Bạn đang xem bài viết Thai Nhi Tuần Thứ 29 được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thai nhi tuần thứ 29
Thai nhi tuần thứ 29 nặng bao nhiêu theo bảng cân nặng thai nhi?
Thai nhi tuần thứ 29 nặng bao nhiêu?
Thị lực của bé trong giai đoạn này cũng đã phát triển mạnh mẽ rồi. Khi mở mắt, em bé sẽ phản ứng ngay với việc thay đổi ánh sáng, thế nhưng chỉ đạt được khoảng 1/20 thị lực mà thôi ( những vật cách khoảng 10cm bé mới có khả năng nhìn thấy).
Bộ não trơn tru của bé giờ đã hình thành rất nhiều nếp gấp và đường rãnh mới, do đó ngày càng trở nên tinh vi và phức tạp hơn.
Một điều vô cùng đặc biệt lúc này là sự tăng trưởng não bộ của bé đòi hỏi một lượng năng lượng cần cung cấp gần bằng một nửa tổng lượng năng lượng đã sử dụng trước đó. Đến ba tháng thai kỳ cuối cùng thì não bộ của bé sẽ tạo ra hàng tỉ nơ-ron thần kinh cần thiết.
Bộ xương của thai nhi vẫn tiếp tục trở nên cứng rắn hơn. Ước tính có khoảng 200mg canxi được tích trữ trong xương bé mỗi ngày. Lượng canxi này tương đương với lượng canxi mà mẹ bầu có thể nhận được sau khi uống một ly sữa.
Các vitamin và khoáng chất khác cũng rất cần thiết cho xương phát triển của bé, vì vậy mẹ bầu cần đảm bảo một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng trong suốt thời gian mang thai, đặc biệt là những tháng cuối thai kỳ.
Ngoài ra, các bơ bắp và phổi của trẻ cũng đang luyện tập cho cuộc sống sau khi chào đời, bộ não cũng đã phát triển và bước đầu hoàn thiện.
Thai nhi 29 tuần đạp nhiều thì có sao không?
Thai nhi 29 tuần tuổi có những hành động đa dạng bên cạnh những cú đạp đó là nhào lộn, huơ tay huơ chân, nấc cục hay cuộn tròn.
Mỗi bé lại có một tính cách riêng nên có thể mỗi lần khoảng cách đạp của các bé sẽ khác nhau, tần suất khác nhau và không phải ngày nào cũng như ngày nào.
Thai nhi 29 tuần tuổi sẽ đạp nhiều vào buổi tối là do đây là thời điểm mẹ thả lỏng để nghỉ ngơi, thay vì hoạt động nhiều hằng ngày khiến bé bị ru ngủ. Ngoài ra, ban đêm khá yên tĩnh nên bé dễ dàng nhận ra được giọng nói của mẹ.
Thai 29 tuần đạp ít thì sao?
Không những đạp nhiều mà đạp ít mẹ cũng lo lắng có vấn đề xảy ra với con yêu. Trong thời gian mang thai, mẹ nên nhớ để ý số thai máy, đạp của bé, nếu như chúng quá ít có thể bé đang ngủ. Vậy nên mẹ thử kiên nhẫn chờ thêm một thời gian nữa xem.
Thai 29 tuần đạp ít thì sao?
Thế nhưng sau khi đợi chờ mà bé không có phản ứng lại, dù cho mẹ có kích thích trẻ thì nên đưa bà bầu tới các cơ sở y tế để có thể siêu âm, đo tim thai và cử động thai… một các đích xác. Sau đó mẹ có thể có một câu trả lời an tâm hơn việc thai 29 tuần đạp ít.
Thai nhi 29 tuần đã quay đầu chưa?
Có thể nhiều mẹ chưa biết, khi trong bụng trẻ sẽ nằm ở tư thế mông hướng xuống dưới phần cổ tử cung. Khi bước đến những tuần cận kề để chào đời, bé mới bắt đầu quay đầu xuống dưới phần cổ tử cung để mẹ dễ sinh nở hơn.
Theo thống kê thì số tuần để thai nhi quay đầu có thể phụ thuộc vào lần mang thai của mẹ. Những mẹ mang thai lần đầu, bé sẽ quay đầu ở tuần 34-35, còn những mẹ còn lại thì bé sẽ quay đầu ở tuần 36-37. Thế nhưng không ít trường hợp sẽ quay sớm hơn.
Thai nhi 29 tuần đã quay đầu chưa?
Có tới 80% số lượng thai nhi có thể quay đầu ở tuần 29, số còn lại rơi vào thường hợp kể trên. Chưa kể đến việc bé đã quay đầu về ngôi thuận từ tháng thứ 5. Mẹ có thể dễ dàng xác định được thai việc con đã quay đầu hay chưa bằng các cử động tay chân, thai máy trong bụng mẹ.
Có thể mẹ quan tâm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 29
Thai nhi 29 tuần nên ăn gì thì tốt nhất?
Thực phẩm giàu đạm có nhiều trọng các loại thịt bò lợn, đậu, gan…:Đây là những thực phẩm cần thiết cho tháng cuối thai kỳ để giúp phát triển mô và cơ. Ngoài ra, việc cung cấp đủ đạm sẽ giảm nguy cơ thiếu máu khi mang thai, sinh con nhẹ cân hay sinh non.
Cá hồi: Đây là loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, bên cạnh một lượng lớn axit béo omega-3 và DHA. Chúng rất tốt cho sự phát triển của thai nhi 29 tuần tuổi đặc biệt là hệ thần kinh và tế bào não.
Trứng: Với món ăn quen thuộc này, mẹ bầu có thể nấu hàng chục món ăn khác nhau. Những dưỡng chất cần thiết trong trứng như vitamin D hay canxi… có thể hỗ trợ tối đa sự phát triển của xương và răng của trẻ.
Các loại hạt như hạnh nhân, óc chó, hạt chia…: Những hạt có hàm lượng protein, vitamin E, omega 3 rất cần thiết cho thai nhi tuần thứ 29 và hạn chế sinh non.
Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 29
Ba mẹ thực hành thai giáo tuần 29 cho con yêu trong bụng.
Thai giáo là gì?
Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.
Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.
Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.
Nguồn: Babycenter
*** Phan Hồ Điệp – mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam cố vấn chuyên sâu
Mua ngay các khóa học dành cho bà mẹ bận rộn của POH:
Thai giáo 280 ngày yêu thương: POH Thai giáo
Giúp con ăn no ngủ đủ theo nếp EASY & tự ngủ (0-19 tuần): POH Easy One
Phát triển giác quan, vận động & ngôn ngữ con yêu (0-12 tháng): POH Acti
Giáo dục Montessori tại nhà (1-3 tuổi): POH Acti (1-3 tuổi)
Thai Nhi 29 Tuần Tuổi
Giai đoạn mang thai không còn dài nữa. 3 tháng cuối thai kỳ bắt đầu được tính từ tuần này và sẽ kéo dài cho tới khi bà bầu “khai hoa nở nhụy” (thường là 40 tuần, tối đa 42 tuần).
Sự phát triển của bé
Bé đã có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Nếu tin rằng mẹ con có thể hiểu nhau ngay từ trong bụng, hãy hát và đọc sách cho bé nghe. Nhưng cũng đừng lo lắng nếu bạn không muốn vậy – không ai giống ai cả mà.
Vào tuần này, bé nặng gần 1kg và “cao” khoảng 38cm.
Sự thay đổi của mẹ
Hầu hết các thai phụ sẽ tăng thêm 5kg trong giai đoạn này. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.
Thai phụ đang mang cảm giác muốn mang thai mãi mãi vì nghĩ tới quá trình chuyển dạ – sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ đã từng trải qua sinh nở. Nếu định sinh bé ở bệnh viện, hãy tới đó để hiểu rõ hơn về nơi mình sẽ tin cậy gửi gắm. Một lớp học tiền sinh cũng rất tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một số cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Hãy kiểm tra lại danh sách những thứ bạn cần làm. Bắt đầu nghĩ tới tên của bé và nghĩ về những thay đổi của cuộc sống sau sinh.
Nên đi khám bác sĩ thường xuyên hơn trong những tuần cuối.
Lời khuyên hữu ích
Một số thai phụ nhận thấy nếu kê 1 cái gối ở dưới bụng, vùng dạ dày thì giấc ngủ sẽ trọn vẹn hơn.
Những việc cần lưu tâm
Tiểu cầu là một tế bào bé nhỏ di chuyển khắp cơ thể qua huyết mạch. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc làm đông máu và chống viêm nhiễm.
Mức độ tiểu cầu ở từng người khác nhau nhưng thường trong khoảng 450 – 400 triệu đơn vị/ mỗi mililit máu. Trong quá trình mang thai, lượng tiểu cầu có thể giảm nhẹ và trên 8% thai phụ có lượng tiểu cầu từ 100 – 150 triệu đơn vị/ml máu. Đó là vì cơ thể tăng thêm lượng huyết tương trong quá trình bầu bí, khiến lượng tiểu cầu bị “loãng” bớt. Điều này không làm ảnh hưởng tới chức năng của nó và nó vẫn hoạt động bình thường.
Để biết lượng tiểu cầu trong máu ở mức thấp hay không thì cần phải so sánh với lượng tiểu cầu trong máu ở thời điểm trước khi mang thai. Nếu lượng tiểu cầu quá thấp thì sẽ ảnh hưởng tới khả năng đông máu. Điều này cũng đồng nghĩa với việc bà bầu có thể bị chảy máu bất thường trong và sau sinh, đặc biệt nếu thai phụ sinh mổ. Tuy nhiên, hiện chưa có chuẩn nào cho thấy lượng tiểu cầu như thế nào là quá thấp và tới ngưỡng đó thì nguy cơ chảy máu không cầm sẽ tăng lên.
Chuẩn bị đồ dùng để vào viện lúc này không còn là quá sớm và chú ý ghi nhớ một số dấu hiệu chuyển dạ.
Những lo lắng thường gặp
Hỏi: Tôi muốn sinh con theo cách tự nhiên. Tôi không thích gây tê màng cứng, gây tê tủy sống hay bất kỳ phương pháp hỗ trợ cần tới thuốc nào khác. Vậy tôi nên làm thế nào?
Trả lời: Nếu là người không ưa dùng thuốc trong cuộc sống hằng ngày thì khi sinh, bạn cũng ít khả năng phải dùng tới chúng. Thực tế là có rất nhiều cách hỗ trợ thai phụ không cần tới thuốc, đặc biệt là trong giai đoạn chuyển dạ ban đầu như:
Mát xa trong quá trình chuyển dạ
Học kiểm soát hơi thở
Học cách thư giãn
Bảng theo dõi sự phát triển của bào thai trong bụng mẹ
Mang Thai Tuần Thứ 29. Những Thứ Mẹ Cần Phải Bổ Sung Để Thai Nhi Khỏe Mạnh
Bạn đã bước vào giai đoạn thứ 3, cũng là giai đoạn cuối cùng của thai kỳ. Hệ miễn dịch của em bé lúc này đã được hình thành. Bé có thể mở mắt và quay đầu ra phía có nguồn sáng phát ra liên tục. Bé cũng nghe rõ những điều bạn nói, vì thế hãy cho bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe để thêm gắn kết tình cảm và rèn luyện thính giác cho bé.
Các móng tay, chân đang mọc và lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ. Vào tuần này, bé nặng hơn 1,1kg và “cao” khoảng gần 39cm. Cho đến khi ra đời, bé có thể tăng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba trọng lượng.
Ở tuần thai này bé trông như 1 em bé đủ tháng. Bé tròn trịa ra một cách đáng yêu. Bề mặt của da mịn màng và xanh hơn vì chất béo bắt đầu phát triển. Chất béo này là yếu tố quan trọng giúp bé giữ ấm cơ thể. Bé cũng bắt đầu có lông mi và có thể chớp mắt nữa đấy.
Tuần này đánh dấu một sự kiện quan trọng cho sự phát triển não bộ của bé: não đã phát triển đến mức nó có thể giúp cơ thể điều hoà thân nhiệt. Dĩ nhiên, bé chưa thể tự làm điều đó một mình, bé vẫn cần độ ấm của cơ thể mẹ để giúp bé ấm áp cho đến khi chào đời.
Bé cũng tiếp tục phát triển tế bào thần kinh trong não bộ. Ngay giây phút bé chào đời thì trong não đã có hàng trăm tỷ tế bào thần kinh. Nghe có vẻ nhiều nhưng bé cần dự trữ vì não sẽ không sản sinh chúng nữa sau khi sinh.
Nhau thai tròn và bằng phẳng như một chiếc bánh giúp cung cấp ôxy và chất dinh dưỡng cho bé cũng tiếp tục lớn hơn. Em bé của bạn có thể đã quay đầu (ngôi thuận) để chuẩn bị cho việc sinh nở. Ngay cả nếu bé vẫn đang ở ngôi mông (ngôi ngược) thì bé vẫn còn thời gian để xoay lại.
Tổng trọng lượng tăng lên của bạn cho tới lúc này có thể vào khoảng từ 8 – 11 kg. Bạn có thể đi khám thường xuyên hơn từ bây giờ và đừng đợi cho tới khi thấy có bất thường nào đó mới nhớ tới bác sĩ.
Một trong những tác dụng phụ của việc mang thai đó là sẽ khiến chân bạn bị phù, có nhiều người chân thậm chí còn to gấp đôi kích thước bình thường. Không những thế, một số bộ phận khác trên cơ thể cũng bị phù, rạn,… khiến bạn khá khó chịu. Nhưng không cần phải quá lo lắng, bởi những thay đổi này sẽ hoàn toàn biến mất sau khi bạn sinh con.
Nếu bạn cho rằng việc sử dụng các loại dầu, kem… sẽ làm giảm nguy cơ bị rạn da ở bụng, bắp đùi, ngực thì bạn sẽ sớm nhận ra chúng không đem lại tác dụng gì nhiều đâu. Nhiều bác sỹ cho rằng, dấu hiệu căng da là kết quả bình thường của việc thai nhi phát triển, làn da mất đi độ đàn hồi cần có, nhưng may mắn là theo thời gian, các vết rạn sẽ trắng dần với màu da.
Bạn bất ngờ thức dậy với cơn chuột rút vào ban đêm? Chuột rút là là chuyện phổ biến trong thai kỳ, mặc dù không phải tất cả phụ nữ đều bị như vậy. Các chuyên gia cũng không xác định chính xác nguyên nhân. Một số người cho rằng do trọng lượng của chân tăng lên, trong khi những người khác nghĩ rằng nó báo hiệu sự thiếu hụt canxi hoặc kali trong cơ thể, hoặc là do áp lực của tử cung đè lên các dây thần kinh dẫn đến chân.
Nên và không nên làm gì trong giai đoạn này
Bạn cần chuẩn bị tiêm phòng uốn ván (thường được chỉ định tiêm từ tháng thứ 6 thai kỳ và tiêm mũi tiếp theo sau 1 tháng).
Lúc này, để đáp ứng cùng với sự phát triển của bé, bạn hãy bổ sung thêm vitamin C, protein, axit folic và sắt. Bạn có thể ăn pho mát, sữa chua, hoặc nước cam để làm giàu lượng canxi, vitamin trong cơ thể.
Trong tam cá nguyệt này, khi mẹ ăn, bé sẽ hấp thụ được khoảng 250mg canxi trong cơ thể mẹ để giúp cho bộ xương của bé cứng cáp mỗi ngày.
Bạn nên có một kế hoạch tốt để chuẩn bị cho những tháng ngày sắp tới khi đón em bé chào đời. Chú ý tới sự vận động, chế độ ăn uống của bản thân để giúp cho sự phát triển đều đặn của thai nhi.
Một loại chất béo “tốt” khác rất cần được bổ sung trong giai đoạn này được gọi là docosahexaenoic acid (DHA), giúp tế bào não và thần kinh phát triển. DHA có thể được tìm thấy trong hạt lanh, dầu hạt cải, quả óc chó và trong các loại cá béo như cá hồi.
Hãy đổi những món uống thường dùng như trà, sữa thành nước khoáng và nước tinh khiết.
Đừng nằm ngay sau khi ăn, ít nhất là 1 – 2 giờ sau bữa ăn mới nên nằm nghỉ, như thế sẽ giúp cải thiện chứng táo bón thai kỳ. Khi ngủ bạn nên tìm một chiếc gối để gác chân thì mẹ sẽ dễ đi vào giấc ngủ hơn.
Vào thời điểm này, có một số mẹ bầu đang nảy sinh ý nghĩ muốn mang thai mãi vì cảm thấy sợ khi nghĩ đến lúc sinh nở. Hãy trò chuyện với các bà mẹ có kinh nghiệm khác để cảm thấy an tâm hơn.
Đây cũng là lúc bạn nên đến bệnh viện nơi mình định sinh con để tìm hiểu rõ hơn về nơi mình chọn cho con chào đời. Môt lớp học tiền sản cũng tốt cho thai phụ trong thời điểm này. Bạn cũng có thể đọc một cuốn sách về sinh nở để chuẩn bị tinh thần tốt hơn.
Sự Phát Triển Của Thai Nhi Ở Tuần Thứ 29 Của Thai Kỳ
Điều gì sẽ diễn ra trong tuần thứ 29 này?
Lúc này, cấu trúc xương của bé đã dần được định hình cứng cáp và bé cũng hiếu động hơn trước, còn thường xuyên đạp vào bụng mẹ nữa này. Thực tế, nhiều mẹ bầu có thể cảm nhận được rằng trung bình cứ 2 giờ, bé sẽ “cựa quậy” khoảng 10 lần.
Phần vỏ não – bộ phận quan trọng của não bộ vốn chịu trách nhiệm cho các chức năng cao cấp như ra quyết định sẽ tiếp tục phát triển để giúp bé sớm tiếp xúc và học hỏi từ thế giới bên ngoài.
Sau khoảng thời gian mang thai 29 tuần, bé của mẹ tăng cân khá tốt, đã được 1.2kg rồi đấy và chiều dài cơ thể khoảng 15.25 cm.
Tuần này, cơ thể mẹ có gì thay đổi?
Tham gia lớp học tiền sản: Bài học về tam cá nguyệt thứ 3 và những hướng dẫn cho quá trình lâm bồn sẽ giúp mẹ giảm bớt lo lắng trước khi sinh.
Trò chuyện với các mẹ bầu khác: Việc chia sẻ và lắng nghe kinh nghiệm từ các mẹ khác sẽ giúp mẹ an tâm hơn đấy.
Mẹ nên làm gì trong thời điểm thai nhi 29 tuần tuổi?
Tiếp tục duy trì các bữa ăn lành mạnh là việc mẹ cần làm cho sự phát triển của trẻ. Đồng thời, ở thời điểm này, các sản phẩm từ sữa, dồi dào can-xi sẽ tăng cường độ chắc khỏe cho xương và răng bé. Những vỗ về, quan tâm của mẹ sẽ tạo môi trường thúc đẩy chỉ số IQ và EQ của bé yêu. Sự phát triển cân bằng của các chỉ số này giúp bé phát triển tốt cả năng lực suy nghĩ và cảm xúc trong tương lai về.
Thế là chẳng bao lâu nữa, bé sẽ chào đời và ngủ ngoan trong vòng tay mềm mại của mẹ yêu. Những cảm xúc, trải nghiệm này sẽ tuyệt vời hơn nếu được mẹ ghi lại và kể bé nghe sau này đấy!
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc viết ra những cảm xúc, suy nghĩ là phương pháp hiệu quả để giữ bình tĩnh. Mẹ có thể chia ra thành nhiều loại nhật ký khác nhau, một cuốn để ghi lại những lắng lo, một cuốn để lưu giữ những cảm xúc hạnh phúc khi mẹ gặp bé và những điều mẹ muốn tâm sự với bé trong tương lai.
i. Griffin R.M. (2016, May 10). Daily Fetal Movement Assessment. Retrieved April 25, 2017 from http://www.webmd.com/baby/daily-fetal-movement-assessment
ii. Baby’s Brain Begins Now: Conception to Age 3. (n.d.). Retrieved February 15, 2017, from http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain
iii. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Your Pregnancy Week by Week (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.
iv. Writing about emotions may ease stress and trauma. Retrieved 1 June 2017 from, http://www.health.harvard.edu/healthbeat/writing-about-emotions-may-ease-stress-and-trauma
v. Monk, C., Fifer, W. P., Myers, M. M., Sloan, R. P., Trien, L., & Hurtado, A. (2000). Maternal stress responses and anxiety during pregnancy: Effects on fetal heart rate. Developmental Psychobiology,36 (1), 67.
v. Griffin R.M. (2016, May 10). Đánh giá sự phát triển hàng ngày của thai kỳ. Đăng lại vào 25.4.2017 theo http://www.webmd.com/baby/daily-fetal-movement-assessment
v. Đã đến lúc trí não bé phát triển: Quá trình kéo dài đến 3 tuổi. (n.d.). Đăng lại vào 15.2.2017 theo http://www.urbanchildinstitute.org/why-0-3/baby-and-brain
v. Curtis, G. B., & Schuler, J. (2016). Thai kì theo tuần (8th ed.). Philadelphia, PA: Da Capo Press.
v. Viết nhật ký giúp mẹ giảm căng thẳng và suy nghĩ tiêu cực. Đăng lại vào 1.6.2017 theo http://www.health.harvard.edu/healthbeat/writing-about-emotions-may-ease-stress-and-trauma
v. Monk, C., Fifer, W. P., Myers, M. M., Sloan, R. P., Trien, L., & Hurtado, A. (2000). Căng thẳng và lo lắng trong suốt thai kỳ: Tác động lên nhịp tim của thai nhi. Developmental Psychobiology,36 (1), 67.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thai Nhi Tuần Thứ 29 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!