Bạn đang xem bài viết Và Những Điều Cần Chú Ý được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
90% các mẹ đều mắc phải các triệu chứng khó chịu khi mang thai, vì vậy yến sào như một vị cứu tinh với 17 acid-amin trong đó có 8 acid-amin thiết yếu bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong những tháng ngày vất vả mang thai. Nên sử dụng nước yến cho bà bầu thế nào là hợp lý chắc chắn là câu hỏi mà nhiều mẹ thắc mắc.
Bà bầu uống nước yến được không?
Khi mang thai, mẹ sẽ rơi vào trạng thái buồn nôn, chóng mặt, nguy hiểm hơn là thiếu máu thai kỳ dù đã ăn rất nhiều loại thực phẩm. Yến sào với 45 – 55% protein không béo, 18 loại axit amin cùng hơn 30 loại vitamin khoáng chất thiết yếu đóng vai trò quan trọng giúp mẹ bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mà không lo béo phì. Tuy nhiên, lần đầu làm mẹ sẽ gây cho bạn khá nhiều những lo lắng, thắc mắc, một trong số đó là có thai uống nước yến được không hay uống bao nhiêu là đủ.
Liệu bà bầu có uống nước yến được không? Câu trả lời là hoàn toàn nên uống, vì nước yến cho bà bầu sẽ mang lại cho mẹ những tác dụng thần kỳ sau:
Tăng sức đề kháng chống nhiễm khuẩn cho phụ nữ mang thai và thai nhi
Giảm ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt, chán ăn, mất ngủ,… giúp mẹ khỏe mạnh hơn, ăn ngon hơn, ngủ tốt hơn
Chất xúc tác Hreonine sẽ giúp mẹ tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng
Tăng cường khả năng kết nối neuron nhờ axit folic, valine và glycine trong thành phần yến sào, từ đó giúp thai nhi phát triển não bộ toàn diện
Dưỡng da, chống rạn da với collagen tự nhiên có trong yến sào
Tổ yến đóng vai trò là một tác nhân tiềm năng trong việc điều trị viêm khớp
Giảm stress và các suy nghĩ tiêu cực trong thời kì mang thai nhờ được bổ sung các vi chất quý các acid amin tự nhiên có trong tổ yến.
Thanh nhiệt, chống viêm, giúp mẹ thoát khỏi bệnh táo bón, nóng trong người như khi uống các loại thuốc bổ sung vi chất.
Thời điểm nào uống nước yến cho bà bầu tốt nhất?
Bất kỳ loại thực phẩm nào cũng cần có thời điểm thể hấp thụ tốt nhất và yến sào cũng vậy. Nước yến cho bà bầu sẽ phát huy được nhiều tác dụng nhất khi bụng mẹ bị rỗng, nhờ đó mà cơ thể sẽ hấp thụ chất dinh dưỡng rất nhanh. Đây là 3 thời điểm mẹ cần sử dụng nước yến cho bà bầu:
Uống nước yến vào lúc sáng sớm khi vừa thức dậy giúp cho mẹ bầu cảm thấy tinh thần phấn chấn, tỉnh táo và khỏe mạnh hơn.
Uống nước yến cho bà bầu vào buổi tối trước khi đi ngủ sẽ giúp mẹ ấm bụng mà không cần nạp quá nhiều thức ăn gây khó ngủ, nặng bụng, khiến ngủ không ngon nữa.
Uống xen kẽ các bữa ăn khi đói để giúp bà bầu giảm cảm giác đói mà vẫn cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng.
Nước yến cho bà bầu nên sử dụng vào tháng thứ mấy?
Theo các tài liệu Đông y chép lại, yến sào có tính hàn, vị ngọt, đặc biệt tốt trong việc điều trị cảm cúm, kiện tỳ dưỡng huyết, bổ thận sinh tinh,…vì vậy từ tháng thứ 3 bà bầu mới nên ăn yến sào để tránh tính hàn ảnh hưởng xấu đến mẹ và bé.
Theo lương y Trung, khi mang thai, cơ địa bà bầu thay đổi khá thất thường nên nếu đang trong thời kỳ nghén thì không nên dùng yến sào để tránh tác dụng phụ.
Ngoài ra, một số người cho rằng vì tổ yến có tính mát nên nếu mẹ bầu dùng trong thai kỳ có thể khiến trẻ bị hen suyễn sau khi sinh hay thậm chí làm tăng khả năng bị dị ứng ở trẻ về sau. Thế nhưng trên thực tế vẫn chưa có tài liệu cũng như cơ sở khoa học nào khẳng định về quan niệm trên, do vậy bạn nên an tâm dùng nước yến cho bà bầu để bồi bổ sức khỏe.
Về cụ thể, các giai đoạn thai kỳ mẹ nên uống nước yến cho bà bầu như sau:
Thai từ 1 – 3 tháng: mẹ không nên sử dụng yến sào bởi ở giai đoạn này, các cơ quan, tim, ống thần kinh, bộ phận sinh dục của thai nhi đang được hình thành, không nên cung cấp quá nhiều dưỡng chất.
Thai từ 3 – 7 tháng: Mẹ nên uống nước yến đều đặn cách ngày, mỗi ngày 7 gram. Ở giai đoạn này, hệ thống tiêu hóa của bé đã ổn định, hệ miễn dịch phát triển mạnh mẽ, xương bắt đầu hình thành, thai nhi giờ đã có thể chuyển động và nghe được âm thanh xung quanh. Chính vì thế, việc bổ sung dinh dưỡng trong giai đoạn này là điều rất cần thiết.
Thai ở Tháng 8 và tháng 9: Liều lượng yến sào bổ sung cho cơ thể lúc này nên giảm xuống, khoảng 60gr mỗi tháng, mỗi ngày 4gram.
Những lưu ý khi uống nước yến cho bà bầu
Cơ địa mỗi người đều khác nhau, vì thế tùy theo thể trạng mà bà bầu dùng yến sào với cách phù hợp. Tốt nhất, mẹ hãy tham khảo trước ý kiến của bác sĩ sản khoa đang khám.
Một cách chế biến nước yến cho bà bầu tốt nhất chính là yến chưng đường phèn. Tốt nhất bạn nên chưng yến sào chung một vài lát gừng sẽ giúp trung hòa tính mát của tổ yến.
Sau khi chưng yến sào, mẹ nên ăn nóng để hấp thu dễ hơn, sau khi ăn xong nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động.
Mẹ nên chọn mua yến sào tại các cơ sở uy tín để đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Nước yến chưng tươi Thượng Yến
Với 12 năm trong nghề sản xuất và chế biến tổ yến, Thượng Yến tự hào là công ty nghiên cứu, nuôi yến bằng công nghệ cao đạt chuẩn tự nhiên gần như duy nhất tại Việt Nam. Tổ yến (yến sào) 100% nguyên liệu nguyên chất được thu hoạch từ hệ thống nhà Yến, trải qua quá trình kiểm định gắt gao theo tỉ lệ kim cương cam kết sẽ làm khách hàng hoàn toàn yên tâm về chất lượng và nguồn gốc. Bên cạnh đó, quy trình thu hoạch, đóng gói thành phẩm vô cùng đẹp mắt và sang trọng phục vụ cả nhu cầu mua sử dụng và biếu tặng của Thượng Khách.
Đối với những mẹ bầu đang trong quá trình dưỡng thai, bác sĩ sản khoa khuyên rằng nên bổ sung yến sào mỗi tuần 3 lần, mỗi lần 30gr yến tươi tương đương với 3gr yến thô. Nếu không có thời gian chế biến, mẹ có thể sử dụng bí quyết từ
yến chưng tươi Thượng Yến
: bổ sung 1 chai Yến chưng tươi Thượng Yến 300ml mỗi ngày để có một thai kỳ nhàn hạ, bé khỏe mạnh thông minh.
Yến chưng tươi Thượng Yến cam kết sử dụng 100% yến sào nguyên chất, không sử dụng phụ gia, chất bảo quản, chưng thủ công giúp giữ nguyên hương vị và độ mềm dẻo của tổ yến. Đặc biệt là khẩu phần từ chuyên gia dinh dưỡng: 5gr, 15gr, 30gr yến tươi tương ứng với chai 70ml, 100ml, 300ml – mang đến hiệu quả tối đa trong thời gian ngắn nhất.
Mang Thai Đôi Và Những Điều Mẹ Bầu Cần Chú Ý
Bà mẹ mang thai đôi cần thêm khoảng hơn 600 calo một ngày
Hiệp hội Sản phụ khoa Hoa Kỳ (ACOG) khuyến nghị bổ sung thêm khoảng 300 calo một ngày so với lượng calo thông thường mà bạn nạp vào, với mỗi em bé mà bạn mang trong bụng. Điều này có nghĩa là, nếu bạn mang thai đôi, bạn sẽ cần phải bổ sung thêm khoảng 600 calo một ngày. Kết quả là cuối thai kỳ bạn sẽ tăng thêm từ 4,5 – 7kg ở bà mẹ mang thai đôi có chỉ số BMI bình thường.
Các bà mẹ mang thai được khuyến cáo đảm bảo một chế độ ăn cân bằng, với các loại thực phẩm lành mạnh và điều quan trọng nhất là phải luôn ở trong trạng thái no. Các bà mẹ mang thai đôi cũng được khuyến nghị nên bổ sung thêm khoảng 1mg axit folic mỗi ngày vào chế độ ăn trước khi sinh. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là bạn phải uống tăng gấp đôi lượng vitamin dành cho bà bầu, mà chỉ cần tăng lượng axit folic mà thôi, uống bổ sung thêm các loại vitamin khác là không cần thiết.
Tăng nguy cơ mắc phải một số biến chứng trong thai kỳ
Nguy cơ lớn nhất của việc mang thai đôi chính là việc sinh non, nhưng những bà mẹ mang thai đôi cũng có nguy cơ mắc phải một số biến chứng khác. Nguy cơ tiền sản giật của việc mang thai đôi sẽ tăng lên gấp khoảng 2 lần và nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ cũng sẽ cao hơn.
Với việc mang thai đôi, bạn nên thường xuyên đi khám thai và siêu âm nhiều hơn theo khuyến cáo của bác sỹ, để có thể theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi và sức khỏe của bà mẹ.
Ốm nghén và các dấu hiệu mang thai khác sẽ nghiêm trọng hơn
Bà mẹ mang thai đôi có thể sẽ thấy mình có dấu hiệu ốm nghén nặng hơn và xuất hiện sớm hơn. Trước khi siêu âm để khẳng định, thì dấu hiệu ốm nghén nhiều và nặng hơn thực ra là dấu hiệu đầu tiên cho thấy có thể bạn đã mang thai đôi. Theo ACOG, bạn có thể sẽ bị căng tức ngực nhiều hơn và tăng cân nhanh hơn khi mang thai đôi.
Những dấu hiệu mang thai thường xuất hiện từ tuần thai thứ 6 đối với việc mang 1 thai thì có thể xuất hiện vào bất cứ thời điểm nào sớm hơn, nếu bạn mang thai đôi.
Bà mẹ gặp nhiều khó khăn hơn trong suốt thai kỳ
Với việc tăng nhiều cân hơn và “xổ bụng” nhiều hơn, những phụ nữ mang thai đôi có thể sẽ cảm thấy chậm chạp và nặng nề hơn. Bên cạnh đó, việc tăng quá nhiều trọng lượng ở phần giữa cơ thể sẽ khiến bạn cảm thấy bị “lệch” nhiều hơn.
Ngoài ra, lưu lượng máu trong cơ thể có thể tăng lên trên 70% đối với những phụ nữ mang thai đôi. Điều này có nghĩa là tim bạn sẽ phải hoạt động nhiều hơn, và bạn sẽ có cảm giác giống như…thường xuyên luyện tập thể thao. Và đây thực sự là một gánh nặng đối với cơ thể của bạn. Bạn sẽ thường xuyên cảm thấy không thể làm việc được nhiều và thời gian làm việc của bạn sẽ giảm đi quanh tháng thứ 6 hoặc thứ 7. Phụ nữ mang thai đôi sẽ cảm thấy khó khăn hơn trong việc leo cầu thang, trong việc đi ngủ và trong rất nhiều công việc bình thường khác, do vậy cần lắng nghe cơ thể và cần nghỉ ngơi đúng lúc.
Đa số chuyển dạ vào tuần thứ 36 hoặc 37, thay vì vào tuần thứ 40
Đa số phụ nữ mang thai đôi đều không sinh con đủ tuần, nhưng chưa có một tài liệu y khoa nào ghi lại chính xác khoảng thời gian chuyển dạ của các trường hợp mang thai đôi. Một nghiên cứu năm 2016 đã tổng hợp lại tất cả các nghiên cứu về sinh đẻ trong khoảng 10 năm trở lại đây, bao gồm khoảng 35.000 trường hợp mang thai đôi để tìm ra khoảng thời gian chuyển dạ chính xác nhất. Các nhà nghiên cứu thấy rằng, 37 tuần là thời điểm chuyển dạ trung bình của một trường hợp mang thai đôi với 2 bánh rau riêng biệt (là kiểu mang thai đôi thường gặp nhất).
Nguy cơ của việc tử vong chu sinh (tử vong trong khoảng 4 tuần sau khi sinh) và thai chết lưu cũng ở quanh khoảng tuần thứ 37. Do vậy, tuần thứ 37 được coi là thời điểm có nguy cơ cao nhất của việc mang thai đôi. Các bà mẹ mang thai đôi thường được cân nhắc đến việc sinh nở khi sắp đạt tới mốc 37 tuần của thai kỳ.
Trên thực tế, các bà mẹ mang thai đôi thường sẽ chuyển dạ trong khoảng tuần thứ 36-37 nếu không có gì bất thường. Trong những trường hợp mang thai đôi mà chỉ có 1 bánh rau, thì con số trung bình trong nghiên cứu trên là 36 tuần, nhưng một số bác sỹ có thể chỉ định cho sinh nở ngay khi đang ở tuần thứ 34 để tránh tối đa các biến chứng có thể xảy ra.
Thời điểm sinh nở cũng như thời gian chuyển dạ sẽ rất khác nhau giữa các thah phụ, giữa loại mang thai đôi và phụ thuộc vào việc phát triển của từng em bé trong bụng. Tốt nhất là những bà mẹ mang thai đôi nên khám thai định kỳ thường xuyên hơn để bác sỹ sản phụ khoa có những chỉ định kịp thời, phù hợp cho việc sinh nở của riêng mình.
Bà mẹ mang thai đôi nên khám thai và chuẩn bị sinh nở tại bệnh viện có đủ điều kiện về sản khoa
Mặc dù bạn có thể sẽ nghĩ rằng, mang thai đôi sẽ cần phải sinh mổ, nhưng thực sự thì không hẳn như vậy. Một nghiên cứu lớn năm 2013 đăng trên New England Journal of Medicine chỉ ra rằng, không có sự khác biệt đáng kể nào về việc sinh mổ hay sinh thường ở phụ nữ mang thai đôi so với các bà mẹ chỉ mang 1 thai.
Điều đó có nghĩa là, bạn có thể sinh thường ngay cả khi bạn mang thai đôi. Nếu bạn muốn sinh thường trong trường hợp mang thai đôi, hãy hỏi ý kiến bác sỹ bởi vì chỉ bác sỹ chuyên khoa sản mới quyết định được việc này.
Các cặp sinh đôi thường sẽ phải sinh mổ nhiều hơn, nhưng rất nhiều bé sinh đôi vẫn có thể được sinh ra qua được âm đạo một cách bình thường và an toàn. Sau khi em bé thứ nhất sinh ra, thông thường, theo các chuyên gia, em bé thứ hai cũng sẽ ra rất nhanh. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp em bé thứ 2 ra đời cách em bé thứ nhất một vài tiếng đồng hồ, nhưng trung bình, khoảng cách ra đời của 2 em bé là dưới 1 tiếng.
Bà bầu mang song thai nên ăn gì?
Giống như mang đơn thai, người mẹ nên duy trì ăn uống cân bằng, lành mạnh để cung cấp đủ các chất dinh dưỡng cho cả ba mẹ con; đồng thời, đảm bảo người mẹ tăng cân đủ để em bé phát triển tốt.
Khá nhiều cặp song sinh chào đời trước ngày sinh dự kiến; vì thế, người mẹ cần dảm bảo đủ dưỡng chất để hạn chế bé chào đời với trọng lượng thấp.
Em bé của bạn tăng cân nhiều trong 3 tháng cuối (sau tuần 28) nhưng điều thú vị là, sự tăng cân của mẹ trong quý II ảnh hưởng rất lớn đến trọng lượng của bé trước khi chào đời.
Trọng lượng cần đạt được
Với những người mẹ mang song thai, nên tăng khoảng 15-20kg. Với phụ nữ thiếu cân trước khi mang thai thì cần tăng nhiều hơn, còn với phụ nữ thừa cân thì số kg tăng thêm này có thể ít hơn.
Nếu tăng cân không đủ, có thể bạn ăn không đủ và lại hoạt động quá nhiều. Hãy cố gắng tiêu thụ những thực phẩm bạn yêu thích và hạn chế hoạt động trong ngày.
Nếu thừa cân, lời khuyên dành cho bạn là làm ngược lại, tức là giảm thực phẩm và tăng cường hoạt động. Tuy nhiên, nếu tăng cân nhanh chóng, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì đó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
Mang Thai 3 Tháng Đầu Và Những Điều Mẹ Cần Chú Ý
Những điều cần biết khi mang thai 3 tháng đầu
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, mẹ bầu cần lưu ý những vấn đề như sau:
Mang thai 3 tháng đầu thai nhi lấy dinh dưỡng từ đâu?
Quá trình hình thành cơ thể và cấu trúc não bộ ban đầu trong ba tháng đầu thai kỳ. Lúc này, thai nhi luôn cần một nguồn dưỡng chất đầy đủ từ cơ thể mẹ truyền qua dây rốn. Vậy dinh dưỡng khi mang thai: Ăn chuẩn theo từng tháng thế nào để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé?
Trong 3 tháng đầu, thai phụ thường tăng 0,9 tới 2,3 kg. Ngược lại với nhiều mẹ còn sút tới 3 kg. Nếu không biết bà bầu cần ăn gì thì mẹ nên bổ sung thêm 10-18g protein mỗi ngày, tương ứng với 50-100gr thịt, cá hoặc 1 – 2 ly sữa mỗi ngày.
Chất sắt là 15gr mỗi ngày và acid folic (vitamin B9) giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh, tật nứt đốt sống ở trẻ, có trong các loại rau có màu xanh thẫm.
Ngoài ra cần bổ sung vitamin B12 và vitamin C giúp phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho bào thai, tạo bánh nhau bền chắc.
Dấu hiệu thai phát triển tốt 3 tháng đầu
Xuất hiện hiện tượng khó tiêu, ợ nóng: Đây chính là dấu hiệu tốt cho thấy rằng hormone trong thai kỳ vẫn đang hoạt động bình thường khi làm chậm lại quá trình tiêu hóa của cơ thể.
Cơ thể bị đau nhức: Khi thai nhi đang lớn lên, mẹ bầu sẽ phải đối mặt với các cơn đau nhức tại vùng lưng và tay, chân. Đây là một triệu chứng hoàn toàn bình thường ở tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3.
Cân nặng tăng dần đều: Nếu như cân nặng tăng khoảng 0.5kg/tuần trong tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai thì mẹ bầu có thể yên tâm với sự phát triển đúng chuẩn của thai kỳ.
Ốm nghén: Các chuyên gia khẳng định là tình trạng ốm nghén chứng tỏ mẹ bầu đang có đủ các kích thích tố cần thiết để cho thai nhi phát triển. Cho nên, dù có khó chịu, nghén ăn, nghén ngủ đến như thế nào, mẹ bầu cũng thấy rất đáng phải không nào?
Huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định: Chỉ khi huyết áp và lượng đường trong máu ở mức ổn định thì bạn mới có thể yên tâm là tránh xa được chứng tiền sản giật và tiểu đường trong thai kỳ. Nếu như hai chỉ số này chuẩn, chứng tỏ là bà bầu đang ăn uống và luyện tập rất lành mạnh đấy!
Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng
Theo các chuyên gia, tình trạng đau bụng khi bầu 3 tháng đầu sẽ chia làm 2 trường hợp đó là: đau bụng bình thường và đau bụng nguy hiểm.
Trong 3 tháng đầu chị em thường gặp chứng đau bụng lâm dâm, đây là sự biểu hiện cho của việc trứng đang làm tổ, nên mẹ bầu không cần quá lo lắng.
Bên cạnh đó, tháng đầu của thai kỳ, bụng của thai phụ thường có cảm giác căng tức, đặc biệt là bị đau vùng bụng dưới, hiện tượng này là do thai đang tìm cách bám vào tử cung.
Cũng chính lúc này sẽ xuất hiện tình trạng ốm nghén, nôn ọe. Đến khi thai nhi lớn dần lên một chút thì cảm giác đau bụng là do căng cơ và dây chằng vì phải nâng đỡ tử cung. Hiện tượng này càng rõ khi thay đổi tư thế, ho hay khi ngồi xổm và lúc đứng dậy.
Tuy nhiên, nếu trong 3 tháng đầu mà xuất hiện các triệu chứng đau bụng như:
Cơn đau bụng di chuyển khắp vùng bụng, đau dữ dội cảnh báo mang thai ngoài dạ con.
Cơn đau bụng kéo dài, vùng bụng bị co thắt kèm theo hiện tượng ra huyết khi mang thai đây là triệu chứng sảy thai.
Nếu trong cơn đau bụng mà người mẹ cảm thấy đau co thắt bụng kèm theo tiêu chảy, đau lưng, đau co thắt dạ con là những triệu chứng dọa sinh non.
Còn nếu mẹ bị đau bụng trên khi mang thai 3 tháng đầu, kèm theo triệu chứng mờ mắt, buồn nôn, nôn mửa và những dấu hiệu khác rất có thể mẹ bầu bị tiền sản giật.
Nếu không may gặp phải những triệu chứng này có nghĩa là tính mạng của người mẹ và em bé trong bụng đang gặp nguy hiểm và cần có biện pháp xử lý hiệu quả, kịp thời.
Vóc dáng bà bầu thay đổi trong 3 tháng đầu thai kỳ thế nào?
Cơ thể mẹ bầu sẽ có những thay đổi như sau:
Tăng kích thước bụng từ khoảng tuần thứ 12 của thai kỳ. Đó là vì tử cung đã giãn nở của bạn bắt đầu nhô lên khỏi vùng chậu và chuyển động.
Tăng kích thước ngực, quầng vú và xuất hiện những mụn nhỏ. Tới tháng thứ 3 của thai kỳ, sữa non sẽ xuất hiện và thường xuyên bị rỉ ra. Những thay đổi này là bởi ngực của bạn chuẩn bị cho con bú.
Tăng cân: Tăng cân một cách khỏe mạnh và bình thường khi mang thai là từ 10-14kg. Cân nặng thường tăng chút ít trong 3 tháng đầu tiên, thêm một chút trong 3 tháng tiếp theo và tăng nhiều nhất trong 3 tháng cuối cùng.
Tâm sinh lý của phụ nữ mang thai 3 tháng đầu
Khi biết tin mình chuẩn bị lên chức mẹ bỉm sữa, hẳn bất kỳ người phụ nữ nào cũng sẽ trải qua đủ các cung bậc cảm xúc. Từ hạnh phúc vỡ òa đến lo lắng về nhiều thứ cần phải sắm sửa cho cả mẹ và bé.
Ngoài ra còn có các xúc cảm khác không thể cân đo đong đếm hết. Áp lực của lần mang thai đầu tiên cũng đủ khiến mẹ bầu gục ngã. Gần như không mẹ bầu nào có thể lường trước được hết những bất ổn tâm lý diễn ra trong suốt thai kỳ.
Tâm lý bất ổn của mẹ bầu trong ba tháng đầu của thai kỳ bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do những mỏi mệt về thể chất.
Chính sự thay đổi hormone trong cơ thể khiến mẹ bầu có triệu chứng ốm nghén nặng hoặc nhẹ, buồn nôn, hoặc có cảm giác thèm ăn hoặc chán ăn, hay cáu gắt khó chịu, lo lắng…
Mang thai 3 tháng đầu cần chú ý những gì?
Dùng que thử thai để kiểm tra 1, 2 lần khi bạn phát hiện mình trễ kinh. Đây là việc đầu tiên cần làm khi bầu 3 tháng đầu. Bước kiểm tra này sẽ cho bạn một kết luận chắc chắn để chuẩn bị cho cả một hành trình rất dài sau đó.
Phải biết được bảo hiểm sẽ chi trả những gì khi bạn mang thai và sinh con và bệnh viện nào thích hợp nhất đối với thẻ bảo hiểm y tế của bạn.
Nên đi khám thai đều đặn định kì, theo dõi sức khỏe mẹ và bé
Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì? Nên nhớ bạn không cần khám thai quá nhiều lần, nhưng nhớ đừng dời lần khám đầu tiên quá lâu kẻo bạn sẽ bỏ lỡ mốc siêu âm quan trọng ở tuần thứ 10 – 12 của thai kỳ.
Nghĩ về thời điểm bạn thông báo tin vui cho mọi người
Một số mẹ bầu đã thông báo tin vui ngay lập tức. Những người khác thì chờ đến ba tháng tiếp theo, khi mà rủi ro về sảy thai đã không còn nữa.
Mẹ nên giữ tâm lý vui vẻ thoải mái trong lúc này
Axit folic à một trong những dưỡng chất cần thiết nhất trong các viên đa vitamin này dành cho bà bầu, nó có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các bà mẹ mang thai 3 tháng đầu – làm giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh.
Chọn người chăm sóc sức khỏe
Hãy tham khảo bạn bè, người thân hoặc bác sỹ của bạn để nhận được lời giới thiệu đến một bác sỹ sản phụ khoa. Người chăm sóc sức khỏe gia đình hay một bà đỡ đáng tin cậy – hoặc bạn có thể tự tìm kiếm trên mạng.
Đảm bảo các loại thuốc bạn đang sử dụng an toàn
Nhớ hỏi bác sỹ về đơn thuốc hoặc những loại thuốc không kê toa mà bạn đang sử dụng để đảm bảo an toàn cho bạn và thai nhi. Tham khảo các loại thuốc an toàn cho mẹ bầu.
Mua những thức ăn tốt cho sức khỏe
Hãy chất đầy tủ bếp, tủ lạnh nhà bạn những thức ăn tốt cho bà bầu.
Ốm nghén thường xảy ra trong ba tháng đầu của quá trình mang thai. Bạn có thể cải thiện bằng dinh dưỡng và điều chỉnh nhịp sinh hoạt.
Tìm hiểu những dấu hiệu nguy hiểm
Bạn nên cảnh giác với những dấu hiệu như đau bụng, ra máu bất thường hay tình trạng mệt mỏi quá độ trong giai đoạn này.
Bắt đầu chụp ảnh bụng bầu
Đây là một cách tuyệt vời để ghi lại hành trình phát triển của bé yêu.
Tham gia vào một hội nhóm mẹ bầu
Liên lạc với các bà bầu mang thai cùng giai đoạn với bạn để chia sẻ kinh nghiệm.
Sẵn sàng để nghe hoặc nhìn thấy con
Bạn có thể nghe thấy nhịp tim của bé qua máy nghe tim thai hoặc siêu âm.
Bạn có cả tá thời gian để quyết định xem bé sẽ có tên là gì – nhưng mà việc viết ra những cái tên để lựa chọn cũng vui lắm đấy.
Chuẩn bị về mặt tài chính
Lên kế hoạch về những chi phí trước và sau khi sinh em bé. Những chi phí đó bao gồm quần áo, thức ăn, tã, đồ chơi và những chi phí này có thể đội lên rất nhanh đấy.
Tạo ra một “nghi thức” hàng ngày để kết nối với bé yêu
Dành thời gian để nghĩ về con của bạn, có thể là lúc sau khi thức dậy hoặc trước khi đi ngủ.
Tâm sự và chia sẻ với nửa kia
Thông thường, bạn sẽ cần nói chuyện rất nhiều về những điều mình mong muốn khi mang thai và làm cha mẹ. Tốt nhất, hãy viết sẵn một danh sách những điều mà cha mẹ “luôn luôn” và “không bao giờ” thực hiện.
Mang thai 3 tháng đầu cần kiêng gì?
Mẹ cần nhớ kiêng cữ những vấn đề sau để thai phi được phát triển khỏe mạnh.
Hút thuốc thụ động làm tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng khi mang thai, bao gồm cả sảy thai và sinh non.
Đảm bảo an toàn khi mang thai 3 tháng đầu
Cân nhắc chọn lựa thực hiện những xét nghiệm thích hợp
Nhiều bài kiểm tra, xét nghiệm có thể cho bạn thêm thông tin về những rủi ro về nhiễm sắc thể và dị tật bẩm sinh. Tuy vậy, không phải xét nghiệm nào cũng cần thiết.
Bạn hãy tham khảo ý kiến của bác sỹ trước khi quyết định chọn hình thức kiểm tra cho mình.
Tiêu thụ một lượng lớn caffeine có thể dẫn đến sảy thai và những vấn đề khác.
Bắt đầu hạn chế một số loại thức ăn
Tìm hiểu xem những thứ nào cần tránh khi 3 tháng đầu mang thai
Những điều cần tránh khi mang thai 3 tháng đầu
Đây là những vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ, mẹ cần tuyệt đối tránh xa
Phụ nữ có thai tránh mang vác vật nặng
Sự thay đổi nội tiết trong thai kỳ khiến các khớp xương, dây chằng và liên kết cơ của bạn lỏng lẻo hơn để chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Bạn sẽ cảm thấy mình yếu sức hơn, dễ mệt hơn và luôn nhức mỏi mọi thời điểm trong ngày.
Vì vậy đây không phải là lúc để bạn thử sức mạnh của mình với những việc bưng bê, mang vác nặng nhọc. Hãy để người đàn ông khoẻ mạnh của bạn làm những việc sau:
Di chuyển hay kê lại đồ đạc và đồ vật nặng trong gia đình.
Xách hàng hoá cho vợ khi vợ chồng bạn đi siêu thị hay mua sắm.
Mang đồ cồng kềnh giúp vợ lên xuống cầu thang (dù đó chỉ là giỏ quần áo bẩn cần giặt).
Ba tháng đầu thai kỳ không tắm hơi hay bồn nước quá nóng
Hiệp hội mang thai tại Mỹ đã cảnh báo rằng bà bầu tắm nước nóng trong thai kỳcó thể gây ra những vấn đề rủi ro trong quá trình phát triển của thai nhi.
Cụ thể khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu có thể làm thân nhiệt của bà bầu tăng cao khiến thai nhi trong tử cung cũng bị làm nóng, vượt quá mức nhiệt độ bình thường.
Các nghiên cứu còn cho thấy nếu nhiệt độ nước nóng cao hơn 39 độ C có thể ảnh hưởng đến sự phát triển thị lực và trí não của thai nhi. Do đó, các bà mẹ mang thai được khuyến cáo không nên ngâm mình trong nước nóng trong thời gian dài.
Kỳ tam cá nguyệt thứ nhất tránh tập một số tư thế yoga
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn phải kiểm tra với bác sĩ của bạn nếu bạn có thể bắt đầu hoặc tiếp tục để tập yoga. Một khi nhận được một sự đồng ý của bác sĩ, bạn phải thông báo cho người hướng dẫn yoga của bạn về việc mang thai.
Bạn có thể không có quá nhiều hạn chế trong thai kỳ sớm này. Nhưng hãy tuân thủ các quy tắc khi bà bầu tập yoga để đảm bảo an toàn. Bạn phải giữ cho mình ngậm nước và uống đủ nước trước và sau khi tập luyện.
Làm việc trên hơi thở của bạn, phối hợp các chuyển động của bạn và thở sâu. Bạn phải bắt đầu lắng nghe cơ thể. Hãy tìm những thay đổi nếu bạn bắt đầu cảm thấy đau hoặc khó chịu trong khi tập yoga.
Khi nói đến những tư thế bạn có thể thực hành trong tam cá nguyệt này, tất cả các tư thế cơ bản đều phù hợp cho bà bầu tập yoga.
Không chơi trò vận động mạnh khi mang thai 3 tháng đầu tiên
Trong thời gian đầu mang thai mẹ nên kiêng các trò chơi vận động quá mạnh. Như vậy sẽ làm mẹ bầu và thậm chí là cả thai nhi mệt mỏi, nguy hiểm hơn là có thể gây ra sảy thai hay đẻ non.
Tuy nhiên khi đi khám thai bước đầu không có gì bất thường thì mẹ bầu cũng đừng lo lắng. Tim thai sẽ nghe được khi thai nhi khoảng 6 tuần tuổi trở ra.
Mang thai 3 tháng đầu có nên quan hệ?
Quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai là điều cấm kỵ tuyệt đối với một số phụ nữ. Đặc biệt là khi họ phải đối phó với các chứng buồn nôn, nôn mửa, và áp lực mệt mỏi khi mang thai.
Tuy nhiên, một số phụ nữ lại muốn quan hệ tình dục trong thai kỳ.
Nếu còn băn khoăn có thai 3 tháng đầu có nên quan hệ? Cách tốt nhất là nên nhẹ nhàng, âu yếm và lựa chọn tư thế để mẹ cảm thấy thoải mái nhất.
Sinh Con Vào Mùa Đông: Và Những Điều Bà Bầu Cần Chú Ý
Vào mùa đông các mẹ cần sắm nhiều đồ dùng với vật dụng hơn mùa hè để có thể dữ ấm cho con một cách tốt nhất. Các mẹ cần sắm thật nhiều quần áo, chăn ấm, tất chân, tất tay, khăn, tã giấy, tấm lót.…vì thời tiết lạnh bé sẽ ” tè ” nhiều hơn nhất là trong những ngày mùa đông mưa phùn khiến quần áo lâu khô.
Chuẩn bị đồ cho sơ sinh mùa đông 1. Với quần áo.
Mua ít hoặc không cần các loại quần áo sơ sinh mỏng và ngắn vì bé sẽ lớn rất nhanh, hết mùa đông sẽ không mặc vừa nữa. Nên mua nhiều quần áo dài, bodysuit, … với áo khoác thì nên mua size lớn hơn một chút, vì bé sẽ thoải mái hơn và để có thể tận dụng vào năm sau.
Có nhiều mẹ bầu nghĩ rằng áo len chui đầu và cao cổ sẽ giữ ấm bé tốt hơn, nhưng vấn đề ở chỗ bé sẽ khóc thét nên mỗi lần thay đồ. Vì vậy nên thay thế bằng áo len dạng đóng cúc, thêm vào đó mẹ hãy dùng khăn sữa để giữ ấm ngực và cổ cho bé, như vậy mỗi lần bé trớ sẽ chỉ phải thay khăn mà không cần thay cả áo.
Quần áo mùa đông dày và lâu khô, vì thế hãy chuẩn bị mua sắm sớm một chút, để có thời gian giặt sạch và phơi nắng trước khi bé chào đời. Nếu có điều kiện, hãy sắm một chiếc máy sấy quần áo, bạn sẽ không phải lo lắng những ngày mưa phùn, vì bé sẽ luôn có quần áo thơm tho và sạch khuẩn.
2. Các phụ kiện khác.
Mùa đông, dùng tã giấy sẽ giữ ấm cho bé tốt hơn tã xô, nên mẹ hãy chuẩn bị nhiều tã giấy một chút. Để tránh bé tè hay ị ra chăn nệm, mẹ hãy dùng tấm lót (loại 1 mặt là nilon, 1 mặt bông) cho bé nằm lên cũng như khi thay tã. Tấm lót cần được thay giặt thường xuyên để giữ vệ sinh cho bé. Ngoài ra, các mẹ có thể mua miếng lót sơ sinh dán dưới tã để bé tè ra thấm vào đấy sẽ đỡ lạnh.
Mùa đông, dùng khăn ướt lau vệ sinh cho bé là không hợp lí vì vừa lạnh lại tốn kém. Các mẹ nên mua bông tiệt trùng, mỗi lần vệ sinh thì nhúng vào nước ấm lau cho bé sẽ tốt hơn.
Chăm sóc bé vào mùa đông 1. Phòng ốc.
Đảm bảo nhiệt độ trong phòng không quá lạnh và phải kín gió. Dùng thêm máy sưởi khi cần thiết.
3. Tắm cho bé.
Dùng nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ 36 độ C đến 38 độ C , hãy nhúng sâu khuỷu tay của mẹ xuống nước, nếu thấy rất ấm nhưng không bỏng rát thì đó là nhiệt độ thích hợp cho bé. Phòng tắm phải tuyệt đối kín gió, và có nhiệt độ khoảng 28 đến 30 độ C là tốt nhất. Nên làm ấm phòng 15 phút trước khi tắm cho bé đồng thời chuẩn bị đầy đủ khăn và quần áo, tất chân, bao tay cần thiết. Nên hơ quần áo trước máy sưởi để chúng ấm lên trước khi mặc cho bé.
Với mẹ lần đầu sinh con, khi bé chưa rụng rốn, cách tốt nhất là nên thuê y tá tắm cho bé. Không chỉ đảm bảo an toàn, bạn sẽ học được cách tắm cho bé nhanh, sạch và được hướng dẫn vệ sinh cho bé đúng cách. Đồng thời, y tá cũng chỉ cho bạn cách phân biệt vàng da sinh lí và vàng da bệnh lí ở trẻ sơ sinh. Khi tắm xong nên ôm và cho bé ti ngay, bé sẽ không bị nấc vì nhiễm lạnh. Đừng quên dùng nước muối sinh lí vệ sinh mắt và mũi cho bé.
Cập nhật thông tin chi tiết về Và Những Điều Cần Chú Ý trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!