Bạn đang xem bài viết Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Cho Bà Bầu Hiệu Quả, An Toàn được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu có tác dụng ngăn chặn dịch tiết, sát khuẩn, chống nhiễm trùng, giảm phù nề niêm mạc và giảm đau. Tuy nhiên, cần nhắc lựa chọn để đảm bảo trị bệnh hiệu quả và an toàn cho cả mẹ lẫn thai nhi. Danh sách các loại thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầuNhững loại thuốc nhỏ tai có mục đích chính là cải thiện các triệu chứng của bệnh, làm thông thoáng ống tai và giúp lưu thông dẫn mủ ra ngoài.
Tuy nhiên, đối với bà bầu hay bất cứ gặp các triệu chứng bệnh viêm tai giữa thì thuốc nhỏ tai chỉ áp dụng cho giai đoạn xung huyết, tức màng nhĩ không bị thủng. Còn nếu màng nhĩ đã thủng cần lựa chọn loại thuốc nhỏ tai phù hợp để tránh làm màng nhĩ tổn thương, có thể gây điếc vĩnh viễn.
Hiện có rất nhiều loại thuốc nhỏ tai điều trị viêm tai giữa. Thế nhưng, phổ biến nhất là các dòng sau:
Thuốc có tác dụng làm sạchNhóm thuốc này thường được chỉ định là Nacl 0,9% hoặc oxy già… Tác dụng của thuốc nhằm loại bỏ mủ ứ đọng và dịch tiết, vảy bong bên trong ống tai ra bên ngoài.
Thuốc nhỏ tai sát khuẩn và giảm đauNhóm thuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu này có tác dụng ức chế sự sinh sôi, phát triển của vi khuẩn. Đồng thời, giảm các triệu chứng đau nhức, khó chịu ở ống tai giữa. Một số loại thuốc thường dùng là:
Otipax: Thành phần trong loại thuốc này có chứa Phenazone và Lidocaine. Trong đó, Phenazone có tác dụng giảm đau và kháng viêm, còn Lidocaine có khả năng gây tê tại chỗ. Thuốc thường được chỉ định để điều trị viêm tai giữa do virus cúm hoặc do chấn thương.
Cồn boric 3%: Thành phần trong thuốc có chứa acid boric với tác dụng giảm đau, giảm ngứa và sát khuẩn.
Thuốc có tác dụng kháng sinh và kháng viêmPolydexa
Như đúng tên gọi, nhóm thuốc này có tác dụng chống viêm, giảm phù nề ở ống tai giữa. Đồng thời, ức chế và tiến tới tiêu diệt vi khuẩn gây hiện tượng nhiễm trùng tai. Một số loại thuốc phổ biến thường được chỉ định là:
Cortiphenicol
Thành phần của thuốc có chứa Neomycin sulfate, Polymycine B sulfate, Metasulfobenzoate, Sexamethasone. Những trường hợp bà bầu viêm tai giữa cấp tính xung huyết hoặc viêm tai giữa vừa trích rạch màng nhĩ sẽ được chỉ định loại thuốc này. Tuy nhiên, người bị nhiễm trùng viêm tai giữa không nên dùng Polydexa.
Hoạt chất Chloramphenicol trong loại thuốc nhỏ tai này có tác dụng ức chế vi khuẩn tổng hợp protein. Từ đó, tiến tới khiến chúng không thể sinh trưởng, phát triển và dẫn đến chết.
Thuốc kháng sinh nhỏ tai đơn thuầnOtofa
Trường hợp viêm tai giữa thủng màng nhĩ sẽ được chỉ định nhóm thuốc kháng sinh nhỏ tai đơn thuần. Tuy nhiên, vì màng nhĩ bị thủng nên thuốc rất dễ đi vào máu nên bác sĩ sẽ cân nhắc để đưa ra các loại thuốc có độ an toàn cao. Bao gồm:
Ciplox
Thành phần Rifamycin sodium trong thuốc Otofa có khả năng ngăn chặn, ức chế sự tăng trưởng của hầu hết những loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Nhờ đó, ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng ống tai giữa.
Thành phần Ciprofloxacine trong thuốc Ciplox có tác dụng ngăn cản các thông tin từ nhiễm sắc thể. Từ đó, làm cho vi khuẩn giảm hoặc không còn khả năng sinh sản, giúp các triệu chứng của bệnh cũng được cải thiện.
Bà bầu có nên dùng thuốc nhỏ viêm tai giữa không?Không ít bà bầu bị viêm tai giữa gây ảnh hưởng đến sinh hoạt, cuộc sống và công việc hàng ngày. Tuy nhiên, lúc này cơ thể đang mang thêm một sinh linh nên việc sử dụng các loại thuốc rất dễ gây hại cho mẹ cũng như sự phát triển của bé.
Vì thế, để đảm bảo an toàn và hiệu quả, bà bầu cần đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa để xác định mức độ viêm tai giữa. Từ đó, bác sĩ sẽ căn cứ vào tình hình bệnh, sức khỏe, cơ địa… của mẹ bầu để cân nhắc sử dụng các loại thuốc điều trị tai giữa bị viêm được tốt nhất, đảm bảo không gây hại cho mẹ và bé.
Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm tai giữa cho bà bầu
Không tự ý mua thuốc Tây về điều trị, cho dù đó là loại thuốc được đánh giá cao về sự an toàn. Bởi chỉ cần một sự nhầm lẫn nhỏ cũng có thể gây tác động không tốt đến thai nhi.
Việc sử dụng thuốc nhỏ tai cần tuân thủ đúng liều lượng về số giọt cho mỗi lần nhỏ. Tuyệt đối không lạm dụng vì rất có thể sẽ gây hại cho sức khỏe cả hai mẹ con.
Dùng thuốc đúng liệu trình, tần suất nhằm tiêu diệt các chủng nấm, vi khuẩn gây bệnh. Nếu không may quên dùng thuốc cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phù hợp.
Phối hợp dùng thuốc nhỏ tai cùng chế độ ăn uống, sinh hoạt, nghỉ ngơi khoa học để gia tăng hiệu quả.
Chú ý giữ gìn, vệ sinh tai mũi họng sạch sẽ để ngăn ngừa nhiễm trùng, hỗ trợ quá trình điều trị bệnh tốt hơn.
Việc sử dụng thuốc nhỏ viêm tai giữa, bà bầu cần lưu ý những vấn đề sau để tránh những rủi ro không đáng có:
Cách phòng tránh viêm tai giữa ở bà bầuThuốc nhỏ viêm tai giữa cho bà bầu dù có an toàn đến đâu vẫn có những tác hại nhất định đến mẹ và bé. Do đó, để tránh không phải sử dụng đến các loại thuốc Tây trong giai đoạn mang thai, bà bầu nên áp dụng những biện pháp sau đây để phòng tránh viêm tai giữa.
Thực hiện vệ sinh tai khoa họcTrước khi lấy ráy tai cần sử dụng nước muối Nacl 0,9% hoặc oxy già để làm mềm ráy tai.
Nếu ngứa hay muốn lấy ráy tai, chỉ nên dùng tăm bông cho vị trí ống tai ngoài. Tuyệt đối không thọc sâu vào bên trong dễ làm tổn thương tai.
Trong trường hợp có quá nhiều ráy tai, bạn không nên tự thực hiện tại nhà mà hãy đi đến gặp bác sĩ tai mũi họng để được thăm khám. Từ đó, bác sĩ sẽ có phương án loại bỏ ráy tai hiệu quả, an toàn.
Vệ sinh tai khoa học vừa đảm bảo giữ cho tai luôn sạch sẽ vừa không làm tổn thương tai cả bên trong lẫn bên ngoài. Vì thế, chị em cần áp dụng nguyên tắc sau đây:
Nên tránh những nơi có tiếng ồn lớn. Đồng thời, trong môi trường sống và làm việc nên giảm những thiết bị âm thanh quá lớn.
Chỉ sử dụng tai nghe khi thực sự cần thiết để tránh gây ảnh hưởng đến ống tai và màng nhĩ.
Trong quá trình tắm hay bơi lội cần hạn chế để nước rơi vào tai. Đặc biệt, khi tắm hay bơi xong cần lau khô tai bằng khăn bông mềm và sạch.
Những thói quen nên tránh để không gây hại cho taiTrên thực tế, có rất nhiều thói quen xấu khiến tai bị tổn thương hoặc ảnh hưởng. Từ đó, gia tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa. Vì thế, để tránh mắc bệnh về tai khi mang thai, chị em nên tránh những thói quen sau:
Nói không với thuốc lá và khói thuốc.
Những tác nhân dễ gây dị ứng như mạt bụi, phấn hoa, lông động vật… chị em cần tránh xa.
Khi có ý định mang thai cần tiêm vắc xin phòng cúm trước khoảng 3 tháng.
Luôn vệ sinh tay đúng cách mỗi ngày.
Đảm bảo phòng ngủ, không gian sống, sinh hoạt, làm việc luôn được sạch sẽ, khô thoáng.
Duy trì thói quen sinh hoạt lành mạnhMột thói quen sinh hoạt lành mạnh không những giúp phòng ngừa viêm tai giữa mà còn mang đến những lợi ích cho sức khỏe của mẹ cũng như sự phát triển của thai nhi. Vì thế, chị em nên duy trì những thói quen tốt sau đây:
Cách Chữa Viêm Tai Ngoài Cho Bà Bầu Hiệu Quả &Amp; An Toàn
Giai đoạn mang thai là quãng thời gian mẹ bầu phải kiêng kỵ giữ gìn hết sức cẩn thận, đặc biệt là khi có bệnh tật. Trong khi đó, viêm tai ngoài là bệnh về tai rất dễ gặp phải và cần phải được điều trị sớm nhất có thể. Vậy cách chữa viêm tai ngoài cho bà bầu như thế nào vừa hiệu quả vừa an toàn nhất cho em bé?
Nguyên nhân gây viêm tai ngoài ở bà bầuBệnh viêm tai ngoài là một bệnh lý tai mũi họng phổ biến và có thể gặp ở bất cứ đối tượng nào, trong đó có cả bà bầu. Đặc biệt do tai ngoài nằm sát ngoài nhất nên thường xuyên bị tấn công.
Cũng tương tự như các đối tượng khác, bà bầu bị viêm tai ngoài do một số nguyên nhân phổ biến như:
Nước tích tụ vào tai, ứ đọng, tạo môi trường cho vi khuẩn, virus xâm nhập vào tai ngoài gây bệnh.
Ráy tai lâu ngày không được làm sạch gây tắc nghẽn, viêm nhiễm.
Do thường xuyên đưa dụng cụ ráy tai, vật lạ vào quá sâu trong tai gây xước, dẫn đến viêm tai.
Mầm bệnh một số bệnh như cảm cúm, dị ứng, viêm xoang mũi, viêm amidan,… cũng dẫn đến viêm tai ngoài.
Bệnh viêm tai ngoài ở phụ nữ mang thai có nguy hiểm không?Tâm lý phụ nữ khi mang thai nhưng không may mắc bệnh là lo lắng, không biết bệnh này có nguy hiểm gì đến sức khoẻ hay không?
Theo các chuyên gia Tai mũi họng thì bệnh viêm tai ngoài là bệnh phổ biến nhưng không quá nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ. Tuy nhiên nếu điều trị không triệt để hoặc chữa sai cách sẽ khiến bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
Khi đó, bệnh sẽ có nhiều triệu chứng phức tạp, khó điều trị hơn, và đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ của mẹ hơn.
Một số triệu chứng bệnh viêm tai ngoài về lâu dài có thể gặp như:
Ảnh hưởng đến thính lực một hoặc hai bên tai, thậm chí mất thính lực tạm thời hoặc vĩnh viễn.
Tình trạng viêm nhiễm nặng hơn dẫn đến xuất hiện mủ dịch ứ đọng, chảy ra từ trong tai, có thể không có mùi hoặc mùi hôi tanh khó chịu.
Bệnh nặng hơn có thể lây lan sang qua tai giữa thậm chí lan sang các vùng cơ quan khác như nền sọ, dây thần kinh,…
Viêm tai ngoài không chữa trị hiệu quả sẽ tạo tiền đề gây nên nhiều bệnh khác đường tai – mũi – họng như cảm lạnh, viêm mũi dị ứng, viêm xoang, viêm VA,…
Bà bầu bị viêm tai ngoài có ảnh hưởng đến thai nhi không?Điều mẹ bầu quan tâm và lo lắng nhất chính là không biết khi bị bệnh thì có ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng hay không.
Mặc dù bệnh này không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ của mẹ, song nguyên nhân chính gây nên bệnh do vi khuẩn, virus nên cũng ít nhiều gây hại cho bé.
Đặc biệt, cách chữa viêm tai ngoài phổ biến nhất vẫn là dùng các loại thuốc giảm đau, thuốc kháng sinh, kháng viêm,… Nhưng có nhiều loại thuốc mẹ có bầu không được dùng do ảnh hưởng đến thai nhi.
Có thể kể đến một số thuốc Tây dùng chữa viêm tai ngoài nhưng mẹ bầu không thể dùng như Paracetamol, kháng sinh Augmentin, Cefpodoxim,…
Chính vì thế, khi phụ nữ mang thai mắc bệnh viêm tai ngoài thì cần đến gặp bác sĩ, để nghe ý kiến của bác sĩ và có cách điều trị sao cho phù hợp.
Các cách chữa viêm tai ngoài cho bà bầu an toànKhi bị viêm tai ngoài, mẹ bầu có thể gặp các triệu chứng như đau nhức, sưng đỏ ở tai, có thể bị chảy dịch từ tai.
Do đó, bạn có thể được bác sĩ kê các loại thuốc nhỏ tai. Sau khi vệ sinh tai sạch sẽ, thấm khô thì dùng tăm bông thấm thuốc nhỏ tai để đưa vào tai.
Theo hệ thống phân loại độ an toàn của các loại thuốc với phụ nữ mang thai có 5 bậc gồm A, B, C, D, X và mức độ ảnh hưởng tăng dần cho thai nhi.
Do đó, khi bị viêm tai ngoài có các triệu chứng nặng, có chảy dịch có mùi, thì bác sĩ sẽ kê đơn thuốc sau khi chắc chắn không ảnh hưởng đến em bé.
Một số loại thuốc kê đơn có thể dùng như amoxicillin, tylenol,… giúp giảm đau sưng và kháng viêm hiệu quả.
Lưu ý tuyệt đối phải tuân thủ ý kiến của bác sĩ khi sử dụng thuốc trong điều trị viêm tai ngoài trong thời gian mang thai.
Một trong những cách điều trị đơn giản nhưng an toàn mà bạn có thể sử dụng là rửa và nhỏ tai bằng giấm gạo hoặc giấm táo.
Trộn hỗn hợp 1 thìa cafe giấm và 1 thìa cafe nước.
Nằm nghiêng, thấm miếng cotton vào hỗn hợp sau đó áp lên phần tai bị viêm trong khoảng 15 phút cho đến khi khô hẳn.
Mỗi ngày bạn nên dùng cách này 2 lần, trong 2 – 3 ngày sẽ có nhiều biến chuyển tích cực.
Khi bị viêm tai ngoài, mẹ bầu sẽ gặp triệu chứng đau nhức, sưng đỏ ở tai ngoài. Khi bị đau, bạn có thể chườm tai để giảm đau và giảm sưng hiệu quả.
Rang ấm 100g muối trên chảo.
Dùng khăn vải mỏng, sạch bọc muối.
Khi túi muối bớt nóng, áp lên tai bị đau cho đến khi túi muối nguội hẳn.
Bên cạnh sử dụng túi muối, bạn cũng có thể dùng khăn ấm để chườm. Bạn có thể dùng cách này bất cứ khi nào bị đau nhức ở tai hay cảm giác có áp lực trong tai.
Phụ nữ có thai có thể sử dụng các dung dịch dùng để nhỏ tai như dầu tỏi, dầu oliu, dầu khoáng. Đây là cách an toàn giúp giảm đau sưng, đào thải dịch tắc nghẽn.
– Vệ sinh tai sạch sẽ, dùng khăn ấm thấm khô.
– Nhỏ 2 – 3 giọt dung dịch dầu tỏi, dầu oliu hoặc dầu khoáng vào phần tai bị viêm cho thấm vào tai.
Bà Bầu Viêm Họng Uống Thuốc Gì Cho An Toàn, Hiệu Quả?
Khi bà bầu bị viêm họng, những loại thuốc hóa trị (tây y) sẽ được hạn chế sử dụng vì khả năng gặp tác dụng phụ cao. Thay vào đó, các biện pháp sử dụng thành phần từ thiên nhiên như mẹo dân gian hoặc đông y sẽ phù hợp hơn với mẹ bầu.
Mẹo dân gian chữa viêm họng an toàn cho bà bầuMẹ bầu bị viêm họng nhẹ có thể lựa chọn các bài thuốc dân gian chữa viêm họng khoa học, lành tính. Dù vậy, không phải bài nào cũng an toàn dùng cho mẹ bầu. Một số thành phần hóa học tự nhiên cũng có thể gây hại cho thai nhi. Chẳng hạn như đu đủ và tỏi đều có thể trị viêm họng. Tuy nhiên, chất papain chứa trong đu đủ có thể khiến mẹ bầu bị sảy thai, sinh non. Còn tỏi dễ tương tác với một số loại thuốc mẹ bầu thường dùng và gây tác dụng phụ nên cần cẩn trọng khi sử dụng.
Một số nguyên liệu có tính kháng khuẩn, kháng virus, tiêu sưng tiêu viêm, trị viêm họng hiệu quả mà lành tính phải kể đến quất, lá tía tô, củ cải, gừng… Mẹ bầu có thể tham khảo cách thực hiện đơn giản sau:
Quất hấp mật ong: Lấy khoảng 10 quả quất xanh, rửa sạch rồi cắt làm đôi. Sau đó trộn thêm 2 thìa mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Mỗi ngày uống nước cốt quất mật ong 2-3 lần, mỗi lần 2-3 thìa cafe.
Lá tía tô: Lá tía tô nấu cùng với cháo ăn hàng ngày sẽ giúp giảm đau họng hiệu quả. Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể lấy rễ tía tô phơi khô nấu cùng với gạo nếp rang nếu kèm thêm ho.
Củ cải trắng: Củ cải trắng sau khi rửa sạch thì đem giã nát hoặc xay nhuyễn tạo thành nước ép. Mỗi ngày uống 1 cốc. Nếu cảm thấy khó uống thì đổi sang phương pháp luộc, ăn củ cải lẫn uống nước, nên thực hiện hàng ngày cho đến khi khỏi bệnh.
Gừng và mật ong: Gừng thái thành từng lát mỏng, sau đó trộn đều cùng mật ong và đem hấp cách thủy trong khoảng 10 – 15 phút. Chắt lấy phần cốt uống 2-3 lần/ngày, thực hiện liên tục trong khoảng 5 ngày thì dừng.
Các mẹo dân gian này có cho hiệu quả tốt hay không phụ thuộc phần lớn vào cơ địa mỗi người. Mỗi mẹo dân gian phải kiên trì sử dụng ít nhất 3 ngày mới thấy được hiệu quả. Mẹ bầu nên lựa chọn những nguyên liệu tươi, sạch, đảm bảo ít hóa chất để bài thuốc không gây hại cho sức khỏe. Quá trình chế biến vệ sinh, sạch sẽ, tránh tạo điều kiện cho các vi khuẩn phát triển dễ dàng hơn.
Cách chữa viêm họng cho bà bầu bằng Tây yHầu hết thuốc tây y đều không được khuyến khích sử dụng trong quá trình mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ. Thuốc tây y mặc dù có khả năng diệt khuẩn tốt nhưng thường kèm theo nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Hệ miễn dịch của phụ nữ có thai rất yếu nên thường không đáp ứng tốt với thuốc. Trong trường hợp viêm họng cấp bị ho nhiều, ho dai dẳng, bác sĩ thường phối hợp các loại thuốc sau cho mẹ bầu:
Thuốc kháng sinh: Nhóm kháng sinh thuộc Betalactam như Penicillin, Cephalosporin…
Thuốc giảm đau hạ sốt: Paracetamol
Thuốc giảm ho: Dextromethorphan
Viên ngậm họng: Có chứa thành phần Guaifenesin, menthol.
Tuyệt đối không dùng Aspirin giảm đau hạ sốt, kẹo ngậm chứa alcohol có thể gây tác dụng phụ như thai nhi dị tật, sinh non…
Tuyệt đối không lạm dụng thuốc tân dược trong điều trị viêm họng. Bất cứ loại thuốc nào phụ nữ có thai sử dụng cũng đều phải được kê đơn bởi bác sĩ chuyên khoa. Mẹ bầu phải tuyệt đối tuân thủ về liều lượng, cách dùng để không gặp phải tác dụng phụ nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và thai nhi. Khi có dấu hiệu chóng mặt, khó thở…mẹ bầu cần ngừng dùng thuốc và đến ngay cơ sở y tế để tái khám.
Thuốc đông y có tính đặc trị tốt, được bào chế từ thảo dược tự nhiên, có các vị thuốc an thai, hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Đồng thời, tùy vào mức độ viêm nhiễm, thầy thuốc sẽ phối hợp tỷ lệ dược liệu cho phù hợp, đảm bảo mẹ bầu hấp thụ tốt, an toàn cho thai nhi. Việc sử dụng thuốc đông y trong thời gian dài cũng không gây tác dụng phụ mà ngược lại còn có khả năng tăng cường hệ miễn dịch.
Hiện nay có nhiều đơn vị ứng dụng các bài thuốc đông y vào điều trị viêm họng cho bà bầu, trong đó tiêu biểu là Bệnh viện Y học cổ truyền Tai Mũi Họng Quân dân 102. Được biết đây là đơn vị trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa Y học cổ truyền Quân dân 102, đi lên từ Trung tâm Thừa kế và Ứng dụng Đông y Việt Nam. (sự kiện đi lên thành Bệnh viện 102)
Đây cũng là đơn vị đi đầu trong công tác khám và điều trị viêm họng bằng phương pháp ĐÔNG Y CÓ BIỆN CHỨNG. Phương pháp này là giải pháp tối ưu, ứng đụng công nghệ hiện đại vào khám, chẩn đoán hình ảnh, điều trị xương khớp bằng YHHĐ kết hợp với liệu pháp điều trị từ căn nguyên của YHCT. Cách khám và điều trị này giúp bác sĩ nhận định chính xác về tình trạng của người bệnh, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất, đạt hiệu quả tối ưu nhất.
Nhằm mang tới hiệu quả điều trị tốt nhất cho người bệnh, các bác sĩ, lương y tại Bệnh viện Quân dân 102 còn xây dựng liệu trình điều trị rõ ràng cụ thể với 3 giai đoạn chính như sau:
Điểm nổi bật của liệu trình điều trị viêm họng Quân Dân chính là bài thuốc THANH HẦU BỔ PHẾ THANG được sử dụng ở giai đoạn 2. Đây là bài thuốc đông y chữa viêm họng tận gốc và an toàn tuyệt đối cho bà bầu là THANH HẦU BỔ PHẾ THANG. Bài thuốc này không chỉ triệt tiêu mọi triệu chứng viêm họng, mang lại hiệu quả bền vững mà còn giúp mẹ bầu an thai, tăng cường hệ miễn dịch và ngăn ngừa nguy cơ tái phát sau điều trị.
Sở dĩ Thanh hầu bổ phế thang làm được điều này là nhờ cơ chế BỔ CHÍNH KHU TÀ. Trong đó tập trung bồi Phế kiện Tỳ, nâng cao chính khí (hệ miễn dịch). Khi chính khí mạnh tức là sức đề kháng được tăng cường, có thể loại bỏ các tác nhân gây hại và khả năng tái phát sau điều trị thấp.
Thành phần của bài thuốc bao gồm 20 – 30 nam dược quý. Trong đó kết hợp nhiều nhóm thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu phong tán hàn, trừ sưng tiêu mủ, giảm ho, dưỡng Can Thận. Đồng thời gia thêm các thảo dược an thai như hoàng cầm, bạch truật… hỗ trợ thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trong đó:
Tang diệp: Quy kinh Phế và Can, tác dụng trừ phong, thanh nhiệt, bổ can thận
Tang ký sinh: Quy kinh Can và Thận, tác dụng bổ can thận, an thai.
Kha tử: Quy kinh Phế và đại tràng, có tác dụng trừ ho, chữa khản tiếng, mất tiếng, diệt khuẩn và kháng virus mạnh mẽ.
Phật thủ: Quy kinh Phế và Tỳ, có tác dụng kiện tỳ, giải độc gan, hỗ trợ tiêu hóa tốt.
Quất hồng bì: Quy kinh Phế, giúp giải cảm, hạ sốt, trừ đau họng,
Xích thược: Quy kinh Can, Tỳ, Phế, giúp hoạt huyết, giải độc tiêu ung chỉ thống.
Liên kiều: Quy kinh Phế, Thận, Can, Vị, giúp thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, tan mủ.
Hoàng cầm: Quy kinh Phế, tác dụng trừ thấp nhiệt, chỉ huyết, an thai.
Bạch truật: Quy Tỳ, Vị, giúp trừ thấp, ích táo, hòa trung, ích khí, ôn trung, chỉ khát, an thai
Được dùng điều trị viêm họng cho bà bầu nên yếu tố an toàn, hiệu quả được các bác sĩ, lương y tại Bệnh viện Quân dân đặt lên hàng đầu. Cũng vì thế, toàn bộ thành phần có trong Thanh hầu bổ phế thang đều được thu hái tại các vườn thảo dược sạch, đạt tiêu chuẩn GACP-WHO do bệnh viện xây dựng, phát triển. Thuốc tới tay người bệnh đảm bảo an toàn, lành tính, không chứa hóa chất, tạp chất hay các chất bảo quản có hại cho người bệnh.
Sau khi được điều trị bằng bài thuốc Thanh Hầu Bổ Phế Thang, người bệnh sẽ được kê đơn thuốc nhằm bồi bổ cơ thể, ngăn ngừa bệnh tái phát. Với đối tượng là bà bầu, các bác sĩ sẽ gia giảm, thêm bớt một số thành phần thảo dược có tính an thai như bồ công anh, hoa cúc, sinh khương,… Nhờ đó, mẹ bầu không chỉ được điều trị viêm họng dứt điểm mà sức khỏe mẹ và bé cũng được cải thiện.
Ngoài ra, toàn bộ bài thuốc chữa viêm họng cho bà bầu của Bệnh viện Quân dân 102 đều có vị thanh mát, dễ uống, không gây nôn trớ. Thuốc cũng được bào chế dạng cao hoặc sắc sẵn thuận tiện cho bà bầu trong quá trình điều trị.
Những lưu ý quan trọng trong điều trị viêm họng cho bà bầuSức đề kháng kém là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc mẹ bầu bị viêm họng. Hệ miễn dịch suy giảm khiến cho mẹ bầu dễ bị cảm lạnh, vi khuẩn, virus tấn công. Ngoài việc sử dụng các biện pháp điều trị, một chế độ sinh hoạt và dinh dưỡng lành mạnh giúp nâng cao hệ miễn dịch là điều thiết yếu.
Mẹ bầu bị viêm họng ăn gì, kiêng gì?Ngoài việc cân bằng chế độ dinh dưỡng đủ bốn nhóm thực phẩm chính là đường – đạm – chất béo – vitamin và khoáng chất, mẹ bầu nên:
Nên ăn: Rau xanh và hoa quả chứa nhiều vitamin và khoáng chất có lợi cho hệ miễn dịch. Bổ sung các loại gia vị như gừng, mật ong, lá tía tô…trong bữa ăn. Uống các loại trà thảo mộc giúp an thai, tăng cường sức đề kháng và hỗ trợ trị viêm họng (trà hoa cúc, trà chanh, trà bồ công anh, trà lá mâm xôi đỏ…).
Kiêng ăn: Các thực phẩm lạnh (kem, nước đá), các thực phẩm quá chua cay khiến cơ thể tích tụ nhiệt độc, thực phẩm chứa chất kích thích (rượu, bia, thuốc lá, cafe…).
Những lưu ý trong sinh hoạtMẹ bầu cần thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khỏi các tác nhân gây hại và tăng cường sức khỏe của hệ miễn dịch như sau:
Uống đủ 1,5l – 2l nước mỗi ngày để cổ họng không bị khô rát, cơ thể thải độc tốt hơn.
Súc miệng bằng nước muối sinh lý hàng ngày để diệt khuẩn họng tốt hơn.
Khi đi ra ngoài luôn sử dụng khẩu trang để tránh khói bụi, hóa chất, dị nguyên gây kích ứng cổ họng (lông động vật, phấn hoa…).
Giữ cho cổ họng luôn ấm, đặc biệt vào lúc giao mùa, mùa đông.
Tập thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày bằng cách đi bộ hoặc tập yoga.
Tái khám đúng định kỳ, khi có dấu hiệu ho nhiều, ho dai dẳng phải đến gặp bác sĩ.
Để được chuyên gia tư vấn cụ thể về phương pháp điều trị viêm họng ở bà bầu, bạn đọc có thể liên hệ đến địa chỉ sau:
BỆNH VIỆN YHCT TAI MŨI HỌNG QUÂN DÂN 102 Trực thuộc CTCP Bệnh viện Đa khoa YHCT Quân dân 102 Địa chỉ:
Hà Nội: Số 7 ngách 8/11 Lê Quang đạo, Phú Đô, Nam Từ Liêm, HN
Hồ Chí Minh: Số 179, đường Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
Hotline: 0888.598.102 – 0974.026.239
Website: Fanpage: Bệnh viện YHCT Tai mũi họng Quân Dân 102 chúng tôi
Bà Bầu Bị Viêm Tai Giữa
Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể đối mặt với rất nhiều đợt viêm nhiễm, trong đó có nhiễm trùng ở tai giữa. Vậy bà bầu bị viêm tai giữa cần làm gì để điều trị và chủ động phòng tránh?
Dấu hiệu viêm tai giữa khi mang bầuTai giữa là khu vực nằm ngay sau màng nhĩ của bạn. Chất lỏng bị tích tụ ở tai giữa không thoát ra ngoài được, cộng với việc vi khuẩn hoặc virus từ mũi và miệng lây lan vào sẽ gây ra nhiễm trùng. Tình trạng này chính là là viêm tai giữa.
Viêm tai giữa thường phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nhưng nó cũng không hiếm gặp ở người trưởng thành, đặc biệt là phụ nữ mang thai.
Ở người trưởng thành và phụ nữ mang thai, viêm tai giữa thường bao gồm các triệu chứng:
Đau ở 1 hoặc cả 2 tai
Có nước chảy ra từ trong tai
Sốt
Thính giác thay đổi, nghe khó
Buồn nôn, nôn
Chóng mặt
Đau đầu
Sưng tai (phát hiện thông qua ống soi tai)
Mệt mỏi
Bà bầu bị viêm tai giữa do đâu?Ở bà bầu, viêm tai giữa thường bắt nguồn từ cảm lạnh hoặc các bệnh đường hô hấp khác, như viêm họng, viêm xoang, viêm amidan… Tai giữa nối với cổ họng bằng một ống gọi là ống eustachian.
Ống này giúp điều chỉnh áp suất, giảm áp lực giữa tai ngoài và tai trong. Cảm lạnh hoặc dị ứng có thể gây kích ứng ống eustachian hoặc làm cho khu vực xung quanh nó sưng lên.
Từ đó làm chất lỏng trong tai giữa khó chảy ra ngoài. Chất lỏng này cứ tích tụ sau màng nhĩ. Vi khuẩn và virus có thể phát triển trong chất lỏng đó và gây ra viêm nhiễm.
Một trong những lý do khiến bà bầu có nguy cơ bị viêm tai giữa cao là do khi mang thai, khả năng miễn dịch của bà bầu yếu hơn bình thường. Điều này khiến họ rất dễ bị mầm bệnh xâm nhập, gây ra các bệnh đường hô hấp.
Ngoài ra, những yếu tố sau đây cũng được cho là làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa ở bà bầu:
Viêm tai giữa ở bà bầu có thể là cấp tính hoặc mãn tính. Nếu là cấp tính, viêm tai giữa tuy gây ra đau đớn nhưng chỉ diễn ra trong thời gian ngắn. Bệnh có thể tự khỏi mà không cần dùng thuốc.
Trong khi đó, viêm tai giữa mãn tính có thể tái đi tái lại nhiều lần. Tình trạng này có thể dẫn đến tổn thương vĩnh viễn ở tai trong và tai giữa.
Đối với những phụ nữ đã bị viêm tai giữa mãn tính, họ cũng sẽ có nguy cơ bị viêm tai giữa cao hơn khi mang thai.
Bà bầu bị viêm tai giữa có nguy hiểm không? Có ảnh hưởng tới con không?Miễn là viêm tai giữa không gây nhiễm trùng máu, nó sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi. Bên cạnh đó, nên dùng thuốc theo đúng chỉ định và không lạm dụng thuốc.
Điều này cũng sẽ giảm thiểu tác dụng phụ nguy hiểm của thuốc lên cả mẹ và bé.
Viêm tai giữa cấp tính nếu được phát hiện và điều trị sớm có thể chữa khỏi hoàn toàn. Ngược lại, trong trường hợp không kiểm soát kịp thời, viêm tai giữa cấp tính tiến triển thành mãn tính, đi kèm nhiều biến chứng từ nhẹ tới nguy hiểm.
Bao gồm:
Viêm tai giữa mãn tính
Viêm tai giữa ứ dịch hoặc chảy mủ
Suy giảm thính lực
Thủng màng nhĩ
Áp xe tai
Viêm màng não
Bà bầu bị viêm tai giữa phải làm sao?Khi nghi ngờ bị viêm tai giữa, bà bầu nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán đúng bệnh cũng như có được hướng điều trị phù hợp.
Tự chăm sócNhiều phụ nữ mang thai bị viêm tai giữa hoặc một bệnh nhiễm trùng nào đó, thường lựa chọn phương pháp điều trị hoàn toàn tự nhiên, hữu cơ (organic) hoặc không biến đổi gene ngay từ đầu.
Kỹ thuật thở đặc biệtCác chuyên gia tai mũi họng Mỹ thường hướng dẫn cho bệnh nhân kỹ thuật thở vô cùng đơn giản khi bị viêm tai. Bạn chỉ cần ngậm chặt miệng, bịt mũi và cố gắng thở bằng mũi.
Khi làm điều này, bạn sẽ cảm thấy có một tiếng vỡ nhỏ trong tai. Âm thanh này tương tự như cảm giác thay đổi áp suất khi thay đổi độ cao đột ngột (đi máy bay hoặc lên núi cao).
Phương pháp này không thể chữa viêm tai giữa triệt để, nhưng sẽ giúp giảm các triệu chứng khó chịu và thúc đẩy dẫn lưu dịch từ tai giữa ra ngoài. Nó cũng hoàn toàn vô hại và rất đáng để thử khi bạn bị viêm tai giữa.
Giấm táoGiấm táo có chứa axit axetic. Theo một nghiên cứu từ năm 2013, giấm táo có tính kháng khuẩn, có nghĩa là nó có khả năng tiêu diệt vi khuẩn. Một nghiên cứu khác từ Brazil cho thấy giấm táo cũng có thể chống nấm.
Nghiên cứu thứ ba được đăng tải trên Tạp chí Natural Product Research đã chỉ ra thêm lợi ích kháng virus từ thực phẩm lành mạnh này.
Bà bầu có thể dùng giấm táo pha với nước ấm để vệ sinh tai theo các bước sau:
Trộn giấm táo và nước ấm theo tỷ lệ 1:1.
Nhỏ 5 – 10 giọt hỗn hợp trên vào tai.
Dùng bông y tế để nút lỗ tai lại.
Ngiêng đầu hoặc nằm nghiêng về phía tai vừa nhỏ hỗn hợp để nước chảy ra, thấm vào bông.
Sau 5 – 10 phút, hãy bỏ bông ra.
Thực hiện 2 lần mỗi ngày, liên tiếp trong vài ngày.
Mẹ bầu cũng có thể pha giấm táo với nước ấm theo tỷ lệ bằng nhau và dùng hỗn hợp này để súc miệng. Tuy không hiệu quả bằng cách nhỏ tai, nhưng cũng có thể hỗ trợ điều trị các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên.
Chườm nóng hoặc lạnhBọc đá lạnh vào khăn hoặc nhúng khăn vào nước nóng, sau đó chườm lên tai bị viêm có thể giảm đau nhanh chóng và an toàn.
Nếu có thể, hãy chườm ấm và chườm lạnh xen kẽ, luân phiên nhau mỗi 10 phút.
Chườm túi muốiCách làm này tương tự như chườm nóng hoặc lạnh, chỉ khác ở chỗ dùng muối ấm.
Các bước thực hiện:
Cho 100gr muối hạt vào chảo, rang nóng.
Cho muối nóng vào trong túi vải cotton sạch.
Đặt túi muối lên tai và chườm cho tới khi nguội hẳn.
Nhỏ tai bằng dầu oliveTheo một nghiên cứu từ Đại học Tel Aviv (Israel), cùng với vitamin E và thảo dược, dầu olive có thể giúp giảm triệu chứng viêm tai giữa.
Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần làm ấm vài giọt dầu olive nguyên chất rồi nhỏ vào tai. Không nên nhỏ dầu quá nóng, điều này có thể gây bỏng tai.
Tinh dầuTinh dầu tự nhiên có nguồn gốc từ các loài thực vật. Một số loại tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus hiệu quả.
Theo nhiều nghiên cứu khoa học, tinh dầu tràm trà và tinh dầu húng quế có thể hữu ích trong điều trị nhiễm trùng tai. Tinh dầu tràm trà có rất nhiều terpinen-4-ol giúp tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng.
Trong khi đó, tinh dầu húng quế đã được chứng minh giúp chữa lành viêm tai giữa cấp tính ở 56 – 81% chuột thí nghiệm.
Khi sử dụng tinh dầu để chữa viêm tai giữa, bà bầu nên tham vấn bác sĩ xem loại tinh dầu ấy có gây hại cho cơ thể hay không.
Luôn pha loãng tinh dầu với dầu nền (tỷ lệ 1 giọt tinh dầu pha với 1 thìa ca phê dầu nền) trước khi sử dụng. Một số dầu nền phổ biến mà bà bầu có thể sử dụng an toàn là dầu olive và dầu dừa.
Để chữa viêm tai giữa, bạn có thể dùng một miếng bông y tế thấm vào tinh dầu đã pha loãng. Sau đó đặt miếng bông này vào tai.
Điều này sẽ cho phép các loại dầu thấm từ từ vào ống tai. Cẩn thận không để miếng bông lọt sâu vào trong tai.
Bạn cũng có thể áp dụng dầu tràm trà hoặc dầu tỏi giống như cách làm với dầu olive.
Lưu ý: Tất cả những trường hợp bị thủng màng nhĩ đều không được nhỏ bất cứ dung dịch hay hỗn hợp nào vào tai mà chưa được bác sĩ cho phép.
Điều trị y khoaNếu triệu chứng duy nhất của bà bầu là đau tai, có thể đợi thêm 1 – 2 ngày trước khi đi khám. Đôi khi viêm tai giữa sẽ tự khỏi trong vài ngày.
Nếu cơn đau không thuyên giảm và bạn bị sốt, bạn nên đi khám bác sĩ ngay khi có thể. Nếu thấy có chất lỏng chảy ra từ tai hoặc khó nghe, bà bầu cũng nên tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay.
Sử dụng thuốcPhần lớn phụ nữ mang thai bị viêm tai giữa đều được bác sĩ chỉ định dùng Acetaminophen để giảm đau, hạ sốt.
Bên cạnh đó, các loại thuốc nhỏ tai bán theo đơn cũng giúp ích trong việc giảm các triệu chứng khó chịu do viêm tai mang lại. Những thuốc này có tác dụng nhanh, ít tác dụng phụ.
Đối viêm viêm tai giữa do vi khuẩn gây ra, bà bầu có thể phải sử dụng thuốc kháng sinh. Có một số loại kháng sinh không được coi là an toàn trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu thai kỳ).
Một số loại khác được đánh giá là an toàn trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba (3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ).
Ngược lại, có một số loại thuốc kháng sinh có thể gây ra dị tật bẩn sinh và các vấn đề sức khỏe đáng kể ở thai nhi. Bà bầu nên tránh bất kỳ kháng sinh nào có chứa muối hoặc hợp chất của:
Có 2 loại kháng sinh có thể gây ra tổn hại nghiêm trọng cho thai nhi là dẫn xuất Nitrofuran và Sulfonamit. Bà bầu không được dùng thuốc này.
Luôn luôn nhớ rằng: Không có loại thuốc nào an toàn 100% cho bà bầu. Bà bầu chỉ nên dùng thuốc khi không còn lựa chọn nào khác và dùng thuốc khi được bác sĩ chỉ định.
Phẫu thuậtMổ viêm tai giữa là phương pháp cuối cùng mà bác sĩ yêu cầu bệnh nhân nên thực hiện.
Viêm tai giữa tái phát liên tục, không đáp ứng khi sử dụng thuốc.
Viêm tai xương chũm mạn tính. Đây là tình trạng nhiễm trung nghiêm trọng ở xương chũm phía sau tai.
Có cholesteatoma trong tai. Đây là một khối tế bào da bất thường mọc trong tai, buộc phải cắt bỏ.
Bà bầu bị viêm tai giữa ứ dịch nặng.
Tùy vào từng trường hợp mắc viêm tai giữa cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa khác nhau.
Một số phương pháp phẫu thuật viêm tai giữa thường được chỉ định cho bệnh nhân:
Mở thượng nhĩ
Mở sào bào
Mở thượng nhĩ – sào bào
Khoét rỗng đá chũm
Phẫu thuật rạch màng nhĩ
Chèn ống thông tai
Phẫu thuật chỉnh hình tai giữa (kết hợp với mở thượng nhĩ – sào bào)
Cắt amidan hoặc VA
Phẫu thuật thường được chỉ định đối với những tình trạng viêm tai giữa đặc biệt nghiêm trọng. Nó chủ yếu được hoãn lại cho đến sau khi sinh để loại trừ bất kỳ rủi ro nào cho cả mẹ và bé.
Cách phòng ngừa bị viêm tai giữa khi mang thaiĐể ngăn ngừa các bệnh nhiễm trùng trong tai, hãy học cách vệ sinh tai khoa học:
Chỉ sử dụng tăm bông ở ống tai ngoài, không thọc sâu vào bên trong.
Làm mềm ráy tai bằng nước muối, glycerin hoặc oxy già trước khi thực hiện các biện pháp lấy ráy tai.
Nếu cảm thấy có quá nhiều ráy tai, hãy đi khám tai mũi họng để được bác sĩ loại bỏ ráy tai an toàn.
Ngoài việc giữ cho đôi tai của bạn sạch sẽ, hãy làm theo các mẹo sau để bảo vệ đôi tai và phòng ngừa viêm tai giữa tái phát khi mang thai:
Thực hiện chế độ ăn uống cân bằng, khoa học nhằm tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng.
Tóm lại, đối với bà bầu bị viêm tai giữa, điều trị đúng cách có thể giúp loại bỏ bất kỳ biến chứng nguy hiểm nào có thể xảy ra. Khi bị bất cứ vấn đề sức khỏe nào khi mang thai, bà bầu nên đi khám và thận trọng trong việc dùng thuốc.
Các Thuốc Nhỏ Mũi An Toàn Cho Bà Bầu
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Dược sĩ Huỳnh Xuân Lộc – Khoa Dược – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park
Phụ nữ có thai là đối tượng đặc biệt cần phải thận trong khi dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé. Trong thực tế, các bà mẹ thường băn khoăn, lo lắng khi phải dùng thuốc trong thai kỳ mà thường gặp là để điều trị các triệu chứng cảm lạnh, nghẹt hoặc sổ mũi. Không phải lúc nào cũng cần dùng thuốc điều trị và không phải thuốc nào cũng có thể dùng cho phụ nữ có thai, những lời khuyên sau có thể giúp “mẹ bầu” khỏe và an tâm hơn trong thai kỳ.
1. Viêm mũi ở phụ nữ mang thai?Phụ nữ có thai hay người lớn nói chung đều dễ mắc phải các triệu chứng hắt hơi, chảy mũi hoặc nghẹt mũi. Các triệu chứng này thường do cảm lạnh hoặc viêm mũi gây ra.
Cảm lạnh: biểu hiện bao gồm ho, chảy mũi, hắt hơi, đau họng …hiếm khi gặp sốt. Nguyên nhân thường do virus gây ra và tự khỏi sau 3 đến 7 ngày; đôi khi các triệu chứng có thể kéo dài đến 2 tuần sau khi hồi phục. Người bệnh chỉ cần dùng các thuốc giảm triệu chứng thông thường tuy nhiên cũng cần phải thận trọng và lưu ý các triệu chứng tăng nặng của bệnh như sốt cao, kéo dài, biếng ăn hoặc khó thở… Khi gặp những biểu hiện như vậy, bệnh có thể đã diễn tiến nặng hơn sang viêm phế quản, viêm phổi … cần phải được khám và điều trị tại các cơ sở y tế.
Viêm mũi dị ứng: là tình trạng viêm mũi gây ra bởi các tác nhân dị ứng như khói bụi trong không khí, phấn hoa, cỏ, bụi nhà hoặc lông thú vật, các loại nấm mốc trong môi trường. Triệu chứng bệnh bao gồm ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi, chảy nước mắt đôi khi đau ngứa họng, hai tai … Để tránh khởi phát triệu chứng cần phải tránh tiếp xúc với các tác nhân gậy dị ứng.
Viêm mũi thai kỳ: Là một dạng viêm mũi xuất hiện trong thai kỳ, thường trong khoảng 6 tuần cuối (hoặc trước đó) và dứt hẳn trong vòng 2 tuần sau khi sinh. Viêm mũi thai kỳ được xem là một dạng viêm mũi riêng, không do nguyên nhân dị ứng, nhiễm khuẩn hoặc cảm lạnh. Có khoảng 20% phụ nữ có thai gặp phải tình trạng này. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, có thể do sự mất cân bằng của các nội tiết tố (như estrogen) trong quá trình mang thai.
Dù do nguyên nhân nào các triệu chứng viêm mũi (ngứa mũi, hắt hơi, chảy nước mũi hoặc ngạt mũi …) đều gây sự khó chịu bất tiện cho người bệnh đặc biệt là phụ nữ có thai. Các triệu chứng dai dẳng, tái lại, đặc biệt là về đêm, còn khiến chất lượng giấc ngủ bị giảm sút, gây căng thẳng ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé.
2. Thuốc nhỏ mũi, xịt mũi nào dùng được cho phụ nữ có thai?Tất cả các thuốc dùng cho “mẹ bầu” luôn phải được lựa chọn kỹ càng dựa trên sự cần thiết phải dùng thuốc và sự an toàn cho cả mẹ và bé. Trong mọi trường hợp, mẹ bầu nên đến được thăm khám phù hợp hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ trước khi dùng thuốc. Một số trường hợp thông thường, không nghiêm trọng, các thuốc sau đây, thường có sẵn không cần kê đơn tại các nhà thuốc, có thể được sử dụng cho phụ nữ có thai.
Xịt rửa mũi thông thường: Một số sản phẩm xịt mũi chứa nước muối đẳng trương (Sterima, Neilmed Nasamist, Humer, …) là các lựa chọn an toàn giúp xịt rửa, vệ sinh mũi, giảm kích ứng, chảy mũi hoặc nghẹt mũi. Các thành phần này an toàn, không hấp thu vào cơ thể và có thể được sử dụng dài ngày để dự phòng và giảm triệu chứng của viêm mũi.
Thuốc xịt mũi chứa Corticosteroids (như mometasone, budesonide, beclomethasone …): Có hiệu quả cao đặc biệt đối với viêm mũi dị ứng, giúp giảm triệu chứng nghẹt mũi và chảy dịch mũi sau (gây ho, ngứa họng). Thuốc nên được sử dụng với liều thấp nhất có hiệu quả và giới hạn thời gian dùng.
Thuốc xịt giúp thông mũi (chứa oxymetazolin, xylometazolin): Thuốc xịt thông mũi có thể giúp làm giảm tạm thời tình trạng ngạt mũi nặng. Tuy nhiên, thuốc chỉ nên dùng trong thời gian ngắn ví dụ như 3 ngày hoặc ít hơn và chỉ nên dùng khi các lựa chọn khác không đáp ứng hoặc hiệu quả không đầy đủ. Khi sử dụng lâu dài, người bệnh có nguy cơ phụ thuộc thuốc, không có lợi.
Ngoài ra, các thuốc kháng histamin đường uống: giúp giảm kích ứng, chảy mũi … cũng được lựa chọn khi các dạng xịt mũi, nhỏ mũi không đạt hiệu quả mong muốn. Các thuốc như clorpheniramin (thế hệ 1, tác dụng phụ gây buồn ngủ) hoặc loratadine, cetirizine (thế hệ 2, ít gây buồn ngủ hơn) có thể được lựa chọn sử dụng.
3. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi, xịt mũi cho phụ nữ có thai
Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi dùng thuốc. Việc này giúp đảm bảo an toàn cho mẹ và bé cũng như giảm thiểu sử dụng các thuốc không cần thiết trong thai kỳ.
Đến khám tại các cơ sơ y tế nếu các triệu chứng diễn ra dai dẳng, không khỏi ngay cả khi đã dùng các thuốc thông thường hoặc khi xuất hiện các triệu chứng khác lạ như sốt, khó thở, nổi mẩn đỏ… xuất hiện.
Chuyên khoa Tai Mũi Họng – Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec chuyên khám và điều trị các bệnh lý tai mũi họng thông thường như: viêm mũi, viêm mũi dị ứng, viêm mũi mãn tính, viêm amidan, viêm đau họng, ù tai, viêm mũi không do dị ứng, ung thư cổ họng; các khối u vùng đầu mặt cổ, các dị tật bẩm sinh vùng tai mũi họng bằng các phương pháp ngoại khoa phổ biến.
Để đăng ký khám và điều trị bệnh lý Tai Mũi Họng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec, Quý Khách có thể liên hệ Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc.
Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký trực tuyến TẠI ĐÂY.
W. Steven Pray, Gabriel E. Pray, Self-Care of Rhinitis During Pregnancy, 2014,
XEM THÊM
Cách Chữa Viêm Họng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả
1. Nguyên nhân bà bầu bị đau họng
Những nguyên nhân khiến bà bầu, nhất là các bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ thường bị đau họng có thể kể đến bao gồm:
– Do virus: Thường xuất hiện vào mùa thu hoặc mùa xuân khi các virus và vi khuẩn bùng phát khó khống chếkhiến Bà bầu bị đau họng có cảm giác cổ họng khô, nóng, đau, rát buốt.
– Do viêm amidan, viêm thanh quản: Nguyên nhân chủ yếu do các tác nhân vi sinh vật. Bà bầu bị đau họng chủ yếu cảm thấy khó nuốt, khi nuốt thấy đau, có thể kèm theo sốt.
– Do nhiễm trùng cấp tính gây ra các bệnh về đường hô hấp: Nếu bà bầu bị đau họng kèm ho là triệu chứng từ bệnh cúm, sởi hoặc sốt phát ban. Bà bầu thấy đau họng kèm cổ họng khô, khàn giọng và ho có đờm. Trường hợp này bà bầu cần đến bệnh viện khám và điều trị theo phác đồ để có hiệu quả.
– Dị ứng: Bà bầu bị đau họng có thể do cơ thể phản ứng với một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng, nấm mốc, lông động vật, đặc biệt là do thời tiết lạnh.
– Tiếp xúc với môi trường ô nhiễm: Khi bà bầu tiếp xúc với chất kích thích gây ảnh hưởng xấu tới hệ hô hấp như khói thuốc lá, khói xe, không khí ngột ngạt, thông khí kém…dễ dẫn tới bà bầu bị đau họng và ho.
– Không khí khô: Đặc biệt là mùa đông khi độ ẩm không khí thấp, khô lạnh, cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị viêm họng.
– Cách dưỡng thai an toàn cho bà bầu
2. Các triệu chứng viêm họng trong thai kỳMột số triệu chứng đau họng mẹ bầu có thể gặp phải như:
– Khó nuốt
– Cổ họng đỏ
– Đau tai
– Sốt
– Khàn giọng
– Amidan sưng và đỏ
Mẹ bầu có thể không mắc tất cả những triệu chứng này cùng một lúc. Do đó, hãy đến bác sĩ chuyên khoa nếu các triệu chứng kéo dài hơn 7 ngày.
Bà bầu bị viêm họng có nguy hiểm không?
Đau họng thực chất không quá nguy hiểm đối với bà bầu và cũng không để lại bất kỳ biến chứng nào. Tuy vậy, đau họng có thể làm mẹ bẩu cảm thấy mệt mỏi, khó chịu. Do đó, mẹ bầu cần sớm thăm khám bác sĩ để có được hướng dẫn điều trị tốt nhất.
3. Cách chữa viêm họng cho bà bầu– Súc miệng nước muối
Khi bị đau họng, mẹ bầu nên súc miệng nhiều lần hàng ngày bằng nước muối ấm sẽ giảm sưng cổ họng và tiêu đờm. Hơn nữa, nó còn giúp đào thải chất gây kích ứng và vi khuẩn, làm săn niêm mạc, giảm phù nề chống viêm, thay đổi độ pH của niêm mạc họng.
– Uống nước ấm
Khi bà bầu bị viêm họng, cổ họng bị kích thích hoặc bị viêm, uống nước ấm sẽ giúp màng nhầy ẩm ướt, chống lại vi khuẩn, các chất kích thích gây dị ứng và các triệu chứng cảm lạnh.
– Uống trà
Uống trà thảo dược ấm cũng là một cách chữa viêm họng cho bà bầu hiệu quả. Trà có tác dụng làm dịu cổ họng bị đau. Hơn nữa trà thảo dược còn chứa chất chống oxy hóa giúp tăng cường khả năng miễn dịch và tránh nhiễm trùng. Ngoài ra, mẹ bầu có thể thêm một ít mật ong vào trà để hiệu quả tốt hơn.
– Dành thời gian nghỉ ngơi
Nghỉ ngơi là cách tốt nhất giúp bà bầu bị đau họng chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng. Phần lớn, viêm họng do virus cảm lạnh, dành thời gian nghỉ ngơi tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể và chống lại sự thâm nhập của virus gây bệnh. Đây có thể không phải là giải pháp nhanh nhất, nhưng có lẽ là cách tốt nhất có thể làm để chống lại bệnh nhiễm trùng gây ra đau họng.
4. Một số cách chữa viêm họng cho bà bầu bằng nguyên liệu dễ kiếm– Dùng chanh và muối
Mẹ bầu thái quả chanh thành những lát nhỏ, sau đó trộn với muối hạt và ngậm khi mới bị viêm họng. Mỗi ngày ngậm 5 lần sẽ có giúp giảm bớt triệu chứng đau họng. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể hòa chanh với nước muối rồi uống. Súc miệng thường xuyên bằng nước muối cũng là cách chữa viêm họng cho bà bầu hiệu quả.
– Dùng cà rốt
Các mẹ lấy củ cà rốt, rửa sạch, gọt hết vỏ rồi ép lấy nước. Sau đó cho 2 – 3 thìa mật ong vào cốc nước cà rốt quấy đều lên. Pha loãng hỗn hợp này theo tỉ lệ 1:1 với nước đun sôi để nguội và súc họng từ 3 – 5 lần/ngày, mỗi lần từ 5 – 7 phút sẽ giúp mẹ bầu giảm bớt đau họng nhanh chóng.
– Dùng bột nghệ
Lấy ½ thìa bột nghệ cho vào ½ cốc nước nóng, sau đó cho thêm một ít muối sạch. Khuấy đều lên và uống ngày 1 lần, uống trong khoảng 3 ngày.
Cách này bảo vệ họng khỏi bị viêm nhiễm rất hiệu quả. Nếu mẹ nào bị viêm họng kèm theo ho, có thể pha một thìa bột nghệ vào một cốc sữa và đun lên. Nhấp một ít sữa nóng vào sáng và tối sẽ hạn chế được ho và viêm họng.
– Dùng củ cải tươi
Khi mẹ bầu bị hổ, đau họng mà bị khàn tiếng, mất tiếng thì hãy dùng nước củ cải tươi giã hoặc ép lấy nước uống. Ngoài ra, nấu cháo củ cải nóng với hành và tía tô cũng giúp chữa viêm họng cho bà bầu.
– Dùng lá tía tô
Lá tía tô tươi, mẹ bầu nghiền lấy nước uống 5 lần trong ngày sẽ giảm bớt đau họng. Ngoài ra, các mẹ có thể dùng lá tía tô xanh, rễ tía tô phơi khô trong bóng râm, nấu cháo với gạo nếp rang, vỏ quýt để trị ho, viêm họng. Ăn cháo nóng có nhiều hành, tía tô, hạt tiêu cũng giúp tiêu diệt vi khuẩn vùng họng.
Trong trường hợp mẹ bị đau họng nặng kèm triệu chứng ho, sốt cao cần đến bệnh viện kiểm tra ngay để có phương pháp chữa trị kịp thời.
5. Phòng ngừa đau họng cho bà bầuPhụ nữ mang thai có sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm bệnh từ các tác nhân bên ngoài như thời tiết, môi trường, …. Để phòng ngừa các tác nhân này, các mẹ bầu có thể sử dụng một vài mẹo sau:
– Không tiếp xúc với môi trường thuốc lá
– Không ăn thức ăn cay, mặn và nóng
– Giữ ấm cơ thể, mặc quần áo chất liệu thoải mái và tránh tiếp xúc với máy lạnh
– Không tiếp xúc với người bị cảm, viêm mũi, viêm họng
– Không tắm nước lạnh vào ban đêm
– Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, hút bụi và diệt khuẩn trong môi trường
Cập nhật thông tin chi tiết về Thuốc Nhỏ Viêm Tai Giữa Cho Bà Bầu Hiệu Quả, An Toàn trên website Dsb.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!