Bạn đang xem bài viết Tháng Cuối Thai Kỳ Cần Lưu Ý Gì được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Những thay đổi của người mẹ trong tháng cuối thai kỳ
Tăng cân có thể xảy ra đối với một số mẹ bầu, nhưng cũng có nhiều trường hợp bị giảm cân. Tuy nhiên, bạn không cần quá lo lắng vì đây là dấu hiệu của việc giảm sản xuất nước ối.
Hầu như, vào giai đoạn này tất cả mẹ bầu đều rất công kềnh, to và trở nên phù nề hơn. Chỉ cần sinh xong mẹ kiên trì rèn luyện thể thao và có chế độ ăn uống khoa học sẽ trở lại như bình thường.
Bầu ngực to, nhiều sữa và trở nên mềm hơn. Đồng thời tuyến vú rỉ ra nhiều sữa hơn. Dấu hiệu này cho thấy đã sẵn sàng để đón chờ con yêu ra đời.
Vào tháng cuối thai kỳ mẹ bầu cần lưu ý điều gì
Người mẹ thường xuyên phải đi tiểu. Càng gần cuối thai kỳ, tần suất đi tiểu của mẹ bầu càng tăng. Trọng lượng của bé càng tăng sẽ tạo áp lực lớn lên bàng quang, vì thế sẽ thôi thúc người mẹ đi tiểu nhiều hơn.
Cơ thể mẹ rất dễ mệt mỏi vào tháng cuối mang thai, nhưng với một số mẹ khác sẽ có cảm giác tràn đầy năng lượng. Số lượng cân nặng của bé sẽ tăng lên, khiến người mẹ càng cần nhiều thời gian nghỉ ngơi.
Cảm giác phù nề cũng theo đó xuất hiện nhiều hơn. Bàn chân và mắt cá chân của mẹ sưng to, mặt cũng trở nên phúng phính hơn nhiều.
Nếu xuất hiện bất cứ dấu hiệu bất thường nào, người mẹ cần đến ngay cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
Tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì?
Không nên nằm nhiều
Cơ thể mẹ bầu nặng nề rất dễ mệt mỏi và chỉ muốn nằm nhiều hơn. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cho rằng người mẹ nên thực hiện các hoạt động nhẹ nhàng như đi bộ. Điều này sẽ giúp người mẹ sinh dễ dàng hơn.
Không tự ý kích thích núm vú
Khi bé gần chào đời, nhất là vào tháng cuối thai kỳ. Ngực sẽ căng phồng và luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa. Bạn có thể thực hiện những động tác massage nhẹ nhàng để làm giảm sự căng tức ngực.
Nhưng không được kích thích núm vú, vì hành động này có thể khiến hóc môn oxytocin bị giải phóng làm tử cung co bóp mạnh hơn. Rất nguy hiểm đối với em bé chưa đủ tháng.
Nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào tháng cuối thai kỳ
Vệ sinh âm đạo đúng cách
Tháng cuối thai kỳ cần lưu ý gì? Mặc dù vệ sinh âm đạo trong suốt thai kỳ là việc không thể tránh khỏi, nhưng vào những tháng cuối, chuyên gia khuyên rằng nên hạn chế để tránh gây tổn tương và khiến vi khuẩn xâm nhập. Mẹ bầu nên dùng dung dịch vệ sinh hoặc sử dụng nước sạch để vệ sinh sạch sẽ.
Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý
Có thể nói cơ thể thai nhi đã ổn định và hoàn thiện vào tháng cuối thai kỳ nên mẹ bầu thuận lợi hơn trong việc ăn uống. Nhưng không vì thế mà ăn uống bừa bãi, sai khoa học.
Tốt nhất nên ăn những thực phẩm được nấu chín kỹ, không ăn thực phẩm tươi sống vì chúng chứa những loại ký sinh trùng hoặc vi khuẩn nhiễm khuẩn tác động đến sức khỏe của bé và mẹ.
Không nên đi xa
Khi mang thai đủ 37 tuần, bé có thể chào đời bất cứ vào lúc nào. Và để tránh gặp phải những tình trạng không mong muốn, mẹ bầu không nên di chuyển xa. Việc di chuyển này sẽ khiến cơ thể người mẹ mệt mỏi và không tốt với thai nhi.
Nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh
Không phải em bé nào cũng chào đời chính xác vào ngày dự sinh. Vậy nên biết được những dấu hiệu sắp sinh giúp mẹ bầu chủ động hơn trong việc chuẩn bị. Khi gặp những dấu hiệu này, chứng tỏ thời điểm sinh con sẽ không còn lâu nữa.
Bụng tụt xuống trước ngày sinh một tuần.
Cổ tử cung giãn mở tùy vào sức khỏe và cơ thể của từng người.
Đau lưng và chuột rút nhiều hơn. Tử cung và cơ vùng xương chậu bị kéo căng để chuẩn bị cho bé chào đời.
Dịch âm đạo tiết nhiều hơn. Khoảng trước ngày sinh một tuần dịch âm đạo sẽ tiết ra màu đỏ hồng.
Cơn co xuất hiện nhiều và lặp lại với một thời gian nhất định. Cứ 5 phút mỗi cơn co thắt sẽ xảy ra một lần, lúc này mẹ bầu nên tới bệnh viện ngay.
Nắm rõ các dấu hiệu sắp sinh để chủ động trong việc đón em bé chào đời
Mọi thông tin chi tiết xin liên hệ:
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA ANA
– Địa chỉ: 246 Tỉnh Lộ 8, Củ Chi, TPHCM
– Hotline: 098 367 88 72
– Email: phongkhamana@gmail.com
3 Tháng Cuối Thai Kỳ, Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Những Gì?
3 THÁNG CUỐI THAI KỲ, MẸ BẦU CẦN LƯU Ý NHỮNG GÌ?
Được xem là một trong những yếu tố quan trọng tác động đến cuộc vượt cạn vuông – tròn của mẹ bầu, khám thai định kỳ cần được mẹ bầu thực hiện đầy đủ và theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Tần suất khám thai trong 3 tháng cuối nhiều và dày hơn?
Theo khuyến nghị của BVQT Phương Châu, lịch khám thai sẽ gồm các mốc thời gian như sau:
– Từ 28 – 32 tuần: Khám thai mỗi 2 tuần
– Tuổi thai trên 36 tuần: Khám thai mỗi tuần
* Lưu ý: Khi thai kỳ có những biểu hiện bất thường, mẹ bầu nên đến khám sớm nhất ngay khi có thể thay. Đồng thời, lịch khám những ngày sau đó cũng được thắt chặt hơn.
Tại Phương Châu, mẹ bầu sẽ trải qua quá trình khám thai 3 tháng cuối như thế nào?
Kiểm tra sức khỏe, xét nghiệm và siêu âm chính là tiền đề tạo nên cuộc vượt cạn an toàn mà chúng tôi đã và đang thực hiện xuyên suốt thời gian qua.
“Kịp thời điều trị và xử trí những bất thường của mẹ và bé, tiên lượng các nguy cơ (nếu có) trong cuộc vượt cạn, lựa chọn sinh thường hay sinh mổ, nơi sinh phù hợp với tình hình thực tế của thai kỳ,… – Đây là các lợi ích mà quá trình thăm khám thai định kỳ mang lại” – BS. CKI. Nguyễn Văn Sử – Phó Trưởng Khoa Khám Sản Phụ Khoa BVQT Phương Châu chia sẻ.
1. Kiểm tra sức khỏe cho mẹ và bé để đảm bảo đủ khả năng vượt cạn an toàn, đồng thời phát hiện các bệnh lý: Tiền sản giật, bệnh tim,…ở mẹ và chậm tăng trưởng hay nhau tiền đạo,…ở thai nhi
– Đối với mẹ: Theo dõi cân nặng, đo huyết áp, phù. Bên cạnh đó, khám âm đạo để xem có rỉ ối hoặc viêm âm đạo hay không, từ đó, bác sĩ sẽ kịp thời điều trị giúp hạn chế tình trạng sinh non. Ngoài ra, khám khung chậu cũng trở nên vô cùng cần thiết để đánh giá độ rộng/hẹp và tiên lượng được cuộc sanh.
– Đối với thai nhi: Kiểm tra tim thai, đo độ cao tử cung, vòng bụng của bé, xem độ tăng trưởng,…
2. Xét nghiệm: Thực hiện các xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra công thức máu, phát hiện các bệnh lý lây truyền từ mẹ sang con (HIV, Viêm gan B, Giang mai,…), xét nghiệm GBS,…
3. Siêu âm: Xác định tim thai, ngôi thai, bánh nhau, ước lượng cân nặng, đánh giá lượng nước ối, chuyển động thai và theo dõi cơn gò tử cung để có các bước chuẩn bị thật tốt cho ngày đón bé chào đời.
Ngoài ra, trong giai đoạn này, mẹ bầu cần lưu ý theo dõi những triệu chứng bất thường vì đây có thể là dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ hoặc bé đang gặp vấn đề. Vì vậy, các gia đình phải nhanh chóng đưa mẹ đến bệnh viện gần nhất ngay khi nhận thấy:
– Thai không máy (bé không còn chuyển động)
– Ra huyết hoặc ra nước âm đạo
– Rỉ ối
– Đau bụng từng cơn và có chu kỳ
– Phù, nhức đầu, chóng mặt
Lựa chọn phương pháp sinh thế nào sẽ phù hợp với thai kỳ “Nguy cơ cao”?
Song thai, thai to, vết mổ cũ, nhau tiền đạo, thai chậm tăng trưởng tử cung, mẹ có bệnh lý nội khoa (tim mạch, viêm gan B,…) sẽ phải cân nhắc thật kỹ giữa sinh thường/ sinh mổ cũng như nơi sinh có thể đảm bảo an toàn cho cả mẹ và con.
Trong tường hợp này, các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán và đánh giá những nguy cơ mà cuộc vượt cạn đó mang lại để chỉ định phương pháp sinh mổ khi cần thiết.
Điều cuối cùng và cũng rất quan trọng mà các bác sĩ của Phương Châu thường xuyên nhắc lại nhiều lần: Lựa chọn nơi vượt cạn có đủ khả năng chăm sóc sức khỏe hai mẹ con trong và sau sinh, xử trí tốt khi xảy ra tai biến sản khoa và sơ sinh non tháng.
✔️ Nhờ vào sự kết hợp giữa online và offline, các ông bố bà mẹ ở khắp nơi có thể thuận tiện theo dõi những kiến thức bổ ích tại lớp “Học Tiền Sản Và Chăm Con Cùng Phương Châu”. Gia đình mình có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và thời gian diễn ra lớp học tại https://bit.ly/HocTienSanChamConCungPC_T12-T1
Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Gì Khi Bị Đau Bụng Dưới Trong Những Tháng Cuối Thai Kỳ?
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối là tình trạng khiến nhiều chị em lo lắng. Gần đến ngày sinh, cơ thể phụ nữ xuất hiện những thay đổi. Thân hình trở nên nặng nề hơn. Những cơn đau cũng tái phát liên tục và thường xuyên. Hiện tượng đau bụng dưới xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Thậm chí đây còn là một dấu hiệu bệnh lý bất thường ở mẹ đang mang bầu. Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết sau.
Lý do vì sao mẹ bầu thường đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Do sự phát triển của thai nhi trong bụng
Có không ít các chị em mắc phải tình trạng này khi vào những tháng cuối thai kỳ. Nguyên nhân chủ yếu của nó là do sự lớn lên của thai nhi. Từ đó, dẫn đến hiện tượng căng cơ, căng dây chằng. Vào thời điểm này cơ thể mẹ đang đạt trọng lượng lớn nhất. Thai nhi cũng đã phát triển hoàn chỉnh. Áp lực lên thành tử cung ngày càng lớn hơn. Các dây chằng ở khu vực xương chậu phải chịu sức ép có cường độ cao để nâng đỡ nó.
Những cơn gò xuất hiện ngày càng nhiều vào các tháng cuối. Mẹ bầu bắt đầu cảm thấy việc di chuyển của mình trở lên nặng nề hơn. Cơ thể bắt đầu vụng về và chậm chạp. Cảm giác đau nhức phần phía dưới bị dồn nhiều. Nhất là khi chị em đứng lâu một chỗ hay vận động mạnh thì cơn đau càng rõ rệt hơn.
Một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng đau bụng dưới ở mẹ mang bầu
Hiện tượng đau bụng dưới có thể xuất phát từ một số nguyên nhân khác. Có thể là do mẹ bị cảm cúm dẫn đến ho và đau khu vực vùng bụng dưới. Bên cạnh đó, một số mẹ bị mắc chứng ợ nóng. Đây là một triệu chứng khá phổ biến khi có đến hơn 20% phụ nữ mang thai bị như vậy. Thai nhi phát triển gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa của mẹ. Từ đó làm tình trạng trào ngược axit trở nên trầm trọng hơn. Đó cũng là một nguyên nhân gây ra tình trạng đau vùng bụng dưới ở mẹ bầu.
Ngoài ra sự thay đổi của hormone trong cơ thể cũng gây nên những cơn đau không mong muốn. Các dây chằng ở phần gối và khuỷu tay trở nên yếu hơn. Khi mẹ bầu di chuyển nhiều hay mang vác nặng gây áp lực lên phần bụng kéo theo hiện tượng đau bụng âm ỉ.
Đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối liệu có đáng lo?
Khi những cơn đau xuất hiện khi mẹ làm việc quá sức hay mang vác nặng không quá đáng lo. Mẹ chỉ cần ngồi nghỉ lại một lát. Tuy nhiên nếu tình trạng đau bụng kéo dài kèm theo một số triệu chứng như: chảy máu âm đạo, đau lưng,… Mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ ngay để khám và có biện pháp chữa trị kịp thời. Đó có thể là dấu hiệu về việc thai nhi đang gặp phải một vấn đề nghiêm trọng.
– Sinh non: Lúc này mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau xuất hiện theo chu kỳ. Kèm theo với đó là hiện tượng chảy máu âm đạo.
– Nhiễm trùng đường tiết niệu: Mẹ bầu bị đau vùng bụng dưới và cảm thấy nóng rát khi đi tiểu. Nước tiểu xuất hiện mùi lạ.
– Sảy thai: Phần bụng của mẹ có cảm giác đau nhói, gò cứng liên tục. Thậm chí phát hiện có hiện tượng chảy máu.
Một số lời khuyên cho mẹ bầu bị đau bụng dưới khi mang thai tháng cuối
Khi mang thai những tháng cuối, mẹ bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:
– Tránh làm việc nặng hay quá sức. Đi đứng nhẹ nhàng, cần nghỉ ngơi ngay khi cảm thấy mệt.
– Không nên đứng hay ngồi dậy đột ngột khi đang nằm vì nó sẽ vô hình tạo áp lực lên thành bụng và thai nhi. Mẹ nên dùng tay làm điểm tựa. Sau đó từ từ nghiêng người và ngồi lên.
– Mẹ đừng nên quan hệ tình dục ở những tháng cuối. Vì nó có thể tác động không tốt tới thai nhi gây nên hiện tượng chuyển dạ sớm.
– Massage vùng bụng và tắm nước ấm để làm giảm bớt hiện tượng căng da và cảm giác đau vùng bụng dưới.
– Xây dựng chế độ ăn hợp lý khoa học đảm bảo sức khỏe cho mẹ.
Tình trạng đau bụng dưới khi mang thai ở những tháng cuối nên được chú ý và hết sức cẩn trọng. Vì đó có thể là một dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm đối với mẹ và thai nhi. Mẹ cần chăm sóc tới sức khỏe bản thân và nghỉ ngơi điều độ. Hãy sẵn sàng chuẩn bị cho hành trình vượt cạn sắp tới nhé!
Xem thêm:
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Mang Thai 3 Tháng Giữa Thai Kỳ Cần Lưu Ý Những Gì?
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng giữa thai kỳ
Đối với thai nhi
Trải qua 3 tháng đầu thai kỳ, bước sang kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi đã lớn và cứng cáp, cựa quậy nhiều hơn. Lúc này, em bé đã có dấu vân tay riêng, xuất hiện thêm lông tơ, lông mày và lông mi. Đặc biệt cũng trong giai đoạn mang bầu tháng thứ 3 đến tháng thứ 6 này, thai nhi đã biết bộc lộ cảm xúc: cảm nhận mùi vị, biết cười và lắng nghe. Bạn có thể xác định được giới tính của bé thông qua các xét nghiệm, siêu âm tại bệnh viện.
Đối với mẹ bầu
Nhiều ý kiến cho rằng “Mang bầu 3 tháng giữa là khoảng thời gian tuyệt vời nhất trong thai kỳ”. Quả thực đây là khoảng thời gian khó quên với bạn. Vì lúc này, bạn sẽ cảm nhận được sự di chuyển đầu tiên của bé. Hiện tượng thai máy cũng xuất hiện vào tuần thai thứ 16 đến tuần 20.
Khoảng thời gian này, dấu hiệu ốm nghén, buồn nôn đã qua đi. Đây là lúc rất lý tưởng để bà bầu đi du lịch nghỉ dưỡng, tận hưởng cuộc sống vui vẻ xung quanh: tập yoga, thiền, tìm hiểu dịch vụ chăm sóc bầu, dịch vụ massage bầu thư giãn,…
Mang thai 3 tháng giữa thai kỳ cần lưu ý những gì?
Tích cực vận động nhẹ nhàng giảm đau nhức lưng trong thai kỳ
Đau nhức lưng trong thai kỳ xuất hiện nhiều từ kỳ tam cá nguyệt thứ 2 trở đi. Vì thế, bạn nên tích cực vận động nhẹ nhàng như: đi bộ, đi bơi,… Đây là cách thúc đẩy quá trình lưu thông máu, hạn chế đau nhức lưng thai kỳ.
Ngoài ra, để giảm bớt tình trạng đau lưng trong thai kỳ, bạn có thể nằm nghiêng hoặc làm ấm phần lưng bị đâu với chăn ấm. Dịch vụ massage cho bà bầu cũng là cách giúp bà bầu giảm đau lưng, giúp thai nhi phát triển toàn diện.
Chăm sóc rạn da thai kỳ đúng cách
Từ tháng thứ 4 trở đi, tình trạng rạn da sẽ bắt đầu xuất hiện ở vùng bụng, vùng mông… Đây là một hiện tượng sinh lý bình thường trong thai kỳ. Cách chống rạn da thai kỳ hữu hiệu lúc này là bạn chăm sóc, massage nhẹ nhàng vùng da bị rạn với tinh dầu dừa hoặc sử dụng một số loại kem chống rạn chuyên cho bà bầu. Lưu ý hãy tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Ngăn ngừa tình trạng táo bón khi mang bầu
Tình trạng bà bầu bị táo bón trong 3 tháng giữa thai kỳ vẫn tiếp diễn. Vì thế, để tránh hiện tượng này, bà bầu nên bổ sung nhiều nước và thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh: bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, chất chống oxy hóa, vitamin…
Đặc biệt, việc ngồi nhiều cũng khiến bạn dễ bị táo bón. Vì thế, bạn nên đứng lên đi lại khoảng 5-10 phút sau mỗi tiếng làm việc.
Chóng mặt khi mang bầu 3 tháng giữa
Trường hợp này vẫn xảy ra khi bạn mang thai 3 tháng giữa, nhất là khi nằm ngửa. Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này là do trọng lượng của thai nhi ép lên các tĩnh mạch mang máu khiến phần dưới cơ quay ngược trở lại lên tim.
Biến chứng nguy hiểm nhất của chóng mặt sẽ khiến bà bầu bị ngất. Vì thế, khi có dấu hiệu chóng mặt, khó chịu trong người, bạn nên hạn chế nằm ngửa. Thay vào đó, hãy nằm nghiêng về bên trái, hoặc kê một chiếc gối phía hông.
Khó thở khi mang thai 3 tháng giữa
Vào cuối kỳ tam cá nguyệt thứ hai, thai nhi ngày càng lớn, sẽ đè ép lên lồng ngực và phổi, khiến bà bầu cảm thấy khó thở. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần và mẹ bầu liên tục phải thở nhanh, thở gấp thì nên đi khám bác sĩ sớm.
Thường xuyên nghe nhạc
Trong giai đoạn mang thai 3 tháng giữa này, bé đã cảm nhận được những tác động từ bên ngoài. Do đó, bạn đừng quên bật những bản nhạc nhẹ nhàng, êm ái để kích thích sự phát triển của con. Đặc biệt với những bà bầu thường xuyên mất ngủ trong thai kỳ, trước khi đi ngủ nên nghe nhạc và uống thêm một cốc sữa pha mật ong sẽ rất tốt.
Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mang thai 3 tháng giữa
Nhóm chất đạm gồm: cá, trứng, các loại thịt đỏ, đậu đỗ…
Nhóm chất bột gồm: khoai lang, gạo, ngô, mì…
Nhóm chất béo gồm: dầu lạc, vừng, lạc…
Nhóm vitamin, khoáng chất, chất xơ: các loại rau xanh đậm, hoa quả trái cây tươi…
Thêm nữa, bà bầu cũng nên bổ sung thêm các chất sắt, canxi, kẽm, vitamin B, vitamin A, D, C, E, beta carotene vào cơ thể. Đặc biệt việc uống đủ nước, tránh bỏ bữa rất quan trọng.
Các xét nghiệm trong 3 tháng giữa thai kỳ
Việc khám thai 3 tháng giữa thai kỳ rất quan trọng. Ngoài việc đảm bảo sự phát triển của bé, sức khỏe của mẹ, bác sĩ sẽ kịp thời phát hiện ra những nguy cơ có hại cho thai kỳ.
Nếu trong tuần thai thứ 11 đến tuần thứ 13, bạn chưa kịp siêu âm tầm soát đo độ mờ da gáy, thì sang thời điểm này, bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm Triple test. Đặc biệt, mẹ bầu nên đi khám thai trong tuần thai thứ 22. Bởi việc siêu âm lúc này sẽ khảo sát được các dị tật cho thai nhi như: giãn não thất, tim bẩm sinh, não úng thủy, dị dạng tuyến phổi, chân tay khoèo, sứt môi chẻ vòm, hẹp tá tràng, thoát vị rốn…
Một số bệnh bà bầu hay gặp khi mang thai 3 tháng giữa
Bệnh viêm âm đạo do nấm Candila: đây là bệnh phổ biến trong thai kỳ. Vì môi trường trong âm đạo thay đổi khiến các loại nấm Candila có cơ hội sinh sôi phát triển. Để phòng bệnh này, bạn nên giữ gìn vệ sinh “vùng kín” thật khô thoáng, tránh ẩm ướt là tốt nhất.
Tiểu đường trong thai kỳ: vào giai đoạn mang thai tháng thứ 3 này, hormone trong cơ thể bà bầu liên tục ngăn chặn không cho insulin thâm nhập vào cơ thể. Do đó, lượng đường trong máu tăng lên, gây rối loạn các quá trình trao đổi chất.
Cập nhật thông tin chi tiết về Tháng Cuối Thai Kỳ Cần Lưu Ý Gì trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!