Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Tuần Thứ 11 được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thai nhi tuần thứ 11
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 11
Thai nhi tuần thứ 11 phát triển như thế nào?
Tuần thai này bé có nhiều sự phát triển mạnh mẽ, nhanh đến chóng mặt. Tính từ đỉnh đầu tới chóp mông, bé dài khoảng 4.1cm, bằng với kích cỡ của một quả sung.
Tay con sẽ sớm mở ra và nắm lại thành nắm đấm, con cũng có thể nắm được dây rốn của mình. Tĩnh mạch và động mạch đang phát triển, có thể nhìn thấy rõ dưới lớp da mỏng của bé.
Mặt con trông giống người hơn, vì các đặc điểm bắt đầu hình thành và miệng đã hoàn thiện đầy đủ. Xương vòm miệng đang hợp nhất với nhau và chồi răng sữa chuẩn bị nhú trên nướu. Ngón tay của bé có thể cũng đã mọc những móng tay nhỏ xíu xiu rồi đó.
Mặc dù vậy, mẹ cũng khó có thể cảm nhận những chuyển động này. Hầu hết các bà mẹ không cảm thấy con đạp, đá cho đến tuần 18 hoặc 20, và khoảng thời gian này có thể dài hơn nếu đây là con đầu lòng của bạn.
Hầu hết sự phát triển quan trọng của bé sẽ kết thúc trong một vài tuần tới. Nhiệm vụ chính trong sáu tháng tới của con là phát triển lớn hơn và khỏe mạnh hơn, bao gồm cả sự phát triển nhanh chóng về não bộ.
Các bộ phận chính của cơ thể như gan, thận, ruột, não và phổi đã phát triển đầy đủ. Đầu của bé khá lớn, nó chiếm gần như một nửa chiều dài cơ thể. Các “chi tiết” cũng đang được hoàn thiện như móng tay và lông tơ.
Bộ phận sinh dục đã bắt đầu nhìn rõ nhờ sự phát triển từ những tuần trước đó. Nếu được nhìn bé lúc này, mẹ sẽ thấy rõ xương sống và các ống thần kinh xương sống chạy dọc theo xương sống.
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 11
Hình ảnh thai nhi tuần thứ 11
Sự phát triển đặc biệt nhất của bé trong tuần thai này là phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân. Ngón tay bé có thể bắt đầu xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại, cơ mắt nhắm chặt, và miệng sẽ có cử động mút.
Vậy thai 11 tuần đã biết đạp chưa?
Trên thực tế, nếu mẹ động vào bụng mình thì em bé đã có thể lúng búng bên trong để hồi đáp lại, dù là mẹ sẽ không cảm thấy gì.
Ruột bé phát triển rất nhanh và trồi lên thành dây rốn, bắt đầu chuyển vào khoang bụng vào thời điểm này, và thận bé bắt đầu bài tiết nước tiểu vào bàng quang.
Trong khi đó, các tế bào thần kinh đang nhân bản nhanh đến chóng mặt, và trong não bé các khớp thần kinh cũng đang hình thành với tốc độ khủng khiếp. Khuôn mặt bé giờ đã rất ra dáng người rồi: Hai mắt đã chuyển ra phía trước đầu, và đôi tai đã ở đúng vị trí của chúng.
Thai 11 tuần đã thấy bụng chưa?
Việc thai 11 tuần bụng to chưa cũng tùy theo vóc dáng của từng mẹ, nếu mẹ là người “mũm mĩm” thì có thể thấy bụng gồ lên không rõ, trong khi đó các mẹ bầu có dáng mảnh mai sẽ thấy sự thay đổi rõ hơn.
Mẹ có thể tìm hiểu kĩ hơn điều này tại: Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần thứ 11?
Dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh
Tâm trạng chung của các mẹ khi mang thai là lúc nào tâm trạng cũng hồi hộp, lo lắng không biết thai nhi trong bụng có phát triển khỏe mạnh không, dấu hiệu thai nhi khỏe mạnh là gì?
Lúc nào chị em cũng nôn nao, chờ đến ngày khám thai định kỳ để được bác sĩ siêu âm, kiểm tra tình hình phát triển của thai nhi.
Siêu âm thai 11 tuần tuổi
Theo bác sĩ, đây là tâm trạng chung của hầu hết các mẹ bầu. Thực ra, mẹ bầu không cần siêu âm quá nhiều, cũng đừng quá lo lắng mà chỉ cần theo dõi những dấu hiệu cơ thể mình là cũng có thể biết được em bé trong bụng có phát triển khỏe mạnh hay không.
Mẹ bị ốm nghén
Thai nhi hiếu động
Thường xuyên đi tiểu
Mẹ tăng cân đều
Cảm giác đau nhẹ
Ngực căng đau
Thai 11 tuần đau bụng dưới liệu có nguy hiểm?
Thai 11 tuần đau bụng dưới được cho là bình thường khi nó không đi kèm theo những dấu hiệu đáng ngờ khác. Nguyên nhân có thể do:
Đau bụng do đầy hơi, khó tiêu
Táo bón
Do căng cơ và dây chằng
Ốm nghén
Các trường hợp đau bụng cảnh báo nguy hiểm:
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu
Thai ngoài tử cung
Tiền sản giật
Sẩy thai
Chửa trứng
Sinh non
Nhau bong non
Đau bụng do nhau thai bị gãy
Dinh dưỡng cho thai nhi tuần thứ 11
Mang thai tuần thứ 11 nên ăn gì?
Triệu chứng táo bón cũng ngày một khó chịu hơn với mẹ. Vì thế, mẹ hãy bổ sung thực phẩm có chứa nhiều chất xơ như ngũ cốc, cam, chanh và các cây họ đậu… Chúng có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả tốt trong điều trị táo bón cho mẹ bầu.
Về cơ bản, mẹ bầu nên ăn nhiều hoa quả và rau xanh trong thời kỳ này để bổ sung dưỡng chất và vitamin cho cả mẹ và bé.
Mang thai tuần thứ 11 nên ăn gì?
Mang thai tuần thứ 11 không nên ăn gì?
Ngoài các thực phẩm tốt, bổ sung nhiều dinh dưỡng cần thiết cho mẹ và bé, mẹ bầu tuần thứ 11 cần kiêng các loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe như:
Cafein: Lượng café mà mẹ tiêu thụ cần được giảm bớt trong cơ thể, thay vào đó, mẹ có thể bổ sung bằng các loại đồ uống tốt cho sức khỏe mẹ và bé như trà thảo mộc dành cho bà bầu, nước hoa quả, sữa nóng, sữa chua,…
Hải sản: Mẹ mang thai tuần thứ 11 không nên ăn các loại hải sản như ba ba, cua,… Vì chúng có tác dụng hoạt huyết, nhưng lại tác dụng phụ không tốt tới thai nhi thời kỳ đầu.
Thực phẩm có tính nóng: Bà bầu không nên ăn các loại thực phẩm có tính nóng như: Vải, nhãn, hạnh nhân, thịt dê, thịt chó,… Vì khi ăn nhiều những loại thực phẩm này, nhiệt độ cơ thể mẹ tăng cao, ảnh hưởng không tốt cho thai nhi thời kỳ đầu.
Đồ ăn cay: Bà bầu mang thai tuần 11 tuyệt đối không ăn những đồ cay quá nhiều như: ớt, mù tạt,… vì chúng dễ gây sảy thai.
Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 11
Thai giáo là gì?
Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Tuần Thứ 9, Tuần Thứ 10, Tuần Thứ 11, Tuần Thứ 12 Của Thời Kỳ Mang Thai
Mang thai tuần thứ 9
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Cơ thể bạn có thể vẫn bình thường trong mắt mọi người, nhưng nhất định bạn bắt đầu cảm thấy một số thay đổi. Có thể là những biến đổi tâm lý, và/ hoặc bạn có thể thấy tăng chứng ợ nóng và cảm thấy sưng phù nhiều hơn. Đây là những triệu chứng thông thường khi có thai. Ngăn ngừa chứng ợ nóng là cách giải quyết tốt nhất! Bạn có thể tránh chứng ợ nóng bằng cách ăn nhiều bữa nhỏ hơn trong ngày thay vì ăn ba bữa đầy đủ theo thông thường. Bạn cũng nên tránh nằm sau khi ăn và tránh các thức ăn có gia vị hay dầu mỡ.
2. Bé thay đổi thế nào?
Tuy vẫn còn rất nhỏ nhưng bé giờ đã sẵn sàng tăng trọng lượng nhanh chóng. Bé bắt đầu trông giống một người tí honvì cuống rốn đã hoàn toàn biến mất ở tuần thứ 9. Mí mắt đã hình thành đầy đủ, đã nhắm lại và sẽ mở ra trong tuần 28. Tất cả các bộ phận của bé như đầu gối, cùi chỏ, vai, mắt cá, cổ tay đang hoạt động và cho phép bé cử động khá tự do trong túi nước ối. Tim của bé bắt đầu đập vào khoảng ngày 24, nhưng giờ thì tim bé đã chia thành bốn ngăn, các van bắt đầu phát triển. Bé của bạn cũng có thể nắm tay và có thể bắt đầu bú ngón tay.
3. Bé to chừng nào?
Bé giờ có kích thước của một quả nho chừng 3,8cm tính từ đầu đến mông và cân nặng khoảng 2.8 gram.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn hơn 35 tuổi hay có bệnh sử gia đình di truyền, như xơ nang, có thể bạn nên tham vấn bác sĩ di truyền. Trao đổi với bác sĩ về việc thực hiện các xét nghiệm trước khi sinh như thực hiện sinh thiết gai nhau (CVS). Xét nghiệm này có thể được thực hiện từ tuần 9 đến 12 để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể (hội chứng Down) và rối loạn di truyền (xơ nang) với độ chính xác cao (98-99%). Dù có khả năng nhận diện rối loạn cao nhưng xét nghiệm này không đo lường được mức độ nghiêm trọng của những rối loạn này.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Vào thời điểm này bạn có thể bắt đầu thấy mệt mỏi. Điều này có thể do những thay đổi của hormone, do khó ngủ ban đêm, hay do phải đối phó với chứng buồn nôn vào buổi sáng. Không ngủ ngon vào ban đêm có thể do tư thế nằm không thoải mái hay do phải đi vệ sinh thường xuyên. Nếu bạn gặp khó khăn khi nghỉ ngơi, có lẽ bạn nên thay đổi các vị trí nằm ngủ.
6. Dành cho ba của bé
Cố gắng tạo môi trường yên tĩnh, bình yên, thoải mái trong phòng ngủ. Bạn có thể dời góc làm việc và sách vở ra khỏi giường ngủ qua phòng khác. Bạn cũng có thể thay thế các bóng đèn sáng bằng các bóng mờ hơn.
Mang thai tuần thứ 10
1. Cơ thể bạn thay đổi thế nào?
Tử cung của bạn tiếp tục phát triển, nhưng bạn có thể vẫn chưa báo tin mình có thai cho mọi người. Một số người sẵn sàng chia sẻ tin vui, một số khác có thể vẫn đang thích ứng dần với ý nghĩ làm mẹ. Điều quan trọng là bạn cần chia sẻ thật cởi mở về những cảm giác của mình với chồng và bác sĩ của bạn.
2. Bé thay đổi thế nào?
Đây là lúc bắt đầu của giai đoạn bào thai khi các cơ quan của thai nhi tiếp tục phát triển và lớn lên. Phần lớn các cơ quan của thai nhi như thận, gan, não, phổi đang hoạt động, nhưng sẽ tiếp tục phát triển trong thời gian còn lại của thai kỳ. Đầu của thai nhi bằng một nửa chiều dài cơ thể, và có một chỗ lồi ra trên trán cho phép não phát triển. Móng tay, móng chân và tóc bắt đầu dễ thấy trong tuần này. Ngón tay không còn có màng nữa. Thai nhi tích cực nuốt dịch màng ối và đạp chân.
3. Bé to chừng nào?
Bé của bạn dài chừng 5cm, kích thước bằng khoảng trái chanh, cân nặng chừng 7gram.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Dù có thai nhưng bạn có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau để giữ cho thân hình cân đối. Dù trước khi mang thai có tích cực luyện tập hay không, bạn cũng cần tham vấn bác sĩ xem loại hoạt động nào là thích hợp nhất cho bạn. Nhiều bác sĩ đề nghị đi bộ và bơi lội vì những hoạt động tập luyện này ít gây ảnh hưởng và có thể áp dụng trong suốt thời kỳ mang thai.
6. Dành cho ba của bé
Phụ nữ mang thai được khuyến khích tập luyện thường xuyên. Hãy trò chuyện với vợ bạn xem có những hoạt động nào cả hai bạn có thể cùng thực hiện, ví dụ như: * Đi bộ * Bơi * Quần vợt * Chơi gôn Điều quan trọng là bạn dành thời gian tập luyện cùng nhau.
Mang thai tuần thứ 11
1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?
Trong lúc thai nhi đang phát triển nhanh chóng khi nằm gọn trong tử cung người mẹ, những thay đổi đáng kể về hình dáng bên ngoài của bạn vẫn còn diễn ra rất chậm. Một số phụ nữ thấy được những thay đổi ở tóc, móng tay, móng chân, chẳng hạn như tóc và móng (tay, chân) mau dài ra. Cả hai hiện tượng này được coi là bình thường trong suốt thai kì. Các bác sĩ chưa rõ tại sao lại như vậy nhưng họ có thể là do sự thay đổi hóc môn hoặc sự gia tăng tuần hoàn trong cơ thể.
2. Bé thay đổi thế nào?
Đầu thai nhi chiếm gần một nửa chiều dài cơ thể. Cả ngón tay và chân đều đã tách ra hoàn toàn vào tuần thứ 11. Da thai nhi vẫn còn trong suốt, nhưng xương đang bắt đầu cứng dần. Cơ quan sinh dục ngoài hầu như đã phát triển hoàn chỉnh, và trong vài tuần nữa bạn có thể biết được giới tính của bé. Mặc dù bạn chưa cảm nhận được sự cử động của thai nhi nhưng bé đang cựa quậy trong bụng bạn đó.
3. Bé to chừng nào?
Thai nhi dài khoảng hơn 6cm (khoảng 2,5 inch), cân nặng gần bằng 14 gram (khoảng một nửa ounce).
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Nếu bạn đã và hiện vẫn còn đang bị “hành” bởi chứng nôn mửa buổi sáng suốt mấy tuần đầu thai kì thì bạn thật sự đang bị sút cân chứ chẳng tăng thêm được chút nào. Đừng quá lo lắng. Hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 đến 2 kg ( từ 3 đến 4 pound) trong 3 tháng đầu thai kì. Trường Đại Học Phụ sản và Bệnh sản Mỹ (ACOG) khuyến cáo cần đạt khoảng 12 đến 16 kg (từ 25 đến 35 pound ) trong suốt thai kì. Hãy tìm thêm thông tin về cân nặng để biết bạn cần tăng thêm bao nhiêu cân.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Hầu hết phụ nữ mang thai có nhiều thắc mắc về việc đi lại trong suối kì thai. Nói chung việc đi lại là an toàn suốt thời kì mang thai miễn là thai không có những chuyển biến phức tạp hoặc không có mối e ngại nào. Thời gian lý tưởng để đi lại là trong quí 2 (3 tháng giữa). Bởi vì phần nhiều bạn đã bị ốm nghén trong ba tháng đầu, nên ba tháng giữa là thời điểm thích hợp nhất để vận động đi lại trước khi sang quí thứ ba – lúc thai to làm di chuyển nặng nề, khó khăn.
6. Dành cho ba của bé
Dành thời gian một cách đều đặn cùng vợ đọc sách nói về việc mang thai. Điều này cho cô ấy thấy là bạn cũng quan tâm đến việc thai nghén của vợ. Nó cũng tạo cơ hội cho cả hai chia sẻ những lo lắng và cảm giác trông đợi hồi hộp cùng nhau.
Mang thai tuần thứ 12
1. Cơ thể bạn thay đổi như thế nào?
Tử cung sẽ tiếp tục phát triển lớn lên, và lúc này bác sĩ có thể cảm nhận được thai ở vùng bụng dưới rốn. Lúc này có lẽ bạn không cần mặc quần áo dành cho thai phụ, nhưng bạn cũng nên chú ý không mặc quần áo chật.
Nếu bạn đã mang thai rồi thì bạn hầu như sẽ cần quần áo dành cho thai phụ sớm hơn những phụ nữ mang thai lần đầu. Da trên cơ thể cũng thay đổi như: quầng vú sẫm màu hơn, và những vùng da bị sạm ở mặt và cổ. Những thay đổi này gọi là chứng sạm da hay gương mặt mang thai. Những vùng da sạm này sẽ biến mất hay nhẹ hơn sau sinh.
2. Bé thay đổi thế nào?
Tuần lễ này thai sẽ bắt đầu hình thành nên hình hài như hai mắt di chuyển gần nhau hơn và hai tai cũng di chuyển ra phía sau hơn. Ruột của thai nhi cũng phát triển rất nhanh có thể kéo dài vào dây rốn, nhưng cũng sẽ bắt đầu trở vào bên trong bụng. Thận có thể bài tiết nước tiểu và hệ thần kinh tiếp tục trưởng thành. Thai nhi có thể phát triển một số phản xạ phức tạp như phản xạ mút tay.
3. Bé to chừng nào?
Thai nhi dài khoảng 8 cm và nặng khoảng 28 gam.
4. Tuần thai này bạn nên làm gì?
Đây là thời gian quan trọng mà bạn phải chú ý đến chế độ ăn và phải bảo đảm cả bạn và thai nhi nhận được đầy đủ dinh dưỡng cần thiết. Điều quan trọng là bạn phải biết rằng không phải vì mang thai mà bạn có thể ăn mọi thứ. Cân nặng của bạn cần tăng lên đều đặn trong suốt thai kỳ, nhưng cần tránh tăng cân quá mức bằng cách: tránh ăn thức ăn nhanh tránh ăn những bữa ăn qua loa lúc khuya hạn chế chất béo và chất ngọt. Bạn có thể biết thêm thông tin về cách ăn uống ở mục ăn uống cho cả hai : ảnh hưởng của cân nặng đối với thai kỳ.
5. Để thai kỳ thoải mái hơn
Nhiều phụ nữ đã đạt những kết quả tốt từ bài tập có tên là Kegel trước, trong, và sau khi mang thai, vì bài tập này làm vững chắc các cơ ở âm đạo. Những sản phụ tập bài tập này thấy rằng nó giúp ích cho việc sinh nở và làm vững chắc các cơ sau sinh.
6. Dành cho ba của bé
Cơ thể của sản phụ sẽ tiếp tục có nhiều thay đổi và những thứ mà cô ấy trước đây đã làm một cách dễ dàng giờ đây có thể trở nên khó khăn hơn. Có một cách tốt mà bạn cho cô ấy biết sự quan tâm, thông cảm, và thấu hiểu cô ấy là mát xa bàn tay, bàn chân, hay lưng vào cuối ngày. Bạn cũng có thể dùng nước hoa có mùi hương cố ấy yêu thích hay dầu mát xa.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Tuần 11
1. Sự phát triển của thai nhi 11 tuần tuổi
Tuần thứ 11 của thai kỳ (tương đương tuần thứ 9 sau thụ tinh) nằm trong ba tháng đầu tiên của thai kỳ, và thực ra đến bây giờ em bé mới chính thức được miêu tả bằng từ “thai”.
Thai nhi 11 tuần tuổi phát triển rất nhanh, ngoại hình của thai nhi đã có hình dạng đặc trưng của loài người. Đầu thai nhi có độ dài bằng khoảng một nửa tổng chiều dài của thai nhi, phần thân bắt đầu phát triển nhanh chóng. Khuôn mặt của thai nhi rộng ra, hai mắt tách xa nhau, mí mắt nhắm lại. Tai đã gần đạt được hình dạng cuối cùng, mũi đã xuất hiện đường khí đạo, trong miệng đã hình thành lưỡi và hàm ếch, mầm răng tương lai xuất hiện. Núm vú có thể nhìn thấy được. Tay và chân ở phía trước của cơ thể, không còn hình dạng mái chèo nữa, mà các ngón tay và ngón chân đã xuất hiện. Hồng cầu bắt đầu hình thành trong gan thai nhi. Đến cuối tuần thứ 11, bộ phận sinh dục ngoài bắt đầu phát triển (để trở thành dương vật với thai nam, hoặc thành âm vật và môi lớn với thai nữ).
Chi tiết về sự phát triển của thai nhi qua từng tuần, cha mẹ nào cũng nên tìm hiểu:
Mẹ bầu giai đoạn này sẽ thắc mắc thai nhi 11 tuần biết làm gì và khá nhạy cảm với từng cử động của em bé, không biết thai nhi 11 tuần đã máy chưa. Thực ra thai nhi 11 tuần đã có thể đá chân, duỗi người, thậm chí nấc cụt, nhưng thai phụ sẽ không cảm nhận được những cử động này, tức không cảm nhận được thai máy bởi kích thước thai nhi còn quá nhỏ.
Chiều dài thai nhi giai đoạn này khoảng 50mm (2inch) và nặng khoảng 8g (1/3 ounce).
2. Những thay đổi của thai phụ khi mang thai 11 tuần
Tiểu tiện thường xuyên: nội tiết tố hCG tiết ra trong thai kỳ khiến thai phụ cảm thấy thường xuyên buồn tiểu. Hãy nhớ đừng vì sợ đi tiểu thường xuyên mà giảm lượng nước uống, thay vào đó hãy giảm các đồ uống chứa caffein – chất kích thích bài niệu;
Vú thay đổi và tăng nhạy cảm: điều này có thể gây khó chịu cho một số thai phụ;
Buồn nôn và nôn, thay đổi khẩu vị: tin vui là những triệu chứng ốm nghén sẽ sớm kết thúc, đa phần vào tuần thứ 12 tới 14;
Đầy bụng: nội tiết tố progesterone khiến quá trình tiêu hóa chậm lại, làm thai phụ cảm thấy đầy bụng.
3 tháng đầu là thời điểm nhạy cảm nhất trong suốt thai kỳ. Để mẹ và bé được khỏe mạnh, các bậc cha mẹ cần lưu ý:
Vinmec hiện có nhiều gói thai sản (12-27-36 tuần), trong đó chương trình thai sản trọn gói 12 tuần giúp theo dõi sức khỏe của mẹ và bé ngay từ đầu thai kỳ, phát hiện sớm và can thiệp kịp thời các vấn đề sức khỏe. Ngoài các dịch vụ thông thường, chương trình theo dõi thai sản từ 12 tuần có các dịch vụ đặc biệt mà các gói thai sản khác không có như: xét nghiệm Double Test hoặc Triple Test tầm soát dị tật thai nhi; xét nghiệm định lượng yếu tố tân tạo mạch máu chẩn đoán tiền sản giật; xét nghiệm sàng lọc tuyến giáp; xét nghiệm Rubella; xét nghiệm ký sinh trùng lây từ mẹ sang con gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển não bộ và thể chất của bé sau sinh.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
Video đề xuất: Siêu âm thai nhiều lần có tốt không? Siêu âm thai tại Vinmec như thế nào?
Mang Thai Tuần Thứ 11 Và Sự Phát Triển Của Thai Kỳ
Khuôn mặt của bé phát triển để hoàn thiện. Nếu bạn nhìn thấy hình ảnh của bé thông qua siêu âm, điểm nhấn chính là phần đầu của bé chiếm gần bằng một nửa chiều dài cơ thể.
Cơ quan sinh sản của em bé phát triển nhanh chóng. Cả bé trai và bé gái đều phát triển như nhau cho đên hết tuần 11 và để phân biệt chính xác nam hay nữ thì phải chờ đến tuần thai 14.
Điều tuyệt với là những giác quan của em bé bắt đầu phát triển rồi đấy mẹ!
Những thay đổi của em bé theo ngày trong tuần thứ 11.
Ngày thứ 71: Các bộ phận của bé bắt đầu được nhìn thấy rõ ràng, đặc biệt là tai, tay chân và dây rốn
Ngày thứ 72: Đầu của bé lúc này đã bằng một nửa chiều dài cơ thể, tay chân còn ngắn nhưng bàn tay và bàn chân lúc này đã khá lớn
Ngày thứ 73: Hình chụp 2D của bé lúc này cho thấy một em bé nằm nghiêng đầu sang bên phải.
Ngày thứ 74: Dây rốn bắt đầu cuộn hơn khi thai nhi phát triển mạnh
Ngày thứ 75: Hình dáng của tai ngoài ngày càng rõ ràng hơn, đôi mắt gần hơn và cổ đang tiếp tục kéo dài ra
Ngày thứ 76: Dây rốn của bé chứa 2 động mạch xoắn ốc mang máu đến nhau thai và tĩnh mạch di chuyển máu cho em bé phát triển.
Ngày thứ 77: Tay của bé bây giờ đã dễ dàng đưa lên cổ hoặc lên miệng. Tai và mắt của em bé đã được thấy rõ ràng.
Hãy tìm đến bác sĩ để xem con bạn có bị dị tật bẩm sinh hay là không (sự bất thường của nhiễm sắc thể, hội chứng Down). Bắt đầu từ tuần này, chứng táo bón có thể sẽ bắt đầu làm bạn khó chịu. Vì thế hãy bổ sung nhiều chất sơ, nhiều nước và chế độ luyện tập hợp lý để tránh bị ảnh hưởng bởi tình trạng trên.
Có thể bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và bắt đầu thấy khó khăn trong việc đứng lên, ngồi xuống.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Tuần Thứ 11 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!