Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Tuần 30 Phát Triển Như Thế Nào? được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thai nhi tuần 30, em bé của mẹ sẽ bắt đầu “chạy nước rút” để phát triển và hoàn thiện vào giai đoạn cuối thai kỳ. Vậy mẹ có biết thai tuần 30 phát triển như thế nào không?
Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Khi bước vào tuần thai thứ 30, Lúc này chiều dài của bé đạt 39,9 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 1,3 kg. Bộ não của bé đang phát triển rất nhanh và kích thước vòng đầu lúc này cũng tăng trưởng không ngừng.
Trong tuần này thị lực của bé tiếp tục trong giai đoạn phát triển tương đối tích cực, bé có thể nhắm, mở mắt liên tục trong ngày. Em bé đã có thể phản ứng với sự thay đổi ánh sáng bằng 20/400 thị lực thường, tức là nhìn rõ trong khoảng vài cm.
Cơ quan hộ hấp của bé phát triển mạnh, phần phổi của bé đã có nước bên trong để chuẩn bị và củng cố cho việc hô hấp khi ra với thế giới bên ngoài. Khoảng hơn 1 lít nước ối bao quanh cơ thể bé vào lúc này. Lượng nước này sẽ giảm dần khi bé ngày một lớn hơn.
Trong tuần thai thứ 30 này bé bắt đầu biết quay đầu sang hai bên. phần tay và chân và thân mình dần trở nên tròn trịa hơn do chất béo đang tích tụ dưới da. Ngoài ra trong tuần này bé cũng có thể cũng ngọ nguậy nhiều, đạp và lộn nhào khiến bạn khó ngủ. Hãy tự an ủi mình: tất cả những hoạt động này cho thấy con bạn khỏe mạnh và lanh lợi.
Nếu bé là một bé trai , tinh hoàn đã di chuyển từ gần thận về tới gần háng. Nếu là một bé gái, âm vật đã phát triển lên phía trên bởi vì hai môi âm vật chưa đủ lớn để bao phủ. Trong tuần này quá trình này sẽ hoàn tất trong một vài tuần trước khi sinh.
Thai nhi tuần 30 phát triển như thế nào?
Cuộc sống của mẹ trong tuần thai thứ 30
Thời điểm này, mẹ hãy chú ý đến những con cơ thắt âm đạo. Nhiều mẹ bầu thường cảm thấy các những cơn co thắt kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau, đây được gọi là cơn co thắt Braxton Hicks – chuyển dạ giả, không gây hại, nhưng mẹ cần chú ý mỗi khi nó xuất hiện vì mẹ bầu có thể bị nhầm lẫn với cơn chuyển dạ thật sự của việc sinh non.
Nếu mẹ bầu bắt đầu tiết sữa non và vòng 1 bắt đầu to ra thì mẹ nên sắm cho mình những chiếc áo ngực mới, loại dành cho con bú và lót một miếng đệm vào trong áo ngực để giữ cho áo luôn được sạch sẽ.
Ngoài ra, cơ thể mẹ đang sản xuất một số kích thích tố khác nhau có thể làm cho các khớp xương trở nên lỏng lẻo hơn, cho nên mẹ rất dễ bị đau nhức. Đồng thời, mẹ cũng sẽ cảm nhận được rằng đôi chân mình có vẻ to ra so với lúc trước khi mang thai. Tuy nhiên, khi chân của mẹ bị sưng phù nặng, kèm theo tình trạng sưng phù ở tay, mặt, thì mẹ nên gặp bác sĩ ngay lập tưc để được chuẩn đoán về nguy cơ tiền sản giật.
Quan trọng nhất là mẹ hãy hỏi bác sĩ về những lợi ích của việc tập giãn các cơ tầng sinh môn. Nếu bạn định sinh thường, tầng sinh môn của bạn cần phải giãn rất nhiều để giúp đầu của bé lọt ra. Đôi khi cần phẫu thuật mở âm đạo để cửa âm đạo rộng ra hơn, dù vậy, tập co giãn tầng sinh môn thì có thể không cần phẫu thuật mở âm đạo.
Dấu hiệu sinh non mẹ bầu cần nhớ
– Bị nhiều hơn 4 cơn co thắt trong 1 giờ.
– Tiết nhiều dịch âm đạo.
– Dịch trở nên loãng, giống nhầy hay có máu, kể cả nếu dịch có màu hồng hay chỉ thoáng có chút máu.
– Đau vùng thắt lưng, nhất là khi mẹ chưa từng bị đau ở khu vực này.
Thai Nhi 7 Tuần Phát Triển Như Thế Nào?
Tuần thứ 7 là thời điểm giữa của giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Sự phát triển có thể đi kèm với các dấu hiệu ốm nghén nặng hơn mà thai phụ cần phải vượt qua. Để chuẩn bị thật tốt cho thời gian này, những lời khuyên từ bác sĩ là rất cần thiết đối với mẹ bầu.
Sự phát triển thai nhi 7 tuần tuổi như thế nào?
Ở tuần thứ 6 của thai kỳ, bé con của mẹ đã bắt đầu phát triển não bộ, hệ tuần hoàn và có nhịp tim. Mặt bé cũng đã được định hình với sự xuất hiện của mắt và mũi. Trong tuần thứ 7 này, các cơ quan và bộ phận trên vẫn sẽ tiếp tục phát triển. Cùng với đó là sự hình thành của những cơ quan mới.
Ở tuần thứ 7, kích thước thai nhi tăng trưởng vượt trội so với tuần thứ 6. Nếu như trước đó, thai chỉ có kích thước khoảng 6mm thì chiều dài phôi thai 7 tuần tuổi đã đạt từ 1 đến 1.5cm. Trọng lượng của bé tương đương với một quả mâm xôi. Tim thai xuất hiện từ tuần thứ 6 nay đã rõ ràng hơn rất nhiều.
Về hình dáng bên ngoài, tay và chân của bé đã xuất hiện các ngón nhỏ, mặc dù giữa các ngón vẫn còn có màng. Xương đuôi của bé đang trong giai đoạn dần nhỏ lại và sẽ sớm biến mất trong những tuần sau đó.
Trong giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ nhất, hệ thần kinh sơ khởi của bé đã được hình thành với sự phát triển của các tế bào thần kinh. Bé cũng đã có ống thở kéo dài từ cổ đến các nhánh của phổi.
Chẳng bao lâu nữa, thận của bé, vốn đã được hình thành từ tuần 6, sẽ bắt đầu chức năng lọc máu và đào thải nước tiểu. Quá nhiều thay đổi trong sự phát triển thai nhi tuần 7 phải không nào?
Thai nhi tuần 7 cần lưu ý những gì?
Mẹ bầu mang thai nhi 7 tuần tuổi nên ăn gì?
Đối với chế độ ăn uống ở tuần thứ 7 của thai kỳ, mẹ bầu cần lưu ý những điều sau đây:
Chú ý bổ sung chất sắt cho mẹ bầu bằng các thực phẩm như: thịt bò, quả gấc, các loại rau có màu xanh đậm,…
Acid folic rất tốt cho sự phát triển hệ thần kinh của thai. Hãy bổ sung loại acid này thông qua các thực phẩm như: lạc, hạt hướng dương, hạnh nhân,… hoặc uống thêm viên axit folic.
Ngoài chế độ ăn uống, mẹ bầu cũng cần có kế hoạch luyện tập, vận động nhẹ nhàng mỗi ngày. Vận động giúp lưu thông máu, tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
Mẹ bầu nên làm gì khi thai nhi được 7 tuần tuổi?
Để đảm bảo cho sự phát triển thai nhi tuần 7 tốt nhất, mẹ cũng cần lưu ý những điểm sau:
Thực hiện khám thai nếu các tuần trước đó chưa đi khám.
Vệ sinh cơ quan sinh dục thường xuyên để đảm bảo thai không bị nhiễm trùng
Vào tuần thứ 7, thai đã lớn hơn nhiều, do đó mẹ có thể hạn chế quan hệ tình dục. Khi quan hệ cũng cần tìm những tư thế quan hệ an toàn cho bé.
Bổ sung thêm canxi cho cả mẹ và bé theo sự chỉ định và hướng dẫn từ bác sĩ chuyên khoa.
Tiến hành xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng máu trong cơ thể mẹ.
Có thể nhìn hình ảnh siêu âm thai nhi 7 tuần tuổi để xem sự phát triển của thai.
Mọi người thường thắc mắc thai nhi 7 tuần có tim thai chưa? Hoặc thai nhi 7 tuần là bao nhiêu . Ở giai đoạn này nhịp tim thai nhi tuần thứ 7 trung bình 90 – 100 nhịp/phút. Khi thai phát triển, nhịp tim trung bình của bé có thể tăng lên gấp 1.5 lần.
Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển phải làm sao?
Ở tuần thứ 7, thai nhi đã bắt đầu máy. Nhưng cử động máy của thai nhi còn rất nhẹ, chưa rõ rệt, mẹ bầu có thể sẽ chưa cảm nhận được. Vì thế, mẹ bầu cũng khó nhận biết được những điều bất thường nếu thai ngừng phát triển ở tuần này của thai kỳ.
Việc xác định chính xác thai nhi tuần 7 không phát triển nữa chỉ được chẩn đoán bằng siêu âm. Nhưng mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay khi thấy một số dấu hiệu bất thường sau đây:
Bầu ngực căng tức, có sữa non tiết ra nhiều.
Mang thai 7 tuần bụng bị đau lâm râm, kèm ra dịch hoặc máu nâu hay máu đen ở âm đạo.
Không còn thấy thai máy nữa.
Thai nhi 7 tuần tuổi không phát triển là điều mà không một mẹ bầu nào mong muốn. Mất con chính là nỗi đau lớn nhất của người làm mẹ. Tuy nhiên, đừng để đau thương làm ảnh hưởng quá lớn đến tâm trạng của mẹ bầu. Nó sẽ gây tác động tiêu cực, làm ảnh hưởng tới quá trình thụ thai lần sau.
Để chuẩn bị cho một thai kỳ khỏe mạnh ở lần sau, mẹ bầu nên tái khám để đánh giá tình trạng sức khỏe và tâm lý. Thời điểm tái khám khoảng 15 – 20 ngày sau lần mất thai trước đó. Thời điểm thụ thai lại tốt nhất là sau 3 tháng.
Khi mang thai nhi tuần thứ 7 mẹ bầu cần lưu ý điều gì?
Mang thai là giai đoạn quan trọng, mẹ bầu không chỉ cần cung cấp đủ dinh dưỡng mà còn phải giữ cho tinh thần luôn vui vẻ, tránh để lo lắng và căng thẳng kéo dài.
Bên cạnh đó, ở tuần thứ 7 của thai kỳ nói riêng và suốt thai kỳ nói chung, mẹ bầu cần tránh hút thuốc lá, sử dụng các chất gây kích thích, không uống rượu bia và các chất có cồn khác.
Uống nhiều nước ngọt có gas gây ra tình trạng đầy bụng, nôn và buồn nôn nhiều hơn ỏ phụ nữ có thai. Vì thế, trước khi sử dụng các loại đồ uống này, mẹ bầu cần cân nhắc thật kỹ, tốt hơn hết là không nên uống để giảm thiểu nguy hại cho sức khỏe của mẹ và bé.
Ở giai đoạn này của thai kỳ, mẹ bầu nên hạn chế vận động quá sức hay làm các công việc nặng. Hãy cố gắng nghỉ ngơi nhiều nhất khi có thể.
Trường hợp mẹ bầu phải sử dụng thuốc Tây để điều trị bệnh lý khác, cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc. Một sai lầm nhỏ của mẹ có thể làm ảnh hưởng lớn tới sự phát triển và an toàn của thai nhi.
Mẹ bầu khi mang thai nhi 7 tuần tuổi hay gặp bệnh lý gì?
Khi mang bầu ở tuần thứ 7, mẹ bầu rất dễ gặp phải những bệnh lý như: rối loạn giấc ngủ, tôi loạn thần kinh, tâm lý thất thường, bất ổn; cơ quan sinh dục bị viêm nhiễm; rối loạn tiêu hóa…
Trong giai đoạn này, cơ thể mẹ bầu cần bổ sung một lượng chất sắt khá lớn. Thiếu sắt có thể là nguyên nhân gây thiếu máu lên não, khiến mẹ bầu bị đau đầu, chóng mặt, khó khăn trong việc đứng lên ngồi xuống.
Chướng bụng, mệt mỏi, buồn nôn do sự thiếu hụt các chất điện giải… sự khó chịu từ các cơn ốm nghén có thể gia tăng nhiều so với những tuần trước đó. Để giảm ốm nghén, mẹ bầu nên ăn các loại rau xanh, trái cây chứa nhiều vitamin C, vitamin A như: bưởi, cam, dâu tây, cherry…
Con cái là lộc trời cho, Hãy Trân Trọng – Gia Đình Là Vô Giá
40 Tuần Thai Kỳ Nhật Ký Từ Tuần 21 Đến Thai 30 Tuần Phát Triển Như Thế Nào?
40 tuần thai kỳ nhật ký từ tuần 21 đến thai 30 tuần phát triển như thế nào được ghi lại theo nhật ký thai nhi tuần thứ 21 cân nặng bao nhiêu cho đến tuần 30 giúp mẹ nắm rõ được các sự khác biệt trong ngừoi mình cũng như sức khoẻ thai nhi ra sao.
Đã qua nữa chặng đường thiên chức làm mẹ thời kỳ mang thai của 40 tuần thai, các mẹ sẽ cảm thấy mình được yêu thương như thế nào khi các cử động của bé ngày càng rõ rệt hơn, cách tương tác với bé của chồng cũng sẽ tiếp thêm tinh thần cho mẹ bầu nếu các mẹ cảm thấy cơ thể bắt đàu trở nên mệt mỏi vì trọng lượng thai ngày càng lớn.
Tuần thai thứ 21, các giác quan của bé đã phát triển đầy đủ. Bên cạnh đó, bộ não và hệ thống thần kinh phát triển giúp bé phản ứng và có cảm giác với các thứ xung quanh. Bé bắt đầu vuốt ve khuôn mặt, mút ngón tay cái để cảm nhận những cảm giác mới.
Cơ quan s.i.n.h sản của bé tiếp tục phát triển, nếu là bé trai thì tinh hoàn bắt đầu di chuyển từ bụng xuống dưới. Nếu là bé gái tử cung và buồng trứng bắt đầu được đưa ra, âm đạo tiếp tục phát triển và hoàn thiện.
Đôi mắt đã hoàn thành nhưng tròng mắt vẫn còn thiếu sắc tố, mi mắt, lông mày và môi đã bắt đầu hoàn thiện. Các vết nhăn trên da vẫn còn nhưng làn da đang bắt đầu căng ra khi bé tiếp tục tăng trọng lượng và lớp mỡ đệm dưới da bắt đầu phát triển.
Vẫn đang trong giai đoạn dễ chịu của thai kỳ, hãy đi chơi, tham gia các buổi giáo dục si.n.h sản, gặp gỡ các mẹ bầu khác để chia sẻ kinh nghiệm và tâm sự. Các vết rạn da có thể xuất hiện bất cứ lúc nào trong những tuần này, do đó hãy chăm sóc làn da thật tốt kể cả lúc các vết rạn chưa xuất hiện.
Tuần thai thứ 22, lúc này bé đã như một quả xoài lớn, độ dài từ đầu đến chân đã đạt 28cm, tất nhiên bé không đứng thẳng trong bụng được mà giống như đang ngồi, hay chân để phía trước. Cân nặng lúc này đạt gần 1 poundpound (454g), lúc này nếu gặp gỡ các bà bầu cùng giai đoạn bạn có thể nhận thấy có người bụng nhỏ, có người bụng to. Đừng lo lắng, ở mỗi người, tốc độ phát triển là khác nhau. Chỉ cần bạn đảm bảo rằng đến gặp bác sĩ thường xuyên để bác sĩ đánh giá về quá trình phát triển của thai nhi đang tốt hay xấu.
Tế bào hồng cầu vận chuyển oxy đến tất cả các phần khác trong cơ thể của bé, các đốt sống kết nối với nhau tạo thành cột sống để bảo vệ tuỷ sống. Lông tơ rất nhiều và bao phủ toàn bộ bề mặt làn da của bé. Đây là lúc bé nhạy cảm với âm thanh, và nghe rõ âm thanh ở bên ngoài như: Tiếng tivi, tiếng bố nói.. Mạch máu ở phổi phát triển mạnh để chuẩn bị cho hoạt động thở của bé.
Tuần thai thứ 23, bé yêu đang tăng trọng lượng nhanh chóng. Trong tuần này bé đã tăng hơn 130g so với tuần trước, cân nặng của bé lúc này đạt gần 600g, chiều dài từ đỉnh đầu tới chân đạt 30cm. Kích thước lúc này của bé bạn có thể liên tưởng tới một trái bí đao ngắn. Lượng mỡ đệm đang phát triển nhanh làm cơ thể bé đầy đặn hơn.
Cơ thể bé dần cân đối với hình dáng chuẩn của một con người. Tất cả các bộ phận gần như đã hoàn thiện, trong phổi đang bắt đầu sản xuất Surfactant – là một chất giúp cho bé có thể thở bình thường ngay sau khi được sinh ra. Lúc này bé đã bắt đầu hít thở thường xuyên hơn, việc hít thở rất quan trọng trong việc mở rộng phổi.
Não đang phát triển hoàn thiện, vị giác ngày càng phức tạp hơn. Khung xương ngày càng cứng, mặc dù da vẫn trong suốt tuy nhiên sau khi lớp mỡ dưới da dày lên và các tế bào biểu bì phát triển, việc này sẽ thay đổi.
Có một số mẹ xuất hiện triệu chứng ợ nóng trong giai đoạn này, nếu có, hãy chia nhỏ số bữa ăn trong ngày, triệu chứng sẽ giảm hẳn. Từ tuần này đến tuần 28 mẹ nên làm xét nghiệm tiền sản – xét nghiệm đường huyết GCT để đo lượng đường trong máu. Sau khi xét nghiệm bác sĩ sẽ cho bạn những lời khuyên có ích.
Bé yêu đã đạt cân nặng từ 700-850g rồi, chiều dài từ đầu đến chân gần 35cm, to bằng chiếc bắp cải thảo. Chất béo dưới da ngày càng nhiều tác động làm cho làn da bớt nhăn nheo thêm. Da bé không còn mỏng nữa đâu, ở thời điểm này bé chưa kiểm soát được nhiệt độ của mình nên lượng chất béo đang đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhiệt độ của thai nhi.
Lúc này là tuần thai thứ 24, trong tử cung có rất nhiều chất lỏng bao quanh bé, tất nhiên chất lỏng bao quanh cả vùng tai và trong lỗ tai. Do vậy những âm thanh bé nghe được là những âm thanh ở tần số thấp. Bé sẽ dành nhiều thời gian để ngáp, việc ngáp thường xuyên sẽ giúp tai được “mở khoá” và tiếp thu được nhiều tiếng động hơn.
Trên khuôn mặt, đôi mắt vẫn nhắm nghiền và nếu siêu âm lúc này bạn sẽ thấy mũi của bé một cách rõ ràng, bên cạnh đó lông mày, lông mi đã hoàn thiện. Tóc ngày càng mọc dày thêm.
Lúc này bạn đã rõ giới tính của bé rồi hãy trao đổi cùng chồng và gia đình về cái tên muốn đặt cho bé yêu. Bụng ngày một lớn hơn do vậy bạn cần phải chú ý kĩ đến việc đi lại.
Tuần thai thứ 25, bé yêu lúc này đạt khoảng 900g và dài khoảng 35cm. Dây thần kinh trong tai ngày càng hoàn thiện và nhạy cảm hơn trước rất nhiều. Bé có thể nghe rõ tiếng bố mẹ nói chuyện với nhau và các âm thanh bên ngoài. Bé vẫn tiếp tục hít thở, việc hít thở lúc này giống như những bài tập để chuẩn bị cho hít thở không khí bên ngoài.
Chất béo ngày càng tích tụ nhiều, làm khuôn mặt bé tròn hơn. Xương đầu bắt đầu hoàn thiện, khe xương giữa đầu đang mờ dần khi xương hai bên phát triển và kết nối với nhau. Nếu là một bé trai, trong tuần này tinh hoàn của bé bắt đầu di chuyển về vị trí cuối cùng trong bìu dưới d.ư.ơ.n.g v.ậ.t.
Tuần thai thứ 26, kết thúc tam cá nguyệt thứ 2. Bé lúc này nặng gần 1kg, to bằng chiếc bắp cải nhỏ. Nếu duối chân dứng thẳng bé đã có chiều cao 36cm rồi. Bé đã bắt đầu nhắm mắt và mở mắt. Đặc biệt bé đã có giờ giấc thức – ngủ đều đặn rồi nhưng có thể lệch với mẹ, lúc mẹ ngủ thì bé thức, do đó có thể mẹ có thể sẽ mất ngủ vì bé quậy phá.
Bé lúc này đã hoàn thiện tất cả bộ phận, và các bộ phận đã phát triển gần như đầy đủ các chức năng. Dù chưa hoàn thiện tuyệt đối nhưng nếu sinh bé ra trong tuần này thì cơ hội sống của bé vẫn rất cao với các hỗ trợ của một số công nghệ. Dù âm thanh đến tai bé vẫn hạn chế do chất lỏng bao quanh lỗ tai, nhưng bé đã nhạn ra giọng của bố và mẹ rồi đấy, biết đâu bé cũng bắt đầu biết cười khi nghe giọng của bố mẹ nhỉ?
Cơ thể bé lúc này đã giống hệt với lúc sinh ra, chỉ khác là bé lúc này trông nhỏ hơn và gầy hơn. Chắc hẳn đọc đến đây nhiều mẹ cảm thấy lâng lâng hạnh phúc, viết đến đây mình cũng cảm thấy lâng lâng hạnh phúc nữa mà.
Tuần thai 27, bắt đầu tam cá nguyệt thứ 3. Khối lượng đã tăng đáng kể so với tuần trước, làn da bé đã bớt nhăn nheo hơn rất nhiều và sẽ tiếp tục đầy lên khi chất béo tiếp tục bổ sung. Đây là bước chuẩn bị quan trọng cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
Não bé đã có hàng triệu nơ ron thần kinh, các nếp gấp và rãnh phát triển mạnh và lan rộng. Lông mày và lông mi có thể thấy rõ, tóc tiếp tục mọc nhiều hơn. Mắt đã gần như hoàn thiện giúp cho bé có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua tử cung của mẹ. Nước ối được tăng cường rất nhiều để bé có không gian để di chuyển trong tử cung.
Tam cá nguyệt thứ 3, các mẹ sẽ còn tăng khoảng 5-6kg từ giờ cho đến lúc sinh. Bắt đầu từ tuần 27 này, bạn nên thu xếp công việc để đi khám thai 2 tuần 1 lần để có được những thông tin và tư vấn kịp thời của bác sĩ về thai nhi.
Có thể trong những tuần đầu tiên bạn đã đi khám thai và bác sĩ đã làm xét nghiệm máu đo Rh. Rh là chất tồn tại trong hồng cầu, nếu bạn không có Rh (âm tính) nhưng bé lại có (dương tính) thì bé sẽ gặp nhiều ngu cơ bị các vấn đề như vàng da, thiếu máu. Bác sĩ sẽ phòng tránh việc này bằng cách tiêm vắc xin globilin (miễn dịch Rh) vào tuần này. Một lần sau đó sẽ tiêm sau khi sinh.
Như đã nói ở trên, bạn sẽ còn tăng cân nên cần có chế độ nghỉ ngơi, và đi lại hợp lý. Một số triệu chứng như chuột rút, táo bón, mất ngủ và thậm chí là bệnh trĩ có thể sẽ tấn công bạn. Hãy ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý, đọc các bài viết bên dưới mỗi tuần bạn sẽ có nhiều kiến thức hơn cho các việc này.
Tuần thai thứ 28, chắc hẳn bây giờ mẹ đã cảm nhận thấy những cú đạp đau điếng rồi phải không? Hẳn là vậy rồi, bé đã không còn múa ba lê, hay ngọ nguậy nữa mà thay vào đó là những động tác mạnh khiến mẹ rất khó chịu. Lúc này cân nặng của bé đạt khoảng 1,1kg, chiều cao nếu đứng thẳng khoảng 38cm.
Tuần 28 này bé đã rất hiếu động rồi, bạn hãy làm bảng theo dõi số lần đạp của bé trong một khoảng thời gian (ví dụ theo dõi từ 1h chiều đến 3h chiều hàng ngày). Nếu hôm nào thấy con ít hoạt động hơn thì hãy gặp để bác sĩ kiểm tra và có những lời khuyên đúng lúc.
Các triệu chứng như tuần trước có thể vẫn không giảm, đương nhiên rồi, thai nhi càng ngày càng phát triển, bạn cũng ngày càng tăng cân. Hãy ăn nhiều chất xơ và uống nhiều nước để giảm táo bón. Chú ý nghỉ ngơi và đi lại, không nên đi quá nhanh, đứng lên ngồi dậy quá nhanh vì có thể khiến bạn chóng mặt, loạng choạng.
Tuần thứ 29, bé yêu lúc này nặng gần 1,4kg với chiều dài từ đầu đến gót chân khoảng 40cm. Kích cỡ của bé lúc này tương đương với mộ trái xa kê. Bé đang trong giai đoạn tăng cân và tích trữ mỡ, làn da bé ngày một căng lên, không còn nhăn nheo như trước.
Bé đang tập thở do vậy trong thời gian này mẹ sẽ cảm nhận được nhịp co giật đều đặn trong tử cung mình. Việc tập thở giúp bé làm quen với việc hô hấp không phụ thuộc vào mẹ. Đôi mắt giờ đã hoàn thiện, tuy nhiên đến khi ra đời thì bé vẫn dành phần lớn thời gian của mình để nhắm mắt ngủ.
Lúc này bé đã tăng kích thước, lượng nước ối trong tử cung ngày một giảm đi khi bé tăng trưởng và chiếm nhiều không gian hơn. Bé đã bắt đầu đưa tay chân để khám phá và cảm nhận rồi, nếu siêu âm bạn có thể gặp bé đang dùng tay nắm chân, dùng tay đưa lên chán để vuốt ve, rất đáng yêu.
Bé yêu của bạn trong tuần 30 này đã đạt gần 1,5 kg, chiều cao nếu đứng thẳng lúc này đã lên đến gần 41cm kích thước của bé tương đương với một trái dừa cỡ vừa. Bé yêu đang phát triển đều, cơ thể đã trở nên đầy đặn do lượng mỡ ngày càng tăng lên.
Tại thời điểm tuần 30 này bé sẽ thường ngáp, lý do tại sao bé ngáp từ trong bụng mẹ thì vẫn chưa biết được nhưng các mẹ hãy tin đây là một tín hiệu tốt cho thấy con yêu khoẻ mạnh. Bên cạnh đó bé sẽ bắt đầu nhào lộn, quay đầu, đạp mạnh khiến bạn rất khó chịu.
nhật ký 40 tuần thai kỳ
Vậy là các mẹ còn 10 tuần phía trước nữa thôi đấy, các mẹ cảm thấy thế nào khi mang trong mình một sinh linh bé nhỏ hơn 7 tháng rồi? Hạnh phúc lẫn lo lắng đúng không nào, thiên chức làm mẹ ngày càng gần rồi, các mẹ đã chuẩn bị xong quần áo cho bé chưa nhỉ?
Chuẩn cân nặng của bà bầu theo từng tháng
Cân nặng thai nhi theo tuần chuẩn nhất của WHO & viện dinh dưỡng
hành trình 40 tuần mang thai, nhật ký 40 tuần thai kỳ, 40 tuần mang thai webtretho, 40 tuần thai kỳ nhật ký, download sách 40 tuần thực hành thai giáo, 40 tuần thực hành thai giáo pdf, dinh dưỡng cho thai nhi tháng thứ 5, dinh duong cho thai nhi tuan thu 6, dinh dưỡng cho 3 tháng cuối thai kỳ, dinh dưỡng thai kỳ 3 tháng đầu
Comments
Thai 37 Tuần Phát Triển Như Thế Nào?
Tuần 37 bé đã ra dáng một em bé sơ sinh. Bé nặng khoảng 2,9 kg và chiều dài khoảng 50 cm. Lúc này hầu hết các cơ quan của bé đều đã hoàn thiện để đảm bảo bé có thể sống sót khi sinh ra.Chẳng hạn như các cơ quan hô hấp của bé đang được tập thở nhiều hơn.
Ở tuần này, bé hầu như sẽ ở một vị trí cố định trong bụng mẹ, thường là đầu quay xuống dưới để chuẩn bị tốt nhất cho sự chào đời.
Thai 37 tuần mẹ mệt hơn, sinh lý thay đổi nhiều hơn
Những biến đổi về sinh lý
Thai nhi tuần thứ 37, mẹ bầu sẽ thấy lông rậm và mọc ở một số vị trí như mặt, lưng hay đầu vú. Việc tẩy “đám” lông này không hề gây ảnh hưởng tới mẹ và bé nên mẹ hoàn toàn có thể dùng dịch vụ waxing.
Tình trạng khô mắt cũng xuất hiện nhiều hơn nên mẹ có thể mang theo một lọ nước nhỏ mắt. Cân nặng của mẹ đã ở tình trạng ổn định, tuy nhiên nó có thể tăng nếu mẹ bầu ăn quá nhiều chất béo, chất đường.
Áp lực bụng dưới tăng cao khiến mẹ luôn muốn đi vệ sinh. Mỗi khi di chuyển, mẹ sẽ thấy nặng nề vì có cảm giác đứa bé có thể “rơi ra bất cứ lúc nào”. Sự chuyển động của thai nhi cũng dần ít đi vì tử cung đã hơi chật chội so với bé. Bên cạnh đó, mẹ cũng thấy các triệu chứng đã có từ trước như ợ nóng, dịch âm đạo màu nâu, vùng chậu đau, rạn da, ngực căng, đau tức và tiết sữa, sưng ở mắt cá chân.
Những thay đổi tâm lý
Thai 37 tuần mẹ nên làm gì?
Trong tuần thai thứ 37 này các mẹ nên hoàn thanh các lớp học tiền sản hoặc học hỏi thêm những kinh nghiệm về việc sinh và nuôi dạy con để chuẩn bị thật tốt về mặt tinh thần cũng như kiến thức. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị đầy đủ trang phục cho mẹ và bé, một số các đồ dùng cần thiết…Việc thu dọn, trang trí nhà cửa cũng được bạn và gia đình đốc thúc chuẩn bị trong những ngày này.
Đối với người phụ nữ việc sinh con là một việc quan trong nhất trong cuộc sống của họ. Điều này không chỉ đối với riêng bạn mà còn đối với những người thân thương trong gia đình. Mặc dù đã có sự hỗ trợ của các phương tiện khoa học tiên tiến nhưng bạn cũng không thể nào biết chính xác ngày sinh. Do đó bạn và gia đình nên cân nhắc giữa lựa chọn sinh thường và mổ đẻ. Việc này phụ thuộc vào điều kiện sức khỏe của mẹ và tình trạng hiện tại của bé yêu.
Trong tuần thai 37 bạn nên để cơ thể mình được thư thai bằng việc tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng như tập thở hay tập nâng xương chậu, đi dạo vào buổi tối, nằm nghe nhạc không nghĩ ngợi gì…Những điều này sẽ giúp mẹ bầu có được một sức khỏe tốt.
từ khóa
thai 37 tuan da sinh duoc chua
sinh con o tuan 37 co som khong
muon sinh con o tuan 37
sinh mổ tuần thứ 37
thai 37 tuần ra dịch nhầy màu trắng
Bài viết Thai 37 tuần phát triển như thế nào? đã xuất hiện đầu tiên vào ngày .
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Tuần 30 Phát Triển Như Thế Nào? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!