặng hơn những người bình thường và mức độ nguy hiểm cũng cao hơn.
Bị tiêu chảy khi mang thai không chỉ gây nguy hại đối với cơ thể mẹ, mà vấn đề này ảnh hưởng đến thai nhi như có thể làm bé bị suy dinh dưỡng, chậm phát triển và nặng hơn có thể làm thai chết ngay trong bụng mẹ.
Khi bà bầu bị tiêu chảy, số lần đi đại tiện và nôn mửa nhiều khiến cơ thể kiệt nước, suy sụp rất nhanh ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bâu. Bên cạnh đó, bị tiêu chảy khi mang thai khiến thai phụ thường có triệu chứng lâm râm đau bụng vùng quanh rốn, đôi khi cũng có thể bị đau dữ dội và trong mỗi cơn đau lại đi ngoài phân lỏng liên tục. Cùng với tình trạng đi tiêu nhiều lượt, người bệnh có thể bị nôn mửa.
Đặc biệt, khi tiêu chảy do vi khuẩn tả, số lần đi tiêu và nôn mửa rất nhiều khiến cơ thể kiệt nước, suy sụp rất nhanh.
Do vậy, bác sĩ nhấn mạnh rằng bà bầu không nên coi thường tiêu chảy, cần đi khám tại bệnh viện càng sớm càng tốt, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian để sớm khỏi bệnh.
Cách điều trị tiêu chảy khi mang thaiKhi bà bầu bị tiêu chảy nên đi khám bác sĩ để tìm được nguyên nhân và được điều trị kịp thời để nhanh khỏi bệnh. Không nên tự ý mua thuốc uống vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi.
Hầu hết bà bầu bị tiêu chảy nhẹ sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, nếu bị nặng dẫn tới mất nước thì đây lại là một vấn đề. Bà bầu có thể bị mất nước trong thời gian ngắn. Khi đó dùng các dung dịch bù nước đường có thể ngăn ngừa mất nước.
Bà bầu bị tiêu chảy nên uống nhiều nước vì khi bị tiêu chảy cơ thể mẹ bầu bị mất nhiều nước, khi đó cần bổ sung một lượng nước phù hợp. Đồng thời tránh những loại nước hoa quả, nước ngọt, nước có gas… Nước đun sôi để nguội là một giải pháp hợp lý dành cho bà bầu bị tiêu chảy.
Bên cạnh đó, bị tiêu chảy khi mang thai khiến bà bầu mệt mỏi vì thế bà bầu cần có chế độ nghỉ ngơi nhiều hơn vì khi bị tiêu chảy
Tuy nhiên, bị tiêu chảy khi mang thai lại cần bổ sung các loại thực phẩm nhiều tinh bột như khoai tây, ngũ cốc, bánh quy, các loại rau như cà rốt nấu chín, sữa chua
Trường hợp bà bầu bị tiêu chảy cần đi khám ngay khi gặp tình trạng:
Tiêu chảy kéo dài trong 2 ngày hoặc lâu hơn.
Phụ nữ mang thai bị sốt và nôn.
Phân có chứa máu.
Bị đau bụng dữ dội.
Không có nước tiểu trong hơn 5 tiếng.
Một số phương pháp điều trị tiêu chảy theo dân gianĐiều trị tiêu chảy bằng nụ sim
Cách làm: Bạn đi kiếm một nắm nhỏ nụ hoa sim chưa nở, sau đó đem về rửa sạch, cho vào nồi + 1,5 bát con nước rồi bắc lên bếp đun sôi khoảng 20 – 30 phút thì tắt bếp.
Chia phần nước này làm 2 bữa sáng và tối. Bạn kiên trì thực hiện việc điều trị tiêu chảy cho bà bầu này khoảng 1 – 2 ngày hoặc khi nào cảm thấy đỡ thì thôi.
Điều trị tiêu chảy bằng búp ổi
Búp ổi tàu có tác dụng điều trị bệnh tiêu chảy rất tốt. Bà bầu bị tiêu chảy có thể sử dụng búp ổi bằng cách lấy một nắm búp ổi nhai với vài hạt muối nuốt cả bã. Hoặc dùng búp ổi hoặc lá ổi non 12 – 20g (sao sơ), gừng nướng 10g hoặc củ riềng khô 10 – 12g, vỏ quýt khô 10 – 12g.
Cho các vị vào ấm, sắc với 500ml nước, còn lấy 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày trước bữa ăn. Bài thuốc này dùng chữa các trường hợp tiêu chảy thông thường, nhất là tiêu chảy do lạnh.
Điều trị tiêu chảy bằng trà gừng
Bà bầu bị tiêu chảy có thể sử dụng 2 cách trị tiêu chảy bằng trà gừng như sau:
Một là bạn đun 5g lá chè khô (chè mạn) với 100g gừng tươi + 800g nước, Đun tới khi còn 2/3 số nước thì gạn lấy uống thành 3 lần sẽ đỡ ngay tiêu chảy
Hai là: Bạn nhai 1 chút lá chè khô (chè mạn) với 1 lát gừng thái mỏng và nuốt lấy nước, cách làm này cũng sẽ làm bạn giảm bớt cơn đau bụng và đi ngoài đó.
Điều trị tiêu chảy bằng nước gạo rang
Bạn lấy 10g gạo đã rang vàng + 15g lá ngải cứu khô + 10g đường đỏ cho tất cả vào ấm ngập nước đun sôi rồi bắc ra để nguội và uống hết 1 lần.
Mỗi ngày chỉ cần uống 1 lần, sau 2 ngày sẽ thấy đỡ hơn
Điều trị tiêu chảy bằng nước mật ong
Lấy 3 thìa cafe mật ong nguyên chất hòa với 1 chén nước ấm, sau đó uống hết 1 lần. Cách này sẽ giúp bạn giảm bớt tình trạng đau bụng và đi ngoài.
Điều trị tiêu chảy bằng uống men tiêu hóa của trẻ sơ sinh
Trong men tiêu hóa có rất nhiều chất có lợi cho ruột, hơn nữa lại là men tiêu hóa của trẻ sơ sinh nên bạn không phải lo ngai vấn đề này.
Điều trị tiêu chảy bằng lá mơ với trứng gà
Trong dân gian, lá mơ lông được coi là vị thuốc hữu hiệu để chữa bệnh tiêu chảy và kiết lỵ. Theo y học cổ truyền lá mơ lông có vị đắng chát, tính mát, tiêu thực sát khuẩn.
Bà bầu bị tiêu chảy có thể trị tiêu chảy bằng cách hái một nắm lá mơ tía khoảng 100g (mơ tía thì tốt và thơm hơn lá mơ trắng) rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 5 phút, vớt ra để ráo nước.
Sau đó, rã lá mơ thật nhỏ, rồi cho vào bát và đập 1 quả trứng gà, đồng thời thêm một chút muối (cho vừa miệng), trộn đều. Kiếm 2 miếng là chuối tươi, bắc chảo lên bếp. Lót 1 miếng lá chuối xuống đáy chảo, đổ hỗng hợp trứng rau mơ vào, lấy miếng lá chuối còn lại đậy lên. Trở đều hai mặt cho trứng và rau mơ chín đều.
Nếu không có lá chuối thì bạn hấp cách thủy cũng được nhưng làm như cách trên thì dễ ăn hơn vì rau mơ trứng gà có mùi thơm rất hấp dẫn (không được chiên với dầu mỡ vì tiêu chảy kiêng chất béo). Có thể ăn một ngày 2-3 lần liên tục trong 3-4 ngày để đường ruột ổn định.
Cách phòng bệnh tiêu chảy cho bà bầuĐể phòng bệnh, bà bầu cần giữ gìn vệ sinh ăn uống, luôn thực hiện “ăn chín, uống nước đun sôi. Thực phẩm chế biến xong cần được ăn ngay, không để lưu sang ngày khác. Dù có đun nấu lại các thức ăn này để diệt vi khuẩn, nhưng vẫn có thể tồn tại các chất độc (độc tố) của vi khuẩn tiết ra trong thức ăn nên vẫn gây bệnh được.
Bạn có thể ăn uống các loại thực phẩm an toàn với hệ tiêu hóa như bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch. Chớ quên cơ thể bạn cũng cần được cung cấp một lượng vitamin và khoáng chất nhất định.
Chú ý không ăn uống ở những hàng quán không đảm bảo vệ sinh. Không ăn rau sống chưa được rửa sạch, tuyệt đối không ăn tiết canh, gỏi hay thịt tái… Không ăn các loại thức ăn bị ẩm, mốc, bốc mùi chua, thiu… hay nhóm thực phẩm giàu gia vị hay ẩn chứa lượng chất béo vượt ngưỡng cho phép. Tránh uống sô-đa và nước ngọt. Không sử dụng các loại hoa quả dập nát, các loại hạt đã bị biến màu.
Lưu ý: Khi bị tiêu chảy, bà bầu tuyệt đối không coi thường, cần đi khám càng sớm càng tốt để được điều trị đúng thuốc, đúng liều lượng và đủ thời gian cho nhanh khỏi bệnh.
Không nên tự mình mua thuốc uống hoặc dùng thuốc do mách bảo của những người không có chuyên môn vì nhiều loại thuốc điều trị tiêu chảy có thể gây hại cho thai nhi.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu bị tiêu chảyBà bầu cần thực hiện ăn chín uống sôi, ăn thực phẩm đảm bảo an toàn vệ sinh. Bà bầu có thể ăn các thực phẩm như: Bánh mì nướng, nước sốt táo, gạo, khoai tây nghiền (không có phụ gia), bánh quy, mì (không có phụ gia); chuối, carrot nấu chín, bí nấu chín, cháo và bột yến mạch.
Bà bầu không ăn sản phẩm sữa, trừ sữa chua trắng (không thêm hoa quả). Tuy nhiên, sữa chua lại là thực phẩm khá tốt cho sức khỏe và có thể giúp loại bỏ tiêu chảy bởi vì nó có chứa một số vi khuẩn tiêu hóa.
Ngoài ra bà bầu không ăn thực phẩm có dầu hoặc bơ và không ăn thực phẩm nhiều gia vị, hoa quả khô và nước sốt cho đến khi giảm tiêu chảy.
Một số thực phẩm dễ gây tiêu chảy, ngộ độc bà bầu cần tránhMột số loại thức ăn chứa nhiều độc tố tự nhiên vì thế bà bầu ăn phải sẽ có hiện tượng nôn nao, đau bụng dẫn tới các triệu chứng như tiêu chảy, hôn mê, ngộ độc như:
Đây là thực phẩm chứa nhiều axit cyanydric, khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày nó sẽ gây nên tình trạng đau bụng, nặng hơn có thể gây ngộ độc thức ăn. Chất này chứa nhiều ở hai đầu củ sắn.
Do đó khi sử dụng nên tránh các loại sắn có vị đắng, đun nấu cần gọt vỏ sạch, ngâm trong nước một thời gian, luộc thật chín và ăn ngay.
Nấm là thực phẩm khá bổ dưỡng cho cơ thể, tuy nhiên nếu không may ăn phải một số loại nấm độc thì hậu quả sẽ khôn lường. Do đó, chú ý không nên ăn các loại nấm mọc tự nhiên, không rõ nguồn gốc, xuất xứ nhất là những loại có màu sắc sặc sỡ.
Thịt cóc
Nếu không biết chế biến thịt cóc bạn sẽ dễ dàng bị ngộ độc. Vì loại chất độc có tên là Bufotoxin có trong da, gan, mật, trứng cóc gây đau bụng, rối loạn tiêu hóa và ngộ độc cho người ăn. Tốt nhất, nếu không biết sơ chế thịt cóc thì nhờ người biết sơ chế giúp.
Độc tố ở cá nóc khá nguy hiểm, chúng không bị phá hủy ở nhiệt độ cao và gây ra các triệu chứng đau bụng, ngộ độc cho người rất nhanh. Tốt nhất để an toàn bà bầu không nên ăn món này
Phòng tránh: Nước củ dền khi pha chung với sữa có thể dẫn tới đau bụng, ngộ độc natri cho cơ thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Mấy Tháng Quay Đầu? Tầm Quan Trọng Của Vấn Đề Này trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!