Bạn đang xem bài viết Thừa Cân Béo Phì Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thừa cân béo phì ở phụ nữ mang thai và những nguy cơ tiềm ẩn
Theo thống kê tại các nước phát triển có từ 6-10% phụ nữ mang thai mắc thừa cân béo phì trong đó có Việt Nam. Riêng tại khoa Điều trị theo yêu cầu – Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí, trong 9 tháng đầu năm đã có 28 sản phụ mắc hội chứng này. Đây là con số đáng lưu ý hiện nay bởi béo phì khi mang thai là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng sảy thai, dị tật bẩm sinh, sinh non, tiền sản giật, người mẹ có thể ngừng thở khi ngủ… Một trường hợp điển hình, sản phụ N.T.P.A, 29 tuổi, địa chỉ tại Thị xã Quảng Yên, Quảng Ninh nhập viện cấp cứu tại khoa Điều trị theo yêu cầu trong tình trạng: Thai 35 tuần 1 ngày, ra máu âm đạo trên người mẹ có thể trạng to béo. Qua thăm khám và làm xét nghiệm cần thiết các bác sĩ chẩn đoán sản phụ chuyển dạ đẻ lần 2, rau tiền đạo chảy máu, ngôi ngang, mắc tiểu đường thai kỳ (đường máu cao nhất 14mmol/l), béo phì BMI=36,9, thai nhi nặng 2.450 gram. Sản phụ ngay sau đó đã được phẫu thuật bắt con, điều trị kết hợp nội tiết. Hiện tại hậu phẫu mẹ và con ổn định. Một trường hợp khác người mẹ có chỉ số BMI lên đến 56.6 dẫn đến tình trạng tiền sản giật nguy cơ tử vong cao trong quá trình phẫu thuật bắt con. Thừa cân là khi chỉ số khối cơ thể (BMI) nằm trong khoảng từ 25 – 29,9, béo phì BMI từ 30 trở lên. Ở các nước đang phát triển, tình trạng béo phì khá phổ biến, tập trung ở các thành phố lớn hơn ở nông thôn. Nguyên nhân dẫn đến béo phì ở sản phụ là do người mẹ cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng trong quá trình mang thai hoặc trước khi mang thai đã bị thừa cân béo phì. Béo phì gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe sản phụ và thai nhi. Sản phụ có thể bị tiểu đường thai kỳ, tiền sản giật, ngưng thở khi ngủ, nguy cơ tắc mạch sau phẫu thuật, nhiễm khuẩn vết mổ… Đối với trẻ sơ sinh rất dễ bị thai nhi quá lớn (Macrosomia), sảy thai, mắc dị tật bẩm sinh ở tim hay dị tật ống thần kinh, sinh non, thai chết lưu (chỉ số BMI càng cao thì nguy cơ này càng lớn).
Bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho sản phụ
Bác sĩ thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho sản phụ
N.T.P.A.
Do đó, để đảm bảo an toàn cho sản phụ và thai nhi các bác sĩ khuyến cáo đối với Phụ nữ béo phì khi mang thai cần: + Giảm cân trước khi mang thai (từ 5 – 7kg); + Tập thể dục từ 5 phút mỗi ngày và tăng dần đến 30 phút mỗi ngày (Bơi lội); + Ăn uống khoa học, hợp lý trong quý 3 của thai kỳ cần bổ sung trung bình 300 calo mỗi ngày; + Phẫu thuật giảm béo (trì hoãn có thai từ 12 – 24 tháng); * Về chế độ khám đối với phụ nữ béo phì có thai cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe định kỳ như sau: + Trong 3 tháng đầu (12 tuần) phải kiểm tra chỉ số đường huyết, chức năng gan , thận, huyết áp và xét nghiệm sàng lọc thai nhi; + Trong 3 tháng giữa từ 26 đến 28 tuần xét nghiệm đường huyết và làm nghiệm pháp dung nạp đường huyết, nhằm giảm thiểu nguy cơ tiền sản giật và đái đường thai kỳ; + Trong 3 tháng cuối: Nguy cơ tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, đẻ khó do vai, đẻ non… Mọi thông tin chi tiết liên hệ khoa điều trị theo yêu cầu để được tư vấn: BSCKII. Vũ Thị Dung, số điện thoại 0971.995.878 Phương pháp tính BMI thông dụng hiện nay dựa trên công thức:
Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn Khi Mang Đa Thai
Những nguy cơ tiềm ẩn khi mang đa thai 19-04-2011
Phụ nữ mang đa thai cần biết về những nguy cơ tiềm ẩn, các biến chứng cũng như triệu chứng và các lựa chọn điều trị phù hợp.
– Có lẽ nguy cơ lớn nhất đi kèm với đa thai là chuyển dạ sớm, dẫn đến hậu quả là sinh non. Những phụ nữ mang đa thai có tỉ lệ chuyển dạ sớm cao gấp đôi so với những phụ nữ mang thai một. Nhiều trường hợp thai đôi, thai ba dễ tăng nguy cơ chuyển dạ sớm và dễ xảy ra các biến chứng và gần như tất cả các trường hợp thai bốn trở lên đều sinh non. Ngoài sự căng thẳng về thể chất và cảm xúc vì phải mang thai đôi, thai ba…, những phụ nữ mang đa thai còn có nhiều nguy cơ bị các biến chứng và biến chứng nghiêm trọng hơn những phụ nữ mang thai một. Cụ thể:
– Tỉ lệ cao mắc tiểu đường: Ở phụ nữ đa thai, tỉ lệ mắc bệnh tiểu đường cao hơn gấp đôi so với phụ nữ mang thai một. Bệnh không tạo ra nguy cơ cho trẻ sơ sinh.
– Bất thường ở bánh nhau: Dù có một bánh nhau, hai bánh nhau hay bánh nhau chung thì người mang đa thai cũng có nguy cơ biến chứng nhau tiền đạo hay nhau bong non lớn hơn. Những sự cố xảy ra với bánh nhau có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm cho người mẹ, gồm cả chảy máu trong khi có thai hoặc sau khi sinh. Nếu được theo dõi sát thì có thể phát hiện sớm để không xảy ra tai biến.
– Sự cố cho tim: Một nghiên cứu gần đây ở Canada cho thấy phụ nữ mang đa thai dễ bị suy tim, nguy cơ nhồi máu cơ tim khi mang thai có thể tăng lên 4 lần. Hiện vẫn chưa rõ các thầy thuốc sẽ ứng dụng phát hiện này trong điều trị cho phụ nữ mang đa thai như thế nào.
– Hội chứng thai truyền máu cho nhau: Ở trường hợp đa thai, do có bất thường ở những mạch máu trong bánh nhau dẫn đến sự cung cấp máu không đều cho mỗi thai làm cho thai phát triển không đều. Y học gọi là hội chứng thai truyền máu cho nhau, tức là có thai cho máu và có thai nhận máu. Trạng thái này gây nguy hiểm cho cả hai thai nhưng không ảnh hưởng đến sức khỏe người mẹ. Khoảng 90% trường hợp hội chứng thai truyền máu cho nhau không được phát hiện sớm đã dẫn đến tử vong cho một thai. 25% số thai đôi sống sót sau khi bị hội chứng thai truyền máu cho nhau nhưng không được điều trị sẽ có thương tổn về thần kinh.
BS. ĐÀO XUÂN DŨNG
Bệnh Béo Phì Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Sau Khi Sinh
Để giảm cân, nhiều người tìm đến thuốc giảm béo, phẫu thuật cắt bỏ mỡ bụng hoặc đến các salon thẩm mỹ đánh tan mỡ bằng biện pháp quấn nóng, xoa bóp… với hy vọng số đo 3 vòng giảm đi. Gần đây Bệnh viện Việt Đức đâ tiến hành một phương pháp điều trị béo phì mới là nội soi đặt đai dạ dày. Thêm một cơ hội cho những người mắc bệnh béo phì nhưng vẫn còn đó nhiều vấn đề cho căn bệnh này.
Ăn uống quá mức và ít luyện tập làm phụ nữ mang thai và sau sinh ngày một béo phì.
Hiện nay rất nhiều phụ nữ trong quá trình mang thai và cho con bú mắc phải chứng tăng cân quá mức, gây nhiều hậu quả không tốt cho sức khỏe. Với thể trạng của phụ nữ Việt Nam hiện nay hầu hết dưới 1m60cm, cân nặng cần thiết trong quá trình mang thai tăng trong vòng từ 10-15kg là bảo đảm.
Điều kiện ăn uống không hợp lý cộng với thói quen lười vận động khiến các sản phụ vẫn tiếp tục tăng cân sau sinh. Những phụ nữ thời con gái cân nặng khoảng 45-50kg thì sau khi sinh con có cân nặng 70-80kg không phải là hiếm, thậm chí còn nặng hơn thế.
Béo phì làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mạn tính và giảm khả năng tình dục.
Béo phì không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt, nguy hiểm hơn là gây ra nhiều chứng bệnh, làm giảm tuổi thọ và mất nhiều chi phí điều trị.
Theọ thống kê, người béo phì có tỷ lệ mắc bệnh tim và tắc nghẽn mạch máu não cao gấp 2 lần người có cân nặng bình thường, những căn bệnh như nhồi máu cơ tim, tăng huyết áp… đều rất phổ biến. Như vậy tuổi thọ của những đối tượng này giảm khoảng 4-8 năm so với người bình thường, chưa kể đến những trường hợp đột tử. Người béo phì còn giảm khả năng lao động và nhất là sức bền trong vận động. Chức năng hô hấp, sinh sản cũng bị hạn chế, hay mắc phải các bệnh gan mật nhất là sỏi mật, gan nhiễm mỡ, gút… và điều đặc biệt phổ biến là dễ mắc các bệnh nội tiết, trong đó đái tháo đường là biến chứng hay gặp nhất.
Riêng đối với phụ nữ khi bị béo phì rất dễ mắc các bệnh viêm nhiễm đường sinh dục, tiết niệu, kinh nguyệt bị rối loạn làm giảm khả năng sinh sản và hoạt động tình dục. Tình trạng viêm nhiễm nếu không được điều trị tốt dễ dẫn đến viêm dính tử cung, vòi trứng, thậm chí ung thư tử cung, viêm bàng quang, đường tiết niệu, thận.
Điều cần chú ý là các bà mẹ trong thời kỳ cho con bú không nên nhịn ăn hay dùng thuốc giảm béo. Người ta cũng nhận thấy rằng những phụ nữ sinh con sau tuổi 25 thì nguy cơ béo sẽ ngày càng tăng lên.
Cần duy trì vận động hằng ngày: Nhiều người đặt ra câu hỏi là khi có thai nên tập luyện thế nào cho tốt, có cần thiết phải tập luyện ngay từ khi mới bắt đầu có thai hay không? Tập luyện cần được duy trì ngay cả trước và sau sinh, my nhiên đối với những người có tiền sử sảy thai thì 3 tháng đầu cần hạn chế vận động, còn người khỏe mạnh thì vẫn tiến hành những biện pháp như đi bộ hay tập yoga. Nhiều nghiên cứu chỉ la rằng, tập luyện thời kỳ mang thai không chỉ giúp cơ thể dẻo dai hơn khi đẻ mà còn làm cho quá trình trao đổi chất giữa mẹ và con được tốt hơn, tăng sức đề kháng của cơ thể mẹ, giảm được nhiễm độc thai nghén, có thể duy trì nguồn sữa dài hơn và chất lượng hơn.
Cần đi khám nếu sau sinh vẫn tiếp tục béo phì: Đây là điều các sản phụ thường chủ quan, nhất là khi kinh nguyệt thất thường, có biểu hiện viêm ngứa cơ quan sinh dục. Quan trọng hơn những người này cần kiểm tra đường huyết, mỡ máu để điều trị sớm các bệnh mạn tính khác.
Phụ Nữ Béo Phì Mang Thai Cần Lưu Ý Những Gì?
Có phải phụ nữ mắc bệnh béo phì khi mang thai rất nguy hiểm? Xin cho biết một số lưu ý cần thiết?
Danh sách câu trả lời (3)
Bạn thân mến!
Trong quá trình mang thai người phụ nữ chỉ nên tăng khoảng từ 15-25 pound. Trung bình tốc độ tăng của họ trong 1 tháng là từ 2-3 pound, chủ yếu là tăng vào quý II và quý III. Những phụ nữ béo phì thì chỉ tăng từ 11-20 pound.
Phụ nữ mang thai không được giảm cân bằng cách ăn kiêng trong suốt thai kỳ vì giới hạn dinh dưỡng hấp thu vào cơ thể bạn là điều mạo hiểm đối với thai nhi đặc biệt là về phát triển thể chất và trí tuệ.
Tuy nhiên, có rất nhiều phụ nữ mang thai lại giảm cân trong thai kỳ mà không phải do ăn kiêng.
Trong quý đầu tiên, việc bạn giảm cân là do chứng ốm nghén. Những cơn nôn mửa có thể lấy đi của bạn hầu hết thức ăn mà bạn nạp vào cơ thể, việc này làm giảm calo mà bạn hấp thu. Nhưng không nên lo lắng vì thai nhi sẽ nhận được calo bất cứ khi nào chúng cần. Những phụ nữ béo phì thường dự trữ rất nhiều calo trong mỡ, vì vậy, khi thai nhi cần, lượng calo đó sẽ phục vụ bé.
Một bà bầu cộng với việc bị béo phì thì trông bạn thực sự ‘đồ sộ’ đấy. Lời khuyên duy nhất dành cho bạn lúc này là bạn cần cân bằng giữa ăn uống lành mạnh và tập thể dục đều đặn.
Việc ăn uống cần có kế hoạch, có từng bước thực hiện. Bạn có thể tham khảo 7 bí quyết ăn uống trong thai kỳ như:
– Chế độ ăn phong phú: Làm phong phú khẩu phần ăn hàng ngày bằng những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất. Hạn chế ăn vặt.
– Không nên ăn những hải sản có nguy cơ chứa thủy ngân, các nhà khoa học khuyến cáo thai phụ không ăn quá 340g cá/tuần.
Bạn cũng cần từ bỏ uống rượu trong thai kỳ có thể gây ra những ảnh hưởng về thể chất, gây dị tật và rối loạn cảm xúc của trẻ.
Đặc biệt tuyệt đối hạn chế các thức uống có cà phê. Uống quá 4 cốc/ngày bạn sẽ bị sảy thai, khó sinh và sinh non.
Thay thế các đồ uống này bằng những thức uống bổ dưỡng như sữa không kem, nước ép hoa quả, nước chanh…
– Hấp thu vitamin và khoáng chất tổng hợp.
– Không nên ăn kiêng.
– Tăng cân đều đặn.
– Hãy để bản thân thoải mái.
Bạn nên có một quyển nhật ký cân nặng và dinh dưỡng khi mang thai để theo dõi sức khỏe của mình cũng như sự phát triển của thai nhi.
Thân mến!
Theo BBC, sau khi khảo sát ở 385 phụ nữ béo phì mang thai lần đầu, nhóm nghiên cứu nhận thấy những phụ nữ này có tỷ lệ mắc chứng tiền sản giật và sinh non cao hơn so với phụ nữ có cân nặng bình thường. Cụ thể là ở phụ nữ béo phì, nguy cơ sinh con nhẹ cân (nặng ít hơn 2,5 kg) cao gần gấp hai lần bình thường.
Theo giáo sư Lucilla Poston, trưởng nhóm nghiên cứu, nguyên nhân có thể là do phụ nữ béo phì thường dễ kháng insulin, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, tiền sản giật… Các chuyên gia cũng tiết lộ rằng những phụ nữ tham gia cuộc nghiên cứu này có tỷ lệ sinh mổ cao.
Câu hỏi lĩnh vực Chăm sóc sức khỏe
Mang Thai 3 Tháng Đầu Bị Ra Máu Và Nguy Cơ Tiềm Ẩn
Trong khoảng 3 tháng đầu mang thai, bà bầu gặp không ít rắc rối, khó khăn với nhiều hiện tượng bất thường của cơ thể. Trong đó có hiện tượng ra máu trong 3 tháng đầu mang thai và nhiều nguy cơ tiềm ẩn sau đó để lại sự lo lắng, sợ hãi của bà bầu.
Ra máu khi mang thai trong 3 tháng đầu là hiện tượng phổ biến khi mang thai, khoảng 20% phụ nữ mang thai có hiện tượng ra máu trong thai kì. Ra máu thông thường với lượng máu ít thì không quá nguy hiểm tuy nhiên các mẹ không được chủ quan mà cần quan sát, theo dõi. Tuy nhiên cần đến bác sĩ để kiểm tra nếu ra quá nhiều máu hoặc kèm theo bất kì một dấu hiệu lạ thường nào.
Những nguy cơ tiềm ẩn khi mang thai 3 tháng đầu bị ra máu Nguy cơ sảy thaiSảy thai là nguy cơ nguy hiểm nhất ở các bà bầu và nó thường xảy ra nhiều nhất trong 3 tháng đầu mang thai. Sảy thai là thai và rau bị tống ra khỏi buồng tử cung trước 22 tuần, kể từ ngày đầu của chu kỳ kinh cuối.
Biểu hiện thường thấy là tắc kinh, đau âm ỉ hoặc từng cơn, chảy máu âm đạo với số lượng ít. Khi sẩy thai hoàn toàn có biểu hiện đau bụng, ra máu, thai ra cả bọc sau đó máu ra ít dần.
Khi thai phụ xuất hiện những biểu hiện trên cần đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời.
Mang thai ngoài tử cungMang thai ngoài tử cung là trường hợp trứng được thụ tinh không làm tổ và phát triển trong buồng tử cung mà phát triển bên ngoài tử cung. Mang thai ngoài tử cung có thể gặp ở vòi trứng, buồng trứng, ống cổ tử cung.
Biểu hiện thường thấy là chậm kinh hoặc rối loạn kinh nguyệt, có triệu chứng nghén, đau âm ỉ vùng bụng dưới, rong huyết… Khi thấy những dấu hiệu bất thường cần đưa đến ngay bác sĩ để khám và điều trị, tránh để hậu quả xấu xảy ra với mẹ và bé.
Thai chết lưu trong tử cungĐây là trường hợp nguy hiểm khi mang thai,là tình trạng thai chết và lưu lại trong buồng tử cung.
Biểu hiện lúc đầu có dấu hiệu mang thai như tắt kinh, ốm nghén… nhưng sau đó ra máu âm đạo. hết nghén, không thấy thai máy và tim thai. Khi xảy ra những dấu hiệu bất thường trên bạn cần đến ngay bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Hiện tượng chửa trứngChửa trứng là bệnh của rau trong đó có gai rau tháo thành các tíu mọng nước. Đây là hiện tượng nguy hiểm và có thể gây tử vong cho mẹ.
Biểu hiện của hiện tượng trên là mất kinh, tình trạng nghén nặng hơn bình thường, có khi xuất hiện các biểu hiện của nhiễm độc, thai nghén nặng hơn, ra ít máu màu đen, kéo dài. Khi có những dấu hiệu bất thường trên cần đến ngay bác sĩ để khám và điều trị. Đối với trường hợp này tốt nhất bạn không nên có thai ít nhất 2 năm sau đó.
Hiện tượng chửa trứng.
Xử lí khi bị ra máu trong thời gian 3 tháng đầu mang thaiTrong 3 tháng đầu khi mang thai bị ra máu không phải trường hợp nào cũng nguy hiểm. Bạn phải biết cách xử lý khéo léo khi bị ra máu.
Theo dõi số lượng máu để biết mình ra bao nhiêu náu và biết được màu sắc của máu.
Cần ăn uống, nghỉ ngơi hợp lí. Nên nghỉ ngơi hoàn toàn, ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Thường xuyên vệ sinh cơ thể, tránh tình trạng viêm nhiễm
Đến khám bác sĩ để biết được tình trạng để điều trị, tránh gây ra những hậu quả xấu.
Những Lưu Ý Phụ Nữ Béo Phì Khi Mang Thai Cần Biết
26/09/2012 – 583 lượt xem – 0 nhận xét – 2 yêu thích
Thừa cân hay béo phì trong suốt thời gian mang thai có thể gây các biến chứng cho bạn và bé. Thừa cân càng nhiều, nguy cơ biến chứng trong thai kỳ càng lớn. Nhưng có những thứ bà mẹ thừa cân hay béo phì có thể làm trước và trong suốt thời gian mang thai để “mẹ tròn con vuông”.
Thừa cân và béo phì trong thời gian mang thai
Các biến chứng khi mang thai có thể cần đến sự chăm sóc y tế đặc biệt, trong đó các vấn đề thường gặp là thiếu máu, tiểu đường và chảy máu. Hãy hỏi bác sĩ của bạn về dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm.
Để biết bạn có thừa cân hay béo phì, cần phải kiểm tra chỉ số cơ thể (BMI) trước khi mang thai. BMI được tính toán dựa trên cân nặng và chiều cao của bạn.
Chỉ số cơ thể (BMI) = Cân nặng (kg) / (Chiều cao(m) x Chiều cao(m))
Nếu BMI từ 25 đến 29,9 trước khi mang thai, bạn thừa cân. Theo thống kê, tại Mỹ khoảng 66% phụ nữ ở độ tuổi sinh sản (15 đến 44 tuổi) là thừa cân.
Nếu BMI từ 30 trở lên trước khi mang thai, bạn bị béo phì. Có khoảng 25% phụ nữ là béo phì.
Các biến chứng khi mang thai mà thai phụ thừa cân hay béo phì có thể gặp
Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, nhiều khả năng bạn sẽ gặp các vấn đề y khoa hơn những phụ nữ mang thai có cân nặng khỏe mạnh. Càng thừa cân nhiều, rủi ro càng cao. Những rủi ro này bao gồm:
Vô sinh: không thể có thai
Sẩy thai: em bé chết trong tử cung trước 20 tuần của thai kỳ
Thai chết lưu: khi em bé chết trong tử cung trước khi sinh nhưng sau 20 tuổi của thai kỳ
Huyết áp cao và tiền sản giật: một dạng cao huyết áp mà chỉ phụ nữ mang thai mới bị. Nó có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng cho người mẹ và em bé.
Tiểu đường thai nghén: bệnh tiểu đường mà một số phụ nữ gặp phải trong thời kỳ mang thai.
Các biến chứng trong quá trình đau đẻ và sinh, bao gồm cả việc em bé rất to (được gọi là to so với tuổi thai) hoặc cần mổ lấy thai.
Một số các vấn đề này như tiền sản giật có thể tăng nguy cơ sinh non. Sinh non là sinh trước 37 tuần của thai kỳ. Như thế là quá sớm và có thể gây các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho bé.
Thừa cân hay béo phì khi mang thai có thể gây nhiều biến chứng nghiêm trọng
Thai phụ thừa cân và béo phì có gây ảnh hưởng đến bé không?
Hầu hết các bé do các người mẹ thừa cân và béo phì đều được sinh ra khỏe mạnh. Nhưng thừa cân và béo phì trong thai kỳ có thể gây các vấn đề sức khỏe cho bé:
Dị tật bẩm sinh, bao gồm cả các khuyết tật ống thần kinh (NTD). NTD là những dị tật bẩm sinh của não và cột sống.
Sinh non.
Thương tích, như trường hợp đẻ khó do kẹt vai (khi vai thai nhi kẹt phía sau xương mu của mẹ sau khi đã sổ đầu) trong khi sinh vì em bé to
Chết sau khi sinh.
Béo phì trong thời thơ ấu.
Bạn cần làm gì trước khi sinh để tăng cơ hội có một thai kỳ và sinh bé khỏe mạnh?
Kiểm tra sức khỏe định kỳ. Đây là kiểm tra y tế trước khi bạn mang thai. Bác sĩ có thể giúp bạn bằng nhiều cách để có chế độ ăn uống lành mạnh và tập luyện. Những điều này có thể giúp bạn giảm cân trước khi mang thai.
Chú ý chế độ dinh dưỡng. Bạn có thể nhờ sự tư vấn từ các chuyên gia dinh dưỡng để điều chỉnh dinh dưỡng cho mỗi bữa ăn được hợp lý, phù hợp với độ tuổi, cân nặng, chiều cao và hoạt động thể chất của bản thân.
Bạn cần làm gì trong thai kỳ để tăng cơ hội có một thai kỳ và sinh bé khỏe mạnh?
Tiến hành chăm sóc sức khỏe trước khi sinh thường xuyên và sớm. Tham gia mọi buổi hẹn kiểm tra sức khỏe, ngay cả khi bạn cảm thấy khỏe mạnh.
Hỏi bác sĩ bạn cần tăng cân bao nhiêu trong suốt thai kỳ. Phụ nữ thừa cân nên tăng từ 7 đến 11kg trong suốt thai kỳ. Phụ nữ béo phì nên tăng khoảng từ 5 đến 9kg trong suốt thai kỳ. Đừng cố giảm cân trong thời gian mang thai.
Không ăn kiêng trong thời gian mang thai. Việc ăn kiêng có thể làm giảm lượng dưỡng chất mà bé cần cho sự phát triển và thể chất. Bạn có thể tiếp tục gặp chuyên gia dinh dưỡng để được giúp đỡ “lên kế hoạch” cho bữa ăn.
Tập luyện mỗi ngày. Nhưng bạn cần báo cho bác sĩ biết trước khi bắt đầu bất cứ bài tập nào. Đi bộ, bơi, đạp xe hay tham gia các lớp thể dục nhịp điệu hoặc yoga cho thai phụ đều là các bài tập an toàn cho phụ nữ mang thai.
Bác sĩ sẽ cho biết bạn có thể tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ
Phẫu thuật giảm cân có giúp giảm nguy cơ biến chứng khi mang thai không?
Câu trả lời là có. Hàng năm có khoảng 50.000 phụ nữ tại Mỹ làm phẫu thuật giảm cân. Phụ nữ đã giảm cân sau phẫu thuật giảm cân thường ít gặp các vấn đề về sinh sản hơn các phụ nữ béo phì không thực hiện phẫu thuật giảm cân. Các phụ nữ làm phẫu thuật giảm cân cũng ít có các biến chứng khi mang thai như tiểu đường và huyết áp cao. Và con của những phụ nữ này cũng ít sinh non hay bị dị tật bẩm sinh hơn.
Nếu bạn thực hiện phẫu thuật giảm cân, bác sĩ có thể khuyến cáo bạn nên chờ ít nhất 1 năm sau khi phẫu thuật mới có thể mang thai. Sau khi phẫu thuật, bạn có thể sụt cân rất nhanh trong suốt năm đó. Nếu bạn có thai ở thời điểm này, việc tụt cân nhanh chóng có thể gây nhiều vấn đề cho con bạn.
Tuy không thông dụng nhưng phẫu thuật giảm cân có thể gây các biến chứng thai kỳ cho một số phụ nữ. Nếu bạn từng làm phẫu thuật giảm cân, hãy báo cho bác sĩ phẫu thuật của bạn ngay nếu bạn thấy đau ở bụng trong suốt thai kỳ. Bạn có thể sẽ cần kiểm tra tắc ruột hay các vấn đề tương tự.
Hãy nhớ rằng bạn không cần phải làm phẫu thuật giảm cân để giảm cân. Chế độ ăn uống lành mạnh, thường xuyên luyện tập và những thay đổi về lối sống khác có thể giúp bạn giảm cân mà không cần phải phẫu thuật. Hãy nói chuyện với bác sĩ về các kế hoạch mang thai và phẫu thuật giảm cân có thể ảnh hưởng đến điều đó như thế nào.
Linh Lan
Cập nhật thông tin chi tiết về Thừa Cân Béo Phì Ở Phụ Nữ Mang Thai Và Những Nguy Cơ Tiềm Ẩn trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!