Bạn đang xem bài viết Thiếu Máu Lên Não Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? được cập nhật mới nhất tháng 11 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thiếu máu lên não khi mang thai có nguy hiểm không?
Theo khảo sát, tỷ lệ người mắc phải bệnh thiếu máu lên não đang ngày càng tăng cao và phát triển không ngừng. Bệnh xuất hiện ở tất cả mọi người kể cả bà bầu. Do đó, thắc mắc của rất nhiều người bệnh đó chính là thiếu máu lên não khi mang thai có nguy hiểm không?
Bị Thiếu Máu Lên Não Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Bị thiếu máu lên não khi mang thai rất nguy hiểm, sẽ để lại nhiều hậu quả nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của em bé trong bụng.
Gây thiếu máu não ở thai nhi – điều này rất nguy hiểm.
Dễ bị mất máu trong quá trình sinh nở.
Chính vì thế những phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên chú ý đến sức khỏe của mình cũng như ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày để hạn chế được nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm trong đó có thiếu máu lên não.
Làm Gì Để Biết Được Bà Bầu Đang Mắc Phải Bệnh Thiếu Máu Lên Não?
Để biết mình có mắc phải bệnh thiếu máu lên não ở bà bầu hay không thì dựa vào những biểu hiện sau:
Cảm thấy mệt mỏi và thở hổn hển.
Da xanh tái, móng tay dễ gãy hơi thở hổn hển, hoa mắt chóng mặt, ít khát nước và thậm chí là thèm ăn một thứ nào đó.
– Bà bầu nên tích cực bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả và nước ép hoa quả tươi để sắt có thể dễ hấp thu hơn vào cơ thể.
– Dùng các viên bổ sung sắt mỗi ngày.
– Chế độ ăn đầy đủ sắt với các loại thịt đỏ, rau bông cải xanh, bột yến mạch,…
– Tập thể dục đều đặn mỗi ngày.
Bên cạnh đó, với người khỏe mạnh bình thường khi mắc bệnh thiếu máu lên não cần sử dụng sản phẩm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Trung Quốc để giúp máu đưa lên não tốt hơn, kích thích phục hồi tế bào não bị tổn thương từ đó mang đến kết quả phục hồi khá cao.
Các bạn có thể tham khảo sản phẩm An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Trung Quốc tại website chúng tôi hoặc qua vấn miễn phí qua số điện thoại 028.6262.5599 – 0972.00.55.66
Để được mua hàng chính hãng hãy đến ngay công ty TNHH Tân Khải Hoàn ở địa chỉ 362/3 Phan Huy Ích, P12, Q.Gò Vấp, chúng tôi Với rất nhiều mẫu mã được trưng bày tại cửa hàng và khách hàng thoải mái kiểm tra hàng hóa để đảm bảo yên tâm về chất lượng sản phẩm.
Thiếu Máu Lên Não Là Bệnh Gì? Triệu Chứng Ra Sao? Có Nguy Hiểm Không?
2. Thiếu máu lên não triệu chứng là gì?
Thiếu máu lên não là bệnh gì? Nam giới có nguy cơ mắc bệnh thiếu máu não cao hơn nữ giới. Các triệu chứng của tình trạng thiếu máu não rất hay gặp trong cuộc sống hàng ngày nhưng dễ bị bỏ qua hoặc không để ý hoặc chủ quan xem thường.
Thường xuyên bị đau đầu: Cơn đau xuất hiện ở một vị trí cố định, sau đó lan ra khắp đầu. Cơn đau đôi khi có thể trở nên đầu dữ dội tới mức không thể tập trung làm việc hoặc ngủ không ngon giấc.
đau đầu do thiếu máu não sẽ khiến người bệnh dễ hoa mắt chóng mặt, ù tai, choáng váng, mất thăng bằng, đi lại khó khăn, dễ bị ngã.
Mất ngủ kéo dài làm cho người bệnh giảm trí nhớ, thậm chí có thể mất trí nhớ tạm thời.
Tê bì, nhức mỏi đầu ngón tay, ngón chân (hoặc đau mỏi vùng vai, gáy) có cảm giác râm ran như kiến bò dưới da.
Có nhiều biểu hiện rối loạn thần kinh thực vật (tim đập nhanh, rối loạn huyết động, cơn bốc hỏa…).
Ngoài ra, còn có nguyên nhân đến từ lối sống của người bệnh:
Lạm dụng chất kích thích, rượu bia, thuốc lá, cà phê
Ít khi vận động, thể dục thể thao
Do chế độ ăn uống không điều độ, thường là thiếu chất xơ, dung nạp quá nhiều dầu mỡ.
Những người thường xuyên làm việc trí óc cao độ dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi.
3. Thiếu máu lên não có nguy hiểm không?Thiếu máu lên não là bệnh gì? Thiếu máu lên não là một bệnh lý nguy hiểm. Độ nguy hiểm của nó bắt đầu từng những triệu chứng chóng mặt, hoa mắt làm người bệnh gặp tai nạn trong quá trình vận động đến những biến chứng nặng hơn sau này. Mặc dù vậy, nhiều người lại thường chủ quan trước những dấu hiệu bất thường của căn bệnh này, khiến nó trở thành kẻ giết người thầm lặng.
Khi bị thiếu máu lên não trong thời gian dài,các mạch máu não có thể bị xơ hóa, gây tổn thương nặng nề đến hệ thần kinh, là nguyên nhân dẫn đến các biến chứng teo não, mất trí nhớ, động kinh, Parkinson…
Và đặc biệt, thiếu máu lên não có thể dẫn đến tai biến mạch máu não. Sau tai biến, có khoảng 20% người bệnh tử vong trong vòng 1 tháng, 5-10% tử vong sau 1 năm, 10% phải sống với các di chứng suốt đời, 25-30% có thể hồi phục và đi lại được, 20-25% gặp khó khăn trong vận động và ngôn ngữ, 15-25% phụ thuộc vào người khác suốt đời do tai biến mạch máu não có thể gây ra chứng liệt nửa người hoặc liệt cả người vĩnh viễn.
Nguồn: Thuốc Ferrovit
Thiếu Máu Lên Não Khi Mang Thai Và Cách Điều Trị?
16/05/2023 Tác giả: Tham vấn y khoa bởi: Bệnh viện Thu Cúc Đội ngũ bác sĩ Thu Cúc 1.869 lượt xem
1. Thiếu máu lên não khi mang thai khá phổ biếnCó đến khoảng 30% phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề này, tỷ lệ khá cao, cứ khoảng 3 người thì có 1 người mắc, vậy nên các bà bầu nên cẩn trọng. Thực tế thì trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra lượng máu nhiều hơn bình thường để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua đường dây rốn. Lượng máu này tăng lên đến 50%. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu lại không nhiều theo tỷ lệ thuận đó.
Trong hồng cầu chứa các hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan khác hoạt động, quan trọng là mang oxy tới cho bào thai trong cơ thể người mẹ. Người mẹ thường bị thiếu sắt trong thời gian thai kỳ ở tháng thứ 4 đến thứ 9. Nếu sự chênh lệch này quá lớn, tình trạng thiếu máu sẽ xảy đến, và tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu não ở phụ nữ có thai, thậm chí là cả thiếu máu não ở thai nhi – điều này rất nguy hiểm.
Lượng sắt cần bổ sung mỗi ngay cho thai phụ là 18 – 27mg/ngày – một con số khá khó thực hiện nếu chỉ dựa vào ăn uống. Vậy nên nhiều bà bầu mới dễ bị thiếu máu như vậy.
2. Mẹ bầu nào dễ bị thiếu máu não khi mang thai?Thiếu máu não có thể xảy ra ở tất cả các mẹ bầu, cũng như người bình thường. Tuy nhiên, đối với tình trạng thiếu máu não khi mang thai thì thường tập trung chủ yếu ở các trường hợp như:
Mẹ bầu ốm nghén nặng dễ bị thiếu máu não.
Sử dụng thuốc chống co giật khi mang thai cũng dễ bị thiếu máu não.
Sử dụng các thực phẩm, đồ uống có chứa chất kích thích.
Mang thai sớm hoặc mang đa thai cũng làm tăng nguy cơ bị thiếu máu não ở bà bầu.
Phụ nữ mang thai quá sát nhau, dẫn tới các cơ quan chức năng trong cơ thể chưa kịp phục hồi.
3. Thiếu máu não khi mang thai phải làm sao?Bổ sung thêm sắt từ thực phẩm và thuốc. Để cơ thể mẹ bầu hấp thụ sắt hiệu quả hơn, bà bầu nên tích cực bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả và nước ép hoa quả tươi.
Bà bầu có thể dùng các viên bổ sung sắt mỗi ngày do bác sĩ chỉ định, hãy đảm bảo là phải do bác sĩ chỉ định liều lượng, vì nếu bổ sung quá nhiều, bà bầu sẽ bị táo bón cùng một số vấn đề khác ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra nếu nhà bạn có trẻ em, đừng để chúng lại gần các viên thuốc sắt này. Nếu trẻ nhỏ uống sắt quá liều, nguy cơ ngộ độc đến tử vong là khá cao.
Hãy giữ cho mình một chế độ ăn đầy đủ sắt với các loại thịt đỏ, rau bông cải xanh, bột yến mạch… Nhiều người tham khảo rằng gan có khả năng bổ sung sắt rất tốt, nhưng đối với bà bầu thì lại không nên ăn gan, vì chúng có chứa nhiều vitamin A, có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Vấn Đề Thiếu Máu Não Ở Phụ Nữ Mang Thai Có Nguy Hiểm Không?
Phụ nữ thiếu máu não khi mang thai là một hiện tượng không hiếm gặp ở bà bầu. Đừng nên chủ quan coi thường vấn đề này, bởi sẽ có rất nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến đứa trẻ trong bụng mẹ đấy, ví dụ như sinh non, nhẹ cân, trẻ chậm phát triển sau sinh, người mẹ có xu hướng bị trầm cảm… Một vấn đề khác nữa, việc điều trị giải quyết bất kỳ vấn đề gì ở phụ nữ mang thai cũng giống như ở trẻ sơ sinh, cần cẩn trọng hết sức và không được tự ý sử dụng các loại dược phẩm nào khi chưa có sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ.
Có đến khoảng 30% phụ nữ mang thai mắc phải vấn đề này, tỷ lệ khá cao, cứ khoảng 3 người thì có 1 người mắc, vậy nên các bà bầu nên cẩn trọng. Thực tế thì trong thời gian mang thai, cơ thể người mẹ sẽ sản xuất ra lượng máu nhiều hơn bình thường để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi qua đường dây rốn. Lượng máu này tăng lên đến 50%. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu lại không nhiều theo tỷ lệ thuận đó.
Trong hồng cầu chứa các hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển oxy cung cấp cho các cơ quan khác hoạt động, quan trọng là mang oxy tới cho bào thai trong cơ thể người mẹ. Người mẹ thường bị thiếu sắt trong thời gian thai kỳ ở tháng thứ 4 đến thứ 9. Nếu sự chênh lệch này quá lớn, tình trạng thiếu máu sẽ xảy đến, và tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu não ở phụ nữ có thai, thậm chí là cả thiếu máu não ở thai nhi – điều này rất nguy hiểm.
Lượng sắt cần bổ sung mỗi ngay cho thai phụ là 18 – 27mg/ngày – một con số khá khó thực hiện nếu chỉ dựa vào ăn uống. Vậy nên nhiều bà bầu mới dễ bị thiếu máu như vậy.
Điều gì dẫn đến vấn đề thiếu máu não khi mang thai? Chế độ dinh dưỡng bổ sung thiếu chấtNguyên nhân thiếu sắt là phổ biến nhất. Dinh dưỡng hằng ngày không đủ để cấp sắt cho các tế bào hồng cầu sản sinh các hemoglobin.
Nguồn dinh dưỡng thứ 2 bị thiếu hụt là folate (còn gọi là acid folic – vitamin B6). Loại vitamin này ít khi được chúng ta quan tâm, nhưng ngược lại chúng lại có vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là phụ nữ có thai và thai nhi. Trong thời gian mang thai, nếu không được cung cấp đủ folate, trẻ có thể gặp phải chứng bệnh gai đôi cột sống (bệnh bẩm sinh), thiếu cân khi sinh, thiếu máu nguyên hồng cầu… ảnh hưởng đến cuộc sống đến hết đời của trẻ khi sinh ra.
Vitamin B12 nếu bị thiếu hụt cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não ở phụ nữ mang thai. Nhu cầu về vitamin B12 ở phụ nữ lúc này là rất cao, cao hơn người bình thường rất nhiều. Nếu thiếu loại vitamin quan trọng này, bà bầu rất dễ sinh non.
Một số vấn đề khác có thể gây ra tình trạng thiếu máu não ở phụ nữ có thai đó là:
Mẹ bị mất máu do nhiều nguyên nhân: từ chấn thương, rối loạn đông máu, viêm loét dạ dày, trĩ, thậm chí là cả loài ký sinh trùng giun móc cũng có thể gây ra vấn đề này.
Bệnh máu loãng: khi có sự bất cân bằng giữa nồng động hồng cầu và huyết tương trong máu (huyết tương tăng lượng, hồng cầu giảm lượng), chúng sẽ khiến máu không đủ chất như bình thường. Nguyên nhân này rất phổ biến ở những phụ nữ bị thiếu máu não khi mang thai.
Một số yếu tố nguy cơ có thể gây ra tình trạng thiếu máu cao hơn:
Mẹ bị mất nhiều máu do chu kỳ kinh nguyệt trước khi mang thai.
Mang thai 2 lần quá gần nhau, cơ thể không kịp hồi phục máu.
Bầu đa thai.
Mang thai sớm.
Bà bầu dùng chất kích thích trong thai kỳ.
Bà bầu dùng thuốc chống co giật trong thai kỳ.
Ốm nghén nặng.
Làm sao để cải thiện tình trạng thiếu máu lên não khi mang thai?Sắt nạp vào cơ thể qua các loại thực phẩm hằng ngày là một chuyện, chúng có được hấp thu và chuyển hóa đi vào đường máu hay không là một chuyện khác. Để tích cực và hiệu quả hơn, bà bầu nên tích cực bổ sung vitamin C qua các loại hoa quả và nước ép hoa quả tươi để sắt có thể dễ hấp thu hơn vào cơ thể.
Bà bầu có thể dùng các viên bổ sung sắt mỗi ngày do bác sĩ chỉ định, hãy đảm bảo là phải do bác sĩ chỉ định liều lượng, vì nếu bổ sung quá nhiều, bà bầu sẽ bị táo bón cùng một số vấn đề khác ảnh hưởng tới thai nhi. Ngoài ra nếu nhà bạn có trẻ em, đừng để chúng lại gần các viên thuốc sắt này. Nếu trẻ nhỏ uống sắt quá liều, nguy cơ ngộ độc đến tử vong là khá cao.
Hãy giữ cho mình một chế độ ăn đầy đủ sắt với các loại thịt đỏ, rau bông cải xanh, bột yến mạch… Nhiều người tham khảo rằng gan có khả năng bổ sung sắt rất tốt, nhưng đối với bà bầu thì lại không nên ăn gan, vì chúng có chứa nhiều vitamin A, có khả năng gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Đó là những lưu ý về vấn đề thiếu máu não khi mang thai – kiến thức sức khỏe sinh sản mà bà bầu nào cũng nên nắm được để đảm bảo những gì tốt nhất cho đứa con của mình.
Cẩm Nang Dành Cho Người Bệnh Thiếu Máu Lên Não
Bệnh thiếu máu lên não thường xuất hiện ở ngoài tuổi 60, đây là căn bệnh có khả năng gây nên tình trạng nguy hiểm cho cơ thể nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời
Chúng ta biết rằng, não bộ chỉ chiếm 2% trọng lượng cơ thể nhưng được cung cấp đến 15% khối lượng máu từ tim đẩy ra, tiêu thụ 20% tổng lượng oxy trong máu và sử dụng đến 25% lượng glucose để sinh năng lượng cung cấp cho các tế bào thần kinh hoạt động. Điều đó đồng nghĩa với việc nếu bị thiếu máu thì hoạt động thần kinh của não bộ sẽ bị suy giảm ngay.
Các thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị thiếu máu não trên thế giới cũng như Việt Nam chiếm từ 80 – 85% dân số. Thiếu máu não gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh.
Thiếu máu não là gì ?Thiếu máu não hay là máu lên não không đủ là một trong những căn bệnh nguy hiểm đe dọa tính mạng trong tích tắc.
Hiện tượng bệnh này, máu trong cơ thể vận hành gặp trở ngại, khiến cho máu không cung cấp đủ tới 1 phần hoặc nhiều phần trên não, từ đó dẫn đến chức năng não hoạt động có vấn đề, gây rối loạn.
Bệnh này thường phổ biến hơn ở nhóm người trên 60 tuổi. Chỉ cần xuất hiện hiện tượng máu lên não không đủ, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được kiểm tra y tế, nếu không có thể dẫn tới hậu quả vô cùng nghiêm trọng như nhồi máu não và mất trí nhớ.
Thiếu máu não thoáng qua là gì?Bệnh còn được gọi là đột quỵ nhẹ, viết tắt tiếng anh TIA là một dạng thiếu hụt máu ở hệ thần kinh kéo dài dưới 24 giờ, thông thường chỉ trong khoảng vài phút. Bệnh xảy ra khi một phần của não không được cung cấp đủ lượng máu. Bạn sẽ có nguy cơ đột quỵ cao hơn nếu trước đó bạn đã từng bị thiếu máu não thoáng qua.
Bệnh phổ biến hơn những người trên 60 tuổi. Người Châu Á, Châu Phi và người gốc Caribe có nguy cơ mắc cơn thiếu máu não thoáng qua cao hơn. Một phần là vì nhóm người này có khả năng bị táo bón cao hơn có thể dẫn đến thiếu máu lên não và có áp suất máu tăng cao.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thiếu máu nãoĐau đầu: Đây là dấu hiệu sớm nhất và dễ nhận ra nhất của bệnh thiếu máu não. Lúc khởi phát là đau nhói nhè nhẹ một vùng nào đó cố định, về sau dần dần cơn đau sẽ lan ra khắp đầu như búa bổ, nhất là khi phải di chuyển, suy nghĩ nhiều hay khi mới ngủ dậy.
Hoa mắt, chóng mặt, ù tai: Dù là khi bạn đang ở trong không gian yên tĩnh và không có gió cũng rất dễ bị ù tai. Đôi lúc những cơn choáng, hoa mắt, chóng mặt và mất thăng bằng cũng sẽ ập tới bất ngờ. Hiện tượng này xảy ra bạn hãy nhớ ngồi thụp xuống, để tránh vấp ngã, có thể dẫn đến chấn thương xương khớp hoặc sọ não.
Mất ngủ thường xuyên: Người bệnh thiếu máu não thường gặp vấn đề giấc ngủ chập chờn, thường gặp ác mộng, ngủ hay thức cũng khó kiểm soát được, tỉnh giấc vào giữa đêm hoặc đến sáng mới ngủ được… Dẫn đến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, chán nản, mất khả năng tập trung, nghiêm trọng hơn tính tình thay đổi hay gắt gỏng, dễ bị kích động, thờ ơ với mọi thứ xung quanh.
Suy giảm trí nhớ: Vừa do tình trạng lão hóa ở tế bào não, thoái hóa não, teo não vừa do tình trạng thiếu máu nuôi não. Từ đó thường xuyên gặp hiện tượng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mất ngủ làm giảm dần trí nhớ, quên nhanh mọi việc.
Tê bì, nhức mỏi chân tay: Đó là khi bạn có cảm giác tê ở đầu các ngón tay, đôi lúc cảm thấy dưới da râm ran như bị kiến bò. Hay bị đau dọc xương sườn, đôi lúc có cảm giác lạnh sống lưng, chân tay nhức mỏi, đau dọc vai gáy và đau dọc các xương sườn.
Dấu hiệu của bệnh thiếu máu lên não
Nguyên nhânNguyên nhân chính gây ra tình trạng thiếu máu não là do lượng oxy và các chất dinh dưỡng nuôi não không được cung cấp đủ, khiến hệ thần kinh trung ương bị đình trệ.
Một số bệnh lý gây ra bệnh thiếu máu não:Bệnh xơ vữa động mạch não: Khi bạn mắc các bệnh về cao huyết áp, đường trong máu cao, mỡ máu cao,.. sẽ dẫn đến chứng máu vón cục, độ nhớt máu cao gây ra xơ vữa động mạch não, vậy khi mạch máu bị thu hẹp thì việc cung cấp máu lên não sẽ giảm.
Bệnh tim mạch: Khi bệnh tim xuất hiện, gây ra hiện tượng chức năng cung cấp máu từ tim lên não bị suy giảm, sự lưu thông máu của hệ tuần hoàn trong cơ thể không đủ, ảnh hưởng lớn đến việc đưa máu lên não.
Vấn đề cột sống: Khi cột sống của bạn bị tổn thương hoặc có bệnh, chúng sẽ làm chèn lên các mạch máu và ảnh hưởng đến việc cung cấp máu lên não.
Những thói quen hàng ngày cũng là nguyên nhân dẫn đến bệnh thiếu máu não:Gối đầu cao hơn cơ thể khi nằm: Điều này cản trở quá trình lưu thông máu từ tim lên não. Lúc này cổ bị gập ngay đốt sống, chèn ép dây thần kinh gáy gây ảnh hưởng đến việc tuần hoàn máu lên não lâu dẫn đến tình trạng thiếu máu não.
Sử dụng máy tính, điện thoại quá nhiều: Khi ngồi, chỉ nhìn vào màn hình máy tính cũng như điện thoại, khiến cơ cổ không được vận động, ảnh hưởng đến việc tuần hoàn não và gây tổn thương đốt sống cổ
Nạp quá nhiều chất béo: Thức ăn nhanh hoặc thực phẩm có nhiều chất béo, dầu mỡ có thể dẫn đến tình trạng hình thành các mảng xơ vữa thành mạch. Các mạch máu bị xơ vữa sẽ làm hẹp lòng mạch gây ảnh hưởng đến quá trình lưu thông của máu. Lười vận động: Không chịu dành ít thời gian để luyện tập thể dục thể thao, dẫn đến huyết mạch ứ trệ, quá trình lưu thông máu chậm chạp đi. Đó là một trong những nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu máu não.
Thiếu máu não có nguy hiểm không ?Thiếu máu não được coi là căn bệnh có nguy cơ gây tử vong thứ 3 trên thế giới chỉ sau ung thư và bệnh tim mạch. Đáng nói nhất, thiếu máu não chiếm tới 25% tổng số các tai biến mạch máu não.
Tiêu thụ đến 20% dưỡng khí toàn cơ thể, não rất nhạy với tình trạng thiếu oxy. Trong vòng 10 giây nếu không được cung cấp máu, mô não bắt đầu có những rối loạn. Nếu thiếu máu não kéo dài trong 4 phút, các tế bào thần kinh đã bị hủy hoại không thể phục hồi lại được.
Thiếu máu não gây cảm giác đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt
Thiếu máu não có thể nhẹ và thể nặng. Thể nhẹ, người bệnh sẽ cảm thấy đau đầu, mệt mỏi, chóng mặt. Thể nặng có thể gây tình trạng mất ý thức hoặc trí nhớ tạm thời, liệt nhẹ nửa người, choáng váng, da xanh, sợ lạnh,… gây khó khăn cho sinh hoạt cũng như công việc.
Thiếu máu não kéo dài sẽ dẫn tới tai biến mạch máu não với nhiều di chứng nặng nề: đột tử, liệt nửa người với các mức độ khác nhau.
Chính vì vậy, bệnh thiếu máu não rất nguy hiểm, bạn cần tìm hiểu dấu hiệu và các nguyên nhân của nó, để nhận biết được bệnh tình, đi điều trị sớm và chủ động phòng tránh hiệu quả.
Mặc dù là căn bệnh nguy hiểm nhưng thiếu máu não hoàn toàn có thể phòng ngừa và điều trị nếu áp dụng chế độ chăm sóc sức khỏe và dinh dưỡng hợp lý, tập thể dục tối thiểu 30 phút mỗi ngày, không làm việc quá sức và các bạn nhớ đi khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và phòng ngừa sớm các chứng bệnh vì một cơ thể khỏe mạnh.
Thiếu Máu Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? Bà Bầu Thiếu Máu Nên Ăn Gì?
1. Tại sao bà bầu bị thiếu máu?
Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ngay cả khi có chế độ ăn uống đầy đủ, bà bầu vẫn có thể bị thiếu máu. Chính vì thế, bà bầu nên được kiểm tra thường xuyên.
Nồng độ huyết sắc tố có thể giảm do sự phát triển của thai nhi.
Thể tích huyết tương tăng nhiều tạo nên hiện tượng thiếu máu do pha loãng
Chế độ ăn uống thiếu sắt, các chế độ ăn kiêng, giảm lượng kalo đều có thể dẫn đến thiếu máu.
Các bà mẹ thiếu cân khi bắt đầu mang thai hoặc những người đã từng bị ốm nghén nặng cũng có nguy cơ này.
Mất máu do giảm thể tích huyết tương đe dọa sẩy thai, băng huyết sau sinh hoặc xuất huyết.
Mang đa thai như sinh đôi, sinh ba, sinh tư trở lên, nguy cơ thiếu máu sẽ cao hơn
Với người đã từng bị sẩy thai, nếu tiếp tục mang thai ngay sau đó, cơ thể sẽ không kịp bổ sung thêm sắt.
Trong lần khám thai đầu tiên, bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm máu xem bạn có bị thiếu máu hay không. Một trong các xét nghiệm này là đo dung tích hồng cầu (hematocrit) với mục đích xác định phần trăm hồng cầu trong huyết tương. Xét nghiệm còn lại (hemoglobin) xác định số gram hemoglobin trong máu.
Dù không bị thiếu máu khi mới mang thai, bạn cũng có thể bị thiếu máu ở các giai đoạn sau của thai kỳ. Vì vậy, bạn sẽ được xét nghiệm máu lần nữa vào khoảng tháng thứ sáu hoặc thứ bảy. Hematocrit và hemoglobin hạ thấp một chút trong nửa sau của thai kỳ là điều bình thường vì khi đó lượng máu trong cơ thể tăng cao và lượng huyết tương, thành phần chất lỏng của máu, tăng nhanh hơn so với số lượng và kích thước hồng cầu. Tuy nhiên, đừng để hai chỉ số này hạ xuống quá thấp.
Tình trạng thiếu máu khi mang thai có thể không biểu hiện bất kỳ triệu chứng nào, đặc biệt nếu chỉ thiếu máu nhẹ. Một số triệu chứng có thể nhận thấy là thường mệt mỏi, cảm giác yếu trong người và chóng mặt. Đây cũng là những triệu chứng nhiều phụ nữ gặp phải khi mang thai dù có thiếu máu hay không nên rất khó xác định. Bạn cũng có thể thấy mình xanh xao hơn, đặc biệt là ở đầu ngón tay, dưới mi mắt và vùng môi. Các triệu chứng khác bao gồm tim đập nhanh, mạnh, thở gấp, đau đầu, chóng mặt, khó chịu và khó tập trung.
Ngoài ra, các thai phụ bị tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng có thể thấy thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica. Nếu bạn cũng có những cơn thèm khác lạ như vậy, hãy mau chóng đến gặp bác sĩ.
3. Các triệu chứng của thiếu máu khi mang thai
Xanh xao, mệt mỏi
Cảm thấy mệt mỏi bất thường, và thiếu sức sống, khả năng chịu đựng kém.
Cảm thấy khó chịu, dễ cáu gắt
Cơ thể yếu đi và giảm sức đề kháng.
Khó thở. Dễ bị khó thở khi vận động như leo cầu thang.
Hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu
Niêm mạc bên trong mi mắt dưới có màu đỏ nhạt hơn so với bình thường
Một số trường hợp hiếm gặp, bà bầu thèm ăn đất sét, cát hoặc phấn do cơ thể thiếu chất sắt. Tuy nhiên, những thứ này lại cản trở việc hấp thu sắt và làm cho cơ thể thiếu sắt hơn.
4. Các dạng thiếu máu ở bà bầu thường gặpTrường hợp này chỉ số HCT thường giảm nhưng nồng độ Hb bình thường. Từ tuần thứ 6 của thai kỳ do thể tích của huyết tương tăng nhiều hơn lượng hồng cầu và hiện tượng giữ nước ở thai phụ tạo thành tình trạng thiếu máu tương đối hay còn gọi là “thiếu máu sinh lý của thai kỳ” hoặc “thiếu máu giả do pha loãng”.
Theo PGS TS Vũ Bá Quyết – Giám đốc Bệnh viện Phụ sản Trung ương cho biết nguyên nhân chính dẫn đến vấn đề thiếu máu ở phụ nữ mang thai là do thiếu máu thiếu sắt. Tại thời điểm có bầu, nhu cầu sắt ở người mẹ sẽ cần nhiều hơn để cung cấp cho thai nhi.
Nhu cầu sẽ tăng nhiều nhất ở quý 2 và quý 3 của thai kỳ khi tăng gấp 5-7 lần so với thông thường. Ngoài ra còn có các nguyên nhân khác như:
Chế độ ăn uống không hợp lý, mẹ có bầu nhưng vẫn thực hiện chế độ ăn kiêng vì sợ ảnh hưởng đến cân nặng sau này, hoặc vì nghén mà ăn uống thất thường. Trong chế độ ăn hàng ngày, mẹ sử dụng các thực phẩm có chứa chất làm giảm hấp thu sắt như tanin, phytat trong chè, cà phê, nước uống có ga,…
Mẹ bầu gặp các bệnh về đường ruột làm giảm khả năng hấp thu sắt vào cơ thể.
Bệnh thường gặp ở những tháng cuối thai kỳ, nếu sau sinh không được điều trị thì sẽ có chiều hướng nặng thêm. Mẹ nên uống bổ sung sắt (có 60mg sắt nguyên tố/ngày) trong suốt thời kỳ mang thai đến ít nhất 4 tuần sau sinh. Tích cực ăn các thực phẩm giàu sắt như thịt, trứng, cá…, các loại đậu, ngũ cốc, trái cây tươi, rau có lá xanh,… Sự hấp thu sắt còn nhờ vào một số chất hỗ trợ trong khẩu phần ăn gồm: vitamin C, thức ăn giàu protein (thịt, cá, thức ăn biển, trứng,..).
Nguyên nhân chính là do thiếu dinh dưỡng, thường gặp 3 tháng cuối thai kỳ. Bệnh thường gây thiếu máu nặng với các triệu chứng: số lượng hồng cầu giảm, tăng kích thước và tăng nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên kèm protein huyết giảm.
Ở tháng cuối thai kỳ, những huyết sắc tố lạ của thai nhi sẽ tác động lên tế bào nội diệp của nhau thai, tạo ra kháng thể gây phá hủy hồng cầu người mẹ. Triệu chứng của bệnh bao gồm sốt, đau lưng, hạ huyết áp, nặng có thể đi tiểu ra máu.
Xét nghiệm cho ra kết quả tủy tăng sinh mạnh nên nguyên hồng cầu ra máu ngoại biên nhiều, test coombs dương tính. Chống thiếu máu ở trường hợp này bằng cách truyền máu tùy vào thể trạng của mẹ, thông thường sau sinh bệnh sẽ khỏi.
Thông thường, thiếu máu dạng này khó biết được nguyên nhân cụ thể và hay gặp ở phụ nữ sau sinh đẻ nhiều lần, ở những tháng cuối của thai kỳ. Bệnh ảnh hưởng đến nhiều cơ quan, chẩn đoán bệnh xác định dựa trên hình ảnh huyết học. Điều trị chủ yếu bằng cách bổ sung vitamin B12 và Axit Folic, sau sinh sẽ trở lại bình thường, nếu không điều trị bệnh sẽ nặng thêm.
Bệnh rất ít khi gặp, thông thường sẽ xuất hiện ở 3 tháng đầu thai kỳ. Bệnh cực nguy hiểm bởi cả 3 dòng tế bào máu đều bị giảm gây nên tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng và nguy cơ xuất huyết trong cả thai kỳ nhất là với thai phụ không khảm thai sớm, khám thai định kỳ hàng tháng. Bệnh có thể khỏi nhưng thường tái phát, chỉ điều trị khi có triệu chứng hay diễn tiến bệnh trầm trọng.
5. Hậu quả của thiếu máu, thiếu sắt ở phụ nữ mang thaiThiếu máu gây nên tình trạng thiếu ôxy ở các tổ chức, đặc biệt ở một số cơ quan như tim, não làm cho năng suất lao động của những người bị thiếu máu thấp hơn hẳn những người bình thường. Khi tình trạng sắt được cải thiện thì năng suất lao động cũng tăng lên rõ rệt. Người ta cũng nhận thấy tình trạng thiếu sắt tiềm tàng (chưa có biểu hiện thiếu máu) cũng làm giảm khả năng lao động.
Thiếu máu tăng nguy cơ đẻ non, tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong của mẹ và con. Những bà mẹ bị thiếu máu có nguy cơ đẻ con nhẹ cân và dễ bị chảy máu ở thời kỳ hậu sản và sinh ra những đứa con có tình trạng dự trữ sắt thấp. Vì vậy, người ta đã coi thiếu máu, thiếu sắt trong thời kỳ thai nghén là một đe dọa sản khoa.
6. Thiếu máu ảnh hưởng đến thai nhi như thế nào?Thiếu máu ở mức độ nhẹ không gây nguy hiểm cho trẻ, mà chỉ ảnh hưởng đến mẹ. Trẻ sơ sinh luôn tự đảm bảo lượng sắt hấp thụ cho cơ thể mình để phát triển và thúc đẩy tăng trưởng não bộ. Điều này dễ dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt cho người mẹ ngay cả khi người mẹ có chế độ ăn uống đầy đủ. Trẻ sơ sinh dự trữ sắt trong những tháng đầu tiên để đảm bảo nhu cầu về sắt. Các thực phẩm rắn như ngũ cốc tăng cường, cũng được khuyến khích sử dụng cho trẻ sáu tháng tuổi, giúp tăng lượng sắt,đáp ứng nhu cầu của cơ thể.
Trẻ sơ sinh thường không bị thiếu sắt. Thông thường, trẻ khi mới sinh ra hay bị vàng da do việc điều chỉnh hàm lượng sắt dự trữ về mức bình thường. Sau khi sinh, một số hồng cầu chứa huyết sắc tố bị vỡ, gây ra vàng da tạm thời. Do trẻ sơ sinh cần một hàm lượng huyết sắc tố cao để chuyển oxy từ mẹ tới bé qua nhau thai.
Thiếu máu không được điều trị có thể dẫn đến sinh non. Trẻ sơ sinh của các bà mẹ bị thiếu máu thường nhẹ cân và tiềm ẩn nguy cơ sinh non hoặc thai chậm phát triển.
Nếu bạn được chẩn đoán là thiếu máu cũng đừng nên quá lo lắng. Bởi vì khi được điều trị và theo dõi thường xuyên, hàm lượng sắt sẽ trở lại mức bình thường. Nếu hàm lượng sắt của bạn rất thấp, bạn cần phải có sự điều chỉnh thói quen sinh hoạt như thay đổi giờ làm việc của bạn, nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn, có một chế độ ăn uống đầy đủ để cải thiện tình trạng thiếu máu.
7. Bà bầu thiếu máu nên ăn gì?Chuối là nguồn thực phẩm dồi dào sắt và khoáng chất cần thiết cho mẹ bầu. Ăn chuối vào bữa sáng là sự lựa chọn hoàn hảo để điều trị và ngăn ngừa tình trạng thiếu máu cho phụ nữ mang thai. Ngoài ra, chuối còn giúp chị em giảm triệu chứng táo bón hiệu quả.
Các loại hạt sấy khô như hạnh nhân, hướng dương, hạt bí, óc chó, hạt lanh… là nguồn chất sắt dồi dào để ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Bạn nên ăn những loại hạt này thay cho đồ ăn vặt hàng ngày.
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng bột yến mạch có công dụng ngăn ngừa thiếu máu trong thai kỳ. Yến mạch là nguồn dự trữ tuyệt vời các chất xơ hòa tan, protein và các vitamin nhóm B, thiamin, riboflavin và B6. Ngoài ra, yến mạch còn cung cấp sắt, canxi, magie, selen và phốt pho. Không chỉ ngăn ngừa thiếu sắt, bột yến mạch còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu.
Không chỉ dồi dào sắt, chà là còn chứa nhiều potasium, magnesium, canxi, selenium, các sinh tố nhóm B và có nhiều chất xơ như các loại quả khô khác. Chà là được biết đến là loại trái cây có công dụng sản xuất hemoglobin. Chị em có thể ăn như một món ăn ngọt hàng ngày ngắm tăng sản xuất hồng cầu. Quả chà là rất phổ biến trong các món mứt dịp tết nguyên đán ở Việt Nam.
Bông cải xanh (súp lơ xanh) là loại rau lá xanh thẫm được khuyến khích sử dụng nhiều nhất trong thời gian mang thai. Bông cải xanh có giá trị dinh dưỡng rất lớn, là nguồn thực phẩm rất giàu sắt, protein, canxi, crom, carbohydrate, vitamin A và vitamin C.
Mỗi phần thịt bò chứa 2,5-3mg sắt. Sắt từ động vật được coi là heme-sắt (cơ thể dễ hấp thu hơn). Phần nạc của thịt bò thường giàu sắt hơn phần chứa gân hoặc chất béo. Vì thế, nên loại bỏ gân – mỡ bò trước khi chế biến. Bà bầu nên bổ sung thịt bò vào chế độ ăn hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng thiếu máu. Sắt từ nguồn động vật cũng dễ dàng hấp thụ hơn từ thực vật.
Các mẹ có biết rằng chỉ ½ bát rau bina nấu chín có chứa đến 3,2 mg sắt và nhiều dưỡng chất có lợi khác như beta-carotene, folate, vitamin C và canxi. Rau bina rất dễ chế biến và hầu như phù hợp với khẩu vị ăn của tất cả mọi người. Chị em có thể xào loại rau này với thịt sẽ rất ngon miệng đấy.
Thành phần dinh dưỡng trong bí ngô khá đầy đủ với nhiều protein, carotene, vitamin, amino axit, canxi, sắt… Nghiên cứu gần đây cho thấy, kẽm trong bí ngô trực tiếp ảnh hưởng tới chức năng thành thục của hồng cầu; chất sắt lại là nguyên tố vi lượng cơ bản tạo ra hemoglobin giúp bổ sung lượng máu cho cơ thể, giúp mẹ bầu tránh được bệnh thiếu máu.
Trứng gà là nguồn thực phẩm dồi dào chất dinh dưỡng như protein, canxi, photpho, sắt, chất khoáng, các men, hormone và nhiều vitamin có lợi cho sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe bà bầu. Đặc biệt hầu như các chất dinh dưỡng trong quả trứng gà đều tập trung ở lòng đỏ. Ngoài ra, lòng đỏ trứng có cả các vitamin tan trong nước (B1, B6) và vitamin tan trong dầu (vitamin A, D, K) rất tốt cho bà bầu. Mỗi tuần mẹ bầu có thể ăn từ 3-4 quả trứng gà.
Chị em có biết rằng trong 100g ngao có tới 23mg sắt. Do đó, ngao được chế biến chín thành soup ngao, ngao hấp, ngao xào sả ớt… là món an toàn và bổ dưỡng cho bà bầu.
8. Thực phẩm bà bầu thiếu máu không nên ăn?Dù là một dưỡng chất rất quan trọng trong việc hình thành xương, răng cho thai nhi nhưng canxi lại làm giảm khả năng hấp thu sắt của cơ thể mẹ bầu gây thiếu máu.
Tương tự như canxi, oxalat gây cản trở khả năng hấp thụ sắt của cơ thể nên mẹ bầu bị thiếu máu cũng nên cẩn thận trong việc bổ sung oxalat và sắt. Một số loại thực phẩm chứa oxalat như rau chân vịt, rau mùi tây, socola, trà, cải xoăn, củ cải, …
Để tránh làm cản trở khả năng hấp thụ sắt của oxalat, mẹ bầu có thể dùng đồng thời thêm thực phẩm giàu vitamin C để cải thiện điều này.
Trà, cà phê, nước ép trái cây, … cũng có thể gây cản trở quá trình hấp thu sắt của cơ thể vì trong chúng có chứa một loại polyphenol gọi là tannin. Cách để mẹ bầu có thể giải quyết tình trạng này là trước và sau khi bổ sung sắt khoảng 2 giờ đồng hồ, mẹ bầu tuyệt đối tránh xa các loại thức uống có chứa tannin.
9. Lưu ý khi bổ sung thực phẩm giàu chất sắt cho bà bầuĐể nhận được nhiều sắt từ thực phẩm, bạn cần lưu ý những điểm sau khi ăn:
Không uống cafe hay trà khi ăn. Chúng chứa thành phần gọi là phenol có thể ngăn cản hấp thu sắt.
Ăn những thực phẩm giàu vitamin C (như cam, dâu tây, súp lơ), đặc biệt là ăn rau xanh giàu sắt như đậu đỗ (chứa vitamin C có thể tăng hấp thu sắt gấp 6 lần).
Rất nhiều đồ ăn lành mạnh ức chế sắt (làm giảm lượng sắt mà cơ thể thu được từ thực phẩm sử dụng cùng với thực phẩm khác cùng lúc). Chất phytates trong ngũ cốc và cây họ đậu; oxalate trong thực phẩm đậu nành và rau chân vịt; canxi trong những thực phẩm sữa cũng là ví dụ làm ức chế sắt. Tất nhiên không phải bạn cắt giảm thực phẩm trên trong chế độ ăn. Đơn giản là ăn chúng với những chất hỗ trợ sắt (thức ăn chứa vitamin C hoặc lượng nhỏ thịt, cá).
Do canxi trong những sản phẩm sữa có thể giảm hấp thu sắt, nếu bạn phải bổ sung canxi hoặc antacid có chứa canxi, nên uống chúng giữa hai bữa ăn.
Cập nhật thông tin chi tiết về Thiếu Máu Lên Não Khi Mang Thai Có Nguy Hiểm Không? trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!