Xu Hướng 3/2023 # Thực Đơn Cho Bà Bầu: 7 Mẫu Thực Đơn Trong 9 Tháng Thai Kỳ # Top 10 View | Dsb.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thực Đơn Cho Bà Bầu: 7 Mẫu Thực Đơn Trong 9 Tháng Thai Kỳ # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bà Bầu: 7 Mẫu Thực Đơn Trong 9 Tháng Thai Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Nguồn dưỡng chất cung cấp cho con chủ yếu được lấy từ mẹ. Một thực đơn cho bà bầu khoa học sẽ giúp người mẹ có sức khỏe tốt hỗ trợ bé cưng phát triển toàn diện nhất.

Các chất dinh dưỡng cần thiết cho phụ nữ mang thai

Trong suốt hơn 9 tháng trong bụng mẹ, thai nhi sống và phát triển dựa vào nguồn dinh dưỡng trực tiếp từ mẹ truyền cho. Bởi vậy, một thực đơn cho bà bầu tốt sẽ cung cấp cho người mẹ đủ chất dinh dưỡng giúp con khỏe mạnh và phát triển toàn diện.

Dinh dưỡng cho mẹ bầu khi mang thai sẽ cần được cung cấp đầy đủ các nhóm chính như sau:

Năng lượng cần có trong thực đơn cho bà bầu

Năng lượng trung bình cần cho một phụ nữ là 2.200 kcal/ ngày, khi mang thai ở 3 tháng giữa, lượng năng lượng cần tăng lên thêm 360kcal/ ngày. Trong 3 tháng cuối là thời điểm tăng tốc cho sự phát triển của thai nhi, mẹ bầu cần thêm 475kcal/ ngày.

Tương ứng với lượng năng lượng nạp vào cơ thể, tốc độ tăng cân tương ứng của thai nhi mà ở mức 0,4 kg/ tuần trong 4 tháng giữa và ở 3 tháng cuối thai kỳ, đối với phụ nữ có cân nặng bình thường trước khi mang thai tăng 0,5kg/tuần đối với phụ nữ có cân nặng thấp và 0,3kg/tuần đối với phụ nữ thừa cân.

Thực đơn cho bà bầu – Protein (chất đạm)

Chất đạm (protein) là dưỡng chất cần thiết giúp thai nhi phát triển tốt nhất. Những thực phẩm giàu protein là thịt gia cầm, cá, trứng, sữa và các chế phẩm sữa, lúa mì, lúa mạch, đậu bắp…

Vitamin hết sức cần thiết trong thực đơn cho bà bầu

Vitamin A giúp cho sự phát triển của thai nhi và tăng sức đề kháng cho mẹ. Mẹ bầu cần bổ sung đủ 800 μg/ngày vitamin A, không nên bổ sung quá mức này. Vitamin A có nhiều trong thực phẩm có nguồn gốc động vật như: gan, lòng đỏ trứng gà, bơ, sữa, thịt,…

Vitamin D cần thiết cho sự hấp thụ canxi, photpho, cùng cấu tạo hình thành xương cho thai nhi. Việc không cung cấp đủ vitamin D khiến trẻ bị nhuyễn xương, co giật do hạ canxi máu, loãng xương sớm…

Vitamin B1 có trong gạo không xay quá trắng, hạt đậu, thịt heo, các loại sản phẩm từ nấm mốc, men hợp vệ sinh, một số loại cá. Phụ nữ mang thai cần bổ sung đủ vitamin B1 để phòng ngừa bệnh tê phù trong và sau quá trình mang thai.

Thực đơn cho bà bầu cần có các Axit Folic

Axit folic giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh cho trẻ, tật nứt đốt sống trong bào thai. Theo khuyến cáo phụ nữ đang muốn có bầu hoặc mang thai trong giai đoạn đầu cần 500 microgram axit folic mỗi ngày.

Mẹ bầu có thể bổ sung qua thực phẩm như các loại rau màu xanh thẫm như: rau muống, cải xanh, súp lơ xanh, cải bó xôi, ngũ cốc. Hoặc một số loại hạt như vừng, lạc, thịt gia cầm, nội tạng động vật như tim, gan…

Chất Sắt

Một trong những thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống cho bà bầu là sắt. Sắt có chức năng tăng thể tích máu, phòng ngừa thiếu máu ở mẹ. Giúp hình thành các tế bào máu, vận chuyển oxy đi khắp cơ thể của mẹ và bé.

Bổ sung đủ sắt vào chế độ dinh dưỡng cho bà bầu thông qua các thực phẩm như: trứng, thịt, gan, tim, cật, rau xanh và các loại hạt…

Thực đơn cho bà bầu không thể thiếu chất Kẽm

Đây cũng là một chất cần bổ sung trong suốt quá trình thai kỳ. Kẽm có nhiều trong thức ăn biển, gan động vật, tảo biển… Ngoài ra còn có trong các loại đậu, hạt…

Canxi nên bổ sung vào Thực đơn cho bà bầu

Canxi giúp hình thành xương, răng cho thai nhi. Mẹ bầu cần chú ý bổ sung canxi trong trong giai đoạn này. Các thực phẩm giàu canxi như: sữa, trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ…

Nếu không đủ canxi trong thai kỳ, mẹ bầu có thể cảm thấy đau nhức xương. Bé bị còi ngay khi còn trong bụng mẹ; Nguy cơ còi xương và mắc các bệnh về xương khớp. Mẹ bầu nên bổ sung khoảng 1000- 2000mg và không nên quá 2500 mg canxi nguyên tố mỗi ngày.

I – ốt nên có trong Thực đơn cho bà bầu

Cần bổ sung khoảng từ 180 – 200mcg mỗi ngày. I – ốt thường có trong các sản phẩm từ biển hoặc muối, bột canh có chứa i-ốt…

Thực đơn cho bà bầu thời kì 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu tiên, thai nhi đang trong mức phát triển chậm, mỗi ngày chỉ tăng 1g. Do đó, lúc này mẹ chưa cần phải tẩm bổ gì quá nhiều, chỉ cần duy trì ngày 3 bữa đầy đủ dưỡng chất.

Tuy nhiên, 3 tháng đầu là thời kỳ cực kỳ nhạy cảm dễ xảy ra các tai biến; nhất là sảy thai, tình trạng ốm nghén có thể xảy ra với một số mẹ bầu. Vậy nên, thời điểm này mẹ cần thận trọng trong việc ăn uống, lưu ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu:

Lựa chọn thực phẩm an toàn, tránh sử dụng các thực phẩm không rõ nguồn gốc.

Tránh các thực phẩm có thể gây hại như dưa muối, hải sản có hàm lượng thủy ngân cao (cá thu, cá mập, cá kiếm), rau mầm sống, củ quả đã mọc mầm, thịt gia cầm hay trứng chưa chín…

Tránh các thực phẩm nồng mùi khiến mẹ khó chịu.

Tập trung bổ sung thêm thực phẩm giàu folate, canxi và sắt.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng đầu

Thực đơn số 1:

Bữa sáng: Bạn nên ăn những thực phẩm không có mùi, không có lượng đường cao, lại dễ tiêu hóa như: gạo lứt, bánh mì, khoai lang, trứng luộc, rau xanh, trái cây theo mùa.

Bữa trưa + tối: Ăn cơm gạo lứt, thịt (lợn, gà, bò, vịt, ngan…), cá nước ngọt, rau luộc, trái cây.

Bữa phụ: Sữa dành cho bà bầu hoặc sữa tươi, sữa chua, các loại hạt như óc chó, hạnh nhân, hạt điều, mac ca… trái cây tươi.

Thực đơn số 2:

Bữa sáng: 1 tô cháo gà + 1 quả trứng luộc + Nước ép ổi

Bữa trưa: Cơm + Tôm rim + Lươn xào giá đỗ + Đậu cove luộc + Canh cải bó xôi + Nước ép hoặc táo

Bữa tối: Cơm + Thịt gà luộc + Bắp cải xào + Canh đậu phụ nấm + Dưa lưới

Bữa phụ: Khoai lang luộc, bánh quy, sữa,…

Thực đơn số 3:

Bữa sáng: Xôi gà + 1 quả trứng luộc + Thanh long + Sữa

Bữa trưa: Cơm + Cá ngừ sốt cà chua + Thịt luộc + Canh bí nấu tép khô + Ổi

Bữa tối: Cơm + Thịt lợn kho trứng + Mực hấp gừng + Su su luộc + Quýt

Bữa phụ: Sinh tố, nước ép, yến mạch, sữa,…

Thực đơn cho bà bầu thời kỳ 3 tháng giữa

Bước sang tam cá nguyệt thứ 2 là thời điểm thai nhi đã dần lớn và cần nguồn dinh dưỡng cao hơn, chưa kể lúc này mẹ bầu gần như đã hết ốm nghén (nếu có) nên sức ăn cũng tốt hơn. Chính vì vậy, khẩu phần ăn của mẹ bầu ở 3 tháng giữa thai kỳ sẽ nhiều hơn 3 tháng đầu.

Lưu ý trong thực đơn bà bầu 3 tháng giữa nên sử dụng thực phẩm sạch, có nguồn gốc rõ ràng. Ngoài ra mẹ cần tránh các thực phẩm đóng hộp, thực phẩm gây hại cho thai nhi.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa

Thực đơn số 1:

Bữa sáng: 2 lát bánh mì nguyên cám + 1 quả trứng + 1 đĩa salad trái cây + 1 ly sữa. Hoặc rau salat trộn trứng ốp la, bột yến mạch, sữa tách béo.

Bữa trưa: Thịt gà nướng + đậu bở, rau + cơm hoặc bánh mì.

Bữa tối: Mì ống + sốt mariana + salad trộn

Bữa phụ: trái cây, bánh, sữa,…

Thực đơn số 2:

Bữa sáng: Phở gà + sữa chua + dưa hấu + vitamin

Bữa trưa: Cơm trắng + bò lúc lắc khoai tây + rau bina xào đậu phụ + cam tươi tráng miệng

Bữa tối: Cơm + cá sốt cà chua + canh rau ngót

Bữa phụ: Khoai lang luộc, xà lách trộn bơ trứng, trái cây, sữa,…

Thực đơn số 3:

Bữa sáng: Trứng cuộn hấp nấm + bánh mì bơ tỏi + 1 ly sữa

Bữa trưa: Cơm + súp lơ xào tôm + cua luộc + nho

Bữa tối: Cơm + cá hồi áp chảo sốt bơ chanh + canh mồng tơi nấu nghêu

Bữa phụ: Sữa chua, sữa, trái cây,…

Thực đơn cho bà bầu thời kì 3 tháng cuối

Ba tháng cuối là thời điểm thai nhi phát triển nhanh về cân nặng và trí não. Trong chế độ ăn uống hằng ngày mẹ cần bổ sung thêm các dưỡng chất tốt cho sự phát triển não bộ và hệ thần kinh của trẻ ví dụ như omega-3, choline.

Ngoài ra mẹ cũng cần tăng lượng canxi từ sữa, sản phẩm từ sữa để hỗ trợ phát triển cho hệ xương. Đối với các mẹ mang thai lần đầu có thể đối mặt với nguy cơ sinh non.

Vậy nên mẹ cần chú ý trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối là nên tránh các thực phẩm như: đu đủ xanh, lô hội, nhãn, những thực phẩm gây lạnh bụng. Cần giảm thiểu lượng đường tránh tiểu đường thai kỳ, mẹ cũng không nên nạp quá nhiều muối dễ gây phù nề.

Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Thực đơn số 1:

Bữa sáng: Phở + 1 ly nước cam.

Bữa trưa: Cơm + canh cua nấu bí xanh + thịt lợn kho + chè đậu đỏ nước cốt dừa tráng miệng.

Bữa tối: Cơm + đậu rồng xào tỏi + canh mồng tơi nấu với tôm khô + đậu phụ dồn thịt sốt cà chua + dưa hấu tráng miệng.

Bữa phụ: 1 ly sữa hoặc 1 hộp sữa chua.

Thực đơn số 2:

Bữa sáng: Bún + nước ép trái cây.

Bữa trưa: Cơm + thịt bò xào đậu + canh rau dền + đậu nành sốt cà.

Bữa tối: Cơm + canh mồng tơi nấu tôm + đậu cove xào nấm + sườn kho.

Bữa phụ: trái cây, bánh, sữa, sữa chua, chè,…

Thực đơn số 3:

Bữa sáng: Cháo gà + sữa hạt.

Bữa trưa: Cơm + bông cải xanh xào thịt bò + canh bí đỏ nấu sườn non + đậu phụ hấp.

Bữa tối: Cơm + canh rau biển nấu sườn + rau lang luộc + mực chiên mắm.

Bữa phụ: sữa, sữa chua, bánh mì, súp cua, trái cây,…

Một số vấn đề sức khỏe thai phụ cần lưu ý

Không làm việc nặng nhọc, không làm trong môi trường độc hại hay những việc làm phải đứng lâu, cúi nhiều.

Tránh để mình rơi vào trạng thái tinh thần căng thẳng. Bạn cần có một chế độ sinh hoạt, làm việc, nghỉ ngơi hợp lý. Hãy luôn giữ cho mình tâm lý thoải mái, vui vẻ, thỉnh thoảng nghe nhạc cũng rất tốt cho sự phát triển não bộ của thai nhi.

Không thức khuya. Song song với ngủ nghỉ, mẹ bầu cũng nên vận động thường xuyên, vừa giúp tinh thần thoải mái vừa giúp lưu thông máu.

Tránh xa thuốc lá và khói của thuốc lá, không sử dụng rượu bia, chất kích thích, nước uống có cồn, có ga.

Tránh xa vật nuôi trong nhà vì mẹ hoàn toàn có thể bị nhiễm bệnh từ các loại kí sinh trùng trên cơ thể vật nuôi. Chúng có thể xâm nhập qua nhau thai từ cơ thể mẹ và gây khiếm khuyết cho sự phát triển của thai nhi.

Không đi giày cao gót.

Tránh tất cả các bài tập vận động mạnh như chạy, nhảy hay nâng tạ. Nên đi bộ, tập yoga, bơi hay những bài tập thư giãn nhẹ nhàng.

Từ tuần 36 trở đi bạn không nên đi xa vì có thể sinh non hay trở dạ dọc đường, rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

Nguồn: hoanghaigroup.com

Nguồn tham khảo

Nguồn tham khảo

Nguồn uy tín Hoanghaigroup: https://hoanghaigroup.com/thuc-don-cho-ba-bau/

3.3

/

5

(

3

bình chọn

)

Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng 7, 8, 9: Cách Ăn Khoa Học Nhất

Thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ hết sức quan trọng bởi đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành cũng như phát triển thể chất và trí tuệ của con yêu.

Vậy, trong 3 tháng cuối của thai kỳ các mẹ bầu nên ăn gì? kiêng gì và ăn như thế nào để giúp con yêu phát triển mà mẹ lại không bị tăng cân!

Nhiều mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường có tâm lý chung là bổ sung dinh dưỡng cho con.

Có nhiều mẹ cố ăn nhiều, ăn thật nhiều bữa nhằm giúp con tăng cân. Nhưng, theo thực chất điều này là không nên!

Thực tế, mẹ không cần phải ăn quá nhiều!

Mẹ chỉ cần lưu ý ăn uống đủ chất là được.

Trung bình một ngày các mẹ nạp khoảng 1950 calo là hợp lý. Cân nặng phù hợp nhất khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ chính là tăng khoảng 6 – 7 kg.

Bước vào giai đoạn này, các mẹ vẫn nên tập trung vào các món ăn giàu đạm, nhóm giàu vitamin, chất béo, khoáng chất, chất xơ…

Bên cạnh đó các mẹ cũng cần bổ sung nhóm dưỡng chất omega 3, axit, choline….

Não và hệ thần kinh của thai nhi đây chính là giai đoạn cần bổ sung mạnh mẽ và hoàn thiện.

Mẹ cũng cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như sữa, trứng….

Cùng với đó, uống đủ nước mỗi ngày cũng hết sức cần thiết. Trung bình mỗi ngày cần uống từ 1.5 – 2 lít.

Tuyệt đối không được nhịn hãy bỏ bữa, không vì sợ tăng cân mà ăn kiêng trong thời gian này.

Các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, trung bình 4 giờ ăn một lần là hợp lý.

Những gợi ý thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ

Trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng hợp lý chắc chắn giúp mẹ có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho giai đoạn sắp sinh và đồng thời là yếu tố cần thiết để con yêu có điều kiện phát triển một cách toàn diện nhất.

Thực đơn cần thiết cho mẹ bầu tháng thứ 7

Mẹ có biết, khi thai kỳ bước sang tháng thứ 7 thì cơ thể mẹ cần lượng sắt nạp vào lớn nhất.

Do vậy mẹ nên bổ sung hàm lượng sắt này thông qua các loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ cũng như thực đơn ăn uống hàng ngày.

Những loại dưỡng chất này có trong một số loại thực phẩm như: xương động vật, đậu tương, đậu đỏ, trứng gà, rong biển, đậu phụ, mộc nhĩ đen…

– Mẹ cũng không nên ăn quá no để hạn chế tình trạng bị ợ nóng. – Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế đồ ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ…

Lưu ý:

Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8 thai kỳ

Bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ mẹ nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.

Những loại thực phẩm được khuyên sử dụng nhiều như: ngũ cốc, trứng, thịt, cá, gan động vật, trái cây tươi, rau xanh…

Trong giai đoạn này, trí não của trẻ phát triển vô cùng mạnh mẽ chính vì thế mẹ cần phải tích cực bổ sung nhiều omega-3.

Dưỡng chất này chữa rất nhiều trong các hạt tự nhiên: hạt dẻ cười, hạt óc chó, đậu phộng, hạt chia…

Bên cạnh đó, một số loại hải sản cũng có hàm lượng omega-3 cao như cá hồi, cá ngừ, cá trích…

Nhưng mẹ cũng nên lưu ý không ăn quá nhiều cá biển vì một số loại có hàm lượng thủy ngân không tốt cho mẹ.

Thực đơn bổ sung cho mẹ bầu trong tháng 9 thai kỳ

Oaaaa…Chúc mừng các mẹ, vậy là bé yêu của bạn đã chuẩn bị chào đời.

Đây chính là là tháng để bé hoàn thiện tất cả những chức năng trong cơ thể, và đây chính là giai đoạn bé có tốc độ phát triển nhanh nhất.

Bởi vậy, việc bổ sung một cách đầy đủ dinh dưỡng là cực kì cần thiết.

– Vào tháng này mẹ nên ăn thành các bữa nhỏ, 1 ngày nên ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ. Tuyệt đối không được bỏ bữa.

– Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao để xương phát triển chắc khỏe và giúp lượng sữa để sau này trẻ bú được dồi dào hơn.

– Uống đủ nước, tránh ăn thức ăn quá mặn sẽ gây nên tình trạng phù nề.

– Ăn nhiều rau và trái cây tươi sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin khoáng chất, vừa kiểm soát tình trạng táo bón.

– Vẫn tiếp tục bổ sung các loại vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ theo dõi sức khoẻ thai kỳ

– Cần ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Lưu ý mẹ cần biết trong 3 tháng cuối thai kỳ?

Vào những tháng cuối của thai kỳ, bất cứ sự thay đổi nào cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.

Bởi vậy, cần phải cân nhắc cũng như lưu ý thật kỹ càng tất cả các mặt để có một thai kỳ khoẻ mạnh nhất

Ăn ít muối hơn: mẹ biết đấy, trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ rất dễ bị phù và tích nước.

Và, nếu mẹ ăn nhiều muối thì việc tích nước và phù này sẽ càng nghiêm trọng.

Không ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều và quá no ất dễ dẫn đến tình trạng ợ nóng thường xuyên xảy ra.

Mẹ không nên ăn quá nhiều một lúc, điều này sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa.

Hạn chế ăn những đồ ăn chiên xào, cay nóng; không ăn quá ngọt để tránh tình trạng tiểu đường thai kì.

Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu có thể nên ăn những món ăn tự chế biến sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ hơn.

Trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ cũng cần phải cân nhắc và lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của mình.

Đặc biệt, đối với thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thì các mẹ càng phải bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất.

Điều này sẽ giúp cho mẹ có một thai kì khoẻ mạnh, con yêu thông minh, phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.

Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng Cuối 7, 8, 9 Để “Về Đích” Dễ Dàng

Theo các bác sĩ, thời điểm chuẩn bị vượt cạn thai nhi đạt cân nặng 3,2kg và mẹ tăng khoảng 10 – 12kg là hợp lý. Tuy nhiên, điều này chỉ mang tính chất tương đối vì còn tùy vào thể trạng của mỗi bà bầu mà các bác sĩ có sự đánh giá chi tiết cho từng người.

– Tinh bột: cơm, bột mì, khoai sắn, các loại ngũ cốc.

– Đạm: Thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ và nên bổ sung cả đạm động vật và thực vật

– Chất béo: Dầu thực vật, mỡ gà, mỡ cá, bơ, lòng đỏ trứng…

– Vitamin và chất xơ: Trong các loại hoa quả.

– Canxi: Sữa, các loại cá tôm…

– Sắt: Có nhiều trong các loại thịt đỏ như thịt bò, các loại rau màu xanh đậm…

– Tăng cường bổ sung omega – 3, cholin như: Cá hồi, cá mòi, cá chép, các loại đậu, hạt óc chó, hạt chia, hạnh nhân… vì đây là thời kỳ não bộ của trẻ hoàn thiện và phát triển mạnh nhất.

Ngoài ra nói về thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên chị em nên uống đủ nước, không bỏ bữa sáng và có thể chia các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ để hấp thụ dưỡng chất tốt nhất đồng thời không bị tăng cân nhiều.

Chi tiết thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối

Ngoài những nguyên tắc ăn uống nêu trên, bà bầu có thể tham chiếu vào cụ thể từng tháng để điều chỉnh thực đơn sao cho phù hợp nhất.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7

Tháng thứ 7 thai nhi tăng khoảng 1 – 1,2 kg, cơ thể vẫn trong quá trình hoàn thiện. Mẹ bầu trong giai đoạn này hay bị chuột rút và nên đi lại cẩn thận vì nếu bé ra đời sớm cũng chưa thích nghi được với cuộc sống ở ngoài.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7 ngoài 4 nhóm dưỡng chất cần tăng cường canxi, sắt vì đây là thời gian hệ xương của bé phát triển, và nhu cầu về máu của người mẹ tăng lên. Ngoài ra, nên thêm những loại thực phẩm nhiều magie để hạn chế chuột rút như: Hạnh nhân, đậu đen, lúa mạch, atiso, hạt bí ngô… Tốt nhất nên bổ sung 350 – 400 mg magie mỗi ngày là hợp lý.

Tháng thứ 8 bụng bà bầu bắt đầu to và nặng nề hơn, tinh thần bồn chồn lo lắng để chuẩn bị cho sự ra đời của thai nhi. Vậy nên thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8 cần đảm bảo dễ tiêu hóa, ít nhưng đủ chất.

Vẫn là nguyên tắc gồm 4 nhóm dưỡng chất quan trọng, sắt, canxi vẫn không thể thiếu, tiếp tục bổ sung DHA trong sữa… Chú trọng chất xơ nhiều hơn để việc tiêu hóa dễ dàng và nên chia nhỏ thành 4 – 6 bữa để đảm bảo hấp thu đủ chất, cân bằng calo trong cơ thể.

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9

Tháng thứ 9 là thời kỳ em bé đang dần hoàn thiện những “khâu” cuối cùng, mẹ bầu nặng nề, chậm chạp hơn, cảm thấy việc thở cũng khó khăn hơn… Điều quan trọng nhất trong thực đơn của bà bầu tháng thứ 9 vẫn là đảm bảo đủ chất. Đặc biệt là tăng cường:

+ Vitamin A, B11, C, E từ các loại ngũ cốc, rau, củ, quả để nâng cao hệ miễn dịch, sức đề kháng chuẩn bị “vượt cạn”.

+ Tiếp tục bổ sung sắt: trong gan động vật, mộc nhĩ đen, lòng đỏ trứng, rong biển, cải tía, cải xanh…

+ Nên ăn những đồ thanh đạm và không cay nóng là mục tiêu của thực đơn cho bà bầu tháng cuối.

– Nấm kim châm xào thịt bò;

– Chân giò hầm đậu đỏ;

– Cháo tôm bí đỏ;

– Canh chua cá hồi;

– Trứng xào lá ngải;

– Cháo mè đen;

– Thịt vịt hầm;

– Canh cá chép nấu chua;

– Canh đu đủ chín;

– Bí đỏ đậu phộng;

– Canh bông thiên lý nấu thịt bò.

Một số lưu ý trong thực đơn của bà bầu 3 tháng cuối

– Trong tam cá nguyệt thứ 3, tình trạng ợ nóng xuất hiện nhiều. Thực đơn của bà bầu 3 tháng cuối cần chia nhỏ để không gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Ngoài ra chị em không nên đồ ăn cay nóng, hạn chế đồ chiên xào…

– Nên giảm bớt lượng muối để hạn chế tình trạng sưng phù trong giai đoạn này.

– Tránh ăn đồ ngọt, tinh bột nhiều để phòng ngừa tiểu đường thai kỳ.

– Không ăn đồ chế biến sẵn bởi những thực phẩm này chứa nhiều chất bảo quản và phụ gia thực phẩm.

– Không ăn đồ lạnh uống nước đá gây viêm họng, co thắt huyết mạch.

– Tránh ăn những thực phẩm gây co thắt tử cung để giảm các nguy cơ sinh non.

Thực Đơn Chi Tiết Cho Bà Bầu Bị Tiểu Đường Trong 7 Ngày

Chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu, đặc biệt với những bà bầu mắc bệnh tiểu đường là yếu tố quan trọng ảnh hưởng sự phát triển của thai nhi. Chính vì vậy, việc lên thực đơn dinh dưỡng hàng ngày dành cho bà bầu đã khiến không ít người đau đầu.

Bệnh tiểu đường thai kỳ (còn được gọi là đái tháo đường trong thai kỳ) là tình trạng rối loạn quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể khi mang thai. Theo nhiều nghiên cứu, tình trạng này thường được phát hiện vào tháng thứ 4 của thai kỳ và tự khỏi sau khi sinh khoảng 6 tuần. Tuy nhiên, nếu không kiểm soát tốt tình trạng bệnh tiểu đường thì nó rất dễ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Chẳng hạn: Thai nhi có thể bị dị tật bẩm sinh về cơ, thần kinh, em bé sau khi sinh có thể bị suy hô hấp, hạ đường huyết, hạ canxi… Chính vì thế, lên thực đơn chi tiết cho bà bầu tiểu đường một cách khoa học là điều vô cùng cần thiết và quan trọng.

* 2 chén cơm

* 150g cá rô kho

* 150g rau muống xào tỏi

* 1 bát canh đu đủ (130g đu đủ, 30g thịt nạc heo)

* 200g mận

* 2 chén cơm

* 1 đĩa đậu hũ nhồi thịt (100g đậu hũ, 40g thịt nạc)

* 150g rau lang luộc

* 1 bát canh bí xanh (120g bí xanh, 30g thịt nạc heo)

* 150g bưởi

* 1 chén cơm gạo lứt

* 30g thịt nạc vai

* 2 chén cơm gạo lứt

* 1 quả trứng chiên

* 1 bông cải xanh luộc

* 1 củ cà rốt luộc

* 1 chén cơm gạo lứt

* 1 bát canh đu đủ (100g đu đủ, 30g thịt nạc)

* 1 đĩa thịt kho trứng (2 quả trứng, 30g thịt)

* 1 bát phở gạo lứt

* 1 ly sữa thảo mộc

* 2 chén cơm gạo lứt

* 1 lát cá ngừ kho

* 1 bát canh rau muống với ngao

* 1 trái táo

* 1 quả bơ

* 1 ly sữa thảo mộc

* 1 bát phở gà (70g bánh phở, 30g thịt gà, 30g rau giá)

* 2 múi bưởi

* 1 chén cơm

* 1 bát canh bí đỏ (80g bí đỏ, 5g thịt)

* 1 chả trứng chưng (27g thịt nạc, ½ quả trứng)

* 1 quả dưa leo

* 150g dưa hấu

* 1 chén cơm

* 1 bát canh rau cải xoong tôm (10g tôm, 50g rau cải)

* 1 thịt kho đậu hũ (50g đậu hũ, 25g thịt)

* 100g dưa cải, dưa giá

* 3 trái táo ta

* 230ml sữa

* 1 đĩa há cảo (khoảng 6 cái)

* 1 trái quýt

* 1 chén cơm

* 1 bát canh măng chua cá hồi (20g cá, 50g măng)

* 1 đĩa thịt kho trứng (40g thịt, 1 quả trứng nhỏ)

* 100g rau muống luộc

* ½ trái lê

* 1 chén cơm

* 1 bát canh rau cải xoong (10g tôm, 50g rau cải xoong)

* 1 đĩa gà nấu nấm (50g gà, 100g cà rốt, 100g nấm rơm)

* 100g thanh long

* Bánh mì cá hộp (1 bánh mì, 20g cá hộp, ½ quả dưa leo)

* 50g mãng cầu xiêm

* 1 bát bún mọc (90g bún, 30g sườn heo, 10g mọc viên, 18g chả, rau giá)

* 1 bánh su kem

* 1 chén cơm

* 1 bát canh bắp cải nấu thịt (10g thịt, 50g bắp cải)

* 1 đĩa cá hú kho thơm (45g cá hú, 50g thơm)

* 100g rau lang luộc

* 4 trái chôm chôm

* 1 bát hoành thánh (16g hoành thánh, 13g thịt, rau giá)

* ½ trái vú sữa

* 1 chén cơm

* 1 bát canh cua rau dền, mồng tơi (50g cua đồng, 50g mồng tơi, rau dền)

* 1 đĩa tôm kho củ hành (50g tôm, 30g hành củ)

* 50g đậu que luộc

* 2 trái hồng

* 1 bát canh bí đao (5g thịt, 50g bí đao)

* 1 đĩa khổ qua xào trứng (70g khổ qua, ½ quả trứng)

* ½ trái táo

Một số lưu ý quan trọng khi lên thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường

Khi lên thực đơn dành cho bà bầu tiểu đường, bạn cần đặc biệt chú ý đến một số điểm quan trọng như sau:

* Thứ nhất, bà bầu bị tiểu đường tuyệt đối không nên sử dụng nước ngọt, vì chúng có lượng đường tinh chế rất cao.

* Thứ hai, các bà bầu nên hạn chế ăn mía và những đồ ăn ngọt khác.

* Thứ tư, để đảm bảo dinh dưỡng, các bà bầu có thể dùng thêm các bữa ăn phụ như uống sữa dành cho người tiểu đường, trái cây…

* Thứ năm, các bạn không nên đưa thực phẩm đóng hộp vào trong thực đơn cho bà bầu tiểu đường.

Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bà Bầu: 7 Mẫu Thực Đơn Trong 9 Tháng Thai Kỳ trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!