Bạn đang xem bài viết Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Khoa Học được cập nhật mới nhất trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi lên thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày, bạn không chỉ chọn những thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa mà còn cần phải đảm bảo dinh dưỡng. Nếu vẫn đang phân vân nên hay không nên ăn gì khi lên thực đơn, bài viết sau đây sẽ giúp bạn!
Thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên có gì?
Bổ sung trái cây tốt cho bà bầu bị đau dạ dày
Trái cây là thực phẩm cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất rất tốt cho cơ thể. Một vài trái cây sau được đánh giá rất tốt cho bệnh lý dạ dày như: Đu đủ chín, cà rốt, lựu đỏ, bơ, việt quất…
Ngược lại, khi mang thai và bị đau dạ dày, chị em nên hạn chế các loại trái cây có vị chua như: Cam, quýt, dứa, kiwi, nhãn, đu đủ xanh…
Rau xanh
Rau xanh giúp cung cấp cho cơ thể một lượng chất xơ dồi dào. Nhờ vậy, chúng giúp bà bầu giảm các triệu chứng bệnh như ợ hơi, ợ chua, khó tiêu, táo bón… Ngoài ra, các thành phần trong rau xanh còn giúp bà bầu kiểm soát cân nặng để có một thai kỳ khỏe mạnh.
Theo các chuyên gia y tế, bà bầu bị đau dạ dày nên bổ sung một số loại rau như: rau chân vịt, cải bẹ xanh, rau bắp cải, rau mồng tơi… Đồng thời, bà bầu nên hạn chế một số loại rau như: rau ngót, rau sam, rau răm, súp lơ…
Cá hồi
Cá hồi rất giàu protein, DHA tốt với cơ thể mẹ bầu và thai nhi. Đặc biệt, cá hồi có hàm lượng omega 3 cao giúp tăng lợi khuẩn đường ruột, giảm bệnh đau dạ dày. Mẹ bầu ăn cá hồi thường xuyên còn giúp làm đẹp da, phòng ngừa bệnh tim mạch và tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi.
Ngũ cốc
Bà bầu có thể thêm ngũ cốc vào các bữa ăn phụ để bổ sung năng lượng, tốt cho thai nhi và giảm đau dạ dày. Trong ngũ cốc có chứa lượng lớn chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa nên giúp giảm các bệnh lý về dạ dày khá tốt.
Theo các nghiên cứu khoa học, có rất nhiều vitamin có trong các loại ngũ cốc nguyên hạt như vitamin, folic… rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Một số loại ngũ cốc mẹ bầu nên bổ sung thường xuyên như: óc chó, yến mạch, gạo lứt, các loại đậu…
Sữa chua
Sữa chua chứa lượng lớn men vi sinh giúp làm tăng khả năng chống lại vi khuẩn có hại cho đường tiêu hóa. Đồng thời, sữa chua cũng rất giàu vi khuẩn tốt và aixt lactic làm dịu dạ dày và làm giảm tình trạng trào ngược.
Trong sữa chua còn chứa lượng lớn probiotic rất tốt cho việc kháng viêm, phục hồi vết loét dạ dày. Nhờ vậy, bà bầu ăn sữa chua không chỉ tốt cho tiêu hóa mà còn giúp tăng cường sức đề kháng.
Trứng gà
Trứng gà cung cấp nguồn protein tốt cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, trong trứng còn chứa kẽm, choline và một lượng nhỏ omega 3 giúp giảm đau dạ dày, cải thiện tình trạng viêm loét khá tốt.
Thực đơn cho bà bầu nên kiêng gì?
Khi lên thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày, mẹ nên tránh một số thực phẩm sau:
Đồ ăn tái, sống
Đồ ăn tái, sống ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa và sức khỏe của bà bầu. Những thực phẩm này có chứa nhiều vi trùng, vi khuẩn gây hại cho cả mẹ và bé. Thêm vào đó, đồ ăn tái chín còn dẫn đến đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn, làm nặng hơn cơn đau dạ dày… Vì vậy, bà bầu nên nói không với những loại thực phẩm tái, sống này.
Đồ dầu mỡ, cay nóng
Theo các nghiên cứu khoa học, đồ ăn dầu mỡ, cay nóng có thể làm tình trạng đau dạ dày nghiêm trọng hơn, gây khó tiêu và tổn thương đường ruột. Ngoài ra, những thực phẩm dầu mỡ còn khiến bà bầu dễ bị tiểu đường thai kỳ và các bệnh tim mạch nguy hiểm.
Do đó, trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên tránh các đồ ăn chiên, xào, đồ ăn cay nóng…
Thực phẩm chua
Thực phẩm chua không tốt cho bà bầu bị đau dạ dày. Bởi những thực phẩm này làm tăng kích thích tiết dịch axit dạ dày dẫn đến tăng viêm loét, làm nặng bệnh dạ dày. Ngoài ra, mẹ bầu ăn quá nhiều đồ chua cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiếp nhận dinh dưỡng của thai nhi, tăng nguy cơ loãng xương. Vì vậy, trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày nên hạn chế những loại thực phẩm chua như: Dưa muối, kim chi, các loại quả chua…
Rượu bia, nước ngọt có ga
Rượu bia và nước ngọt có ga có chứa khí CO2 làm tăng triệu chứng ợ chua, ợ hơi, chướng bụng, đau dạ dày. Hơn nữa, những loại đồ uống này còn ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do vậy, mẹ bầu nên tránh tuyệt đối loại thức uống này trong chế độ ăn hàng ngày.
Gợi ý thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày trong 1 tuần
Thứ 2, thứ 5, chủ nhật
Bữa sáng: Cháo thịt băm + 200ml sữa óc chó (7h sáng).
Bữa trưa: 2 bát cơm nấu mềm + thịt băm sốt cà chua + cá hồi + súp lơ luộc (11h trưa).
Bữa nhẹ: Ăn hoa quả tùy thích và sữa chua (2-3h chiều).
Bữa tối: 1 bát cơm nấu mềm + 1 quả trứng gà luộc + thịt bò xào hành tây + rau cải xào (18h).
Thứ 3, thứ 6
Bữa sáng: Phở thịt băm + 200ml sữa tùy thích.
Bữa trưa: Cơm nấu mềm + cá quả hấp sả + thịt gà rang + rau xu xu luộc.
Bữa nhẹ: Hoa quả tùy thích và sữa chua.
Bữa tối: Cơm nấu nát + đậu phụ nhồi thịt sốt cà chua + tôm rang + bí đỏ nấu canh.
Thứ 4, thứ 7
Bữa sáng Bánh mì + 200ml sữa tươi.
Bữa trưa: 2 bát cơm + thịt vai lợn luộc + 2 quả trứng gà ta rán + rau chân vịt xào.
Bữa chiều nhẹ: Hoa quả tùy thích + sữa chua.
Bữa tối ăn: Cơm + thịt bò kho nhừ + cá hồi áp chảo + canh khoai tây và cà rốt hầm xương.
Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày
Bà bầu cần chú ý một số vấn đề sau khi lên thực đơn để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé:
Nên thay đổi thường xuyên thực đơn để giúp bà bầu ăn ngon miệng
Chú ý bổ sung thực phẩm đủ chất và tốt cho cơ thể
Không tùy tiện bỏ bữa
Lựa chọn những thực phẩm tươi ngon, rõ nguồn gốc.
Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng với bà bầu nói chung và bà bầu bị đau dạ dày nói riêng. Hy vọng những thông tin trên giúp bà bầu có thêm ý tưởng khi lên thực đơn.
Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Không Phải Dùng Thuốc
Các triệu chứng điển hình của đau dạ dày là: Chướng bụng, ợ hơi, ợ chua, chán ăn, nôn hoặc buồn nôn thậm chí kèm theo máu, đau vùng thượng vị…
Các dấu hiệu đau dạ dày thường xuất hiện nhiều vào buổi sáng, khi đói, hoặc lúc chị em đánh răng rất dễ nôn ói.
Bà bầu bị đau dạ dày có được dùng thuốc không?
Cụ thể khi thai phụ đau dạ dày sẽ rơi vào tình trạng biếng ăn, ăn không ngon miệng, hay giận dữ, cáu gắt… Không cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi, khiến con chậm phát triển hơn, nếu kết hợp thêm với tình trạng nữa sẽ càng trầm trọng.
Bữa sáng:
– Một bát cơm trắng hoặc bánh mì, bánh quy, yến mạch, cháo súp (cháo đậu đỏ, súp gà ngô non…)
– Tráng miệng bằng 1 hộp sữa chua ít đường. Sữa chua rất tốt cho hệ tiêu hóa, chống đầy bụng, khó tiêu.
– 1 cốc sữa cho bà bầu.
Bữa trưa và tối:
– Chị em có thể kết hợp 1 – 2 bát cơm trắng, cơm gạo lứt.
– Các món canh, rau như: Tôm xào măng tây, canh gà hạt sen, canh khoai tây nấu xương, bắp cải và các loại rau xanh luộc hoặc chế biến đơn giản.
– Các loại hoa quả cải thiện tình trạng đau dạ dày như: chuối, táo, đu đủ, dưa hấu, cà rốt…
Bữa phụ
– 1 cốc sữa hoặc 1 hộp sữa chua, lưu ý không ăn những lúc đang quá đói.
– Bánh quy dành cho bà bầu.
– Các loại hạt như: Óc chó, mắc ca, hạnh nhân, hạt điều…
– Cháo yến mạch.
– Hoa quả sạch sấy khô.
– Đồ chua: canh chua, dưa chua, hành muối, cà muối, các loại hoa quả chua… làm tăng axit dạ dày, khiến cho bệnh tình nặng hơn.
– Hãy tránh xa những thực phẩm có gia vị cay nóng như ớt, tiêu, tỏi thực phẩm mặn, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn.
– Không dùng đồ uống có gas, cồn, chất kích thích.
Ngoài thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày thai phụ cũng đừng quên những lưu ý sau:
– Không nên để bụng đói, hãy nhâm nhi một chút bánh mặn để giảm cơn đau.
– Nói không với căng thẳng, stress và luôn giữ cho tinh thần thoải mái nhất.
– Nghỉ ngơi điều độ đặc biệt là không nên thức khuya.
– Đi bộ hàng ngày vừa tốt cho sức khỏe bà bầu lại cải thiện được tình trạng đau dạ dày.
Thực Đơn Cho Bà Bầu 3 Tháng 7, 8, 9: Cách Ăn Khoa Học Nhất
Thực đơn cho bà bầu trong 3 tháng cuối của thai kỳ hết sức quan trọng bởi đây được xem là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành cũng như phát triển thể chất và trí tuệ của con yêu.
Vậy, trong 3 tháng cuối của thai kỳ các mẹ bầu nên ăn gì? kiêng gì và ăn như thế nào để giúp con yêu phát triển mà mẹ lại không bị tăng cân!
Nhiều mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường có tâm lý chung là bổ sung dinh dưỡng cho con.
Có nhiều mẹ cố ăn nhiều, ăn thật nhiều bữa nhằm giúp con tăng cân. Nhưng, theo thực chất điều này là không nên!
Thực tế, mẹ không cần phải ăn quá nhiều!
Mẹ chỉ cần lưu ý ăn uống đủ chất là được.
Trung bình một ngày các mẹ nạp khoảng 1950 calo là hợp lý. Cân nặng phù hợp nhất khi bước vào 3 tháng cuối thai kỳ chính là tăng khoảng 6 – 7 kg.
Bước vào giai đoạn này, các mẹ vẫn nên tập trung vào các món ăn giàu đạm, nhóm giàu vitamin, chất béo, khoáng chất, chất xơ…
Bên cạnh đó các mẹ cũng cần bổ sung nhóm dưỡng chất omega 3, axit, choline….
Não và hệ thần kinh của thai nhi đây chính là giai đoạn cần bổ sung mạnh mẽ và hoàn thiện.
Mẹ cũng cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao như sữa, trứng….
Cùng với đó, uống đủ nước mỗi ngày cũng hết sức cần thiết. Trung bình mỗi ngày cần uống từ 1.5 – 2 lít.
Tuyệt đối không được nhịn hãy bỏ bữa, không vì sợ tăng cân mà ăn kiêng trong thời gian này.
Các mẹ nên chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, trung bình 4 giờ ăn một lần là hợp lý.
Những gợi ý thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ
Trang bị cho mình kiến thức dinh dưỡng hợp lý chắc chắn giúp mẹ có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho giai đoạn sắp sinh và đồng thời là yếu tố cần thiết để con yêu có điều kiện phát triển một cách toàn diện nhất.
Thực đơn cần thiết cho mẹ bầu tháng thứ 7
Mẹ có biết, khi thai kỳ bước sang tháng thứ 7 thì cơ thể mẹ cần lượng sắt nạp vào lớn nhất.
Do vậy mẹ nên bổ sung hàm lượng sắt này thông qua các loại thuốc, thực phẩm hỗ trợ cũng như thực đơn ăn uống hàng ngày.
Những loại dưỡng chất này có trong một số loại thực phẩm như: xương động vật, đậu tương, đậu đỏ, trứng gà, rong biển, đậu phụ, mộc nhĩ đen…
– Mẹ cũng không nên ăn quá no để hạn chế tình trạng bị ợ nóng. – Nên chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế đồ ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ…
Lưu ý:
Thực đơn cho mẹ bầu tháng thứ 8 thai kỳ
Bước sang tháng thứ 8 của thai kỳ mẹ nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao.
Những loại thực phẩm được khuyên sử dụng nhiều như: ngũ cốc, trứng, thịt, cá, gan động vật, trái cây tươi, rau xanh…
Trong giai đoạn này, trí não của trẻ phát triển vô cùng mạnh mẽ chính vì thế mẹ cần phải tích cực bổ sung nhiều omega-3.
Dưỡng chất này chữa rất nhiều trong các hạt tự nhiên: hạt dẻ cười, hạt óc chó, đậu phộng, hạt chia…
Bên cạnh đó, một số loại hải sản cũng có hàm lượng omega-3 cao như cá hồi, cá ngừ, cá trích…
Nhưng mẹ cũng nên lưu ý không ăn quá nhiều cá biển vì một số loại có hàm lượng thủy ngân không tốt cho mẹ.
Thực đơn bổ sung cho mẹ bầu trong tháng 9 thai kỳ
Oaaaa…Chúc mừng các mẹ, vậy là bé yêu của bạn đã chuẩn bị chào đời.
Đây chính là là tháng để bé hoàn thiện tất cả những chức năng trong cơ thể, và đây chính là giai đoạn bé có tốc độ phát triển nhanh nhất.
Bởi vậy, việc bổ sung một cách đầy đủ dinh dưỡng là cực kì cần thiết.
– Vào tháng này mẹ nên ăn thành các bữa nhỏ, 1 ngày nên ăn thành 5 – 6 bữa nhỏ. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
– Bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao để xương phát triển chắc khỏe và giúp lượng sữa để sau này trẻ bú được dồi dào hơn.
– Uống đủ nước, tránh ăn thức ăn quá mặn sẽ gây nên tình trạng phù nề.
– Ăn nhiều rau và trái cây tươi sẽ giúp mẹ bổ sung vitamin khoáng chất, vừa kiểm soát tình trạng táo bón.
– Vẫn tiếp tục bổ sung các loại vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ theo dõi sức khoẻ thai kỳ
– Cần ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Lưu ý mẹ cần biết trong 3 tháng cuối thai kỳ?
Vào những tháng cuối của thai kỳ, bất cứ sự thay đổi nào cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé.
Bởi vậy, cần phải cân nhắc cũng như lưu ý thật kỹ càng tất cả các mặt để có một thai kỳ khoẻ mạnh nhất
Ăn ít muối hơn: mẹ biết đấy, trong 3 tháng cuối của thai kỳ mẹ rất dễ bị phù và tích nước.
Và, nếu mẹ ăn nhiều muối thì việc tích nước và phù này sẽ càng nghiêm trọng.
Không ăn quá nhiều: Ăn quá nhiều và quá no ất dễ dẫn đến tình trạng ợ nóng thường xuyên xảy ra.
Mẹ không nên ăn quá nhiều một lúc, điều này sẽ gây áp lực cho hệ tiêu hóa.
Hạn chế ăn những đồ ăn chiên xào, cay nóng; không ăn quá ngọt để tránh tình trạng tiểu đường thai kì.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nếu có thể nên ăn những món ăn tự chế biến sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ hơn.
Trong bất cứ giai đoạn nào của thai kỳ, mẹ cũng cần phải cân nhắc và lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của mình.
Đặc biệt, đối với thực đơn cho mẹ bầu 3 tháng cuối thì các mẹ càng phải bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất.
Điều này sẽ giúp cho mẹ có một thai kì khoẻ mạnh, con yêu thông minh, phát triển toàn diện ngay từ trong bụng mẹ.
Thực Phẩm Tốt Cho Phụ Nữ Mang Thai Bị Đau Dạ Dày
Trong quá trình mang thai bị đau dạ dày thì các mẹ nên lưu ý bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, làm dịu cơn đau dạ dày,cũng như tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột mà bạn có thể tìm hiểu như: Rau xanh, trứng, sữa, bột sắn…Đây là những loại đồ ăn thực phẩm lý tưởng cho người bị đau viêm loét dạ dày. Tôm, hải sản cũng cung cấp một lượng protein tốt cho sức khỏe đồng thời còn giàu nguyên tố vi lượng tốt cho mẹ và bé.
Trong quá trình mang thai bị đau dạ dày thì các mẹ nên lưu ý bổ sung các loại thực phẩm dễ tiêu, làm dịu cơn đau dạ dày,cũng như tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột mà bạn có thể tìm hiểu như: Rau xanh, trứng, sữa, bột sắn…Đây là những loại đồ ăn thực phẩm lý tưởng cho người bị đau viêm loét dạ dày. Tôm, hải sản cũng cung cấp một lượng protein tốt cho sức khỏe đồng thời còn giàu nguyên tố vi lượng tốt cho mẹ và bé.
Bên cạnh bổ xung các nhóm chất tốt cho sức khỏe thì mọi người có thể thêm vào danh sách của mình một số thực phẩm giúp bảo vệ niêm mạc giảm cơn đau nhanh chóng mà mẹ bầu nên biết.
Cơm Trắng
Quá rõ ràng và đơn giản nhưng đầy hiệu quả bất ngờ mà ít ai có thể nghĩ tới được. Cơm (gạo trắng) và các loại thực phẩm tinh bột khác có tác dụngrõ rệt trọng việc làm dịu hệ tiêu hóa. Đồng thời làm giảm các triệu chứng của đau dạ dày.
Nguyên lý rất đơn giản: cơm – tinh bột không tồn tại quá lâu trong dạ dày. Không kích thích dạ dày trào ngược axit. Từ đó, những cơn đau dạ dày cũng giảm hẳn đi. Tóm lại cứ ăn đủ no với cơm là cách hữu hiệu trong thực đơn cho bà bầu bị đau dạ dày.
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa các vi khuẩn có lợi, giúp tăng lượng vi sinh tốt bên trong thành ruột của mẹ bầu, hỗ trợ hệ tiêu hóa và giảm bớt triệu chứng khó chịu trong bụng. Các sản phẩm sữa chua nguyên chất, ít hoặc không đường sẽ tốt cho dạ dày hơn các sản phẩm sữa chua nhiều hương liệu và bổ sung nhiều thành phần khác. Một hũ sữa chua mỗi ngày không chỉ giúp giảm được chứng đau dạ dày khi mang thai mà còn giúp tăng cường hệ tiêu hóa và làm đẹp da.
Bắp cải
Khi bị đau dạ dày, mẹ bầu nên ăn nhiều bắp cải. Mẹ có thể dùng bắp cải nấu canh, luộc hoặc làm nước ép uống vào sáng sớm và tối trước khi đi ngủ. Trong bắp cải có chứa nhiều Vitamin U có tác dụng chống loét dạ dày, do đó bệnh đau dạ dày của mẹ sẽ thuyên giảm rõ rệt.
Lưu ý: Khi dùng bắp cải hay nước ép bắp cải để điều trị dạ dày khi mang thai các mẹ bầu phải luôn luộc chín, tuyệt đối không nên dùng sống sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng hơn đến tình trạng sức khỏe.
Gừng
Người ta khuyên rằng, việc bổ sung gừng vào thực đơn hàng ngày uống trà gừng hoặc ăn một vài lát gừng sống sẽ giúp cải thiện chức năng tiêu hóa. Đây cũng là cách đơn giản nhất để điều trị tình trạng đau dạ dày, đầy hơi, khó tiêu.
Táo
Đúng vậy, táo có tác dụng bôi trơn hệ tiêu hóa, giảm các triệu chứng tiêu chảy, đồng thời cung cấp kcal cho cơ thể. Lớp vỏ táo chứa pectin – một loại sợi thiên nhiên có tính hòa tan, giãn nở khi gặp nước, có thể thúc đẩy sự hoạt động của dạ dày và đường ruột, giúp cho quá trình bài tiết thuận lợi hơn, cũng rất hữu ích với người bị táo bón.
Để tránh hệ tiêu hóa phải làm việc quá tải khi chống chọi với các cơn đau dạ dày, bạn có thể làm sinh tố hoặc các món mứt táo yêu thích.
Canh/Soup
Những người đau hoặc viêm loét dạ dày nên thường xuyên nấu các loại canh/soup. Một phần vì thức ăn khi đó đã được nấu chín, không gây áp lực với hệ tiêu hóa và giảm thiểu chất béo hấp thụ vào cơ thể.
Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược (không chứa caffeine – chất có thể khuyến khích việc tạo acid trong cơ thể) giúp điều hòa hệ thống tiêu hóa, ngăn các chứng khó chịu, đầy bụng. Trà thảo dược chiết xuất từ hoa cúc được khuyên dùng vì chúng có tác dụng giảm viêm nhiễm trong dạ dày. Lưu ý nhỏ khi bạn yêu thích các loại trà bạc hà, vì chúng làm cơ vòng thực quản dưới co giãn, cho phép các acid vào trong dạ dày, gây ra chứng ợ hơi.
Theo Phó Giáo sư Robynne Chutkan, Khoa Hệ tiêu hóa thuộc Bệnh viện, Đại học Georgetown (Washington, Mỹ), thành phần trong chuối có kali giúp giảm huyết áp, khống chế lượng natri gây tăng huyết áp và làm tổn hại mạch máu. Đặc biệt, chất pectin tìm thấy trong chuối là dạng chất xơ hòa tan có lợi với người bị rối loạn tiêu hóa mắc các chứng táo bón và tiêu chảy.
Ngọc Nguyễn
Cập nhật thông tin chi tiết về Thực Đơn Cho Bà Bầu Bị Đau Dạ Dày Khoa Học trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!